Biển Cả Và Phật Pháp

04/11/20201:00 SA(Xem: 8879)
Biển Cả Và Phật Pháp


BIỂN CẢ VÀ PHẬT PHÁP
Thích Trung Định

Atlantic_OceanBiển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất. Cho nên, ai muốn khám phá biển đều khó mà hiểu hết được, bởi biển cả có gì đó vừa hiện thực, huyền bí lại vừa thâm sâu nhưng cũng rất gần gũi với con người. Biển cũng đang sống, đang reo vui những làn sóng vỗ, và cũng đang cảm nhận hết tất cả những tâm tư tình cảm của con người, và đang dang trải tấm lòng bao la dung chứa tất cả mọi loài, ấp ủ trưởng dưỡng nhân sinh như một người mẹ vĩ đại che chở cho đàn con yêu.

Biển có những đặc tính kỳ diệu, những thành tố nào tạo nên biển cả đều mang một ý nghĩa, một triết lý thù thắng. Bờ biển có những bãi cát thoai thoải có thể đưa chúng ta từ từ xuống nước, thuận tiện cho việc thả thuyền kéo lưới. Biển không bao giờ dời đổi mà luôn ở tại một chổ cố định, cho nên muốn ra biển ai cũng biết hướng để đi không lầm đường lạc lối. Biển không bao giờ chấp nhận thây chết. Mỗi khi có thây chết thì sóng biển tấp thây chết lên bờ, trả lại sự trong sạch cho biển cả. Biển luôn thâu nhận nước của tất cả các sông, không kể nước đó ở sông nào, lớn bé ra sao. Nước của các dòng sông trôi ra tới biển đều cũng bỏ tên riêng của mình để mang chung là biển cả. Tuy ngày đêm muôn sông liên tiếp đổ về biển cả nhưng không vì thế mà nước biển có khi vơi, khi đầy. Nước biển sâu rộng bao la nhưng ở đâu cũng có một vị là vị mặn dù nước ở trong bờ hay nước ở ngoài khơi. Lòng biển luôn có đủ thứ trân quý như san hô, xà cừ và ngọc quý, tha hồ cho tất cả những ai tìm kiếm. Biển cả là chỗ dung thân cho muôn triệu sinh vật, trong đó có loài lớn bằng trăm do tuần, có loài nhỏ bé như cây kim, tất cả đều nương vào biển cả để tồn tại.

Một người sống với biển nương nhờ biên, nên thương yêuca tụng biển hết lời. Cũng vậy, một người sống tu tập trong giáo pháp của Như Lai thì cũng thương yêu, trân quý và hết lời tán thán đối với chánh pháp Như Lai. Đó là những gì?

Thứ nhất, nếu biển có những bờ cát thoai thoải thuận tiện cho ta xuống nước, thì Chánh pháp cũng vậy. Trong đạo pháp này, mọi người đều có thể tu tập đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, đốn, tiệm, quyền, giáo, hiển, mật… vô lượng pháp môn, mở rộng cho tất cả mọi người đủ loài căn tính, già, trẻ, gái, trai, từ vua quan đến thứ dân, từ giàu sang đến nghèo hèn, ai cũng có thể đi vào Chánh pháp được cả. Đặc tính này cho thấy rằng người vào đạo không choáng ngợp trước hệ thống giáo lý đồ sộ của Phật pháp, mà từ từ tiếp cận dần dần rồi sẽ được trọn vẹn. Thành ra, Phật pháp không từ bỏ ai, bất cứ ai đều cũng có thể đến để tu tập trong giáo pháp này. Vì vậy cho nên quý Phật tử không nên ngần ngại để đến với đạo pháp. Hãy bước đi những bước đầu tiên rồi sẻ đến những bước trưởng thành.

Thứ hai, nếu biển luôn ở tại một chỗ mà không dời đi nơi khác, không cuốn phăng đi xóm làng thành thị, thì chánh pháp cũng vậy: Những nguyên tắc pháp luật của Phật pháp không bao giờ thay đổi, dù cho mặt trăng có nóng lên, mặt trời có thể nguội đi nhưng chân lý của Phật pháp đều vẫn vậy.

Thứ ba, nếu biển không bao giờ dung chứa tử thi, thì chánh pháp cũng vậy, không bao giờ dung túng vô minh biếng lười và hành động phạm giới. Đức Phật thường dạy: Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta. Một Tỷ kheo phạm giới để đi đến gặp được Phật và một Tỷ kheoquyết tâm giữ giới mà phải chết, nên không đến gặp được Phật. Phật dạy: Tỷ kheo chết nhưng giữ giới, tuy xa Ta nhưng rất gần Ta. Còn Tỷ kheo kia phạm giới để được sống và được gặp Ta nhưng luôn cách xa ta ngàn dặm. Do vậy, một người lười biếng, dãi đãi không tu trong một đại chúng có tu thì không thể nào cư trú lâu dài được, sớm muộn gì y cũng phải đào thải ra ngoài giáo pháp chơn chánh của Như Lai.

Thứ tư, nếu biển chấp nhận nước của tất cả các dòng sông không phân biệt nước của sông nào, thì chánh pháp cũng vậy, thâu nhận tất cả mọi người, đủ mọi thành phần trong xã hội, dù người ấy là vua quan quyền quý, đến thứ dân bần cùng; dù người đó là thông minh lợi căn hay độn căn ngu đần, hết thảy đều được đón tiếp một cách bình đẳng như nhau, đều cùng xưng là sa môn Thích tử và cũng đều có thể chứng ngộ trong giáo pháp. “Nước trăm sông đổ về biển cả biến biển dơ thành sạch, người trăm họ quy y Tam bảo bỏ ác làm lành”.

Thứ năm, nếu biển không vơi đi thì cũng không đầy thêm dù đêm ngày muôn sông liên tục chảy về biển cả, chánh pháp cũng vậy, chánh phápchánh pháp, không phải vì nhiều người đi theo mới là chánh pháp, hay không phải ít người đi theochánh pháp không phải là chánh pháp. Sự thịnh suy của nhân tình thế thái không bao giờ đánh giá được chân lý của đạo pháp này.

Thứ sáu, nếu nước biển ở đâu cũng có một vị là mặn thì chánh pháp cũng thế, dù giáo pháp được trình bày ra nhiều cách khác nhau, hay hàng vạn pháp môn tu tập, thì chánh pháp cũng có một vị duy nhất đó là vị giải thoát. Không có công năng giải thoát thì đó không phải là chánh pháp. Cho nên, thiền hay tịnh, tất cả đều đưa hành giả về một mối của sự giải thoátgiác ngộ.

Thứ bảy, nếu lòng biển có vô số các loài san hô, xa cừ và ngọc quý, thì chánh pháp cũng vậy, giáo pháp Như Lai có đủ các pháp môn cao quý vi diệu, như: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề, Bát chánh đạo…

Thứ tám, nếu biển là chỗ dung thân thoải mái cho hàng triệu loại vi sinh vật, trong đó có các loài nhỏ bé như hạt cát, cho đến to lớn bao nhiêu, thì Chánh pháp cũng như vậy. Ở trong giáo pháp Như Lai, một em bé hoặc một người độn căn ít học vẫn có thể có cơ hội tu học thoải mái, cho đến bậc đại nhân như Bồ tát, Thanh văn, Bích chi, La hán, cũng đều có cơ hội tu tập và hoằng hóa trong môi trường rộng lớn thênh thang này.

Như vậy, biển cả là nguồn cảm hứng, là kho tàng vô tận không thể nghĩ bàn. Biển luôn có sự trũng thấp và rộng mênh mông, nhờ đó muôn loài khỏi phải chết ngộp; chánh pháp Như Lai luôn có sự khiêm cung và rộng mở để dung chứa và hóa giải tất cả phiền não của thiên hạ. Phật pháp có khả năng điều phục tham, sân, si trở thành từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, luôn đề cao Giới, Định, Tuệ để tẩy sạch vô minh tham ái. Biển có khi hiền hòa dịu êm nhưng cũng có lúc cồn cào sóng dữ. Đạo pháp của Như Lai vẫn luôn đầy đủ đức tính từ bi, nhu hòa, nhẫn nhục nhưng0 vẫn luôn nêu cao tinh thần đại hùng, đại lực. Luôn mang sứ mệnh hưng thiện, xóa ác; đối với mọi u mê không dung thứ, đối với chút thiện căn thì không từ nan luống bỏ. Luôn nêu cao tinh thần phá tà hiển chánh, dẹp trừ ma quân thiệu long Tam bảo. Biển luôn tự tại tuyệt vời, tự tại vô ngại trước mọi gian nguy không bao giờ nao núng. Phật pháp bao giờ cũng là Phật pháp, dù cho vật đổi sao dời, lòng người thay đổi, biến hóa thăng trầm nhưng chân lý vẫn tự tại vượt qua mọi thời gian không gian.

Cho nên, một người yêu biển cả đứng ngày đêm ca tụng vẫn không bao giờ cạn nguồn cảm xúc. Chánh pháp của Như Laixưng tán muôn lời cũng không cùng tận. Vì Phật pháp để giải quyết vấn đề khổ đau muôn thuở cho hết thảy chúng sanh. Mà chúng sanh vô biên nên Phật pháp cũng phải vô tận, bất khả tư nghị:

“Chánh pháp đẹp vô cùng, lời vàng từ ý Phật

Con xin quay trở về, nương tựa Đạt-ma-da”

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 355

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 7055)
08/09/2015(Xem: 17927)
05/10/2014(Xem: 21168)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.