Để có hạnh phúc đích thực

09/12/20201:00 SA(Xem: 6811)
Để có hạnh phúc đích thực

ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC
Thích Trung Định

          hoa sen vangHạnh phúc luôn có mặt trong đời sống của chúng ta qua từng phút, từng giây, nhưng vì lăng xăng bận rộn chuyện này chuyện kia nên chúng ta không cảm nhận được và rồi để hạnh phúc tuột khỏi tầm tay. Thông thường mọi người đều nghĩ, hạnh phúc là phải được một cái gì đó cho bản thân như sức khỏe, tiền tài vật chất, chức danh địa vị. Đúng. Sức khỏe tiền tài vật chất… là hạnh phúc nếu ai sở hữu được. Tuy nhiên, chúng ta không đợi đến khi có những thứ đó mới có hạnh phúc, mà hạnh phúc có mặt ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và tại đây.

          Tất cả mọi người  điều mong muốn hạnh phúc, nhưng hầu hết chúng ta đang tìm kiếm hạnh phúc không đúng nơi, đúng chốn. Chúng ta nghĩ hạnh phúc là số tiền ta kiếm được, là địa vị ta phấn đấu. Tuy nhiên, hạnh phúc lại là một thứ khác biệt hẳn, vượt lên trên những điều mà thế giới này mang tới. Hạnh phúc là cách nghĩ có thể thay đổi cách chúng ta tiếp cận cuộc sống mỗi ngày. Thông thường chúng ta cứ sống theo thói quen tự nhiên, và lãng quên những gì mình có. Tâm chúng ta luôn mơ ước ở tương lai, và truy tìm về quá khứ. Tương lai là cái chưa diễn ra và không hiện thực. Chúng như những cái bong bóng phập phòng, chập chờn phía trước để kích thích chúng ta cố tìm. Và cứ thế chúng ta truy tìm hoài mà vẫn không được, thành ra dẫn đến khổ đau. Quá khứ là những thứ đã qua, chúng có thể là những chuyện vui hoặc buồn. Con người luôn sống với những hoài niệm. Có khi những thứ hoài niệm này như là chất xúc tác, là thức ăn của tâm thức làm cho chúng ta say đắm về nó, chìm trong nó, ngủ vùi trong nó để ôm lấy khổ đau. Truy tìm về quá khứ, hay ước vọng tương lai đều không mang lại hạnh phúc mà chỉ có ôm nỗi sầu khổ. Do đó, đức Phật dạy trong kinh Nhất Dạ Hiền Dạ rằng: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ thì đã qua, tương lai lại chưa đến, chỉ có nhân hiện tại, tuệ quán chính là đây.”

Theo đức Phật hạnh phúc đích thực chính là khi thân và tâm hợp nhất thành một. Khi tâm và thân trở thành một, nhất như, khi đó ta mới cảm nhận được hạnh phúc thực sự. Thông thường chúng ta cứ để cho tâm một nơi thân một ngã. Tâm luôn lìa thân đi đó đây để tìm kiếm hạnh phúc. Do vậy, tâm bất tại yên, lòng bối rối lại càng bối rối thêm. Khi mà tâm không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai, chỉ an trú trong giây phút hiện tại đó là hạnh phúc có mặt. Vì vậy cho nên, người nào làm chủ được tâm người đó có hạnh phúc. Kinh nói: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện,” hay “điều phục tâm an trú chơn tâm, trụ tâm nơi chỗ vô trụ” đó mới là an trụ tâm vững chãi.

Hạnh phúc là sự lựa chọn, cách mà chúng ta nhận thức về thế giới. Một người đã trải qua rèn luyện tâm trí vẫn cảm thấy hạnh phúc khi tâm tư ta thực sự lắng đọng. Hãy để cho tâm hồn thật thư thái, nhẹ nhàng để cảm nhận hết tất cả mọi sự vật đang diễn ra xung quanh ta. Hãy đặt tất cả những gánh nặng xuống, ban trãi lòng mình ra để đón nhận hạnh phúc đến với mình. Tất cả những hiện tượng xảy ra chung quanh ta như tiếng chim hót, gió reo là sự mầu nhiệm tuyệt vời mà ta có được. Hãy bình tâm để cảm thụ về nó một cách sâu sắc khi đó ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa tuyệt vờinhân duyên ban tặng.

Nhiều người cho rằng, hạnh phúc chính là sự thỏa mãn giác quan. Những khoái lạc giác quan có thể tạo cảm giác vui sướng trong một khoảnh khắc, nhưng nó không phải là nguồn của hạnh phúc đích thực. Thậm chí có thể gây đau khổ khi chúng thay đổi không thuận theo ý mình. Điều này bao gồm cả các mối quan hệ, mà thường là đầy những thăng trầm, bởi vì tính chất vô thường của chúng. Nếu hạnh phúc chỉ dựa vào cảm xúc từ các giác quan thì vô hình trung chúng ta bị nô lệ và bị lệ thuộc. Thành ra hạnh phúc đích thực không phải đến từ cảm thụ giác quan.

Theo từ điển Oxford, “hạnh phúc” có nghĩa là cảm giác mãn nguyện hay hài lòng. Chúng ta có thể ngay lập tức loại bỏ từ “khoái lạc” khỏi định nghĩa về hạnh phúc đích thực. Từ “hài lòng” chứa một số ý nghĩa tương tự như hạnh phúc. Điều này đến gần hơn với những gì chúng ta đang tìm hiểu về hạnh phúc thực sự. Nó không phải là một cảm giác tạm thời của niềm vui, nó là một quan điểm sống, một lý tưởng sống. Người hạnh phúc tập trung vào những gì họ đang có trong khi những người không hài lòng tập trung vào những gì còn thiếu. Mà thỏa mãn cảm xúc giác quanvô cùng tận, thành thử truy tìm hạnh phúc đích thực bằng con đường này thì không bao giờ có được.

          Mưu cầu hạnh phúc là mưu cầu chính đáng của con người. Tuy nhiên hiểu rõ về hạnh phúc là gì thì nhiều người còn chưa biết. Trong khi hạnh phúc có mặt ngay tại đây, nó là những thứ mà chúng ta có trong từng giây phút. Ví dụ chúng ta “Còn đi được là hạnh phúc”, “còn ngủ được là hạnh phúc”, “Còn ăn được là hạnh phúc”, “Còn cười được là hạnh phúc” và “Còn nói được là hạnh phúc.” Vì sao? Vì lắm người không đi được, hay việc đi đứng của họ rất khó khăn. Mỗi bước chân là mỗi niềm hạnh phúc cho những người không thể đi được hay khó khăn trong việc đi lại. Cũng vậy, còn ngủ được là hạnh phúc. Đơn giản như vậy, đó là chuyện ngủ nghĩ. Người đời thường nói: ăn được ngủ được là tiên. Quả thực có nhiều người tìm kiếm một giấc ngủ ngon sao nghe khó quá. Có nhiều người mất ngủ triền miên, có thể họ bị thiếu máu lên não, hay những áp lực công việc, lo lắng, buồn bực khiến họ mất ngủ. Thành ra, còn ngủ được quả thậthạnh phúc thực sự. Còn cười được là hạnh phúc. Có nhiều người đối với họ nụ cười thật khó khăn hay đã héo trên môi. Khi tâm hồn héo úa, khổ đau, tuyệt vọng thì một nụ cười nở trên môi đối với họ quả thật là khó. Rất nhiều em bé sứt môi, dị tật muốn có một nụ cười trọn vẹn sẽ không thể nào có được. Cho nên, khi còn cười được là khi mình có hạnh phúc. Còn ăn được cũng là hạnh phúc. Ăn uống, ngủ nghỉ, và hít thở là vấn đề cần thiết căn bản của con người. Tuy nhiên, có nhiều người ăn đối với họ thật khó khăn vô cùng. Chúng ta thử đi vào bệnh viện thấy những người ung bướu, hoặc bị ung thư dạ dày, thực quản… thì mới thấy chuyện ăn uống đối với họ quả thật rất khó. Cho nên khi chúng ta còn ăn được thì đó là hạnh phúc. Như vậy, hạnh phúc không phải tìm kiếm đâu xa mà cảm nhận ngay trong cuộc sống của mình. Hãy bằng lòng với những gì mình có. Cho nên cổ đức dạy: “Tri túc tâm thường lạc, vô cầu phẩm tự cao”.

Sogyal Rinpoche nói: “Mọi thứ đều ở trong chúng ta. Sự thật ở trong chúng ta. Hạnh phúc cũng ở trong chúng ta. Bình anhạnh phúc không thể được tìm thấy trong bất cứ điều gì bên ngoài, nó chỉ có thể được tìm thấy bên trong.” Quả thật bên trong con người của chúng ta có những thứ rất mầu nhiệmchúng ta chưa khám phá ra hết. Trong thiền quán niệm thường dạy chúng ta quán niệm về những thứ trong cơ thể để tự điều trịchuyển hóa. Khi chúng ta chú tâm vào những bộ phận của cơ thể, quan tâm, để ý đến nó thì có thể trị liệu được. Một con hổ bị thương, nó không cần thuốc men gì cả mà chỉ tìm một nơi trú ẩn an toàn và nằm nghỉ ngơi. Một thời gian vết thương sẽ tự lành. Đây là cơ chế tự điều chỉnh, vốn có trong chúng ta. Thành thử chúng ta phải quan tâm để ý đến nó. Khi một bộ phận nào trong cơ thể bị trục trặc thì nó sẽ báo động. Chúng ta phải lắng nghe nó để điều trị. Nếu chúng ta bỏ quên, thì các bộ phận bị trục trặc đó sẽ dẫn đến nguy hiểm, sinh bệnh.

Về mặt tinh thần cũng vậy, đừng để vết thương tâm hoen ố lâu ngày mà không chửa trị. Nếu vết thương tâm để lâu ngày dẫn đến những nội kết khổ đau. Muốn vậy, chúng ta cần loại bỏ suy nghĩ, hành động và lời nói tiêu cực. Tất cả những gì gây ra đau khổ cho bản thân và người khác cũng cần loại bỏ. Áp dụng suy nghĩ tích cực, đi đôi với hành động và lời nói. Tất cả những gì tạo ra hạnh phúc cho bản thân và người khác thì nỗ lực thực hiện. Kết nối lại với bản chất thật của mình – nguồn của hạnh phúc, bình an bên trong, từ bitrí tuệ – thông qua việc thực hành thiền định.

Tóm lại, để có hạnh phúc đích thực chúng ta cần định nghĩa lại hạnh phúc là gì. Khi định nghĩa đúng về bản chất, ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, chúng ta thiết lập hạnh phúc cho chính mình ngay bây giờ và tại đây. Mấu chốt của hạnh phúc đích thực đó là khi thân và tâm trở thành một. Nếu thân một nơi tâm một ngã thì ta không có hạnh phúc đích thực. Thành ra, mọi người cần phải tu luyện thân tâm. Khi điều phục được tâm an trú tâm, tâm nhu nhuyến dễ sử dụng ta có hạnh phúc ngay lập tức mà không cần tìm kiếm đâu xa xôi hảo huyền hết.

Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 357

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/12/2014(Xem: 13000)
18/07/2015(Xem: 11153)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.