Ánh Sáng Nội Tâm

17/07/20211:00 SA(Xem: 6423)
Ánh Sáng Nội Tâm

ÁNH SÁNG NỘI TÂM
 Ajaan Lee Dhammadharo
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh

 

Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.

***

Ajaan Lee Dhammadharo
Ajaan Lee Dhammadharo

Chúng ta hạnh phúc hay khổ đau, tốt hay xấu, tất cả tùy thuộc vào tâm của mình.  Tâm là kẻ điều hành, là thứ quan trọng nhất trong thân.  Đó là vì tâm thức kéo dài và trách nhiệm cho tất cả những điều tốt hay xấu mà ta làm. Còn thân, nó không biết gì về khổ hay vui, đau đớn hay dễ chịu, và nó hoàn toàn không chịu trách nhiệm cho những hành động tốt hay xấu của bất cứ ai.  Tại sao vậy?  Bởi vì thân không bền vững.  Nó trống rỗng.

Nói rằng thân trống rỗng có nghĩa là ngay khi nó không còn hơi thở, bốn trạng thái của đất, nước, gió và lửa tách rời nhau và trở lại trạng thái ban đầu của chúng.  Những gì thuộc về trạng thái đất trở về với đất đúng như bản thể của chúng.  Những gì thuộc trạng thái nước lại trở về với nước như trạng thái ban đầu của nó.  Những gì thuộc đặc tính của gió và lửa trở về với bản chất đầu tiên của chúng.  Không có gì về chúng thuộc tính ‘nữ’ hay ‘nam’, ‘tốt’, ‘xấu’.  Đó là lý do tại sao chúng ta được dạy:

Hình thể vật chất luôn biến đổi
Thật khó chấp nhận.

Thân vô ngã, trống rỗng, và không dưới quyền điều khiển của ai.  Dầu ta có cố gắng cấm nó già đi, cấm nó bệnh, và chết, nó không làm theo ý ta.  Nó phải đi theo quy trình của sự sinh và diệt theo đúng bản chất của các yếu tố duyên sinh.  Điều này đúng cho tất cả mọi người.  Nhưng ta không thể nói rằng thân hoàn toànvô ngã, vì một số yếu tố ở nó là có ngã.  Nói cách khác, ở một mức độ nào đó, ta có thể kiểm soát chúng. Thí dụ, nếu bạn muốn đi bộ, thân sẽ đi bộ. Nếu bạn muốn nằm xuống, nó sẽ nằm xuống. Nếu bạn muốn ăn, nó sẽ ăn.  Nếu bạn muốn tắm, nó sẽ đi tắm. Như thế, chứng tỏ thân cũng nằm dưới sự kiểm soát của ta.  Vì vậy, thân vừa là anattā vừa là attā.

Dù vậy, cả hai khía cạnh này đều như nhau trong ý nghĩa là chúng trống rỗng và không chịu trách nhiệm về những điều tốt hay xấu mà chúng ta làm. Cho dù bạn làm điều tốt hay xấu, thân không chịu bất kỳ hậu quả tốt, xấu nào.   Khi ta chết, nó được hỏa tángbiến thành tro bụi theo cách nào đó. Nó không chịu trách nhiệm cho hạnh phúc hay khổ đau của bất cứ ai. Khi ta làm điều thiện hay điều ác, mọi kết quả đều đổ vào tâm. Tâm chịu trách nhiệm cho tất cả hành động của ta, và nó cũng là nơi nhận lãnh kết quả.  Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta phải tẩy trừ uế nhiễm nơi tâm, khiến nó thanh tịnh để dẫn dắt chúng ta đến hạnh phúc trong tương lai.

Phương cách gì giúp chúng ta tẩy uế tâm? Chúng ta tẩy uế tâm bằng sự tịnh hảo -nói cách khác, bằng sự phát triển các phẩm chất thiện lành trong tâm thức, thông qua việc thực hành định tâm. Chúng ta cắt đứt tất cả những suy nghĩ về tham, sân và si trong tâm trí, các triền cái như là dục ái, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cữ và hoài nghi.  Tất cả những tính chất này là cái làm uế nhiễm tâm.  Khi tâm bị uế nhiễm theo cách này, chắc chắn nó sẽ đau khổ. Nó sẽ hướng đến bóng tối vì chính những hành động đó.

Những hành động bất tịnh có thể được chia theo các mức độ tăm tối khác nhau.  Một số như bóng tối của đêm, tức là hoàn toàn không có bất kỳ độ sáng nào. Một số có màu tối như mây, tức là chúng xen kẽ giữa tối và sáng, giống như mặt trăng sáng đôi khi bị mây che phủ. Một số có màu tối như sương mù, che khuất tất cả tầm nhìn của chúng ta cho dù ngày hay đêm.

Loại bất thiện xảo thứ ba này là vô minh, hay avijjā. Nó luôn che khuất tâm khiến ta không thể nhận ra đối tượng nào của tâm là quá khứ, là tương lai, hay hiện tại. Đó là lý do tại sao tâm nhảy từ quá khứ, đến hiện tại hay tương lai, khiến nó không thể trụ vững ở bất cứ đâu. Nó không chắc chắn về bất cứ điều gì. Đây là vô minh.  Do vô minh sinh tham ái, là gốc của tất cả phiền nãođau khổ.

Để thoát khỏi trạng thái sương mù này, chúng ta phải hành thiền, đoạn trừ những tư tưởng và khái niệm về quá khứ và tương lai bằng cách xem chúng là vô thường, khổ và vô ngã; quán xét tất cả các uẩn của sắc, thọ, tưởng, hành và thức đến mức độ không còn quá khứ, tương lai hay hiện tại. Đó là khi tâm trí được giải thoát khỏi những đám mây và sương mù của các chướng ngại và bước vào vùng sáng.

Trên thế giới, có hai loại người.  Một loại có đôi mắt tốt. Họ là những người phát triển được các phẩm chất thiện lành bên trong, vì thế họ có thể nhìn thấy sự sáng chói của thế giới cả ngày lẫn đêm.  Ngoài ra, còn có loại người không phát triển các phẩm chất thiện lành.  Họ giống như người mù bẩm sinh: dù ánh sáng mặt trờimặt trăng có thể sáng chói, những người này vẫn ở trong bóng tối – đây là bóng tối trong tâm họ. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta loại bỏ bóng tối trong tâm, giải thoát tâm khỏi bóng tối, như trong câu kinh Pali:

Kaha dhamma vippahāya sukka bhāvetha paṇḍito, có nghĩa là, "Đã từ bỏ những bất thiện, người trí phát triển tâm sáng sủa." Khi ta phát triển được ánh sáng nội tâm, ta có thể sử dụng ánh sáng đó để chiếu sáng mọi hoạt động của ta. Điều này sẽ mang lại thành công cho ta trong tất cả những gì ta làm. Nhưng nếu ta ở trong bóng tối, giống như người bị mù bẩm sinh, thì những gì ta làm đều khó thành công trọn vẹnThí dụ, tai ta có thể nghe Pháp, nhưng tâm vẫn lang thang khắp nơi, thì tâm đó có thể bị che khuất bởi những đám mây và sương mù của các chướng ngại.

Đó là lý do tại sao chúng ta được dạy thực hành thiền định, để trụ tâm vào một đối tượng duy nhất. Hãy tự nhủ rằng những phẩm chất của Đức Phật không xa rời với các phẩm chất của Giáo Pháp, và cũng không xa rời với các phẩm chất của Tăng.  Chúng thực sự là một và giống nhau, như câu kinh Pali sau đã dạy:

Buddho dhammo sagho cāti nānāhontampi vatthuto

Aññamaññāviyogā va ekībhūtampanatthato

"Mặc dù Phật, Pháp và Tăng có thể là những đối tượng khác nhau, dường như tách biệt với nhau, nhưng trong ý nghĩa chúng thực sự là một".

Vì vậy khi chúng ta đã tạo được tâm kiên định trong sự tỉnh thức, nó chứa các phẩm chất của Phật, Pháp và Tăng, tất cả trong một.  Đó là khi sự chú tâm của ta đã phát triển theo chánh đạo.

Vì vậy, sư khuyên quý vị hãy từ bỏ những phẩm chất tâm linh bất thiện và thanh lọc tâm để nó được trong lành, thanh khiết. Rồi  ánh sáng sẽ phát sinh trong tâm quý vị. Bằng cách này, chắc chắn là quý vị sẽ trải nghiệm được sự an bình, hạnh phúc, như đoạn Pali sau đây khẳng định:

Citte sakilithe duggati pāikakhā.

Citte asakilisugati pā ikakhā.

“Tâm ô uế, sẽ đưa ta đến chỗ xấu ác.  Tâm thanh khiết, sẽ đưa ta đến chỗ an vui”.

Diệu Liên Lý Thu Linh 7.2021

 

(Chuyển ngữ theo Brightness Within trong sách Starting Out Small: Tập hợp các bài pháp thoại dành cho người mới tu thiền, do tỳ kheo Thanissaro chuyển ngữ từ Thái sang Anh, 18 Tháng 5, 1958).  Nguồn:

https://www.dhammatalks.org/.../StartingOutSmall_181215.pdf

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/12/2015(Xem: 18378)
16/01/2016(Xem: 15125)
06/10/2016(Xem: 15182)
17/12/2016(Xem: 24450)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.