Đi như một người tự do

10/09/202110:19 SA(Xem: 1864)
Đi như một người tự do
SỐNG TỰ DO BẤT CỨ NƠI NÀO Ở ĐÂU
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Lá Bối

Đi như một người tự do

Sáng nay, khi vào trại tù này, tôi bước thật tỉnh thức. Tôi để ý rằng phẩm chất của không khí vẫn giống phẩm chất không khí bên ngoài. Khi nhìn lên bầu trời, tôi thấy nó vẫn giống bầu trời bên ngoài. Khi nhìn cỏ và hoa, tôi thấy chúng cũng giống cỏ và hoa bên ngoài. Mỗi bước chân đem lại cho tôi vững chãitự do giống như tôi đi bên ngoài. Vậy thì không có gì ngăn cản chúng ta thực tập thành công và đem lại tự dovững chãi cho chính chúng ta.

Khi bạn bước, hãy thở vào, và khi bạn đi hai hay ba bước, hãy gọi tên một người mà bạn thương, một người có thể đem lại cho bạn tươi mát, từ bitình thương. Với mỗi bước chân, bạn hãy gọi tên người ấy. Ví dụ tôi gọi tên David. Khi tôi thở vào, tôi đi hai bước và thầm gọi: “David, David.” Khi tôi gọi David, David sẽ ở bên tôi. Tôi bước trong an lạctự do để cho David cũng bước trong an lạctự do đồng thời với tôi. Khi tôi thở ra, tôi đi thêm hai bước nữa và thầm nói: “có tôi đây, có tôi đây.” Như vậy không phải chỉ David có mặt vì tôi, mà đồng thời tôi cũng có mặt vì David. “David, David, có tôi đây, có tôi đây.” Tôi hoàn toàn chú tâm vào hơi thở và bước đi. Trí óc tôi không nghĩ đến một điều gì khác. Bạn có thể gọi đất. “Đất, đất, có tôi đây, có tôi đây.” Quả đất là mẹ chúng ta và luôn luôn có mặt đó cho chúng ta. Đất đã sinh ra chúng ta, đã đem ta vào cuộc sống, rồi đất sẽ chấp nhận ta và đưa ta trở về, nhiều lần như vậy, nhiều vô số kể. Vì vậy khi tôi gọi “đất” là tôi gọi sự tỉnh thức trong tôi, căn bản của thân tâm tôi. “Có tôi đây, có tôi đây.” Nếu bạn thực tập như vậy trong vài tuần hay vài tháng là bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Thực tập là để tiếp xúc với những yếu tố huyền diệu trong ta, làm tươi mát và hàn gắn tâm ta. Không có chánh niệm trong đời sống hàng ngày, ta dễ bị xâm nhập bởi nhiều yếu tố làm hại thân tâm ta. Đức Bụt dạy rằng không gì sống được nếu khôngthực phẩm. Niềm vui không thể tồn tại nếu khôngthực phẩm cho nó. Nỗi buồntuyệt vọng cũng vậy.

Nếu chúng ta tuyệt vọng, ấy là vì chúng ta đã nuôi dưỡng sự tuyệt vọng với thức ăn làm nó tăng trưởng. Khi chúng ta bị trầm cảm, Bụt dạy chúng ta phải nhìn sâu vào bản chất bệnh trầm cảm để nhận diện thứ thức ăn mà ta đã dùng để nuôi dưỡng nó. Một khi đã nhận diện được thứ thức ăn ấy, thì hãy dứt bỏ ngay, và chứng trầm cảm sẽ phai lạt đi sau một vài tuần.

Không có chánh niệm trong đời sống hàng ngày, chúng ta nuôi dưỡng sự nóng giận và niềm thất vọng khi chúng ta nhìn hay lắng nghe những sự vật đầy độc tố quanh ta. Chúng ta tiêu thụ nhiều độc tố mỗi ngày; những gì chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh vô tuyến hay đọc trong sách báo có thể nuôi dưỡng hận thùtuyệt vọng. Nhưng nếu chúng ta thở vào thở ra trong chánh niệmnhận thức rằng đó không phải là những thứ chúng ta muốn tiêu thụ, thì chúng ta sẽ ngưng tiêu thụ chúng. Sống tỉnh thức có nghĩa là ngưng tiêu thụ những thứ độc tố ấy. Thay vào đó, hãy tiếp xúc với những gì lành mạnh, tươi mát, có thể hàn gắn nội tâm ta và quanh ta.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/09/2013(Xem: 15444)
07/10/2018(Xem: 8384)
30/08/2018(Xem: 16816)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.