Chánh ngữ trong thời đại kỹ thuật số: nếu không thể nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng

18/10/20215:10 SA(Xem: 4913)
Chánh ngữ trong thời đại kỹ thuật số: nếu không thể nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng
CHÁNH NGỮ
TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ:

NẾU KHÔNG THỂ NÓI ĐƯỢC GÌ TỐT ĐẸP THÌ TỐT NHẤT NÊN IM LẶNG
Shveitta Sethi Sharma
Phổ Tâm dịch


Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”. 

Nhưng không phải ai cũng áp dụng vào đời sống từ những lời khuyên thiết thựchợp lý như thế.

Hầu hết chúng ta đều có thời tò mò, theo đuổi những câu chuyện phiếm và những cuộc nói chuyện tiêu cực. Ai cũng có lúc hỉ hả, thích thú đối với việc góp được vài câu chuyện trào phúng, gây cười. Trước khi internet xuất hiện, những câu chuyện phiếm và ý kiến cá nhân chỉ giới hạn quanh quẩn giữa bạn bè và người thân. Trong bối cảnh ấy, con người xúm lại với nhau, cười giỡn, chuyện trà dư tửu hậu mà ít lo nghĩ gì về hậu quả.

Edward Bulwer-Lytton, một tác giả người Anh đã nói rằng “cây bút mạnh hơn thanh kiếm” vào năm 1839, có lẽ ông đã hiểu rõ về tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của ngôn ngữ viết.

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, những lời nói của chúng ta có khả năng tiếp cận hàng trăm, hàng nghìn người. Chỉ cần một cú nhấp chuột thì những ý kiến, quan điểm và những lời phê bình của mỗi người có thể đi khắp thế giới. Mặc dù chúng ta có thể ẩn mình đằng sau những bút danh hay nick ảo, nhưng những ý kiếnsuy nghĩ mà ta thể hiện và chia sẻ được hàng nghìn người đọc và biết đến. Các vấn đề được luận bàn trong lúc vui vẻ hoặc tức giận có ảnh hưởng rất lớn đến những người tiếp nhận. Người bất hạnh thường muốn chia sẻ những nỗi khổ của mình cho những người khác. Đó là lý do tại sao những người không hạnh phúc thường ít có khả năng kiểm soát được suy nghĩhành vi của chính mình.

Trong thời buổi này, những ngón tay gõ phím của chúng ta giống như những nòng đại bác, có khả năng sát thương khó lường. Những lời không mấy tử tế, dù vô tình hay cố ý, cũng có thể tác động nặng nề đến người khác. Chúng ta không hề biết tình trạng của người đang đọc những ý kiến tiêu cực ấy như thế nào - có thể tâm họ yếu và dễ tổn thương, vì vậy, chỉ cần một câu nói mang năng lượng tiêu cực cũng có thể khiến người ta rơi vào dòng xoáy của sự suy sụp tinh thần.

Bản thân tôi đã từng chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những lời nói tiêu cực trên mạng xã hội. Một lần, tôi nhận được email rất khổ não của một người bạn cách nửa vòng trái đất, cô bạn ấy lúc đó đang là đối tượng của những lời phê bình, chỉ trích và các bình luận đầy thù hằn. Tinh thần bị tổn thương trầm trọng đến nỗi cô có ý định tự tử. Phải mất rất nhiều thời gian để an ủi và động viên mới có thể giúp cô lấy lại bình tĩnh và tự tin để tiếp tục công việc của mình. Như vậy, hóa ra, nghiệp sát không chỉ là nghiệp của thân như ta vẫn thường nghe mà còn là nghiệp của khẩu và ý nếu được nhìn nhận một cách sâu sắc.

Dựa vào suy đoán chủ quan của mình, chúng ta đưa ra những nhận xét bất chấp người tiếp nhận như thế nào. Ở trong góc riêng tư của mình, chúng ta sẵn sàng bấm bàn phím tạo “còm” chỉ trích, soi mói và khiến người khác tổn thương. Đôi khi không ngần ngại nói những lời độc địa với những ai có niềm tin hay suy nghĩ dị biệt mà quên mất rằng họ cũng là con người, cũng có cảm xúc, mong ước, thích hạnh phúc và ghét khổ đau.

Tại sao như vậy? Điều đó có làm ta hơn người? Hay đó là cách khẳng định sự hiện hữu của chính mình? Thật ra, có rất nhiều cách để chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến hướng dẫn, câu phê bình mang tính xây dựng, nhưng việc chia sẻ bằng cách đưa vào đó những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, thiết nghĩ đấy không phải là cách hợp lýđúng đắn.

Mỗi khi chúng ta đắm chìm vào việc nhận xét tiêu cực về người khác, dù chỉ để giỡn chơi thì cả người gửi và người nhận đều bị ảnh hưởng. Sau đó, hàng nghìn người khác sẽ vào đọc và bị cuốn vào nội dung đó. Các kiểu suy nghĩ tiêu cực làm phát sinh những năng lượng tiêu cực, và cũng như thế, những suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên năng lượng tích cực tác động đến những người xung quanh chúng ta. Thế giới hiện nay đã quá tồi tệ, vì vậy, mỗi lời nói hay hành động của chúng ta nên là duyên ươm mầm và nuôi dưỡng thêm lớn năng lượng tích cực, bình anhạnh phúc.

Nhiều người trong chúng ta thiếu tự tin về bản thân mình, cảm thấy mình chưa hoàn thành tốt những việc của mình và dường như mắc phải chứng bệnh “chưa đủ tốt”. Nếu gặp phải ai đó xác nhận những niềm tin tiêu cực như vậy thì biết đâu mình có thể sẽ suy sụp.

Cá nhân tôi đã chứng kiến rất nhiều người thành đạt, nhưng họ phải chịu đựng những nỗi bất an vô cùng lớn và dễ dàng bị tổn thương khi có ai đó nhận xét không tốt về họ. Là một người bình thường, khi đọc hay nghe được một điều gì đó tiêu cực về bản thân, chúng ta có thể rơi xuống vực thẳm của cảm xúc. Những lúc đó, tâm hồn trở nên nhạy cảm đến mức chỉ cần một lời nói cũng có thể nâng chúng ta lên, hay nhấn sâu xuống vũng bùn.

Nhiều người trong chúng ta đau khổ bởi vì không thể đáp ứng những mong muốn của chính bản thân mình, và sau đó, nếu ta đọc hay nghe được những lời nhận xét tiêu cực, lòng tự tin của ta sẽ bị xói mòn. Sức mạnh của ngôn từ thực sự rất ghê gớm. Vì vậy, đừng sử dụng những câu nói đầy ác ýgièm pha để làm tổn thương người khác. Hãy trao cho nhau những lời an ủi, yêu thương và mang năng lượng chữa lành. Thật tuyệt vời nếu ai đó không thể đáp ứng những mong đợi của ta nhưng ta nói với họ những lời khen ngợi, nâng đỡ và động viên thay vì chỉ trích, phê bình với thái độ cay nghiệt.

Ai trong chúng ta cũng đã từng nói và làm những việc khiến người khác đau khổ. Thông thường, những hành động như vậy là biểu hiện của nỗi đau khổ thuộc về cá nhân. Một người không hạnh phúc thì sự đau khổ dễ dàng bộc lộ ra bên ngoài. Vì vậy, chúng ta cũng nên thương những người hay phê bìnhchỉ trích người khác, vì bên trong của họ thực sự đang bị tổn thương. Họ không có cách nào để giải tỏa những sự bức bối trong người ngoại trừ việc khiến cho người khác cũng đau khổ giống như họ. Do đó, sau này, nếu chúng ta có gặp một bình luận hay nhận xét tiêu cực từ một ai đó, hãy nghĩ rằng nó được viết bởi một người nào đó đang chịu sự đau khổ tột cùng và đáp trả họ bằng tình yêu thươnglòng trắc ẩn.

Chúng ta chỉ có thể mang đến cho người khác những gì hiện hữu trong tâm mình. Hãy nhớ lại lúc bạn thốt ra những câu cay nghiệt nhất, có phải lúc đó bạn đang rất thất vọng và buồn bã hay không? Và thử nghĩ về lúc bạn có thể làm cho người khác vui vẻ, có phải lúc đó bản thân bạn cũng đang cảm thấy hạnh phúc hay không?

Tất cả chúng ta có sự tương quan như những tế bào sống trên cùng một cơ thể. Những triệu chứng khó chịu, đau đớn trên cơ thể cho thấy có vấn đề gì đó không ổn và cần được quan tâm, che chở. Cũng vậy, những người khiến cho chúng ta đau khổ cũng cần được yêu thương và chăm sóc. Chúng tatrách nhiệm chung là chữa lành cho bản thân, chữa lành cho người và chữa lành cho cả thế giới này. Để làm được như thế, chúng ta phải tập trung vào những mặt tích cực, khiến nó phát triển và lan tỏa một cách rộng rãi. Sau này, nếu ngón tay của bạn bắt đầu ngứa ngáy vì muốn viết những điều tiêu cựcxúc phạm người khác, hãy đặt chúng vào túi ngay lập tức và giữ chặt chúng cho đến khi ý định phán xét, chỉ trích đó qua đi.
(Theo báo Giác Ngộ)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 25282)
30/05/2014(Xem: 23135)
02/12/2018(Xem: 15626)
26/08/2016(Xem: 13038)
26/08/2013(Xem: 42791)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.