Những Dấu Chân Trên Con Đường Nhiệm Màu Đến Phật Quả

06/11/20211:00 SA(Xem: 6232)
Những Dấu Chân Trên Con Đường Nhiệm Màu Đến Phật Quả

NHỮNG DẤU CHÂN
TRÊN CON ĐƯỜNG NHIỆM MÀU
ĐẾN PHẬT QUẢ

Biên soạn từ tự truyện viết tay của
Ngài Đại Trưởng Lão Nā Uyane Ariyadhamma
Chuyển ngữ: Trầm Đức Dung và Nhóm Tâm Bình An
Cuốn sách được biên dịch từ ngôn ngữ Sinhalese tựa đề
“Asirimat Budumaga Piyasaṭahan”

Phat qua - poster (2) 

LỜI NÓI ĐẦU Ở BẢN DỊCH TIẾNG ANH

Chúng con hết sức vui mừng giới thiệu bản Anh ngữ cuốn tự truyện của Ngài Đại Trưởng Lão Nā Uyane Ariyadhamma (1939 -2016). Đại Trưởng Lão viết phần chính của bản thảo này thể theo lời thỉnh cầu của một đệ tử cư sĩ. Ngài chấp thuận nhưng dặn dò không được xuất bản nó khi Ngài còn tại thế. Vì vậy, cuốn tự truyện đầu tiên bằng tiếng Sinhala được phát hành tại Thiền lâm viện Nā Uyana nhân kỷ niệm một năm ngày ra đi của Ngài. Cuốn sách có tên gốc là: “Asirimat Budumaga Piyasaṭahan.”

Không lâu sau đó, với mong muốn cuốn sách được chuyển ngữ thành nhiều thứ tiếng, ấn bản Anh ngữ được hoàn thành nhờ sự hợp tác của nhiều dịch giả người Sri Lanka và nước ngoài. Cuốn sách được phát hành vào 15/07/2019 nhân kỷ niệm 60 năm ngày thọ giới tỳ-kheo của Ngài Đại Trưởng Lão. Một ấn bản Hoa ngữ cũng được phát hành cùng ngày.

Cuốn sách bao gồm hai phần. Phần thứ nhất dịch lại bản tự truyện chép tay của chính Đại Trưởng Lão. Trong phần này, Ngài mô tả chi tiết cuộc đời từ lúc thiếu thờiquê nhà Sri Lanka cho đến năm 2002, khi Ngài đang trên đỉnh cao trong việc thực hành Pháp. Trong ấn bản gốc, những ghi chép này được sao y từ phần chép tay của Ngài và xuất bản. Trong ấn bản này, một phần trong bản gốc tiếng Sinhala được in ra làm nền sách để dễ dàng nhận dạng cuốn tự truyện của Ngài. Xuyên suốt quyển sách, các ngôn từ của Ngài Đại Trưởng Lão được trình bày theo phông chữ ‘sansserif’ (vd: “Cha tôi trồng lúa và một số hoa màu khác”), còn từ ngữ của ban biên tập được trình bày theo phông chữ như trong lời giới thiệu.

Phần hai của cuốn sách bao gồm một tuyển tập các ghi chép của Đại Trưởng Lão từ thời gianTrung tâm Thiền Pa Auk, nơi Ngài thực hành qua năm giai đoạn khác nhau. Chúng bao gồm các chi tiết ngắn gọn xúc tích về thời khoá hàng ngày, các hướng dẫn thiền mà Ngài nhận được cùng với kinh nghiệm hành thiền của Ngài. Các đoạn trích từ Pháp thoại của Đại Trưởng Lão cũng bao gồm ở đây. Các ghi chép này được một tỳ-kheo biên tập trí thức người Sri Lanka giới thiệubình luận. Ở đây, chúng ta có được cái nhìn sâu sắc về việc thực hành thiền của Ngài dưới hướng dẫn của Đại Trưởng Lão Pa Auk Sayadaw Āciṇṇa.

Việc biên dịch cuốn sách quý báu được một vị tăng phi thường viết đã truyền cho chúng con năng lượng và nguồn cảm hứng tuyệt vời trong tu tập. Chúng con hy vọng quý độc giả cũng được lợi lạc như thế.

Nhóm biên dịch Thiền lâm viện Nā Uyana Sri Lanka Tháng 07-2019

PDF icon (4)
Những dấu chân trên con đường nhiệm màu đến Phật quả



 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/02/2020(Xem: 18585)
28/06/2017(Xem: 10922)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”