Thật Nghĩa Tỉnh Giác

20/04/20224:26 SA(Xem: 4289)
Thật Nghĩa Tỉnh Giác

THẬT NGHĨA TỈNH GIÁC
Hòa Thượng Tịnh Đạo

 

thich tinh dao (2)Tỉnh thức, tỉnh táo,tỉnh biết và thật nghĩa tỉnh giác cho thiền  siêu thế, thiền giác ngộ đại thừa và thiền tồ sư tối  thương  thừa. trạch pháp bồ đề.

Chỉ Tỉnh thức, Tỉnh táo, Tỉnh biết chứ chưa phải là Tình Giác.

Thế  nào là Tỉnh thức ?  Tỉnh táo?  Tỉnh biết ?

Tỉnh thức được hiểu theo nghĩa thông thường là một người đã thức dậy tỉnh dậy sau khi ngủ. 

Còn Tỉnh táo là trong trạng thái sáng suốt hơn cả tỉnh thức vì nhiều khi đã thức dậy nhưng chưa chắc đã tỉnh táo.

Thú vật như con gà con chim v.v đều có thức dậy rồi gáy vang hót vang vào buổi sáng  buổi trưa  buổi hoàng hôn chúng  cũng có khả năng nhận biết và có năng lượng nhận biết hay tiềm năng nhận biết như  người.

Có loài nhận biết khả năng đánh hơi hơn người như con chó biết xì ke ở đâu dù trong Vali bịt kín . 

Con kiến có khả năng tìm thấy kẹo hoặc hủ đường ở đâu? mặc dù trong nhà chồng con cháu chắt chưa chắc biết. Nhưng các con kiến này đều tỉnh thức, tỉnh táo, tỉnh biết kẹo, bánh,đường cất ở đâu. 

Con Ong có khả năng tỉnh thức tỉnh  táo Tỉnh biết gửi tín hiệu cho đồng loại đến hút mật cách xa đến năm mươi  cây số không cần dùng điện thoại gì cả ......Con người phải dùng điện thoại …

Con Cọp Con mèo Con Rắn mắt thấy cả ban đêm chúng cũng tỉnh thức tỉnh táo, tỉnh biết một cách đặc biệt trong khi mắt người chỉ thấy ban ngày không thấy ban đêm.

Có người day cách tu Thiền siêu thếCẩn thận  chú tâm và Trong lúc làm cái gì thì biết cái nấy  đi thi biết đi, đứng thi biết đứng, ngồi thì biết ngồi, nằm  thì biết nằm, thế thì thử hỏi, Ông bác sĩ đang lúc giải phẫu, cũng cẩn thận, chú tâm và biết ông đang giải phẩu, người đếm tiền ở bank, Pilot lại máy bay ho đều cũng cẩn thận, chú tâm và biết khi đi, đứng, nằm, ngồi đang lúc lại máy bay, đang lúc giải phẫu, đang lúc đếm tiền, kẻ cờ bạc tráo bài, người ăn trộm, người vụng trộm, kẻ đánh lộn, người gây chiến, kẻ cò mồi, người chém lộn, kẻ ám sát ...v..v..

những người  này cũng rất tỉnh thứctỉnh táo, tỉnh biết rất tập trung chú tâm, rất cần thận và chú tâm như thế, vậy họ đã và đang có chính niệm chưa ? ho cũng nói tôi đang biết, và ý thức chú tâm vào công việc của tôi, làm cái gì thì biết cái nấy. Thế thì ho có đúng nghĩa với Thiền siêu thế Giác ngộ giải thoát không? Thưa  không. Vì tuy có cẩn thận, ý thức chú tâm, tỉnh thức, tỉnh táo, tỉnh biết nhưng có thể trongTà định,Tà Niệm.Tà Tư Duy,.. tuy có Tỉnh thức,Tỉnh táo,Tỉnh biết nhưng chưa phải là đúng nghĩa Tỉnh Giác.

Thế nào là Tỉnh Giác? Giác là không mê, không si mê, không vô minh, không chấp trước, không Tà kiến, không Tà tư duy, không Tà ngữ, không Tà nghiệp, không Tà mạng,  không tà Tinh tấn, không Tà niệm, không Tà định, không ái thủ, lậu hoặc…..

Tỉnh giác nghĩa nó cách xa một trời một vực với Tỉnh thức, Tình biết .Vì Tỉnh thức, Tình biết người và thú vật nói chung hữu tình chúng sinh trong luc đạo, từ địa ngục, ngã quỷ, súc sinh A tu la người trời gồm cả chư thiên còn phàm phu, chúng sinh đều có khả năng Tỉnh thức, Tỉnh táo, Tình biết. Nhưng chúng sinh ở 04 cõi ác, khả năng Tỉnh thức, Tỉnh táo, Tình biết, yếu kém do nghiệp ngu si sâu dày không bằng Người và chư Thiên.

Tỉnh Giác thì chỉ có với những chúng sinh có Giác Ngộ  như  Bốn Đạo, Bốn Qủa của Thỉnh Văn, Duyên Giác, Bích chi Phật, Bồ Tát từ Thập Tín đến Thập địa  Đẳng Gíac Diệu Giác 52 bậc, Phật toàn Gíac là  không bị, Vô minh, tà kiến, ngã chấpphiền nãongu simê muội chúng sinh…. ..

Thế nào là Tỉnh Ngộ?

Tỉnh ngộ  là một người trước đây rất ư tàn ác sai quấy  tội lỗi sau đó Tỉnh Ngộ biết tu sửa, biết hối cải thức tỉnh,biết ăn năn Sám hối, biết phục thiệnlàm lành lánh dữ ..v..v

Tỉnh Giác thì bao gồm  Tinh thức, Tinh táo, Tỉnh  biết, Tỉnh NgộTỉnh Giác thì  không có  Vô mình, Tà kiến, không điên đảo mộng tưởng không phiền não không có mê đắm,  tham ái ngũ dục (tài sắc danh thực thùy) không có dục ái, sắc áivô sắc ái,  không có tham dục, lục  trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) không bám víu dính  mắc  chấp trước Ngã và pháp, cũng không dính mắc vào  pháp tu, không kẹt vào chỗ  vắng  lặng  hoặc trầm không trệ tịch, không vướng mắc trụ vào các cảnh giới dù cảnh Thiền định hoặc ô nhiễm vào các qủa vị chứng đắc...v..v  

Kinh Kim Cang, Tu Bồ Đề, Ư ý vân hà? Như lai đắc A Nậu Đa La Tam miệu tam Bồ Đề gia ? Như Lai hữu sở thuyết pháp gia?  Tu Bồ Đề ngôn. Như ngã giải, Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp danh A Nậu Đa La Tam miệu tam Bồ Đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết. Hà dĩ cố, Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp phi phi pháp. Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao ? Như lai đắc A Nậu Đa La Tam miệu tam Bồ Đề không ? Như Lai có chỗ thuyết pháp không?  Tu Bồ Đề thưa. Như con giải, chỗ Phật nghĩa, không có định pháp tên A Nậu Đa La Tam miệu tam Bồ Đề, cũng không có định pháp Như Lai có thể thuyết.Tại sao thế, Như Lai chỗ thuyết pháp, đều chẳng thể nắm giữ, chẳng thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải chẳng phải pháp.

Theo Đức Lúc tổ Huệ Năng dạy quy y tự tánh Tam Bảo.

Tự quy y Giác Tà mê bất sinh thiếu duc  tri túc, năng ly tài sắc, danh lưỡng túc  tôn 

Tự quy y chảnh, niệm niệm vô tà kiến, dĩ vô tà kiến  cố tức vô nhân Ngã, cống cao, tham ái, chấp trước danh ly dục  tôn.

Tự tâm quy y tịnh, nhất thiết trần lao ái dục cảnh giới, tự tánh giai bất nhiễm trước danh chúng trung tôn. Giảng, ý Tổ là Tự trở về nương tựa váo Phật (Giác). Tỉnh Giác thì Tà mê chẳng sinh, ít muốn biết đủ, năng lìa tiền tài, sắc đẹp, cả hai phước tuệ đầy đủ. gọi là lưỡng túc tôn.

Tự trở về nương tựa váo chánh,(Pháp) niệm niệm không có tà kiến,do không có tà kiến, tức là không ta, không người. bình đẳng tánh trí, không cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là ly dục tôn.

Tự trở về nương tựa váo tự tánh thanh tịnh, cảnh giới trần lao ái dục, đều chẳng nhiễm dính gọi là chúng trung tôn.

Đức lục Tổ cũng dạy Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ nghĩa là Độ các chúng sinh trong tâm như là. Tà mê tâm, Cuống vọng tâm, Bất thiện tâm, Tật đố tâm,  Ác độc tâm,  Ngô Ngã tâm, Kiêu Cuống Tâm,  khinh nhơn tâm, mạn tha tâm ..v..v

Tỉnh Giác thì không có Vô minh, Tà kiến như, bên ngoài mê dính kẹt các tướng, bên trong mê dính kẹt không, nếu năng ở tướng lìa tướng, ở không lìa không, tức thị trong ngoài chẳng mê.Tỉnh Giác thì Tự tâm thường sinh trí Tuệ, TựTâm thường sinh Bát Nhã.Tự tâm thường sinh chánh kiến

Tỉnh Giác đúng nghĩa thật sự thì cũng không có trụ vào dù là biết cái tánh biết, Bồ để, Niết Bàn, Giải thoát, Giải thoát trí kiến. Tỉnh Giác thì Ly mê ly Giác, thường sinh Bát Nhã, trừ chơn trừ vọng ..v.v 

Nhiều người dạy Thiền mà lầm, chỉ hướng dẫn kẻ hoc đạo, đi vào Tỉnh thức trạng thái Tỉnh táo ngay cả Trạng thái Tỉnh biết, biết cái tánh biết mà thôi, chưa có đi sâu vào Tỉnh Giác đoạn trừ Tà kiến, ngu si, lậu hoặc từng phần hoặc toàn phần  gì đâu? Vì thế dụng công ba mươi năm, năm mươi năm, cả đời cho đến nhiều kiếp cũng không thành  tựu qủa ví, thoát khỏi ba cõi luân hồi, sinh tửGiác ngộ như Thịnh văn, A la Hán, Duyên giác Bích chi Phật, Đại Bộ tát chị cả. Vì mù pháp, si pháp chưa thông suốt nghĩa lý A tỳ Đàm, Thắng nghĩa pháp của Tổ Xá Lợi Phất,Tổ Mục Kiền Liên hoàn toàn phá chấp ngã. Tam Luận Tông Tổ Long Thọ. Duy Thức Tông Tổ Thế Thân,Tổ Vô Trước, không học kỹ, nhớ kỹ thông suốt 37 phẩm trợ đạo Bồ Đề, như Tứ Niệm xứ, Ngũ uẩn, Bát chánh đạo, Thất Bồ Đề phần…. có đủ trạch pháp Bồ Đề và đạt đúng nghĩa Chánh Niệm,Tỉnh Giác, chánh kiến, chánh giác… Nếu không tuần tự, thông suốt thì thật đáng thương xót vô cùng. Nếu không có chánh tri kiến, phòng hộ các căn, tránh xúc, xã thọ. ly niệm, như lý tác ý, Đoạn diệt, kham nhẫn,.v…v. cho đúng, Tu Thiền hành Thiền tưởng đâu  là đi vào Thiền  siêu thế. Thiền nhị thừa,Thịnh văn A la Hán, Duyên giác Bích chi Phật hoặc Thiền đại thừa, Thiền Tối  thượng  thừa.

Ai dè chỉ là cái Thiền Tỉnh thức. Thiền tỉnh táo và Thiền Tỉnh biết chỉ có thể Tái sinh cõi người, cõi trời vẫn còn ở trong phạm vi Thiền Hiệp thế mà thôiChứ chưa vào Thiền Siêu Thế thoát khỏi ba cõi luân hồi sinh tử  hoặc cao hơn là Thiền đại thừa, Đại A  La Hán, Thiền Tối thượng thừa.

Thời nay, có người được ca tụngThiền sư tên tuổi nhưng chỉ là dạy Thiền Tỉnh thức. Thiền Tỉnh táo khá hơn cũng chỉ là Thiền Tỉnh biết.

Có người cho đó là công phu của Thiền siêu thế, Thiền Tổ Sư…Thật là sai lầm. Thiền siêu thế phải nương theo kinh Nam truyền và luận tạng A tỳ Đàm Vi Diệu Pháp tiếp theo Bắc truyền  Thiền Đại Thừa, Thiền Tổ Sư Lăng Già tâm ấn, Kim Cương Bát Nhã, Kinh Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa. Kinh Đại Bát Niết Bàn, Pháp Bảo Đàn kinh, ngã không, pháp không.Thập Bát  không… thông suốt Tam luận Tông, Duyên sinh như huyễn. Bát Bất Trung đạo, Duy Thức Tông. Lìa năng lìa sở, nhị nguyên, chuyển Bát Thức thành Bốn Trí. Duy Ma Cật kinh, nhập Bất nhị Pháp Môn.

Dạy Thiền cho Thiền sinh, được một số đệ tử tôn là Thiền sư mà ngay cả người dạy cũng không nhớ rõ, rành rẽ nghĩa lý A tỳ Đàm, Thắng nghĩa pháp, thông suốt Tam luận Tông, Bát Bất Trung đạo, Duy Thức Tông. Lìa năng lìa sở, nhị nguyên hai bên đối đãi, chuyển Bát Thức thành Bốn Trí. Duy Ma Cật kinh, nhập Bất nhị Pháp Môn.…..

Thiền hít thở không dừng lại ở hít thở ra vào mà phải lìa đối tượng thở vả chủ thể biết thở. Lìa năng kiến tướngcảnh giới Tướng. Lìa nhị nguyên Năng thở Sở thở. Tỉnh Giác Đi vào Bất Nhị. Thiền tánh biết, không dừng lại ở cái biết mà phải lìa đối tượng biết vả chủ thể biết, Lìa kiến phầnTướng phần Lìa nhị nguyên Năng biết và  Sở biết. Tỉnh Giác nhập vào Bất Nhị. Thiền biết có Chơn tâm. không dừng lại ở cái biết có Chơn tâm mà phải lìa đối tượng biết có Chơn tâm vả chủ thể biết có Chơn tâm Lìa kiến phầnTướng phần Lìa nhị nguyên Năng biết có Chơn tâm và Sở biết có Chơn tâm. Lìa cái biết và cái bị biết.Tỉnh Giác nhập vào Bất Nhị.

Thiền Quán. không dừng lại ở cái Thiền Quán mà phải lìa đối tượng Thiền Quán vả chủ thể Thiền Quán Lìa kiến phầnTướng phần Lìa nhị nguyên Năng  Thiền Sở Thiền, Năng Quán và sở Quán. Lìa cái biết và cái bị biết.Tỉnh Giác nhập vào Bất Nhị.

Hành gỉa Niệm Phật, không dừng lại ở Niệm Phật, mà phải lìa đối tượng Niệm Phật,  vả chủ thể Niệm Phật, Lìa kiến phầnTướng phần Lìa nhị nguyên Năng Niệm Phật,  và  Sở Niệm Phật. Tỉnh Giác nhập vào Bất Nhị, Chính là Niệm Phật tam muội, cảnh giới Thật Tướng Niệm Phật tương ưng ba phẩm thượng, Liên Hoa hóa sinh, như ngài Vĩnh gia Huyền giác Chứng Đạo Ca gọi là Chứng Thật tướng vô nhân pháp, Sát na diệt khước A tỳ ngục.Tương tự như thế Thuyết pháp, Lìa năng thuyết sở thuyết, nghe pháp Lìa năng nghe sở nghe Lìa Nhị nguyên, đối đãi Nhập vào Bất Nhị. Lễ Phật, Năng Lễ, Sở Lễ Tánh không tịch….. Lìa Năng Lễ, Sở Lễ Nhị nguyên đối đãi Nhập vào Bất Nhị.

Nếu không thông, không trạch pháp đúng, Giống như những viên kim Cương giả nhân tạo, chính người dạy cũng còn mù mờ chưa sang tỏ, lẫn lộn chúng với viên kim Cương thật. Vì không có thông suốt,Trạch pháp Bồ Đề đúng chuẩn. Do đó rất dễ bị lầm….  Kim Cương giả cách xa một trời, một vực với Kim Cương thật.  Ngọc giả mà lầm tưởng Ngọc thật giống như Tỉnh thức, tình táo,Tỉnh biết với Tỉnh Giác nhiều người dạy Thiền nhầm lẫn.Tỉnh thức,Tỉnh táo,Tỉnh biết mà lầm tưởng là Tỉnh Giác.  Ôi thật đáng thương. Vì thế những gì ngã đổ, xiêu vẹo, ngộ nhận cần phải dựng đứng trở lại, cần phải phá tà, hiển chánh….

Khi hành thiền nhiều người chỉ mới đi vào Tình thức, tức là thức Tri, Đi vào Tỉnh biết của thức uần. Tưởng Trí là cái tỉnh biết của tưởng uẩn của hành uẩn, chưa thoát ra khỏi Năm uẩn, Mười hai xứ, Mười tám giới, cỏn ở trong Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn, chưa có đi vào trạng thái Tuệ tri, Thắng tri, Liễu tri, Giác tri, gì đâu.  Qủa thật là lầm. Đáng thương thay !  Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dạy Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, ý Phật Thấy biết mà còn lập cái biết, cái thấy tức là gốc vô minh. Kinh Viên Giác Đức Phật dạy Bồ Tát tùy thuận tánh Viên Giác, Nếu còn  cái “biết” cái “Gíác” trụ vào cái “kiến” cái “văn” cái “biết” cái “Gíác” thì vẫn còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, Thọ giả tướng, tức chưa lìa ‘Năng “kiến” và Sở “kiến” ‘Năng “văn” và Sở “văn ” ‘Năng “tri” và Sở “tri” ‘Năng “Gíác” và Sở “Gíác” chưa đoạn dứt sạch 05 Thượng phần kiết sử, Thân kiến ,Hoài nghi, Giới cấm thủ Tham, Sân dạng thô  và 05 hạ phần kiết sử Sắc ái, Vô sắc ái, Phóng dật, Ngã mạnVô minh gồm 10 kiết sử, dứt sạch phiền não chướng, Phân biệt ngã chấp,Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái, Câu sinh ngã chấp, thì vẫn luân hồi sinh tử trong tam giới. Chưa đoạn dứt sạch Sở tri chướng, Phân biệt pháp chấp,vì còn thấy có Vô minh, có Niết Bàn,để đắc để chứng có sinh tử để xa lìa, có ngũ uẩn, có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, có nhãn giới, có ý thức giới, có Tứ Đế, có Thập nhị nhân duyên…v…v... Chưa dứt sạch Câu sinh pháp chấp, thì vẫn chưa thành Đại A La Hán, Đại Bồ Tát, Phật Đại Giác.

Kinh pháp Bảo Đàn Đức Lục Tổ dạy Giải thoát tri kiến hương,Tự tâmvô sở phan duyên thIện ác, bất khả trầm không thủ tịch, tức tu quảng học đa văn, thức tự bổn tâm, đạt chư Phật lý, hòa quang tiếp vật, vô ngã vô nhơn, trực chí Bồ Đề, chơn tánh bất dị.  ý Tổ Sư đừng bị trói buộc bởi cái biết, cái thấy tức Giải thoát khỏi cái biết, cái thấy. Tự tâm đã không có chuyền níu duyên theo thiện ác, chẳng thể chìm vào cái trống không, ôm giữ cái vắng lặng, học rộng nghe nhiều, biết tự Bổn tâm, thông đạt lý Phật, đem ánh sáng giác ngộ giáo hóa, hòa cùng muôn vật,.không ta không người, tánh trí Bình đẳng, thẳng đến Bồ Đề, chẳng khác với chơn tánh. Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật cáo Tu Bồ Đề, nhược Bồ Tát thông đạt Vô ngã pháp giả, Như lai thuyết danh chơn thị Bồ Tát. Người có Tỉnh Giác thì thấy các pháp Duyên sinh Như huyễn, Người có Tỉnh Giác thì thấy Chư hành Vô thường, Chư pháp Vô Ngã. Người có Tỉnh Giác thì thấy Nhân Vô ngã, Pháp Vô ngã, Nhân không, Pháp cũng không. Người có Tỉnh Giác thì thấy Phàm hữu sở tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai, Người có Tỉnh Giác thì như ngài Tu Bồ Đề, Thế Tôn, Thị thật tướng giả tức thị phi tướng Thị cố Như Lai thuyết danh Thật tướng. Người có Tỉnh Giác thì Nhược tâm thủ Tướng, tức trước ngã nhơn chúng sinh thọ giả, Nhược thủ pháp tướng, tức trước ngã nhơn chúng sinh thọ giả, Hà dĩ cố? Nhược thủ phi pháp tướng, tức trước ngã nhơn chúng sinh thọ giả, Thị cố bất ủng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp, Dĩ thị nghĩa cố, Như lai thường thuyết, nhữ đẳng tỳ kheo, tri ngã thuyết pháp, như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xã, hà huống phi pháp.

Người có Tỉnh Giác thì không còn đắm nhiễm sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp  Người có Tỉnh Giác thì không còn  tham trước tài, sắc, danh, thực, thùy. Người có Tỉnh Giác thì không có chấp ngã, chấp pháp, chấp không, Không còn tất cả các chấp…..Người có Tỉnh Giác thì ứng dụng vô ngại, động tinh vô tâm, phàm thánh tình vong, năng sở câu nịch, tánh tướng như như… Người có Tỉnh Giác thì nhất nhất âm thinh tướng, Bình đẳng như mộng huyễn, bất khởi phàm thánh kiến, bất tác Niết Bàn giải, nhị biên tam tế đoạn, Người có Tỉnh Giác thì thường ứng chư căn dụng, nhi bất khởi dụng tưởng, phân biệt nhất thiết pháp, bất khởi phân biệt tưởng….

Người có Tỉnh Giác thì xa lìa mọi ngu si, ngã si, ngã kiến, ngã mạn , ngã ái, tham, sân, phóng dật, Vô minh. Người có Tỉnh Giác thì không nương tựa chấp trước vào bất cứ thứ gì trên đời này (kinh Nikaya). Người có Tỉnh Giác thì Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm,(Kim Cang Bát Nhã) Người có Tỉnh Giác thì không còn trụ vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Người có Tỉnh Giác thì sạch hết tham, sân, phiền não. Người có Tỉnh Giác thì không còn phiền não chướngsở tri chướng, Người có Tỉnh Giác thì liền chứng đắc chuyển y  Bồ ĐềĐại Niết Bàn.Tuy nhiên, người còn đang tập tu thì chỉ có thể thành tựu từng phần Giác từng phần Tỉnh Gíác. Hơn thế tạm chia có nhiều bậc, A la Hán Giác,Duyên Gíác Giác, Bồ Tát Gíác và Đức Phật toàn Giác. Kính nguyện chúng sinh đồng Kiến tánh.

Hòa Thượng Tịnh Đạo
Melbourne, Úc châu
Dịp Đức Phật Thành Đạo 2022.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2021(Xem: 4587)
13/11/2013(Xem: 24106)
09/06/2018(Xem: 18098)
09/07/2019(Xem: 9199)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.