Vượt Qua Chướng Ngại

04/05/20224:04 SA(Xem: 3731)
Vượt Qua Chướng Ngại
VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI
Tác giả: Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Dịch giả: Tỳ Khưu Pháp Thông 
Nhà xuất bản Tôn Giáo

Vượt Qua Chướng Ngại
PDF icon (4)Vượt Qua Chướng Ngại - Pa Auk Tawya Sayadaw


Giới Thiệu

Hôm nay tôi sẽ chỉ cho quý vị biết những cách thức khác nhau để vượt qua năm triền cái vốn được xem là những chướng ngại lớn đối với rất nhiều hành giả (người hành thiền). Trước tiên, Tôi sẽ trích dẫn chính những lời của Đức Phật để cho quý vị thấy tại sao việc vượt qua năm triền cái lại ñược xem là quan trọng.

Trong Anguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh) ðức Phật có nói:
‘Có năm cấu uế của tâm, do bị các cấu uế này làm cho suy yếu tâm không dễ uốn nắn, không dễ sử dụng, không chói sángvững chắc, không thể tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Năm cấu uế ấy là gì? ðó là: tham dục, sân hận, hôn trầm-thụy miên, trạo cử-hối quá, và hoài nghi.’

‘Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm cấu uế này, nó sẽ dễ uốn nắn, dễ sử dụng, chói sáng, vững chắc, và sẽ tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Bất cứ pháp gì có thể chứng đắc bằng thắng trí (tuệ căn) vị ấy có thể hướng tâm đến pháp ấy, trong mỗi trường hợp, nếu các điều kiện đầy đủ, vị ấy sẽ có được khả năng để chứng đắc.’

Trong một bài kinh khác của cùng cuốn sách (Anguttara Nikāya) ðức Phật dạy như vầy:

‘Có năm chướng ngạitriền cái bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Thế nào là năm?

‘Tham dục là một chướng ngạitriền cái, một pháp bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Sân hận…hôn trầm-thuỵ miên…trạo cử-hối quá… hoài nghi là những chướng ngạitriền cái, bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng.

‘Không vượt qua được năm chướng ngại này, vị Tỳ-kheo thiếu sức mạnhnăng lực như vậy, không thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy cũng không thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.

‘Nhưng khi một vị Tỳ-kheo đã vượt qua năm chướng ngạitriền cái, những bao phủ của tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng này, vị ấy có thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy sẽ có thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.’

Như vậy, để thành tựu mục tiêu cuối cùng của người Phật tử, tức thành tựu sự giải thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi, chúng ta phải vượt qua năm triền cái. Vì khi tâm bị bất kỳ một trong năm triền cái này áp ñảo nó không thể có định hay sự tập trung tốt được.

Và một cái tâm không định tĩnh thì yếu ớt và không có năng lực để thể nhập vào danh sắc tối hậu hay ngũ uẩn. Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm triền cái thì sẽ có định và nhờ đó nó có thể biết và thấy các
pháp đúng như chúng thực sự là. Vì thế chỉ khi bạn đã vượt qua năm triền cáiđạt đến sự thanh tịnh tâm, bạn mới có thể thanh tịnh thêm nữa cái nhìn (thanh tinh kiến) của bạn. Đó là lí do vì sao tôi thường dạy các thiền sinh thực hành thiền chỉ (sam.tha) trước.

Bây giờ tôi sẽ giải thích năm triền cái theo tuần tự.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2014(Xem: 17757)
14/02/2019(Xem: 11950)
18/09/2013(Xem: 19980)
30/01/2020(Xem: 8448)
25/03/2017(Xem: 9810)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.