Hỏi Pháp với Ajahn Suchart (2) (song ngữ Anh Việt)

09/05/202211:50 SA(Xem: 3414)
Hỏi Pháp với Ajahn Suchart (2) (song ngữ Anh Việt)

 

HỎI PHÁP VỚI AJAHN SUCHART 
sưu tầm 2 (song ngữ Anh Việt)
Nguồn: Fanpage “Ajaan Suchart Abhijāto: Dhamma for the Asking”
Dịch Anh-Việt: Phương Thủy

***

 

Chủ đề: Bố thí

 

AJAHN SUCHARTCâu hỏi: Nếu chúng con cúng dường $10.000 cho một nhóm từ thiện để thực hiện một dự án Sasana, nhưng chúng con không thực sự cảm thấy dễ chịu về điều đó, trước đây Ajahn có nói rằng chúng con nên cố gắng cúng dường số tiền nhiều hơn. Điều này có nghĩa là mục tiêu cúng dường của chúng con sẽ là $100.000 đúng không? Điều đó có nghĩa là chúng con nên làm việc chăm chỉ hơn để kiếm được nhiều tiền hơn, như vậy chúng con có thể cho nhiều hơn và do đó, có được cảm giác dễ chịu hơn?

 

Than Ajahn: Không, ý thầy không phải vậy. Ý thầy là nếu quý vị có dư tiền và nếu quý vị cảm thấy như khi cho đi $10.000 và nó vẫn không khiến quý vị cảm thấy vui thì nếu quý vị có đủ khả năng để cho đi $100.000 thì hãy làm điều đó. Nhưng quý vị không nên đi làm việc để có thêm tiền để cho đi sao cho quý vị cảm thấy dễ chịu vì đây không phải là mục đích của dāna, bố thí. Mục đích của dāna, rộng lượng cho đi là để buông bỏ số tiền dư thừa của quý vị, không phải là đi kiếm thêm tiền để thực hành dāna, bố thí (rộng lượng cho đi).

 

Nếu quý vị không có tiền dư thì quý vị nên làm việc gì đó khác, như giữ giới hoặc hành thiền, đó là những điều sẽ mang lại cho quý vị 'cảm giác dễ chịu' hay hơn cảm giác quý vị có được khi bố thí - dāna. Vì vậy, quý vị phải hiểu rằng bố thí có nghĩa là cho số tiền dư mà mình có, số tiền quý vị không cần. Chứ không phải là phải đi làm để có thêm nhiều tiền để bố thí. Quý vị làm việc để kiếm tiền, để kiếm sống. Nhưng đôi khi, quý vị kiếm được nhiều hơn mức quý vị cần, khi đó quý vị cho đi số tiền dư, như vậy quý vị không dính mắc vào tiền bạc và quý vị sẽ không có bất kỳ lòng tham muốn có thêm tiền.

 

Như vậy, mục đích của dāna là để thoát khỏi sự dính mắc vào tiền bạc và lòng tham có nhiều tiền hơn. Và việc cho tiền đi sẽ mang lại cho quý vị nhiều cảm giác dễ chịu hơn so với khi quý vị không cho đi. Nhưng nếu quý vị không có khả năng thực hiện bố thí vì quý vị không có dư tiền thì quý vị nên tập trung vào việc giữ giới và hành thiền, đó là những điều sẽ mang lại cho quý vị 'cảm giác dễ chịu' hay hơn là cảm giác dễ chịu mà quý vị có được từ việc bố thí.

 

Câu hỏi: Nếu con có thể đạt được mục tiêu của mình thì con có nên đặt mục tiêu cho đi 1 triệu $ không?

 

Than Ajahn: Không. Như thầy đã nói, mục đích của bố thí (dāna) không phải là kiếm thêm việc để có thêm tiền để cho đi nhiều hơn. Mục đích của bố thí là cho đi số tiền dư mà quý vị có. Nếu quý vị chỉ có $10 thì chỉ cho $10. Xong. Quý vị không cần phải đi làm để có thể cho đi $100. Nếu quý vị may mắn và kiếm được nhiều tiền hơn mức quý vị cần thì lần sau quý vị có thể cho đi nhiều hơn nếu quý vị thích.

Mục đích là làm việc ít hơn sao cho quý vị có nhiều thời gian hơn để hành thiền, điều này sẽ mang lại cho quý vị nhiều cảm giác dễ chịu hơn, nhiều công đức hơn. Vì vậy, mục tiêucuối cùng sẽ ngừng làm việc nếu có thể. Và khi đó, thực hành toàn thời gian trong một tu viện.

 

Câu hỏi: Liệu có sáng suốt không khi cố gắng nhiều hơn để kiếm được nhiều tiền hơn sao cho con có thể cho đi nhiều hơn, điếu đó đồng nghĩa với việc con sẽ có ít thời gian hơn để học và thực hành Giáo pháp vì mất nhiều thời gian hơn cho việc kiếm được nhiều tiền hơn?

 

Than Ajahn: Không sáng suốt. Thầy nghĩ thầy đã trả lời câu hỏi của quý vị. Quý vị không cần làm điều này. Quý vị cần làm càng ít công việc càng tốt, như vậy quý vị sẽ có thời gian để nghiên cứuthực hành Giáo pháp.

 

“Dhamma bằng tiếng Anh, ngày 19 tháng 9 năm 2021.”

 

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2029737237191022

Question: If we offer dāna of $10,000 to a charity group for a Sasana project, but we don‟t really have good feeling about it, Ajahn previously said that we should try to offer higher amount. Does it mean that our target of offering will be $100,000? Does it mean that we should work harder to earn more money so that we could give more and hence, get more good feeling? 

 

Than Ajahn: No, I don‟t mean that. I mean if you have the extra money, and if you feel like giving $10,000 and it still doesn‟t make you feel happy, then if you can afford to give $100,000, then do it. But you shouldn‟t go work for more money for you to give away so that you can feel good because this is not the purpose of dāna. The purpose of dāna is to get rid of your extra money, it‟s not to go earn more money to make dāna.

 

If you don‟t have the extra money, then you should do something else, like keeping the precepts or do meditation which will give you a better 'good feeling' than the feeling you get from giving dāna. So, you have to understand that giving dāna means giving the extra money that you have, the money that you don‟t need. It‟s not for you to go work to get more money to give dāna. You work to earn money, to make a living. But sometimes, you make more than you need, then you give the extra money away, so that you won‟t be attached to money and you won‟t have any greed for more money. 

 

So, the purpose of dāna is to get rid of your attachment to money and your greed for more money. And giving money away would give you more good feelings compared to if you did not give it away. But if you cannot afford to do dāna because you don‟t have the extra money, then you should concentrate on keeping the precepts and do the meditation practice which will give you better 'good feeling' than the good feeling you get from dāna. 

 

Question: If I can achieve my target, should I then target to give $1Million? 

 

Than Ajahn: No. Like I said, the purpose of dāna is not to get more work in order to get more money to give more dāna. The purpose of dāna is to give the extra money that you have. If you only have $10, then just give $10. Finish. You don‟t need to go work so that you can give $100. Should you be lucky and earn more money than you need, then the next time you can give more if you like.

 

The goal is to do less work so you will have more time to do the meditation practice which will give you more good feeling, more merit. So, the goal is to eventually stop working if it‟s possible. And then, practice full-time in a monastery. 

Question: Is this wise to put more effort to earn more money so I can give more which mean I will have less time to learn and practice Dhamma because there are more time wasted to earn more money?

 

Than Ajahn: No. I think I‟ve answered your question. You don‟t want to do this. You want to do as little work as possible, so you will have the time to study and practice the Dhamma. 

“Dhamma in English, Sep 19, 2021.”

By Ajahn Suchart Abhijāto

www.phrasuchart.com

YouTube: Dhamma in English.

https://www.youtube.com/channel/UCi_BnRZmNgECsJGS31F495g

 

c d

Chủ đề: Công việc của người cư sĩ

 

Câu hỏi: Thưa Ajahn, con hải lòng với công việc hiện tại nhưng con vẫn muốn chuyển sang một vị trí khác. Con có nên làm theo mong muốn này không và làm cách nào để biết rằng đây là thời điểm thích hợp để chuyển việc trong hoàn cảnh hiện tại của con?

 

Than Ajahn: Việc có nên chuyển sang công việc khác hay không phụ thuộc vào kết quả. Nếu quý vị chuyển và điều đó tốt hơn cho quý vị thì hãy làm điều đó. Nếu quý vị chuyển sang một công việc mới và điều đó không tốt hơn cho quý vị thì tốt hơn là nên tiếp tục ở lại chỗ cũ. Nếu quý vị chuyển và không có sự khác biệt thì quý vị có thể ở lại hoặc có thể chuyển, như vậy quý vị phải xem xét hậu quả hay kết quả từ hành động của mình, liệu hành động đó có mang lại lợi ích cho quý vị nhiều hơn hay không. Nếu nghĩ rằng việc chuyển sang một công việc mới sẽ có lợi hơn cho quý vị thì quý vị cứ tiến hành. Nếu nghĩ rằng nó không tạo ra nhiều khác biệt, vậy tại sao phải bận tâm? Do đó, việc quý vị tiếp tục với công việc hiện tại hay chuyển sang một công việc mới tùy thuộc vào hoàn cảnh, liệu quý vị có cảm thấy vui ở vị trí hiện nay hay không cảm thấy vui.

 

Nếu quý vị cảm thấy không vui và muốn thay đổi công việc thì hãy thay đổi. Và thời điểm để thay đổi công việc là khi quý vị có thể nhận được một công việc mới. Nếu quý vị chưa có công việc mới thì đừng bỏ công việc cũ vì quý vị sẽ thất nghiệp, vì vậy nên đợi cho đến khi nhận được công việc mới rồi hãy chuyển. Nếu chuyển sang công việc mới, quý vị cũng phải đối mặt với hậu quả. Có thể phân tích của quý vị không như những gì mình nghĩ. Quý vị có thể nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn, nhưng sau khi chuyển sang chỗ mới, quý vị phát hiện ra rằng nó còn tệ hơn công việc cũ của mình. Vì vậy, không có gì là chắc chắn bao giờ.

 

Đức Phật dạy rằng điều tốt nhất là bằng lòng với những gì mình có và hài lòng với những gì mình nhận được. Vì vậy, nếu bây giờ quý vị cảm thấy vui, tại sao phải thay đổi nó? Hãy ở lại đó. Hãy nhìn cuộc sống như một thứ tạm bợ. Không sớm thì muộn, quý vị sẽ chết, khi đó, bất cứ thứ gì quý vị đã tích lũy được cũng sẽ biến mất. Quý vị không thể mang theo bất cứ thứ gì bên mình. Thứ duy nhất có thể mang theo bên mình là niềm vui hay nỗi buồn của quý vị. Cho nên nếu bây giờ quý vị đang hạnh phúc, Đức Phật dạy rằng quý vị chỉ cần bằng lòng và vui với nó, bởi vì quý vị không biết điều gì sẽ xảy ra ở chỗ công việc mới. Nói chung, tâm luôn bị lừa dối bởi chính nó. Nó luôn nghĩ rằng cái gì đó ở đằng kia tốt hơn ở đây. Quý vị không biết điều đó cho đến khi quý vị đến đó. Giống như câu ngạn ngữ: "Con bò luôn thấy cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia hàng rào." (“Đứng núi này trông núi nọ”). Nhưng một khi nó qua bên đó, cỏ cũng chỉ xanh như bên này. Chính trí tưởng tượng của quý vị đang đánh lừa quý vị hay dụ dỗ quý vị rời bỏ công việc cũ và đi kiếm một công việc mới.

 

Vì vậy, quý vị phải nhìn vào thực tế. Nếu quý vị chuyển đi, quý vị có nhận được nhiều tiền hơn và khối lượng công việc có thư giãn hơn không? Nếu có, thì tại sao không chuyển? Nhưng không có chuyện xảy ra như vậy. Bởi vì nhận được càng nhiều tiền, sẽ có càng nhiều căng thẳng; nhận được càng ít tiền thì sẽ có càng ít căng thẳng. Cho nên quý vị phải xem liệu quý vị có muốn trả giá hay không vì khi công ty trả lương cho quý vị nhiều hơn, họ sẽ mong đợi nhiều hơn ở quý vị. Khi họ mong đợi nhiều hơn ở quý vị, quý vị sẽ bị áp lực hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Khi đó, căng thẳng sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của quý vị.

 

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 23 tháng 6 năm 2019.”

 

- - - - -

Câu hỏi: Khi nào con nên thay đổi công việc hay khi nào con nên thay đổi quan điểm của mình về công việc hiện tại của con khi con cảm thấy không hài lòng? Làm thế nào để có trí tuệ nhìn rõ thế nào là cách tốt nhất tiến lên?

 

Than Ajahn: Quý vị phải cân nhắc giữa thay đổi công việc và không thay đổi công việc. Nếu thay đổi công việc là tốt hơn thì quý vị thay đổi nó. Nếu thay đổi công việc không làm cho quý vị cảm thấy dễ chịu hơn thì đừng thay đổi nó. Đơn giản vậy thôi. Nếu thay đổi công việc và vẫn cảm thấy như cũ thì có thể thay đổi hoặc không thay đổi vì nó không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào. Vì vậy, quý vị nhìn vào kết quả: nếu thay đổi việc, nó sẽ tốt hơn hay tệ hơn, hay như nhau? Khi đó, quý vị có thể đưa ra quyết định.

 

Cư sĩ: Đôi khi đánh giá của chúng con có thể bị che lấp bởi ô nhiễm của chúng con suy nghĩ rằng nếu thay đổi công việc, nó sẽ tốt hơn. Mất nhiều thời gian, con cảm thấy mình không rõ lắm thế nào là đánh giá sáng suốt để đưa ra quyết định.

 

Than Ajahn: Vậy thì đừng thay đổi. Cứ bám vào con ngựa cũ. Hãy trung thành với con ngựa mà quý vị biết.

 

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 28 tháng 9 năm 2021.”

 

- - - - -

Than Ajahn: Dạo này con thế nào? Rất vui được gặp con. Bây giờ con đang làm việc hay chỉ hành thiền?

 

Cư sĩ nam: Chủ yếu con hành thiền.

 

Than Ajahn: OK, tốt. Miễn là con hạnh phúc, con làm gì không quan trọng vì hạnh phúc ở trong tâm con. Hạnh phúc không phải là con có bao nhiêu hay con làm cái gì. Có thể con có nhiều tài sản hay đã làm được nhiều việc, nhưng con không hạnh phúc. Nếu con không làm việc, con không có nhiều tài sản, nhưng con hạnh phúc — đối với thầy, điều đó tốt hơn

 

Thầy không có gì cả. Và thầy hạnh phúc.

 

“Giáo pháp bằng tiếng Anh, ngày 10 tháng 4 năm 2018.”

 

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2018301648334581

Question: Ajahn, I‟m grateful for my present job but I still have the desire to move on to another position. Should I follow this desire and how do I know that it‟s the right time to move on from my current situation?

 

Than Ajahn: Should you move on to another job or not depends on the result. If you move on and it‟s better for you, then do it. If you move on to a new job and it‟s not better for you, then it‟s better to stay on. If you move on and there is no difference, then you can either stay on or you can move on, so you have to look at the consequence or the result of your action, whether it‟s gonna benefit you more or not. If you think it benefits you more to move on to a new job, then you go for it. If you think it does not make much difference, then why bother? So, whether you stay on with your current job or you move on to a new job depends on the situation, whether you‟re happy where you are now or you are not happy. 

 

If you are not happy and you want to change job, then do it. And the time to change job is when you can get a new job. If you don‟t have a new job yet, then don‟t leave your old job because you‟ll be out of work, so you should wait until you get a new job before you move on. If you move to a new job, you also have to face the consequences. Maybe your analysis is not what you think it is. You might think it‟s gonna be better, but after you‟ve moved to the new job, you find out that it is worse than your old job. So, nothing is ever certain. 

 

The Buddha said that the best thing is to be contented with what you have and be grateful for what you get. So, if you‟re happy now, why change it? Stay with it. Look at life as a temporary thing. Sooner or later, you‟ll die, then, whatever things you have accumulated are gonna disappear. You cannot take anything with you. The only thing you can take with you is your happiness or your sorrow. So, if you‟re happy now, the Buddha said that you should just be contented and be happy with it, because you don‟t know what‟s gonna be over there on the new job. Generally, the mind is always deceived by itself. It always thinks that something over there is better than here. You don‟t know it until you get there. Like the saying, „The cow always sees the grass is always greener on the other side of the fence.‟ But once it gets over there, it‟s just as green as this side. It‟s your imagination that is deceiving you or luring you to get away from your old job, and to go get a new job. 

 

So, you have to look at the fact. If you move on, are you getting more money and will your work load become more relaxing? If yes, then, why not? But nothing happens like that. Because the more money you get, the more stress you‟ll have; the less money you get, the less stress you‟ll have. So, you have to see whether you want to pay the price because when the company pays you more salary, they‟ll expect more from you. When they expect more from you, you‟ll have the pressure to perform better in your job. Then, stress will become part of your life. 

“Dhamma in English, Jun 23, 2019.”

- - - - -

 

Question: When should I change job or when should I change my view about my current job when I‟m feeling dissatisfied? How to have the wisdom to see clearly on what is the best way forward?

 

Than Ajahn: You have to weigh in the option between changing job and not changing job. If changing your job is better, then you change it. If changing job doesn‟t make you feel better, then you don‟t change it. As simple as that. If you change job and you still feel the same, then you can either change job or don‟t change it because it doesn‟t make any difference. So, you look at the consequence: if you change job, is it going to be better or worse, or the same? Then, you can make a decision.

 

Layperson: Sometimes our assessment can be clouded by our defilement thinking that if we change job, it will be better. A lot of time, I feel that I am not very clear on what is the wise assessment to make a decision. 

 

Than Ajahn: Then don‟t change. Stick to the old horse. Stick to the horse you know. 

“Dhamma in English, Sep 28, 2021.”

- - - - -

 

Than Ajahn: How are you doing? Good to see you. Are you working now or just meditating?

 

Layperson (M): Meditating, mostly. 

 

Than Ajahn: Ok, good. As long as you‟re happy, what you do doesn‟t matter because happiness is in your heart. It is not how much you have or what you do. Maybe you have a lot of possession or have done a lot of work, but you aren‟t happy. If you‟re not working, you don‟t have much possession, but you‟re happy—that‟s better, as far as I‟m concern. 

I don‟t have anything. And I‟m happy.

“Dhamma in English, Apr 10, 2018.”

By Ajahn Suchart Abhijāto

www.phrasuchart.com

YouTube: Dhamma in English.

https://www.youtube.com/channel/UCi_BnRZmNgECsJGS31F495g

 

c d

Chủ đề: Xử lý “va chạm” ở đời

 

Câu hỏi: Một người có nên tìm công lý do hành vi sai trái của người khác gây ra cho người ấy không?

 

Than Ajahn: Tốt nhất là không nếu quý vị muốn có lòng trắc ẩnthiện ý với người đó. Khi đó quý vị chỉ cần tha thứ cho người đã làm gì sai trái với mình . Điều này sẽ chấm dứt mọi vấn đề vì sẽ không có sự trả đũa. Nếu quý vị khởi kiện thì quý vị  có thể xúi giục kẻ thù của mình trả đũa nhiều hơn. Vì vậy, cách lý tưởngtha thứ và quên đi và bước tiếp. Dù sao thì sự việc cũng đã qua rồi, phải không? Những gì đã được làm đã được làm rồi. Vì vậy, tốt hơn hết quý vị nên để yên sự việc và quên nó đi. Vì nếu quý vị khởi kiện, điều này cũng có thể khiến cho quý vị căng thẳng. Và nếu quý vị thua, quý vị sẽ căng thẳng và buồn bã hơn, đồng thời quý vị sẽ mất rất nhiều tiền. Vì vậy, tại sao lại đưa việc đó lên hàng đầu, phải không? Hãy mặc kệ nó đi.

 

Đây là ý nghĩa của việc ban rải lòng trắc ẩn hay thiện ý (mettā). Rải mettā không phải bằng cách đọc tụng, mà bằng hành động thực tế thể hiện mettā, bằng cách tha thứ cho người khác. Rất nhiều Phật tử nghĩ rằng rải mettā có nghĩa là đọc tụng. Nhưng chỉ bằng cách đọc tụng thôi, họ không làm được gì cả. Đọc tụng chỉ là dạy quý vị cách làm như thế nào.

 

Câu hỏi: Điều này có ngăn chặn được nguy cơ gây hại cho người khác trong tương lai không?

 

Than Ajahn: Ồ, nếu người đó muốn làm hại người khác, ai có thể ngăn người đó làm điều ấy? Trừ khi quý vị giết người đó. Và rồi người đó sẽ ra đi và tái sinh tiếp và lặp lại lần nữa như thường. Vì vậy, hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên. Quý vị chỉ làm những việc về phần mình để bảo vệ chính mình. Nhưng về phần những người khác, ai mà biết được? Có thể bằng cách quý vị tha thứ cho người đó, việc này có thể làm thay đổi tính cách của người đó từ một người xấu trở thành một người tốt. Vì trên đời này còn có lòng trắc ẩn (tâm bi), trên đời này còn có thiện ý (tâm từ).

 

Đức Phật dạy rằng chúng ta không diệt hận thù bằng hận thù; chúng ta chấm dứt hận thù bằng lòng từ bi.

- - - - -

Câu hỏi: Vì tâm chưa giác ngộ, nên mặc dù con tập phát triển tâm bi (lòng trắc ẩn) tới người khác, con thấy rằng sau một năm, tâm vẫn còn mang lòng oán giận.

 

Than Ajahn: Lý do là vì quý vị  không thấy rằng quý vị là người được lợi ích từ hành động của mình. Bằng cách tha thứ cho người khác, quý vị thực sự là người được hưởng lợi từ hành động này. Bởi vì tâm quý vị sẽ không có hận thù. Quý vị không có cảm giác khó chịu. Nếu vẫn muốn trả thù thì tâm quý vị sẽ còn căng thẳng và tức giận.

 

Vì vậy, trên thực tế, khi quý vị tha thứ cho người khác, điều đó không đem lại lợi ích cho người mà quý vị tha thứ. Nó có lợi cho chính quý vị. Nếu quý vị có thể nhận ra điều này thì quý vị sẽ tha thứ cho người khác.

 

Quý vị cần có tâm bình thản (tâm xả) trước khi có thể thấy tác dụng của sự tha thứ. Nếu khôngtâm bình thản, nếu tâm không trung lập thì tâm sẽ không ngừng khao khát mọi thứ và quý vị sẽ không thể thấy lợi ích của việc tha thứ cho người khác. Nhưng khi tâm đã bình thản, trầm tĩnh thì có thể thấy rằng khi mình muốn trả thù, nó sẽ làm tổn thương tâm ngay lập tức

 

Câu hỏi: Con không trả thù gì cả, con coi đó như là nghiệp của chính con. Nhưng sau một năm, con vẫn nhắc về nó. Có mẹo nào để khắc phục điều này không ạ?

 

Than Ajahn: Ồ, mỗi khi quý vị nghĩ về điều gì đó tồi tệ, quý vị nên ngăn chặn nó bằng cách sử dụng một mantra. Chỉ cần liên tục nhẩm „Budho, Budho, Budho‟. Nếu có thể làm được điều này thì ý nghĩ xấu sẽ không nảy sinh. Bởi vì ngay sau khi nó khởi sinh, quý vị sử dụng „Budho‟ để dừng nó ngay lập tức.

 

Buổi vấn đáp về Dhamma bằng tiếng Anh ngày 21 tháng 12 năm 2021”

Ajahn Suchart Abhijāto

 

Nguồn: https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2095401003957978

Question: Should somebody seek legal justice for the wrongdoing of another person to him/her?

 

Than Ajahn: Well, ideally not if you want to have compassion and goodwill towards that person. Then you just forgive that person who did wrong to you. This will end all problems as there will be no retaliation. If you take legal action, then you might instigate more retaliation from your enemy. So the ideal way is to forgive and forget and move on. It‟s already gone anyway, right? What had been done was already done. So it‟s better to leave it alone and forget about it. Because if you take legal action, it can also cause you stress. And if you lose, you‟ll have more stress and sorrow, and you will lose a lot of money at the same time. So, why do it in the first place, right? Let it go. 

 

This is what radiating compassion or goodwill (mettā) means. Radiating mettā is not by doing chanting, but by actual action of doing it, by forgiving others. A lot of Buddhists think that radiating mettā means doing chanting. But by just doing chanting, they don‟t do anything. Chanting is just teaching you how to do it.

 

Question: Would this stop future harm to other people? 

 

Than Ajahn: Well, if that person wants to harm other people, who can stop him or her from doing it? Unless you kill that person. And then that person will go and take another birth and do it again anyway. So let things be naturally. You just do things on your part to protect yourself. But

as far as other people are concerned, who knows? Maybe by you forgiving that person, it might change that person‟s character from being a bad person to become a good person. Because there is compassion in this world, there is goodwill in this world. 

The Buddha said that you don‟t end hatred by hatred; you end hatred by loving kindness. 

- - - - -

Question: As the mind is not enlightened, even though I exercise compassion towards others, I find that after a year, there is still baggage of resentment. 

 

Than Ajahn: The reason is because you don‟t see that you are the one who benefit from your action. By forgiving others, you are actually the one who benefit from this action. Because your mind will have no hatred. You have no bad feeling. If you still want to take revenge, then your mind will still be stressful and angry.

 

So actually, when you forgive others, it doesn‟t benefit the person whom you forgive. It benefit you yourself. If you can see this, then you will forgive others.

 

You need to have equanimity before you can see the effect of forgiveness. If you don‟t have equanimity, if your mind is not neutral, then your mind will be constantly craving for things and you won‟t be able to see the benefit of forgiving others. But when your mind has equanimity, then you can see that when you want to take revenge, it hurts the mind right away.

 

Question: I didn‟t take any revenge, I take it as it‟s my own kamma. But after a year, I still talk about it. Are there tips to overcome this?

 

Than Ajahn: Well, every time when you think about something bad, you should stop it by using a mantra. Just keep reciting, „Budho, Budho, Budho‟. If you can do this, then your bad thought will not arise. Because as soon as it arises, you use „Budho‟ to stop it right away. 

 

“Dhamma in English, Dec 21, 2021.”

By Ajahn Suchart Abhijāto

www.phrasuchart.com

YouTube: Dhamma in English.

https://www.youtube.com/channel/UCi_BnRZmNgECsJGS31F495g

 

https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2095401003957978

 

c d

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24353)
30/05/2014(Xem: 22148)
02/12/2018(Xem: 14782)
26/08/2016(Xem: 12186)
26/08/2013(Xem: 41867)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.