Dùng thiện pháp tẩy rửa tâm ô uế

12/05/20224:37 SA(Xem: 2868)
Dùng thiện pháp tẩy rửa tâm ô uế
DÙNG THIỆN PHÁP TẨY RỬA TÂM Ô UẾ
Quảng Tánh

duc phat thuyet phapTội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế. Muốn tẩy trừ tâm ô uế, muốn chuyển hóa nghiệp lực thì phải bắt đầu bằng việc thực hành các thiện pháp.

"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo. Bấy giờ sau giờ ngọ, có Thủy Tịnh Phạm chí ung dung đi đến chỗ Phật.

Bấy giờ, Phạm chí nói với Thế Tôn:

- Này Cù-đàm, hãy đến sông Đa Thủy tắm rửa.

Đức Thế Tôn hỏi:

- Này Phạm chí, nếu đến tắm nơi sông Đa Thủy thì sẽ được những gì?

Phạm chí trả lời:

- Này Cù-đàm, sông Đa Thủy ấy là dấu hiệu trai khiết của thế gian, là dấu hiệu độ thoát, là dấu hiệu phước đức. Cù-đàm, nếu đến tắm nơi sông Đa Thủy thì được trừ sạch tất cả ác.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài tụng cho Phạm chí nghe:

Diệu Hảo Thủ Phạm chí
Nếu vào sông Đa Thủy
Là trò chơi kẻ ngu
Không thể sạch nghiệp dữ.
Hảo Thủ, đến sông chi
Sông ấy có nghĩa gì?
Người tạo nghiệp bất thiện
Nước trong nào ích chi!
Người tịnh, không cấu uế
Người tịnh, thường thuyết giới
Người tịnh, nghiệp trắng trong
Thường được thanh tịnh hạnh.
Nếu ông không tạo sát
Cũng không hay trộm cắp
Chân thật không điêu ngoa

Thường chánh niệm, chánh trí
Phạm chí học như vậy
Tất cả chúng sanh an.
Phạm chí về nhà chi?
Suối nhà đâu trong sạch
Phạm chí, ông nên học
Dùng thiện pháp tẩy sạch
Cần gì nước bẩn kia
Chỉ trừ dơ thân thể.

Phạm chí bạch Phật rằng:

Tôi cũng nghĩ như vầy
Dùng thiện pháp tẩy sạch
Cần gì nước dơ kia.
Phạm chí nghe Phật dạy
Trong lòng rất hoan hỷ
Tức thì lạy chân Phật
Quy y Phật, Pháp, Tăng”.


(Kinh Trung A-hàm, phẩm Uế, kinh Tịnh Thủy Phạm chí, số 93 [trích])

Phạm chí Tịnh Thủy mời Thế Tôn tắm sông Đa Thủy, ông tin rằng nước sông ấy là “Dấu hiệu trai khiết của thế gian, là dấu hiệu độ thoát, là dấu hiệu phước đức. Nếu đến tắm nơi sông Đa Thủy thì được trừ sạch tất cả ác”. Đức Phật thẳng thắn trả lời rằng, dùng nước để rửa tội “Là trò chơi kẻ ngu/ Không thể sạch nghiệp dữ”.

Bởi tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế. Muốn tẩy trừ tâm ô uế, muốn chuyển hóa nghiệp lực thì phải bắt đầu bằng việc thực hành các thiện pháp. Các thiện pháp ở đây là giữ gìn năm nhân cách cao thượng hay năm giới của người Phật tử: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối và không say nghiện.

Song hành với việc giữ giới đó là là thực hành chánh niệm, chánh trí hay chánh niệm, tỉnh giác. Nhờ có chánh niệm, tỉnh giác nên rõ biết về thân tâm ngay hiện tại mà không chạy theo sáu trần khi đối duyên xúc cảnh. Ngay đây, cánh cửa ác nghiệp được khép lại, thiện nghiệp được mở ra. Đây chính là cách dùng nước thiện pháp để tẩy sạch từng phần những ô uế trong tâm.

Sau khi đã chuyển nghiệp bằng việc thực hành các thiện pháp, hành giả tiếp tục phát huy định và tuệ nhằm tẩy trừ tâm cấu uế “do tà kiến, do phi pháp dục, do ác tham, do tà pháp, do tham, do nhuế, do thụy miên, do trạo cử hối quá, do nghi hoặc, do sân triền, do phú tàng, do xan tham, tâm tật đố, do khi trá, do dua siểm, do vô tàm, do vô quý, do mạn, do đại mạn, do ngạo mạn, do phóng dật”. Khi tâm cấu uế được tẩy sạch thì ác nghiệp cũng tiêu trừ, ba nghiệp thanh tịnh, thành tựu giải thoát.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24147)
30/05/2014(Xem: 21936)
02/12/2018(Xem: 14586)
26/08/2016(Xem: 11998)
26/08/2013(Xem: 41686)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.