Rèn luyện Tâm thức: Bài 7

30/06/20225:16 SA(Xem: 1619)
Rèn luyện Tâm thức: Bài 7
RÈN LUYỆN TÂM THỨC
Đức Đạt Lai Lạt Ma

BÀI KỆ 7

Bài kệ thứ bảy tóm tắt tất cả các pháp thực hành mà chúng ta đã thảo luận, bài Kệ viết:

Tóm lại, xin dâng ích lợi, niềm vui
Đến Mẹ chúng sanh trực - và gián tiếp,
Xin nguyện riêng con âm thầm nhận lãnh
Những đớn đau, bất hạnh của Người.

Bài Kệ này trình bày một sự thực hành Phật giáo cụ thể được biết đến như là "thực hành cho và nhận" (tong len), và đó là bằng cách quán tưởng việc cho và nhận mà chúng ta thực hành về sự bình đẳng và hoán đổi ngã - tha (hoán đổi hoàn cảnh của mình với người khác).

"Hoán đổi bản thân với người khác" không nên hiểu theo nghĩa đen là mình chuyển sang bên kia và người kia chuyển về phía mình. Điều này là không thể. Ý nghĩa ở đây muốn nói là sự hoán đổi, đảo chiều của thái độ bình thường đối với bản thân và người khác. Chúng ta có khuynh hướng liên quan đến cái gọi là "tự ngã" như là một cốt lõi quý giá ở trung tâm của chúng ta, là điều gì đó thực sự đáng để chúng ta quan tâm; đối với phạm vi đó mà chúng ta sẵn sàng bỏ qua sự thịnh vượng của người khác. Ngược lại, thái độ của chúng ta đối với người khác thường giống như sự thờ ơ, lơ đễnh; tốt nhất chúng ta có thể có một số mối quan tâm dành cho họ, nhưng ngay cả điều này có thể chỉ đơn giản là ở mức độ của một cảm giác hoặc một cảm xúc. Nói chung, chúng ta thờ ơ với những gì người khác đang có và không coi trọng nó. Vì vậy, quan điểm của thực tế cụ thể này là đảo ngược thái độ này để chúng ta giảm bớt cường độ của sự bám chấp và luyến áichúng ta thường dành cho chính mình; và cố gắng để xem xét phúc lợi của người khác là có ý nghĩa và quan trọng.

Khi tiếp cận với sự thực hành Phật giáo theo loại này, khi có một gợi ý rằng chúng ta nên nhận lãnh những khổ đau và sự tổn thương bất hạnh về phần mình; tôi nghĩ điều quan trọng là phải xem xét chúng một cách cẩn thậnđánh giá cao chúng trong bối cảnh phù hợp. Điều thực sự được gợi ý ở đây là nếu, trong quá trình theo đuổi con đường tâm linh thiêng liêng và sự học hỏi của bạn để suy nghĩ về phúc lợi của người khác, bạn được hướng dẫn để trải qua những khó khăn nhất định nào đó, hoặc thậm chí đau khổ, thì bạn nên hoàn toàn được chuẩn bị cho điều này. Bài Kệ ở đây không ngụ ý rằng bạn nên ghét bỏ bản thân mình, hoặc là khắc nghiệt đối với chính mình, hoặc bằng cách nào đó muốn đau khổ trên chính mình một cách khốc liệt. Điều quan trọng là phải biết rằng ở đây không đề cập đến ý nghĩa này.

Một ví dụ khác chúng ta không nên hiểu sai là câu trong một văn bản Tây Tạng nổi tiếng có nội dung: "Con có thể có can đảm nếu cần thiết để trải qua vô số kiếp, vô số A tăng kỳ kiếp, thậm chí trong cảnh giới của địa ngục sâu thẳm nhất." Vấn đề đang được thực hiện ở đây là rằng, mức độ can đảm của bạn nên như vậy, và nếu như bạn được yêu cầu là một phần trong quá trình làm việc phụng sự cho hạnh phúc của người khác thì bạn nên sẵn sàng và cam kết chấp nhận nó.

Sự hiểu biết đúng đắn về những đoạn văn này là rất quan trọng, bởi vì nếu không, bạn có thể sử dụng chúng để củng cố bất cứ cảm giác tự hận thù nào, nghĩ rằng nếu bản thânhiện thân của sự ái trọng tự thân, hãy tự đày ải mình và đẩy rơi mình vào quân lãng. Đừng quên rằng cuối cùng động cơ đằng sau nỗi khát khao thực hành theo con đường thiêng liêng là để đạt được hạnh phúc tối cao, vì vậy, cũng giống như ta đang tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình thì cũng là đang tìm kiếm hạnh phúc cho người khác. Ngay cả từ quan điểm thực tế, để có thể phát triển lòng từ bi đích thực đối với người khác, trước tiên người đó phải có cơ sở để nuôi dưỡng lòng bi mẫn, và cơ sở đó là khả năng kết nối với cảm xúc của chính mình và chăm sóc phúc lợi của chính mình . Nếu một người không có khả năng thực hiện điều đó với bản thân mình, thì làm sao họ có thể tiếp cận với người khác và cảm thấy quan tâm cho họ? Chăm sóc cho người khác đòi hỏi phải có sự chăm sóc cho chính bản thân.

Thực hành tong len, cho và nhận, là sự gói gọn tất cả các Pháp hành về lòng Từtâm Bi; thực hành phápchonhấn mạnh vào việc thực hành lòng “Từ”, trong khi thực hành phápnhận” thì nhấn mạnh việc thực hành tâm “Bi”.

Ngài Tịch Thiên đã gợi ý một cách thú vị để thực hành việc này trong cuốn “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài. Đó là một cách quán tưởng để giúp chúng ta đánh giá cao những thiếu sót của sự ái trọng tự thân, và cung cấp cho chúng ta những phương pháp để đối đầu với nó. Một mặt bạn quán tưởng hình dung về những cái bình thường của bản thân bạn, một cái tôi hoàn toàn không không thẩm thấu được phúc lợi của người khác, và là một hiện thân của sự ái trọng tự thân. Đây là loại tự ngã mà chỉ biết quan tâm đến hạnh phúc của chính mình, trong phạm vi mà nó thường sẵn sàng bóc lột những người khác một cách khá kiêu ngạo để đạt được mục đích mà nó đã gieo. Sau đó, mặt khác, bạn hình dung quán tưởng một nhóm chúng sinh đang đau khổ, không được bảo vệ và không có nơi ẩn náu. Bạn có thể tập trung sự chú ý của bạn vào các cá nhân cụ thể nếu bạn muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn hình dung một người bạn quen biết rõ và có sự quan tâm, người ấy đang chịu đựng sự đau khổ, bạn có thể chọn người đó như một đối tượng cụ thể để quán tưởngthực hiện toàn bộ việc thực hành và “cho” và “nhậnliên quan đến người đó. Thứ ba, bạn xem mình là người quan sát vô tư trung lập của người thứ ba, ở đây, người quan trọng là người cố gắng đánh giá toàn bộ mức độ của sự quan tâm. Tách riêng mình ra và đặt vào vị trí của người quan sát trung lập sẽ giúp cho bạn dễ nhìn thấy những hạn chế của sự ái trọng tự thân, và nhận ra rằng quan tâm đến phúc lợi của những chúng sinh khác là chính đáng hơn và hợp lý hơn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2014(Xem: 24155)
30/05/2014(Xem: 21945)
02/12/2018(Xem: 14598)
26/08/2016(Xem: 12009)
26/08/2013(Xem: 41688)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.