Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart Abhijāto (Sưu Tầm 5) (Song ngữ Anh Việt)

12/07/20224:38 SA(Xem: 2932)
Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart Abhijāto (Sưu Tầm 5) (Song ngữ Anh Việt)

 

HỎI PHÁP VỚI AJAHN SUCHART ABHIJĀTO – sưu tầm 5
Nguồn: Fanpage “Ajaan Suchart Abhijāto: Dhamma for the Asking”
Dịch Anh-Việt: Phương Thủy
Chủ đề: Lập kế hoạch cho đời sống tinh thần như thế nào

 

Sưu tầm 5_Hỏi Pháp với Ajahn SuchartHọc trò: Chúng con luôn lập kế hoạch cho cuộc sống của mình, chẳng hạn như lập kế hoạch học tập, kiếm việc làm, có một cái nhà và cuộc sống thoải mái. Chúng con lập kế hoạch cho đời sống tinh thần của mình như thế nào?

Than Ajahn: Ồ, con phải nghĩ rằng một ngày nào đó con sẽ không còn có thân thể của con. Đúng không? Khi con không có thân [vật chất], con phải dựa vào nghiệp tốt của mình, vì vậy con phải chuẩn bị cho cuộc sống tinh thần của mình trong thế giới tinh thần. Trong thế giới tinh thần, con sử dụng tiền tinh thần. Tiền tinh thần là do nghiệp tốt của con tạo ra. Món nợ tinh thần là do nghiệp xấu của con tạo ra.

Đó là lý do tại sao tất cả các vị Phật nói rằng: “Không làm bất kỳ nghiệp xấu nào; chỉ làm nghiệp thiện”, như vậy khi con chết và sống trong thế giới tinh thần, con có tiền tinh thần để mua thức ăn và quần áo, trả tiền thuê nhà và mua mọi thứ khác. Nếu con làm nghiệp xấu, con sẽ phải sống như quỷ đói, con sẽ không có tiền mua đồ cho mình.

Vì vậy, hãy làm ba điều mà Đức Phật đã dạy bảo chúng ta làm: tránh tạo những nghiệp xấu, chỉ tạo những nghiệp tốt và nếu con có thể, hãy thanh lọc tâm bằng hành thiền. Đây là cách để chuẩn bị cho sự đời sống tinh thần của con.

 

Học trò: Như vậy, tiền tinh thần hoàn toàn khác với tiền của chúng con và chúng con phải nghĩ về tiền tinh thần theo một cách khác.

Than Ajahn: Nghiệp tốt. Hãy tạo những nghiệp tốt như bố thí, cư xử tử tế với mọi người, giúp đỡ người khác, làm các việc thay cho người khác. Bằng cách tạo những nghiệp thiện, con đang tạo ra tiền tinh thần. Nếu con làm tổn thương người khác, con đang tạo ra món nợ tinh thần.

Và nếu con không muốn quay trở lại saṁsāra (cõi ta bà) này, con phải thanh lọc tâm mình bằng vipassanā bhāvanā (tu tập thiền quán) và samatha bhāvanā (tu tập thiền chỉ). Con có rõ không?

 

Học trò: Vâng. Vậy kính bạch Than Ajahn, khi chúng con tiếp tục tích lũy thiện nghiệp này, điều đó có nghĩa là cuối cùng chúng con sẽ có thể từ bỏ hay chúng con phải lập kế hoạch để được từ bỏ ạ?

Than Ajahn: Ồ, tất cả tài sản vật chất đều vô giá trị khi con chết, phải không? Con không thể sử dụng chúng trong thế giới tinh thần. Vì vậy, thay vào đó, con cần dành toàn bộ thời gian để tích lũy tài sản tinh thần. Đối với của cải vật chất, con chỉ cần có đủ cho cuộc sống hiện tại của mình, đó là bốn thứ vật dụng cần thiết cho cuộc sống: thức ăn, chỗ ở, quần áo và thuốc men — đó là tất cả những gì con cần cho đời sống vật chất. Đừng dành quá nhiều thời gian đi mua các thứ để thỏa mãn những thèm muốn của mình vì nó không đem lại lợi ích gì cho con. Tốt nhất là không có thứ gì, vì con không thể mang bất cứ thứ gì theo mình.

 

Học trò: Nếu chúng con làm ngược lại, điều đó có nghĩa là chúng ta ngu ngốc có phải không?

Than Ajahn: Thành thật mà nói, đó là ảo tưởng, si mê. Avijjā paccayā saṅkhārā (Vô minh duyên hành). Sự si mê hay vô minh của con sẽ thúc đẩy tâm con tích lũy những thứ cho những cấu uế của tâm, cho sự tham ái của con. Điều này sẽ không có lợi cho tâm của con chút nào. Nó có lợi cho những ô nhiễm của tâm, nó làm cho những tâm ô nhiễm vui, nhưng nó không tạo ra bất kỳ tài sản tinh thần nào. Không có sự hài lòng, không có sự bình thản. Con luôn thèm khát, tìm kiếm nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Như thế thì con có thể trở thành quỷ đói sau khi chết.

Nhưng nếu con bố thí (rộng lượng cho đi) hoặc làm việc thay cho người khác, con sẽ hài lòng, con có được hạnh phúc và con sẽ có được thành quả. Vì vậy, tốt hơn hết con nên dành thời gian làm những việc cho người khác nếu con không có việc gì khác để làm cho mình.

Nếu con có đủ tiền cho cuộc sống của mình thì con nên dành thời gian làm từ thiện như Bill Gates. Bill Gates bây giờ có quá nhiều tiền và ông ấy không làm việc nữa, phải không? Ông ấy đang dành toàn bộ thời gian của mình để làm từ thiện. Ông ấy đang tích lũy rất nhiều của cải tinh thần. Ông ấy thông minh. Vì vậy, hãy nhìn Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới, ông ấy hiện đang dành toàn bộ thời gian của mình để làm từ thiện. Ông ấy có đủ của cải vật chất, nhưng không có bất kỳ của cải tinh thần nào, vì vậy ông ấy hiện đang tích lũy rất nhiều của cải tinh thần.

Vì vậy, đây là những gì con nên làm. Cố gắng dành ít thời gian hơn, ít tiền bạc hơn cho đời sống vật chất của mình. Chỉ có đủ để tiếp tục sống. Điều này là đủ tốt rồi. Như vậy thì con có thể có thời gian rảnh rỗi, tiền dư dả để làm nên tài sản tinh thần của mình.

Hãy cho đi của cải vật chất và đổi lại, con sẽ nhận được tài sản tinh thần. Về cơ bản nó là như vậy đó. Con hiểu chứ?

 

Học trò: Vâng, bạch Thầy, con kính cảm ơn Thầy.

Than Ajahn: Nhưng nếu con không có bất kỳ của cải nào thì con chỉ sử dụng sức lực thể chất của mình, như làm công việc tình nguyện, làm những việc mà không nhận bất kỳ thù lao nào. Đây cũng là tạo dựng tài sản tinh thần. Đó là đối với những người không có tiền để cho đi. Con có thể là một tình nguyện viên làm việc trong một cơ sở phát đồ ăn cho người nghèo ở đâu đó. Chỉ làm công việc từ thiện. Con không cần phải tiêu tiền nếu con không có tiền. Sử dụng tài sản vật chất của con, sức lựcthời gian của con vì lợi ích cho người khác. Như vậy thì con sẽ có của cải tinh thần nào đó mang theo khi con ra đi. Bởi vì con không thể mang tài sản vật chất theo mình khi con chết.

Con có thể sống đơn giản. Con không cần phải sống tốn kém, phải không? Tại sao con phải tiêu quá nhiều tiền để sống một cách tốn kém? Hãy giảm chi phí sinh hoạt, khi đó con không phải làm việc để trang trải cho lối sống đắt đỏ của mình. Khi đó con sẽ có thời gian để làm từ thiện nhiều

hơn, làm những việc cho người khác. Và con cũng sẽ có thời gian hành thiền để giảm bớt những lần tái sinh của mình. Việc thực hành thiền của con sẽ giúp giảm số lần tái sinh.

Giáo pháp bằng tiếng Anh, 5 tháng 7 năm 2022

 

***

 

Bản gốc tiếng Anh

 

Student: We always make planning for our lives, like planning on how to study, how to get a job, how to have a home and comfortable life. How do we make planning for our spiritual life?

Than Ajahn: Well, you have to think that one day you are going to be without your body. Right? When you have no [physical] body, you have to rely on your good kamma, so you have to prepare for your spiritual life in the spiritual world. In the spiritual world, you use spiritual money. The spiritual money is created by your good kamma. Your spiritual debt is created by your bad kamma. 

That’s why all the Buddhas said, ‘Don’t do any bad kamma; do only good kamma,’ so when you die and live in the spiritual world, you have spiritual money to buy food and clothing, to pay rent, and to buy everything else. If you do bad kamma, you will have to live like a hungry ghost, you’ll have no money to buy things for yourself. 

So, do the three things that the Buddha told us to do: avoid doing bad kamma, do only good kamma, and if you can, purify your mind with meditation. This is the way to prepare for your spiritual existence.

Student: So the spiritual money is totally different from our money, and we have to think of the spiritual money differently. 

Than Ajahn: Good kamma. Do good kamma like give to charity, being nice to people, helping other people, doing things for other people. By doing good kamma, you are creating spiritual money. If you hurt other people, you are creating spiritual debt. 

And if you don’t want to return to this saṁsāra, you have to purify your mind by vipassanā bhāvanā and samatha bhāvanā. Get it?

 

Student: Yes. So Than Ajahn, when we keep accumulating this goodness, does it mean that we will eventually be able to renounce or do we have to make plan to be renounced? 

Than Ajahn: Well, all the physical possessions are worthless when you die, right? You cannot use them in the spiritual world. So you want to spend all your time accumulating spiritual wealth instead. For your physical wealth, you just want to have enough for your present existence which is the four requisites of life: food, shelter, clothing, and medicine—that’s all you need for physical existence. Don’t spend too much time buying things to satisfy your cravings because it doesn’t do any good for you. It’s best to have nothing, because you can’t take anything with you.

 

Student: If we do the opposite, does it mean that we’re stupid? 

Than Ajahn: Delusional, let’s put it that way. Avijjā paccayā saṅkhārā. Your delusion or your ignorance will push your mind to accumulate things for your defilements, for your craving. This

will not benefit your mind at all. It benefits the defilements, it makes the defilements happy, but it doesn’t generate any spiritual wealth. There is no contentment, no equanimity. You are always hungry, looking for more and more. Then, you can become a hungry ghost after you die.

But if you give to charity or do work for other people, you get contentment, you get happiness, and you get fulfilment. So it’s better to spend your time doing things for other people if you don’t have anything else to do for yourself. 

If you have enough money for your existence, then you should spend time doing charity work like Bill Gates. Bill Gates has so much money now and he is not working anymore, right? He is spending all his time doing charity work. He is accumulating a lot of spiritual wealth. He is smart. So look at Bill Gates, one of the richest man in the world, he is now spending all his time doing charity work. He has enough physical wealth, but he doesn’t have any spiritual wealth, so he is now accumulating a lot of spiritual wealth.

So, this is what you should do. Try to spend less time, less money on your physical existence. Just have enough to get by. This is good enough. Then, you can have the spare time, the spare money to build your spiritual wealth. 

Give away your physical wealth, and you’ll get spiritual wealth in return. That’s basically what it is. Understand?

 

Student: Yes, thank you, Ajahn. 

Than Ajahn: But if you don’t have any wealth, then you just use your physical energy, like doing volunteer work, doing things without getting any payment in return. This is also building spiritual wealth. This is for people who don’t have any money to give away. You can be a volunteer working in a Soup Kitchen somewhere. Just do charity work. You don’t have to spend money if you don’t have money. Use your physical possession, your energy and time, for the benefit of other people. Then, you will have some spiritual wealth with you when you go away. Because you cannot take your material possession with you when you die. 

You can live simply. You don’t have to live expensively, right? Why do you have to spend so much money to live expensively? Reduce your living expenses, then you don’t have to work to pay for your expensive lifestyle. Then you will have time to do more charity work, do things for other people. And you’ll also have time to do meditation to cut down your rebirths. Your meditation practice will help reduce the number of rebirths. 

 

“Dhamma in English, Jul 5, 2022.”

By Ajahn Suchart Abhijāto

www.phrasuchart.com

YouTube: Dhamma in English.

https://www.youtube.com/channel/UCi_BnRZmNgECsJGS31F495g

https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/pfbid0Jw6YC5dPnKHB2vFD85ETW1ZZuKksGEqHch1nrUaJt6eswYL85rbqb2fddJbsYPQgl

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2024(Xem: 478)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.