Buông Bỏ Tự Ngã Và Các Kiết Sử Khác

19/07/20223:55 CH(Xem: 3345)
Buông Bỏ Tự Ngã Và Các Kiết Sử Khác

BUÔNG BỎ TỰ NGàVÀ CÁC KIẾT SỬ KHÁC
LETTING GO OF SELF AND OTHER FETTERS

Trích từ cuốn Những Lời Dạy Cốt Yếu Essential Teachings Chương 7
Tổng hợp các bài Pháp thoại của Phra Ajahn SuchartAbhijāto (được dịch ra tiếng Anh)
Người dịch Anh – Việt: Phương Thủy

PDF icon (4)Chương 7 - Buông bỏ tự ngã và các kiết sử khác_Essential Teachings_Ajahn Suchart

Screenshot (205)Nghe Pháp mà không thể thâm nhập được Pháp, tức là không đạt được thành tựu nào, là do thiếu định.

Quý vị có thể thâm nhập Pháp nếu tâm định. Nếu không thể gom tâm lại với nhau, quý vị sẽ không thể tiếp cận tới nền tảng tinh thần của mình (citta). Quý vị sẽ không thể đi tới gốc rễ của tham áidục vọng (kilesa-taṇhā), cũng như sẽ không thể thâm nhập vào Tứ Thánh Đế.



Quý vị sẽ có thể dễ dàng loại bỏ tâm ô nhiễm của mình bằng cách nghe Pháp nếu tâm có định đầy đủ đến mức nhất tâm.

Lấy ví dụ về năm vị ẩn sĩ (pañcavaggiyā) chẳng hạn. Họ đã trau dồi bản thân kỹ lưỡng về mặt tâm linh, về giới (sila) và tu tập định (samādhi), nhưng căn tuệ (paññā) của họ vẫn còn thiếu. Họ không biết về ba đặc tính của sự hiện hữu (tilakkhaṇa): vô thường (anicca), bất toại nguyện (dukkha) và vô ngã (anattā).

Trước đây, chưa có ai đã từng hiểu về điều này hoặc đã dạy điều này. Khi nghe về điều đó từ Đức Phật, họ có thể dễ dàng loại bỏ niềm tin của mình vào một tự ngã (sakkāya[1]diṭṭhi), là một trong những ô nhiễm rất vi tế của tâm [hay mười kiết sử]

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2020(Xem: 10094)
13/03/2024(Xem: 965)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.