Bệnh hí luận

07/11/20225:52 SA(Xem: 3844)
Bệnh hí luận

BỆNH HÍ LUẬN
HT. THÍCH THIỆN ĐẠO

khau nghiepTrong các nghiệp của chúng sanh, khẩu nghiệp rất quan trọng, hành giả phải rất cẩn thận từng lời nói để tránh xa các quả báo không tốt do khẩu nghiệp gây ra. Trong các bệnh của khẩu nghiệp, bệnh hí luận chúng ta thường hay mắc phải.

* Luận Du Già Sư Địa có nói: “Hí luận là lời nói đùa cợt vô bổ, trái với chánh pháp, làm trò cười cho thiên hạ không đem lại lợi ích, không làm giảm bớt các pháp ác, không tăng trưởng các pháp lành”.

* Trong Kinh Niết Bàn Đức Phật cũng nhấn mạnh đến sự tai hại của bệnh hí luận như sau: “Này các Tỳ Kheo, nếu hí luận đủ thứ thì tâm rối loạn, không đưa đến an lạc giải thoát. Cho nên các Thầy luôn luôn tinh tấn từ bỏ hí luận, nhanh chóng thoát ly cái họa hí luận, tâm định ý chơn an vui tịch tịnh. Đối với các thứ công đức, các Thầy phải nhất tâm tu tập, tránh xa mọi hình thức hí luận điên đảo như tránh xa kẻ thù, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, sau này có hối hận cũng không có ích gì”.

* Trong Kinh Thiện Sanh, Đức Phật nhắc nhở: có 6 sai phạm mà người hí luận ác tri thức thường mắc phải:
- Thường nói lời dối gạt không thật.
- Thích hoạt động tối tăm mờ ám.
- Hay mê hoặc người khác hiểu sai chánh pháp.
- Mưu mô chiếm đoạt tài sản của người khác.

- Tham cầu lợi dưỡng cá nhân.
- Hay thích chỉ trích khuyết điểm người khác.

Tương tự như thế, cuống dị ngữ là lời nói quanh co, tráo trở, thay đen đổi trắng, mê hoặc người nghe, khiến họ hiểu sai chân lý, sai sự thật. Thường nói sai sự thật, ưa đổi trắng thay đen, dối gạt chúng sanh là bệnh cố hữu của những người tà kiến vô minh, là bệnh phổ biến của thời đại.

* Trong Kinh Báo Ân Đức Phật có dạy: “Người đời tai họa do từ miệng sanh ra, cho nên phải luôn luôn giữ gìn miệng cẩn thận hơn đề phòng lửa dữ. Lửa dữ chỉ đốt cháy của cải hiện tại của thế gian, nhưng miệng dữ đốt cháy thiện nghiệp bảy đời thánh nhân. Nên biết miệng dữ (ác khẩu) là dao búa sắc bén sát hại thân mạng ghê gớm”.

Tóm lại, miệng là cửa ngõ của tâm hồn, lời nói là sản phẩm của tâm hồn. Tâm tịnh tất sanh chánh ngữ. Chánh ngữcon đường tắt đi vào đạo. Hãy cẩn thận lời nói. Chớ có hí luận, chớ có điên đảo quanh co, thay trắng đổi đen. Thà bị cắt lưỡi, quyết không nói lời dối gạt thô ác. “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, cổ nhân đã dạy như thế. Giả dối đưa đến mâu thuẫn. Mâu thuẫn tạo ra giả dối. Con đường vòng lẩn quẩn này nhất định không đưa đến sự an lạc, mà chỉ chồng chất thêm khổ đau. Thật bất hạnh cho một cộng đồng khi mà nhà hiền triết bị mù lòa, nhà hùng biện bị câm ngọng, trong khi đó kẻ hí luận thì đắc địa ba hoa.

* Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật đã ân cần nhắc nhở: “Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu hí luận đủ thứ thì tâm tưởng rối loạn. Các Thầy hãy từ bỏ tức khắc sự hí luận làm rối loạn tâm trí. Muốn được an vui tịch diệt, chỉ có cách là phải cấp tốc diệt trừ cái họa hí luận”. Ngôn ngữ nào không chứa đựng hương vị giải thoát và sự ngọt ngào của tinh thần buông xả, thì ngôn ngữ đó chỉ là ngục tù, là hí luận. Hãy nói tiếng nói của chân tâm, cẩn thận chớ để bị lạc vào thế giới âm thanh điên đảo.

Trích từ: TC Phật Học Từ Quang số 42 tháng 10 năm 2022

Xem thêm:
https://thuvienhoasen.org/a32886/khau-nghiep 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/01/2014(Xem: 16879)
18/05/2017(Xem: 20931)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.