CHƯƠNG 2: THA THỨ

09/12/20225:22 SA(Xem: 1956)
CHƯƠNG 2: THA THỨ
NHẸ TÊNH GIỮA DÒNG ĐỜI
Thích Nhuận Đức
Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội 2022

CHƯƠNG 2: THA THỨ
 
1. Mục đích tha thứ
2. Câu chuyện thật giữa Ngọc và Chuyền
3. Cách nhận diện Tha Thứ
4. Bốn viên linh dược cảm hóa con người
5. Lòng tha thứ của Mẹ
6. Từ bi và Trí Tuệ
7. Tâm
8. Thực tập tha thứ
9. Mở rộng tâm từ
10. Tha thứ là một cách giáo dục
11. Tha thứ cho chính mình
12. Tha thứ trong tình yêu
13. Các loại tha thứ

Thành thậtyếu tố cơ bản để giúp cho bạn có thể được đón nhận món quà từ người Tha thứ. Tha thứ là món quà ý nghĩa nhất đối với người phạm lỗi lầm. Trong nhà Phật, chất liệu quan trọng nhất của người Tha thứlòng Từ Bi - Trí Tuệ hay nói cách khác là lòng thương yêu, bao dung và sự hiểu biếtchánh kiến.
  • Tha thứ bao gồm hai khía cạnh:

Tha thứ cho chính mình

Tha thứ cho người khác và hoàn cảnh không mong muốn

Tha thứchủ đề phức tạp vì nó phụ thuộc vào các cung bậc cảm xúc và khí chất, hoàn cảnh của từng con người. Chưa hẳn vẻ mặt vui vẻ, miệng luôn cười nói có nghĩa là họ đã tha thứ cho bạn. Với những người có tính cách giận dai, cố chấp, thù hận thì việc tha thứ sẽ khó thực hiện hơn người bình thường. Họ chỉ sẵn sàng tha thứ cho bạn nếu bạn chân thành xin lỗi, không tái phạm và muốn kết nối quan hệ với họ.

Đối với một người phụ nữ, họ có thể sẵn sàng tha thứ cho bạn thêm một lần nữa khi họ còn thương bạn, muốn tiếp tục kết nối mối quan hệ với bạn nhưng niềm tin họ đặt hoàn toàn vào bạn thì cũng không còn nữa. Do đó, phụ nữ họ có thể cho bạn cơ hội để làm mới cuộc đời nhưng họ sẽ không bao giờ quên câu chuyện quá khứ.

Đối với người đàn ông, thường họ khó tha thứ nhưng khi tha thứ rồi thì họ sẽ quên đi quá khứ phũ phàng. Đó là một số tâm lý hay xảy ra trong các mối quan hệ giữa người nam và nữ trong cuộc sống.

Nội dung tha thứ các bạn cần hiểu theo các khía cạnh thế gianPhật giáo.

Theo thế gian, sự tha thứ nó còn tính điều kiện, áp đặt vì họ chưa thoát khỏi cái Tôi nơi chính họ, vì vậy dù họ có tha thứ nhưng họ vẫn còn đau khổ, như các vết sẹo còn lưu lại sau khi phẫu thuật.

Theo Phật giáo, tha thứ mang tinh thần của sự giải thoát, tấm lòng bao dung, rộng lượng và ôm một cách trọn vẹn sự phản bội, sự không như ý mà không cần bất cứ một điều kiện nào; do đó sự tha thứ này khiến họ tự tại, an nhiên, hạnh phúc trong cõi đời đầy sóng gió này.

  • Về phương diện chủ thể và khách thể, chúng ta có thể tự mặc định:

Người tha thứ là chủ thể

Người phạm lầm lỗi là khách thể

1.   Mục đích tha thứ

 

Tha thứ cần xây dựng trên cơ sở cảm xúclý trí, nó không ngoài mục đích giúp cho khách thể trở thành một con người tốt hơn, có cơ hội để sửa lầm lỗi; chủ thể được mở lòng thêm rộng lớn. Tha thứ là một đức tính thiêng liêng mà một con người ai cũng cần phải có. Tuy nhiên, việc sử dụng lòng vị tha tùy ý, quá lạm dụng, không có lý trí xem xét, không quan tâm, có tác dụng ngược lại với mục đích chủ thể mong muốn. Vì thế, thất vọng lại càng thêm thất vọng.

2.   Câu chuyện thật giữa Ngọc và Chuyền

Trước khi đi vào phân tích, Tôi xin kể về câu chuyện có thật để chúng ta cùng suy ngẫm.

Có một cặp vợ chồng cần cù lo làm ăn, kiếm tiền nuôi hai con ăn học, xây dựng mái ấm gia đình. Tháng 11/1997, vào một buổi tối, ngoài trời mưa se lạnh, cả gia đình đang quây quần bên nhau để nghe hai đứa con hát những bài hát mà chúng được học ở trường. Người ba tên là Nam, người mẹ tên là Ngọc. Nam có người anh ruột là Chuyền suốt ngày bài bạc, rượu chè, không lo làm ăn. Bỗng nhiên, có một người cháu chạy xồng xộc vào nhà nói: “Chú Nam ơi! Chú Nam ơi! Gia đình bác Chuyền có chuyện rồi. Bác Chuyền nói gia đình bác mất 5 chỉ vàng.”

Nghe xong, anh Nam và chị Ngọc vội vàng chạy sang nhà bác Chuyền xem sự việc thế nào. Đến nơi anh Nam và chị Ngọc cùng giúp gia đình bác Chuyền tìm kiếm xung quanh. Không tìm thấy vàng đâu hết, bác Chuyền nảy ra ý nghi ngờ nói: “Hôm qua, Ngọc đút cháo cho chị dâu (bị bệnh sốt nằm mấy ngày, con cái còn quá nhỏ, không ai săn sóc, Ngọc thương chị dâu nên qua giúp) có thấy 5 chỉ vàng mà người ta trả không?” Ngọc trả lời thật tình: “Em có thấy người ta trả cho chị dâu nhưng không biết chị cất ở đâu.”

Anh Chuyền nói bây giờ còn ai vào đây nữa, giờ vàng thì đã mất, lúc ấy chỉ có mình em ở đó, còn ai vô cái nhà này mà lấy nữa.


Ngọc cố giải thích cho anh chồng hiểu nhưng anh chồng cứ nằng nặc nói là Ngọc lấy. Ngọc uất ức vừa khóc vừa chạy về nhà.

Sáng hôm sau, Chuyền mới qua nhà Nam nói với 2 vợ chồng: “Chuyện này, tôi sẽ đem ra nhờ công an giải quyết để khỏi phải chối cãi. Tối nay, tôi sẽ họp tất cả mọi người trong xóm và trong họ để nói cho người ta biết”.

 

Vợ chồng người em dâu bình tĩnh nói: “Vợ chồng em thật lòng không biết số vàng đó nằm ở đâu cả. Anh nên tìm cho kỹ lại thử xem, không nên quyết định quá vội vàng. Nếu chuyện này đem ra thôn xóm và dòng họ như vậy nghĩa là anh không tin và đánh mất danh dự của vợ chồng em. Xin anh suy nghĩ cho kỹ, gia đình em sẽ giúp anh tìm vàng và nếu anh cần tiền thì vợ chồng em có chút ít tiền dành dụm gửi anh để lo công việc gia đình.”

Chuyền vẫn không đồng ý. Gia đình Nam nói: “Vậy từ nay đường ai nấy đi, gia đình ai nấy sống, ba mẹ và ông bà tự thờ.” Sau đó, Chuyền cố tình tỏ vẻ nghi ngờ, cố tình cấu kết với một số người thân quen nơi chính quyền để ép buộc Ngọc phải ký tên xác nhận là người ăn trộm.

Điều đó càng làm Ngọc thêm uất ức khi không minh oan cho mình được, không ai tin cô nữa, hàng xóm láng giềng nhìn Ngọc bằng con mắt kỳ thị.

Ngọc đã bao lần tìm đến cái chết trong nỗi oan ức tột cùng, nằm liệt giường 28 ngày không ăn uống với hai hàng nước mắt và tủi hận. Có lần Ngọc đã bỏ thuốc độc vào ổ bánh mì để chuẩn bị kết thúc số phận của ba mẹ con nhưng với lòng thương vô hạn của người Mẹ, Ngọc đã kịp thức tỉnh mà vứt ngay ổ bánh mì và móc những miếng bánh trong miệng các con ra, rồi ôm con mà khóc.

Từ đó, kinh tế gia đình xuống cấp, Ngọc chán nản với biệt danh oan ức “kẻ ăn trộm”. Con cái thì bị các bạn học xa lánh với ánh mắt khinh bỉ “mẹ mày là kẻ ăn trộm”; nên chúng đành nghỉ học vài tháng ở nhà với mẹ.

Hai đứa con nheo nhóc vẫn biết mẹ buồn, nhưng chúng không biết nói gì ngoài câu “Mẹ ơi, mẹ đừng buồn nữa”, rồi ôm Mẹ mà khóc. Nam thì đứng giữa vợ và anh ruột, hai người thân thiết nhất. Hai người ấy như hai tảng đá đè nặng trên vai Nam không biết phải làm sao? Nếu theo anh thì Ngọc sẽ càng tức hận và sẽ có thể kết liễu luôn hai đứa con, nếu theo vợ thì mất anh ruột.

Sau sáu tháng tù treo, công an không tìm được chứng cứ kết tội Ngọc nên phải thả tự do cho cô. Tiếp tục, để rõ trắng đen sự việc, gia đình hai bên Chuyền và Nam cùng một số người làm chứng tổ chức đi xem Thầy bùa ngãi và ông Thầy chỉ mặt Chuyền là người lấy, nếu gia đình hai bên đồng ý thì sẽ bỏ ngãi cho Chuyền bị điên. Gia đình không đồng ý nên quay về nhưng sự oan trái của Ngọc cũng phần nào được minh oan.

Nếu là các bạn thì các bạn sẽ chọn ai? Anh ruột hay vợ?


Vậy ai sẽ là người minh oan cho số phận người phụ nữ đáng thương đó?

Đó là nhân quả và có lẽ “ông trời có mắt” như ông bà ta thường nói.

Vào một đêm nọ, khi Chuyền đang nằm với vợ. Lương tâm anh ta đang cảm thấy cắn rứt, lo sợ cho cái tội lỗi xấu ác của mình. Chuyền có cái máu đánh bài nên đã lén vợ lấy số vàng đó giấu đi và nói oan cho cô em dâu, người đã luôn giúp đỡ gia đình Chuyền. Không biết trời xui đất khiến sao Chuyền nói với vợ: “Có khả năng ngày mai người ta sẽ trả vàng trước cổng, 5 giờ sáng mai bà ra sân mà lấy 4 chỉ vàng. Họ trả lại 4 chỉ thôi.” Cô vợ nghe và cũng chẳng suy nghĩ gì. Sáng sớm cô dậy, đi ra cổng thấy vàng, bèn hô to lên “thấy vàng rồi, thấy vàng rồi”. Hàng xóm nghe vậy cũng chạy qua xem và từ đó hàng xóm, gia tộc và những người trong làng biết và hiểu ai là tội phạm, ai là người bị hại.

Vài ngày sau, vợ chồng Chuyền  qua  nhà xin  lỗi  và  mong  nhận  được  sự  tha  thứ  từ  vợ chồng Ngọc. Nhưng rất tiếc nỗi đau quá lớn nên bây giờ tình nghĩa anh em xem như đoạn tuyệt.

3. Cách nhận diện Tha thứ

Thưa quý độc giả, những ai trong hoàn cảnh của Ngọc thì mới hiểu cái nỗi tủi nhục và oan ức. Thật may mắn, cô Ngọc đã được minh oan và hai đứa con nhỏ dại vẫn còn sống, nếu không thì nỗi oan đó biết khi nào mới ngừng lại.

Tha thứ là bỏ đi gánh nặng của oán hận xuống, để sống một cuộc sống tốt hơn. Sự buông bỏ gánh nặng sẽ làm cho bạn cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng hơn. Vậy làm sao để buông chúng một cách nhẹ nhàng?

Các bạn cần phải nhận diện các vấn đề sau:

 

Bạn tự hỏi một cách thành thật lòng mình rằng bạn đã thực sự muốn buông bỏ?


Thấy được lợi ích của sự buông bỏ đối với thể xác, tâm hồn mình.

Tìm nguyên nhân tại sao họ đối xử với mình như vậy.

Nghĩ đến điều tốt dù nhỏ nhất của họ.

Tìm hiểu kỹ sự thay đổi tích cực của người mắc lỗi lầm.

Mạnh mẽ đối diện với sự thật, học cách giải quyết vấn đề bằng sự thật, bằng lòng tha thứ, dùng yêu thươnglý trí để hóa giải.

Nghĩ đến những niềm vui trong quá khứ, tương lai  tươi  sáng  của  đời  mình,  gia đình mình.

Nếu không còn cách nào khác thì Tòa án lương tâm của khách thể, hoặc tòa án luật pháp sẽ giúp bạn tha thứ.

Vậy câu hỏi đặt ra là bạn đã cố gắng buông bỏ rồi nhưng tại sao vẫn còn cảm thấy nơi sâu thẳm tâm hồn mình có sự không hài lòng, không dám đối diện khi ký ức oán hận đó được tái hiện lại? Đó gọi là tha thứ nhưng không trọn vẹn hay nói cách khác là tha thứ theo kiểu thế gian.

Thực tế, đối với một người không thực tập lòng thương yêu, tha thứ mỗi ngày trong cuộc sống thì việc có thể tha thứ một cách triệt để không phải dễ. Thực tập theo tinh thần Bi - Trí - Dũng của nhà Phật chắc chắn sẽ giúp các bạn đi đến việc tha thứ triệt để, vẹn toàn. Trọn vẹn hay không trọn vẹn, tất cả còn tùy thuộc vào dung lượng, sức chứa của trái tim bạn.

4.  Bốn viên linh dược cảm hóa con người

Một sự tha thứ hoàn hảocảm hóa được người lầm lỗi mà không phải tái lặp lại hành vi bất thiện một lần nữa. Tuy nhiên, với điều kiện họ thật sự biết lỗi và ăn năn. Đằng sau sự tha


thứ đó là mong mỏi người mắc lầm lỗi trở thành con người tốt đẹp hơn trước. Vậy để có thể cảm hóa được đối tượng thì trong nhà Phật có bốn nguyên tắc sau:

Bố thí

Ái ngữ

Lợi hành

Đồng sự

Bốn nguyên tắc trên được gọi là tứ nhiếp pháp; nhiếp nghĩa là thu nhiếp, thu phục; pháp là phương pháp; vậy tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp để có thể cảm hóa được con người.

Bố thí bao gồm tài thí, pháp thívô úy thí. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ đi vào trọng tâm cách chuyển hóa một con người lầm lỗi. Đặc điểm tâm lý của người lầm lỡ là họ luôn sợ hãi, lo âu, hổ thẹn trước những việc làm của họ. Trước hết, bạn phải khởi tâm lượng rộng lớn muốn giúp cho họ thoát khỏi hiểm nguy, biến cố lầm lỗi họ đã tạo mà không cần bất cứ điều kiện tư lợi nào cho bản thân. Bạn hãy đến với họ với sự vô hại, chân thật, bao dung, với tấm lòng tha thứ, để họ có thể cảm nhận bạn là người an toàn đối với họ. Đây là cơ hội để họ giãi bày tâm sự với bạn về những lầm lỗi của họ. Đó gọi là vô úy thí tức là giúp cho người lầm lỡ vượt qua những sợ hãi, mặc cảm tội lỗi nơi bản thân để họ có thể bình tĩnh hướng đến sự chân thật nơi bản thân và cách giải quyết.

Ái ngữ xuất phát từ nơi tâm lượng bao dung của sự bố thí, nếu không khởi tấm lòng bao dung muốn giúp đỡ họ thì việc nói ra những lời dịu dàng, chân thành rất khó xảy ra. Tác dụng của những lời nói dịu dàng, gần gũi xuất phát từ con tim của bạn sẽ làm cho họ cảm thấy an ủi, đem lại sự an bình, thanh thản, nhẹ nhàng với người nghe. Đây là cơ hội để họ tiếp tục vững tin thổ lộ, ăn năn một cách chân thành. Ngược lại, bạn sử dụng những lời nói thô bạo, hung dữ, thể hiện cái Tôi, cái quyền lực để ép người thì chỉ phản tác dụng và tạo ra những điều không tốt đẹp,khoảng cách xa hơn, đi ngược lại mục đích tốt đẹp ban đầu là hiểu nhau, thương nhau hơn giữa hai người.

Lợi hành tức là những hành động, ý nghĩ, lời nói phải cảm hóa được người nghe, muốn cảm hóa thì phải đi từ sự thành thật nơi con tim bạn. Người nghe luôn nhạy cảm trước những lời chân tình của bạn, do đó những gì bạn nói, họ đều cảm nhận được; bạn hãy bỏ cái Tôi ra ngoài việc ứng xử thì mới có thể thành công. Đây là cách để tiến đến bước cuối cùng

Đng sự tức là bạn đã thông cảm, đặt vị trí, hoàn cảnh của bạn vào tình huống của người khác; nhập vai một cách rất là ngọt như một người bạn cùng tuổi, cùng cảm xúc, cùng hoàn cảnh. Ví dụ, nếu bạn muốn dạy người ta biết bơi thì bạn phải cùng nhảy xuống nước với họ, bạn vừa là Thầy, vừa là bạn của họ thì mới có thể dạy họ một cách dễ dàng và thu phục được lòng người.

Tuy nhiên, để cảm hóa một con người không phải dễ bởi lòng thương, thông cảm của con ngườigiới hạn nhất định. Mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh; trong khi đó con người không biết thông cảm cho nhau, tha thứ cho nhau, không biết đặt vị trí của mình vào người khác để hiểu và thương nhau mà giận hờn, trách móc, hơn thua cũng vì tiền bạc, quyền lợi, danh vọng… nên sự cảm hóa cũng bị một phần hạn chế.

Nếu có một bậc Thánh xuất hiện với lòng từ bi rộng lớn, có thể cảm hóa, dung chứa được người lầm lỡ thì giới hạn bao dung của con người phàm phu trở nên nhợt nhạt và sức chịu đựng một phần nào đó bị thu hẹp, giới hạn dẫn đến sự cảm hóa trở nên thất bại.

Con người được giáo dục trong ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Ngoài yếu tố bẩm sinh ra thì ba yếu tố trên sẽ tác động rất lớn đến văn hóa, cảm xúc, thái độ sống, tinh thần giáo dục của một con người. Tuy nhiên, do sự cảm hóa của con người chúng ta có hạn nên ngoài gia đình và nhà trường nên hướng họ đến sự giáo dục của xã hội; nơi các tổ chức tôn giáo, hay các cơ quanchức năng giáo dục để họ có cơ hội được làm một con người tốt cho bản thân, gia đìnhxã hội.

Tóm lại, bốn phương pháp trên rất cụ thểcần thiết cho đời sống chuyển hóa nội tâm con người, phù hợp với mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi trình độ con người trong xã hội. Điều căn bản nhất để thực hiện bốn phương pháp này là hãy xóa bỏ ý niệm phân biệt, cái Tôi trong tình huống ứng xử này. Dùng cái chân thật của con tim để cảm hóa người thì bạn mới có thể thành công. Tuy nhiên, ở mức độ tương đối, còn tùy thuộc vào con người, tình huống, hoàn cảnh, căn duyên mà bạn ứng xử “tùy duyên”.

5. Lòng tha thứ của Mẹ

Theo Phật giáo, tinh thần Bi - Trí - Dũng hay Tình Thương - Hiểu Biết - Dũng Khí giúp con người sống trên cuộc đời đầy sóng gió, nhưng vẫn vượt qua chướng ngại và không bị vướng mắc.

Trước hết, các bạn phải hiểu được trái tim, tấm lòng các bạn lúc này có thể bao dung, tha thứ được hết bao nhiêu lỗi lầm, khó chịu trong cuộc sống này. Nếu không đủ dung chứa nhiều tức điều đó có nghĩa Từ Bi của bạn vẫn còn bị giới hạn, bạn cần phải thực tập mở rộng lòng thương nhiều hơn nữa. Bạn sẽ cảm thấy khi mình đủ tự tin, vui vẻ, đến biểu lộ tình thươngđiều kiện, tâm hồn oán trách vẫn không bị trỗi dậy khi gặp ngoại cảnh bên ngoài thì khi đó tạm gọi là Tha thứ một cách chân chành.

Trong câu chuyện trên, Ngọc không thể tha thứ được, vì lòng tủi hận quá lớn đã khắc sâu nơi tiềm thức, ngăn cách, cản trở lòng thương của mình đối với khách thể. Lòng thương trên tinh thần trí tuệ sẽ xóa bỏ đi hết tất cả mọi gai góc trong cuộc sống này.

Trong hành trình cuộc sống, có lúc bạn sẽ thất bại thê thảm, nhưng cũng có lúc bạn thành công rực rỡ. Khi đường đời bạn thất bại, chốn bình yên nhất để có thể quay về đó là mái ấm gia đình, nơi mẹ cha sẵn sàng chào đón bạn…, nơi ấy có thể tha thứ bất cứ lỗi lầm nào của bạn.

Tại sao lại như vậy?

 

Tại vì lòng thương vô bờ bến của lòng Mẹ và tình Cha sẽ có thể đủ sức bao dung, chứa đựng mọi cái hoa và rác của cuộc đời bạn. Đó là tình yêu thương “vô điều kiện”. Còn bạn bè và xã hội sẽ không bao giờ chấp nhận những điều lầm lỗi bạn gây ra vì đó là tình yêu thương “có điều kiện”.

Dân gian có câu:

 

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”


Những lầm lỗi vô tình hay cố ý gây ra đối với hai đấng sanh thành làm tổn thương biết bao nhiêu lần đến Mẹ và Cha nhưng họ luôn sẵn sàng giang tay đón chào người con lạc lối trở về vì con là con của Mẹ, con là con của Cha.

Như vậy, bạn hãy xét cung bậc những cảm xúc của bạn có đủ rộng lớn đối với mọi hoàn cảnh như “lòng Mẹ bao la như biển thái bình” không? Nếu không đủ sức dung chứa như lòng Mẹ thì không thể tha thứ được. Dù bạn có sẵn lòng tha thứ cho đối tượng phạm lầm lỗi thì đó cũng chỉ là bề nổi của tâm thức, trong sâu thẳm nó vẫn còn hai chữ oán hận, điều kiện.

Do đó, sự dung thứ tưởng chừng như mình có thể làm được nhưng thực sự nơi sâu thẳm tâm hồn mình vẫn còn những vết thương nhoi nhói. Chỉ có tình thươngđiều kiện, không phân biệt mới có thể làm được điều đó. Chính vì có điều kiện, có phân biệt, quá thương, quá tin, quá đặt niềm hi vọng đối với khách thể nên bạn càng không thể thực hiện sự Tha thứ một cách rốt ráo.


Những gì Tôi đã phân tích trên vẫn chưa phản ánh đúng hết toàn bộ xã hội, tuy vẫn chưa rốt ráo theo tinh thần Phật dạy, nó vẫn còn một chút gì đó chưa triệt để vì còn phân biệt con của người A, con của người B, gia đình A, gia đình B… nhưng phần nào giúp cho bạn hiểu thêm về tình thương có tấm lòng nhưng còn có điều kiện, phân biệt ở góc nhìn của thế gian.

6. Từ biTrí tuệ

Đối với tinh thần Phật giáo, lòng thương được nâng cao lên tầm nhận thức mới hơn, cao quý rộng lớn hơn, ôm trọn nhân sinhvũ trụ, nó được sử dụng như hình ảnh biển cả, đất, hay hình tượng Đức Quán Thế Âm tượng trưng bằng người phụ nữ, người Mẹ.

Từ bi luôn đi đôi với Trí tuệ. Từ bi không phải là cái nhìn thương xót bị động, tiêu cực mà là sức mạnh tích cực của lòng thương rộng lớn vô điều kiện, vô phân biệt, hướng chúng sanh đến tinh thần giải thoát mọi ràng buộc khổ đau.

Trí tuệ được hiểu như sự tỉnh thức giúp con người thoát khỏi cái mê lầm, sống hạnh phúc chân chánh ngay trong thực tại bằng cách hiểu và thực hành theo lời Phật dạy.

Trong kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara – Nikaya), phẩm Hạt muối, chương 3 pháp, Đức Phật trình bày hình ảnh hạt muối và con sông, chén nước như sau:

Nếu bạn bỏ một nắm muối vào trong một chén nước thì nước muối trong chén bạn sẽ không uống được vì quá mặn, chén nước muối biểu trưng cho tấm lòng eo hẹp, sức dung chứa có hạn hẹp, dù có sự yêu thương nhưng có điều kiện, có phân biệt nên không thể đạt đến tinh thần Từ bi như Phật dạy.

Nếu bạn bỏ nắm muối đó vào một con sông thì nước trong con sông đó bạn vẫn có thể uống được vì lượng mặn đã không là bao so với con sông rộng lớn. Con sông hay biển cả biểu trưng cho tấm lòng bao la, tình yêu thương rộng lớn, không phân biệt, không cố chấp; Nó có thể ôm trọn, ấp ủ và tịnh hóa mọi phiền muộn, gai góc của cuộc đời.

Kinh Địa Tạng sử dụng biểu tượng Đất để biểu đạt lòng thương vô hạn đối với muôn loài của một bậc giác ngộ. Địa là Đất, Tạng nghĩa là chứa. Tâm như Đất, Đất có thể chứa hết tất cả những thứ dơ bẩn nhất, đẹp nhất trong đời này. Suy nghĩ tốt và xấu cũng nằm ở trong cái TÂM của bạn. Tha thứ hay không tha thứ nằm ở nơi quyết định của bạn.

7. Tâm

TÂM là gì? Các bạn có thể hiểu tóm tắt thông qua định nghĩa sau. Theo Abhidhamma, Tâm là trạng thái nhận biết các đối tượng khách quan qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý  (Arammanam cintetiti cittam). Chẳng hạn như bạn thấy hoa thì khởi tâm vui thích, nhưng thấy rác thì sanh tâm ghê sợ thông qua các giác quan của bạn.

Hoa và rác là hai hình ảnh được thiền sư Thích Nhất Hạnh sử dụng nhiều để ví các trạng thái tiêu cựctích cực của con tim và trí óc. Nếu bạn chấp nhận hoa thì tại sao bạn không chấp nhận rác và ngược lại. Rác và hoa vốn dĩ là chất hữu cơ và chúng có mối tương tác không thể tách biệt. Vì rác có thể làm phân bón cho hoa, hoa lụi tàn sẽ thành rác và chúng luôn luôn nương nhau mà tồn tại.

Tại sao bạn chấp nhận vui sướng, nhưng lại chán ghét buồn đau. Hãy vui vẻ đón nhận nó, xem nó như là người bạn của bạn, nếu càng hắt hủi nó, căm phẫn nó thì nó càng làm cho bạn phải đớn đau. Vui sướng hay buồn đau vốn dĩ do ái nhiễm, chấp thủ nơi tâm hồn bạn mà có. Vậy thì bạn phải làm sao?

Cuộc sống này là một tổng thể, trong đó các thành viên trong xã hội có mối tương quan trực tiếp và gián tiếp với nhau. Do đó, nỗi khổ của bạn

là niềm bất an cho gia đình và những người xung quanh. Năng lượng tiêu cực có sức ảnh hưởng, lan truyền trong đời sống hàng ngày của bạn. Bạn phải đối diệnchuyển hóa khổ đau. Tất cả là do bạn. Nều bạn đồng ý có cánh tay trái, thì phải có cánh tay phải; nếu bạn chấp nhận mặt trái của bàn tay thì điều đó có nghĩa bàn tay bạn đang có mặt phải.

 

Hãy bình tâm để cảm nhận, quán xé những ảnh hưởng tiêu cực ít hay nhiều nơi bạn đã làm cho Ba, Mẹ, bạn bè những người xung quanh bị tổn thương về mặt tinh thần. Bạn đang sống cho bạn cũng có nghĩa bạn đang sống cho gia đình, hàng xóm, xã hội. Bạn đừng quá tự trách mình và hãy sống thực tế; tha thứ cho kẻ khác cũng có nghĩa bạn đang tha thứ cho chính mình để góp phần xây dựng môi trường sống an bình, hạnh phúc.

Nhà Phật có câu: “Hận thù diệt hận thù đời này không có được, không hận, diệt hận thùđịnh luật ngàn thu”.1

1 Kinh Pháp Cú.

Chỉ có cách duy nhất thực tập chuyển hóa oán hận bằng lòng thương yêu, hiểu biếttha thứ để đón nhận hạnh phúc ngay bây giờ.

8.  Thực tập tha thứ

Sở dĩ, chúng ta phải thực tập vì sẽ không dễ dàng để chúng ta sẵn sàng tha thứ cho người khác. Thathứlàhànhđộngphảiluyệntập. Khôngluyện tập cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm héo mòn đi ý nghĩa sự sống của cuộc đời bạn, không khác gì nuôi rắn trong nhà, vì nó sẽ cắn bạn bất cứ lúc nào nếu bạn không cẩn thận, không tỉnh giác. Nếu trên hành tinh này có 1.000 người thì sẽ có 1001 lý do để bạn không tha thứ cho người khác. Bạn sẽ đưa ra 1001 lý do để bảo vệ cho cái sự không thứ tha của bạn, như là lỗi của người đó quá lớn, bạn không bao giờ chấp nhận lỗi lầm ấy, bạn sẽ cố gắng tha thứ nếu bạn có thể, hay nếu ngườiấythỏamãncácđiềukiệncủabạnthìbạnsẽ bỏ qua…


Các bạn hãy tưởng tượng, trên đường đời bạn đi nếu bạn bị một cái gai đâm vào chân thì bạn sẽ làm gì? Điều đầu tiên là bạn tìm cách để rút cái gai ra, băng bó vết thương lại và sau cùng là chăm sóc vết thương đến khi chúng lành. Khi bạn rút cây gai ấy ra khỏi nơi thân xác bạn thì bạn sẽ rất đau nhưng sau cơn đau đó vết thương của bạn sẽ lành và bạn lại có thể tiếp tục đi trên con đường mà bạn chọn.

Cũng vậy, người lừa gạt, gian dối, hại bạn… khiến bạn đau khổ thì không khác gì cây gai đâm sâu vào trong tâm trí bạn, vết đâm càng sâu thì nỗi đau càng lớn. Nỗi đau càng lớn thì sự thứ tha càng yếu ớt, tàn héo. Nhưng dù muốn hay không muốn bạn cũng phải rút cây gai đó ra khỏi thân xác và cuộc đời bạn.

Dĩ nhiên, bạn cũng phải chịu hi sinh, chấp nhận chịu đau đớn để vết thương bắt đầu lành. Vậy để vết thương lành thì bạn phải chịu đau một tí trong một thời gian nhất định.


Vì dù là vết thương về thể xác hay tâm hồn thì cũng cần một thời gian để hàn gắn. Thế nhưng, có nhiều bạn lại không chịu rút cây gai ấy mà luôn trách cuộc đời, số phận, hoàn cảnhkhông chấp nhận hoàn cảnh thực tại thì khác nào các bạn đã đục khoét sâu vào vết thương ấy khiến nó càng thêm lở loét, nỗi đau cũng từ đó tăng dần, tăng dần. Như vậy, một điều bất như ý, không toại nguyện sẽ làm bạn đau khổ trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời bạn.

Để thực tập tha thứ bạn cũng cần phải chấp nhận đối diện với hoàn cảnh thực tạibình tĩnh tìm ra cách giải quyết chúng còn hơn là than thân trách phận, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Điều ngược lại của sự tha thứ đó là oán thù. Tuy nhiên, hận thù sẽ làm cho vết thương, nỗi đau ấy sẽ thâm đen dần và sẵn sàng lỡ loét trở lại với bất kỳ lý do, hoàn cảnh nào không như ý.

Giải pháp hữu hiệu nhất để chữa lành các vết thương của cuộc đờimở rộng lòng yêu thương, để nó có đủ sức bao dung chứa đựng được mọi lỗi lầm. Tuy nhiên, đa số người ta thường nói câu “sức người có hạn” vì có hạn nên không đủ dung tích để chứa đựng những điều khó chấp nhận nhất trong cuộc đời. Nhưng nói thế nào đi nữa thì căn bản vẫn là sự thực tập tha thứ bằng cách mở rộng tâm từ nơi bạn. Sự mở rộng lớn hay nhỏ, to hay bé, hạn hẹp hay bao dung tất cả đều tùy thuộc vào chính mỗi con người.

9. Mở rộng tâm từ

Vậy phải làm sao để mở rộng lòng thương?

(Tham khảo thêm nguyên tắc thứ 3).

 

Thực tập lòng thương yêuhiểu biết dựa trên việc tôn trọng tánh Phật trong mỗi sinh vật bao gồm con người và loài vật. Trong tác phẩm Tây Du Ký, thông qua bốn nhân vật Đường Tăng, Tôn Ngộ Không; Sa Tăng; Trư Bát Giới, tác giả Ngô Thừa Ân đã mô tả một cách ẩn dụ về nhân cách con người.


Đường Tăng đại diện cho lòng thương yêu, tha thứ.

Tôn Ngộ Không biểu trưng cho sự hiểu biết, phân biệt đúng sai rõ ràng.

Sa Tăng đại diện cho sự cần cù, lao động, chăm chỉ.
Trư Bát Giới ý chỉ cho sự ham mê, hưởng thụ ngũ dục bao gồm tiền, tài, danh vọng, sắc đẹp.

Bạn và tôi, mỗi người đều các đức tánh nêu trên, nhưng làm sao để phát huy cái chất Thiện lành đó còn tùy thuộc vào nỗ lực của bản thân; để có thể tha thứ cho người khác thì bạn hãy phát huy, nuôi dưỡng đức tánh của Ngài Đường Tăng và Tôn Ngộ Không, tức lòng thương yêu, tha thứtrí tuệ. Khi đó, bạn sẽ thông cảm rằng người kia tuy có lỗi với mình nhưng vì hoàn cảnh nào đó đã làm cho tánh Trư Bát Giới trỗi dậy trong họ. Nghĩ tích cực như vậy tâm trí bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và tìm ra cách giải quyết vấn đề hơn là than thở, trách móc.

10.  Tha thứ là một cách giáo dục

Tha thứ là cách giáo dục hay nhất đối với những người có trách nhiệm với bản thânlỗi lầm của mình. Người có trách nhiệm luôn hướng nội tâm và soi rọi tâm hồn mình mỗi ngày, đồng thời họ cũng hết lòng với các công việc hiện tại và cuộc sống của chính họ.

Do đó, với những lỗi lầm mà họ mắc phải, người trách nhiệm luôn gắng sửa đổi. Các bạn muốn đầu óc khỏe mạnh thì phải học hỏi, tâm hồn muốn khỏe khoắn thì phải có những ý nghĩ tích cực trong cuộc sống, trái tim muốn khỏe đẹp thì bạn phải tập thứ tha.

Trong nhà Phật, có ghi câu chuyện giữa Đức Phật và kẻ sát  nhân  Angulimala,  Devadatta… Ngài sẵn sàng tha thứ cho người đã có ý định hãm hại Ngài. Tấm lòng bao dungtha thứ của Ngài đã ôm trọn sự oán thù, phẫn nộ để làm dịu mát cho cuộc đời. Có thể khẳng định rằng, Đức


Phật là một nhà giáo dục vĩ đại nhất trong lịch sử. Ngài đã vận dụng tấm lòng thương yêutrí tuệ của mình đối với chúng sanh để chuyển hóa kẻ tàn ác, giúp họ trở thành con người lương thiệntu tập đạt đến chánh quả. Sự giáo dục đó đã cho chúng ta bài học về sự Tha thứ.

Trên thế gian này không có chuyện gì là lạc lối, không thể quay đầu lại; không có chuyện gì là sai lầm mà không thể sửa chữa. Chỉ cần chúng ta giữ được tính Thiện trong mỗi con người thì nhất định chúng ta sẽ có con đường trở về với hạnh phúc.

Người tha thứ chỉ là phương tiện giúp chúng ta nhận thấy rõ hơn về lầm lỗi của mình, còn những lỗi lầm mình tạo ra thì mình phải có trách nhiệm với nó, không ai khác ngoài mình. Do đó, lòng bao dung, tha thứ giúp các bạn thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc đời của chính mình. Hãy mở rộng con tim của mình ngày càng rộng hơn để vững bước, vui vẻ đón nhận những chông gai cuộc đời.

11.   Tha thứ cho chính mình

Chúng ta thường nghĩ rằng tha thứ là điều dành cho ai đó làm tổn thương bạn. Tuy nhiên, khi bạn mắc lỗi lầm mà người ta không tha thứ cho bạn thì phương thuốc tốt nhất để trị liệu nỗi đau của bạn đó là tự tha thứ cho chính mình.

Một khi con người đã mất niềm tin với nhau quá nhiều lần thì sự tha thứ trở nên hiếm hoi đối với người tạo ra lầm lỗi. Dù khách thể có thành thật đi chăng nữa thì cũng khó có cơ hội nhận được sự thứ tha.

Sở dĩ người ta không tha thứ cho bạn vì:

 

Bạn chứng nào tật nấy tức vi phạm quá nhiều lần nên chủ thể mất niềm tin nơi bạn.

Thời điểm, hoàn cảnh, tâm lý không phù hợp của chủ thể. Do đó, bạn cần phải biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì công việc mới thành công.

Họ nhận diện qua thái độ, hành vi giả tạo của bạn. Do đó, sự chân thành nơi bạn rất quan trọng, nó là sự biểu đạt tâm thành muốn sửa lỗi lầm.

Bạn không chịu lắng nghe người ta chỉ các khuyết điểm của bạn.

 

Chủ thể không tha thứ cho bạn được xem là điều không may mắn vì người nói với bạn những lỗi lầm là người mà bạn nên làm bạn, kẻ xu nịnh bạn chính là một người bạn xấu.

Người ta không tha thứ cho bạn, tốt nhất bạn nên tự tha thứ cho chính mình, đây là cơ hội duy nhất giúp bạn sửa lầm lỗi. Nhà Phật có câu:

Tội từ tâm khởi đem tâm sám Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không Thế mới thật là chơn sám hối.”

Tội lỗido nơi tâm bạn, tâm nghĩ xấu ác thì sẽ biểu hiện qua hành vi bất thiện, nên bạn cần phải thành thật với lòng mà sửa đổi. Sửa đổi xong bạn sẽ là con người mới hơn của ngày hôm qua.

Muốn tha thứ cho chính mình  thì  trước hết bạn phải thành thật với chính mình, thể hiện qua sự ăn năn, biết lỗi; tự trách mình là điều cần thiết, vì nó làm cho bạn cảm thấy xấu hổ với lầm lỗi. Sự trách móc bản thân, trăn trở với chính mình cũng là cơ hội tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí, nó khiến bạn không dám tái hiện các hành vi, suy nghĩ sai trái trong quá khứ. Nhà Phật gọi là tàm quý. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng, không biết dừng lại và tìm cách tự bằng lòng với bản thân, chấp nhận lầm lỗi do mình thì hậu quả sẽ tác dụng ngược trở lại, khiến bạn trở nên chán đời, thậm chí có thể muốn chấm dứt mạng sống, trầm cảm, co rút trong vùng mà bạn xem là an toàn. Đây là điều bạn nên tránh.

Cuộc sống sẽ không vì những oán trách của bạn mà thay đổi. Đời con người sẽ không phải vì phiền muộn của bạn mà đổi khác. Dù bạn có oán trách mình hay trách người hay không thì cuộc sống vẫn đi theo cái quy luật của nó. Dù bạn có buồn hay vui thì đời người vẫn theo dòng chảy vô thường sanh, già, bệnh, chết. Bi lụy bởi tình thương thiếu hiểu biết, không nhận ra lầm lỗi nơi mình thì khổ nào cũng vẫn là chính bạn. Do đó, bạn hãy tự mình cứu lấy cuộc đời bằng sự tha thứ cho chính mình.

Tự bằng lòng với lầm lỗi của bạn nếu không kiểm soát, nghiêm khắc với chính mình thì nó sẽ trở thành thói quen coi thường việc sai trái và xem hành vi lầm lỗi đó trở nên bình thường, khả năng tiếp tục tái hiện lại lỗi lầm là điều có thể. Vì vậy, bạn cần phải thành thật, có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, đừng quá phóng dật nếu bạn muốn mình trở thành người tốt hơn hôm qua.

Đời này, chỉ có chính bạn mới hiểu bạn nhất. Không phải mẹ bạn, không phải người yêu bạn, không phải bạn thân bạn… mà là bạn. Vì vậy, bạn nên tỉnh táo trước khổ đau và nhẹ nhàng trước mọi sung sướng của cuộc đời. Sướng hay khổ do tâm mình thôi.

12.  Tha thứ trong tình yêu

Trong một thế giới vội vã, con người dễ bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài hào nhoáng nên tình cảm lứa đôi cũng đã bị phủ một lớp sơn của sự giả tạo nhiều hơn là sự chân thật, trung thực ở nơi họ.

Tình yêu không phải là tất cả của hạnh phúc, bên cạnh tình yêu còn có tình bạn, tình thân, tình đồng nghiệp…; nếu bạn cho rằng chỉ có tình yêu mới có hạnh phúc thì một khi nó không còn nữa, bạn sẽ là người nếm trải những cơn đau, vị đắng mà nó mang lại cho bạn nhiều nhất.

Tình yêu sau và trước hôn nhân là tình yêu khiến cho bao người phải khổ nhất khi đằng sau con người ấy là sự giả dối, không chân thành. Khi đặt con tim mình vào ai đó thì bạn đang sống trong cảm xúc nhiều hơn là lý trí.

Vì tình yêu lứa đôi xuất phát từ con tim nhiều hơn là lý trí nên một số người không còn đủ tỉnh táo để trân quý cuộc sống này. Việc đặt niềm tin, cảm xúc, tình thương vị kỷ quá mức nơi người bạn đời là nguyên nhân khiến cho sự tha thứ trong tình yêu là điều khó nhất.

Bạn có thể thứ tha những lầm lỗi của bạn bè, hay đồng nghiệp, người thân… nhưng trong tình yêu lứa đôi thì bạn sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Nếu có tha thứ thì cũng chỉ là bề mặt của tâm hồn, sâu thẳm nơi con tim bạn vẫn còn lại vết thương đau buồn.

Vậy nếu bạn muốn tha thứ cho kẻ phản bội, người hư hỏng kia thì bạn phải chuyển hóa tình yêu ích kỷ đó thành tình thương giữa người với người, tâm bạn không còn hẹp hòi như xưa nữa. Trên đời này không có cái gì chắc chắn cả nhưng có một điều chắc chắn là: Bạn có thể tha thứ được khi trái tim bạn đủ sức dung chứa những lỗi lầm đó.

Trong giáo lý Duyên sinh, Đức Phật dạy: Nguyên nhân của khổ đau là do ái, thủ, hữu màn hình thành nên trạng thái tâm lý  vướng mắc trong đời sống.

Ái ám chỉ các cảm xúc do muốn thọ hưởng các trạng thái tâm lý vui sướng, tham luyến, ghét bỏ, ghê sợ… đối với cảnh, thân xác của bạn.

Thủ là do sự đắm say, gắn bó của các trạng thái tâm lý trên nên muốn cố chấp, nắm lấy nó.

Hữu là sự đoạt lấy, chiếm hữu khi bạn đã chấp chặt vào thân xác bao gồm bạn - người khác và cảnh vật.

Vậy các bạn muốn hóa giải được “gánh nặng” đó nơi tâm hồn thì bạn phải tỉnh táo xa lìa sự đắm nhiễm, cố chấp nơi mà bạn đang vướng mắc, dùng lý trí, con tim để hiểu ba quy luật Vô thường - Khổ - Vô Ngã.

Đức Phật dạy: các pháp vốn vô thường, sanh diệt, biến đổi không ngừng vì do không chấp nhận tính chất đó nên con người sẽ khổ đau, bất như ý. Do sanh diệt, biến đổi nên không có cái gì là người yêu của ta, thân của ta, tiền bạc của ta… Tình yêu lứa đôi sẽ thay đổi theo thời gian do sự chân thành nơi con tim người đó đã đánh mất. Đó là quy luật biến đổi của vạn vật trên cuộc đời này. Bạn hãy chấp nhận sự đổi thay vì thay đổi nơi bạn, nơi người khác sẽ giúp quên đi quá khứ và sống hết mình với hiện tại.

Bạn có dám nghĩ rằng trong 30 năm nữa, mọi ý nghĩ cảm xúc, cuộc sống, sự nghiệp, bản thân… bạn sẽ không thay đổi không? Chắc chắn, nó sẽ đổi thay rất nhiều, thậm chí chưa chắc bạn sẽ còn sống đến ngày ấy vì đó là quy luật biến đổi của vạn vật.

Đã là quy luật vô thường thì bạn phải đón nhận mọi thứ đều có thể xảy ra trong cuộc đời bạn. Có vô thường, sanh diệt thì cảm xúc nơi bạn mới có hạnh phúc và khổ đau, buồn vui, cười khóc… Do đó, hôm nay bạn khổ đau, ngày mai bạn sẽ hạnh phúc, rồi bạn sẽ cảm nhận mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.


Cuốc sống này không bao giờ dễ dàng và đơn giản cho những ai mơ mộng mà không hành động, ao ước mà không thực hiện; bạn hãy bắt đầu thực hiện ngay theo lý trí và con tim mình dựa trên tinh thần Phật dạy để có cuộc sống vui tươi, an bình.

Sau đây, bạn có thể tham khảo vài bước để giúp con tim của bạn ngày càng giãn nở hơn.

-Nhận biết rõ tính vô thường, biến đổi của vạn vậttâm hồn.

-Hiểu và chấp nhận rằng hạnh phúc và khổ đau là hai mặt của cuộc sống.

-Mở rộng lòng thương yêu, hiểu biết mỗi ngày để có đủ lòng bao dung.

-Cảm ơn kẻ làm mình đau khổ vì đã giúp mình có thêm sức mạnh chịu đựng, tha thứ để sống trong cuộc đời này.

-Tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho chính mình, tha thứ cho chính mình là sự buông bỏ các gánh nặng về cảm xúc tinh thần.

Biết trân quý mạng sống của mình và những người khác, đừng vì sự nhất thời hồ đồ mà sau này bạn hối hận không kịp.

13.  Các loại tha thứ

Tia hi vọng của sự tha thứ là bạn mong muốn cho kẻ lầm lạc, hư hỏng hay trái tim bản thân mình tốt đẹp hơn ngày hôm qua. Nhưng chúng ta đều là những con người không hoàn hảo, để có trái tim rộng lớn như trời biển, tha thứ hết mọi điều tội lỗi trong thế gian này thì chắc chỉ có nơi bậc Thánh.

Còn sự tha thứ của con người nói chung vẫn đều dựa trên điều kiện hay cái Tôi để đối đãi với người lầm lỗi. Vì vậy, nơi sâu thẳm trong tâm hồn bạn sự tha thứ vẫn chưa hoàn toàn triệt để đó là lý do bạn đã tha thứ nhưng sao vẫn còn khổ đau. Dù sao đó cũng là cơ hội để tâm hồn bạn một lần nữa luyện tập nuôi dưỡng sự bao dungthứ tha.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, tha thứ hay không là còn tùy thuộc nơi các bạn và điều kiện hoàn cảnh. Chính cách bạn sử dụng con tim và bộ não của mình sẽ làm cuộc sống nhẹ nhàng hay nặng nề hơn. Trong quá trình học tập tại Đại học Pune, Ấn Độ, Tôi đã tiến hành khảo sát, góp nhặt các thông tin từ chính cuộc đời và trải nghiệm của các bạn sinh viên nước ngoài cũng như những người xung quanh về các hình thức tha thứ ở các lăng kính khác nhau của xã hội. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn nhận dạng rõ hơn nơi tâm hồn mình về sự tha thứ.

  1. a.   Tha thýì nhý laÌ hiÌnh thýìc trýÌng phaòt

Tháng 1/2015, anh chàng sinh viên đến từ Afghanistan, theo đạo Hồi, 25 tuổi, đang theo học Thạc sỹ  ngành Công nghệ thông tin tại

Đại học Pune, Ấn Độ đã nảy sinh tình cảm với cô sinh viên người Ấn, theo đạo Hindu. Theo truyền thống đạo Hindu thì tín đồ Hindu giáo không kết thân với người ngoại đạo, vì họ cho rằng họ là người cao quý nhất. Mặc dù, luật đạo Hindu là vậy nhưng anh chàng Afghanistan và cô sinh viên Ấn vẫn quyết định đến với nhau và đã thuê một căn phòng nhỏ để cùng nhau sinh sống chung trong quá trình học tập tại Đại học Pune. Ngày qua ngày, tình yêu lứa đôi của họ vẫn thắm thiết đến nỗi không thể xa nhau được nửa ngày. Năm 2017 việc học của họ đã đến thời điểm mãn khóa, anh chàng Afghanistan cũng phải trở về nước và xin phép bố mẹ để cưới cô gái Ấn. Sau khi được đồng ý của gia đình, anh tiếp tục quay trở lại Ấn để xin phép gia đình cô gái nhưng bị gia đình và người thân cô gái không chấp nhận, cự tuyệt, hắt hủi. Cô gái còn bị ba mẹ đánh đập, mắng chửi ngay trước mặt anh ta.

Sau khi lâm vào cảnh đó, anh ta cảm thấy buồn chán, tủi hận, thất vọng vô cùng và lên kế hoạch cùng cô gái đó qua Mỹ để tiếp tục con đường học vấn, cũng như kéo dài mối quan hệ của họ. Cô gái không đồng ýcố tình đòi chia tay để anh ấy cảm thấy nhẹ lòng và theo đuổi sự nghiệp học vấn của mình. Lúc đó, anh ta cảm thấy hận đời, túng quẫn, nghĩ đến điên cuồng nên đã dùng dao kết liễu cuộc đời của mình ngay trước mặt cô và gia đình cô ta. Tiếp tục ba ngày sau, cô bé không chịu đựng nổi cú sốc đó nên cũng đã kết thúc số phận của mình để có thể gặp người yêu ở thế giới bên kia.

Tình yêu là tiếng nói của con tim, nó dẫn dắt con người đi vào cái thế giới của đôi lứa mà họ cứ tưởng chừng nơi ấy sẽ hạnh phúc mãi. Hạnh phúc, tình yêu, hôn nhân đặt trên nền tảng sự tự nguyện, tôn trọng nhau, hợp luật pháp; không phải là sự ép buộc của người lớn áp đảo người nhỏ, ai cũng có quyền quyết định hạnh phúc, khổ đau cho cuộc đời của mình.

Câu chuyện thương tâm trên đã làm chấn động dư luận xã hội tại trường đại học Pune. Đây là cách mà anh chàng Afghanistan trừng phạt cô bé và gia đình họ. Các bạn cần phải tôn trọng mối tình không hoàn hảo đó. Chúng ta không phải đem câu chuyện của họ ra để mổ xẻ đúng sai mà qua điều này chúng ta cùng nhau suy ngẫm và rút ra cho mình bài học về tình yêu lứa đôi trong xã hội hiện đại ngày nay.

Sống thử là hình thức phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Lối sống sai lầm ấy đã dẫn đến biết bao nhiêu hệ lụy cho cuộc đời của các bạn trẻ và người thân. Các cám dỗ của dòng đời nhiều lúc đã làm cho các bạn say trong các cơn nồng cuồng si, háo thắng… mà quên đi cả mục tiêu chí hướng, người thân và cả mạng sống của chính mình.

Con người đôi lúc giận quá mà mất khôn, khiến cho hoàn cảnh cuộc sống trở nên mờ tối, đôi lúc các bạn muốn quay đầu nói một lời tạ lỗi cũng không kịp. Tình yêu trên cuộc đời này nó không có lỗi, nó làm cho cuộc đời thêm ý vị, nhưng yêu như thế nào, vui sướng hay buồn đau là tùy thuộc nơi lý trí, con tim của bạn.

Chắc có lẽ các bạn cũng đã từng gặp hoặc ở trong hoàn cảnh này. Vậy hãy cho nhau lòng thương và sự tha thứđiều kiện trong cuộc đời này. Dù là sự tha thứ sai lầm nhưng ít nhất cũng cho họ một con đường sống, một sinh mạng được sống. Tình yêu thương nếu đặt trên một điều kiện anh phải thế này, tôi phải thế kia… và luôn muốn áp đặt cái điều mình cho là đúng lên người khác và ép buộc họ phải theo thì đây là điều hết sức sai lầm cho giới trẻ, cũng như người lớn tuổi hiện nay. Sống thành thật không phải là sống hết mình, yêu hết mình theo kiểu như vậy mà nó cần sự lý trí, sự tỉnh táo, tôn trọng mạng sống của nhau. Lòng tha thứđiều kiện không phải là sự thứ tha theo tinh thần Phật dạy.

  1. b.   Tha thýì dýò trên t h caÒ                 phân biêòt, cao thâì

Trong cuộc sống ai cũng có người thân, bạn bè hay những mối quan hệ thân thiết của riêng mình. Trong một tổ chức, nếu lỡ người thân mình bị phạm những lầm lỗi nào đó thì theo như bản năng tự nhiên, chúng taxu hướng tha thứ cho người mình thân thiết; còn những người còn lại thì phải chịu các hình phạt nào đó tùy theo mức độ, tính chất lầm lỗi.

Cách tha thứ trong các mối quan hệ xã hội, không có loại nào giống loại nào: tha thứ cho ba mẹ khác với tha thứ anh em, tha thứ cho chồng khác với tha thứ cho con, tha thứ cho bạn bè khác với tha thứ cho đồng nghiệp… Nó tùy thuộc vào cái tính chất phân biệt, hoàn cảnh, cảm xúc, thái độ của bạn và người lầm lỗi mà có sự khác biệt ở sự tha thứ.

Nếu con bạn làm rơi bể cái iPad hoặc đánh mất một vật có giá trị khác của bạn và anh hàng xóm cũng làm những điều như vậy thì sự thứ tha ở hai trường hợp trên sẽ khác biệt. Vì em bé ấy là con của bạn nên bạn có thể tha thứ dễ dàng hơn, ngược lại người hàng xóm kia không phải là con bạn nên càng khó bỏ qua, cảm xúc tiêu cực nhiều hơn. Vì sự phân biệt cho nên trái tim không đủ sức dung chứa đó đã kéo theo nhiều sự xung đột, hệ lụy khổ đau trong cuộc sống, từ đó sinh ra kẻ thù nhiều hơn là bạn bè. Gia đình, anh em, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp cũng từ đó mà tan vỡ, thù oán.

Vậy tại sao?

 

Bởi vì cuộc sống chúng ta có quá nhiều phân biệt, con tim chúng ta thực sự chưa được giãn nở nhiều trong đời sống hàng ngày nên chấp ngã cái này của ta, cái này không phải của ta, ý nghĩ đó đã ăn sâu trong sâu thẳm con người nên đã khổ thì càng khổ thêm.

Những người ăn xin, bán vé số ngoài đường kia, ông xe ôm kia đâu phải là người thân của ta nên cần gì phải quan tâm; thậm chí chúng ta còn ích kỷ trong việc khởi lòng thương đối với họ huống gì là bố thí cho họ hay giúp cho họ bữa cơm chân tình. Chúng ta đều là con người với nhau hết mà, giàu sang hay nghèo khổ cũng phần nào do nghiệp lực, số phận, hoàn cảnh đưa đẩy nên họ mới sống như vậy. Nếu người xe ôm kia là Ông mình, Ba mình, hoặc nếu người bán vé số kia là Bà, Mẹ mình thì bạn sẽ suy nghĩ gì, làm gì? Thậm chí chúng ta biết rồi, hiểu rồi nhưng tại sao chúng ta không làm được? Cái Tôi chúng ta thật quá lớn chăng?

Dù có thể hoàn cảnh không cho phép chúng ta bố thí, giúp đỡ họ một đồng nhưng chúng ta cần phải tôn trọng, thông cảm hoàn cảnh và khởi lòng thương mến họ vì đó là tính Người mà bất cứ ai cũng cần nuôi dưỡng và phát triển nó mỗi ngày để cảm thấy yêu cuộc đời này hơn.

Quay trở lại vấn đề, sự phân biệt trên thường xảy ra trong các tổ chức, công đoàn, doanh nghiệp hay nơi cuộc sống hàng ngày… nếu sự tha thứ không công bằng thì nó cũng dẫn đến sự chia rẽ nội bộ, dẫn đến nỗi khổ nhiều hơn niềm vui. Và bạn cần phải tùy vào hoàn cảnhsử dụng con tim và trí óc để tha thứ họ và cũng là tha thứ cho chính mình.

  1. c.   Tha thýì theo kiêÒu muôìn chôìi boÒ traìch nhiêòm, hõÌi hõòt, bâìt ðãìc diÞ, miêÞn cýõÞng

 

Có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống mà chúng ta có thể dễ mắc lầm lỗi nên nhiều lúc cũng quá mỏi mệt với nó. Khi chúng ta mắc phải lầm lỗi bạn có xu hướng mong người ta có thể tha thứ để bạn được làm lại từ đầu nhưng niềm tin của họ đã không còn đối với bạn nhiều nên sự thật họ chỉ muốn tha thứ cho bạn qua loa, không thật lòng nữa, để xem bạn thế nào. Khi ấy bạn nên sống cho thật tốt để thay đổi cuộc đời mình và để họ thấy bạn đã và đang trở thành một con người không quá tệ như họ đã từng nghĩ.

d. Tha thýì đêÒ thêÒ hiêò caì Tôi cao thýõò g

Người tha thứ khi ở trong bối cảnh đông người hay trong một tổ chức họp hành… Họ tha thứ cho bạn là chuyện họ phải làm bất đắc dĩ vì họ cho rằng nếu không tha thứ thì họ sẽ không cao thượng, không phải là cấp trên, không phải là người lớn hơn… và e ngại người xung quanh cho rằng là họ người ích kỷ. Đây là cơ hội để cái TÔI làm mất đi sự yêu thương, tha thứ chân thành nơi họ đối với bạn; Cái Tôi được nâng cao vị thế lên thêm một bước nữa để khẳng định họ là người cao thượng. Như vậy, nếu nhận được sự tha thứ trong bối cảnh này, bạn cần nghiêm túc xem xét lại lầm lỗi của mình và chân thành cảm ơn người tha thứ vì đây là cơ hội để bạn làm lại cuộc đời mình, cần phải sửa đổi các hành vi đã xảy ra trong quá khứ thành con ngườihiện tại tốt hơn, để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, yêu thương hơn.

e. Tha thýì cho nhýÞng ngýõÌi không biêìt nhâòn lôÞi

Thông thường chúng ta chỉ tha thứ cho những ai biết nói lời xin lỗi chân thành. Trong cuộc sống không phải ai cũng biết nhận lỗi, thậm chí còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Vì do lối sống từ nhỏ nên khi lớn lên ý thức trách nhiệm về hành vi của mình mất dần. Đôi lúc bạn nghĩ họ không xứng đáng để nhận sự tha thứ của mình. Tuy nhiên, việc tha thứ cho họ dù được công nhận hay không cần công nhận đi nữa nó cũng giúp cho tâm hồn bạn thanh thản. Nếu không sự thù hằn nơi con tim bạn sẽ có thể chi phối thúc đẩy hành vi, khiến bạn trở thành người lầm lỗi. Vậy thì tại sao bạn phải ôm giữ nón làm gì để trở thành người lầm lỗi. Hãy mở rộng lòng bao dung của bạn để cuộc sống tươi đẹp mỗi ngày.

f. Tha thýì biò ngôò nhâòn

Dòng chảy xô bồ của cuộc sống làm cho một số bạn khó nhận ra tính chân thật nơi con người mình. Các bạn luôn tìm cách để thỏa mãn những sai lầm bằng sự dối trá chính bản thân bạn mà người đời gọi là “khổ nhục kế”. Sở dĩ, bạn làm như vậy là do tập khí nơi bạn quá sâu dày, không nhận ra được cái giá trị chân thậthạnh phúc của sự nhận lỗisửa lỗi.

 

Tuy nhiên, dưới quy luật nhân quả công bằng của cuộc đời thì dù họ có thành công trong sự “khổ nhục kế” đó nhưng trong hoàn cảnh và tình huống khác, họ sẽ bị đáp trả một cách xứng đáng với hành vi, ý nghĩ gian dối của họ.

 

Do đó, sự chân thật luôn là linh dược có thể giải hóa mọi sự giận dữ và khó khăn trong cuộc sống này.


Tóm laòi, Tha thứ là điều cần thiết phải thực hiện trong cuộc sống hiện đại để có được hạnh phúc. Thế nhưng tha thứ đòi hỏi bạn phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng và biết suy nghĩ đến người khác mặc dù họ có lầm lỗi trong quá khứhiện tại. Bạn nên mở lòng đón nhận sự vị thaxóa bỏ sự thù hận, hơn thua, ích kỷ… cảm hóa lòng từ bi nơi thân tâm bạn để đạt đến sự tha thứ cho người khác một cách nhẹ nhàng, thanh thản nhất. Chính sự tha thứ sẽ giúp bạn cảm nhận được sự từ bi, hỷ xả trong chính tâm hồn bạn. Khi đó bạn và người được tha thứ sẽ cảm thấy hạnh phúc, an lạc.

 

Đức Phật từng nói trong Kinh Lăng Nghiêm: “Một ngọn lửa sân đốt cháy rừng công đức” chúng ta hãy gác bỏ lòng sân hận để tha thứtrải lòng từ bi cho người khác thì chính chúng ta và những người được tha thứ đó sẽ cảm thấy hạnh phúc, an lạc. Trong nhà Phật, tha thứ như là một sự ngăn ngừa những ý niệm có hại cho bản thân, những suy nghĩ tiêu cực như: thù ghét, giận dữảnh hưởng đến thân thể, lời nóiý nghĩ.


William Arthur Ward cũng có một câu danh ngôn nổi tiếng về sự tha thứ: “Sự tha thứ là chìa khóa mở cánh cửa oán trách và chiếc còng tay của hận thù. Nó là thứ sức mạnh có thể phá vỡ xiềng xích của cay đắnggông cùm của lòng ích kỷ.”

Vì thế, để nhẹ lòng hơn trong mọi hoàn cảnh, bạn nên bắt đầu chọn cách tha thứbuông bỏ.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/01/2014(Xem: 16882)
18/05/2017(Xem: 20937)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.