Thư Viện Hoa Sen

Tứ Nhiếp PhápPháp Hành Vun Trồng Phước ĐứcTrí Tuệ

05/02/20234:23 SA(Xem: 3813)
Tứ Nhiếp Pháp – Pháp Hành Vun Trồng Phước Đức Và Trí Tuệ
TỨ NHIẾP PHÁP 
PHÁP HÀNH VUN TRỒNG PHƯỚC ĐỨCTRÍ TUỆ

ĐĐ.ThS Thích Thiện Mãn
Giọng đọc miền Bắc: Ngọc Huyền

TỨ NHIẾP PHÁPLà hàng đệ tử Phật, dù xuất gia hay tại gia, ai ai cũng đều phải nỗ lực nói năng và hành động đúng như chánh pháp nhằm hoàn thiện đạo đức tự thân, phát triển đạo đức gia đìnhxã hội trong hiện tại, và hướng đến đạo đức giải thoát trong tương lai. Trên lộ trình vun trồng phước điền và phát triển hạt giống trí tuệ, hành giả phải tinh tấn thực hành mười điều thiện (Thập thiện), con đường tám chánh (Bát chánh đạo), bốn chỗ nhớ nghĩ (Tứ niệm xứ), bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm),… trong đó có bốn phương pháp nhiếp hoá chúng sanh (Tứ nhiếp pháp).

KHÁI NIỆM VỀ TỨ NHIẾP PHÁP

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Tứ nhiếp pháp (Sanskrit: Catvāri saṃgraha vastūni, Pāli: Catvari saṃgraha vasthūni, Hán: 四 攝 法) hay còn được gọi là Tứ sự nhiếp pháp, Tứ nhiếp sự, Tứ tập vật, Tứ nhiếp, Tứ sự, Tứ pháp, Tứ chủng xả ác pháp. Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp gồm bố thí (布 施), ái ngữ (愛 語), lợi hành (利 行) và đồng sự (同 事) được Bồ tát thực hành để nhiếp hóa chúng sanh tu học Phật pháp đạt đến sự giác ngộgiải thoát [1]. 

Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Bốn pháp như sau: 

“Bố thí và ái ngữ,

Lợi hành và đồng sự,

Đối với những pháp này,

Ở đời đối xử nhau, 

Chỗ này và chỗ kia,

Như vậy thật tương xứng,

Và bốn nhiếp pháp này,

Như đỉnh đầu trục xe,

Nếu thiếu nhiếp pháp này, 

Thời cả mẹ lẫn cha,

Không được các người con,

Tôn trọngcung kính,

Do vậy bậc hiền trí,

Đồng đẳng nhìn nhiếp pháp,

Nhờ vậy họ đạt được,

Sự cao lớn, tán thán” [2].

Đồng thời, bốn phương pháp này được tìm thấy trong Kinh tạng Nikāya như: Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Kinh Phúng tụng thuộc Kinh Trường Bộ; bài Kinh Nhiếp pháp (chương Bốn pháp, phẩm Thắng trí, số 253) và bài Kinh Những sức mạnh (chương Chín pháp, phẩm Chánh giác, số 5) thuộc Kinh Tăng Chi Bộ. Ngoài ra, một số bài kinh trong kinh tạng A-hàm cũng có đề cập đến tứ nhiếp pháp như: bài Kinh Chúng tập thuộc Kinh Trường A-hàm; bài Kinh Thủ trưởng giả (1) và bài Kinh Thiện Sanh thuộc Kinh Trung A-hàm; bài Kinh số 3 (chương Bốn pháp, phẩm Tu Đà) thuộc Kinh Tăng Nhất A-hàm;… 

Để thực hành pháp tứ nhiếp, hành giả phải trải bốn tâm vô lượngtâm Từ vô lượng, tâm Bi vô lượng, tâm Hỷ vô lượng và tâm Xả vô lượng một cách cùng khắp, như ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp muôn phương, như trận mưa thấm ướt tất cả cỏ cây. Đồng thời, vị đó cần phải nỗ lực thực hành tốt một số phẩm chất đạo đức như: tàm quý, khiêm hạ, kiên định, trung thực, không phóng dật, tri ânbáo ân, nhẫn nhục, buông xả, tiết tháo, dấn thân,… trong đời sống tu tập hàng ngày của mình giữa cuộc sống đầy hơn thua và khổ đau này [3].

VUN TRỒNG PHƯỚC ĐIỀN QUA PHÁP HÀNH TỨ NHIẾP

Phước điền (Sanskrit: Punnya ksetra, Pāli: Punna kkheta, Hán: 福 田) là mảnh ruộng có khả năng sinh trưởng phước đức; giống như người nông dân gieo cấy và chăm sóc thửa ruộng mà có thu hoạch. Trong Kinh Ưu bà tắc giới, quyển 3, phẩm Cúng dường Tam bảo (số 17), Đức Phật dạy cho cư sĩ Thiện Sanh về ba loại ruộng phước thế gian: ruộng Báo ân, ruộng Công đức và ruộng Bần cùng. Thứ nhất về ruộng Công đức (hay còn gọi là Công đức phước điền, Cung kính phước điền, Kính điền) nghĩa là ruộng phước phát sanh do chúng sanh cung kínhcúng dường Tam bảo, tu tập “từ khi đạt được noãn pháp cho đến khi được Chánh đẳng chánh giác vô thượng”. Thứ hai là ruộng Báo ân (hay còn gọi là Báo ân phước điền, Ân điền) nghĩa là ruộng phước phát sanh từ việc con cháu báo đáp ân sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ và ông bà, hàng đệ tử báo đáp ân răn dạy của Thầy Tổ. Thứ ba là ruộng Bần cùng (hay còn gọi là Bần cùng phước điền, Lân mẫn phước điền, Bi điền) nghĩa là ruộng phước phát sanh từ sự thương xót giúp đỡ những người bệnh tật, người cùng khổ [4].

Về bố thí [5], Đức Phật khuyến tấn hàng đệ tử trong Kinh Ưu bà tắc giới phải chí tâm thí, tự tay mình đưa vật thí, tín tâm thí, bố thí theo thời tiết, và bố thí đúng như pháp sẽ được phước báo như “nhiều của cải quý, vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, ngọc báu, san hô, voi, ngựa, bò, dê, ruộng vườn, nhà cửa, nô tỳ, và nhiều người thân thuộc,…” [6]. Con người cảm thấy sợ hãi khi phải đối diện với sự già yếu, bệnh tật, chết trong mê loạn, tiếng xấu đồn khắp, hội chúng đông, nghịch cảnh của thiên nhiên,… Bằng tình thương bao la rộng lớn, Bồ tát Quán Thế Âm đã an tâm cho chúng sanh trước mọi nguy hiểm của thiên nhiêncon người bằng pháp tu vô uý thí. Ngài đã ứng hiện hoá thân khác nhau từ thân Phật cho đến thân người hoặc chẳng phải người để cứu độ chúng sanh rớt xuống hầm lửa, trôi dạt biển lớn, bị thuốc độc hại, thú dữ vây quanh,… bởi vì “mắt lành trông chúng sanh, biển phước lớn không lường” [7]. 

Hành động lợi ích cho chúng sanh xuất phát từ thân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp. Lời nói phát xuất từ tâm, đậm chất thiện cảm, mang chất liệu chân thật giúp gắn kết tình người lại với nhau. Hành giả không nên nói những lời dối trá, nói lưỡi hai chiều, thêu dệt câu chuyện sai sự thật, hoặc những lời hung ác mạ nhục người, cậy thế ỷ quyền lấn át người khác,… Đức Phật đã thức tỉnh tôn giả La Hầu La về tác hại của nói dối qua câu chuyện chậu nước. Ngoài ra, hình ảnh Bồ tát Trì Địa xây cầu, đắp đường,… giúp ích cho người dân đi lại trong sinh hoạt hằng ngày

Cuối cùngđồng sự, tức là hoà đồng với mọi người trong xã hội trong các công việc như quét rác, tụng kinh, học hành trên lớp, nghe pháp, hoạt động từ thiện vùng bão lụt,… Đồng sự có thể ví von là những xẻng đất khỏa lấp hố sâu ngăn cách mình và mọi người, tạo sự gắn kết giữa người với người trong cuộc sống này. Hình ảnh ông trưởng giả cải trang thành người hốt phân để gần gũi và khuyên gã cùng tử siêng năng làm và giao phó tài sản cho trong phẩm Tín giải của Kinh Diệu pháp Liên hoa là một ví dụ như thế.

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TỪ VIỆC THỰC HÀNH TỨ NHIẾP PHÁP

Trí tuệ (智 慧) hay còn gọi là Bát nhã (般 若) có được từ việc tu tập Bát chánh đạo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) và sáu pháp ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ) mà chân thật hiển hiện. Bát nhã được phân thành hai loại, ba loại và năm loại. Về hai loại có ba trường hợp

Thứ nhất là Cộng bát nhã (trí tuệ chung hàng Thanh văn, Duyên giácBồ tát) và Bất cộng bát nhã (trí tuệ của riêng hàng Bồ tát). 

Thứ hai là Thật tướng bát nhã (trí tuệ vốn có của tất cả chúng sanh) và Quán chiếu bát nhã (trí tuệ quán chiếu vạn pháp). 

Thứ ba là trí thế gian (trí thế tục tương đối) và trí tuệ xuất thế gian (trí tuệ siêu việt khỏi ba cõi). Về ba loại gồm có Thật tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhãVăn tự (Phương tiện) bát nhã (trí tuệ suy xét vạn pháp một cách tường tận). Về năm loại gồm có Thật tướng bát nhã, Quán chiếu bát nhã, Văn tự bát nhã, Cảnh giới bát nhã (vạn pháp làm đối tượng của trí tuệ), và Quyến thuộc bát nhã (các pháp môn hỗ trợ cho việc phát sanh trí tuệ như Tứ vô lượng tâm, Tứ nhiếp pháp,…) [8].

Đức Phật dạy trong Kinh Đại tập rằng: “Bồ tát bố thí những vật sau đây sẽ được đầy đủ trí tuệ

1/ Bố thí giấy, bút và mực,… để pháp sư chép kinh, viết sách; 

2/ Dâng cúng dường pháp sư sàng toà được trang trí sạch sẽ; 

3/ Cúng dường pháp sư những vật dụng cúng dường cần thiết

4/ Tán thán pháp sư với lòng thành kính” [9]. 

Đồng thời, hành giả trí tuệ thực hành bố thí sẽ không mong cầu báo ân, không vì cầu sự nghiệp, không khiến người khác tham lam hay bỏn xẻn, không vì cầu thọ hưởng cảnh an vui ở cõi trời, không vì cầu tiếng tốt vang khắp mọi nơi, không vì sợ khổ ba đường ác, không vì sự cầu xin của người khác, không vì muốn được hơn người khác, không vì sợ mất tài sản, không vì muốn có nhiều tài sản, không vì vật của người khác không dùng, không vì tục lệ của gia đình, không vì sự gần gũi. Hành giả làm với tâm không hối tiếc, không mong cầu phước báo thế gian, không khởi phiền não khi bố thí sẽ đạt được sự thanh tịnh giải thoát [10]. 

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Hai pháp, phẩm Bố thí, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Hai pháp này, này các Tỳ kheo, là hai loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỳ kheo, tức là bố thí pháp” [11]. Điều này cũng được nhắc đến trong Kinh Pháp cú, phẩm Tham ái, bài kệ số 354 như sau:

“Pháp thí thắng mọi thí,

Pháp vị thắng mọi vị,

Pháp hỷ thắng mọi hỷ,

Ái diệt thắng mọi khổ” [12]. 

 

Nhờ nghe pháp, chúng sanh đoạn trừ tâm sân hận mà phát triển tâm từ bi, không trộm cắp tài vật mà biết bố thí, cúng dường hay từ thiện, tinh tấn tu tập dứt trừ tâm buông lung, an trú trong chánh pháp để đoạn trừ si mê, phát triển tín tâm với Tam bảo, thánh giới, nhân quả nghiệp báo mà không chút nghi ngờ. Qua đó, vị thí chủ sẽ đạt được những lợi ích như tướng tốt, sống lâu, tài vật, sức khoẻ, an lạc, trí tuệ biện tài, tín tâm, đa văn,… [13]. Đặc biệt trong đại nguyện thứ 11 của Đức Phật Dược Sư có dạy rằng trước khi hoá độ người nghèo khó tu tập (pháp thí), Ngài sẽ cho người đó thức ăn, vật chất được no đủ (tài thí). Phương pháp này đã được các đoàn từ thiện xưa và nay áp dụng một cách rộng rãi. Đỉnh cao của pháp bố thí chính là bố thí ba la mật, tức là dâng cúng bằng tâm thanh tịnh, chân chánh, lòng từ bi quảng đại, cung kính, không phân biệt hơn thua, không cầu danh lợi, không trụ tướng, không cần khen ngợi, đạt đến “tam luân không tịch” tức là không thấy người thí, người nhận thí và vật thí.

Về ái ngữ, Đức Phật là bậc thầy vĩ đại trong nghệ thuật giao tiếp và giáo dục. Bằng tâm từ bi, Ngài đã thuyết pháp độ tướng cướp Angulimāla xuất gia học đạo, cho phép tôn giả Phú Lâu Na dấn thân đến xứ Du Lô Na,… Trong Kinh Ví dụ cái cưa, Đức Phật khuyến tấn hàng đệ tử xuất giatại gia luôn nói đúng thời, nói lời lợi ích, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa và nói lời từ tâm [14]. Với tinh thần lấy trí tuệ làm sự nghiệp hàng đầu trong việc tu tập, việc không nghe, không hỏi có thể xem là việc chướng ngại cho trí tuệ. Chính vì thế, việc lắng nghe và cật vấn những nghi ngờ là những yếu tố thiết thực quan trọng cho trí tuệ của hành giả tu tập giác ngộgiải thoát.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Chín pháp, Đức Phật dạy chúng đệ tử xuất giatại gia về sự tối thượng khi thực hành bốn nhiếp pháp: “Tối thượng trong các loại bố thí, này các tỳ kheo, là pháp thí. Tối thượng trong các loại ái ngữ, này các tỳ kheotiếp tục thuyết pháp cho những ai hy cầu và lóng tai nghe. Tối thượng trong các lợi hành, này các tỳ kheo, là đối với người không có lòng tin, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ lòng tin; đối với người không giữ giới, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ giới; đối với người xan tham khích lệ, đặt vào an trú vào bố thí; đối với người ác tuệ, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ trí tuệ. Này các tỳ kheo, tối thượng trong đồng sựđồng sự giữa bậc Dự lưu với bậc Dự lưu, bậc Nhất lai với bậc Nhất lai, bậc Bất lai với bậc Bất lai, bậc A la hán với bậc A la hán. Này các tỳ kheo, đây là sức mạnh năng nhiếp” [15].

Tóm lại, bốn nhiếp pháp là một nghệ thuật giao tiếp đắc nhân tâm, một pháp hành thiết thực của hàng Bồ tát trên bước đường lợi sanh. Bốn pháp này mang một giá trị cao đẹp trong việc tinh tấn vun bồi phước điền và phát triển hạt giống trí tuệ, hướng đến việc thanh tịnh hóa ba nghiệp tự thân, lợi lạc cho khắp quần sanh, thiết lập cõi Tịnh độ hiện tiền giữa nhân gian này. 

 

Chú thích: 

[1] Thích Minh Cảnh (2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 5, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.4817.

[2] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, Thích Minh Châu (dịch, 2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Bốn pháp, phẩm Bánh xe, Kinh Nhiếp pháp, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.370.

[3] Thích Chúc Phú (2013), Vài vấn đề về Phật giáonhân sinh, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.229.

[4] Linh Sơn Pháp Bảo Đại tạng kinh, tập 82, Bộ Luật 12, số 1488 do Đàm Vô Sấm (Hán dịch), Linh Sơn Pháp Bảo (dịch, 2019), Kinh Ưu bà tắc giới, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.147.

[5] Bố thí: bố (布) nghĩa là phân tán, cùng khắp; thí (施) là dâng (con cái đối với cha mẹ, người nhỏ đối với người lớn), tặng (bạn bè), cúng dường (đệ tử đối với vị Thầy),…

[6] Kinh Ưu bà tắc giới, kinh đã dẫn, tr.168-169. 

[7] Thích Trí Tịnh (dịch, 2021), Kinh Diệu pháp Liên hoa, phẩm Phổ môn, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.563.

[8] Thích Minh Cảnh (2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 1, Nxb. Tổng hợp TP. HCM, tr.402.

[9] Thích Đạo Thế (soạn), Ban dịch thuật Hán tạng Pháp Âm (dịch, 2018), Hương hoa vườn giáo pháp, tập 5, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.51.

[10] Kinh Ưu bà tắc giới, kinh đã dẫn, tr.199-207.

[11] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2008), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Hai pháp, phẩm Bố thí, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.127.

[12] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2008), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.92. 

[13] Kinh Ưu bà tắc giới, kinh đã dẫn, tr.210-211.

[14] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2007), Kinh Trung Bộ, tập 1, kinh Ví dụ cái cưa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.170.

[15] Đại tạng kinh Việt Nam, Thích Minh Châu (dịch, 2008), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương Chín pháp, phẩm Chánh giác, Kinh Những sức mạnh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.447.
(Trích từ tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 405)

Tạo bài viết
18/03/2017(Xem: 11371)
08/03/2019(Xem: 31203)
21/03/2014(Xem: 25845)
30/05/2014(Xem: 23805)
02/12/2018(Xem: 16134)
26/08/2016(Xem: 13517)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: