Bilingual: The Right Views / Chánh Kiến

19/05/20235:20 SA(Xem: 2822)
Bilingual: The Right Views / Chánh Kiến

 

Bilingual:

THE RIGHT VIEWS / CHÁNH KIẾN

Author: Toại Khanh

Translated by Nguyên Giác

 

 

duc phatTo get rid of all wrong views, one must cultivate the right views. What are the right views here? I have explained the right views so many times. There are many explanations for the right views. There are places they say five right views and others say three right views, but if you put it all together, there are just two right views.

First, we must see that there are three signs -- the sign of impermanence, the sign of suffering, and the sign of not-self. The practitioner sees that everything in the world does not separate from the three marks, and the three marks do not separate from all things in the world. Every phenomenon in the world has the characteristics of the three signs, whether it be in the body or the mind, good or bad, happy or sad. Therefore, the nature of the three signs is the entire content of all things.

When you first start practicing, you will notice that everything—your body and mind, happiness and sadness, good and bad—is impermanent and that every moment spent walking, sitting, lying down, or standing is also impermanent. But one day you will see that what is impermanent is this body and mind and this body and mind are impermanent. If you remove the impermanence, the body and mind will no longer exist, and if you remove the body and mind, the impermanence will no longer exist. The body and mind are actually the impermanence, and the impermanence is actually the body and mind. Depending on the place and the situation, impermanence is seen differently.

I give an example. There are two directions that impermanence can take: up and down.

What is the upward direction of impermanence? Impermanence has an upward direction: It was bad before, now it's good; was sad before, now happy; previously downward, now upward; previously negative, now positive; previously selfish, now selfless; In the past, it was a petty calculation, now it is tolerant.

In the opposite way, impermanence moves in a downward direction: What was once good is now bad; what was once positive is now negative. It is impermanence that has a downward direction.

So the first thing, the first right view is that the practitioner must see that everything in the world appears because of conditions, and then has to disappear: That is the first right view.

The second right view is that the practitioner must see that there is nothing in this world that does not leave something "underlined." There is nothing that does not have a consequence after it is present. A saying, a thought, a big or small action, a movement, a gesture, an activity, a gesture, or a behavior all have an impact on the outcome. The lightest is the "coc, coc, coc" of finger tapping, or the wink, or the smirk, or the eyelids touching, or the worldly romantic winks, all of which have unquantifiable effects.

So what is the first, the first right view? The first right view is the mature view of the three-fold nature of all things including what is in and out of sentient beings.

The second right view is seeing causality, seeing that everything in its life exists on the principle of cause and effect. Good deeds will bring joy and happiness. Evil actions will bring anxiety suffering, bodily suffering, and mental suffering. Happiness and joy, on the other hand, will result in a cheerful body and a joyful mind. That is the law of heaven and earth.

It is necessary to have those two realizations, one that helps us to leave the eternity view, and one that helps us to leave the annihilation view. The first realization shows that everything appears conditionally, and has to disappear, thus helping us to leave the eternity view. The second realization helps us to believe in the cause and effect, to separate from the annihilation view, and to show that whoever causes the cause will reap the result.

Thus, the awareness of the three signs will help us to eliminate the eternity view. Meanwhile, the awareness of cause and effect will help us to eliminate the annihilation view. The right view is one that eliminates both the eternity view and the annihilation view.

To summarize again, the right view will consist of two sentences.

Sentence 1: Everything in life appears by conditions. When we understand that, we can eliminate the annihilation view.

Sentence 2: Everything that appears in life must disappear later. When we understand that, we can eliminate the eternity view.

These two sentences must be written down because they are very important. Seeing that everything in life exists due to conditions, we can get rid of the annihilation view. That is to say, we won't believe that death is the end of everything because if conditions are still present, then something else will eventually emerge from them.

Now I'm just giving an example. Like a tiny paddy grain, but no, let's talk about sesame seeds. We don't need to talk about a five-thousand-acre sesame field, just a sesame seed. As long as the sesame seed has not been boiled, as long as it meets the conditions, it will continue to germinate, and it will produce a sesame plant, and as long as there are enough conditions, it will sprout more.

Therefore, it is reckless for a person who is still learning to assert, "It's over when I die." Since I don't have the foggiest idea where I've been, how might I say I will not have any further spot to go? Where did I come from, and where do I go [after this life]? How can I claim that I won't have a place to go in the future when I have no idea where I came from? That thing is stupid from the very beginning. It's stupid that you don't know where you came from. You only know that you came out of your mother's womb. That's the problem. You don't know where you were before leaving your mother's womb; all you know is that you arrived here.

Because you only know about it, you only know you were born from your mother's womb, and you will know nothing else after your death. You think it's over when you stop breathing, but from the moment you stop breathing, there's something else you don't know. The reason you don't know this is that you didn't know what it was before you left your mother's womb. Remember that, it's very important.

So you just have to remember that "everything in the world exists because of conditions" -- that's how you get rid of the annihilation view. That's what it means.

And then you can get rid of the eternity view—the belief that there is an eternal me or ourselves—by comprehending that "everything that has existed will have to disappear."

But why are these two perceptions so important? They're important because once you get attached to the annihilation view, you don't practice anymore. At that time you have no fear of good and evil, of retribution, of reincarnation at all: you are not afraid of bad consequences. It will be extremely dangerous if you get hooked on the annihilation view. Because of this, you completely negate what you cannot see, do not understand, and cannot prove. At that time, you will reject everything. And I've said it countless times. That is: Do not think that you deny everything because you are a contemporary intellectual or a cutting-edge scientist. No. The act of denying everything is an idiotic way of behaving. Why? Because when you disprove everything, you simply don't prove anything. It's different from the fact that you show proof that it doesn't exist.

There are two types of rejection. The first type is that you reject because you have proof. The second type is that you reject it because you can't prove it. Are those two types of rejection different? The fact that you can't prove it exists is different from the fact that you have proof to say it doesn't exist. These two types of rejection are different, please remember. For example, if I'm a bad student, I can't find the answer, I can't solve the problem, it's not that the problem has no solution. I'm stupid, so I can't solve that problem, but I'm not sure that the problem is solutionless. Meanwhile, someone who is better at math than me can solve that problem.

That is, there are many things in this world that my head cannot understand, and cannot explain, so I cannot prove that there is something that exists. So, I can't believe it exists. So I rejected it. What do you think?

For instance, how can I possibly believe the story that stem cells were used to clone another organism? With the mentality of a second grader, how can someone believe in the phenomenon called "cloning"? Can you imagine how could a student who just got to the second grade understand the concept of "cloning"? How does that student understand "uranium" with "plutonium"? Only one lump of that chemical, one kilogram of that chemical, is enough to change the history of the world. How can a second grader comprehend nuclear reactions when given a kilogram of "plutonium" and "uranium"? How can that student understand a ship, a battleship operating at sea for many years without going to land to refuel, when it runs on nuclear power? What do you think? If that student doesn't understand the problem, that means he can't find the proof, right? That student couldn't understand such a difficult problem. And when that student can't find proof to prove something exists, that means that existence doesn't exist, right? Do you think it's very dangerous? Well, it's a big problem, not a small one.

So, the issue here is to abandon the wrong views; you must first have the right views. There are numerous right views, but in the end, there are summarily only two right views. That is to believe, to understand that everything that appears in the world is caused by conditions, and when it exists, it must disappear.

(According to: toaikhanh.com)

 

.... o ....

 

CHÁNH KIẾN

 Toại Khanh

 

Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì? Tôi đã giải thích không biết là bao nhiêu lần. Chánh kiến nhiều lắm, có chỗ kể 5, kể 3, nhưng mà gom kỹ lại thì còn có 2 thôi.

Thứ nhứt là nhận thức về tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng). Hành giả thấy rằng mọi thứ ở đời không lìa tam tướngtam tướng không lìa vạn vật ở đời. Dầu đó là thân hay tâm, là thiện ác hay buồn vui, tất thảy mọi hiện tượng ở đời đều có bản chất tam tướng. Do đó bản chất tam tướng chính là toàn bộ cái nội dung của vạn hữu.

 Nói rốt ráo, hành giả buổi đầu mới tu tập thấy thân này là vô thường, tâm này là vô thường, buồn vui thiện ác này là vô thường, sự khó chịu, dễ chịu, sự đi đứng nằm ngồi này là vô thường. Nhưng sẽ có một ngày hành giả thấy rằng cái sự vô thường nó chính là cái thân tâm này và thân tâm này chính là sự vô thường. Bỏ cái sự vô thường đi thì thân tâm không còn, mà bỏ thân tâm đi thì cái sự vô thường nó cũng không còn. Thân tâm chính là sự vô thường và sự vô thường chính là thân tâm. Có một điều là tùy chỗ, tùy nơi mà cái sự vô thường nó có khác.

Tôi thí dụ như, vô thường nó có hai cách, vô thường để đi lênvô thường để đi xuống.

Vô thường để đi lên là sao? Hồi nãy xấu bây giờ tốt, hồi nãy buồn bây giờ vui, hồi nãy hướng hạ bây giờ hướng thượng, hồi nãy tiêu cực bây giờ tích cực, hồi nãy ích kỹ bây giờ vị tha, hồi nãy là toan tính nhỏ mọn bây giờ là bao dung, đó là vô thường để đi lên.

Vô thường để đi xuống thì ngược lại. Hồi nãy tốt bây giờ xấu, hồi nãytích cực bây giờ là tiêu cực, vô thường để đi xuống là vậy.

Cho nên chuyện đầu tiên, cái chánh kiến đầu tiên là hành giả phải thấy rằng vạn hữu ở đời do duyên mà có và có rồi thì phải mất, đó là cái chánh kiến thứ nhứt.

Cái chánh kiến thứ hai, hành giả thấy rằng ở đời này không có cái gì mà không để lại một cái gì "gạch dưới". Không có cái gì mà không có để lại một cái hậu quả sau khi nó có mặt. Một câu nói, một suy nghĩ, một hành động lớn bé, một động tác, một cử chỉ, một sinh hoạt, một biểu cử, một động thái, tất cả đều để lại một kết quả. Nhẹ nhứt là "cộc, cộc, cộc" gõ ngón tay, nháy mắt, nhếch môi cười, hai mí mắt chạm vào nhau; phê hơn một chút, đá lông nheo, những động tác nhỏ như vậy nó đều để lại cái hậu quả không có lường được.

Cho nên cái thứ nhứt, cái chánh kiến thứ nhứt là gì? Chánh kiến thứ nhứt đó là cái thấy chín chắn về cái bản chất tam tướng của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh.

Cái thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất.

Khi mà có được hai cái nhận thức này, một cái thì nó giúp mình bỏ được thường kiến, một cái giúp mình bỏ được đoạn kiến. Một cái thấy rằng mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất thì nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Còn cái mà tin lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến, tức là hãy còn nhân thì còn quả.

Thì như vậy cái nhận thức về tam tướng nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Mà cái nhận thức về lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến. Trừ được cái thường và trừ được cái đoạn thì được gọi là chánh kiến.

Gom gọn lại nữa, chánh kiến gồm có 2 câu:

Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến.

Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến.

Hai câu này phải viết xuống, vì nó quan trọng lắm. Mọi sự ở đời do các duyên mà có, đó là mình trừ được đoạn kiến. Có nghĩa là mình không có nghĩ rằng chết rồi là hết, chỉ cần duyên nó còn thì nó còn đi nữa, còn duyên là nó còn đi nữa.

Bây giờ tôi chỉ ví dụ một chuyện thôi. Các vị thấy như cái hột thóc, nó nhỏ xíu xìu xiu, hột nhỏ hơn nữa là hột mè, nguyên một cánh đồng mè 5 ngàn mẫu đừng có nhắc tới, mà chỉ nhắc một cái hột mè thôi. Chỉ cần nó chưa bị luộc, chỉ cần nó hội đủ điều kiện thì nó tiếp tục nó nẩy mầm rồi nó ra một cây mè, chỉ cần còn đủ duyên thì nó còn đi nữa.

Cho nên chưa gì hết mà mình phán "chết rồi là hết" thì mình quá ẩu. Vì mình không biết ở đâu mình tới thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình không còn chỗ để đi? Ở đâu mình tới và mình sẽ về đâu? Cái chuyện mà ở đâu mình tới mình đã không biết, thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình sẽ không còn chỗ để mình đi tiếp nữa? Cái chuyện đó nó ngu ngay từ căn bản. Nó ngu ở chỗ là anh không biết từ đâu anh tới đây? Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh bước ra thôi. Khổ như vậy đó. Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh đi ra, chứ còn cái gì trước đó là anh không có biết.

Chính vì cái chuyện mà anh chỉ biết tới đó thôi, anh chỉ biết được anh từ trong bụng mẹ đi ra, cho nên anh cũng chỉ biết cho tới lúc mà anh tắt thở thôi. Anh tưởng tắt thở rồi là hết, nhưng mà từ cái tắt thở trở đi là cái gì anh không biết. Lý do mà anh không biết cái này là bởi vì trước đây anh cũng không biết là trước cái bụng mẹ là cái gì anh cũng không biết. Nhớ cái đó, nó quan trọng lắm.

Cho nên chỉ cần nhớ rằng "mọi sự ở đời do duyên mà có" thì trừ được đoạn kiến, là vậy đó.

Còn hiểu rằng "đã có rồi phải mất" thì mình trừ được cái thường kiến, cho rằng có cái tôi, cái ta, thường hằng, vĩnh cửu.

Mà tại sao 2 cái này nó quan trọng như vậy? Quan trọng chứ, khi mà anh chấp vào cái đoạn kiến thì anh không còn tu hành, anh không có sợ thiện ác, báo ứng, luân hồi gì hết, anh không có ngán. Nguy hiểm cực kỳ nếu anh mắc đoạn kiến. Anh phủ nhận toàn diện những gì anh không thấy được, anh không hiểu được, anh không chứng minh được. Anh dẹp hết. Mà tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Đó là: Đừng có tưởng rằng mình bác tùm lum là mình là người trí thức đương đại, khoa học tối tân. Không phải đâu, mà đó là thái độ ngu xuẩn. Vì sao? Là vì khi anh bác bỏ, chỉ đơn giản là anh không chứng minh được. Nó khác với cái chuyện là anh có bằng chứng là cái đó không có.

Có 2 kiểu bác bỏ. Kiểu thứ nhứt, mình bác bỏ là vì mình có bằng chứng. Kiểu thứ hai mình bác bỏ là vì mình không chứng minh được. Hai cái đó nó khác nhau chứ? Không chứng minh được nó khác với có bằng chứng nói là không có. Hai cái khác này làm ơn nhớ dùm. Thí dụ như tôi là học trò dở, tôi tìm không ra, tôi giải không ra bài toán đó, không hẳn bài toán đó vô nghiệm. Tôi dốt cho nên tôi không giải được bài toán đó nhưng chưa chắc bài toán đó là vô nghiệm. Thằng giỏi hơn nó giải được.

Chưa kể bao nhiêu chuyện trong trời đất này, với cái đầu của tôi đó thì tôi không có thể hiểu nổi, tôi không giải thích được cho nên tôi không có chứng minh được là cái đó có. Thành ra tôi không có tin được cái đó. Thế là tôi bác. Các vị nghĩ làm sao?

Chẳng hạn như, tôi làm sao mà tôi tin được cái chuyện mà lấy tế bào gốc, để mà có thể nhân bản ra một cái thứ sinh vật khác? Làm sao với cái não trạng của một cái thằng học lớp hai, làm sao mà tôi tin cái hiện tượng mà được gọi là "cloning" được? Các vị tưởng tượng học trò học mới có lớp hai, cái khái niệm về "cloning" làm sao mà nó hiểu? Làm sao nó hiểu được cái uranium với cái plutonium? Chỉ có một cục, một ký lô đủ làm thay đổi lịch sử của thế giới. Một ký lô plutonium và uranium thôi, một cái thằng lớp hai làm sao nó hiểu được cái phản ứng hạt nhân, làm sao nó hiểu được cái đó? Làm sao nó hiểu được một chiếc tàu, một chiến hạm vận hành trên biển nhiều năm trời mà không cần vào đất liền để tiếp nhiên liệu, khi mà nó chạy nó hoạt động bằng cái năng lượng hạt nhân. Các vị nghĩ làm sao? Nếu mà nó không hiểu được thì có nghĩa rằng nó không có tìm ra được bằng chứng, đúng không? Nó không hiểu tới. Mà khi nó tìm không được bằng chứng thì có nghĩa là cái đó không có, đúng không? Các vị nghĩ coi nó nguy chưa? Đấy, nó lớn chuyện lắm chớ không phải nhỏ đâu.

Cho nên ở đây bỏ tà kiến, chuyện đầu tiên là phải có chánh kiến. Mà chánh kiến nó nhiều lắm, gom gọn nó có hai thôi. Đó là tin rằng, phải hiểu rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, và đã có rồi phải mất đi.

(Theo  toaikhanh.com)

https://thuvienhoasen.org/a34443/chanh-kien

 

.... o ....

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2021(Xem: 4696)
13/11/2013(Xem: 24281)
09/06/2018(Xem: 18257)
09/07/2019(Xem: 9325)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.