Bilingual: There's A Moon / Có Một Vầng Trăng

21/06/20235:13 SA(Xem: 2131)
Bilingual: There's A Moon / Có Một Vầng Trăng

 

THERE'S A MOON
Author: Thích Phước Tịnh
Translated by Nguyên Giác 

(A Dharma talk at Chùa Phật Tổ on March 29, 2008.)

 

vang trangThe Blessed One's life can be compared to a flower - the flower of Enlightenment, which bloomed 26 centuries ago, but the fragrance of compassion and wisdom has since pervaded, spreading farther and farther, spreading to three thousand worlds, as a well-described poetic sentence in Thiền Lâm Cú Tập (A collection of Zen Forest's poetic lines) says, "There was only one pistil of Mai flower, but the fragrance has pervaded over three thousand worlds."

We frequently observe the broad ocean surface with the waves constantly rolling up, so the light of the moon and stars is never totally reflected. A small seashell, laying gently alone by the rock hollow with a little water within, on the other hand, can display an infinite spacious space. In that tiny shell, the moon, stars, sun, and rays are still present. The wayward shell is undetected since it lies humbly in an almost concealed area, but it can mirror the vastness of the world every day with a little sea water. The meaning of "Mai blossom with a little pistil makes three thousand fragrant worlds" can be seen in that image.

We should understand that the preceding phrase is from the book Thiền Lâm Cú Tập and that its lyrical image is not abstract poetry but a very real thing in our lives. It would be very sorry if a Buddhist cannot emanate moral fragrance from one's life.

You come and depart in this human sphere, leaving some or all of your imprint on others. Whether your life is good or bad, you will leave an imprint or memory in the lives of your children and grandkids, loved ones, and friends. If your life has a moral fragrance, it will spread widely; similarly, when we give others delight with care, pleasant things will come to us later.

I have an old poem that expresses my feelings regarding the human state in the human world. This poem was written in memory of two deceased Dharma friends who were two senior nuns from Quán Thế Âm Pagoda in Đà Lạt City. Fortunately, the poem was inscribed on a tombstone, and I only remember the following four lines.

A swallow flies silently across the sky,
while the waves float and sink in the vast ocean.
The pink dusty realm emerges from the real body,
where everything appears and disappears as if in a dream.

We enter our existence like a swallow that flies across the sky and then vanishes, leaving no trace. The ocean is always full of waves that come and go, rise and fall, and then return the water to the wide, calm sea. We pass through life like a bubble that floats, sinks, and shatters as fast as a dream. Life is a dream in which we arrive as if in a dream and depart as if in a dream, and every one of us is the proprietor of our own dream.

A hundred years is not enough time for us to explore, look for, and be absorbed in dreams. When I look back on myself one day, I will notice that "Life has turned green with moss." Even while we were awake, those dreaming days caused us to struggle, and we struggled with others around us. We inflict pain on ourselves while simultaneously shaming those around us with accusations, criticism, and rage. Our lives do not naturally breathe with negativity, but with love between us and with all living creatures. The universe, nature, grass and trees, earth and rocks, moon and stars... are the conditions in which we can live and breathe.

A Zen master lived in a temple hut that was tiny, and devoid of anything valuable. A thief came in one night seeking anything to steal but found nothing. He angrily asked, "Why are you so poor?"

The Zen master smiled and said, "If you ask me, I'll have something to give, but you didn't say anything when you arrived here. You just considered rummaging, therefore you were unaware of my fortune."

The thief asked, "Where is the wealth?"

The Zen master replied, "Wealth is stored here." After saying that, he pointed his hand to his chest.

The thief shouted, "That's what I don't use. I only use the material wealth that can be exchanged for rice... but forget it."

The Zen master smiled and said, "I have valuable items that you do not accept, therefore I will give you mundane items."

He then took off all of his clothes and gave them to the thief after saying that.

The thief took the Zen master's clothes and left.

The Zen master smiled and looked out the window. It was winter at the time, and it was terribly cold outside, but the Zen master yelled out through the window, a bright moon overhead, "Unfortunately, I still have a moon that I can't give you."

And a haiku poem was born at that time:

The thief has gone,
leaving a bright moon
by the window.
(By Zen Master Ryōkan Taigu)

The poem is really lovely, depicting the mind of someone who has fled the confines of material life, outside the circle of ordinary meals and clothes. The Zen master in the empty hut was simply breathing, living with the moonlight shining through the window. And there must be others who believe that this Zen master's existence was nourished by clouds, water, the moon, stars, and poetry and that his spirit floated on the unreal high clouds. But sometimes, living without a little poetry, you also more or less lose the ability to enjoy life.

Man cannot survive solely on bread, rice, and water. We have the life we have now because we have been nurtured by the lovely sentiments of our mother's love since the day we were born. That care and love have accompanied us our entire lives and will continue to do so until the day we die. As we grow up, we will experience sayings, hate comments, bitterness, or kind and comforting words that can sometimes be devastating, destroying our lives or giving us sweetness for the rest of our lives. As a result, our survival is dependent on more than just food and water.

The poetry in us is the vibration — the experience of beauty, goodness, and truth. Our heart, besides the wonder of pumping blood in and out to nourish the physical body, is more beautiful than knowing the harmonized vibrations and praising the beauty of nature, love, earth, and sky. If there is no poetic material in our hearts, we are just wildly arid sand in a dead desert. Human life is already a song and a poem in and of itself.

Sentiment is a type of poetry, and the ability to think is another. As a result, the aforementioned Zen master gave all he owned, even a piece of fabric to cover his body, then stood alone in the cold, looking out the window at the moon, and reading a poem: "The thief has gone, leaving a bright moon by the window."

In addition to the poetic night sky, the Zen master was gazing at the moon and wished to send us only the moon. The words have expressed this meaning and lament the thief who left without having received this poetic gift. But what's really important here is how we identify and think about "our own moon." The moon outside is hidden, sometimes visible depending on the day of the month and the rising and falling tides. With "the moon in the heart," we can see at all times if we know how to shine forever, regardless of where we go or where we travel. The Zen master wanted to give each of us a formless moon within ourselves, not the moon that shone in that late-night sky.

In poetry, the ancients frequently used the words "compassionate face like the full moon" to laud the Buddha's beautiful and brilliant visage. As follows is a narrative from Agama literature about the Buddha's great compassion spreading to all living beings.

A small falcon once flew to hide when it was being pursued by humans. After flying inside Venerable Sariputra's sleeve, it became restless and flew out, landing on the Buddha's garment, where it slept peacefully. The Buddha saw this and asked Sariputra: "That bird was hiding in your robes, Sariputra; why did it fly out and not remain long?"

Sariputra said: "Although I have gained Arhatship, my good karma is not yet full, and my unwholesome behaviors are still more or less, so birds can detect it, and it does not dare to remain in me. However, the Blessed One's spirit is so fresh, calm, and vast that when it comes to stay in the Blessed One's garments, it feels safe."

The moon is clear and bright outside, fresh and cool, but not as cool and bright as our inside moon. The Zen master intended to send us a message that we should return to understand that there is a moon within us and that when we perceive the "moonlight in the heart," our lives become more vibrant and alive! There was only one pistil of Mai flower, but the fragrance has pervaded over three thousand worlds.

There are degrees to which we can keep the "moon" bright in our hearts. We can contact the natural moon outside, the scenery, and the people after a lot of practice, and if we are skilled, we will experience delight in our hearts at that moment.

All objects, colors, and noises that come to us can be a source of calm and happiness if we practice more. Even better, we can come into close contact with our own power to create delight. We can delight our own hearts by reconnecting with that joy-giving power; Just like contemplating nature, we enjoy the beauty of everything that surrounds us and in that moment we can get in touch with the universe and merge with the immeasurable nature. 

When we turn our attention inward, we experience a profound sense that we are endowed with a miraculous ability to bring joy and happiness. Going deeper, we stay at the source of consciousness, the nature of the mind – this is what the Zen master wants us to do, that is, get in touch with the moon within ourselves.

All success has to start with the first steps. The drops of water at the river's source also serve as the starting point for the turbulent section. A big fire usually starts with a small spark. And the enlightened mind also begins with the practice of treating it step by step. The aroma that pervades three thousand planets is also derived from the pistil of a delicate flower.

Finally, all that we have or can achieve comes from knowing how to see and live with the Buddha nature in ourselves. And realizing the nature of the mind also means realizing the moon as shown by the Zen master, and then we come into contact with the calm puddle in the seashell, which can reflect the entire universe, i.e. the vast space within ourselves, and we can spread the fragrance throughout the three thousand worlds.

You should skillfully focus inward to see and live with your Buddha mind. Don't forget that the moon shines in your heart all day and all night.

 

.... o ....

 

CÓ MỘT VẦNG TRĂNG 

Thích Phước Tịnh

(Pháp thoại tại chùa Phật Tổ Ngày 29-03-2008)

 

Cuộc đời của đức Thế Tôn có thể ví như một đóa hoa - đóa Giác ngộ đã nở cách nay 26 thế kỷ, nhưng hương từ bitrí tuệ vẫn luôn tỏa ngát, ngày càng lan xa, trải rộng đến ba nghìn thế giới như một câu mô tả xác đáng trong Thiền Lâm Cú Tập "Nhất điểm hoa mai nhụy, tam thiên thế giới hương".

Chúng ta thường nhìn thấy mặt đại dương tuy mênh mông nhưng sóng cuộc ba đào, nên chưa bao giờ phản chiếu trọn vẹn được ánh sáng của trăng sao. Thế nhưng có một vỏ sò nhỏ bé, nằm cô đơn yên lặng bên hốc đá với một ít nước bên trong mà vẫn có thể chứa cả không gian thênh thang lồng lồng. Trăng sao, mặt trời, tia nắng... vẫn có mặt trong vỏ sò bé nhỏ ấy. Nằm ẩn mình khiêm nhường trong chỗ khuất, mảnh vỏ sò lạc loài không ai để ý, nhưng hàng ngày với chút nước của trùng dương, nó có thể phản chiếu cả bao la vũ trụ. Hình ảnh đó diễn đạt ý nghĩa "Hoa mai một chút nhụy. Ba ngàn thế giới thơm".

Câu trích dẫn ở trên trong Thiền Lâm Cú Tập khi vừa đọc lên ta nghe đầy chất thơ, nhưng đó không phải là thi ca trừu tượng mà là một điều rất thực trong đời sống chúng ta. Đời người tu mà chúng ta không thực tập tự làm cho mình tỏa hương lành được thì thật là đáng tiếc.

Chúng ta đến và đi trong nhân gian này, sự có mặt của mình ít nhiều cũng lưu lại một chút gì nơi người khác. Đời sống chúng ta lành, đẹp hay không thì vẫn lưu lại gần nhất là nơi con cháu mình, nơi người thân của mình, và nó cũng lưu lại trong bằng hữu của mình nữa. Nếu ta có hương thơm thì hương đó sẽ tỏa ra rất rộng. Cũng thế, chúng ta dâng tặng cho người niềm vui bằng sự quan tâm chăm sóc thì quả lành sẽ đến.

Tôi có bài thơ làm từ lâu, nó lên những cảm nghiệm của tôi về thân phận con người trong cõi nhân gian. Đây là những câu thơ như một lời tri ân gửi đến hai pháp hữu đã mất, đó là hai Sư Bà ở chùa Quán Thế Âm (Đà Lạt). Bài thơ đã may mắn được khắc lên bia mộ mà tôi chỉ nhớ bốn câu sau:

Một cánh nhạn vút ngang trời lặng lẽ
Bong bóng nổi chìm biển cả mênh mông
Từ chân thân hiện ra cõi bụi hồng
Đến như mộng rồi đi như giấc mộng.

Sự có mặt của chúng ta trong cuộc đời này như cánh nhạn lướt qua bầu trời rồi mất hút, hoàn toàn không để lại một dấu vết. Đại dương luôn dậy sóng xô dạt vào ra, bọt bóng từng đợt nổi chìm nhưng rồi nó cũng trả nước về cho biển khơi mênh mông tĩnh lặng. Chúng ta đến đi trong đời cũng như bọt bóng nổi chìm, tan vỡ nhanh như trong mộng. Đời sống là giấc một. Một giấc mộng mơ; sống trong mơ, ra đi như mộng và chúng tasở hữu giấc mộng của chính mình.

Một trăm năm cho một đời người không đủ dài để ta rong chơi, lao xao tìm kiếm, mải mê trong giấc mộng. Đến một ngày, khi quay nhìn lại mình thì "đời đã xanh rêu". Ấy thế mà ngay khi còn sống, chúng nó làm tình làm tội chính mình và làm tình làm tội cả những người chúng quanh. Ta gây đau khổ cho mình, đọa đày những người chung quanh băng những lời trách móc, chì chiết, giận hờn. Đời sống chúng ta không phải thở bằng những tiêu cực ấy mà nó thở bằng tình thương giữa chúng ta với nhau và với vạn vật muôn loài. Vũ trụ, thiên nhiên, cỏ cây, đất đá, trăng sao... là điều kiện cho ta sống, cho ta thở.

Có một vị thiền sư sống trong một cái am rất bé nhỏ rất nghèo nàn. Vật dụng không có một món gì giá trị. Buổi tối nọ có tên trộm vào tìm kiếm, nhưng chẳng thấy gì để nó có thể lấy đi được. Nó tức giận hỏi: "Sao ông nghèo đến thế?" Vị thiền sư cười bảo: "Nếu anh hỏi in ta, ta sẽ có cái để cho, tuy nhiên khi vào đây anh đã không hỏi một lời. Anh lục lọi nên anh không biết cả có của cải". Tên trộm hỏi: "Của cải để đâu?" Vị thiền sư đáp: "Của cải ra cất trong đây". Nói xong, ông đưa tay chỉ vào ngực mình. Tên trộm to tiếng: "Thứ của đó tôi không xài. Tôi chỉ dùng của cải vật chất có thể đổi được cơm gạo... chứ cái đó thì quên đi". Vị thiền sư cười bảo: "Ta có của quí thì người không lấy, vậy ta tặng cho ngươi những của rất tầm thường đây". Nói xong ông cởi hết quần áo tặng cho tên trộm. Tên trộm ôm mớ quần áo của thiền sư ra đi. Vị thiền sư cười, bước theo và nhìn qua cửa sổ. Lúc ấy mùa đông, ngoài trời rất lạnh nhưng qua song cửa, một màu trăng sáng rỡ trên cao, thiền sư buột miệng: "Tiếc thay, ta còn có một vầng trăng mà không thể cho ngươi được". Và một bài thơ hài cú đã được ra đời ngay lúc ấy:

Tên trộm đi rồi
Để quên bên cửa sổ
Một vầng trăng soi.
(Thiền sư Royakyo - Nhật Chiêu dịch).

Những câu thơ thật đẹp và lãng mạn nói lên tâm hồn của một người đã thoát ra ngoài biên giới của đời sống vật chất, cơm áo bình thường. Vì thiền sư trong cảnh trống không của túp lều chỉ đang thở, đang sống cùng màu trăng chiếu qua bên cửa sổ. Và chắc hẳn có người nghĩ rằng đời sống của vị thiền sư này được nuôi dưỡng bằng mây nước trăng sao, bằng thơ văn và hồn thì lơ lững trên chín tầng mây, không thực tế. Nhưng đôi khi trong đời sống chúng ta nếu không có chút thơ thì chúng ta cũng mất đi ít nhiều khả năng hân thưởng cuộc đời. Con người không chỉ sống bằng bánh mì, gạo cơm, nước uống. Chúng ta có được đời sống hôm nay, ngay từ những ngày đầu tiên là chúng ta đã được nuôi dưỡng bằng những cảm thọ êm dịu, ngọt ngào từ tình thương của mẹ. Những chăm chút, yêu chiều đã theo ta suốt đời, và sẽ còn theo ta cho đến ngày trút hơi thở cuối. Đến độ trưởng thành, trong những môi trường mà ta tiếp xúc, những câu nói, những lời nhận xét hằn học, trách móc, đắng cay hay những lời ân cần, vỗ về... đôi lúc có thể tàn phá đời ta hoặc cho ta vị ngọt đến cuối đời. Thế nên, sự tồn tại của chúng ta không hẳn chỉ đơn thuần cơm ăn, nước uống.

Chất thơ trong con người chúng ta là sự rung động, sự cảm nghiệm về cái đẹp, cái lành và sự chân thật. Trái tim của ta ngoài điều diệu kỳ là bơm máu vào ra để nuôi dưỡng hình hài vật lý, nó còn đáng yêu hơn là biết rung cảm hòa điệu, ngời ca vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình yêu và của vũ trụ đất trời. Nếu trong tim ta thiếu vắng chất liệu thi ca thì ta chỉ là một bãi cát hoang dại, khô cằn, là vùng sa mạc chết. Tự bản chất đời sống con người đã là khúc hát, đã là bài thơ.

Tình cảm là một loại thi ca, và khả năng suy nghĩ cũng là một loại thi ca. Thế nên, vị thiền sư tặng hết những gì mình có, ngay cả đến mảnh vải che thân; chơ vơ đứng chịu lạnh nhìn trăng qua cửa sổ, rồi ngân nga: "Tên trộm đi rồi, Để quên bên cửa sổ, Một vầng trăng soi".

Nơi đây ngoài cảnh trời đêm thơ mộng, vị thiền sư đang ngắm trăng và ông muốn gởi tặng cho ta một vầng trăng, chứ không phải cái gì khác. Những câu thơ đã nói lên ý nghĩa này và tiếc cho tên trộm đã bỏ đi mà không kịp nhận món quà ý vị đó. Nhưng điều sâu xa hơn ở đây là làm thế nào ta chiêm ngưỡng được "vầng trăng của chính mình". Vầng trăng bên ngoài thì khi ẩn, khi hiện tùy theo ngày tháng vận hành, thủy triều lên xuống, nhưng với "mảnh trăng lòng" nếu ta biết giữ cho sáng mãi thì dù đi đến nơi đâu, bất cứ giờ phút nào chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng được. Vị thiền sư muốn tặng chúng ta mỗi người một vầng trăng vô tướng trong chính mình, chứ không phải vầng trăng tỏa sáng trên bầu trời khuya đêm ấy.

Liên hệ đến vầng trăng, trong thi kệ người xưa hay dùng những chữ "Mãn nguyệt từ dung" để xưng tụng tán thán dung nhan xinh tốt, đẹp lành và sáng rỡ của đức Thế Tôn. Trong văn học A Hàm, có ghi một chuyện nói lên sự trong lòng, tươi mát từ bậc Giác ngộ lan tỏa đến hết thảy mọi loài chúng sanh như sau:

Một lần nọ, một con chim cắt nhỏ bị người ta rượt bắt, nó bay tìm nơi ẩn trốn. Và nó đã bay vào tay áo của tôn giả Xá Lợi Phất, nhưng không hiểu sao nó thấy bất an lại bay ra và tìm vào y của đức Thế Tôn thì nó nằm yên trong ấy, cảm thấy rất an bình. Đức Phật thấy vậy liền hỏi Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất, con chim kia trốn được trong y của ông, tại sao nó lại bay ra, không ở lâu trong đó?" Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Thế Tôn, tuy con đã chứng quả A La Hán, nhưng thiện nghiệp của con chưa tròn, tập khí bất thiện vẫn còn ít nhiều nên loài chim chiêu cảm được, nó không dám ở trong con. Trong khi năng lượng của Thế Tôn rất trong lành, tươi mát và tỏa rộng nên nó đến trú vào áo Thế Tôn thì cảm thấy an toàn".

Vầng trăng bên ngoài tuy trong sáng, tươi mát nhưng không mát, không sáng bằng vầng trăng của ta ở bên trong. Vị thiền sư muốn nhắn gởi đến chúng ta thông điệp rằng hãy quay về để nhận biết ngay trong ta có một vầng trăng, và khi nhận ra được "ánh trăng lòng" thì đời sống của ta trở nên tươi mát, tự nhiên tỏa sáng! Hoa mai một chút nhụy, thơm lừng đến ba nghìn thế giới.

Có những mức độ để chúng ta có thể giữ cho "vầng trăng" sáng mãi trong lòng mình. Khi tu tập khá một chút, chúng ta có thể tiếp xúc với vầng trăng thiên nhiên bên ngoài, tiếp xúc với cảnh vật, với con người và nếu khéo thì trong tâm sẽ có niềm vui ngay lúc bấy giờ. Nếu tu tập giỏi hơn thì mọi đối tượng, mọi màu sắc, âm thanh đến với mình đều là nguồn an vui và hạnh phúc. Giỏi hơn nữa là chúng ta có thể tiếp xúc trực tiếp với khả năng chế tác niềm vui trong tự thân. Tự ta có thể làm cho lòng mình có niềm vui khi quay về tiếp xúc trực tiếp với khả năng tạo ra niềm vui ấy; cũng như khi nhìn thiên nhiên, đất trời ta thưởng lãm vẻ đẹp của vạn vật xung quanh, và ngay lúc ấy, ta có thể tiếp xúc với tạo hóa, hòa mình cùng với thiên nhiên bao la. Khi bước vào bên trong, chúng ta cảm nhận một điều quan trọng đó là ta đang sở hữu một năng lực nhiệm mầu có thể chế tác được niềm vui và hạnh phúc. Vào sâu hơn nữa, chúng ta an trú ngay nơi đầu nguồn tâm thức, Đó là điều vị thiền sư muốn nhắn nhủ chúng ta. Hãy tiếp xúc với vầng trăng nơi chính mình.

Tất cả mọi thành công đều phải trải qua những bước ban đầu chập chững. Trường giang cuồn cuộn cũng bắt đầu từ những giọt nước đầu nguồn. Một đám cháy lớn thường bắt đầu từ một đốm lửa nhỏ. Và tâm giác ngộ cũng bắt đầu từ công phu hành trị từng bước một. Hương thơm tỏa rộng ba nghìn thế giới cũng chỉ phát xuất từ chút nhụy của một cánh hoa mong manh.

Chung quy, tất cả những gì có được, thành tựu được đều từ việc chúng ta biết làm thế nào tiếp xúc với Phật tính nơi chính ta. Và khi tiếp xúc được với tự tánh, cũng có nghĩa là tiếp xúc với vầng trăng của thiền sư, tiếp xúc được với vũng nước trong lặng nơi vỏ sò, có thể phản chiếu cả vũ trụ, không gian lòng lồng nơi chính ta, và làm cho ta tỏa hương khắp ba nghìn thế giới.

Chúng ta hãy khéo quay về an trú nơi tâm Phật của chính mình. Đừng bỏ quên vầng trăng đang ngày đêm sáng rỡ trong tim.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p26a28453/co-mot-vang-trang-phap-thoai-tai-chua-phat-to-ngay-29-03-2008

 

.... o ....

 

 





 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/10/2013(Xem: 16477)
20/03/2023(Xem: 2488)
03/05/2023(Xem: 1779)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.