What You Need And What You Want / Cần Và Muốn (Song Ngữ Vietnamese-English)

03/08/20235:34 SA(Xem: 1881)
What You Need And What You Want / Cần Và Muốn (Song Ngữ Vietnamese-English)

WHAT YOU NEED AND WHAT YOU WANT 
CẦN VÀ MUỐN

Author: Thiện Ý

Translated by Nguyên Giác

 

What you need and what you wantBeing born and raised in a family that has always valued success in both work and academic achievement, I have always had a strong desire to be successful. Over time, I suddenly became addicted to success. Everyone says that I have talent, so I feel compelled to pursue various endeavors. Because I wanted to please others, I simply followed along, believing it was the best course of action for me, without considering my own genuine needs.

There are things you think you want, but maybe there are things you don't need. Because of your greedy nature, you sometimes crave many things to satisfy your ego. But unfortunately, you will never be satisfied due to your tendency to become bored with what you possess, even if acquiring it required significant effort and time.

So, what is the difference between what you need and what you want? Needs are something you must have; you cannot live without them. For example, you need to eat. You can fast for a few days, but eventually, you need to eat. You don't have to have a lot of food, but you definitely need to eat in order to survive. Want is something you would like to have. It's not necessarily required, but it's nice to have it. Music is a good example. Some people argue that music is essential to life because they cannot live without it. But we don't need music to survive; on the contrary, we need to eat.

The reason we have to write at length about Need and Want is that we often confuse these two concepts. Something you think you need turns out to be something you like and want. There are things that you may not like or want, but still need to have. How many times have we heard children crying in a grocery store, toy store, etc., asking their parents to buy the items they want? At that moment, you feel glad that it is not your child. You don't have to worry about those things. But actually, sometimes you also have to restrain yourself and not cry like a child because there are things you love so much that you don't require. However, whether you need it or not, you have the right to purchase what you like and desire. We also have a desperate desire to hold that item in our hands, just like a child!

In addition to the essential necessities of life such as food, clothing, medicine, and housing, everything else falls into the category of wants rather than needs. Of course, you may enjoy living in a beautiful and luxurious house, indulging in good food, dressing well, among other things. But those are the things you want, not the things you need. When you closely examine the things you currently possess and those you believe are essential, you will discover that there are numerous items you purchase simply because you enjoy them. However, upon reflection, you may realize that there are many things you can eliminate and still maintain a state of contentedness and tranquility in your life.

There are things that you don't necessarily have to have. For example, you need a car to commute to work and for other activities. It should be a relatively reliable car, with few breakdowns, and kept clean. But you don't have to have a fancy, expensive car. So are the clothes. We should also have a few nice outfits to wear to work and to enjoy the parties. But you don't have to have a hundred sets of clothes to change every day. If you are not a monk who lives far away from worldly society, there is no harm in wanting a little. But if what you want becomes a burden in your life, that's something you should reconsider.

Remember that we were almost completely empty-handed when we first arrived in America. We dreamed of having a temporary home and a job to sustain ourselves. But over time, our needs started to change significantly. We cannot live without modern conveniences such as refrigerators, televisions, cell phones, and computers. Even seemingly trivial things such as delicious food, stylish clothes, comfortable shoes, and expensive jewelry are items that many of us cannot live without.

It is because many things that were not considered necessities before are now suddenly indispensable. Wives, husbands, children, and grandchildren are at odds with one another due to these new needs. Then, to acquire and sustain those necessities, you work tirelessly day and night to afford them. So, it is necessary to take a step back and evaluate your needs and wants in order to determine what is truly essential for you and your family.

In the Discourse on the Eight Realizations of the Great Beings (Kinh Bát Đại Nhân Giác), it is taught as follows: "The Second Realization is the awareness that more desire brings more suffering. All hardships in daily life arise from greed and desire. Those with little desire and ambition are able to relax, their body and mind free from entanglement." (Translated by Thầy Nhất Hạnh, PlumVillage)

The more desires, the more suffering. This law has never been proven wrong. But it seems that greed is human karma! According to Buddhism, desires can be categorized into five types: wealth, lust, fame, indulgence in good food, and excessive sleep. We all want them as much as possible because we believe that these things bring happiness. At first, when you don't have anything, you just want one thing, like money. That's enough. But gradually, money alone is not enough. You need to have almost all of the five things mentioned above in order to be completely satisfied and happy.

This materialistic, illusory happiness has caused you to struggle and suffer countless times. Because we live in an impermanent, ever-changing world, even the things you truly like and desire today may not be the same tomorrow. Why would you want to possess something and then discard it later simply because you no longer enjoy it? The happiness you dream of so dearly only exists like a water bubble because it depends on whether you still desire it or not. Happiness, whether or not it is experienced, depends on your state of mind. As long as your heart no longer desires it, the object will no longer torment you.

Being content with few desires is the antidote to the disease of greed. To comprehend the concept of finding contentment with minimal desires, it is essential to carefully examine your true needs and wants. The reason you have to take the time to think about it is because these things have a significant impact on the happiness in your life and that of your family! As the Buddha taught, apart from necessities such as food, shelter, clothing, and medicine, everything else is created by greed. Those who live in contentment will find satisfaction in their hearts with what they have and will be less disturbed and suffer less due to desires.

(Written in August 2015)

 

…. o ….

 

 

CẦN VÀ MUỐN

 Thiện Ý

 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình lúc nào cũng đề cao việc thành công trong công việc và thành quả đạt được trong học tập nên tôi lúc nào cũng muốn mình thành công.  Lâu ngày, mình bỗng dưng trở nên ‘ghiền’ sự thành đạt. Ai cũng bảo mình có tài nên phải làm cái này, làm cái nọ.  Vì muốn chìu lòng mọi người nên mình cứ làm theo, cứ nghĩ đó là điều tốt nhất cho mình, chứ không hề nghĩ gì về những nhu cầu thật sự cho mình.

Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.  Nhưng đáng tiếc là mình sẽ không bao giờ được mãn nguyệnbản tính mau chán với những thứ mình đang có, dù là phải tốn rất nhiều công sức và thời gian để có được.

Như vậy có gì khác biệt giữa cần và muốn.  Cần là một cái gì đó bạn cần phải có, bạn không thể sống thiếu chúng.  Ví dụ như là bạn cần ăn.  Bạn có thể nhịn ăn vài ngày, nhưng cuối cùng, bạn cần phải ăn. Bạn không cần phải có nhiều thực phẩm, nhưng bạn chắc chắn cần phải ăn để sống.  Muốn là một cái gì đó bạn thích có.  Nó không nhất thiếtcần thiết, nhưng có nó thì là một điều hay.  Một ví dụ điển hình như là âm nhạc.  Có người sẽ tranh cãi là âm nhạc rất cần cho sự sống bởi vì họ không thể sống thiếu âm nhạc.  Nhưng chúng ta không cần âm nhạc để sống còn; ngược lại, chúng ta cần ăn.

Sở dĩ phải dông dài về Cần và Muốn vì chúng ta thường hay lẫn lộn giữa 2 thứ này. Có thứ mình nghĩ mình cần thì hóa ra là thứ mình thích, mình muốn.  Có thứ mình không thích, không muốn nhưng lại cần phải có. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe tiếng trẻ con la khóc trong tiệm bán thức ăn, hay đồ chơi, v.v.. đòi ba mẹ mua cho món hàng mà chúng muốn.  Lúc đó, mình cảm thấy mừng vì đó không phải là con mình.  Mình không phải bị đau đầu về những chuyện đó.  Nhưng thực ra, đôi lúc mình cũng phải dằn lòng, không la khóc như trẻ con, vì có những món đồ mình thích quá mà mình không cần.  Tuy nhiên, bất kể là cần hay không, mình có quyền mua thứ mình thích muốn.  Chúng ta cũng có cái cảm giác thèm khát đến tuyệt vọng phải có món đồ đó trong tay giống như đứa trẻ vậy!

Ngoài những thứ cần thiết cho đời sống như, thức ăn, quần áo, thuốc men, nhà ở, tất cả những thứ khác đều là thứ mình muốn chứ không cần.  Đương nhiên mình có thể thích một ngôi nhà đẹp và sang; ăn ngon, mặc đẹp....  Nhưng đó là những thứ mình muốn chứ không phải nhu cầu cần thiết.  Khi chúng ta bắt đầu nhìn kỹ những thứ mình đang có và sẽ có, mà mình cho là cần thiết, chúng ta sẽ thấy có bao nhiêu thứ mình mua chỉ vì mình thích; và rồi bạn mới nhận ra rằng có bao nhiêu thứ mà mình có thể loại bỏ mà vẫn sống an lạc như thường.

 Có những thứ mình không nhất thiết phải có.  Chẳng hạn mình cần một chiếc xe để đi làm, sinh hoạt cho đời sống.  Một chiếc xe tương đối tốt, không bị hư hỏng thường, sạch sẽ một chút.  Nhưng mình không cần phải có một chiếc xe sang trọng, đắt tiền.  Quần áo cũng vậy.  Chúng ta cũng nên có dăm ba bộ đồ coi được để đi ăn nói, tiệc tùng với đời.  Nhưng không cần phải có cả trăm bộ để thay đổi mỗi ngày.  Nếu mình chưa phải là người tu hành, xa lìa thế gian thì muốn một chút ít không có gì là tổn hại cả.  Nhưng nếu thứ mình ưa muốn lại biến thành gánh nặng cho đời sống thì đó là điều mình nên xét lại.

Nhớ lại, khi mới bắt đầu bước chân đến xứ Mỹ này, ai trong chúng ta hầu như là hoàn toàn tay trắng.  Chúng ta mơ ước có một ngôi nhà tạm dung thân và công ăn việc làm để sinh sống qua ngày.  Nhưng dần dà về lâu, nhu cầu của chúng ta bắt đầu thay đổi một cách đáng kinh ngạc.  Mình giờ đây không thể sống thiếu những thứ như tủ lạnh, truyền hình, phone di động, máy vi tính, v.v..  Thậm chí những thứ lỉnh kỉnh như thức ăn ngon, quần áo sang đẹp, giầy dép thoải mái, trang sức đắt tiền… cũng đều là những nhu cầu mình không thể thiếu trong đời sống.

Chính vì cái danh mục, mà trước đây không có trong nhu cầu cần thiết của mình, nay bỗng dưng không thể thiếu được.  Vợ chồng, con cái lục đục với nhau vì cái danh mục cần thiết này.  Rồi để cung phụng cho cái nhu cầu đó chúng ta làm việc đầu tắt mặt tối, ngày đêm để lo chi trả.  Cho nên việc ngồi xem lại cái danh mục đó để phân tích kỹ xem cái gì thực sự là cần thiết tối thiểu cho mình và cho gia đình, là một việc nên làm.   

Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có dạy:

Hai là giác ngộ
Đa dục là khổ
Sinh tử nhọc nhằn
Đều do tham dục
Thiểu dục vô vi
Thân tâm tự tại.  (Sư ông Làng Mai dịch)

Càng lắm ham muốn thì càng nhiều khổ đau.  Định luật này, xưa nay chưa hề sai.  Nhưng hình như tham đắm là nghiệp dĩ của con người! Theo đạo Phật, tham muốn có năm loại:  tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn ngon, ngủ nghỉ.  Ai trong chúng ta cũng đều muốn càng nhiều năm thứ này càng tốt vì chúng ta cho rằng đây là những thứ mang lại hạnh phúcThoạt tiên, khi chưa có gì mình chỉ muốn được một thứ thôi, như tiền tài, là đủ rồi.  Nhưng dần dần, chỉ tiền tài không thôi chưa đủ, chúng ta cần phải có hầu như tất cả năm thứ trên mới hoàn toàn mãn nguyện, hoàn toàn hạnh phúc.  

Cái hạnh phúc ảo tưởng dựa trên vật chất này đã khiến mình lao đao, đau khổ không biết bao nhiêu lần!  Vì sống trong cái thế giới vô thường, luôn luôn biến đổi, ngay cả cái mình rất thích, rất muốn có hôm nay sẽ không còn thích nữa ngày mai.  Tại sao mình muốn phải có cái đó để rồi sau này lại ruồng bỏ vì không còn thích nữa?  Cái hạnh phúc mình mơ tưởng da diết chỉ tồn tại như bong bóng nước, vì còn tùy thuộc vào việc mình có còn thích muốn nó nữa hay không?  Như vậy, hạnh phúc hay không là tùy thuộc nơi tâm mình.  Hễ lòng mình không còn tham muốn nữa thì vật đó sẽ không còn khiến mình đau khổ được nữa.           

Thiểu dục, tri túc chính là liều thuốc trị căn bệnh tham dục.  Để hiểu nghĩa của thiểu dục, tri túc chúng ta phải xét kỹ cái gì mình thật sự cần và cái gì mình thực sự muốn.  Sở dĩ mình phải bỏ công suy xét vì những thứ này có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc trong đời sống của mình, và của cả gia đình mình nữa!  Như Phật dạy, ngoài những nhu cầu căn bản cần thiết như thức ăn, nhà ở, quần áo, thuốc men, tất cả mọi thứ khác đều là do tham dục tạo nên.  Người biết đủ sẽ thấy lòng mình mãn nguyện với những thứ mình có và sẽ ít bị quấy nhiễu, khổ đau do tham muốn gây ra.   

(Tháng 8, 2015)

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a23770/can-va-muon

 

.... o ....

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/02/2020(Xem: 18555)
28/06/2017(Xem: 10903)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.