Thư Viện Hoa Sen

Thực Hành Quán Niệm Hơi Thở Hàng Ngày (Phần 1)

10/08/20235:11 CH(Xem: 2374)
Thực Hành Quán Niệm Hơi Thở Hàng Ngày (Phần 1)
TÂM AN LẠC
Gyalwa Dokhampa
Nhà xuất bản Tôn giáo 2023

THỰC HÀNH
QUÁN NIỆM HƠI THỞ HÀNG NGÀY

(PHẦN 1)


Cũng như một bước chân không thể tạo nên một con đường, một ý nghĩ không thể hình thành một thói quen tư duy. Vô số bước chân qua lại mới tạo thành lối đi. Để khắc sâu một thói quen, một nếp nghĩ trong tâm, ta phải tư duy vô số lần cùng một suy nghĩ, suy nghĩ chủ đạo mà chúng ta mong muốn sẽ chi phối cuộc đời mình Henry David Thoreau

 

Bài thực hành quán niệm hơi thở hàng ngày bao gồm những hướng dẫn cụ thể về tư thế của thân vì đây là phương pháp tập trung vào điều thân để an tâm. Phương pháp này tương tự như yoga và có ích cho sức khoẻ của bạn. Nó cũng cho phép bạn hít thở sâu và đưa vào cơ thể một lượng không khí đáng kể. Vì tâm trụ ở trong thân nên thân có thể ảnh hưởng đến tâm và ngược lại tâm cũng tác động đến thân. Bởi vậy, nếu như căng thẳng, khó chịu có thể gây ra những phản ứng sinh lý trong cơ thể thì cũng tương tự, tâm an lạc, hài lòng cũng có những hiệu quả nhất định tới sức khoẻ của chúng ta. Hãy thực sự nghỉ ngơi, thả lỏng trong thiền định, không cần quá lo lắng về việc mình có làm đúng hay không. Hãy thở nhẹ nhàng, thong thả, học cách đối xử từ tốn với bản thân và những suy nghĩ đến với bạn trong khi thiền định.
 

Khởi động thực hành thiền quán về hơi thở cũng giống như chúng ta nỗ lực tắt màn hình ti-vi vẫn liên tục chạy trong đầu. Đối với nhiều người trong chúng ta, đó là lần đầu tiên tâm được nghỉ ngơi. Chúng ta có thể để cho thân thư giãn trong những kỳ nghỉ, nhưng tâm thì không lúc nào ngừng hoạt động, kể cả trong những kỳ nghỉ đó, thậm chí chúng ta phải lo lắng tính toán về chính kỳ nghỉ, chẳng hạn như: thời tiết sẽ ra sao? Khách sạn có tốt không? Nếu cần khiếu nại thì sao? Ở đó có vui không? Khi quay lại làm việc thì mọi thứ sẽ thế nào?

 

Thiền quán về hơi thở là cơ hội để tâm thực sự nghỉ ngơi thư giãn. Điều này nghe như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chúng ta, cách chúng ta giải quyết những vấn đề hay tình huống diễn ra hàng ngày. Pháp thiền này khiến tâm an tĩnh, từ đó chúng ta có thể trưởng dưỡng trí tuệ và sự hiểu biết về bản thân. Nếu khôngtrí tuệ và sự hiểu biết này, bạn sẽ không thể thực sự thành công trong bất kỳ việc gì.

 

Khi bắt đầu thực hành thiền quán hơi thở, chúng ta phải dẹp mọi suy nghĩ dù là vi tế nhất sang một bên, để đưa tâm “về nhà”, tức đưa tâm trở về với phút giây hiện tại, ngay tại đây và chính lúc này. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa thân và tâm. Vào lúc này, tâm ở trong thân nên đương nhiên thân sẽ có ảnh hưởng lớn đối với tâm. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng đôi lúc tâm cũng có thể có ảnh hưởng chi phối tới thân.

 

Chẳng hạn như, khi sân giận phát khởi, xúc tình tiêu cực này ảnh hưởng tới thân vật lý của chúng ta thể hiện ở những dấu hiệu như làm tăng huyết áp (tức là máu bị dồn một cách đột ngột), thân nhiệt tăng, chúng ta có thể cảm thấy mặt nóng bừng. Tương tự như vậy, khi tâm bình lặng, nhịp tim chậm rãi, hơi thở đều, thân phản ánh đúng trạng thái của tâm. Như vậy, thân và tâm có mối quan hệ phụ thuộc tương liên chặt chẽ và đời sống làm người đang cho chúng ta cơ hội vô cùng quý giá để có thể hiểu biếtthực hành rèn luyện, trưởng dưỡng tâm, cũng như khai phá những tiềm năng bên trong của tâm.

Trong phương pháp thực hành Thiền định quán niệm Hơi thở hàng ngày, chúng ta sử dụng hơi thở để thân hỗ trợ tâm và ngược lại, tạo nên một vòng khép kín của sự an tĩnh và sự thư giãn có chú tâm. Để pháp thiền này phát huy tác dụng, ta cần lưu ý vài yếu tố khi lựa chọn địa điểm và thời gian hành thiền.

 

Trước tiên, hãy chọn không gian mở, thoáng và tốt nhất là ở trên cao, ví dụ như trên một sườn đồi thoai thoải. Như thế sẽ khiến cho bạn dễ dàng cảm nhận sự khoáng đạt giúp  tâm dễ dàng khai mở. Tư thế ngồi thiền cũng là một yếu tố quan trọng. Trong thực hành yoga, bạn được dạy rằng khi tư thế của thân chuẩn xác thì hệ thống kinh mạch cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng, điều đó cho phép hơi thở dễ dàng lưu chuyển trong cơ thể, nhờ vậy mà tâm trở nên an ổnsáng suốt hơn.

 

Dưới đây là tư thế bảy điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:

  1. 1.    Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong
  2. 2.    Lưng thẳng
  3. 3.    Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng
  4. 4.    Cổ hơi cúi về phía trước
  5. 5.    Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước
  6. 6.    Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng
  7. 7.    Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.

Khi thực hành thiền quán về hơi thở, hãy giữ tư thế của bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:

  • Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu
  • Giữ hơi thở lại (ở đan điền) trong chừng vài giây
  • Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
  • Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
  • Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.
  • Thiền quán về hơi thở kết hợp với thiền định







Tạo bài viết
18/03/2017(Xem: 11371)
08/03/2019(Xem: 31202)
21/03/2014(Xem: 25845)
30/05/2014(Xem: 23805)
02/12/2018(Xem: 16133)
26/08/2016(Xem: 13517)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: