Ứng Dụng Phật Pháp Đối Trị Khủng Hoảng

08/12/20234:34 SA(Xem: 1707)
Ứng Dụng Phật Pháp Đối Trị Khủng Hoảng

ỨNG DỤNG PHẬT PHÁP
ĐỐI TRỊ KHỦNG HOẢNG

NGUYÊN CẨN

ung dung phat phapKhi doanh nhân đối diện khủng hoảng

Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, chiến tranh Ukraine, nợ xấu do làm ăn thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, chưa kể thiên tai, lũ lụt khắp nơi.Nhiều người cảm thấy bất an luôn luôn vây bủa. Họ tìm quên trong những thú vui trần thế, nhưng sau đó tình trạng lại còn tệ hơn khi cơ thể rệu rã, tinh thần suy sụp. Một chủ ngân hàng vào năm 2008, khi thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính đã nói: “Chúng ta rõ ràng cần làm nhiều điều hơn thay vì chỉ mỗi quản lý thị trường. Chúng ta không thể hiểu rõ cuộc khủng hoảng này chỉ qua trí tuệ; chúng ta cần có những sự thay đổi về đạo đức, những cảm ngộ đạo đức sâu sắc có thể chạm tới trái tim và thay đổi không chỉ những hoạt động kinh tế mà còn cả lối tư duy chúng ta về kinh tế… Trách nhiệm chúng tanhận thứclựa chọn một cách có ý thức nền tảng đạo đứcchúng ta muốn. Chúng ta cần có một hệ thống đạo đức để lèo lái và giữ vững chúng ta trong công việc” (Trích We are the Economy, Kai Romhardt, 2009).

tác giả đề nghị chúng ta nhìn về Phật giáo như một nguồn cung cấp những bài học và nền nếp tư duy giúp ta bình tâm và vững vàng vượt qua những trở ngại trong đời sống hiện nay.

Lối tư duy tỉnh thức

Đầu tiên là tư duy tỉnh thức. Khi tỉnh thức chúng ta nhận ra những hiệu ứng mà hành động từ đó tác động đến bản thânmọi người.

Theo Kai Romhardt, “Tỉnh thức là khả năng của tư duy cho phép ta nhìn nhận thế giới đúng với bản chất của nó. Tỉnh thức không phải là một khái niệm, mà là một trạng thái tư duy, thứ mà ta có thể luyện tập với bất kỳ mô cơ nào trên cơ thể”. Đồng thời, tỉnh thức tạo cho ta dũng khí cho một tầm nhìn mới, nhất là khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn trì trệ, gây hoang mang và hoảng sợ cho nhiều người. Kai viết: “Thị trường chứng khoán giống như một con thú hoang lồng lộn, không cách nào tiên đoán được, và sự giao động vô phương lường trước của nó có thể xé tan, đạp đổ các ngành công nghiệp hay cả một nền kinh tế quốc gia”. Chúng ta cần biết rằng kinh tế xã hội hay kinh tế thị trường giống nhau ở chỗ là cả hai đều khuyến khích và cổ vũ tích lũy tài sản cá nhân hoặc quốc gia. Tham lam là điều tốt (Greed is Good) và “mánh mung” là công bằng (Foul is Fair) là phương châm hành động. Như Schumpeter khuyến cáo, những ai muốn bước qua ngưỡng cửa kinh tế phải bỏ lại tình nghĩa, đạo đức bên ngoài. Tôn giáođạo đức chỉ ngăn trở sự phát triển kinh tế, chớ chẳng có ích lợi gì! Hơn nữa, con người ít ai biết tri túc hay thiểu dục, hay quyết liệt hơn, diệt dục như trong đạo Phật. Thậm chí, nhiều nhà kinh tế cho rằng kinh tế Phật giáo là cụm từ gượng ép và lạc điệu. Tham sẽ mãi là tham và một nền kinh tế nhấn mạnh vào lòng tham và dục vọng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng chúng ta, hay thậm chí hủy diệt chúng ta. Chúng ta sẽ đo lường mọi chỉ tiêu chính trong nền kinh tế: Doanh thu và chi phí, lợi nhuận và thua lỗ, đầu tư, chi tiêu tiêu dùng, tỷ suất lợi nhuận và tất cả những thông số khác. Tất cả chúng ta đều mang trong mình hạt giống của lòng tham và ở một số người cả sự lười biếng, hung hăng và gian xảo. Những tính chất ấy không sống trong phòng khách hay trong xí nghiệp mà trong mỗi chúng ta. Chúng ta chẳng khác gì cái kẻ mà ta xem là địch thủ cả.

Có những doanh nhân thu lợi hàng nghìn tỷ mỗi năm mà vẫn cố dùng thủ đoạn gian trá để bòn rút, kiếm thêm trên xương máu, mồ hôi kẻ khác để đến nỗi vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý. Có những doanh nhân “vung tay quá trán”, sử dụng đòn bẫy tài chính quá cao đến mức thu không bù chi và không thể trả lãi ngân hàng khi dự án gặp bế tắc do chủ quan hay khách quan vì tác động bất ngờ của thị trường hay chính sách thì chết đứng như Từ Hải giữa trận tiền!

Thế nhưng, nếu nghiên cứu sâu hơn về bản chất kinh tế và Phật pháp, chúng ta thấy cái mà chúng ta có thể học được từ Phật pháphành vi kinh tế tỉnh thức, không phải kinh tế thỏa mãn những nhu cầu hời hợt và tham lam vô tậntrái lại là một niềm vui, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng về mặt tâm hồn một cách sâu sắc. Trong đó, sự thấu hiểu cặn kẽ tâm hồn sẽ giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ. Tại sao người ta không đo hạnh phúc của nhân viên khi làm trong xí nghiệp hay của công dân đang sống trong quốc gia ấy như Bhutan đo lường GNH (Gross National Happiness)?

Những bài học tỉnh thức mà Kai giúp chúng ta nhận ra là gì?

Bài học thứ nhất: Tôn kính sự sống

Doanh nhân cam kết nuôi dưỡng cảm ngộ bản thân, tính tương tứclòng từ bi, nhận ra những hành vi độc hại bắt nguồn từ sự sợ hãi, nóng giận, tham lam và thiếu khoan dung, cần có một góc nhìn rộng mở và bao dung với tha nhânxã hội.

Bài học thứ hai: Chân hạnh phúc

Doanh nhân tập cách nhìn sâu để thấy hạnh phúc và khổ đau của người khác không tách rời hạnh phúc khổ đau của chính mình. Việc đuổi theo danh vọng, tiền tài quyền lực và cả sự sung sướng nhục dục sẽ làm họ khổ đau và tuyệt vọng. Họ cam kết tuân theo Chánh mạng để giảm khổ đau cho các sinh vật sống trên trái đất…

Bài học thứ ba: Chân ái

Doanh nhân cam kết học những phương thức thích hợp để chăm sóc năng lượng của bản thân, nuôi dưỡng thương yêulòng vị tha.

Bải học thứ tư: Nói lời yêu thương và lắng nghe

Doanh nhân cam kết nói lời thành thật, khơi dậy niềm tin, niềm vui và hy vọng. Tập thở tỉnh thức và nhìn ra bản chất của cơn giận, không chia sẻ những tin tức không chắc chắn hay gây chia rẽ, luyện tập Chánh Tinh tấn để thấu hiểu, yêu thươngchuyển hóa sợ hãi hay bạo lực.

Bài học thứ năm: Nuôi dưỡng và chữa lành

Doanh nhân cam kết chăm sóc sức khỏe tinh thầnthân thể, cũng như gia đìnhxã hội thông qua việc tu tập ăn uốngtiêu thụ một cách tỉnh thức.Tu tập để nhìn sâu vào 4 loại thức ăn theo lời Phật dạy: Đoản thực (món ăn được), xúc thực (món ăn cho cảm quan), tư niệm thực (món ăn cho ý nguyện) và thức thực (món ăn cho tâm thức). Doanh nhân quyết tâm không cờ bạc, rượu chè, sử dụng chất kích thích hay xem website, sách báo, hay tham gia các cuộc trò chuyện có nội dung độc hại. Từ đó, chúng ta quan sát lại mội trường làm việc của mình, đưa ra những mệnh lệnh hay những tuyên bố sứ mệnh của mình một cách trung thực khiến mọi việc tốt hơn rất nhiều…

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Chúng ta phải tự tạo sự cân bằng, vì chúng ta thấy có những người vì tham công tiếc việc mà suy kiệt cơ thể đến đột quỵ dù tuổi đời rất trẻ. Tình trạng stress gây ra trầm cảm, lạm dụng thuốc ngủ hay những thuốc tâm thần khác đã và đang gia tăng trong giới doanh nhân. Chúng ta cần phải dành thời gian để sống và “thở”, ngắm nhìn thiên nhiên hay cảnh quan bên ngoài như là một cách thư giãn, những thú vui tinh thần như nghe nhạc, làm thơ, viết văn hay việc rèn luyện thể thao như tập yoga hay chơi golf, tennis cũng là điều nên làm để quân bình tinh thần và thể xác, vì điều độ trong tư duy đòi hỏi cả hai. Tâm trí chúng ta trong những lúc gặp khó khăn sẽ ở trạng thái căng cứng, và hệ quả là mắc phải những chứng bệnh thần kinh hay huyết áp… Các thiền sư cho rằng có đến hơn 90% tư duy hàng ngày mang tính hủy diệt, tự phát và lặp đi lặp lại thay vì có ích cho chúng ta, thậm chí tiêu thụ hơn 20% năng lượng cơ thể. Chúng ta đã quá hoang phítư duy thiếu cân bằng… Các nhà tâm lý khuyên ta thư giãn, còn các thiền sư khuyên chúng ta tập “không tư duy” trước khi nói đến việc ngồi thiền. Khi “thiền” một thời gian, ta sẽ học phương pháp tạo khoảng cách nhìn về tư duy bản thân. “Không tư duy” cho ta bình ankhông gian, trước khi tập trung hơi thở hay quán chiếu… Hãy thử ngồi yên và cảm nhận cơ thể đang thả lỏng… Đánh thức trí tuệ cơ thể của ta là lắng nghe những tín hiệu vật lý như đói, mệt, áp lực tai và trạng thái nhức đầu, đồng thời nhận ra đó là những tín hiệu báo động giúp ta dừng lại quán sát và để chúng đi qua…

Ta cần không gian cho chính ta, không gian cho những rung động, cảm xúc, căng thẳng và niềm vui mà chúng ta đã bỏ quên theo nhịp sống vội vã hàng ngày. Lời khuyên của các thiền giả là chính thái độ tư tưởng “bất hoạt động” cho ta khả năng vạch ra những con đường mới, sáng tạo hơn và tìm ra giải pháp cho những vấn đề ta đang đối mặt. Thiền sư Nhất Hạnh từng khuyên ta “Thở và cười” hay “Đã về đã tới”. Bây giờ, nơi đây “Ta phải kết nối bản thân với giây phút hiện tại hay nói đúng hơn trở về ngôi nhà trong tâm mình vì bấy lâu bận hàng hà sa số việc mà quên mất việc chăm lo cho thân thể, tâm trí mình”. (!)

Dành ra một ngày không làm việc

Thiền sư Nhất Hạnh cũng khuyên “Chúng ta nên sống như người tự do. Nếu chúng ta chỉ là nô lệ của công việc và sự nghiệp, chúng ta không thể tự do. Chúng ta đủ thông minh để nhận ra cần phải dành thời gian cho bản thângia đình. Tuy nhiên, chúng ta lại không làm thế... Ta có thể gọi Ngày tỉnh thức này là “Ngày không công việc”. Nó là ngày ta có thể thoát khỏi lo âu và thôi mơ mộng về tương lai. Nó là một ngày mà công việc không thể chạm tới” (Bài giảng tại Làng Mai mùa thu 1999).

Nguyên lý trung đạo trong kinh tế Phật giáo

Trung đạo, một khía cạnh quan trọng khác của Phật pháp, cũng có thể áp dụng trong quản lý doanh nghiệp. Việc tìm kiếm sự cân đối giữa lợi nhuận và sự phát triển bền vững, giữa nhu cầu của cổ đông và trách nhiệm đối với cộng đồng, đều là những thách thức mà doanh nhân thường xuyên phải đối mặt. Phật pháp thông qua nguyên tắc trung đạo có thể giúp họ điều hướng qua những thách thức này một cách linh hoạtđáng tin cậy.

Doanh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ phúc lợi công nhân, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách tạo ra những cơ hội cạnh tranh bình đẳng. Mọi người đều được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như giáo dục, nơi ăn chốn ở, chế độ bảo hiểm…

Trong cách mạng công nghiệp trước đây, công nhân phải làm việc quá nhiều đến kiệt sức. Do đó, ở phương Tây và ngay tại Việt Nam, hiện nay người ta có những bộ luật nhân văn hơn, giới hạn tổng số giờ lao động hàng tuần… Tuy vậy, sự bóc lột đâu đó vẫn tồn tại/ Nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xu hướng tự bóc lột sẽ lan tỏa. Những khóa thực tập không lương, các vị trí mới có mức lương bèo bọt được đưa ra và nhiều người đã phải làm vượt quá năng lực cơ thể và tinh thần của họ.

Thế nên, một nền kinh tế theo chủ trương Phật giáo trước tiên phải lo giải quyết những nhu cầu căn bản, đói rét, cơm áo, bệnh hoạn, nhu cầu giáo dục, trường học và công ăn việc làm cho người dân. Đó là những điều kiện tối thiểu cho sự giải phóng con người trong xã hội, tạo những điều kiện vật chất của tự do tâm linh.

Nói cách khác, theo Giáo sư Trần Ngọc Ninh trong “Đức Phật giữa chúng ta” thì xã hội Phật giáo là “xã hội theo nguyên lý trung đạo”. Nền kinh tế trong xã hội đó buộc mỗi người làm việc theo chí hướng và khả năng, và đóng góp việc làm vào sự lợi ích chung, nhưng ngược lại nhà nước phải đảm bảo được cơm áo và những điều kiện cần thiết để sinh hoạt một cách đồng đều cho toàn thể. Nói cách khác, trung đạocon đường nhân bản. Trung đạocon đường để phục vụ, để dẫn dắt con người hướng lên trong tinh thầntrí tuệ. Làm thế nào để tránh tình trạng “bình quân mỗi người một con gà, nhưng một người có chín, chín người có một”?

Chánh nghiệpchánh mạng

Doanh nhân cần phải tuân theo chánh nghiệp, có nghĩa là hành động có tác ý, bao gồm cả thân, khẩu, ý tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh. Hành động, lời nói, ý nghĩ theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài, không gây tổn hại đến danh dự, nghề nghiệp, tài sản, danh giáđịa vị của kẻ khác. Đồng thời, doanh nhân phải tôn trọng chánh mạng, nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác, không lừa dối gạt người. Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.

Bằng cách tuân theo chánh nghiệpchánh mạng, chúng ta thoát khỏi ảo tưởng về công việc gian nan và khổ sở hay tránh né những công việc bẩn thỉu hay chân tay mà chọn những công việc nhàn hạ lương cao dù có phải gian dối hay lừa đảo… vì công việc nào củng cần thiết miễn là không gây hại cho tha nhâncộng đồng. Chúng ta lựa chọn công việc trong phạm vi khả năng của mình, trong khuôn khổ tài chính cho phép và khuôn khổ đạo đức xã hội và nghề nghiệp. Tóm lại, doanh nhân khi đã học Phật pháp luôn tỉnh thức trong hành vi, lời nói và cả khi lắng nghe…

Nên chăng, giáo hội hay các tự viện tổ chức những Khóa tu ngắn ngày cho doanh nhân để họ có thể tiếp cận Phật pháp một cách chính thống, rõ ràngliên tục tránh việc theo những KOL (Key Opinion Leader), vốn cũng chỉ là những người hiểu mù mờ về Phật pháp, có thể khuyên bảo nhưng không thể đào sâu đến ngọn nguồn giáo lý uyên thâm.

Được như vậy, doanh nhân sẽ có một dời sống quân bình, đem lại nhiều lợi ích cho bản thân họ và cả cộng đồng. Và quan trọng hơn, họ sẽ trụ được trong sóng gió thương trường, giúp kinh tế quốc gia tồn tại và phát triển bền vững sau thời kỳ khủng hoảng.

(Trích: Tạp chí Phật Học Từ Quang 46)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/04/2019(Xem: 13132)
19/10/2019(Xem: 13044)
03/09/2021(Xem: 4817)
13/11/2013(Xem: 24399)
09/06/2018(Xem: 18465)
09/07/2019(Xem: 9455)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.