Thư Viện Hoa Sen

Chúc Thư Của Một Cư Sĩ Phật Tử Gửi Con Cháu (Song ngữ Vietnamese-English)

08/03/20245:00 SA(Xem: 2332)
Chúc Thư Của Một Cư Sĩ Phật Tử Gửi Con Cháu (Song ngữ Vietnamese-English)

CHÚC THƯ
CỦA MỘT CƯ SĨ PHẬT TỬ GỬI CON CHÁU

 ________________________________


nhat kyChúng ta, dù đẹp đẽ hay xấu xa, giầu sang hay nghèo khó, khôn ngoan hay khờ dại cũng chỉ như là một khách lữ hành ở trọ trần gian, mai này rồi ai nấy cũng sẽ phải từ giã quán trọ ra đi một mình. Sự ra đi này không miễn trừ một ai, nó đến với tất cả mọi người, đến lúc tuổi còn thơ, đến lúc tuổi thanh xuân hay đến lúc tuổi già. Ai rồi cũng phải ra đi.

Một kiếp người rất ngắn ngủi. Ai sinh ra trên quả địa cầu nầy cũng giống nhau. Đó là khi ra đời trần trụi không mảnh vải che thân và khi chết cũng không ai mang theo được một một đồng tiền nào theo thân, ngoại trừ mang theo nghiệp thiện hay nghiệp ác tạo tác từ đời hiện tại, đời trước hay từ nhiều kiếp về trước tích lũy.

Chúng ta đến thế giới này đều có mẫu số chung là làm cho cuộc sống thế gian vui tươi an lạc, không phải đấu tranh với nhau trong từng lời nói, từng cử chỉ, từng miếng cơm, manh áo để rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi dầu sớm hay muộn. Chúng ta sẽ ra đi lúc nào, bằng cách nào và sẽ đến đâu không rõ, nhưng có điều chắc chắnsẽ phải ra đi. Vậy chúng ta nên tự nghĩ rằng: hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều do chúng ta tạo ra cả. Hãy tự gánh chịu những trách nhiệm của mình đang thực hiện ở đây, ở trên cõi đời này. Có như vậy thế giới nầy mới có thể được sống trong an lạchạnh phúc.

****

Theo thống kê của Wordometer, tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới là 76,0 cho nữ và 70,8 cho nam. Với người Việt Nam tuổi thọ là 79,4 cho nữ và 70,1 cho nam. Nhận thấy năm nay tôi đã ngoài 80, tâm trí còn minh mẫnthân thể tương đối còn khỏe mạnh và không biết vô thường đến lúc nào, nên tôi có đôi lời dặn dò các con cháu:

 

Các con và cháu quý mến,

-Khi Ba mất đi, tang lễ nên tổ chức:

(1) Đơn giản, để biểu thị lòng thương xót nhớ thương.
(2) Trang nghiêm, để biểu thị lòng hiếu kính.
(3) Tiết kiệm, để dành tiền làm các việc công ích cho cộng đồng như các việc từ thiện xã hộigiáo dục.
(4) Không báo tang, không đăng báo cáo phó, không làm những việc nhằm phô trương cho cá nhân hay dòng họ lãng phí vô ích.
(5) Nên loại bỏ những phong tục tập quán không phù hợp với Pháp của Phật và không nên theo tập tục mê tín dị đoan của thế gian, như đốt giấy tiền vàng bạc, coi ngày giờ tốt xấu, mở của mả, cúng cơm v.v.

-  Trong lễ tang cũng như những ngày tiếp theo về sau, chỉ cúng hương hoa, không cúng cơm, Việc cúng cơm ngày nay tại các tang lễ chỉ là để tưởng nhớ chứ người chết không ăn được. Mỗi tối, nếu các con và các cháu muốn, có thể ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật trong 15 phút tại nhà là đủ.

-  Trong phần lớn cuộc đời tu tập, Ba đi theo con đường giác ngộ giải thoát của Đức Phật. Ba tự mình tu nên tự biết đường đi. Nói một cách đơn giản, trong suốt cuộc đời, Ba luôn làm điều thiện, không làm điều ác, không hề sát sanh hay đánh đập hành hạ bất cứ chúng sinh nào, dù chỉ trong tâm tưởng, nên sẽ không bị đọa vào ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷsúc sinh, do đó việc tụng kinh để cầu siêu cúng cơm cho Ba siêu thoát là điều không cần thiết, các con và các cháu đừng có bận tâm. Đức Phật dạy nếu không tạo những nghiệp ác thì mình sẽ tái sinh vào cảnh giới an lành ngay lúc mệnh chung. Nghiệp lực sẽ dẫn dắt Ba về nơi tương xứng, về nơi cảnh giới an lành

-  Trong trường hợp Ba có bệnh phải sống đời sống thực vật, thì các con và cháu dừng ngay thức ăn trong vòng nhiều ngày để Ba ra đi thanh thản. Về phía luật pháp, Ba đã ký văn bản “Bản Tuyên Ngôn Chết Tự Nhiên” (California Natuaral Death Act Declaration) với hai người chứng và đã gửi cho vị bác sĩ gia đình của Ba ở tổ hợp Hoag Medical Group, biết là Ba tự mình quyết định chấm dứt sự sống mà không cần máy trợ sinh (life-sustaining treatment), một khi hai vị bác sĩ y khoa bệnh viện xác nhận tình trạng cơ thể sẽ chết trong một thời gian rất ngắn nếu không có máy trợ sinh. 

-  Trong giây phút lâm chung, khi hơi thở sắp dứt, một người thân nhất trong gia đình, có thể là mẹ của các con hay con gái hoặc con trai của Ba nên đến bên giường nói cho Ba, nhắc nhở cho Ba nhớ lại những lời giảng dạy của Đức Phật mà Ba đã học từ Ngài, hãy nói rằng: “Xin Ba, hãy buông bỏ hết mà ra đi thanh thản, đường trần đâu có gì mà luyến tiếc, hãy đừng luyến  tiếc quá khứ, đừng tiếc thương bịn rịn, tất cả thân, tâm và thế giới đều là hư giả, đều như giấc mộng, đều là huyễn hoá, đều như bong bóng, như hạt sương đầu ngọn cỏ, đều như bóng của người, bóng của cây, của vật, không thật như đức Phật đã dạy trong kinh Kim Cang: “Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điển, Ưng tác như thị quán.” Nếu không nói được thành lời hãy viết ra và đọc nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng cho Ba nghe.

-  Ba chọn cách hỏa táng, sau khi hỏa thiêu, không lập bài vị, không lập bia, không xây mộ. Và bất cứ khi nào thuận tiện, không nhất thiết là sau 49 ngày hay 100 ngày như tập tục, hãy mang tro rải ngoài sông hay ngoài biển. Nếu các con muốn để nhà quàn lo chuyện rải tro ngoài biển cũng không sao, Ba đã ký hợp đồng với họ rồi, trong đó đã có điều khoản này, chỉ là cát bụi thôi. Thần thức Ba đã đi theo nghiệp rồi. Mọi chi phí hậu sự Ba đã thanh trả (Full prepaid), các con không cần phải bận tâm.

Việc nhớ ngày chết hay ngày sinh của Ba cũng không cần thiết. Ngày chết cũng là ngày sinh của Ba, đó chỉ là ngày chuyển tiếp hay còn gọi là ngày tiếp nối trong một chuỗi dài sinh tử. Mỗi năm đến ngày Father Day, Mother Day hay ngày lễ Vu Lan của Phật Giáo 15 tháng 7 Âm lịch tức khoảng giữa tháng 8 Dương lịch, nếu các con và các cháu còn nhớ đến Ba, đến ông Ngoại, ông Nội hãy hẹn hò cùng nhau ra một nhà hàng nào đó dùng một bữa cơm thân mật nhắc về Ba, về Mẹ về ông Ngoại, ông  Nội đã có công ơn sinh thànhdưỡng dục, đã mang các con và các cháu đến thế giới này, đến bến bờ tự do này là đủ.

-  Với mẹ con và cả các con, Ba muốn nhắn nhủ rằng trên đời nầy không có tình yêu thương nào bất diệt, không có bất cứ thứ gì là bất diệt. Tình yêu thương hay còn gọi là ái tình chỉ là một cảm xúc trong một giai đoạn ngắn hoặc dài. Cảm giác này, sẽ theo thời gianhoàn cảnhbiến thiên, thay đổi, cái đau khổ hay hạnh phúc cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương hay sầu khổ mãi mãi. Tất cả chỉ là vô thường. Sum hợp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu, họa chăng nếu có cũng chỉ là duyên nợ mà thôi, mặc dù lúc đó hoàn toàn không biết nhau.

Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Từ duyên mà có, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Mười năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường ngắn trong chuỗi thời gian dài vô tận. Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi. Cuộc đờivô thường, do lẽ đó các con và các cháu hãy đừng buồn khổ.

Ngày viết: 1/1/2024 tại TP. Garden Grove, bang California.

Tâm Diệu (Cư Sĩ)

 

A LETTER OF WISHES

FROM A TRUE BUDDHIST LAY PRACTITIONER
TO HIS CHILDREN AND GRANDCHILDREN

 _________________________________________________


Whether beautiful or ugly, rich or poor, wise or foolish, we are all like travelers on earth. Then everyone will have to bid farewell to the inn and venture out on their own. This departure does not excuse anyone. It comes to everyone, whether in childhood, youth, or old age. Everyone has to leave.

A human life is very short. Everyone born on this earth is equal. When a person is born, they are naked, without any clothing covering their body. And when a person dies, they cannot take any money with them; all they can carry is the good or bad karma created in the present life, previous life, or accumulated from many lifetimes ago.

We all come into this world with the common aim of fostering happiness and peace, without the necessity of incessant conflict over words, gestures, food, or clothing. Eventually, we all must depart from this world, sooner or later. The when, how, and where of our departure are unclear, but one thing is certain: we will have to leave. So, we should consider that both happiness and suffering are created by us. Embrace the responsibilities you are fulfilling in this world. Only then can this world live in peace and happiness. 

****

According to Worldometer statistics, the average life expectancy for women worldwide is 76.0 years, while for men it is 70.8 years. In Vietnam, the life expectancy is 79.4 years for women and 70.1 years for men. Realizing that I am now over 80 years old, with a clear mind and relatively healthy body, I am aware of the impermanence of life. Therefore, I have some words of advice for my children and grandchildren.

 

Dear children and grandchildren,

- When Dad passes away, the funeral should be held with: 

(1) Simplicity, to express compassion and remembrance;
(2) Solemnity, to show filial piety;
(3) Thriftiness, to save money for contributing to public works for the community, such as social charity and education. (4) Avoid announcing funerals, posting obituary notices, or engaging in frivolous and wasteful activities to impress individuals or families.
(5) We should eliminate customs and practices that are not in accordance with Buddha's Dharma and refrain from following superstitious practices prevalent in the world, such as burning votive paper, observing auspicious and inauspicious days and hours, conducting the rite of grave opening, and performing rice offering rituals, etc.

-  During the funeral and in the following days, only incense and flowers should be offered. No food should be provided. The practice of serving meals at funerals today is a way to honor the memory of the deceased, even though they are unable to partake in the food. Every night, if my children and grandchildren are willing, they can meditate, chant sutras, and recite Buddha's name for 15 minutes at home. 

-  For most of my life, I have followed the path of enlightenment and liberation as taught by Buddha. I have practiced alone, so I have known the way. Throughout my life, I have consistently upheld the principles of doing good, avoiding evil, and refraining from harming any sentient being. This commitment ensured that I would not be destined for the three evil paths: hell, hungry ghosts, and animals. So, it is unnecessary to chant sutras or perform rice rituals for my rebirth. My children and grandchildren should not be burdened by any rituals. The Buddha taught that by not creating evil karma, we will be reborn in a peaceful realm at the moment of our death. Karma will guide Dad to a suitable place, to a peaceful realm.

-  In the event that I become ill and enter a vegetative state, the children and grandchildren should refrain from feeding Dad for several days to allow Dad to pass away peacefully. On the legal side, Dad signed the "California Natural Death Act Declaration" document with two witnesses and sent it to Dad's family doctor at Hoag Medical Group. This was to inform the physician that Dad decided to forgo life-sustaining treatment, pending confirmation from two hospital medical doctors that Dad's body would die in a very short time without life support.

-  In the moment of near death, when breathing is about to cease, a close family member, such as your mother or my daughter or son, should come to the bedside and remind Dad of Buddha's teachings that Dad learned, saying, "Please, Dad, let go of everything and go in peace. There is nothing to regret on this earthly journey. Don't regret anything from the past; don't have any regrets. All aspects of the body, mind, and world are illusory, akin to dreams, bubbles, or dew drops on blades of grass and shadows of people, trees, and things. Everything is unreal, as the Buddha taught in the Diamond Sutra: 'Every conditioned phenomenon is like a dream, an illusion, a bubble, a shadow, like dew, or a flash of lightning; thus, we shall perceive them.'" If you are unable to say it out loud, write it down and read it softly but clearly to Dad.

-  Dad chose cremation. After cremation, do not set up a memorial tablet, erect a stele, or build a tomb. Whenever it is convenient, not necessarily after 49 days or 100 days as per customary norms, bring the ashes and scatter them into the river or sea. If you prefer to have the funeral home handle the scattering of the ashes at sea, that's fine because I have already signed a contract with them, which includes this clause. Ash is just ash. Dad's rebirth consciousness will follow the karma. All funeral expenses have been fully paid by Dad; nobody should need to worry.

-  It is not necessary to remember Dad's death or birth date. The day of death is also the day of Dad's rebirth. It is just a transition day, also known as a continuation day in the long chain of birth and death. Every year, on Father's Day, Mother's Day, or the Buddhist Vu Lan holiday on the 15th day of the 7th lunar month (around mid-August of the solar calendar), if you, the children and grandchildren, still remember Dad, Maternal Grandpa, and Paternal Grandpa, then arrange to go to a restaurant to have an intimate meal together. This is a way to reflect on the gratitude for giving birth, nurturing, bringing children and grandchildren into the world, and providing a harbor of freedom. That is sufficient for the observation.

-  To your mother and all of you, it's important to remember that in this world, there is no eternal love because nothing lasts forever. Love, or passionate affection, is simply an emotion that can last for a short or long period of time. This feeling will fluctuate and evolve with time and circumstances. Suffering and happiness will also gradually fade away. Don't cling to the illusion of love or sadness forever. It's all impermanent. Reuniting with family and relatives is influenced by various causes and conditions. No matter how long we live together in this life, we should cherish the time we have. In the next life, regardless of whether we love each other or not, we will not have the chance to meet again. Or perhaps, if we happen to meet, it will only be to repay an outstanding debt, even though we were complete strangers at the time.

We are all here together not by mere coincidence. Due to the causes and conditions in multiple lifetimes, we are now brought together. When conditions come together, things appear; when conditions fall apart, things disappear. If enough conditions are present, things persist; if conditions dissolve, things cease to exist. Ten years or a hundred years in a person's life is just a short journey in the endless expanse of time. We can only be destined to walk together for a certain distance. Life is impermanent; thus, children and grandchildren should not be saddened.

Written on January 1, 2024, in the City of Garden  Grove, California.

Tâm Diệu (Layperson)
(Translated by Nguyên Giác)

Trích từ sách sắp xuất bản

(Excerpt from the book "Phật Pháp Trong Đời Sống" - Ananda Viet Foundation Publisher, 2024):

blank
Quý độc giả có thể xem online hay download ấn bản PDF về nhà tại link: https://thuvienhoasen.org/a40836/ 
hoặc mua sách in trên giấy tại Amazon: https://www.amazon.com/dp/B0CX4F4PHW/





Tạo bài viết
28/07/2017(Xem: 18344)
12/04/2019(Xem: 14816)
19/10/2019(Xem: 14862)
03/09/2021(Xem: 6364)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.