Chương Một: Thiền Và Sự Sống

10/10/201012:00 SA(Xem: 34842)
Chương Một: Thiền Và Sự Sống

THIỀN TRONG ĐỜI THƯỜNG
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông 2003

Chương 1
THIỀN VÀ SỰ SỐNG

Chúng ta có thể dùng văn tự ngôn ngữ để diễn tả hay định nghĩa Thiền?

Nếu Thiền có thể diễn tả bằng ngôn từ, lúc ấy không còn là Thiền nữa. Đức Phật thuyết pháp ròng rã 49 năm, cũng không nói được đến chỗ nầy. Vì không thể tiếp cận Thiền bằng ngôn ngữ, nên nhiều vị Thiền sư ngày xưa, khi khai thị cho môn đệ, chỉ dùng những hành động kỳ quặc hay lời nói vô nghĩa. Từ đó, Thiền mang một vẻ bí hiểm, thậm chí quái dị đối với những người muốn nhận ra lẽ thật bằng tri thứckiến thức.

Thật sự, ta không thể giới hạn Thiền trong một khuôn khổ, một hình thức, cũng không thể lý giải bằng tư duy suy luận. Thiền không thể tách rời khỏi cuộc sống, không thể tìm thấy ở một nơi xa xôi bí mật nào đó. Bởi vì, Thiền là Chân lý sống. Sự sống chỉ tươi nhuận luân lưu trong phút giây hiện tại, nên muốn trực nhậnthẩm thấu Thiền, chúng ta phải tự mình bơi lội trong dòng sống đang tuôn trào trôi chảy.

Như thế, Thiền có mặt trong mọi sinh hoạt đời thường. Nếu hiểu Thiền là trốn chạy sự sống, là xa lánh cuộc đời, thì vô tình ta đã đánh mất nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với xã hội; và lúc ấy, ta đã biến Thiền thành mảnh đất tâm hoang dại khô cằn.

I- NỘI DUNG TU THIỀN TRONG CUỘC SỐNG

 1- Chánh niệm

Kinh Niệm xứ, một Thiền kinh thuộc Trung bộ tập I, chỉ dạy những điều căn bản về Thiền Vipassana thuộc truyền thống Thiền Nguyên thủy. Nội dung Thiền Vipassana là Chánh niệm trong từng giây phút của đời sống, qua 4 lãnh vực là Thân, thọ, tâm, pháp. Hành giả luôn đặt tâm vào giờ phút hiện tại, tỉnh giác biết rõ mọi vận hành biến đổi của thân tâm bên trong và cảnh vật bên ngoài. Các pháp diễn biến như thế nào, hành giả biết tường tận như thế đó, mà không có một niệm phân biệt chia chẻ xen vào. Đức Phật gọi đó là Tuệ tri, sự biết về các pháp đúng như tự thân của chúng.

Con người thường thích tìm hiểu những điều cao siêu, xa rời thực tế, trong khi cuộc sống luôn dàn trải trước mắt ta với tất cả nhiệm mầu. Do chúng ta mong mỏi tìm cầu chân lýđâu đó xa xôi, nên không thể thấy chân lý rất đơn giản và ở ngay mảnh đất mình đang đứng. Và rồi, hoặc chúng ta cảm thấy mình bất lực khi muốn vươn đến lý tưởng tuyệt đối; hoặc thấy cuộc đời sao nhiều phiền não nhiêu khê, muốn tìm nơi yên tĩnh, xa lánh hết mọi phù phiếm thế gian.

Con người cũng thường mơ mộng đến tương lai hoặc hoài niệm về quá khứ. Những người lớn tuổi hay sống trong kỷ niệm; kỷ niệm nào cũng đẹp dù vui hay buồn, vì đó là những chuyện đã qua, không bao giờ trở lại. Tuổi thanh niên thì thường phóng tâm đến những viễn cảnh huy hoàng, tuy là những gì chưa đến nhưng nhờ có hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc, người ta mới cố gắng làm việc, học tập. Hy vọng như một tác nhân kích thích, một nguồn động viên quý báu khi quanh ta đầy dẫy khó khăn gian khổ. Đối với người tu, cõi Cực Lạc hay Niết-bàn là phần thưởng cao cả, là mục đích tối thượng kết thúc cuộc trường chinh chống kẻ thù phiền não tham sân si ngay bản thân mình. Diệt trừ phiền não, thủ chứng Bồ-đề là tinh thần tu tập của những hành giả chưa thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thức tâm phân biệt, còn thấy phiền não đáng diệt trừ, Niết-bàn đáng nương cậy như một thế giới lý tưởng ở một tọa độ không-thời gian nào đó.

Thật ra, chúng ta không thể rời thế gian tìm cầu Phật pháp, vì pháp Phật và pháp thế gian là bất khả phân ly. Mọi sự vật hiện tượng luôn biến chuyển trong từng sát-na, như dòng sông luôn luôn trôi chảy. Nhưng trong dòng chảy bất tận ấy vẫn có một thực tại bất động vĩnh hằng – chính là cái bây giờ tuyệt đối, chỉ hiện hữu nơi đương xứ, bây giờ và ở đây. Thiền định là đặt tâm vào cái bây giờ tuyệt đối ấy để thẩm thấu thực tướng các pháp đang là. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ dạy về Thiền định như sau:

Ngoại ly tướng tức Thiền
Nội bất loạn tức định
Ngoại thiền nội định, thị vi thiền định.

Tạm dịch:
Ngoài lìa tướng là thiền
Trong chẳng loạn là định
Ngoài thiền trong định, ấy gọi là thiền định.

Cũng như trong kinh Niệm Xứ, Thiền định theo Lục Tổ chỉ dạy không bị hạn cuộc ở thời gian, không gian và cuộc sống của hành giả. Thiền định như một thực tại không lìa thế gian, và phải được thể hiện ngay trong sinh hoạt thường ngày. Trong từng phút giây, nếu ngoài không dính mắc với trần cảnh (lìa tướng), trong không khởi niệm lăng xăng (chẳng loạn), ấy là ta đang công phu thiền định một cách đắc lực nhất. Khéo an trú trong hiện tại, tỉnh giác nhận diện từng con sóng sanh diệt của thân-tâm-cảnh, ta không còn bị dẫn lôi phiêu dạt trăm nơi nghìn chốn nữa. Đây chính là nội dung của Chánh niệm, bước đầu tiên căn bản của đời sống thiền sinh.

Theo lẽ thường, muốn tìm trâu phải theo dấu chân trâu. Cũng vậy, muốn tìm tâm phải theo dấu vết của tâm. Dấu vết của tâm là những niệm sinh diệt. Nếu lìa sinh diệt niệm để riêng tìm tâm thì chẳng khác nào lìa sóng đi tìm nước. Vì thế, sự tỉnh giác trong đương niệm là bí yếu để nắm bắt sự thật ngay trong dòng sanh diệt của đương niệm. Chúng ta không nên hiểu “tỉnh giác trong đương niệm” là diệt niệm, mà là lặn sâu vào dòng sanh diệt của đương niệm để thực hiện sự chuyển hoá tận gốc rễ. Mặt khác, khi trí óc ta đầy kiến thức vay mượn và tự hào với chúng, ta chưa dọn tâm để tiếp nhận chân lý Thiền. Trong tâm ta phải dọn sạch mọi ý niệm có sẵn, mọi kiến giải gom góp từ nơi khác. Yếu tố quyết định nhân cách của một thiền sinh không phải là sự thông minh bác lãm, mà là công phu hành trì đúng pháp. Bởi vì Thiền không thuộc lĩnh vực lý luận tư duy, không nằm trong ngôn ngữ, mà ở ngay thế giới hiện thực, trong cuộc sống hằng ngày; và sống Thiền nghĩa là chánh niệm ở mọi thời mọi cảnh, khi tĩnh cũng như khi động.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Như-Lai Thần Lực diễn tả một hình ảnh lung linh huyền diệu: Từ các lỗ chân lông của Phật Thích Ca phóng ra vô số tia sáng muôn màu rực rỡ, chiếu soi tất cả cõi nước mười phương. Hình ảnh nầy tượng trưng ánh sáng chánh niệm không thể nghĩ bàn, tỏa chiếu từ Pháp thân Đức Phật. Các bậc ngộ Đạo khi còn sống ở thế gian, do tâm luôn an trú trong thời điểm hiện tại bất động, nên những công việc bình thường đơn giản trở thành phi thường thoát tục. Và vì các Ngài đi từng bước bình an trong thực tại hiện tiền, nên phương tiện cũng chính là cứu cánh, Niết-bàn Cực-Lạc cũng chỉ ở tại đây và bây giờ !

 2- Lìa nhị biên

Con người chúng ta khi tiếp xúc với ngoại cảnh, lúc nào cũng khởi niệm phân biệt. Mắt thấy sắc liền phân đẹp xấu, đẹp thì ưa, xấu thì ghét; ưa thì muốn chiếm hữu, ghét lại muốn xa lìa. Các căn khác cũng cùng tình trạng như thế, biết bao vọng niệm cuồn cuộn theo nhau như dòng thác lũ. Ý sanh khởi, kích thích miệng nói thân làm. Đó là tiến trình của nghiệp, là động cơ của guồng máy sanh tử, dù nghiệp thiện lành hay xấu ác. Cho nên, có khởi niệm là có tạo nghiệp, có luân hồi. Nói khác đi, khi sáu căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) tiếp xúc sáu trần (sắc thinh hương vị xúc pháp), nếu khởi phân biệt hai bên là ràng buộc vào sanh tử. Cũng sáu căn ấy, tuy vẫn tiếp xúc sáu trần mà bặt mọi vọng niệm, thì vẫn thấy nghe hay biết rõ ràng mà không còn động cơ tạo nghiệp, vòng luân hồi bị chặt đứt.

Đối với người bình thường, cái chết là nỗi sợ hãi lớn nhất và trường diễn nhất. Bởi vì khi sống, con người có thể hưởng thụ mọi lạc thú ngũ dục, có thể tiếp xúc và cảm nhận mọi hiện hữu quanh mình. Sống là sinh hoạt nói năng, là ánh sáng âm thanh muôn màu muôn vẻ; chết là mất tất cả, là vô tri vô giác, là tối tăm ghê rợn, là rơi vào một thế giới mịt mù vô tận vô biên ... Quan niệm như thế có đúng không?

Thật sự, thân người không phải là một cấu tạo đồng nhất, mà do nhiều yếu tố kết hợp lại. Đức Phật dạy, tứ đại là đất nước gió lửa tạo nên sắc thân, thọ tưởng hành thứcyếu tố tâm lý, nói chung là thân năm uẩn. Các nhà khoa học ngày nay cũng đã chứng minh rằng, đơn vị của cơ thể là tế bào; mỗi tế bào lại được cấu thành bởi nhiều yếu tố, và từng nhóm tế bào đảm trách những công việc khác nhau. Chúng liên tục sinh ra rồi chết đi trong từng giây phút, nên thân ta cũng biến đổi không ngừng. Lại nữa, những bộ phận trong cơ thể đều tự động làm việc mà không theo ý muốn của chúng ta; chỉ khi nào có trở ngại bệnh tật, ta mới ý thức sự có mặt của chúng, vì thế thân nầy không có chủ tể. Không đồng nhất vì được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do không cố định vì biến đổi liên tục, do không có chủ tểhoạt động độc lập, nên thân này là vô ngã. Bằng cái thấy minh triết, Đức Phật dạy rằng, sự sống chỉ là vay mượn giả hợp. Hàng ngày, con người phải vay tứ đại bên ngoài để bồi bổ và đổi mới cho tứ đại bên trong, như mũi hít vào thở ra là vay trả gió, uống nước vào thải ra là vay trả nước ... Vay trả thông suốtmạnh khỏe, vay trả bị trở ngại là ốm đau. Đáo cùng, không có cái gì là thật ngã.

Vì không có cái sống thật nên cũng không có cái chết thật. Khi ta lìa bỏ thân nầy, thần thức chờ hội đủ duyên, theo nghiệp mà gá vào thai thành thân sau, cứ thế quẩn quanh trong lục đạo. Sự luân hồi như một dòng chảy tương tục không bao giờ dừng, mà cái chết chỉ là sự tạm ẩn tàng để rồi tái hiện dưới một hình thức khác. Ngay cả dạng thân vô hình mà mắt thường không nhìn thấy và cho là hồn ma bóng quế, cũng là những cõi sống thuộc loài ngạ quỷ hoặc thân trung ấm của người mới mất. Và như vậy, sống và chết chỉ là hai cảnh huống đắp đổi cho nhau như sự hiện và biến của một cảnh trên màn hình.

Hiểu sâu thêm một bậc, tất cả những khái niệm phân biệt hai bên đều chỉ là tương đối; chúng là hai mặt đối lập nhau của một thực thể duy nhất và cùng nương nhau mà tồn tại. Có trắng mới có đen, có tốt mới có xấu và ngược lại. Thánh –phàm, Bồ đềphiền não, Sanh tử - Niết-bàn cũng như thế. Khi tâm an định, siêu việt mọi chấp trước thì tất cả đều là Phật pháp; khi tâm loạn động, dù ở nơi thanh tịnh vẫn thấy khổ sở buồn phiền. Những bậc đã giác ngộ nhìn vạn pháp đều vi diệu nhiệm mầu, vì toàn bộ đều ở trong ánh giác. Cho nên, phải nhận cái thanh tịnh vĩnh cửu ngay chỗ vô thường ô trược, cái phi tục ngay từ phàm tục, cái xuất trần ngay trong trần thế. Đây là tinh thần bất nhị, tư tưởng vút cao của nhà Phật, nơi không thể diễn tả bằng văn tự nên Ngài Duy-Ma chỉ còn cách biểu hiện bằng sự im lặng sấm sét (mặc như lôi).

Trong kinh A-Hàm, Đức Phật nói Đề-Bà-Đạt-Đa sẽ đoạ địa ngục vì tội phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật ra máu. Ngụ ý Đức Phật muốn cảnh tỉnh những môn đệ còn yếu về mặt nhận thức tương phản hai chiều, phải bỏ xấu về tốt, bỏ mê về ngộ, phải phân biệt rạch ròi giữa thiện và ác. Nhưng trong kinh Pháp Hoa, Ngài lại bảo Đề-Bà-Đạt-Đa là thiện hữu tri thức đệ nhất của Ngài, vì nhờ ông ta mà Ngài sớm thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Có phải chăng, Ngài muốn nâng trình độ môn đệ có khả năng hướng đến một cấp độ cao hơn, bằng một bước nhảy siêu vượt cả thiện và ác, cả mê và ngộ ?

Nhà Thiền có câu “Niệm niệm tùng tâm khởi, Niệm niệm bất ly tâm”. Mọi ý niệm đều từ tâm mà khởi, đều không rời khỏi tâm. Tâm là nguồn cội, niệm là ngọn ngành. Tâm là bất sanh bất diệt, niệm thì lúc hiện lúc biến; nhưng khi hiện sanh là từ cái vô sanh, và khi biến diệt lại trở về cái vô diệt. Cho nên, đứng từ Sinh diệt môn hay Tích môn thì thấy có biến có hiện có đi có đến, còn đứng từ Chơn như môn hay bản môn thì không có sanh diệt bao giờ. Niệm như những đợt sóng, tâm như biển cả mênh mông; sóng có khi nào rời nước, vọng và chơn cũng không thể tách rời. Chúng sanh chấp vọng tâm là mình nên mải mê đuổi theo ngoại vọng, bị nghiệp thức dẫn lôi vào vòng xoáy sanh tử; người tu biết trở về nguồn cội, ngay vọng nhận ra chơn, ngay hiện tượng vô thường nhận ra bản chất hằng hữu. Một người tu lý tưởng không phải là người nhắm mắt bịt tai trước trần cảnh, mà là người hàng ngày vẫn tiếp xúc với các duyên nhưng không dính mắc ; và thực tế hơn, là người dù bị vấp ngã vẫn đứng lên, tiếp tục bước đi. Minh chứng cho tinh thần nhập thế là gương các cư sĩ Thiền sư, dù trăm công nghìn việc như Tướng quốc Bùi Hưu hay vua Trần Thái Tông, dù thê tử đông đảo và của cải sung mãn như Tuệ Trung Thượng sĩ, vẫn sáng đạo và nhiêu ích cho bao người.

Kinh Lăng Nghiêm mô tả đoạn Tôn giả A-Nan hỏi Đức Phật về đầu mối sanh tử và nguồn gốc giải thoát. Ngay lúc ấy, mười phương chư Phật đồng thanh cất tiếng: “Hay thay cho An Nan! Ông muốn biết cái câu sanh vô minh là cái đầu nút khiến ông phải luân hồi sinh tử, thì nó chính là sáu căn của ông, chứ không phải là vật gì khác; ông lại muốn biết tính Vô thượng Bồ đề, khiến ông chóng chứng đạo quả an vui, giải thoát, vắng lặng, diệu thường, thì cũng chính là sáu căn của ông, chứ không phải vật gì khác”(1). Tổ Quy Sơn cũng dạy: “Văn thinh kiến sắc cái thị tầm thường, Giá biên na biên ứng dụng bất khuyết”. Nghe tiếng thấy sắc thế nào để tâm bình thường, được như vậy thì bên này (sáu căn), bên kia (sáu trần) tự nhiên ứng dụng toàn vẹn toàn hảo. “Tâm bình thường” là lúc tiếp xúc với trần cảnh, vẫn thấy biết tất cả nhưng không có ý thức phân tích hai bên. Sống với tâm bình thường là giải thoát, là lục tặc biến thành lục thông, diệu dụng bất khả tư nghì.

Lý thuyết nghe rất dễ, nhưng khi thực hành mới vô cùng khó khăn. Bởi vì tập khí nhiều đời, chúng ta quen dính mắc với cảnh, thấy cảnh liền sanh tâm phân biệt. Nhờ công phu miên mật, trong phút giây nào đó ta nhận ra lẽ thật, nhưng cũng chỉ như ánh chớp trong đêm đen, không phải đã xong việc mà còn cần kiên trì gột sạch tập khí, buông bỏ vọng tưởng. Đời tu rất gian nan vất vả, nhưng bù lại, chúng ta có lúc cảm nhận sự bình an hỷ lạc của Thiền, khi sống với bản tâm sẵn đủ. Bản tâm vốn lặng vốn chiếu, là bổn tịch bổn tri. Bổn tịch là trạng thái lặng lẽ thanh tịnh sẵn có nên không miễn cưỡng để vào định. Bổn tri là cái thường biết sẵn có nên không cưỡng cầu thêm hiểu biết.

Khi các căn tiếp xúc với các trần, không có ý niệm phân ranh là Định nhưng vẫn rõ ràng thường biết là Huệ. Định- Huệ đồng thờitrạng thái vô niệm mà tùy cảm tùy ứng, đúng yếu chỉ Thiền tông. Khéo hiểu những điều này, công phu của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn và kết quả nhanh hơn. Ai cũng có phiền não kiết sử, nhưng khi rõ tất cả đều không thật và không ở ngoài thể tánh bổn tịch bổn tri, ta sẽ hiểu vì sao không tìm Bồ-đề ở ngoài phiền não. Người biết tu là người gặp bất cứ hoàn cảnh nào cũng không mất tự chủ tỉnh giác. Các vị Thiền sư vẫn sinh hoạt, nói năng như mọi người, không hề có một biểu hiện phi thường xuất thế như thi triển thần thông, pháp thuật. Chúng ta hay đánh giá người khác qua hình tướng, qua ngôn ngữ cử chỉ bên ngoài, nên đôi khi nhận lầm thầy bạn. Trong đời sống thường nhật, tốt nhất là dùng bát phong(2) (*) đo định lực của mình và người.

3-Thiền suy tiến cá nhân nhưng không suy tiến bản ngã:

Quyển Góp nhặt cát đá do tác giả Đỗ Đình Đồng dịch, có kể chuyện một người cha truyền nghề đạo chích cho con. Nếu người cha cứ cho con theo sát mình từng bước, chỉ dẫn con từng việc, thì không thể giúp con phát huy tính sáng tạo và nắm vững những bí quyết trong nghề. Cha phải dồn con vào thế bí để con tự phát hiện, tự kinh nghiệm trên thực tế và tự tìm giải pháp. Chỉ có việc ăn trộm mà còn phải nhọc công như vậy, huống nữa là việc tu hành. Người tu phải có những cuộc thăm dò phiêu lưu gian khổ, tự mày mò kinh nghiệm, tự mình khám phá những bí ẩn kỳ diệu trong mảnh đất tâm của chính mình. Vị thầy chỉ hướng dẫn và trợ duyên cho môn đệ, có lúc phải dồn môn đệ vào chỗ nguy hiểm để môn đệ phát huy nội lực. Đó là tinh thần tự thắp đuốc lên mà đi, nhưng phải thắp lên với chánh pháp. Những môn đệ biết tự mình bước trên đôi chân của mình, mới đáng tin cậy và đáng giao phó việc lớn trong tông môn.

Với tinh thần tự lực, nhà Thiền chủ trương mỗi cá nhân đều là–và phải là– yếu tố quyết định trong sự giác ngộgiải thoát. Không ai làm thay được cho ai, kể cả chư Phật chư Bồ-tát. Mỗi người phải tự xoay lại chính mình, thầm nhận bản tâm chân thật sẵn đủ, bằng sự thể hiện của tầng sâu thẳm trực giác siêu ý thức, cuối cùng thể chứng chân tánh bất sinh. Khi tất cả những bí mật ngàn đời của vũ trụ vạn loại đã được dàn trải, mỗi vị sáng đạo sẽ có một cách sống khác nhau, một cách giáo hóa khác nhau tùy bổn nguyện. Nhưng muốn đạt đến mục đích tối thượng, người tu phải trang bị cho mình một ý chí kim cương, ngoài kiến thức vững chãi về pháp tu và những kinh nghiệm trong công phu hành trì. Nếu không đầy đủ nghị lực để đương đầu với bao sóng gió cuộc đời, chúng ta khó thể thấu triệt đến mức độ sâu xa siêu tuyệt của đạo lý. Con người yếu hèn bạc nhược thì không thể thành công trong bất cứ công việc nào, huống chi là việc thoát ly sanh tử.

Thiền sư Hoàng Bábài kệ rất hay:
Trần lao quýnh thoát sự phi thường,
Hệ bã thằng đầu tố nhất trường.
Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt,
Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương.

Nghĩa:
Vượt khỏi trần lao việc phi thường,
Đầu dây nắm chặt giữ lập trường
Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt,
Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương.

Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh và khuyến khích người tu chiến thắng mọi chướng duyên, viên thành đạo quả. Vượt khỏi trần lao không phải việc tầm thường, nên ý chí người tu cũng phải phi thường, có bản lĩnh dám làm dám chịu. Người có bản lĩnh là người biết rõ khả năng của mình và công việc mình đang làm; trước khi làm có đắn đo, cân nhắc, và khi biết việc làm ấy là đúng thì gan dạ giữ vững lập trường, đi cho đến đích. Hoa mai trước khi tỏa hương thơm ngát vào mùa xuân, phải trải qua ba tháng đông lạnh lùng buốt giá. Người tu cũng thế, phải trải qua cuộc sống độc hành độc bộ, tu tập tinh cần, tam thường bất túc; phải có sức mạnh tự nội, gan dạ chiến đấu với những cám dỗ của ngũ dục bên ngoài và ma chướng bên trong. Đời sống thiền sinh chúng ta thú vị ở chỗ, dù phải chiến đấu với bản thân trong từng giây phút, phải cảnh giác cao độ với những quyến rũ ràng buộc của tiền trần, nhưng khi chiến thắng một trận, ta lại thấy mình trưởng thành thêm một ít, và càng vững tin mình sẽ có ngày chiến thắng trận cuối cùng.

Tuy nhiên, tinh thần suy tiến cá nhân trong nhà Thiền không nên đồng hóa với lối suy tôn bản ngã vốn xa lạ với đạo Phật. Chúng ta thường nhìn nhận sự vật theo cái thấy biết chủ quan thiên kiến của mình. Đây là hành vi của bản ngã. Ngã tướng biểu hiện qua muôn vàn khía cạnh từ thô đến tế, mà nếu không chánh niệm tỉnh giác nhận diệnchuyển hoá chúng, ta khó thể thấu triệt bản chất chân thật của vạn pháp. Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này kỹ hơn ở chương Con đường thiền tập, nhưng ở đây, cần đề cập đến một khía cạnh của tinh thần vong ngã: Lòng từ bi của những bậc Giác ngộ.

Phẩm Phổ môn kinh Pháp Hoa diễn tả lòng từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm như sau:

Bi thể giới lôi chấn
Từ ý diệu đại vân
Và :
Cụ nhất thế công đức
Từ nhãn thị chúng sanh 

Vì sao bản chất của lòng Bi (Bi thể) được ví như tiếng sấm động (lôi chấn), và lòng Từ như đám mây hiền? – Bởi vì tình thương của Bồ-tát là tình thương tích cực, vừa cứu khổ vừa ban vui, như sấm chớp báo hiệu cho mây bao phủ, và mưa trút xuống dập tắt những đám cháy phiền não, làm muôn người muôn vật được tươi mát bình an. Và vì Bồ-tát có đầy đủ công đức, nên nhìn tất cả chúng sanh bằng đôi mắt từ hòa. Đây là tình thương chân chính và vong ngã của một bậc giác ngộtừ bỏ đắm say vào cuộc sống. Tại sao nói như thế?

Con người thường cho rằng, mình là chủ nhân của vũ trụ, nên mọi loài mọi vật đều phải chịu sự chi phối của mình; thậm chí dùng mạng sống của chúng để thỏa mãn những nhu cầu ẩm thực giải trí cho riêng mình, không biết rung động khi thấy chúng sợ hãi, đau đớn. Tàn nhẫn hơn, có kẻ chủ trương tàn sát những người bị xem là thuộc chủng tộc hạ đẳng hoặc không cùng tôn giáo. Nếu ai có tình thương với người với vật, thì đó cũng là tình thương chiếm hữu, vị kỷ. Cha mẹ nuôi con, muốn con sau này có hiếu với mình, chăm sóc mình lúc già yếu; nam nữ kết hợp với nhau cũng có chọn lựa cân nhắc, có đòi hỏi sự đền đáp tương xứng; bạn bè giúp nhau cũng mong có sự trao đổi, biết ơn ... Bồ-tát không như vậy. Các Ngài thương chúng sanh một cách tự nhiên, không phân biệt, không điều kiện. Đây là tâm Vô duyên từ. Bằng ánh sáng giác ngộ, các Ngài thấy mọi loài chúng sanh đều bình đẳng ở Phật chất, nên thương tất cả những ai còn vô minh. Tình thương của các Ngài chan hòa và bình đẳng khắp vũ trụ vạn loại, không vướng mắc vào nhân- ngã, không bị ràng buộc vào ý tưởng biết ơnđền ơn. Bồ-tát thị hiện nơi đời làm lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ để lộ hành tung. Hai Ngài Hàn SơnThập Đắc, mang thân phận người tu căn cơ hạ liệt, bị mọi người rẻ rúng khinh khi, vẫn bình thản và hành mật hạnh. Khi bị mọi người phát hiện là Bồ-tát hoá thân, hai người đưa nhau vào núi ẩn tích. Ngày nay, trên thế giới cũng có nhiều tổ chức phi chính phủ, những người tình nguyện vào mọi nơi khổ đau bệnh tật, di chứng chiến tranh, để cứu giúp đồng loại một cách vô điều kiện. Các vị ấy cũng đang hành hạnh Bồ-tát, dù thuộc sắc tộc nào, tôn giáo nào. Hình ảnh lạ lùng trong nhà Thiền như gái đá nhảy múa, người gỗ hát ca hay sáo không lỗ, đàn không dây ... cốt nói lên diệu dụng bất khả tư nghì, khi các Ngài sống bằng bản tâm thanh tịnh, làm mọi Phật sự với tinh thần vong ngã.

II- THIỀN THỂ HIỆN VÀO ĐỜI SỐNG

Bằng tinh thần nhập thế của Đạo Phật, Thiền hòa quyện vào đời sống nhờ tính chất thực tiễn, linh hoạtbình đẳng, làm cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, nhờ uyển chuyển tùy duyên một cách hiệu quả nhất, nên Thiền trở thành muôn màu muôn vẻ, phù hợp với tất cả mọi người.

1- Tính thực tiễn

Nhà đại bác học Albert Einstein từng thừa nhận “Nếu có một tôn giáo phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là đạo Phật”. Để “phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại”, trước tiên đạo Phật phải có tính thực tiễn, vì khoa học không chấp nhận mê tín thần quyền. Yêu cầu này cũng là chủ trương của đạo Phật, một đạo trí tuệ và vô cùng thực tiễn. Thiền tông, một tông phái trong nhà Phật càng đặt nặng tinh thần này.

Thiền sư Suzuki nói: “Thiền là biển nước, là không trung, là núi non, là sấm sét, là hoa xuân nắng hạ tuyết đông. Không những thế mà còn hơn thế, Thiền chính là con người”. Thấy biển nước không trung một cách sâu xa tức tự tri tận bản chất các pháp. Thiền không phải xa rời thế giới hiện thực để tìm kiếm một thế giới lý tưởng xa vời, mà là thực tại nhiệm mầu khi tâm ta bất động nơi đương xứ. Thiền không phải biểu hiện trên từ chương ngôn ngữ, trong khái niệm tư duy, mà hiện sinh trong từng giây phút của đời sống thiền tập. Khi trở về bản thể thanh tịnh và hằng tri, an trú vào giờ phút hiện tại bất động, chánh niệm tỉnh giác trên từng biến đổi động thái của sự vật và bản thân, hành giả nhận rõ rằng, Thiền-Đạo–bản thân và muôn pháp thật sự không hai không khác.

Một Sa-di đến hỏi Ngài Tùng Thẩm Triệu Châu:
- Thế nào là đại ý Phật pháp ?
Ngài hỏi lại:
- Chú ăn cháo chưa ?
- Bạch Hòa thượng, con ăn rồi.
- Rửa chén đi !
Sa-di liền ngộ, sụp lạy tạ ơn.

Sự ngộ đạo sao quá dễ dàng đơn giản? Nghĩa lý nào ở chỗ ăn cháo rửa chén? Nếu công phu của chúng ta chưa có chiều sâu, ta khó thể hiểu ý nghĩa thâm trầm trong câu chuyện nầy. Sa-di đã từ lâu thao thức, từ lâu tinh cần công phu mà vẫn chưa tỏ ngộ lý Thiền nên cầu sư phụ chỉ dạy Pháp yếu. Ngài Triệu Châu hỏi “Ăn cháo chưa?” là một thủ thuật vì đương cơquyền biến. Ai biết ăn cháo, ai biết rửa chén? Khi ăn cháo, rửa chén mà thầm nhận người thật sẵn đó thì rõ ràng Thiền có mặt trong những công việc tầm thường ấy. Chúng ta quá phức tạp, tâm cứ lăng xăng rối rắm, làm việc này nghĩ việc khác nên tâm không thấy cái xuất trần ngay trong trần tục. Vị Sa-di đã dọn sẵn tâm mình, nên khi Ngài Triệu Châu điểm nhẹ, cửa tâm liền mở rộng đón nhận chân lý ngàn đời.

Đức Phật xuất gia tìm đạo và giác ngộtại thế gian. Các bậc Thánh đệ tử của Ngài và những vị Tổ sư cũng tu nơi cõi trầnthành đạo. Những bậc Đại Bồ-tát Nhất sanh Bổ xứ cũng phải vào cõi Ta-bà lần cuối mới công viên quả mãn, chứng đạt quả vị tột cùng. Phải ở chốn bùn nhơ thì hoa sen mới nở, người tu phải gieo hạt giống Bồ-đề nơi phiền não khổ đau. Chúng ta cũng như thế, ngay thân năm uẩn tại trần gian mà tìm sự sống chân thật, ngay những hoàn cảnh nghịch thường mà tìm hạnh phúc đích thực, nếu biết biến chướng duyên thành thắng duyên. Con người thường hay hứa hẹn, chờ thời điểm thuận tiện, chờ giải quyết công việc gia đình, chờ hoàn thành công trình lớn nào đó mới tu. Nhưng có chắc rằng lúc ấy ta còn cơ hội tu không? Thân có khoẻ, tiền của có nhiều mới tu, chẳng lẽ thân bệnh nhà nghèo không tu được? Nếu có chánh kiến, nắm vững pháp tu thì bất cứ lúc nào và ở đâu ta cũng có thể dụng công; đời tu của ta rất nhẹ nhàng mà hiệu quả. Người biết tu cần tìm sự vi diệu ở ngay những hiện tượng sự vật bình thường trong cuộc sống. Một đóa hoa dại bên đường, một tiếng chim hót trên cao, ngay cả một lời nói thông tục, nếu ta thấy nghe bằng chánh niệm, tất cả sẽ là những bài học sống động diệu thường.

Vì đề cao tính thực tiễn trong sinh hoạttu học, nên nhà Thiền không chú trọng thần thông. Thần thông diệu dụng đối với Thiền tông là những công việc thường nhật, khi làm với tâm không. Từ bản tánh thanh tịnh khởi phát diệu dụng, diệu dụng ấy thiết thực phục vụ cho chúng sanh muôn loài. Bàng Long Uẩn nói:

Thần thôngdiệu dụng
Gánh nước bửa củi tài.

Trong kinh A-Hàm đề cập ba loại thần thông: Thần túc thông là khả năng đi khắp tất cả chỗ một cách tự do tự tại; Tha tâm thông là khả năng biết mọi ý nghĩ của người khác. Hai loại thần thông nầy không quan trọng đối với đạo Phật, đôi khi làm trở ngại đường tu vì khiến hành giả tăng trưởng ngã chấp. Vả lại, cố ý tu hành để đạt thần thông là hướng ngoại cầu huyền, trái với ý chỉ của nhà Thiền là phản quan tự kỷ. Loại thứ ba là Giáo hoá thần thông được Đức Phật khen ngợi và khuyến khích vì giúp ích được người khác. Muốn có Giáo hóa thần thông, người tu phải có Đạo thông; trước tiên phải rõ lý Đạo, nhận ra thể tánh bất sanh, sau mới có thể giáo hoá người tịnh tu ba nghiệp, giải thoát phiền não kiết sử, giải thoát sanh tử luân hồi.

 2- Tính linh hoạt

Hành giả sơ phát tâm rất cần những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc công phu để đường tu không lạc vào ngã rẽ. Tuy nhiên, nếu chấp vào những khuôn khổ ấy một cách cứng nhắc, ta sẽ không thấy rõ sự vận hành của cuộc sống, không uyển chuyển theo sự vận hành ấy và vô tình, ta trở nên kẻ đứng bên lề.

Phật pháp không hiện diện trong trạng thái tĩnh lặng khô chết, mà ở nơi sinh động hằng chuyển của thế gian pháp. Khi nghe tiếng chim hót mà trực nhận tánh nghe, đó là phù hợp ý Tổ. Thanh tịnh và hằng tri là hai mặt không thể tách rời, làm nên cội nguồn Thiền học. Trên thực tế, ta thấy đời sống trong Thiền viện có vẻ ấm êm yên ổn hơn ngoài đời, nhưng các vị tu sĩ đâu phải lúc nào cũng trang nghiêm trầm mặc? Đức Phật lúc còn tại thế, đâu phải suốt ngày tọa thiền dưới cội cây, mà Ngài cũng đi đứng, nói năng, sinh hoạt như mọi người. Trong một tập thể tu hành cần có những qui tắc cố định giúp người tu thúc liễm thân tâm, nhưng nếu quá gò ép sẽ làm mất sức sống và khả năng sáng tạo của cá nhân. Tinh thần Thiền là luôn linh hoạt sống động, phù hợp với từng con người, từng hoàn cảnh, nhưng không bao giờ xa rời lý Đạo. Đó là nội dung tùy duyên-bất biến.

Khi đã thấu tột yếu chỉ nhà Thiền, các bậc ngộ đạo phát khởi diệu dụng nhiêu ích quần sanh một cách linh hoạt, muôn màu muôn vẻ, tùy đương cơ mà thi thiết phương tiện. Nam Tuyền chém mèo, Lâm Tế hét, Đức Sơn đánh, Câu Chi giơ ngón tay ... là những hình ảnh sáng tạo, độc đáo, khế lý khế cơ của các Thiền sư ngày xưa. Đến ngày nay lại khác, con người khoa học đòi hỏi sự giảng dạy phải có tính sư phạm, những ý nghĩa thâm sâu uyên áo phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ lý luận khúc chiết; nên mới có chủ trương Thiền-Giáo song hành. Đến với từng dân tộc, Thiền còn hòa nhập vào phong tục tập quán và lối sống hàng ngày, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc ấy. Tại Trung Hoa, từ thời Tổ Bá Trượng với tinh thần lao động “Một ngày không làm một ngày không ăn”, các hình thức Nông Thiền ngày một phát triển. Các Thiền sư có lối dạy người thẳng tắt, mộc mạc và đôi khi thô thiển; như khi nghe hỏi về tôn chỉ nhà Thiền hay yếu lý trong Đạo, các Ngài hoặc đánh hét hoặc trả lời bằng những câu vô nghĩa “Ba cân gai”, “Dưới gót chân ông” ... Ở Việt Nam lại khác, thời đất nước thịnh trị như Đinh-Lê-Lý-Trần, các vị Thiền sư vừa giúp vua trị nước, chống giặc ngoại xâm, vừa hướng dẫn môn đệ tu hành, như các Quốc sư Khuông Việt - Đỗ Thuận - Vạn Hạnh ... Cùng những bậc minh quânhoàng thân quốc thích như vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ ..., đều là những trí thức đương thời, thông bác văn chương kim cổ nên thường dùng thơ văn khi muốn khai thị cho đồ chúng. Chúng ta hẳn nhiều lần nghe các câu kệ sau đây:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. 
 (Cáo tật thị chúng - Thiền sư Mãn Giác)
Nghĩa:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
Hoặc câu trả lời vua Lý Thái Tông của Thiền sư Thiền Lão:
Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân

Nghĩa:
Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân

Tại Nhật Bản, Thiền lại mang màu sắc khác, được ứng dụng vào các ngành nghệ thuật như cắm hoa, hội họa, uống trà; sau đó phát triển sang các lĩnh vực khác như võ thuật, công kỹ nghệ. Nhờ áp dụng công phu thiền tập trong đời sống hàng ngày, người hành thiền có sức định tâm, tự chủ nên công việc đạt kết quả tốt, năng suất cao. Hiện nay, một số xí nghiệp, trường học và cả trại giam ở Nhật và các nước phương Tây đã tổ chức những giờ tọa thiền vào buổi sáng trước khi làm việc. Qua nghiên cứutheo dõi một thời gian, người ta thấy Thiền giúp tăng sức tập trung, phát huy tính sáng tạo và phát triển trí thông minh. Đặc biệt, người tu Thiền có sự vui sống, bớt căng thẳng phiền não, bớt khuynh hướng bạo động, nên tỷ lệ tù nhân tái phạm tội hoặc trốn trại giảm đi đáng kể. Từ đó, Thiền được xem như một phương thức điều trị các bệnh tâm thần kinh; một liệu trình kết hợp để kiểm soát những bất ổn của tim mạch, tiêu hoá ...; một phương pháp nâng cao sức khoẻ, sức chịu đựng và khả năng lao động. Có thể nói, trong thời đại khoa học thiên về vật chất hiện nay, Thiền là một gam màu linh động không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh của đời sống nhân loại.

 3- Tính bình đẳng:

Tinh thần Đại thừa, nhất là Thiền tông, đặt căn bản trên Phật tánh bình đẳng sẵn đủ, nên bất cứ ai chứng ngộ chân tâm đều có thể thành Phật. Chú tiều Huệ Năng đến Hoàng Mai bái yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cầu pháp làm Phật. Nghe Tổ hỏi “Ông là người Lãnh Nam quê mùa thất học, có thể kham làm Phật được sao?”, Huệ Năng liền đáp:

Người tuy có Nam có Bắc nhưng Phật tánh đâu có Bắc Nam. Thân quê mùa nầy vốn cùng Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh không hề sai khác.

Triệt ngộ tự tánh nhờ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang, Ngài được Tổ truyền trao y bát kế thừa Tổ vị, dù vẫn còn thân cư sĩ. Sau 15 năm tị nạn ở Tứ Hội, đủ duyên ra hoằng hoá, lần đầu gặp Pháp sư Ấn Tông giảng kinh Niết-bàn, Ngài luận giải những ý nghĩa sâu mầu uyên áo đến nỗi Pháp sư phải chắp tay thưa “Tôi giảng kinh như ngói gạch, nhơn giả luận nghĩa ví như vàng ròng”.

Kinh Pháp Hoa, các phẩm 9 (Thọ học vô học nhân ký), 12 (Đề-Bà-Đạt-Đa), 13 (Trì) diễn tả rõ ràng tính bình đẳng trong sự tu hànhđắc quả. Long nữ là loài súc sanh, được Bồ-tát Văn Thù chỉ dạy pháp yếu, đốn ngộ Phật thừa, thoắt chốc liền thành Phật. Những vị Tỳ-kheo ni như Kiều Đàm di mẫu, Da-Du Đà-La đều được Đức Phật thọ ký. Thậm chí nhiều đời theo phá Phật như Đề-Bà Đạt-Đa, cũng vẫn có phần. Một tiền thân của Đức Phật là Ngài Thường Bất Khinh, suốt đời chỉ hành một hạnh duy nhất là nhắc nhở cho tất cả những ai gặp Ngài “Tôi không dám khinh các người, vì các người sẽ thành Phật”. Trên thế giới từ cổ chí kim, có lẽ chưa có vị giáo chủ nào tự đặt mình ngang hàng với môn đệ và mọi loài chúng sanh như Đức Bổn sư của chúng ta.

Trong Thiền sử cũng kể chuyện nhiều vị cư sĩ, dù gia duyên ràng buộc vẫn ngộ đạotự tại trước sanh tử. Gia đình Bàng Long Uẩn lúc còn sống, cả nhà cùng tấu khúc vô sanh; khi hết duyên, an nhiên thị tịch mỗi người một kiểu. Việt Nam có 5 đời vua Trần đều ra đi một cách an nhàn. Tuệ Trung Thượng Sĩhình ảnh tuyệt vời của một bậc phong lưu tiêu sái, ở trong trần mà không chút bợn nhơ.

Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trên đời(3) 

“Thân ngoại vật” là thân không bị ràng buộc bởi các duyên, dù ở nơi thế tục mà vẫn xuất thế. Người hoàn toàn sống với Phật tánh sẵn đủ thì dù ở hoàn cảnh nào, dưới hình tướng nào, cũng cùng Phật Thánh làm bạn.

Đoạn vấn đáp sau đây là một giai thoại trong nhà Thiền:

- Năm nay Ngài bao nhiêu tuổi ?
- Tuổi tôi bằng tuổi Phật Di –Đà
- Vậy Phật Di-Đà bao nhiêu tuổi ?
- Phật Di- Đà bằng tuổi tôi.

Người không hiểu tinh thần bình đẳng của nhà Thiền sẽ cho câu nói này là phạm thượng bất kính. Phật A-Di-Đà là Đấng Giáo chủ ở cõi Cực Lạc, bằng 
48 lời đại nguyện đã thiết lập Tịnh độ Tây phương, tiếp dẫn chúng sanh. Ai có lòng tin đối với Ngài, với cõi nước của Ngài; có tâm chí thành chí kính muốn sanh về Cực Lạc, niệm danh hiệu Ngài đến nhất tâm bất loạn; thì khi mạng chung, Ngài và chư Thánh chúng sẽ hiện đến trước mặt, tiếp dẫn về Tịnh độ. Đức Phật A-Di-Đà là vị Phật đã thành đạo trước Đức Bổn Sư mười kiếp, làm sao có thể so sánh tuổi mình với tuổi của Ngài? Phật A-Di-Đà, Trung Hoa dịch là Vô lượng quangVô lượng thọ, tức ánh sáng và thọ mạng vô lượng. Tự tánh Di-Đà là Phật tánh thường hằng sẵn đủ ở mỗi chúng sanh. Chúng sanh mê mờ, quên tánh giác đuổi theo ngoại trần (bối giác hiệp trần) nên cứ lên xuống trong trần lao sanh tử ; chư Phật sống trọn vẹn với Pháp thân thường trụ, không nhiễm trần cấu (bối trần hiệp giác) nên là những bậc giác ngộ Giải thoát. Nhưng dù chúng sanh còn vô minh còn luân hồi, Phật tánh vẫn thường nhiên, bình đẳng cùng chư Phật. Thẩm thấu được điều này, chúng ta có cơ sở để phấn đấu không mệt mỏi, chỉ cốt đạt mục đích cuối cùng. Biết và tin chắc mình có chánh nhân thành Phật, đó là động cơ khích lệ vô cùng quý báu trên đường đạo thăm thẳm và đầy cạm bẫy chông gai.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.