Chương 3 : Hạnh Phúc Hôm Nay

07/02/201112:00 SA(Xem: 21997)
Chương 3 : Hạnh Phúc Hôm Nay

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2011

Chương 3 : Hạnh phúc hôm nay

Ging ti Trung tâm Bảo trợ Xã hội, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 13-02- 2007
Đánh máy: Diệu Ngọc

 

Hạnh phúc và tự do

Nhiều người quan niệm tự do đồng nghĩa với hạnh phúc. Quan niệm về tự do ở mỗi người cũng rất khác nhau. Một số cho rằng việc rày đây mai đó, làm bạn với bầu trời xanh, có mặt ở các ngả đường, thậm chí ở gần gầm cầu tối tăm, hoặc làm bất cứ điều gì theo ý muốntự do hạnh phúc.

Thực ra, ý niệm về sự tự do hoàn toàn khác với những điều vừa nêu. Một đời sống tự ý muốn có khuynh hướng tự tiện, tự do đó không mang lại hạnh phúc cho bản thân. Sự tự do được hiểu theo nghĩa tốt nhất là gắn liền với hạnh phúc. Vì vậy, tự do phải là sự thanh thản về đời sống cảm xúc, nói chung là an vui trong sinh hoạt, không có bất kỳ sự ràng buộc nào. Sống với trạng thái như vậy được gọi là người đang có tự do.

Nhân dân Việt Nam có câu “an cư lạc nghiệp”. Lạc nghiệp đặt trên nền tảng của sự cố định về nơi ăn chốn ở. Quan niệm dân gian này cũng cho thấy tự do rày đây mai đó ở khắp phương trời không mang lại hạnh phúc, vì thiếu yếu tố lạc nghiệp. Lạc nghiệp bao gồm hai vế: Nghề nghiệp và hạnh phúc có được từ nghề nghiệp. Cả hai vế này chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta có nơi ăn chốn ở ổn định. Như vậy, khuynh hướng dân gian vẫn khuyên chúng ta thay đổi quan niệm về sự tự do chiều theo ý muốn của bản thân.

Chạy theo ý muốn của bản thân phần lớn con người đánh mất chính mình. Thử quan sát nếu mở cửa cho các con chim trong lồng bay ra sẽ có hai khuynh hướng khác nhau. Khuynh hướng thứ nhất là con chim cất cánh bay cao, bay xa về trời xanh, tránh khỏi mọi sợ hãi do con người bắt giết, tránh khỏi mọi nỗi lo về sự xâm tổn. Khuynh hướng thứ hai, một số con chỉ bay đây đó rồi đậu trên các cành cây, vỉa hè, mái nhà.

Điểm chung là chúng cảm thấy đạt được hạnh phúc trong lối sống phóng khoáng không bị ràng buộc.

Thế giới của loài chim muông gắn liền với trời xanh. Tự do của chúng là không gian vô tận. Thế giới con người khác hoàn toàn, vì nó là một định chế xã hội, nơi có truyền thống cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em, người thân với những tình thương yêu, chăm sóc, lo lắng lẫn nhau. Con người không thể bắt chước các loài chim tìm đến một nơi tự do vô phương hướng, bất an định.

Vun đp tình thương yêu

Nhà Phật nêu ra hai loại người: Thứ nhất là những vị tăng sĩ xuất gia sống bần hàn, phát huy các giá trị tinh thầntâm linh, tìm kiếm giá trị hạnh phúc trong việc phục vụ tha nhân. Loại người thứ hai là những người có nghề nghiệp, nhà cửa, tài sản địa vị, vị trí xã hội khác nhau, được nhà Phật gọi là người tại gia, tức là đang sống trong mái ấm gia đình được bắt đầu bằng đơn vị ngôi nhà vật lý.

Ngôi nhà vốn có tính chất an ninh đảm bảo cho tài sản chúng ta làm ra từ mồ hôi nước mắt, ngoài ra nó còn có chức năng nối nhịp tình thương giữa vợ chồng con cái. Không có ngôi nhà thì mỗi thành viên trong gia đình không thể thành công, cuộc sống rày đây mai đó không thể đảm bảo sức khỏe. Đời sống trong một mái ấm tạo nền tảng hạnh phúc, đảm bảo sức khỏe để theo đuổi và đạt những điều mong muốn.

Khi các thành viên có mặt trong trung tâm bảo trợ xã hội, nếu nghĩ cuộc sống của mình là sự gò bó do quản thúc thì khổ đau sẽ xuất hiện. Hãy quan niệm trung tâm như một ngôi nhà. Từng thành viên trong nhà trở thành người thân của nhau, mặc dù không có quan hệ huyết thống. “Bà con xa không bằng láng giềng gần”, bà con ruột thịt phương xa khó có thể chăm sóc thương yêu chúng ta như chính những người bạn đồng liêu sống cùng phòng. Khi nghĩ mình đang sống trong một trung tâm, thì ý thức về sự bị cai quản xuất hiện làm chúng ta cảm thấy khó chịu, bứt rứt muốn thoát khỏi như các chú chim rộng cánh bay về trời. Thế giới chim muông là thế giới của bản năng chạy theo nhu cầu hiện tại, không như thế giới con ngườiý thức nghĩ đến phương hướng lâu dài, có tổ chức sinh hoạt để tạo ra nền tảng giá trị thương yêu, chăm sóc và bảo vệ lẫn nhau. Do đó hãy quan niệm cuộc sống trung tâm như một ngôi nhà, ngoài chức năng vệ sinh, an ninh, còn có chức năng chăm sóc tình thương, tình yêu.

Nhìn nhận những người nhỏ tuổi hơn như con cháu và người lớn tuổi hơn như anh chị, cha mẹ, ông bà của mình thì trạng thái cô đơn, buồn tẻ vì không có người thân sẽ được vơi đi. Thay vì phải lập gia đình để có một đứa con chăm sóc, lo lắng thì việc xem tất cả trẻ nhỏ xung quanh như con cháu của mình mà không cần thiết phải tạo ra con cái nữa, miễn sao chúng ta thể hiện tình thương và xem đó như một gia đình.

Tuổi đời của trẻ thơ gắn liền với quyền được học, quyền được yêu thương, chăm sóc bảo bọc của người lớn. Thế nhưng nhiều em bé mới sinh ra đã không được gần cha mẹ. Đối diện trước hoàn cảnh đó, cộng với sự rủ rê của bạn bè, các trẻ trở thành những mảnh đời lang thang ở phương trời vô định, và không nhìn thấy tương lai của mình. Vào các trung tâm bảo trợ, chúng ta có cơ hội được học và giáo dục, nên phải nghĩ rằng đó là quyền lợi lớn nhất của mình. Sống rày đây mai đó, bữa đói bữa no, khi được người thương, lúc gặp kẻ ghét… Tính chất hên xui làm chúng ta chán nản thất vọng, không lối đi về. Do đó, khi có một nơi nương tựa thì nên tận dụng cơ hội để học đến nơi đến chốn. Kiến thức là nền tảng của hạnh phúc, vì nó dẫn dắt chúng ta đến những khuynh hướng có giá trị. Tuổi nhỏ không học, lớn lên sẽ bị thiệt thòi. Nếu chỉ nhìn thế giới bao la rộng lớn như con ếch từ đáy giếng nhìn lên bầu trời xanh thông qua miệng giếng, bị giới hạn không gian, thì chúng ta không thể thấy hết được bầu trời và tưởng rằng thế giới chỉ chừng đó. Và nếu chẳng may cái giếng mình đang ở toàn bóng tối, thiếu vật thực, các phương tiện sinh hoạt thì không gian đó làm chúng ta cảm thấy khổ đau cùng cực. Do đó, cuộc sống ở các trung tâm với không gian mênh mông cỏ cây hoa lá, bầu trời, sinh hoạt, giao lưu tiếp xúc, phương tiện truyền hình, được học tập, được thương yêu thì chúng ta nên thấy đó là điều kiện để đạt an vui hạnh phúc. Khi thấy hạnh phúc thì niềm tin tương lai sáng lạng sẽ tràn về, vì tương lai là kết quả của hiện tại. Tuổi nhỏ không được đầu tư, khi lớn lên mất phương hướngtrở thành những thói quen xấu khó có thể sửa chữa. Vì vậy, phải uốn nắn ngay từ nhỏ.

Chịu khó – Không khó chịu

Người chịu khó học tập, rèn luyện thay đổi cá tính, nhận thức, và thay đổi bản thân thì về lâu về dài sẽ tránh khỏi trạng thái khó chịu. Sự chịu khó trong hiện tại bao gồm rất nhiều ý nghĩa.

Chịu khó gắn liền với quá trình làm mới bản thân: bằng cách hòa nhập lối sinh hoạt với quyền được học, quyền được hiểu biết, quyền mở mang kiến thức, quyền thưởng thức các giá trị văn hoá nghệ thuật mà nếu không sẵn lòng với các phương tiện sẵn có đó thì về sau chúng ta sẽ phải khó chịu một cách lâu dài. Khi cảm nhận trạng thái khó chịu thì sự hồi đầu là cả một thách đố, bởi vì cái gì thành thói quen sẽ khó thay đổi. Thói quen ban đầu giống như mạng nhện, một búng tay nhỏ khiến mạng nhện bị đứt. Nhưng nếu không, khi thói quen đã trở thành sợi dây xích trói buộc cảm xúc, hành vi, sinh hoạtlối sống, thì việc nhận chân và quay về là cả một tiến trình khó khăn gian khổ. Do đó, hãy nhớ an cư mới lạc nghiệp, đừng lang thang vất vưởng.

Những trung tâm bảo trợ luôn dang rộng đôi tay với tình thương, sự chăm sóc, lo lắng, bảo hộgiáo dục để tạo cơ hội mở mang kiến thức cho những mảnh đời cơ nhỡ. Chúng ta hãy hợp tác để giúp chính bản thân mình, thì sự lạc nghiệp sẽ chào đón tất cả chúng ta. Đây cũng là môi trường sống hạnh phúc hơn so với tình trạng không nhà cửa, phó mặc đời mình cho sự hên xui may rủi. Thân phận bẽ bàng mỏi mệt đôi lúc làm con ngườithái độ bất cần đời, hận đời, hận người, dẫn đến mất phương hướng.

Khi hận đời, người ta không muốn làm gì để thay đổi cuộc đời. Hận người, hận tình lại càng không nên, vì con người vốn không phải là kẻ thù của con người. Chính những thói quen xấu, những thói hư tiêu cực, sự nóng nảy, lòng tham và thiếu sáng suốt mới là kẻ thù của hạnh phúc. Nhìn được điều đó thì tất cả những hoàn cảnh không như ý mà mình đang vấp phải, chúng ta hỷ xả bao dung, không còn than thân trách phận. Có mặt trong cuộc đời này đã là một sự quý báu, mặc dù thiếu thốn về vật thực, nhưng bản chất của hạnh phúc không nằm ở đời sống vật chất. Vật chất chỉ là phương tiện giúp chúng tahạnh phúc, nếu sử dụng nó đúng phương cách. Bằng không, chúng ta dễ rơi vào thói quen, thái độ tiêu thụ, đánh mất phương hướngtrở thành nô lệ của thói quen.

Chịu khó gắn liền với tiến trình thay đổi tâm lý: Nhiều người đi rày đây mai đó vì không hài lòng với những gì đang có. Không hài lòng xuất phát từ sự so sánh. Từ so sánh có thể dẫn đến thái độ đua đòi. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khi chúng bạn có quần áo mới, xe honda đẹp, có tiền bạc để chi tiêu, có mọi thứ để hưởng thụ, nghĩ lại hoàn cảnh gia đình mình, cha mẹ thiếu phương tiện không đáp ứng các ước mơ đẹp của lứa tuổi thanh xuân, nỗi tự ti, mặc cảm buồn chán bắt đầu xuất hiện. Nếu không kiềm chế cảm xúc và tha thiết muốn được bằng chúng bạn, thì chúng ta khó tránh khỏi sai lầm dẫn đến hối tiếc về sau. Cho dù xuất phát từ thái độ vô tình hay cố ý, nhưng vết thương lòng gây ra cho người thân cũng đủ khống chế dòng cảm xúc chúng ta suốt quãng đời còn lại.

Để tránh so sánh dẫn đến thói quen đua đòi, chúng ta nên học tập thái độ sống hài lòng. Hài lòng khác với an phận thủ thường, chỉ tâm lý tiêu cực dành cho những người tuy có năng lực, có tiềm năng, điều kiện, sức khoẻ nhưng lại không muốn phấn đấu, không kiên trì nỗ lực sau những thất bại ban đầu. Người an phận thủ thường là người yếm thế, chấp nhận vận mệnh bất hạnh của mình. Ai yếm thế sẽ khó chịu lâu dài. Trong khi đó, thái độ hài lòng phản ánh từ thái độ hiểu biếtnhận thức của chúng ta. Chẳng hạn một học sinh, sau khi nỗ lực học ngày học đêm, mà kết quả thi không đạt như ý muốn thì cũng nên có thái độ hài lòng, hên và xui có thể có, điểm cao thấp không tránh khỏi, hơn nữa bản chất của việc học không nằm ở điểm số mà nằm ở tri thức, kiến thức mình đạt được để tu bổ cho tương lai.

Không hài lòng sẽ có hai phản ứng diễn ra. Thứ nhất nỗ lực để làm mới; thứ hai là bất cần.

Có những nỗi khổ niềm đau nếu chúng ta ngồi lại chia sẻ đôi ba phút có thể tháo gỡ được dễ dàng. Nhiều người không hài lòng với cá tính của mình và người khác, như lửa với nước, đã chấp nhận tình cảnh không đội trời chung, từ đó gặp nhau trong đại gia đình sinh hoạtcảm giác như có sợi dây gai đang ngăn cách, chỉ một sơ suất nhỏ có thể làm cả hai cùng chảy máu.

Hài lòng với hiện tại để xây đắp hạnh phúc nơi chúng ta đang có mặt. Hạnh phúc không thuộc về ngày mai mà thuộc về hôm nay. Do đó, hãy tìm hạnh phúc trong những giây phút chúng ta đang sống. Sinh ra làm người với thân thể vẹn toàn là niềm hạnh phúc lớn nhất mà văn học Phật giáo vẫn thường khẳng định. Tuy nhiên, một số thắc mắc được đặt ra rằng: Nếu làm người là hạnh phúc thì tại sao lại có nhiều người không may mắn trong cuộc đời? Cuộc sống không đủ cơm no áo ấm, thất bại liên tiếp, mọi sinh hoạt gần như bế tắc, trong khi đó một số loài gia súc ở những nước tiên tiến lại được chăm sóc thương yêu như những con người, cụ thể chi phí chăm sóc cho chó mèo ở gia đình phương Tây rất cao?

Không nên mặc cảm theo cách đó. Thế giới phương Tây sống theo chủ nghĩa riêng tư quá nhiều. Càng sống theo chủ nghĩa riêng tư thì tình làng xóm và tình ruột thịt giảm đi đáng kể. Thế giới của sự riêng tư làm cho cái tôi của người phương Tây rất lớn, bản ngã của họ rất mạnh. Luật pháp bảo vệ cái tôi, bản ngã đó bằng nhiều hình thức khác nhau. Sống trong thế giới như vậy nếu không khéo, tâm con người trở nên chai sạn. Do đó, tình thương, tình thân liên đới khó có thể được thiết lập. Trong khi đó, chúng ta sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu biết hài lòng, nỗ lực chân chính, chúng ta vẫn sống trong hạnh phúc.

Điểm lý giải của nhà Phật về việc tại sao làm người là hạnh phúc bởi con ngườiý thức để tư duy, sáng kiến, học hỏi, truyền thừa, và làm bất cứ những gì mình muốn. Cá heo là động vật có chất xám lớn nhất, gấp mấy lần so với con người. Nhưng chúng không thể làm chủ bản thânthế giới, vì chúng không có năng lực thể hiện ý thức với những kiến thức mà chúng có được, chúng không có đôi tay, đôi chân,… Có kiến thức, có tư duy mà không làm gì cả thì kiến thứctư duy đó sẽ trở nên vô ích. Mặc dù chất xám con người không bằng cá heo nhưng ngược lại, con ngườiphương tiện thực hiện những gì mình muốn, có phương tiện truyền thông những kiến thức thông qua giáo dụckinh nghiệm. Thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau, cứ như vậy kiến thức được chắp cánh và được tiếp nối. Do đó, thay vì chúng ta mất mấy mươi năm để có kiến thức, ngày nay với công nghệ hiện đại, chỉ cần vài giờ hoặc vài ngày, chúng ta có thể đúc kết được kiến thức của cả giai đoạn hằng bao nhiêu thế kỷ qua. Đó là hạnh phúc của loài người mà loài cá heo có thông minh hơn cũng không đạt được.

Vì vậy, dù đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn so với những quốc gia khác, chúng ta phải khẳng định rằng làm người quả thật hạnh phúc. Hài lòng về những gì đang có sẽ giúp chúng ta không rơi vào trạng thái bi quan yếm thế, chán nản, thất vọng, an phận thủ thường. Chấp nhận những nơi mình sinh hoạt như một đại gia đình, chấp nhận những người dưng nước lã khác huyết thống là những người thân. Tất cả những thái độ được thống nhất đó là tình thương yêu, sự chăm sóc và chia sẻ. Cũng như biển là nơi hội tụ của các sông, sông cái là nơi hội tụ của ngàn rạch, nhưng tất cả thuần một vị mặn.

Đừng mơ tưởng đến những nơi khác, sống với tất cả những điều kiện mà mình đang có và xem nó là cơ hội làm mới chính mình, lúc đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời này vẫn còn rất nhiều người thân thương.

Chẳng hạn, người sống rày đây mai đó như chiếc lục bình trôi chưa chắc có được mối quan hệ rộng rãi, có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần khác nhau trong xã hội như những người tập trung sống tại các trung tâm bảo trợ. Tình thương và tình thân luôn có mặt khắp nơi. Trong nỗi khổ niềm đau, bất hạnh, chúng ta tìm cho mình con đường hạnh phúc lâu dài. “Mỗi lần vấp ngã mỗi lần khôn”, cơ hội có mặt để làm mới chính mình là một trong những nghệ thuật để trở thành con người với nhận thức mới, tư duy mới, hành động mới, lạc quan yêu đời, mà nhà Phật thường dùng cụm từ “tái sinh lần thứ hai”.

Chịu khó gắn liền với định hướng hướng nghiệp: Nghề và nghiệp là khái niệm Phật giáo gắn liền hai khái niệm.

Đầu tiên nghề đó phải được lặp đi lặp lại bởi nghiệp, mà nghiệp chính là hành động. Hành động nào được tái lặp một cách có ý thức, lâu dài sẽ trở thành nghề. Bản chất của nghề là sự ổn định dẫn đến an cư lạc nghiệp. Mỗi người cần tìm cho mình một nghề thích hợp, và thực hiện nghề đó với nỗi đam mê, niềm hạnh phúc. Đầu tư vào một nghề để có thể ổn định trong tương lai.

Thay vì mơ tưởng một đàn gà, chúng ta hãy đầu tư làm thế nào để có được những quả trứng có trống, sau đó qua tiến trình ấp, con gà trong quả trứng đủ sức chọc vỏ chui ra ngoài. Hình ảnh dụ ngôn trong nhà Phật cho thấy một điều, năng lực con người ai cũng có, nhưng nếu không biết phát huy thì năng lực đó sẽ đóng bít cửa lại. Niềm tin và mơ ước chính là chìa khóa mở cánh cửa. Phải xác định nghề nghiệp và nỗ lực hết mình một cách bền bỉ.

Trước đây phong tục chọn món đồ trong lễ thôi nôi là nghệ thuật xác định cá tính và nghề nghiệp. Tại sao có người chọn xe hơi mà không chọn quyển tập, người chọn cây viết mà không chọn những thứ khác? Bởi vì các hạt giống thói quen ở lĩnh vực đó đã có từ trước. Ngày nay chúng ta vẫn tổ chức sinh nhật bằng những niềm vui lành mạnh. Trong đó quà cáp được biếu đến chúng ta từ những người thân và bạn hữu. Có người được quyền yêu cầu người thân tặng món quà theo sở thích của mình. Tại sao họ lại thích món quà đó mà không phải là món quà khác? Hầu như ai cũng có một sự lựa chọn. Sự lựa chọn không phải ngẫu nhiênvô cớgắn liền với những thói quen. Hướng nghiệp cũng vậy, xác định cái gì mình thích mới đi bền và lâu. Đi bền và lâu mới dẫn đến kết quả.

Nỗ lực bằng bàn tay, khối óc hợp với đời sống đạo đức, thì chúng ta không phải sợ bất cứ điều gì. Do đó, hạnh phúc hôm nay được đặt trên nền tảng của nghề nghiệp ổn định. Các trung tâm bảo trợ khắp nơi trên thế giới đều có chương trình hướng nghiệp cho từng thành viên. Hãy tận dụng cơ hội học tập để trở thành người có ích. Gạt bỏ nỗi giận hờn cha mẹ, nếu họ không đủ điều kiện bên cạnh chúng ta để thương yêu chăm sóc. Hãy tâm niệm chỉ cần được sinh ra làm người đã là diễm phúc lớn nhất, hãy biết cảm thông để sống an vui hạnh phúc hơn. Còn bám chặt cảm xúc bất mãn khó chịu với cha mẹ thì đó là tạo nghiệp bất hiếu.

Hạnh phúc không thể tồn tại khi cái gốc của cảm xúc như là một kẽm gai ghim vào trong tim chúng ta. Cho nên, hãy phóng thích nó ra giống như việc mở toang các cánh cửa của một ngôi nhà để đón nhận dưỡng chất oxy. Đừng bao giờ giữ nỗi khổ niềm đau. Giận dai, dài sẽ dở, và chính mình trở thành nạn nhân.

Do đó, muốn có hạnh phúc hôm nay, thì cần buông bỏ tất cả những cảm xúc bất hạnh. Hãy sống với tâm rộng lượng hoan hỷ, chịu khó làm mới bản thân thì sẽ có hạnh phúcmọi nơi mọi chốn. Đức Phật dạy, người có tâm an vui, dù nằm dưới mặt đất vẫn được gọi là người hạnh phúc. Hạnh phúc không lệ thuộctỷ lệ thuận với vật chấthạnh phúc tỉ lệ thuận với cách chúng ta làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc, và làm chủ hành vi. Hạnh phúc hôm nay phải được đặt trên nền tảng hiểu biết của tâm và hành động sáng suốt của bản thân, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, dù nhỏ nhặt nhất.

Kính chúc tất cả các anh chị, các em, các cháu trong trung tâm có được một mùa xuân Đinh Hợi vui tươihạnh phúc. Năm nay là năm Đinh Hợi, năm con heo. Chúng tôi đề nghị quý vị theo phong tục của người Việt Nam xem con heo là một phương tiện để chúng ta góp tiền tiết kiệm. Người ta thường gọi tiết kiệm ăn tết. Chúng ta tiết kiệm để có một món quà nho nhỏ tặng người cơ bần hơn mình. Tại trung tâm có người cơ bần hơn hoặc không có người thăm nuôi. Dành một phần nho nhỏ tặng lại người khác là chúng ta đang nuôi một con heo phước đức. Với tinh thần lá rách ít đùm lá rách nhiều, chúng ta sẽ cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì làm được việc nghĩa. Hạnh phúc có được từ những hành động nho nhỏ do chính mình tự tạo trong cuộc đời này. Mong rằng tất cả tạo ra nhiều niềm hạnh phúc từ sự thương yêu, chăm sóc, và đùm bọc lẫn nhau.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/03/2023(Xem: 2165)
03/05/2023(Xem: 1545)
31/05/2013(Xem: 25829)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.