Phụ Lục

04/05/201112:00 SA(Xem: 10661)
Phụ Lục

CỬA VÀO TỊNH TÔNG
Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Phụ lục

Người nội trợ gia đình tu đạo Bồ-tát như thế nào trong cuộc sống hàng ngày

Mỗi ngày, làm công việc giống nhau thì nhất định sẽ cảm thấy buồn chán tẻ nhạt, đặc biệt là các bà nội trợ gia đình dường như quần quật suốt ngày với vô số công việc, vì không giải thoát được nên có rất nhiều người đều cảm thấy buồn khổ. Nếu như mọi người biết chuyển đổi quan niệm này thì làm việc sẽ rất vui vẻ. Theo quan niệm phàm phuchấp có cái ta; ta làm việc, ta rất cực khổ, vì sao suốt ngày mình làm tôi đòi cho mọi người, càng nghĩ càng buồn phiền. Nếu mọi người học theo đạo Bồ-tát phát đại thệ nguyện phải độ khắp chúng sinh thì cách nghĩ, cách nhìn sẽ không khác.

Hành đạo Bồ-tát, trước tiên là phải tu Bố thí Ba-la-mật. Bồ-tát nội trợ trong gia đình phục vụ cho cả nhà chính là Bố thí Ba-la-mật. Bố thí có ba loại là tài thí, pháp thívô úy thí. Tài thí có nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là chỉ cho người đi làm kiếm tiền bên ngoài đem về cung cấp sinh hoạt cho cả gia đình. Nội tài là đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho cả nhà. Người làm công việc nhà có đầy đủ ba loại bố thí này. Chúng ta sắp xếp làm việc nhà gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ khiến cho người nhà dễ chịu, hàng xóm khâm phục, đây là Trì giới Ba-la-mật; trì giới chính là giữ phép tắc. Chúng ta làm việc bằng tâm nhẫn nại, làm không mỏi mệt, tức là Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Mỗi ngày chúng ta thường xuyên sửa đổi, hi vọng ngày mai làm tốt hơn ngày hôm nay, đây là Tinh tấn Ba-la-mật. Mặc dù mỗi ngày chúng ta làm rất nhiều việc nhà, nhưng tâm thanh tịnh không nhiễm chút bụi trần, tức là Thiền định Ba-la-mật. Tâm thanh tịnh thì phát sinh trí tuệ, pháp hỉ sung mãnBát-nhã Ba-la-mật. Khi giác ngộ rồi thì chúng ta làm việc lau bàn, quét nhà, giặt giũ, nấu ăn đều thành tựu viên mãn sáu pháp Ba-la-mật của Bồ-tát. Đây chính là Thiện Tài đồng tử đã biểu diễn cách học hạnh Bồ-tát, tu đạo Bồ-tát trong kinh Hoa Nghiêm.

Chúng ta làm tốt việc nhà là làm tấm gương cho tất cả các bà nội trợ ở thế gian, mẫu mực cho mọi người trong gia đình. Việc này có thể độ được người hàng xóm, rộng ra ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, thế giới, cho đến khắp hư không pháp giới. Lúc này, chúng ta mới hiểu được Bồ-tát ở ngay trong nhà là lau bàn, quét nhà, giặt giũ, nấu ăn vốn là đại nguyện, đại hạnh, làm việc độ khắp tất cả chúng sinh khắp hư không pháp giới. Đây là học Phật, là chánh niệm, là thật tướng các pháp. Nếu chúng ta quán được như vậy thì pháp hỷ sung mãn, làm sao khởi phiền não được. Tu học Phật pháp nhất định phải đạt được ngay trong cuộc sống thực tại, chúng ta không đạt được thì vô ích. Nếu chúng ta hiểu rõ điều này thì suy ra các điều khác, làm trong công ty cũng là tu sáu Ba-la-mật. Bồ-tát ở mọi ngành mọi nghề thị hiện ra nam, nữ, già, trẻ thân phận không giống nhau đều trong môi trường tu học tất cả đều bình đẳng giống nhau, đều đứng hạng nhất không có hạng nhì.

Pháp mười niệm tinh yếu

Mọi người đề nghị tôi đem những điều thuyết giảng tóm tắt thành pháp mười niệm làm phép tắc thường ngày cho người học Tịnh tông từ nay về sau tự tu và cộng tu. Điều này xin nói như sau:

A. Tự tu: Là phương pháp trong một ngày, chúng ta niệm mười tiếng danh hiệu Phật đủ chín lần. Nghĩa là sáng sớm thức dậy niệm một lần và trước khi đi ngủ niệm một lần, ngày ăn ba bữa, mỗi bữa ăn niệm một lần, buổi sáng trước khi bắt đầu làm việc niệm một lần, đến khi nghỉ niệm một lần, buổi chiều bắt đầu làm việc niệm một lần, đến lúc nghỉ niệm một lần; tổng cộng là chín lần. Mỗi lần xưng niệm mười tiếng, bốn chữ hoặc sáu chữ danh hiệu Di-đà. Chúng ta nên có định khóa thường ngày theo đó mà thực hành.

B. Cộng tu: Mọi người tập hợp lại, không có nghi thức đặc biệt như giảng kinh, khai hội, dùng cơm v.v… Lúc bắt đầu ở chung làm việc, nên thực hành pháp mười niệm này; cũng tức là cùng đại chúng chắp tay đồng niệm mười tiếng Nam mô A-di-đà Phật. Sau đó bắt đầu hoạt động, làm các việc như tụng kinh, khai hội, dùng cơm v.v…

Theo pháp mười niệm này, tự tu và cộng tu đều được lợi ích đặc biệt, tôi thử nêu ra như sau:

1. Pháp này đơn giản dễ thực hành, ít tốn thời gian mà được hiệu quả lớn, thực sự rất quan trọng, có thể phổ biến rộng rãi lâu dài.

2. Phương pháphiệu quả cụ thể trong “gia đình Phật pháp”. Thực hành ngày ba bữa ăn trong gia đình thì thành viên cả nhà dù tin hay không tin đều phải giữ gìn không bỏ; lại có lợi ích rất nhiều là Phật hóa bạn bè, thân thuộc, làng xóm rộng đến khắp xã hội.

3. Nhờ đơn giản dễ thực hành, một ngày chín lần, từ sáng đến tối, niệm Phật không dừng. Nếp sống sinh hoạt mỗi ngày, niệm Phật liên tục, ngày này sang ngày khác. Lâu dần được như vậy thì khí chất, tâm tính của người thực hành sẽ dần dần hiện ra thanh tịnh, tín tâmpháp lạc phát sinh, phước lớn vô cùng.

4. Nếu có thể tùy thuận đích thân họa theo mà xưng niệm mười tiếng danh hiệu Phật cũng trừ bỏ được tạp nhiễm, lắng tâm thanh tịnh, tâm thần được định, chuyên tâm hành đạo và làm dễ thành tựu, được Phật phù hộ gặp điều an lành, công đức không thể nghĩ bàn.

5. Tự tu và cộng tu cùng giúp đỡ hòa hợp với nhau, tích tập tư lương thì nhất định mỗi người đều được vãng sanh, cùng làm sự nghiệp lớn của Bồ-tát, cũng cùng thành tựu.

6. Pháp này có thể lấy hai tên để gọi, đó là:

a. Tịnh nghiệp gia hành thập niệm pháp: Đối với người đã tu theo thời khóa nhất định, có thể thực hành thêm pháp này.

b. Giản yếu tất sinh thập niệm pháp: Là pháp thích hợp với người học Tịnh tông hiện nay cho đến sau này, phần đông không có thời khóa cố định. Bởi vì, xã hội ngày nay thay đổi, bận rộn không có thời gian, tình hình trở ngại khó khăn nhiều. Nhưng pháp này dễ tập hợp tư lương Tín, Nguyện, Hạnh bình dị đầy đủ, rất phù hợp với tiêu chuẩn “thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương tục”.

Vì mỗi lần niệm Phật thời gian ngắn, dễ nhiếp tâm và không lười biếng; lại đem công hạnh chín lần niệm Phật chia đều nhau suốt cả ngày, thân tâm cả ngày buộc phải niệm Phật, cũng tức là trong sinh hoạt cả ngày niệm Phật, đó gọi là “niệm Phật sinh hoạt hóa”.

Nói tóm lại, pháp này đơn giản và nhẹ nhàng, chẳng chút vướng mắc cực khổ khó khăn. Nếu pháp này được lưu hành rộng rãi thì may mắn cho người học tịnh nghiệp xiết bao! May mắn cho chúng sinh đời vị lai biết bao! Chư Phật hoan hỉ.

Nam mô A-di-đà Phật.

Năm 1994, ngày chư Phật hoan hỉ, bốn chúng của Tịnh Tông Hội Học ở nước Mỹ cùng nhau kính khuyên.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8345)
13/07/2017(Xem: 5640)
06/07/2014(Xem: 10091)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.