Niệm Phật Sám Pháp

08/05/201212:00 SA(Xem: 25409)
Niệm Phật Sám Pháp


NIỆM PHẬT SÁM PHÁP

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm


Đảnh lễ

Mở đầu phương pháp sám hối Niệm Phật, đệ-tử chúng con xin an trụ trong hồng danh Nam mô A Di Đà Phật, để vận dụng năng lực hộ niệm của sáu phương Chư Phật, vận dụng oai lực tuyệt đối, siêu việttối thắng của Bản-Nguyện A Di Đàquy yđảnh lễ hết thảy Tam-Bảo..

Quy-y tất cả PHẬT ĐÀ khắp cả mười phương, cùng tận hư không giới

Quy-y tất cả PHẬT PHÁP khắp cả mười phương, cùng tận hư không giới.

Quy-y tất cả BỒ TÁT THÁNH HIỀN TĂNG khắp cả mười phương, cùng tận hư không giới.

Nam mô Ta Bà giáo chủ, thiên bách ức hóa thân, Bổn sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT, vị bổn sư chỉ dạy pháp môn Niệm Phật.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật vị đạotiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.

Nam mô Vô lượng Thọ kinh, Phật thuyết A Di Đà kinh, Quán Vô lượng Thọ kinh – ba bộ kinh dạy chỉ rõ ràng pháp môn thành Phật dễ dàng, vắn tắt, nhiệm mầu và rốt ráo, dành cho tất cả chúng sanh thời mạt pháp.

Nam-mô Tây Phương Cực Lạc thế giới vạn ức tử kim thân, đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn QUÁN THẾ ÂM Bồ tát.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới vô biên quang trí thân, đại hùng đại lực, ĐẠI THẾ CHÍ Bồ tát.

Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới phước trí nhị nghiêm thân, THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.

Nam mô Lư Sơn đạo tràng, khai sáng Niệm Phật pháp môn, sơ-tổ HUỆ VIỄN đại sư Bồ tát.

Nam mô Quang Minh đạo tràng, hoằng dương Niệm Phật pháp môn, nhị tổ THIỆN ĐẠO đại sư Bồ tát.

Nam mô Hộ Giới Hộ Giáo Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tátliệt vị Thiện Thần Bồ tát, Ma ha tát.

PHẨM THỨ NHẤT

NIỆM PHẬT PHẢI VÌ THOÁT SANH TỬ LUÂN HỒI

Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật cho chúng sanh và để rồi khiến cho chúng sanh tỏ ngộ và thể nhập vào Tri-Kiến Phật , Giáo-nghĩa tuy nhiều hơn số cát sông Hằng, nhưng tất cả năm thừa tám giáo đều không ra ngoài pháp môn Niệm Phật .

Do bản-nguyện-lực của đức A Di Đà, do năng-lực hộ niệm của sáu phương chư Phật, cùng với gia-trì-lực của chư vị Đại địa Bồ-tát; đệ-tử chúng con được gặp duyên-lành dẫn dắt vào Chân-Lý Tối Thượng bằng cửa ngõ Niệm Phật. Như mùa hạ thì phải mặt áo vải, như mùa đông phải mặc áo bông, sự tu hành cũng thế, nghĩa là không thể trái với thời tiếtcơ duyên được. Dù đức Đạt-Ma tổ sư tái hiện ngay lúc nầy, nếu muốn hợp thời cơ để cứu độ chúng sanh mau được giải thoát, thì cũng không có pháp nào hơn pháp môn Niệm Phật cả. Vì thế cho nên thuyết pháp mà không phù hợp với căn cơtrình độ, thì chắc chắn chúng sanh bị chìm trôi trong biển khổ vậy.

Đệ tử chúng con vốn là phàm phu vô trí, nên phải một mực y theo lời Phật dạy, chẳng dám tự chuyên, vì thế mà xưa nay chúng con đều chuyên niệm danh hiệu Đức A-Di-Đà.

Theo lời Phật dạy là thế nào ?

Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, đức Thế Tôn có lời huyền ký rằng : Đời tương lai, kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót riêng lưu trụ kinh nầy trong khoảng một trăm năm. Nếu có chúng sanh nào gặp được kinh nầy tùy ý sở nguyện đều được đắc độ.

Nơi kinh Đại-Tập, đức Thế Tôn dạy rằng: Trong thời mạt pháp có ức ức người tu hành, mà ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nơi pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi.

Ngài Thiên-Như thiền sư sau khi đắc đạo cũng đã khuyên dạy rằng:

“Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lại bốn chữ A-Di-Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa địa ngục”.

Bởi vì đời mạt pháp về sau, khi các kinh đều ẩn diệt, chúng sanh căn cơ đã yếu kém, ngoài câu niệm Phật thì không biết pháp môn nào khác để tu trì, Nếu không tin câu niệm Phậttu hành, tất phải bị luân hồi. Và trong nẻo luân hồi thì việc lành khó tạo, còn điều ác thì dễ làm, cho nên sớm muộn gì cũng bị đọa địa ngục.

Ấn Quang pháp sư, một bậc cao tăng cận đại ở Trung Hoa cũng đã dạy rằng :

Thời mạt pháp đời nay, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp, nếu ngoài môn niệm Phật mà tu các nghiệp lành khác, nơi phần gieo trí huệ phước đức căn lành thì có – nhưng nơi phần liễu thoát luân hồi ngay trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức, hiện những kỳ tích phi thường, nhưng đó là những bậc Bồ tát nương theo bản nguyện mà làm mô phạm để dẫn dắt chúng sanh đời mạt pháp như kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng các vị ấy cũng chỉ vừa theo trình độ chúng sanh mà thị-hiện ngộ-đạo, chứ không phải chứng-đạo. Chỉ riêng pháp-môn Niệm Phật , tuy ít có người tu-chứng được Niệm Phật tam-muội như khi xưa, nhưng có thể nương theo nguyện-lực của mình và Bản-Nguyện của Phật A-Di-Đà mà đới-nghiệp vãng-sanh về cõi Tây-Phương Cực-Lạc. Khi được về cõi ấy rồi thì không còn luân-hồi, không còn bị thối-chuyển, lần lần tu tập cho đến khi chứng quả-vị Vô Sanh.

Những lời huyền-ký như trên, cho chúng con thấy pháp-môn Niệm Phật rất thích hợp với nhân-duyên, thời-tiết và trình-độ căn-cơ của chúng-sanh đời nay. Vì thế đức Như-Lai mới dùng nguyện-lực bi-mẫn, lưu-trụ kinh VÔ-LƯỢNG-THỌ để khuyến-hóa về môn Niệm Phật. Ngoài ra còn có chư Bồ Táttổ sư cũng khởi lòng hoằng nguyện thương xót, tùy theo thời cơ mà chỉ dạy pháp môn Niệm Phật để cứu vớt chúng sanh.

Đệ tư chúng con vì vô minh khuất lấp, vì thiếu suy nghĩ chính chắn, vì tâm mong cầu quá sôi nổi và cạn cợt, vì dục vọng ngăn che, nên đã gây nhiều cái thấy biết lệch lạc và để rồi, chúng con đã hành-trì pháp-môn Niệm Phật không phù hợp với bản-ý của đức Bổn-sư và xa cách với Bản Nguyện Cứu-Độ của đức A-Di-Đà .

Đệ-tử chúng con đi chùa thấy người khác niệm Phật, thì cũng bắt chước niệm theo, hoàn toàn không có chủ định.

Hoặc có người niệm Phật nguyện cho tai qua nạn khỏi và cầu cho gia đình bình yên, đời sống làm ăn mua bán ngày thêm thịnh vượngsung túc.

Hoặc có kẻ gặp cảnh đời không vừa ý bèn sinh ra buồn rầu phẫn chí, nên đã niệm Phật cầu mong sao cho kiếp sau đừng gặp phải các cảnh ấy nữa, cũng như mong mọi việc đều thuận lợi nếp sống vinh hoa xinh tốt.

Lại có những người cảm thấy trần gian chẳng có điều gì hứng thú, dù cho giàu sang quyền qúy cũng còn lo lắng khổ não, cho nên họ hy vọng dùng công đức niệm Phật để kiếp sau sinh lên cõi Trời, sống lâu, nhàn vui, tự tại.

Lại có những người nghĩ mình tội chướng đã nhiều, trong một kiếp nầy dễ gì giải thoát, nên đã niệm Phật cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam, để xuất gia tu hành, làm bậc cao tăng ngộ đạo. cũng có nhiều người nổ lực niệm Phật để đàn áp vọng tưởng, và chế ngự phiền não, với mục đích gần gũi là thanh lọc tâm tư để đời sống được thanh tịnh.

Nếu niệm Phật với những thái độ và mục đíùch như vậy đều là sai lầm, vì lẽ trái nghịch với bản hoài của Phật Thích Ca và quay lưng trước Bản Nguyện Tiếp Độ của Phật A-Di-Đà. Đây là một tội lỗi lớn lao nhất. Thật vậy, chúng con vẫn hiểu rằng không có tội lỗi nào to lớn và nặng nề cho bằng cái tội hành trì trái nghịch với di huấn của đức Bổn Sư, để rồi phụ rẫy công ơn tiếp độ của đức Từ Phụ A-Di-Đà.

Đệ tử chúng con ngày nay nhờ sự chiếu soi và dẫn dắt của ánh hào quang chư Phật, chúng con mới biết được tội lỗi của mình. Cho nên chúng con xin thành tâm cúi đầu gieo năm bộ phận của cơ thể xuống sát đất, khẩn cầu sám hối:

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vị bổn sư chỉ dạy pháp môn Niệm Phật .(3 lạy)  

Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A-Di-Đà PHẬT – vị đạotiếp dẫn vãng sanh Cực lạc. (3 lạy)

Như vậy, kể từ hôm nay, đệ tử chúng con phải niệm Phật như thế nào mới phù hợp với bản ý của đức Phật Thích Ca, cùng Bản Nguyện của đức Phật A-Di-Đà ?

Đức Thế Tôn thấy rõ pháp hữu vi đều vô thường, và tất cả chúng sanh vẫn sẳn đủ đức tướng, trí tuệ như Như Lai, nhưng do vì mê mờ bản tâm, nên đã tạo ra vô số nghiệp-hoặc, rồi cứ mãi mãi chịu chìm đắm trong vòng Sống Chết, Luân Hồi. Dù cho dược sanh lên cõi Trời, khi hưởng hết phước báo rồi thì cũng phải bị sa đoạ. Vì thế, bản-ý của đức Thế-Tôn là : Muốn cho chúng-sanh do nơi pháp-môn Niệm Phật mà sớm thoát khỏi khổ luân hồi.

Chư Phật trong nhiều a-tăng kỳ kiếp huân-tu phước-huệ, cho nên, nếu kẻ nào xưng niệm hồng danh của Như Lai sẽ được vô lượng vô biên công đức. Lại nữa, đức A-Di-Đà Phật đã lập ra lời thệ nguyện vĩ đại : Nếu chúng sanh nào niệm được danh hiệu của ngài cầu về Cực-Lạc, thì kẻ ấy khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng-sanh Tây Phương và chứng lên ngôi Bất Thoái chuyển. Đem công đức vô lượng của sự Niệm Phật, mà để mong cầu những phước lợi nhỏ nhen ở cõi người cõi trời, chứ không nguyện cầu vãng-sanh và giải thoát- thì có khác chi trẻ thơ đem hạt châu ma-ni vô gía mà đổi lấy viên kẹo để ăn? Như thế thật là uổng phí và không xứng đáng chút nào.

Hơn hết, nguyện-lực của Phật thì rất vĩ đại, cho nên người nào nghiệp chướng dù có nặng nề đến đâu chăng nữa, mà đem cả tấm lòng chân thật để chuyên cần xưng niệm danh hiệu Phật thì ngay trong một đời nầy cũng được tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực-Lạc. Còn như mong cầu đời sau làm bậc cao tăng ngộ đạo, là một hành động thiếu trí tuệđức tin, làm sao bảo đảm bằng hiện đời sanh về Tây Phương thành bậc Bồ-tát ở ngôi Bất-Thối-Chuyển? Cho nên, bản ý của đức Thế-Tôn là muốn cho tất cả chúng sanh niệm Phật để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, và sự giải thoát ấy lại có thể thực hiện ngay trong cùng một kiếp sống.

Nhưng tại sao cần phải thoát vòng sống chết luân hồi?

Là vì ở trong nẻo luân hồi, đệ tử chúng con xác thật đã từng chịu nhiều nỗi thống khổ lớn lao. Nếu người học Phật mà không để cái tâm như thật quán sát nỗi thống khổ ấy thì cho dù học Phật nhiều đến đâu cũng không đạt được kết quả tốt, bởi vì không có cái tâm lo sợ, cái tâm mong cầu thoát ly khỏi những ảo ảnh cuộc đời. Kinh dạy: nếu tâm lo sợ khó sanh, tất lòng phát thành khó phát. Đức Thế Tôn khi xưa thuyết pháp Tứ Diệu Đế cho năm người nhóm ông Kiều Trần Như, trước tiên đã nói về KHỔ ĐẾ, vẫn không ngoài cái ý nầy:

Trong KHỔ ĐẾ, tức là ý nghĩa chân thật về sự khổ, đức Thế Tôn đã thuyết minh tám điều. Tuy nỗi khổ của kiếp người vô cùng vô tận, mà tám điều nầy vẫn giữ phần cương lãnh. Đó là: nỗi khổ khi sanh ra, nỗi khổ khi về già, nỗi khổ trong cơn đau yếu, nỗi khổ quằn quại khi sắp lâm chung, nỗi khổ chua xót khi xa cách người thân yêu, nỗi khổ khó nhẫn khi chung đụng với kẻ mà mình oán ghét, nỗi khổ khi mong cầu không toại ý, và nỗi khổ về năm ấm hừng thạnh.

Chúng sanh hết kiếp nầy sang kiếp khác cứ sống chết xoay vần, xuống lên trong sáu nẻo. Đó là cõi Trời cõi Người, cõi a-tu-la, cõi Bàng sanh, cõi Ngạ quỷcõi Địa ngục. Bát khổ tuy ở các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi Người. Còn cõi Trời tuy vui sướng hơn nhân gian nhưng cũng còn có tướng ngũ suy và những điều bất như ý. Cõi A-tu-la bị sự khổ vì gây gỗ tranh đua, cõi Bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa thì bị sự khổ chở kéo nặng nề, loài dê lợn vịt gà thì chịu sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối, nhơ nhớp, ăn nuốt lẫn nhau. Ở cõi Ngạ quỷ thì chúng sanhthân thể hôi hám, xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa,chịu đói khát trong nghìn muôn kiếp. còn cõi địa ngục thì vạc dầu, cột lửa, hầm băng gía, núi gươm đao; sự thống khổ không thể nào mô tả cho hết được.

Bốn cõi A-tu-la, Ngạ quỹ, Bàng sanhĐịa ngục, trong kinh gọi là tứ ác thú. Từ cõi A-tu-la theo chiều xuống, nổi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi nầy đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không có đầu mối. Sanh lên cõi Trời và Người thì rất khó và rất ít, còn đọa xuống từ ác thú thì rất dễ và rất nhiều.

Khi còn tại thế, một hôm Đức Phật dùng móng tay vít lên một chút đất, rồi hỏi A-Nan: Đất ở móng tay ta sánh với đất của miền đại địa thì cái nào nhiều hơn? Ngài A-Nan đáp rằng: Bạch Thế Tôn, đất của miền đại địa thì nhiều hơn đất ở móng tay vô lượng phần, không thể thí dụ.

Phật bảo : Cũng như thế, A-Nan, chúng sanh được lên cõi Trời cõi Người như đất ở móng tay, còn đọa xuống ác thú thì như đất của miền đại địa.

Thí dụ trên, quả thật là một tiếng chuông mai để cho bọn đệ tử chúng con xét suy mà tỉnh ngộ.

Tóm lại, ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi thì chẳng có chi là vui thú. Người niệm Phật phải cầu sanh về Tây Phương để thoát khỏi vòng sống chết luân hồi, lần lần tu chứng đến cảnh Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Niết Bànchứ không nên mong cầu sự phước lạc hư dốithế gian.

Niệm Phật như thế mới phù hợp với mục đích giải thoát, với tâm từ bi cứu khổ ban vui của đức Thế Tôn. Và muốn được như vậy, chúng con phải thường xuyên giám sát và suy tư về tám nỗi khổ của kiếp người, cho đến nỗi khổ vô tận vô biên trong sáu cõi.

Nếu chẳng quán sát như thế, thì tâm cầu mong giải thoát sẽ khó phát sanh, ý nguyện về Tây Phương sẽ không tha thiết; làm thế nào để ngày kia bước lên bờ giác ngộ và dùng con thuyền bát nhã đẻ độ khắp biển mê ?

Xưa kia đức Phật đã than rằng : Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử.

Không tha thiết đến sự liễu thoát Sanh Tử là vì thiếu Trí Giác, do bởi không thiết thực quán xét nỗi khổ trong khiếp sống luân hồi, những người ấy chẳng những phụ ơn Phật mà cũng ruồng bỏ cả chính mình, thật đáng tiếc thương và đau xót thay !

Đệ tử chúng con, nhờ giáo huấn của đức Bổn Sư, nhờ Ơn Lành thường giăng bủa của đức Từ Phụ, nhờ sự khai thị rõ ràng của Thiện Tri Thức, hôm nay mới biết được mục đích quan trọng và chân chánh của pháp môn Niệm PhậtNiệm Phật thì phải vì thoát Sanh Tử Luân Hồi.

Với tấm lòng tri ân tha thiết và chân thành, chúng con xin đem cả tính mạngquy yđảnh lễ :

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Nam mô Đại Từ Đại Bi A-Di-Đà Phật vị đạo sư tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.

Nam mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam mô Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát.

Nam mô Liên Trì Hải Hội Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát.

pHẨM THỨ HAI

NIỆM PHẬT PHẢI PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ TÂM

Bản hoài đích thật của đức Thế Tôn là muốn cho tất cả chúng sanh đều thoát vòng sanh tử, đều được giác ngộ như Ngài cho nên, người niệm Phật cần phải phát bồ đề tâm- tức là phát khởi cái tâm chí mong cầu quả vị Phật Đà, quả vị ấy là cứu cánh tối thượng, không còn có gì hơn, siêu việt cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác; nên phát tâm như vậy còn gọi là phát vô thượng bồ đề tâm. Tâm nầy gồm có hai loại chủng tử chính yếu, là Từ-Bi và Trí-Tuệ, thường hay phát xuất công năng độ thoát mình và cứu vớt tất cả chúng sanh.

Kinh dạy rằng : Bồ-Đề tâm làm nhân, Đại-Bi làm căn bản, phương tiện Trí-Tuệ làm cứu cánh.

Vì như người đi xa thì trước tiên phải nhận định mục tiêu sẽ đến và phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào- và sau cùng thì phải dùng phương tiện nào để khởi tiến.

Người học Phật cũng phải như thế nghĩa là, trước tiên phải lấy cái quả-vị Vô-Thượng Bồ-Đề làm mục tiêu rốt ráo, lấy lòng đại bi lợi mình lợi người làm chủ đích thực hành, kế đó, tùy sở thíchcăn cơlựa chọn pháp môn để tu tập. Phương tiện còn là trí tuệ quyền biến tùy cơ nghi, áp dụng tất cả hạnh thuận-nghịch trong khi hành Bồ-tát đạo. Cho nên, Bồ đề tâmmục tiêu cần phải nhận định rõ ràng trước khi hành trì.

Kinh HOA NGHIÊM dạy rằng : Nếu quên mất tâm Bồ đềtu hành các thiện pháp, đó là ma nghiệp.

Thật vậy, nếu dụng công khổ nhọc mà quên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình và lợi người, thì bao nhiêu các hạnh lành chỉ đem đến kết quả hưởng phước báo nhơn thiên, chung cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trong nẽo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ. Như vậy chẳng là nghiệp ma thì còn gọi là gì? Thế thì, phát lòng vô thượng Bồ- đề để lợi ích cho chính mính và cho chúng sanh, là điểm phát tâm rất cần yếu.

Pháp môn Niệm Phật thuộc về pháp đại thừa, nếu phát Bồ-đề-tâm niệm Phật thì TÂM và PHÁP đều được toàn vẹn, sẽ đi đến quả viên giác kiêm cả tự lợilợi tha.

Muốn phát Bồ-đề-tâm , người niệm Phật cần phải quán sát để phát tâm một cách thiết thựchành động đúng theo tâm nguyện ấy trong suốt cuộc đời mình. Đệ tử chúng con lâu nay phần nhiều chỉ tu theo hình thức mà ít chú trọng đến chỗ khai tâm thành thử lửa tam độctham sân si vẫn cháy hừng, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoát như đức Phật dạy.

Muốn cho Bồ-đề-tâm phát sinh một cách thiết thực, cần nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu điểm như sau :

Điểm thứ nhất : GIÁC NGỘ TÂM

Chúng sanh thường chấp sắc thân nầy là Ta. Thường chấp cái tâm thứchiểu biết có buồn giận thương vui nầy là Ta. Nhưng thật ra, sắc thân nầy là giả dối, ngày kia khi chết đi, nò sẽ tan về với đất bụi, cho nên sắc thân tứ đại nầy không phải là Ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là cái thể tổng hợp về cái biết của sáu trầnsắc thanh hương vị xúc pháp. Cái biết của ta khi thì có khi thì không – hình ảnh nầy tiêu hoại thì hình ảnh khác hiện ra, tùy theo trần cảnh mà thay đổi luôn luôn, hư giả không thật. Cho nên, tâm thức nầy không phải là Ta.

Cổ đức đã bảo : Thân như bọt tụ, tâm như gió Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.

Nếu giác ngộ thâm tâm như huyễn thì sẽ không còn chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới nhơn không, chẳng còn Ngã-Tướng. Cái Ta của ta đã là không, thì cái ta của người khác cũng là không nên chẳng còn Nhơn-Tướng. Cái Ta của ta đã là không, thì tấc cả cái Ta của vô số chúng sanh cũng là không. Nếu không còn Chúng sanh Tướng Cái Ta đã là không, nên không có bản ngã bền lâu, nên không thật có ai chứng đắc, không có ai thọ nhận, nên không có Thọ-Giả-Tướng.

Nhơn đã không thì Pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn đổi thay sanh diệt, không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ : chẳng phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà chính vì nó hư huyễn nên đương thể tức là không? : Cả Nhơn cũng thế. Khi giác ngộ là cả Nhơn và Pháp đều không, thì giữ lòng thanh tịnhtrong sáng, không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ-đề-Tâm .

Điểm thứ hai : BÌNH ĐẲNG TÂM

Trong khế kinh, đức Phật đã dạy rằng :Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, là cha mẹ đời quá khứ của ta và là chư Phật đời vị lai.

Chư Phật thấy chúng sanh là Phật nên dùng tâm bình đẳng đại bicứu độ. là đệ tử của Phật, chúng con phải tuân theo lời dạy của đức Thế Tôn. Cho nên đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng. Tôn trọngthừa sự chúng sanhtôn trọng và thừ sự đức Như-Lai, làm cho chúng sanh hoan hỷ tức là làm cho chư Phật hoan hỷ. Kinh HOA NGHIÊM phẩm Phổ Hiền đã dạy như thế. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính mà tu niệm thì chúng con sẽ dứt được cái nghiệp chướng phân biệt và khinh mạn, rồi nhờ đó mà sẽ dứt trừ được mọi thứ phiền não để nẩy sinh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo thì gọi là phát vô thượng Bồ-đề-tâm .

Điểm thứ ba : TỪ BI TÂM

Đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sanh đều sẳn đủ công đứctướng hảo cùng trí tuệ của Như-Lai do vì mê mờ chân tánh và dấy khởi hoặc-nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế chúng con cần phải dứt trừ tâm phân biệt yêu ghét, mà khởi lòng cảm hối từ bi, để tìm phương tiện độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Cũng nên nhận rõ rằng Từ-Bi khác với Ái Kiến. Ái kiến là lòng thương yêu còn chấp luyến trên hình thức, trên tình cảm và tâm phân biệt, cho nên kết quả là bị sợi dây tình ái buộc ràng.

Từ bi là lòng xót thương cứu độ mà không phân biệt chấp trước, và xa lià mọi hình tướng. Tâm từ bi thể hiện dưới nhiều mặt, nên kết quả được an vui giải thoátphước huệ càng tăng thêm.

Muốn cho tâm từ bi được thêm rộng lớn thì phải xét từ nổi khổ của chính mình mà cảm thông đến các nổi khổ khó khăn khó chịu của kẻ khác, tự nhiên sanh ra lòng xót thương cứu vớt, niệm từ bi của Bồ-đề-tâm từ đó sẽ phát ra.

Trong kinh HOA NGHIÊM, Ngài PHỔ HIỀN Bồ tát đã khai khị rằng :

Bồ tát quán sát chúng sanh không nơi nương tựa mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh tánh chẳng điều thuận mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh đã bị ràng buộc mà thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh xa mất Phật Pháp mà khởi đại bi...

 Đã phát đại bi tâm thì tất phải phát vô thượng Bồ-đề-tâm , thề nguyền cứu độ. Vậy thì lòng đại từ bi là lòng đại bồ đề phải dung thông nhau. Cho nên, phát từ bi tâm tức là phát vô thượng bồ-đề-tâm. Dùng lòng đại bi như thế mà niệm Phật và sống đạo mới gọi là phát Bồ-đề-tâm .

Điểm thứ tư : HOAN HỶ TÂM

Đã có xót thương thì phải thể hiện lòng xót thương áy qua tâm hoan hỷ, hoan hỷ gồm có hai thứ : Tùy hỷhỷ xả.

Tùy hỷ là khi thấy trên từ chư Phật và thánh nhân, dưới cho đến các loại chúng sanh có làm được công đức gì dù lớn dù nhỏ, đều cũng vui mừng theo. Và khi thấy ai được sự phước lợi, hưng thạnh, thành công, an ổn cũng sanh ra ý niệm vui vẻ, mừng giùm cho họ.

Hỷ xả là dù có chúng sanh làm những điều tội ác, vong ân, khinh hủy hiểm độc, tổn hại cho mình, đều cũng an nhẫn, vui vẻ mà bỏ qua.

 Lòng tùy hỷ sẽ trừ được các chướng ngại của sự ganh ghét nhỏ nhen. Lòng hỷ xã sẽ giải trừ được chướng ngại của sự hận thù báo phục. Bởi vì tâm hoan hỷ không ngoài sự giác ngộthể hiện, nên đó chính là lòng bồ đề.

Dùng lòng hoan hỷ như thế mà niệm Phật, mới gọi là phát bồ đề tâm

Điểm thứ năm : SÁM NGUYỆN TÂM

Trong kiếp sống luân hồi dằng dặc lâu xa, mọi loài chúng sanh thường đổi thay hình dạng và làm quyến thuộc lẫn nhau. Nhưng vì đệ tử chúng con mê mờ lầm lạc, từ vô thủy cho đến ngày nay, do tâm chấp ngã chỉ muốn lợi mình, nên đã từng làm tổn hại chúng sanh, tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp Thậm chí đến chư Phật và thánh nhân, vì tâm đại bihiện ra nơi đời để thuyết pháp cứu độ tất cả các loài, trong ấy có cả chúng con- vậy mà đối với ngôi Tam-Bảo, chúng con đã từng sanh lòng vong ân hủy phá.

Ngày nay biết được lỗi lầm của mình, đệ tử chúng con vô cùng hổ thẹnăn năn, xin chí thành sám hối cả ba nghiệp thân khẩu ý.

Ngay cả đức Di-Lặc Bồ tát dù đã chứng ngôi vị Bất-Thoái, vì muốn mau đắc quả Phật mà mỗi ngày còn lễ sám sáu thời. Vậy chúng con xin đem thân nghiệp kính lễ Tam-Bảo, khẩu nghiệp tỏ bày tội lỗi cầu mong được tiêu trừ, và đem ý nghiệp thành khẩn ăn năn, thề không tái phạm.

Sau khi sám hối, chúng con xin dứt hẳn tâm nhơ và hạnh ác, không còn cho tiếp tục tái phạm nữa, để đi đến chỗ tâm và cảnh đều KHÔNG, đó mới thật là sám hối chân chánh. Lại phải phát nguyện rằng: Nguyện hưng long ngôi Tam-Bảo, nguyện độ khắp chúng sanh , nguyện hoằng truyền pháp môn Niệm Phật – để chuộc lại lỗi xưa và đền đáp bốn ơn nặng, đó là ơn Tam-Bảo, ơn cha mẹ, ơn sư trưởng cùng thiện hữu trí thức, cuối cùng là ơn của tất cả chúng sanh .

Điểm thứ sáu : BẤT THOÁI TÂM

Dù đã sám hối, phát nguyện tu hành nhưng nghiệp hoặcma chướng không dễ gì dứt, và sự lập bồi công đức không dễ gì thành tựu. Mà con đường hồ đề đi đến quả viên giác xa vời vợi lại đầy cam go chướng ngại. Ngài XÁ LỢI PHẤT trong tiền kiếp chứng đến ngôi lục trụ, phát đại bồ đề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ để khoét một con mắt cho người ngoại đạo, bị họ không dùng, liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên. Ngài liền thối thất đại thừa tâm.

Như vậy, muốn giữ vững tâm nguyện, là điều không phải dễ dàng. Đệ tử chúng con chỉ vì muốn đạo tâm không thối chuyển thì phải lập nên thệ nguyện thật kiên cố.

Đệ tử chúng con thề rằng : thân nầy dẫu chịu vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm vào điều ác, mà thối thất trên bước tu hành. Dùng lòng bất thoái chuyển như thế mà niệm Phật, mới gọi là phát vô thượng Bồ-Đề tâm.

Đó là sáu yếu điểm bắt buộc phải có của người phát vô thượng bồ đề tâm. Nếu không dựa vào sáu điểm ấy để lập chí tu hành thì dù nói phát tâm, cũng chỉ là nói suông mà thôi, không thể nào đi đến Phật quả. Trước mắt chúng con chỉ có hai con đường : luân hồigiải thoát. Đường giải thoát tuy có lắm nỗi gian nan, nhưng mỗi bước đều đi lần lần đến chỗ sáng suốt an vui. Đường luân hồi dù được tạm hưởng phước báo nhơn thiên, nhưng kết cuộc phải chuyển đến cảnh tam đồ, ác đạo, sự khổ vô biên không biết đến kiếp nào mới ra khỏi.

Vì vậy, mà đệ tử chúng con quyết chí niệm Phật suốt đời, nguyện vì hết thảy chúng sanh mà phát vô thượng bồ đề tâm mà hoàn thành Phật-Đạo. Bởi lẽ muốn sớm chứng đắc Phật quả, muốn thành tựu bồ đề tâm nguyện, mà chúng con phải đốc lòng cầu vãng sanh cực lạc- cũng như phải niệm Phật chuyên cần.

NHỮNG HUẤN THỊ VỀ bồ đề tâm

kinh HOA NGHIÊM có dạy rằng :

Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ-tát phát lòng vô thượng bồ đề là : khởi lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sanh khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự. Khởi lòng khắp cầu chánh pháp tất cả không sẻn tiếc. Khởi lòng thú hướng rộng lớn cầu Nhất Thiết Trí. Khởi lòng đại từ vô lượng khắp nhiếp tất cả chúng sanh. Khởi lòng không bỏ rời các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu bát nhã ba-la-mật. Khởi lòng không siểm dối với vì cầu được trí Như-Thật. Khởi lòng thật hành y như lời nói, để tu đạo Bồ-tát. Khởi lòng không dối đối với chư Phật vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như-Lai. Khởi lòng nguyện cầu Nhất Thiết Trí cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sanh không ngừng nghỉ. Bồ-tát dùng những công đức Bồ đề tâm nhiều như vi-trần-số cõi Phật như thế-nên được sanh vào nhà Như-Lai.

Nầy thiện nam tử! Như ngươi học bắn trước hết phải tập thế đứng, rồi sau mới học đến cách bắn. Cũng thế, Bồ-tát muốn học đạo Nhất Thiết Trí của Như-Lai, trước hết phải an trụ nơi Bồ đề tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật- Pháp. Thiện nam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấu song tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế, Bồ-tát tuy mới phát Bồ đề tâm tu bồ tát hạnh, nhưng tất cả bậc kỳ cựu hàng nhị thừa đều phải nể vì kính trọng.

Thiện nam tử! Như thái tử tuy đối với quần thần chưa được tự tại, song đã có đầy đủ tướng trạng của vua, mà các bầy tôi không thể sánh bằng, bởi nhờ chổ xuất sanh tôn quý. Cũng thế, Bồ-tát tuy đối với các nghiệp phiền não chưa được tự tại, song đã đầy đủ tướng trạng Bồ-đề, hàng nhị thừa không thể sánh hàng, bởi nhờ chủng tánh đứng vào bậc nhất.

Thiện nam tử! Như người máy bằng gỗ nếu không có mấu chốt thì các thân phần rời rạc chẳng thể hoạt động. Cũng thế Bồ-tát nếu thiếu Bồ đề tâm thì các hạnh lành đều bị phân tán, không thể thành tực tất cả Phật-Pháp.

Thiện nam tử! Như chất kim cương thì tất cả mọi vật không thể phá hoại, trái lại có thể phá hoại tất cả vật khác, song thể tánh của nó vẫn không tổn giảm. Bồ đề tâm của Bồ-tát cũng thế, khắp ba đời trong vô số kiếp giáo hóa chúng sanh , tu các khổ hạnh, việc hàng nhị thừa không thể làm mà Bồ-tát đều làm đuợc, song kết cuộc vẫn chẳng chán mỏi giảm hư.

PHỔ HIỀN Bồ-tát dạy rằng :

Thiện nam tử! Bồ-tát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát Bồ đề tâm. Vì trừ diệt khổ tụ cho tất cả chúng sanh nên phát bồ-đề tâm. Vì đem cho tất cả chúng sanh sự an vui đầy đủ nên phát bồ-đề tâm. Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sanh nên phát bồ-đề tâm. Vì đem lại Phật-Trí cho tất cả chúng sanh nên phát bồ-đề tâm. Vì tùy thuận lời dạy của Như-Lai khiến chư Phật hoan hỷ nên phát bồ-đề tâm. Vì muốn thấy sắc thântướng hảo của tất cả chúng sanh nên phát bồ-đề tâm. Vì cung kính cúng dường tất cả chư Phật nên phát bồ-đề tâm. Vì muốn nhập vào trí tuệ rộng lớn của tất cả chư Phật nên phát bồ-đề tâm. Vì muốn hiển hiện các Đức, Lực, Vô-Úy của chư Phật nên phát bồ-đề tâm .

Đệ tử chúng con vẫn nhận thức tất rõ rằng : nẻo luân hồi có quá nhiều chướng nạn, nếu chưa chứng quả Vô-Sanh thì khi chuyển sang kiếp sống khác ắt dễ bị hôn mê sa đọa.

Cho nên, muốn bảo đảm cái tâm vô-thượng bồ-đề không bị thối thất và để dễ dàng thành mãn chí nguyện độ sanh, chúng con phải gấp rút thanh toán vấn đề Sống Chết bằng cách cầu vãng sanh cõi Cực-Lạc.

Như vậy, nhờ sự giáo huấn của đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni, nhờ oai lực vĩ đại của bản nguyện A-Di-Đà, mà từ nay chúng con đã biết rõ Niệm Phật thì phải phát vô thượng Bồ đề tâm.

Với tấm lòng tri ân tha thiết và chân thành, đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy yđảnh lễ:

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật .

Nam mô Đại từ Đại bi A-Di-Đà Phật vị đạo sư tiếp dẫn vãng sanh Cực-Lạc.

Nam mô Cứu khổ cứu nạn Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ tát.

Nam mô Đại hùng Đại lực Đại thế chí Bồ tát.

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát.

pHẨM THỨ BA

NIỆM PHẬT PHẢI ĐẶT TRỌN LÒNG TIN VÀO LỜI PHẬT DẠY

Chúng sanh nơi thế giới ta bà này, đang ở vào đời ác, đủ năm thứ nhơ bẩn, phiền não thì nặng và nhiều, hoàn cảnh bên ngoài thì ác liệt nên sự tu hành không dễ gì tiến bộ. Đức Bổn sư vì quá thương xót nên vận dụng lòng Bi Trí đặc biệt mở ra pháp môn Niệm Phật. Người tu môn này tuy chưa dứt phiền não, mà có thể mang cả nghiệp hoặc của mình, trở về sinh sống bên cõi Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà. Khi về đến Tây Phương rồi, nhờ nhiều thắng duyên của cảnh ấy nên sự tiến tu chứng đạo rất dễ dàng như cầm lấy món đồ trước mắt. Sự thành tựu lớn lao như vậy là do tất cả đều đặt trên LÒNG TIN.

Kinh HOA NGHIÊM dạy rằng:

Lòng tinbước đầu vào Đạo, là mẹ của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành, lòng tin hay thành tựu quả bồ đề của chư Phật

Thế nên, đối với người niệm Phật thì đức tin có tánh cách rất trọng yếu. Nếu mất đức tin, chẳng những nền tảng tiến đạo phải bi sụp đổ, mà công hạnh giải thoát cũng không thành. Đức tin này không phải là mê tín, mà chính là lòng tin nương theo trí tuệ, là sự đặt tron vẹn niềm tin vào lời dạy của Phật, Bồ tát và chư vị Tổ sư.

Tại sao đã nương theo trí tuệ, lại còn phải đặt trọn niềm tin vào lời dạy của Phật và Tổ? Bởi vì môn niệm Phật thuộc về pháp đại thừa, mà đã là đại pháp thì chắc chắn phải nói về nhiều cảnh giới siêu việt khác thường, nên có những điều mà trí tuệ phàm phu không thể suy lường nỗi.

Cho nên, trong các kinh điển đại thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp và thiếu lòng tin nghe. Vì chỉ e họ sanh lòng khinh báng mà nghe thêm lỗi lầm. Vì vậy, đệ tử chúng con khi đọc tụng kinh điển đại thừa, có chỗ nào dùng trí tuệ mà hiểu được thì rất tốt – còn chỗ nào suy gẫm nhiều mà không thấu đạt thì chúng con vẫn đặt tron vẹn lòng tin nơi lời chỉ dạy của đức Thế Tôn. Như thế, mới gặt hái nhiều phần lợi ích.

Trong kinh A-Di-Đà, đức Thế Tôn cũng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng đây là pháp khó tin khó hiểu, và nói pháp này ra, quả thật là điều rất khó tin, và lòng tin là điều quan trọng bậc nhất.

Chư vị Tổ sư cũng đã dạy rằng: Pháp môn niệm Phật rất khó thâm tín, chỉ duy hạng phàm phu đã gieo trồng căn lành niệm Phật và bậc đăng địa Bồ tát mới tin nhận được mà thôi. Ngoài ra, những chúng sanh khác cho đến hàng nhị thừaThanh VănDuyên Giác hoặc quyền vị Bồ tát, đôi khi cũng không tin nhận pháp môn này.

Đệ tử chúng con, nhờ năng lực nhiếp thọ của đức A-Di-Đà, nhờ sự gia trì của sáu phương chư Phật, nên mới có được lòng tin vào lời dạy của đức Bổn-Sư , nhận chắc rằng: cõi Cực-Lạc từ nhân vật đến cảnh giới đều là thật. Tin chắc chắn vào Bản-Nguyện Cứu Độ của Phật A-Di-Đà, nên chúng con dù nghiệp nặng đến đâu chăng nữa, nếu xưng niệm danh hiệu Ngài thì cũng quyết định sẽ được tiếp dẫn vãng sanh Cực-Lạc. Chúng con tin rằng niệm Phật thì thành Phật chắc chắn-nhân nào quả nấy không thể sai lạc mảy may, và nếu nguyện về cõi Phật thì quyết định sẽ được thấy Phật và được vãng sanh. Đây là một điều vô cùng hiển nhiên khỏi phải cần minh chứng thêm nữa.

Đệ tử chúng con vẫn tin và hiểu rằng pháp môn Niệm Phật gồm nhiếp cả Thiền, Giáo, Luật, Mật. Bởi vì khi niệm Phật dứt trừ tất cả vọng tường và chấp trước, rồi đưa đến chỗ minh tâm kiến tánh, đó tức là Thiền. Sáu chữ hồng danh bao gồm vô lượng vô biên ý nghĩa mầu nhiệm, không có một thứ giáo lý nào mà không được chứa đựng ở trong một câu Phật hiệu đó là Giáo.

Niệm Phật chuyên cần sẽ làm thanh tịnh thân nghiệp, khẩu nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp, đưa hành gỉa đến cảnh giới sâu mầu, trong sạch vắng lặng, đó là Luật. Danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật có công năng như một câu thần chú đưa chúng con vượt qua biển khổ Sanh-Tử mà thấu bờ bên kia, lại còn giải trừ oán kết tiêu diệt nghiệp chướng, hoàn mãn sở nguyện, hàng phục ma ngoại, đó là Mật.

Trong kinh, Phật dạy rằng : Chí thành xưng niệm danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật sẽ được tiêu trừ tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử.

Hơn nữa, những người có căn tánh đại thừa, tất phải hiểu rằng NIỆM PHẬT ĐỂ THÀNH PHẬT. Nếu chỉ hiểu niệm Phật cốt để ngăn trừ vọng tưởngphiền não tức là đã lạc vào Ngũ-đình-tâm quán của Tiểu Thừa.

Tại sao niệm Phật là để thành Phật ?

Bởi vì khi vừa đề khởi câu Phật hiệu, thì quá khứ, hiện tạivị lai đều mất cả, tuy có tướng mà lìa tướng, tức sắc là không , hữu niệm đồng vô niệm, đi ngay vào cảnh giới Bản Giác ly niệm của Như-Lai , cho nên đương thể tức là Phật  chứ còn chi nữa?

Huống chi, kinh dạy rằng : Phật A-Di-Đà thường phóng hào quang nhiếp thọ tất cả chúng sanh niệm Phậtmười phương không bỏ sót.

Thật vậy, đức A-Di-Đà đã lập ra bốn mươi tám lời thệ nguyện vĩ đại, nhằm đưa hết thảy chúng sanh thành tựu Phật-Đạo tối thượng. Bản-Nguyện của Ngài phát xuất từ tấm lòng đại từ đại bi nên đã có một oai lực tuyệt đối, thù thắngsiêu việt nhân quả.

Đệ tử chúng con vốn là những hữu tình bị chi phối bởi vô thường và bất lực trước kiếp sống hữu hạn bị trói buộc bởi nghiệp lực, hoàn toàn bị ước định bởi không gianthời gianluật nhân quả. Cho nên chúng con không bao giờ có thể đạt đến Niết-bàn hay Giác-ngộ được. Sự bất lực không thể tự đạt đến giải thoát, vốn nằm ngay trong bản chất của kiếp sống. Càng nổ lực thì chúng con càng vướng mắc thêm vào những mạng lưới rối rắm, cho nên, chúng con cần đến một sự trợ lực phát sinh từ một căn nguồn nào khác, hơn là cái kiếp sống giới hạn nầy: đó là Bản-Nguyện của đức A-Di-Đà Phật .

Nhưng Bản-Nguyện không phải là một căn nguồn xa lạ và ở ngoài chúng con. Vì sao vậy? Vì nếu là hoàn toàn ở bên ngoài thì Bản-Nguyện ấy không thể hiểu biết gì về những giới hạn của chúng con và do đó không thể cảm thông với chúng con . Bản-Nguyện của A-Di-Đà thật ra chính là sự sống của chúng con và là nguồn rung động tâm linh của chúng con, được biểu thị qua một thực thể gọi là SỨC-MẠNH TAÂM LINH của đức A-Di-Đà Phật .

Như vậy, Bản-Nguyện ấy vẫn hằng ở trong chúng con, nhưng lại luôn luôn ở ngoài chúng con. Nếu không ở trong chúng con thì ắt không thể hiểu và cứu vớt chúng con. Nếu không ở ngoài chúng con thì chắc hẳn lại nhận chịu cùng những giới hạn của chúng con. Đây là một vấn đề vĩnh cữu. Hữu và không Hữu- Ở trong mà lại ở ngoài. Tuy Vô-Hạn nhưng sẳn sàng phụng sự Hữu-Hạn – đầy ý nghĩa nhưng lại chẳng có ý nghĩa gì cả?

Thật ra, Bản-Nguyện chỉ là lực dụng của Phật-Trí, mà Phật-Trí thì vượt lên trên mọi khả năng lĩnh hội của toàn phàm phu như chúng con.

phàm phu vô trí, chúng con chỉ tin theo lời Phật , và chỉ nương tựa vào năng lực cứu độ tuyệt đối của đức A-Di-Đà niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Cực-Lạc.

Để biểu lộ lòng tin mãnh liệt và sâu sắc ấy, đệ tử chúng con quyết chí niệm Phật suốt đời, vì đặt trọn lòng tin vào đức Phậtlời Phật dạy, không còn một ý tưởng nghi ngờ. Từ nay trở về sau, đệ tử chúng con luôn luôn ghi nhớ rằng Niệm Phật phải đặt trọn lòng tin vào đức Phậtlời Phật dạy 

Với lòng tin vô cùng vững mạnh, đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy yđảnh lễ :

Nam mô Tây Phương Cực-Lạc thế giới Đại từ Đại bi A-Di-Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ tát .

PHẨM THỨ TƯ

NIỆM PHẬT PHẢI PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH CỰC LẠC

Yếu chỉ của pháp môn niệm PhậtTín, Nguyện, Hạnh, muốn vào cửa pháp nầy, trước tiên hành giả phải tin cõi Cực-Lạc là có thật, và đức A-Di-Đà luôn luôn hộ niệm, sẳn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào xưng niệm danh hiệu của Ngài. Sau khi đã có  lòng tin, thì hành giả phải phát tâm chân thiết cầu thoát ly khỏi Ta bà đầy khổ lụy và chướng duyên, mà mong muốn sanh về miền Cực-Lạc an vui, sự thanh tịnh trang nghiêm vô lượng để tiến tu, hoàn thành mục đích tự độ và độ tha. Đó là Nguyện. Và sau khi đã phát nguyện như thế, lại cần phải thiết thực xưng niệm danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật để được tiếp dẫn. Đây gọi là Hạnh.

Ngẫu ích đại sư dạy rằng :

Được vãng sanh hay chăng, toàn bộ Tín Nguyện có hay không – phẩm vị thấp hay cao, đều bởi hành trì sâu hoặc cạn. Nếu không Tín Nguyện, thì dù trì niệm câu hồng danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt vững chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh .

Nếu tín nguyện bền chắc, thì khi lâm chung chỉ xưng danh hiệu mười niệm hay một niệm cũng được vãng sanh. Trái lại, việc hành trì tuy vững như vách sắt tường đồng mà tín nguyện yếu kém, thì kết quả chỉ hưởng được phước báo nhơn thiên mà thôi.

Như vậy, sự phát nguyện thật vô cùng cần thiết và quan trọng. Cho nên đức Bổn-Sư cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong kinh A-Di-Đà :

“Lại nữa – Xá-Lợi-Phất, chúng sanh được về cõi Cực-Lạc đều là hàng A-Bệ Bạt Trí, trong ấy có rất nhiều bậc nhất Sanh Bổ Xứ số lượng rất đông, không thể dùng toán số mà tính biết được, chỉ có thể lấy số “vô lượng vô biên tăng kỳ” để nói mà thôi. “Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nghe rồi phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi nước kia. Bởi tại sao? Vì được cùng các bậc thượng thiện nhân như thế, đồng họp một chỗ..”.

...Xá-Lợi-Phất! Ta thấy sự lợi ích đó, nên nói lời nầy : nếu có chúng sanh nào nghe lời nói đây phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy.

...Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện , đang phát nguyện , sẽ phát nguyện muốn sanh về nước Phật A-Di-Đà , thì những người đó hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, đều được không thối chuyển nơi quả vị vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, ở cõi nước kia. Cho nên Xá-Lợi-Phất các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu có lòng tin thì phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi nước kia...

Như trên đây, chúng con thấy đức Thích Ca mãi nhắc đi nhắc lại hai chữ PHÁT NGUYỆN lời và ý đều khẩn thiết. Cho đến phần kết thúc kinh A-Di-Đà , Ngài cũng vẫn đôi ba phen bảo chúng con phải phát nguyện cầu vãng sanh Cực-Lạc .

Tại sao như vậy ? Vì nếu được về cõi Cực-Lạc sẽ được ở cảnh giới vô cùng mầu nhiệm trang nghiêm, được thân hình kim cương, đủ ba mươi hai tướng tốt, dứt hẳn nỗi khổ sanh gìa bịnh chết, được gần gũi chư Phật và chư đại Bồ tát . được gần gũi chư Phật và chư đại Bồ tát , được hội họp với các bậc thượng thiện nhân, được thần thông tam muội, không còn thoái chuyển nơi quả vị Vô thượng Bồ đề.

Bởi trí tuệ của Phật nhìn thấy rất nhiều sự lợi ích như thế, nên Ngài mới vận lòng từ bi, vì cứu độ mọi loài hữu tình mà khuyên nên phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc. Lòng bi mẫn của đức Thích-Ca Thế-Tôn thật là vô lượng, khiến chúng con hôm nay đọc lại lời giáo huấn tha thiết của Ngài, mà tâm tư không khỏi xúc động. Và y theo lời dạy của đức Bổn-Sư , đệ tử chúng con từ nay nhận thức rõ ràng rằng : Niệm Phật thì phải phát nguyện, cầu vãng sanh thế giới Cực-Lạc .

Chúng con cùng nhau chấp tay, quỳ xuống, một lòng cầu vãng sanh .

Cúi lại phương Tây, nơi cõi An-Lạc.

Tiếp dẫn chúng sanh Đại-Đạo-Sư.

Nay con phát nguyện nguyện vãng sanh .

Nhờ lượng từ bi thương nhiếp thọ.

Đệ tử chúng con khắp vì bốn ơn ba cõi pháp giới chúng sanh cầu đạo Bồ đề nhất thừa của Phật, chuyên tâm trì niệm, hồng danh môn đức Phật A-Di-Đà, nguyện sanh Tịnh-Độ.

Lại bởi chúng con, nghiệp nặng phước khinh, chướng sâu huệ cạn, nhiễm tâm dễ động, tịnh đức khó thành.

Nay đối Từ-Tôn, kính gieo năm vóc bày tỏ một lòng, chí thành sám hối.

Con và chúng sanh, khoáng kiếp đến nay, mê bản tịnh tâm, buông tham sân si, nhiễm dơ ba nghiệp, vô lượng vô biên, tội cấu đã gây vô lượng vô biên, nghiệp oan đã kết nguyện đều tiêu diệt.

Nguyện từ hôm nay, lập thệ nguyện sâu, xa lìa pháp ác, thề không còn tạo, siêng tu đạo thánh, thề chẳng biếng lui, thề thành Chánh Giác, thề độ chúng sanh. Xin đức Từ-Tôn dùng nguyện từ bi chứng biết lòng con, thương xót đến con, gia bị cho con. Nguyện khi thiền quán hoặc lúc mộng mơ, được thấy thân vàng A-Di-Đà Phật , được chơi cõi Tịnh của đấng Đạo-Sư, được nhờ Từ-Tôn cam lộ rưới đầu, quang minh chiếu thể, tay xoa đảnh con, áo đắp thân con, khiến cho chúng con chướng cũ tự trừ, căn lành thêm lớn, mau tiêu phiền não, chóng phá vô minh, viên giác diệu tâm, sáng bừng mở rộng, tịch quang cảnh thật, thường được hiện tiền.

Đến lúc lâm chung biết ngày giờ trước, thân không tất cả bệnh khổ ách nạn tâm dứt tất cả tham luyến mê hoặc các căn vui đẹp chánh niệm phân minh, xả báo an lành như vào thiền định, Phật A-Di-Đà và Quán Thế AÂm cùng Đại Thế Chí cùng chư hiền thánh, ánh lành tiếp dẫn, tay báu dắt dìu, lầu các tràng phan nhạc trời hương lạ, Tây Phương cảnh thật bày hiện rõ ràng, khiến cho chúng sanh kẻ thấy người nghe mừng vui khen cảm phát Bồ đề tâm .

Bấy giờ thân con ngồi đài kim cang bay theo sau Phật, khoảng khảy ngón tay sanh vào sen báu nơi ao thất bảo ở cõi Tây-Phương. Rồi khi hoa nở thấy Phật Bồ tát, nghe tiếng pháp mầu chứng Vô Sanh Nhẫn, giây phút lại đi thừa sự chư Phật. Nhờ ân thọ ký, được thọ ký xong, năm nhãn sáu thông vô lượng trăm ngàn môn đà ra ni, tất cả công đức thảy đều thành tưụ. Từ đó về sau, không rời Cực-Lạc , trở lại Ta-Bà phân thân vô số khắp cả mười phương, dùng sức thần thông, tự tại khó nghĩ, và các phương tiện độ thoát chúng sanh đều khiến lìa nhiễm, chứng được tịnh tâm, đồng sanh Tây-Phương , lên ngôi Bất-Thoái.

Nguyện lớn như vậy, thế giới vô tận, chúng sanh vô tận, nghiệp và phiền não thảy đều vô tận. Đại nguyện chúng con cũng không cùng tận. Nay con lạy Phật phát nguyện tu trì, xin đem công đức hồi thí hữu tình, bốn ơn khắp báo, ba cõi đều nhờ, pháp giới chúng sanh . đồng thành chủng trí.

Phát nguyện xong rồi, đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy yđảnh lễ chư Phật .

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật .

Nam mô Đại Từ Bi Phụ A-Di-Đà Phật, vị đạotiếp dẫn vãng sanh Cực-Lạc .

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát .

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát .

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ tát .

PHẨM THỨ NĂM

NIỆM PHẬT PHẢI HÀNH TRÌ CHO THIẾT THỰC

Đã có lòng tin vào pháp môn Niệm Phật, và đã lập chí nguyện vãng sanh Cực-Lạc , mà không chịu niệm Phật chuyên cần, thì cũng ví như chiếc thuyền dù có bánh lái đầy đủ mà không chịu chèo, thì cũng không thể vãng sanh. Có kẻ nghe nói: “chỉ cần có tín nguyện chân thực và tha thiết thì khi lâm chung mười niệm hay một niệm cũng quyết được vãng sanh Tây-Phương”. Thì liền nghĩ rằng, nếu như thế thì cầøn chi phải vội gấp, cứ để đến lúc sắp chết thì lúc đó bắt đầu niệm Phật cũng được.

Ýù niệm này quá sai lầm bởi vì quá xem thường hành môn Niệm Phật. Phải biết rằng, theo trong kinh văn, cái điểm trọng yếu để vãng sanh là: người ấy khi lâm chung lòng không điên đảo.

Quả thật, lúc lâm chung lòng không điên đảo thì mười niệm hay một niệm cũng được vãng sanh, nhưng ai dám quả quyết rằng mình khi lâm chung lòng chắc chắn không điên đảo? Nếu lúc bình thời mà không tinh chuyên dụng công thì đến khi mạng sống chấm dứt, bốn đại phân ly, sức nghiệp dồn dập, thân tâm bị sự khổ làm cho kinh hoàng mê loạn, sợ e một niệm cũng không thể đề khởi, huống chi là mười niệm ?

Muốn cho khi lâm chung có phần bảo đảm, thì lúc bình thời hành giả phải chuyên cần niệm Phật cho nhiều, và gắng tu tập trình độ “nhất tâm bất loạn”.

Hơn nữa, đức A-Di-Đà Phật đâu có đợi đến lúc sắp lâm chung của hành giả thì mới hiện thân tiếp dẫn?

Mà thật ra, Ngài đã và đang cứu độ chúng con ngay chính trong đời sống nầy, từng giờ từng phút. Qua lực dụng của danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật , mà Bản Nguyện của Ngài đang len lõi vào cùng tận ngõ ngách của tâm hồn chúng sanh, để đưa muôn loài trở về với Bản Thể Vãng Sanh. Và còn nữa, Bản Nguyện của Ngài đang lan tràn trên mọi ngả đường trần gian theo từng bước chân của chúng con, để cứu vớt chúng con trong từng hành vi trong từng cử chỉ và đưa toàn bộ nếp sống chúng con trở về với thể tánh giác ngộ của mình.

Chính vì vậy mà chư Tổ sư đã dạy rằng: Lúc niệm Phật chính là lúc vãng sanh và cũng là lúc độ sanh.

Điều này hiển nhiêný nghĩa như vậy : ngay trong từng câu niệm Phật, thì sức mạnh tâm linh của A-Di-Đà đang khai sinh trong chúng con một con người của Phật-Tánh và Bản-Nguyện của A-Di-Đà đang làm trọn vẹn cuộc đời chúng con bằng những AÂn-Huệ nhiệm mầu, thù thắng, viên mãn không thể nghĩ và bàn.

Cho nên, hành giả chân chính của pháp môn Niệm Phật thì phải luôn luôn cung kínhchí thành xưng niệm danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật liên tục, không gián đoạn, không xao lãng. Giả thử có lúc tạm quên, đành xa rời danh hiệu, thì phải lập tức hồi tưởng đến Bản-Nguyện A-Di-Đà và gấp rút niệm Phật trở lại, quyết không để cho tâm thức chìm đắm trong vọng tưởng.

Trong các môn niệm Phật là :

Thật-Tướng Niệm-Phật

Quán-Tưởng Niệm-Phật

Quán-Tượng Niệm-Phật

Trì Danh Niệm-Phật

Thì chỉ có môn TRÌ DANH NIỆM PHẬTđặc sắc, thù thắng hơn cả, vì công hiệu mau lẹ, dễ dàng, bao gồm mọi căn cơ, mọi lứa tuổi, ai cũng có thể thực hành bất kỳ lúc nào và bất luận ở nơi đâu.

Chấp trì danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật sao cho tinh chuyênchân thành thì sẽ có cơ-cảm; ngay trong hiện đời được thấy chánh báoy báo của cõi Cực-Lạc , tỏ ngộ bản tâm, đời nầy dù chưa chứng Thật-Tướng nhưng sau khi vãng sanh cũng quyết định được chứng đắc. Vì thế, mà Ấn Quang Tổ sư đã khen rằng : Chỉ duy trì danh mà chứng Thật-Tướng không cần quán tưởng cũng thấy Tây-Phương .

Thật vậy, pháp môn Niệm Phậtcon đường tắt để chứng đạo, mà phương thức Trì-Danh lại là con đường tắt trong pháp môn Niệm Phật .

Ngẫu-Ích đại sư, vị tổ thứ chín của tông phái Niệm Phật, đã khai thị rằng :

Muốn đi tới chỗ cảnh giới nhất tâm bất loạn, thì không có cách chi kỳ diệu khác. Trước tiên, hành giả cần phải LẦN CHUỖI VÀ GHI SỐ, niệm niệm rành rẽ rõ ràng, mỗi ngày ấn định cho mình hoặc hai muôn ba muôn cho đến mười muôn câu Phật-Hiệu, và giữ khoá trình quyết định chẳng thiếu, thề một đời không thay đổi. Niệm như thế lâu ngày lần lần thuần thục mà không niệm vẫn tự niệm , chừng đến khi ấy thì ghi số hay không ghi số cũng được.

Và niệm như thế kèm theo Tín-Nguyện tha thiết mà không được vãng sanh, thì chư Phật ba đời đều mang lỗi nói dối. Khi đã sanh về Cực-Lạc thì tất cả pháp môn đều hiện tiền.

“Nếu ban sơ vì cầu cao và ỷ lại sức mình, và lại muốn tỏ ra không trước tướng, muốn học theo lối viên dung tự tại. Đó là tín nguyện chẳng sâu bền, hành trì không cố gắng cho hết sức; dù có giảng suốt mười hai phần giáo, dù có giải ngộ một ngàn bảy trăm công-án thì đó cũng là cái việc ở bên bờ sanh tử nầy mà thôi “

Đệ tử chúng con thọ nhận Ơn Lành Cao Cả của sáu phương chư Phật đồng hộ niệm, đồng gia bị, cho nên chúng con được làm thân người, được gặp thiện trí đức, được nghe giáo pháp thậm thâm vi diệu của Đại-Thừa. Nhờ sự giáo huấn của đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni bằng tâm đại từ bi, đại trí tuệ, Ngài đã mở bày pháp môn Niệm Phật và dạy chúng con đặt trọn niềm tin vào Bản-Nguyện Cứu Độ của đức A-Di-Đà Phật ở cõi Cực-Lạc phương Tây. Nhờ sự tiếp dẫnđiều kiện bằng oai lực tuyệt đối bất khả tư nghi của đức Từ –Phụ, chúng con dốc hết lòng thành mà Niệm Phật phát nguyện cầu sanh Cực-Lạc .

Bởi vì chúng con nhận thức rằng : Niệm Phật phải hành trì cho thiết thực, cho nên kể từ ngày nay cho đến cái ngày ngồi trên đài sen của ao thất bảo, đệ tử chúng con nguyện sẽ luôn luôn niệm Phật chuyên cần và chắc thật, để sớm được vãng sanh, để khỏi phụ ơn dạy dỗ của đức Bổn-Sư , để khỏi phụ ơn cứu độ của đức Từ-Phụ A-Di-Đà, để mau thành Phật , để chóng hoàn thành sự nghiệp độ sanh đúng như bản hoài của chư Phật và sở nguyện của mình.

Ngưỡng nguyện mười phương Tam-Bảo ngưỡng nguyện đức Từ-Phụ A-Di-Đà Phật cùng chư vị Pháp thân Bồ tát. xin đem năng lực Bản-Nguyện , năng lực đại thần thông, năng lực đại trí tuệ, mà thương xót chúng con , giúp cho chúng con cùng hết thảy chúng sanh luôn luôn niệm Phật bằng lòng tin sâu chắc, bằng chí nguyện vững bền để cùng về Cực-Lạc , cùng chứng Pháp Thân, cùng viên thành quả vị Phật Đà vô thượng.

Chúng con lại phụng vì cha mẹ, anh em, bà con, bạn hiền, bạn ác, phụng vì bốn vị Thiên Vương hộ vệ thế gian, phụng vì liệt vị Hộ Pháp , Thiện Thần, phụng vì hết thảy chúng sanh khắp trong sáu nẽo, mà quy y và đảnh lể chư Phật , chư Tôn Pháp, chư Bồ tát Thánh Hiền Tăng khắp cả mười phương cùng tận hư không giới.

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Nam mô A-Di-Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát

 PHẨM THỨ SÁU 

NIỆM PHẬT PHẢI DỨT TRỪ PHIỀN NÃO 

Đã là phàm phu thì chắc hẳn còn ở trong vòng phiền não, bị phiền não làm cho mê hoặcsai khiến, cho nên nhiều lúc con người không thể tự chủ được.

Phiền não có nghĩa là khuấy động và thiêu đốt làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước hành trì nên còn gọi là phiền não chướng. Pháp Thân tuệ mạng của chúng con bị phiền não phá hại, nên còn gọi là phiền não ma.

Có những phật tử tuy ăn chay, bố thí tụng kinh, niệm Phật – nhưng chỉ chú ý về hình thức, không quan tâm đến việc dứt trừ phiền nãovọng duyên, nên dù có tụng kinhniệm Phật, thế mà tâm tư vẫn chưa được thanh tịnh – bởi lẽ phiền vọng tăng lên một phần thì đạo tâm phải thối lui một bước. Tóm lại, người tu tịnh nghiệp ngoài phương diện niệm Phật trì chú tụng kinh sám hối, còn phải đặt nặng vấn đề KHAI TÂM. Mà muốn cho tâm sáng suốt để giúp kết quả niệm Phật mau thành tựu, sớm sanh về Tây-Phương , thì phải dứt trừ phiền não .

TRỪ DIỆT THAM LAMSÂN HẬN.

Các phiền não về THAM không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục là: sắc đẹp, tiền của, quyền danh, ăn mặc, ngủ nghỉ. Từ đó phát sanh ra các chi tiết khác là: bỏn sẻn, ganh ghét, gỉa dối, lường gạt... Cách đối trị tổng quát là phải niệm Phật chuyên cần và luôn luôn cầu nguyện oai lực cửa đức A-Di-Đà giúp ban thêm nhiều sức mạnh để dứt trừ tâm tham nhiễm.

Trong các loại phiền não thì SÂN HẬN là thứ phiền não có tướng trạng tất thô bạo, và phá hoại sự nghiệp hành trì một cách nặng nề nhất. Người xưa đã bảo rằng; nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Có nghĩa là khi khởi một niệm giận hờn tức là đã mở ra muôn ngàn cửa chướng ngại.

Chẳng hạn như lúc đang niệm Phật chợt tưởng đến người ngoài bạc ác, khắc nghiệt, xấu xa, đối đãi với mình nhiều điều không tốt, hoặc nhớ lại việc người thân cận phản phúc gây rối làm khổ mình- liền buồn giận bứt rứt không an. Từ nơi tâm trạng đó, miệng tuy niệm Phật nhưng trong lòng rất phiền muộn, để vọng tưởng dấy lên sôi nổi. Có người bỏ cả chuổi hột không muốn niệm nữa nằm xuống gát tay lên trán suy nghĩ vẫn vơ. Có kẻ lại buồn tức đến quên ăn bỏ ngủ, muốn gặp ngay người đó để hét la ầm ỉ một hồi hoặc tìm cách trả thù cho đã giận. Tâm niệm sân hậnphá hoại người tu đến như thế.

Muốn đối trị giận hờn, phải khởi lòng từ bi. kinh PHÁP HOA dạy rằng : Lấy đại từ bi làm nhà, lấy nhu hoà nhẫn nhục làm áo giáp, lấy ý nghĩa “ tất cả các pháp đều không” làm tòa ngồi.

Phải nghĩ rằng, ta cùng chúng sanh đồng là phàm phu chìm trong biển khổ Sanh Tử, tất cả đều do nghiệp phiền não mà gây nên không biết bao nhiệu tội ác, mà phiền não thì vốn hư huyễn, không thật có. Như một niệm sân hận phát lên, ta phải tự hỏi rằng, trước khi khởi lên thì nó vốn từ đâu mà đến sau khi tàn rụi thì nó lại đi về đâu. Vậy mà trong lúc giận hờn ta tự làm khổ cho ta trước hết, ví chính ta tự nổi lửa phiền não để thiêu đốt tâm can của mình mà rồi cũng không thể cải hoá và làm lợi lạc chi cho người khác cả. Như thế có phải là si mê vô ích chăng?

Lại nên nghĩ rằng: người kia có hành động xấu ác, làm tổn hại cho ta thì thật ra họ cũng chỉ vì mê muội nên mới gây ra cái nhân tố xấu ác, chắc chắn về sau họ sẽ phải gặt hái cái quả báo khổ sở. Vậy thì họ đáng xót thương hơn là đáng giận, bởi vì họ nếu sáng suốt, thông hiểu nguyên lý tội phước, chắc không khi nào họ lại dám làm điều ấy. Ta là người niệm Phật thì phải áp dụng giáo lý của đức Thế Tôn, để tự cởi mở sự ràng buột oan trái ấy, vì mục đích của đời mình là sự an lạc chứ không phải là sống để khổ sở vì kẻ khác một cách vô lối như vậy.

Đối với hành động tàn hại của họ, ta phải xót thươngtha thứ, nhu hòa nhẫn chịu, rồi xét mọi việc đều hư huyễn, không thật. Nên răn nhắc chính mình bằng giáo huấn: Lửa sân si tam độc, đốt hết rừng công đức, muốn hành Bồ tát đạo, giữ thân tâm nhẫn nhục.

Từ bi là nước tịnh mát mẽ, rưới lửa phiền não, nhẫn nhục là áo giáp bền chắc ngăn che tất cả mũi tên độc. “Pháp –Không” là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm. Nếu biết dùng ba điều này để dứt trừ sân hận tức là đã vào nhà Như-Lai, mặc áo Như-Lai, và ngồi toà Như-Lai vậy.

PHẢI ĐOẠN TUYỆT PHIỀN NÃO THỊ PHI

Hạng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâm bình đẳng, và còn ranh giới giữa ta và người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy khen chê có đến muôn ngàn và không một ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật chư Bồ tát vì lòng đại bithị hiện giữa cõi trần để độ sanh, cũng phải chịu cảnh thị phi thương ghét.

Những sự thị phi làm cho người niệm Phật, nếu không sáng suốt bình tỉnh, nhiều khi phải xao động mà phát sinh phiền não, gây chướng ngại cho việc hành trì.

Muốn dứt trừ tâm thị phi, cần phải:

Thứ nhất: Phải xét sửa lỗi mình, đừng nhìn nói lỗi người. Là phàm phu, ai cũng thích lời khen, ghét tiếng chê, và ưa bươi móc điều dở của người, không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chi là tốt đẹp. Cho nên nguyên tắc của người niệm Phậtphải luôn luôn tự phản tỉnh, xét sửa lấy mình, đừng nên nhìn và nói đến lỗi lầm của kẻ khác. Xét sửa lỗi mình thì càng ngày càng sáng- còn nhìn nói lỗi người tất càng gây việc trái oan.

Thứ hai: khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫnniệm Phật nhiều hơn, chứ đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, thì ta cứ để yên, nó chỉ dơ một chút đó rồi lần lần phai nhạt- nếu lấy đó lau chùi tất sẽ hoan ố toàn diện. Bởi khi việc khinh báng xảy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy, tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả báo. Giả sử kiếp trước mình không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi, thì cũng do công nghiệp tội ác, mới cùng sanh ra trong chốn ngũ trược nầy.

Thứ ba : người niệm Phật phải giữ vững lập trường, tin chắc nhân quả và đừng xao động vì tiếng hay dở bên ngoài. Kinh PHÁP CÚ dạy: ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố, người chân chính an nhiên giữa tiếng thị phi. Tất cả tiếng khen chê bên ngoài không làm cho ta tốt hay xấu, siêu hay đọa- mà tốt xấu siêu đoạ đều do nơi ta. Nếu ta gây nhân tố lành thì dù người có khinh là xấu xa, tội ác- nhưng ta vẫn được siêu thăng. Trái lại, nếu ta gây nhân tố xấu ác thì tuy người khác quý trọng ngợi khen, nhưng ta vẫn phải chịu đọa lạc.

Đức Lục-Tổ HUỆ NĂNG dạy rằng: 

 Nếu là bậc chân tu

Không thấy lỗi của đời

Nếu như thấy lỗi người

Mình chê- là kém dở

Người quấy, ta dừng quấy

Ta chê, tự có lỗi

Muốn phá tan phiền não

Hãy trừ tâm thị phi

Thương ghét chẳng để lòng

Nằm thẳng đôi chân nghỉ.

PHẢI TRỪ DIỆT MỌI CĂN NGUỒN SI MÊ

 Người niệm Phật đôi khi đối với sự lý của mọi vấn đề mà chưa hiểu rõ ràng, rồi từ đó dẫn sanh tất cả điều mê hoặc khiến cho tâm niệm không yên ổn. Đó là lúc nghiệp si nổi lên phái hoại chánh kiến của mình.

Chẳng hạn như trong khi đang hành trì , thoạt nhớ có kẻ nói rằng: phải niệm chừng nào nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh, nay xét mình khó thực hành đến trình độ ấy, e uổng công phu bấy lâu nay nỗ lực, rồi sanh ý tưởng phân vân- đó là hiện tướng của nghiệp si.

Thật vậy, si mê là nguồn gốc của tất cả phiền não, THAM và SÂN đềy do SI mà phát khởi, còn MẠN, NGHI và ÁC KIẾN cũng đều do SI mà ra.

Như khi khởi niệm: sự hành đạo siêng nhọc của ta, thì chưa chắc người xuất gia đã bằng được; đó là NGÃ-MẠN phiền não.

Lúc niệm Phật bỗng sanh ra ý nghĩ: Cõi Cực-Lạc trang nghiêm như vậy, còn mình thì nghiệp dày phước mỏng, làm sao mà vãng sanh được? Đó là NGHI phiền não.

Ác Kiến là sự thấy hiểu cố chấp xấu ác, gồm có năm điều : Thân-Kiến, Biên-Kiến, Tà-Kiến, Kiến-Thủ-Kiến và Giới-Thủ-Kiến.

Như đang tu trì, chợt nghĩ rằng : thể chất mình thì ốm yếu, hôm nay lại làm việc nhiều, chắc là mỏi nhọc, vậy nếu niệm Phật lâu hơn nữa, sợ e phải lâm bệnh, đó là THÂN KIẾN.

Hoặc nghĩ rằng: chết rồi thì như đèn tắt, nếu có đời trước sao mình lại không nhớ? Tốt hơn là nên tu tiên để được sống lâu không chết.

Đây là ĐOẠN KIẾNTHƯỜNG KIẾN trong BIÊN KIẾN.

Hoặc suy tưởng rằng: tại sao có người làm lành lại chết yểu, mà lại chết một cách dữ dằn, còn kẻ làm ác thì lại sống lâu mà chết rất yên ổn tốt đẹp? Đây là lối chấp TÀ KIẾN không thấu suốt nguyên lý NHÂN QUẢ của ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai.

Có kẻ lại nghĩ rằng : trước kia mình tu theo cách luyện điển của ngoại đạo, mới có vài tháng đã thấy sự ích- còn nay niệm Phật đã lâu sao mà không thấy có chuyển biến chi cả? Đây là KIẾN-THỦ-KIẾN, tức là chấp lấy cái nhận thức sai lạc của mình và không chịu lấy Chánh giáo để soi chiếu sự hành trì, cũng như hướng dẫn đời sống của mình.

Hoặc lại suy nghĩa : bên đạo khác họ đâu kiêng cữ sát sanh, mà vẫn cầu về Thiên Đường cũng như mình cầu về Cực-Lạc, vậy cần chi phải giữ giới sát? Đây là GIỚI-THỦ-KIẾN, tức là sự hiểu biết lầm lạc về Giới Pháp.

Tóm lại mà nói, thì hình thức của nghiệp si quả thật quá nhiều, nhưng người quyết tâm niệm Phật cần nhất là phải y theo kinh điển Đại-Thừa và đặt trọn vẹn lòng tin vào Đức Phật. Đối với đạo lý sâu xa, nếu có điều nào mà mình không biết, thì nên tìm hỏi nơi bậc Thiện-Trí-Thức, chứ đừng để cho sự si mê lôi kéo tâm hồn mình, làm mình đánh mất chủ hướng- khi mà pháp môn Niệm Phật là một pháp thâm diệu, khó tin và khó hiểu.

Người niệm Phật nên nương theo BA LƯỢNG sau đây để cũng cố lòng tin.

Thứ nhất : LÝ-TRÍ-LƯỢNG là sự suy lường của trí tuệ. Phải suy nghĩ như thế nầy: tất cả các thế giới đều do tâm tạo- đã có cõi người thuộc phân nửa nghiệp thiện ác, thì chắc chắntam đồ thuộc nhiều nghiệp dữ và còn có các cõi Trời thuộc nhiều nghiệp lành. Và như thế thì phải chắc chắn có cõi Cực-Lạc do nguyện lực thuần thiện của Phật và do công đức lành của chư Bồ tát cùng những bậc thượng-thiện-nhân.

Thứ hai : THÁNH NGÔN LƯỢNG

giá trị lời nói của Phật và Bồ tát trong các kinh luận. Phải biết, đức Thế-Tôn đã dùng tịnh nhân thấy rõ y báochánh báo của cõi Cực-Lạc rồi diển tả cảnh giới ấy trong các kinh điển Tịnh-Độ. Các bậc đại Bồ tát như Văn-Thù, Phổ-Hiền đều ngợi khen cõi Cực-Lạc và khuyên chúng sanh nên cầu vãng sanh.

Người niệm Phật chỉ quyết sống theo lời Phật dạy, thì cũng phải hành trì theo lời Phật dạy. Nếu không lấy lời dạy của Phật mà làm mực thước, thì lấy gì để tin?

Thứ ba : HIỆN CHỨNG LƯỢNG

Là lối tìm hiểu do sự thấy biết trực tiếp hay sự chứng nghiệm thực tế để mà phát khởi lòng tin. Trong Tịnh-độ Thánh-Hiền Lục đã chứng minh rất nhiều người đã niệm Phậtvãng sanh. Và ở Việt Nam cũng có nhiều Phật tử niệm Phật rồi được về Cực-Lạc với những bằng chứng cụ thể.

CÁCH GIẢI TRỪ PHIỀN NÃO

Tóm lại, các loại phiền não của tham, sân, si đều biểu hiện dưới nhiều hình thức không thể tả xiết, nhưng vẫn có bốn điều căn bản để đối trị tổng quát:

-DÙNG TÂM ĐỂ ĐỐI TRỊ

Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểm sai biệt : tịnh là chư Phật và nhiễm là chúng sanh. Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ và có đủ trí tuệ cùng thần thông. Còn chúng sanh bởi tùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc mà bị sống chết luân hồi.

Người niệm Phật với mục đích duy nhấtđi thẳng vào cảng giới Định-Tuệ để giác ngộ bản tâm, chứng lên Phật quả. Vậy trong khi niệm Phật nếu thấy bất cứ một ý niệm vọng động nào khác nổi lên thì phải diệt trừ ngay lập tứctrở về với tịnh tâm. Đây là cách dùng Tâm để đối trị.

DÙNG LÝ ĐỂ ĐỐI TRỊ

Nếu khi vọng niệm nổi lên mà dùng tâm ngăn trừ không được thì phải dùng cách quán xét lý bất tịnh phân tích giáo nghĩa KHỔ ĐẾ, nhìn thẳng vào thực tế VÔ THƯỜNG và suy niệm về chủ đề VÔ NGÃ của vạn hữu. Hoặc triển khai sự tác dụng của tứ vô lượng tâm: TỪ, BI, HỶ, XÃ...

DÙNG SỰ ĐỂ ĐỐI TRỊ

Có khi phải dùng hình thức để đối trị mới có hiệu quả, như phải lẩn tránh các duyên có thể gây ra phiền não, hoặc phải chịu khó ngoảnh mặt làm lơ trước những hoàn cảnh có thể đưa mình đến chỗ đáng tiếc, hoaàu7841?c tự buộc mình vào một thứ kỷ luật nào đó. Hoặc tự tạo điều kiện riêng để dằn phiền não cho đến khi phiền não phai nhạt hẳn.

DÙNG BÁI SÁM ĐỂ ĐỐI TRỊ

Các việc lễ lạy, sám hối, trì chú tụng kinh, phải giữ song song với việc niệm Phật cho đều đặn, thì có năng lực diệt trừ tội nghiệp, phát sanh phước tuệ. Cho nên, muốn xa lìa phiền não thì không có chi hơn là phải lễ lạy, sám hối thường xuyên. Nếu bền bĩ và chí tâm thì trên đời, không có việc gì mà không thành tựu.

Đệ tử chúng con kể từ vô thủy cho đến ngày nay, vì vô minh khuất lấp, vì phiền não dấy động, nên đã đánh mất chánh kiến mà xa rời bạn hiền, gần gũi bạn ác, mà chối bỏ ánh sáng trí tuệ, từ bi của Tam-Bảo, mà quay lưng trước Bản Nguyện A-Di-Đà. Ngày nay, nhờ sự nhiếp thọ của đức Từ-Phụ nhờ sự giáo huấn của đức Bổn-Sư, nhờ sự khai thị tận tình của Thiện-Trí-Thức, cho nên chúng con đã biết rằng: Niệm Phật thì phải đoạn trừ phiền não. Vì vậy, giờ đây với tấm lòng Tri Ân tha thiết và chí thành; đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy yđảnh lễ :

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Nam mô A-Di-Đà Phật, vị đạotiếp dẫn vãng sanh Cực-Lạc 

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát

PHẨM THỨ BẢY 

NIỆM PHẬT PHẢI THỰC CHỨNG BẰNG KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

Muốn được vãng sanh thì cần phải niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn, nhưng các hành gỉa đời nay có mấy ai đi đến trình độ ấy. thế thì công phu trì niệm một đời không lẽ trở thành luống uổng hay sao?

Thật ra, niệm Phật đến trình độ nhất tâm bất loạn chỉ là sự khuyến tấn hay là mức kỳ vọng, mà các hành giảthể đạt đến. Nhưng phải luôn ghi nhớ rằng, pháp môn Niệm Phật luôn luôn ghi nhớ rằng, pháp môn Niệm Phật có điểm đặc biệt là: bậc thượng căn thì đạt đến mức nột lòng không loạn ngay trong đời sống; còn bậc hạ căn thì chỉ cần mười niệm cũng được vãng sanh.

Cho nên, vấn đề nhất tâm bất loạn được vãng sanh là nói ngay khi lâm chung, không phải là chỉ cho lúc hiện tiền.

Được mười niệm không loạn lúc sắp mãn phần, thật ra, không là chuyện dễ dàng. Vì khi sắp lâm chung có một sức nghiệp do từ đời này hoặc từ kiếp trước phát hiện, gọi la øCận tử Nghiệp. Nếu lúc bình thường không cố gắng niệm Phật cho thuần thục thì khi sắp chết bị sức cận tử nghiệp lấn át, khiến chánh niệm không thể hiển lộ, do đó tâm thức tùy theo nghiệp lựcrối loạn. Như thế thì làm sao mà vãng sanh Cực Lạc thì đệ tử chúng con phải hành trì đúng theo Sự và Lý của pháp môn Niệm Phật mới thực chứng nhiều kinh nghiệm tâm linh.

Thế nào gọi là Sự và Lý ?

Lý là lẽ phải, là điều suy luận, là cảnh giải ngộ, thuộc về phần Tánh. Sự là phương tiện, là công hạnh, là hình thức thuộc về phần Tướng.

Tuy nhiên, đi đến chỗ cùng cực thì Sự tức là Lý, tánh tức là tướng, đồng một thể Như Thật tròn sáng, dung thông. Trên đường hành trì thì Lý và Sự làm trong ngoài cho nhau, phối hợp cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau để thành tựu Phật đạo.

Có Lý thì việc mới có căn cứ cương lãnh, có mục tiêu để sanh khởitác dụng. Có Sự thì Lý mới thực hiện được điều suy luận, chứng minh được chỗ lý giải, đi đến mục tiêucuối cùng đạt lấy kết quả.

Lý như đôi mắt để nhìn đường đi có Sự thì như đôi chân để tiến bước. Không có chân thì dù cặp mắt có sáng tỏ bao nhiêu đi nữa, cũng chẳng thể nào đi đến nơi đến chốn. Lại nữa, có Lý mà không có Sự thì như người có họa đồ biết đường lối mà chẳng chịu bước đi. Còn có Sự mà không có Lý thì như kẻ tuy bước đi nhưng thiếu hướng đạo cho nên lộ tuyến mê mờ.

Vừa có Lý vừa có Sự thì như đã thông suốt đường lối, lại vừa chịu khó cất bước hành trình, như vậy, chân thực là một kẻ hành trì hoàn toàn, chắc chắn sẽ về được nơi bảo sở.

Sự và Lý đã nương nhau như thế, cho nên nếu thiếu một thì ắt chẳng có hy vọng thành công, trên đường Sống Dạo. Nhưng người niệm Phật dù thiếu phần giải ngộ nhưng nếu chịu noi theo lộ trình của bậc tiên đức đã chỉ dạy mà thực hành, thì cũng sẽ thành công, cùng với cố nhân không khác.

Kinh điển của Phật để lại cũng như các lời khai thị của thiện tri thức chíng là lộ trình đích xác cho chúng con, chúng con chỉ nương theo đó mà tiến bước hành trì.

Có Sự ngĩa là có hành trì mà thiếu phần lý giải, thật ra chẳng đáng lo ngại, vì càng hành trì thì trí tuệ càng khai thông và để rồi đi đến chốn tỏ ngộ. Đáng thương thay cho những kẻ tuy hiểu lý, nhưng không chịu thực hành mà chỉ ngồi nói suông và chỉ trích suông. Dù có đàm huyền luận diệu thao thao bất tuyệtsuốt đời vẫn chẳng tiến bộ nửa bước.

Cứ sự thực mà nói, thì người thiếu Sự cũng quyết định không có Lý. Vì sao như vậy? Vì như kẻ đã biết nhà cháy mà không chịu chạy thoát cứ vẫn mãi ngồi yên thì nào có khác chi kẻ không biết gì cả ! Do vậy mà có thể nghĩ rằng: Phật Pháp có thể cứu độ hạng người mà thế gian cho là ngu dốt, chẳng thông một chữ, nhưng không thể hiện cách thức để cứu độ những kẻ tự hào là thế trí biện thông mà lại không chịu hành trì.

Dù kẻ làu thông tam tạng song chẳng thực hành, thì chắc chắn nghiệp hoặc từ vô thủy vẫn còn y nguyên, cho nên sự tri giải ấy vẫn là vô dụng. Sao cho bằng một bà lão dốt nát nơi nhà bếp. Mặt mày lem lọ nhưng thường luôn chuyên cần niệm Phật – thì ngày kia, tâm yên không loạn, ngồi ngự đài sen? Do vậy, kẻ suốt đời chỉ cầu sự thông hiểu trên danh tướng lý luận để mong trở thành một vị bác học về Phật Pháp, mà không thiết thực tu hành, tất phải lâm vào cảnh kể thức ăn ngon mà mình chịu đói, đếm tiền của kẻ khác mà mình mà mình vẫn nghèo nàn, kết cuộc vẫn hoàn toàn vô bổ. Nhà Phật đã vì những kẻ ấy như là người điếc khảy đàn cho đại chúng nghe, như là kẻ quảy gánh đi khắp nơi rao bán đủ thứ thuốc hay, nhưng quên hẳn mình đang mang nhiều chứng bịnh.

Thế nào gại là SỰ TRÌ và LÝ TRÌ ?

Ngài Ngẫu ích đại dạy rằng:

Sự Trì là tin có cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà mà chưa thông đạt cái TÂM NÀY LÀM PHẬT TÂM NÀY LÀ PHẬT mà chỉ quyết định cầu sanh Cực Lạc tha thiết ức niệm như con nhớ mẹ không lúc nào tạm quên.

Lý Trì là tin hiểu Phật A Di ĐàTây Phương do tâm ta sẵn đủ, do tâm ta tạo nên- đem câu hồng danh sẵn đủ và tạo nên của tâm mình làm cảnh buộc niệm, chẳng giây phút nào xao lãng.

Đối với môn Niệm Phật thì duy bậc thượng căn trí tuệ mới dung thông tánh tướng, hiểu đến chỗ tận cùng. Bằng không được thế thì thà chấp tướngtu hành, càng chấp lại càng mầu nhiệm. Bởi vì càng chấp sự tướng thì chí nguyện cầu vãng sanh lại càng thiết tha và khi đã về Tây Phương lo gì mà không chứng ngộ Thật Tướng?

Vấn đề SỰ và LÝ TÁNH và TƯỚNG nói ra vẫn không cùng tận, nhưng nếu  hiểu được MỘT thì sẽ hiểu TẤT CẢ.

Thế nào là SỰ NHẤT TÂM?

Người niệm Phật phải thiết thực dụng công, trong thì tuyệt hẳn các tướng thị phi nhân ngã, không thấy có thân tâm- ngoài thì dứt bặt các tướng sắc không, lục trần, chẳng còn thấy có cảnh giới duy chỉ có một câu Phật Hiệu rành rọt hiện tiền mà thôi. Khi hành giả chỉ chuyên tâm chú ý vào sáu chữ hồng danh thì lâu ngày tất cả các tạp niệm đều dứt bặt, trong tất cả các cử động đi đứng nằm ngồi duy chỉ có một câu Phật Hiệu hiện tiền, đây gọi là cảnh giới Sự Nhất Tâm, được Nhất Biến thượng nhân khai thị như sau:

Khi xưng niệm danh hiệu

Không Phật cũng không Ta

Chỉ có:

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Đây là cảnh giới định tuệ của người niệm Phật, tương tự với trạng thái nhập thiền của người hành thiền.

Thế nào là LÝ NHẤT TÂM ?

Vượt qua mức độ Sự Nhất Tâm, nếu tiến thêm một bước, dụng công đến chỗ chí cực thì ngày kia tâm địa rỗng suốt thoát hẳn căn và trần mà ngộ vào Thật Tướng. Khi ấy hiện tại tức là Tây Phương mà chẳng ngại gì riêng có cõi Cực Lạc, khi ấy tự tánh mình chính là A Di Đàø mà cũng chẳng ngại gì riêng có đức Phật A Di Đàø. Đây là cảnh giớiNHẤT TÂM của người niệm Phật, địa vị này là định tuệ nhất như, tương tự trình độ khai ngộ của người hành Thiền Quán.

Ngài Ngẫu Ích dạy rằng:

Không luận sự trì hay lý trì, nếu cứ niệm Phật sao cho đến chỗ hàng phục phiền não để kiến hoặctư hoặc không khởi hiện, đó là cảnh giới SỰ NHẤT TÂM. Không luận sự trì hay lý trì, nếu cứ niệm Phật đến chỗ tâm khai và thấy rõ bản tánh Phật của mình, đó là cảnh giớiNHẤT TÂM.

Sự Nhất-Tâm thì không bị kiến hoặc, tư hoặc làm loạn, còn Lý Nhất Tâm thì không bị nhị biên làm loạn.

Chẳng nói chi đến Lý Nhất Tâm, với trình độ Sự Nhất Tâm thì người đời nay phải thâm tín lời Phật dạynỗ lực hành trì, mới mong thấu đạt được. Tuy nhiên, với công đức của câu niệm Phật cộng thêm tấm lòng cung kính chí thành, thì trong mỗi niệm sẽ diệt được một phần vô minh, tăng thêm một phần phước tuệ, lần lần đi tới cảnh giới thanh tịnh. Và cứ hành trì lâu ngày như thế, lo gì không tiến đến chỗ mỗi niệm khai ngộ, mỗi niệm thâm nhập cảnh giới Định Tuệ nhiệm mầu.

Trong bộ luận Đại Thừa Khởi Tín, sau khi kết hợp tin yếu của pháp Đại Thừa và trình bày xong các đường lối tu tập, Ngài Mã Minh Bồ tát dạy rằng :

Cõi Ta Bà phiền não can cường, nên chánh tín khó vững, lại không được thường xuyên gặp Phật nghe Pháp, mà đường tu lại nhiều hiểm nạn chướng duyên. Nên biết rằng, đức Như Laiphương tiện thù thắng dạy cầu sanh về cõi Cực LạcTây Phương, nếu chuyên tâm niệm Phật A Di Đàø rồi đem công đức hồi hướng, thì sẽ được Phật đón rước về thế giới Cực Lạc, được luôn luôn gặp Phật nghe Pháp và chẳng còn bị thoái chuyển. Nếu hành giả y theo đường lối nầy mà tu tập thì quyết định sẽ vào Chánh Định Tụ. Như vậy, chuyên tâm niệm Phậtphương tiện nhiệm mầu để thoát khỏi ma chướng và mau thành tựu Định Tuệ.

Chỉ có sự chuyên tâm là cách thức duy nhất để thực chứng pháp môn Niệm Phật bằng kinh nghiệm tâm linh của bản thân. Vì sao vậy? Bởi vì đới với người khát khao giải thoát thì chỉ có kinh nghiệm tâm linh mới là đáng quý nhất mà không có một thứ gì có thể đánh đổi được.

Đệ tử chúng con nhờ sự dẫn dắt của đức Bổn-Sư, nhờ sự nhiếp thọ âm thầm của đức Từ-Phụ, nhờ sự hộ niệm của sáu phương chư Phật, mà hôm nay mới biết rõ rằng Niệm Phật thì phải thực chứng bằng kinh nghiệm bản thân, cho nên chúng con xin đem cả tấm lòng tri ân tha thiết chân thật, mà quy lễ và đảnh lễ.

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Nam mô A-Di-Đà Phật,

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát

 PHẨM THỨ TÁM

NIỆM PHẬT PHẢI BỀN LÂU KHÔNG GIÁN ĐOẠN

Niệm Phật muốn giữ được tinh tấn bền lâu thì phải có lập trường vững chắc. Lập trường đó là nhớ đến mục đích hành trì của mình, bao nhiệu việc làm ngày hôm nay đều là nỗ lực hướng đến giải thoát sanh tử hoàn thành địa vị Phật đà để tự độ độ tha cho ngày sau.

Triệt-Ngộ đại sư dạy rằng :

Cương yếu của Pháp môn Niệm Phật chỉ bao gồm trong mười sáu chữ sau đây:

Thật vì sanh tử

Phát bồ đề tâm

Lấy tín nguyện sâu

Trì danh hiệu Phật.

Loài ngườicõi ta bà uế độ nầy nếu chỉ tu ngũ giới, thập thiện và các điều lành khác, mà không niệm Phật thì cùng Phật vô duyên. Vì không duyên với Phật, nên các chủng tử vô lậu trong a-đà-na thiếu cơ năng để dẫn phát. Cho nên dù tu các nghiệp lành, thì nhiều lắm cũng chỉ sanh lên cõi Trời chứ không được về Tịnh-Độ. Tuổi thọ ở các cõi Trời tuy lâu dài nhưng vẫn có hạng lượng, khi phước báo chấm dứt thì sẽ tùy nghiệp mà sa đọa trong ba đường dữ.

Chúng sanh do ngã chấp làm gốc và từ ngã chấp mà khởi tạo các nghiệp nhân lành hoặc dữ- nên sau đó, thì tùy theo sự thành thục của mỗi loại chủng tử mà phải chịu luân hồi. Trong kiếp luân hồi thì nghiệp ác rất dễ tạo, mà duyên lành thì khó tu, nên thời gian đọa xuống các ác đạo lại rất ngắn. Tất cả các chúng sanh nếu không về Tịnh-Độ của chư Phật thì tất phải ở uế độ. Đã ở uế độ thì với hoàn cảnh xấu ác, nhiều chướng duyên, và với căn cơ con người thời mạt pháp. Chắc chắn sớm hay muộn cũng phải đọa ác đạo. Và muốn sanh về Tịnh-Độ của Phật thì tất phải niệm Phật.

Niệm Phật quả thậtpháp môn thuộc về đại thừa viên đốn.

Nói đại thừa vì pháp nầy lấy niệm Phật làm nhân tố tiến tu và lấy địa vị toàn giác làm quả chứng

Nói là Viên, vì môn này nhiếp trọn cả năm tông tám giáo, như các bậc cổ đức đã phê luận.

Nói là Đốn, vì phương tiện nầy đưa từ hàng cụ phược phàm phu lên đến ngôi Bất-Thoái-Chuyển, từ bậc sơ học lên đến quả Vô thượng Bồ-đề rất thẳng tắt mau lẹ.

Muốn cầu giải thoát thì đối với niệm Phật phải xem là điều tất khẩn yếu- và bắt gặp pháp môn nầy lúc nào thì phải thực hành ngay khi ấy, không nên chờ hẹn. Mạng sống con người rất ngắn ngũi, muốn phòng ngừa cơn vô thường chợt đến thì mỗi thời khắc phải gắng chăn niệm Phật, như thế, gặp giây phút cuối cùng mới khỏi bị bối rối tay chân.

Để niệm Phật cho được bền lâu, thì phải tùy theo tinh thần, sức khỏehoàn cảnh của mình mà tự đặt ra thời hạn, rồi lần lần tăng tiến. Trong đời sống, người niệm Phật phải gồm có đủ hai hình thức hành trì, đó là Định Thời và Không Định Thời.

Định thờì là mỗi ngày đều phải có thời khoá nhất định, lại nên ghi số là bao nhiêu câu Phật-Hiệu.

Không định thời là ngoài các thời khóa kể trên, trong lúc đi đứng nằm ngồi đều phải niệm thầm, nhưng niệm thả và không ghi số. Điểm cốt yếu là dù niệm chậm hay mau cũng phải rành rẽ rõ ràng, tâm bắt kịp tiếng, tâm và tiếng đều phải dung hòa nhau. Cứ như thế, niệm lâu ngày thuần thục nên sức niệm mau dần và niệm được nhiều hơn.

Muốn niệm Phật cho được nhiều thì phải chuyên cần tập luyện bằng cách :

- Phải ngồi mà niệm : Mặc dù đi hay đứng đều có thể niệm Phật, nhưng muốn niệm cho mau mà vẫn nghe rõ ràng sáu chữ, thì nên ngồi mới thích hợp.

Nên dùng chuỗi nhẹ : và lấy mười câu danh hiệu làm một đơn vị.

- Niệm đầy đủ sáu chữ : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT với tấm lòng chí thànhcung kính.

- Vừa niệm thầm vừa niệm ra tiếng luân phiên thay đổi nhau : niệm thầm thì ít mệt, nhưng dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng thì có tác động lớn lao cho sự phát tâm nhưng lại mau mệt.

Tuy nhiên, phải luôn luôn ghi nhớ cái điểm căn bản của sự niệm Phật là : câu niệm rành rẽ, rõ ràng và tâm cùng tiếng phải dung hòa nhau. Chớ có vội cầu nhiều mà thành ra niệm dối. Không nhất thiết phải đạt cho được định tâm, mà vấn đề chính yếubền lâu, không gián đoạn thì dù có tán tâm dần dần cũng sẽ chuyển thành Định Tâm. Người tuy tạp niệm có nhiều, nhưng chịu khó niệm bền lâu, tất cả sẽ trở thành chánh niệm .

Mặc dù con đường thực hiện tâm linh còn có nhiều hiểm trở khó khăn nhưng đệ tử chúng con vẫn nhận thức rằng chông gai nào cũng phải bị khuất phục trước sự kiên gan của con người. Cho nên trong niềm tin tuyệt đối vào lời Phật dạy trong ước nguyện phó thác cuộc đời mình cho Bản Nguyện A-Di-Đà, trong khát vọng trở về quê hương Cực-Lạc- đệ tử hôm nay đối trước mười phương Tam-Bảo xin chân thành đảnh lễ khẩn cầu chư Phật cùng chư vị đại địa Bồ-tát thương xót đến chúng con mà ban thêm nhiều năng lực để chúng con luôn luôn ghi nhớ rằng : Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn để hoa sen báu bên Liên-Trì mãi mãi thắm tươi.

Đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy yđảnh lễ :

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Nam mô A-Di-Đà Phật 

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát

 PHẨM THỨ CHÍN

NIỆM PHẬT PHẢI AN NHẪN CÁC CHƯỚNG DUYÊN

Con đường hoàn thành Phật đạo thật ra vẫn còn vô số chông gai thử thách- có muôn ngàn duyên nghiệp sẳn sàng khảo đảo đời sống của người hành trì cũng như gây nên rất nhiều chướng ngại trên bước đường tu tập. Những sự khảo đảo ấy có rất nhiều chi tiết sai biệt, được tóm tắt đại cương trong sáu phần sau đây :

Thứ nhất là NỘI-KHẢO

Có người trong lúc tu tập bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam giận hờn, dục nhiễm, ganh ghét khinh mạn, nghi ngờ, hoặc si mê hôn trầm buồn ngủ. Những tâm niệm ấy đôi khi phát lộ rất mãnh liệt, và gặp duyên sự nhỏ cũng dễ sanh ra cau có bực mình. Nhiều lúc trong giấc mơ lại thấy các hình tướng thiện ác biến chuyển. Gặp cảnh nầy, hành giả phải ý thức đó là do công năng hành trì nên nghiệp tướng phát hiện. Ngay lúc ấy nên giác ngộ rằng các thứ nghiệp tướng đều như huyễn hóa, phải nêu cao chánh niệm  thì tự nhiên các tướng ấy lần lượt tiêu tan. Nếu không nhận thức rõ ràng tất bị nó xoay chuyển làm cho thối đọa.

Tiên đức dạy rằng : chẳng sợ nghiệp khởi sớm : chỉ e giác ngộ chậm. Có người đang lúc niệm Phật bỗng phát sanh tán loạn, mỏi nhọc khó cưỡng lại nổi, ngay khi ấy nên đứng lên lễ Phật hoặc đi kinh hành, hoặc tạm xả công phu lui ra đọc vài trang sách, chờ cho tâm tư thanh tịnh sẽ trở vào niệm Phật. Chớ nên cưỡng cầu, chớ nên tự ép buộc cho mau nhất tâm thì càng cố gắng, lại càng rối loạn. Nếu thấy qúa cô tịch thì phải phụ thêm bái sám, tụng kinh, trì chú. Đây chỉ là sự uyển chuyển trong lúc dụng công, để con đường hành trì trở nên dễ dàng và dễ chịu hơn.

Thứ hai, là NGOẠI KHẢO.

Đây là những nghịch cảnh thuộc về bên ngoài, làm duyên khó khăn thối đọa cho hành gỉa, như là sự nóng bức, ồn ào, uế tạp, hoặc ở chỗ qúa rét buốc hay nhiều muỗi mòng, gặp những cảnh như thế nầy thì phải nên uyển chuyển chứ đừng chấp nê theo hình thức của mình, mà phải nhẫn nại để cố giữ cho vững khóa trình trì niệm. Đừng bao giờ tỏ ra cái ý mong cầu hoàn cảnh bên ngoài phải thuận theo lòng mình.

Thứ ba là : NGHỊCH KHẢO

Trên đường hành đạo nhiều khi hành giả bị chướng duyên làm cho trở ngại. Có người bị cha mẹ, anh em, hay vợ chồng hoặc con cái ngăn trở, phá hại sự hành trì, có người thì xác thân mang cố tật hoặc đau yếu mãi không lành. Có kẻ bị oan gia đeo đuổi ám hại. Hoặc có người bị vu oan, giá họa khiến bị tra tấn hay tù đày, hoặc bị ganh ghét bêu rao nhiều tiếng xấu xa làm cho lòng khó an khó nhẫn.

Tất cả các việc ấy đều do sự tác động của nghiệp quá khứ hoặc nghiệp hiện tiền, mà muốn vượt qua thì hành gỉa cần phải ẩn nhẫn sám hối một cách kiên trì, chớ buồn phiền oán trách mà phải xem đó như là những thử thách của A-Di-Đà để trui luyện tín tâm của mình. Và điều cần yếu nhất là phải thường xuyên cầu nguyện sự gia hộ của chư Phật và chư Bồ-tát .

Thứ tư là : THUẬN KHẢO

Có người không gặp nghịch cảnh mà gặp thuận cảnh, và cầu mong gì đều được toại ý, Nhưng những sự đắc ý ấy lại là duyên ràng buộc chứ không phải là duyên tiến tu. Đây là những cảnh thuận theo duyên đời, quyến rũ người tu rồi dẫn lần đến các sự phiền toái khác làm mất cả đạo niệm .

Người ta chết vì lửa thì ít mà chết vì nước thì nhiều cho nên trên đường hành trì thì thuận cảnh thật ra đáng sợ hơn nghịch cảnh.

Vì sao thế? Vì nghịch cảnh phần nhiều làm cho hành giả khổ đau nên sớm tỉnh ngộc và dễ thoát ly ý niệm tham đắm, đôi khi còn phẫn chí mà lo tu hành. Ngược lại, thuận cảnh làm cho con người âm thầm thối đoạ lúc nào không hay không biết. Đến khi bừng tỉnh mới rõ mình đã lăn xa xuống dốc, khó mà cứu vãn cho kịp. Người xưa nói rằng : Việc thuận tốt đến ba – Mê lụy người đến già. Cho nên sự thử thách của thuận cảnh rất là vi tế và khó đối trị- Do đó cần phải chú ý.

Thứ năm là MINH KHẢO

Đây là sự thử thách rõ ràng trước mắt mà không chịu cảnh giác để tỉnh ngộ.

Chẳng hạn như có một vị tài đức không bao nhiêu nhưng được nhiều người nịnh bợ, khen là nhiều đức hạnh, có phước lớn, rồi sanh ra tự kiêu, tự đắc, kinh thường mọi người làm những điều càn rỡ, kết cuộc bị thảm bại. Hoặc có một vị có đủ khả năng tiến xa trên đường đạo, nhưng bị kẻ khác cản trở, dọa nạt, khích bác, thuyết phục phải bỏ đạo, rồi sanh ra e dè lo sợ để rồi thối thất lòng tin. Hoặc có những kẻ tự mình biết nếu tiến hành tham vọng nào đó thì sẽ rước lấy sự lỗi lầm, thất bại, nhưng vì mù quángtự ái, vẫn đeo đuổi theo cho đến khi thân bại danh liệt.

Hoặc có kẻ tuy biết các duyên bên ngoài đều là giả huyễn, nhưng vì định lực yếu kém, lòng tin lung lay, cho nên không buông bỏ được, rồi sau đó tự chuốc lấy sự buồn khổ.

Có nhiều người tuy có đức tin và có hành trì, nhưng tính tình quá nhẹ dạ, nên hay bị phỉnh gạt và bị lôi cuốn vào việc đời cho đến nỗi thân bị mang lụy.khi mà chưa diệt được lòng tham lam, thì rất dễ bị người khác dùng tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp lôi cuốn. Hoặc nếu còn tánh nóng nảy và khí khái tất dễ bị kẻ khác khích động mà gánh vác những việc phiền phức vào thân.

Đây là cạm bẫy của Đời mà cũng là của Đạo, nếu không dè dặt để cảnh gíac thì sẽ vướng vào vòng chướng nghiệp. Đối với những duyên thử thách lộ liễu như thế, hành giả phải nhận định cho sáng suốt và phải quả quyết tiến theo ánh sáng của Chánh Kiến mới vượt thẳng được

Thứ sáu, là ÁM KHẢO

Đây là sự thử thách âm thầm không lộ liễu, mà hành giả nếu không khéo lưu tâm thì chắc chắn khó hay khó biết.

Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởi gia kế lần lần sa sút, công việc làm ăn thất bại, cho nên sanh lòng trễ nãi sự tu. Có người công việc mưu sinh từ từ phát đạt, rồi ham mê theo lợi lộcxao lãng hành trì.

Có người vì thiếu sự cứu xét nội tâm cho nên phiền não càng ngày càng tăng thêm, lần lần sanh ra lười biếng kinh kệ.

Có người vì thời cuộc bên ngoài thay đổi, tuy sự sống vẫn đầy đủ nhưng nhà cửa nay đổi mai dời, tâm trí cứ hoang mang hướng ngoại, bất giác bỏ quên sự trì niệm hồi nào không hay.

Trên đây, đều là ảnh hưởng diễn biến của nghiệp thiện ác. Nhưng có sức âm thầm lôi kéo hành giả, làm cho bê trễ sự tu học, nên gọi là ÁM KHẢO. Do vậy mà người niệm Phật phải lưu tâm, chú ý nhiều hơn nữa và phải luôn luôn bái sám cùng cầu nguyện sự gia bị của chư Phật cũng như oai thần lực của chư Bồ-tát để vượt qua những thử thách vi tế và âm thầm.

PHƯƠNG THỨC

HOÁ GIẢI CHƯỚNG DUYÊN

Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại, cho nên ngày xưa, đức ĐẠT MA tổ sư đã chỉ dạy bốn phương châm để tiến đạo cho hàng đệ tử và những kẻ hậu học, đó là :

Thứ nhất : BÁO OAN HẠNH

Đệ tử chúng con từ vô thủy cho đến ngày nay, mỗi đời đều gây nợ nghiệp, hoặc là ân, hoặc là oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, nhiều đến số vô lượng vô biên. Tuy kiếp này có công phu tu tập đã tiêu trừ nghiệp nợ một phần nào, nhưng vẫn còn nhiều thứ nghiệp phải bị đền trả. Phải an lòng nhẫn nại chịu đựng một cách bình thản chứ không nên oán trách hoặc buồn phiền, luôn luôn nhắc nhở đến luật NHAÂN QUẢ, nuôi lớn lòng tin và cầu viện đến hồng ân của chư Phật .

Pháp-Nhiên thượng nhân dạy rằng muốn cho đời sống thanh thoát và cõi lòng hoan lạc thì hành giả chỉ nên chuyên cần - chăm chú xưng niệm danh hiệu Phật , rồi đem tất cả cuộc đời mình, giao phó cho Bản Nguyện A-Di-Đà , như vậy, chỉ có như vậy thì không còn có một thứ nghiệp lực hay oan trái nào có thể tác động đến tâm thức mình.

Thứ hai, TUỲ DUYÊN HẠNH

Người niệm Phật phải hiểu rằng tất cả cảnh thịnh suy, họa phước đều là huyễn hóa , chỉ tùy theo nghiệp nhânhiện ra trong một thời gian rồi hoại diệt – Cho nên có chi đáng để tham luyến hoặc chán nản? Luôn luôn phải có thái độ an phậntùy duyên , giàu sang thì không tự đắc, nghèo nàn không đổi chi, gặp hoàn cảnh nào đều vui sống theo hoàn cảnh đó, sao cho giữ vững các khóa trình tụng niệm .

Nếu có gặp hoạn nạn, tật bệnh bất ngờ cũng không nên bối rối, mà chỉ nên niệm Phật nhiều hơn và nhớ quán sát ruộng vườn, nhà cửa, vợ con, đều là duyên giả tạm, không nên vì đó mà bận tâm. Được như vậy mới vững tiến trên đường về Cực-Lạc .

Thứ ba : XỨNG PHÁP HẠNH

Pháp tức là chân như pháp tánh đối với người (niệm Phật) tu Tịnh-Độ tức là niệm Phật tam muội.

Người tu Thiền, khi đi đứng nằm ngồi thì tâm phải xứng hợp với pháp chân như, còn hành giả của pháp môn Niệm Phật thì tâm lúc nào cũng phải an trụ trong câu Nam mô A-Di-Đà Phật .

Chư vị Tổ sư đã dạy : Nếu tạm thời không trụ nơi chánh định, tức đồng như người đã chết. Bởi vì sao? Nếu không trụ vào câu Phật hiệu, tức là tâm thức đã bị trần cảnh cứơp đoạt, và pháp thân tuệ mạng cũng không còn. Cho nên đệ tử chúng con quyết luôn luôn an trụ vào câu Niệm Phật để tâm tánh lặng yên sáng suốt. Dễ cảm thông với Phật – và ngay trong đời sống đã vãng sanh rồi còn lâm chung được tiếp dẫn chỉ là chuyện của ngày sau.

Thứ tư : VÔ-SỞ-CẦU-HẠNH

Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi vì tất cả các pháp đều như huyễn, hễ sanh rồi diệt, diệt rồi lại sanh, có chi chân thật để mong cầu? Vả lại, các pháp thế gian đều tương đối trong họa có phước, trong phước có họa, cứ ẩn nương nhau như thế, cho nên người niệm Phật phải bình thản, ở cảnh thạnh suy, họa phước đều không động tâm.

Thí dụ, có một tăng sĩ ở nơi am tranh vắng vẽ, sự sống hẩm hiu, ít người thăm viếng, thì duyên đời tuy suy kém nhưng việc hành trì lại vững chắc. Ít lâu sau có người đến cúng dường, lần lần lập nên chùa lớn, tăng chúng đông đảo, chừng ấy phước duyên tuy thịnh nhưng phần giải thoát lại suy kém, vì bận rộn đối phó các việc bên ngoài nên xao lãng hành trì .

Hoặc có vị cư sĩ nọ có gia đình bần hàn nên kham nhẫn, giữ lòng tin mà tu niệm, bỗng nhiên gặp duyên may, có người giúp đở buôn bán, về sau công việc làm ăn tấn tới thì không còn thì giờ để thực hiện nếp sống tâm linh.

Cho nên, nếu quán xét cho thật kỹ lưỡng, thì cái lẽ họa phước đều là tạm bợ, và người niệm Phật đừng nên mong cầu gì hết ngay cả điều thiện cũng không ham, chỉ nên thường xuyên chấp chặt câu Nam mô A-Di-Đà Phật, còn ngoài ra các việc khác kể cả việc vãng sanhthành Phật đều nên phó thác cho đức Phật A-Di-Đà. Về mặt đời sống hằng ngày thì hãy nên dùng tấm lòng tri ân để cư xử với tất cả mọi người .

Đệ tử chúng con tự nghĩ mình vốn tội dày phước mỏng, căn cơ hèn kém, lại sanh nhằm thời mạt pháp, cho nên cứ mỗi lần nhìn lại bản thân thì buồn tủi và hổ thẹn. Khi dấn bước vào khu rừng bát ngát mênh mông của Phật Pháp thì vô cùng bỡ ngỡ không biết phải chọn lối đi nào, vì bất cứ lối đi nào cũng qúa hiểm trở và xa xuôi, mà khả năng của chúng con thì bị giới hạn bởi nghiệp chướng.

Hạnh phúc thay cho chúng con, đức Thế Tôn đã mở bi nghiệp triệt để và đã chỉ bày Pháp Môn Niệm Phật để đưa chúng con lên bờ giải thoát. Với hành trang là sáu chữ Nam mô A-Di-Đà Phật , chúng con mạnh mẽ bước lên con đường về Cực-Lạc , nhưng những nghiệp nhân đã gieo từ quá khứ vẫn còn tác động đến đời sống cùng tâm thức. Cho nên chúng con mãi mãi khẩn cầu chư Phật chư Bồ-tát ban cho chúng con đầy đủ năng lực, đầy đủ lòng yêu thương để chúng con luôn luôn tỉnh thức và ghi nhớ rằng : Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên như là yếu chỉ thứ chín của Pháp môn Niệm Phật .

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Nam mô A-Di-Đà Phật 

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát  

PHẨM THỨ MƯỜI

NIỆM PHẬT PHẢI DỰ BỊ LÚC LÂM CHUNG

Thật ra chữ CHẾT nguyên là giả danh, vì chẳng qua, chết chỉ là sự kết liễu của một thời kỳ quả báo, do nghiệp cảm liên chuyển giữa mỗi đời, khi xả bỏ xác thân nầy lại thọ nhận xác thân khác mà thôi. Những kẻ không biết Chánh Pháp thì vẫn đành để cho nghiệp lực xoay vần, và còn những người đã nghe pháp môn Niệm Phật của Như Lai thì phải tín nguyện trì niệm, dự bị tư lương để khi lâm chung được vãng sanh an thuận. Như thế mới mong sớm thoát khỏi nỗi khổ sống chết luân hồi, chứng vào cảnh chân lạc của niết bàn thường trụ.

Lại chẳng nên vì riêng bản thân mình, mà đối với cha mẹ, anh em bằng hữu nên phát lòng hiếu thuận từ bi mà khuyên cho cùng niệm Phậttrợ niệm trong khi bịnh nặng cũng như lúc lâm chung.

 

DỰ BỊ VỀ NGOẠI DUYÊN

Người niệm Phật khi còn khỏe mạnh, phải tìm kết giao những bạn đồng học đồng tu, nhất là kẻ ở gần mình, cùng chung một pháp môn Niệm Phật , để có thể trợ niệm cho nhau lúc lâm chung.

Bởi chúng sanh phần nhiều nghiệp nặng, cho nên đường tu tuy đã gắng hết sức mình, nhưng lúc lâm chung có thể bị nghiệp chướng của quá khứ phát hiện, lại thân thể yếu kém, tâm thức hôn mê, khó mà giữ vững chánh niệm. Nếu không nhờ người khác hổ trợ tất dễ bị tùy theo nghiệp lựclưu chuyển sanh tử, như vậy công tu một đời há luống uổng hay sao? Đây là điểm cần yếu thứ nhất.

Người niệm Phật khi thấy mình suy yếu thì nên đem hậu sự dặn dò trước, để khi lâm chung khỏi bận tâm và cũng nên sắp đặt các việc tài sản ruộng vườn cho con cháu, và dạy con cháu không được khóc lóc hoặc lộ nét bi sầu, nếu có thương thì nên bình tỉnh mà niệm Phật giúp vào. Đây là điểm cần yếu thứ hai.

DỰ BỊ VỀ TINH THẦN

Trên đường hành trì pháp môn nầy, người niệm Phật phải có tinh thần giải thoát, nên quán sát từ tiền bạc ruộng vườn cho đến thân tình quyến thuộc đều là duyên giả hợp, sống tùy cảnh huyễn chết rũ sạch không. Nếu chẳng thấu đạt lẽ nầy thì vướng vào tâm niệm tham luyến, vừa ngăn trở sự giải thoát, vừa khiến hành giả đọa làm loài bàng sanh để giữ nhà giữ của. Có kẻ vì nuối tiếc tiền của và tình cảm, mà không yên tâm nhắm mắt chứ đừng hòng bàn đến việc vãng sanh. Cho nên, người niệm Phật hằng ngày phải tĩnh tâm quán xét chính bản thân, và cố dứt lòng tham, chặt lìa gốc ái dụcquyết chí hướng về cõi Phật để khi lâm chung khỏi bị sức nghiệp ngăn trở và cuốn lôi.

Người niệm Phật gặp khi lâm chung thường phát khởi những điều nghi ngờ làm chướng ngại cho sự vãng sanh cho nên lúc bình thường phải luôn luôn củng cố đức tin bằng BA ĐIỂM CỐT TỦY sau đây :

Thứ nhất là nghiệp chướng dù nặng công tu dù ít, vẫn được vãng sanh.

Đệ tử chúng con hằng ghi khắc sâu lời thệ nguyện của Phật A-Di-Đà rằng : chúng sanh nào chí tâm muốn về Cực-Lạc thì niệm danh hiệu Ngài cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, Ngài thề không thành Phật .

Mà Phật thì không bao giờ nói dối, vậy người niệm Phật phải tin nơi đức Từ-Tôn. Mười niệm là thời gian công phu rất ít mà còn được vãng sanh , huống chi mình niệm nhiều hơn số đó.

Lại nữa, dẫu có kẻ nghiệp nặng đến đâu như phá giới phạm trai hoặc tạo đủ các điều ác, nếu chí tâm sám hối và nương và Bản-Nguyện của A-Di-Đà thì Ngài đều tiếp dẫn.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy rằng : kẻ tạo tội nặng ngũ nghịch thập ác mà khi lâm chung chí tâm niệm mười niệm đều được vãng sanh.

Trong cuốn sách vãng sanh Truyện có ghi lại trường hợp Trương-Thiện-Hoà, Hùng-Tuấn, Duy-Cung, trọn đời giết trâu bò, phá giới, làm ác khi lâm chung có tướng xấu của địa ngục hiện ra, bèn sợ hãi niệm Phật , liền thấy Phật đến rước. Cho đến loài chim sáo, chim két, chim anh võniệm Phật cũng được vãng sanh, huống chi mình chưa phải là tệ hại đến mức đó.

Thứ hai : là ước nguyện chưa hoàn thànhtham sân si chưa dứt trừ vẫn được vãng sanh.

Ước nguyện của hành giả đại khái có hai phần, đó là Đạo và Đời.

Về mặt đạo, có người nguyện cất chùa, bố thí, hoặc tụng kinh chú một số bao nhiêu, nhưng làm chưa tròn mà đã đến giờ chết. Phải nghĩ rằng : chỉ tín tâm niệm Phật là điều hệ trọng nhất, rồi khi được vãng sanhchứng đạo quả, sẽ làm vô lượng công đức, còn nguyện ước của kiếp nầy chỉ là việc nhỏ, làm xong hay chưa, không mấy quan hệ, và chẳng có hại chi cả?

Về mặt Đời, hoặc có người vì bổn phận gia đình chưa tròn, như cha mẹ gìa suy không ai chăm sóc, hoặc vợ con thơ dại thiếu chỗ tựa nương, hoặc thiếu nợ kẻ khác chưa trả kịp, tâm nguyện chưa vẹn nên lòng chẳng yên. Phải nghĩ rằng: lúc ta sắp chết thì dù có lo hay không cũng chẳng làm được, chi bằng chuyên tâmniệm Phật , khi được vãng sanh Tây-Phương, rồi đắc đạo – quả sẽ trở lại chốn Ta-Bà nầy, thì lúc ấy bao nhiêu ước nguyện đều có thể hoàn tất, bao nhiêu nợ nần đều được đáp trả tất cả kẻ thù người thân đều có thể được mình cứu độ.

Na-Tiên Tỳ-Kheo Kinh dạy rằng :

Ví như hạt cát nhẹ nhưng bỏ xuống nước liền chìm lĩm. Trái lại, tảng đá dù nặng và to nhưng nếu được chở trên chiếc thuyền thì có thể đem từ chỗ nầy sang chổ khác.  Người niệm Phật cũng thế dù nghiệp của mình rất nhẹ, nếu không được Phật cứu độ thì chaà'e1c chắn vẫn bị luân hồi. Còn nếu tội chướng dẫu nặng nề đến bao nhiêu nhưng được Phật tiếp dẫn thì đương nhiên được sanh về cõi Cực-Lạc .

Theo lời dạy ấy trong kinh, đệ tử chúng con thấy môn Niệm PhậtPháp đới nghiệp mà vãng sanh đó là vì nhờ Phật Lực. Tảng đá lớn ví cho sức nghiệp nặng to, còn chiếc thuyền ví cho Bản-Nguyện của Phật. Vậy người tu đừng nghĩ rằng mình còn tham sân si e không được vãng sanh, mà phải nghĩ rằng : với năng lực siêu việt nhân quả của Phật A-Di-Đà thì trên thế gian nầy, không có điều gì mà Ngài không thực hiện được. Với lòng tin tuyệt đối vào lời Phật dạy, thì trên thế gian này không có điều gì mà chúng con không làm được.

Thứ ba : Niệm Phật thì được Phật hiện thân đón rước.

Người niệm Phật tùy theo công đức mình mà khi lâm chung sẽ được thấy Phật hoặc Bồ-tát hoặc Thánh-Chúng đến rước. Hoặc có khi không thấy chi cả , mà nhờ sức nguyện của mình và Phật lực âm thầm nhiếp thọthần thức tự bay về Tây-Phương. Đây là bởi công hạnh trì danh của mình có cao thấp, có sâu cạn. Chỉ cần yếu lúc đó thì phải chí tâm niệm Phật đừng suy nghĩ một điều gì khác cả. Nếu nghi ngờ sẽ tự sanh ra chướng ngại. Tóm lại khi lâm chung dù thấy tướng tốt hay không cũng đừng quản đến, chỉ dốc lòng niệm Phật cho đến giây phút cuối cùng.

 KHAI THỊ LÚC LÂM CHUNG

 Người niệm Phật khi bịnh chưa nặng vẫn nên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ nghĩ tưởng rằng, uống thuốc rồi sẽ lành bệnh. Lúc bệnh nặng có thể không nên dùng thuốc.

Hoằng Nhất đại sư khi đau nặng có kẻ thưa để xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng:

Đức Phật A-Di-Đà

vô thượng Y Vương

Nếu bỏ đây không cầu

Âý là kẻ si cuồng !

Một câu hồng danh Phật

Là thuốc diệu Dà-Đà

Nếu bỏ đây không uống

Thật lầm to lắm mà !

Rồi Ngài chỉ chuyên tâm niệm Phật quả nhiên cũng lần lần thuyên giảm.

Nên nhớ rằng khi bệnh đã nặng thì người niệm Phật phải buông bỏ tất cả mọi việc xung quanh ngay cả chính thân tâm mình, mà chỉ chuyên nhất niệm Phật, một lòng cầu mong vãng sanh Tây Phương. Làm được như thế, nếu thọ mạng đã hết thì quyết định vãng sanh. Như thọ mạng chưa dứt thì tuy cầu vãng sanhtrở lại mau lành bệnh, do vì lòng mình chuyên thành nên đã trừ diệt nghiệp ác đời trước.

Trái lại, nếu chẳng buông bỏ mọi duyên và cứ để cho lòng rối loạn, như thọ số đã hết quyết không được vãng sanh vì mình chỉ chuyên cầu lành bệnh chứ không cầu về với Phật, nên làm sao mà vãng sanh cho được? Nếu thọ mạng chưa dứt thì chẳng những bệnh không thuyên giảm mà bệnh lại tăng thêm vì mình nhân cầu lành bệnh, vọng sanh lòng buồn lo, sợ hải.

Lúc bệnh nhân đã suy yếu lắm, nếu thần thức còn thành tỉnh, thì người nhà nên thỉnh bậc tri thức đến thuyết pháp khai ngộ cho –Nếu không có thì nên mời một vị bạn đồng tu đến an ủi và khai thị theo các chi tiết sau:

THỨ NHẤT:

Nói cảnh khổ ở ta bà, diễn tả cảnh vui ở Cực Lạc, lại nên đem việc lành kể rõ ra và  khen ngợi, khiến cho người bệnh sanh lòng vui mừng không còn nghi ngại, tự biết mình sẽ nương nơi nghiệp lành ấy mà sanh về Tây Phương.

THỨ HAI:

Nếu bệnh nhân có điều gì nghi ngờ thì nên giải thích bằng BA ĐIỂM CỐT TỦY đã nêu trên.

THỨ BA:

Vị khai đạo phải can ngăn không cho thân nhân hỏi han về di chúc, không cho nói chuyện tạp vô ích khiến bệnh nhân động niệm tình ái, quyến luyến thế gian.

THỨ TƯ:

Không cho bà con thân hữu đến trước bệnh nhân mà hỏi han tỏ vẻ buồn thảm mến tiếc. Nếu vì cảm tình và đến thì khuyên họ vì bệnh nhân, chấp tay niệm Phật ra tiếng một hồi, đó mới thật là có lòng thương mến.

 

THỨ NĂM:

Nên khuyên bệnh nhân đem y phục vật dụng, và cả tiền bạc của mình mà tặng cho kẻ khác. Hoặc đem các thứ ấy mà cúng dường kinh tượng Phật, thì càng hay.

Điều này cũng giúp cho người bệnh tăng thêm phước lạc và tiêu trừ tội chướng, được dễ dàng hơn trong việc vãng sanh như trong kinh Địa Tạng đã chỉ dạy.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

CÁCH THỨC TRỢ NIỆM

Người bệnh từ khi đau nặng cho đến khi sắp tắt hơi, thì thân nhân phải bình tỉnh không được khóc lóc và không được lộ nét bi ai, sầu thảm. Bởi vì lúc này chính là lúc bệnh nhân đang đi đến ngã rẽ phân chia quỉ người phàm thánh- Sự khẩn yếu nguy hiểm khác thường, như ngàn cân treo trước sợi tóc. Chỉ nhất tâm niệm Phật giúp vào là điều quan trọng nhất. Có người tuy có chí nguyện vãng sanh, mà bị quyến thuộc thương khóc, làm khơi động ý niệm tình ái, kết cuộc phải bị đọa lạc luân hồi, công tu một đời đành luống uổng.

Người sắp chết thường đau nhức cơ thể, nên chớ ép buộc tắm rửa hoặc thay đổi áo quần làm nhiễu loạn chánh niệm. Đôi khi bệnh nhân có thể sanh về cõi lành, nhưng bị thân nhân xúc chạm thân thểsửa đổi tay chân, làm thêm đau đớn nên sanh lòng tức giận. Do ý niệm này, liền đọa vào đường ác làm rồng rắn cọp beo hoặc các loài thú dữ khác.

Có người dù hằng ngày luôn luôn niệm Phật, nhưng nếu không nhờ sức trợ niệm thì cũng khó nhất tâm để vãng sanh. Cách thức trợ niệm phải theo các chi tiết sau:

MỘT là: thỉnh tượng Phật A-Di-Đà tiếp dẫn, đặt ngay trước mặt bệnh nhân, để cho họ trông thấy. Cắm một bình hoa tươi, đốt một lò hương nhẹ để dẫn khởi chánh niệm, nên nhớ chỉ có khói nhẹ mà thôi, đừng để khói nhiều vì e ngột ngạt khó thở.

HAI là: người trợ niệm tùy theo nhiều hay ít, nên luân phiên mà niệm. Ít thì mỗi lượt có thể hai hoặc ba người, nhiều thì mỗi lượt có thể sáu bảy người. Nên nhớ bệnh nhân rất cần thanh khí, do đó chớ cho vào quá đông người, lại phải nhìn đồng hồ mà im lặng luân chuyển cho nhau, cốt sao cho câu niệm Phật tiếp tục không gián đoạn.

BA là: niệm bốn chữ hay sáu chữ phải tùy theo tập quán của bệnh nhân, và tiếng niệm phải đừng quá cao, đừng quá thấp, đừng quá nhanh, đừng quá chậm, mỗi chữ mỗi câu đều rành rẽ rõ ràng, khiến cho câu hồng danh lọt qua tai đi sâu vào tâm thức của người bệnh, như thế mới đắc lực. Khi bệnh nhân quá hôn trầm thì phải kê miệng sát vào tay họ mà niệm, mới có thể khiến cho họ minh tâm.

BỐN là:nên niệm suông là thỏa đáng hơn cả, hoặc nếu có dùng âm thanh thì nên dùng chuông mõ lớn, khiến cho người bệnh sanh tâm nghiêm kính tuy nhiên điều này phải hỏi trước bệnh nhân, nêú có điều chi không hợp thì nên tùy cơ nghi mà cải biến, chớ nên cố chấp

CÁCH THỨC TRUY TIẾN

Người mới tắt thở, điều thiết yếu là không nên vội di động, không nên vội lau rửa, phải đợi qua tám giờ đồng hồ mới nên tắm rửa và thay đổi y phục. Trước và sau khi chết, người thân cũng không được khóc lóc, chỉ nên gắng sức niệm Phật, mới thật sự có ích lợi cho vong nhân. Nếu muốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Vì bệnh nhân tuy tắt hơi nhưng thức A-đà- na còn chưa đi hẳn, nếu lúc ấy làm lay động hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh ý niệm buồn giận, lưu luyến, mà phải sa đọa.

Điều này rất quan hệ và cần thiết nên phải để ý ghi nhớ cho kỹ.

Sau khi bệnh nhân tắt hơi, thì thân nhân vẫn phải tiếp tục niệm Phật cho đến tám giờ sau, để sự vãng sanh có phần bảo đảm. Nên đóng cửa phòng lại, canh chừng loài chó mèo hoặc những kẻ không am hiểu đến đổ xô vào xúc phạm. Ngoài ra điều cấm tuyệt không nên làm điều chi khác, vì trong khoảng thời gian này, người chết vẫn còn cảm giác.

Tám giờ sau, nếu tay chân người chết đã cứng thì nên dùng vải, thấm nước nóng bao quanh khớp xương, một lát thì có thể sửa tay chân co duỗi như thường.

Trong đám tang của người quá cố thì thân nhân nên làm đơn giản, đừng quá rườm ràtốn kém vô ích. Điều cần thiết là nên dùng đồ chay và chớ có sát sanh để chiêu đãi khách và cúng tế nếu không thì người quá cố sẽ bị oán đối, khó được giải thoát, dù được vãng sanh, thì phẩm sen cũng vì đó mà bị giảm thấp.

Khi làm Phật sự để truy tiến cho người quá cố thì thân nhân nên đem công đức ấy mà hồi hướng khắp chúng sanh trong pháp giới. Như thế, công đức ấy sẽ càng thêm rộng lớn, mà sự phước lợi cũng vì đó mà tăng thêm rất nhiều.

Bởi vì buổi lâm chung chính là lúc quan trọng nhất trong cuộc đời, nếu không chuẩn bị trước các món tư lương cho đầy đủ, thì đến chừng ấy ắt phải kinh hoàng bối rối, kêu cầu không kịp nghiệp ác trong nhiều kiếp đồng loạt hiện ra, làm sao giải thoát?

Cho nên, tuy lúc lâm chung phải nhờ đến kẻ khác trợ niệm, nhưng chính mình lúc bình nhật phải cố gắng tu trì, chừng ấy mới được tự tại, nên chúng con xin dự bị ngay từ bây giờ.

Như vậy, đệ tử chúng con cảm nhận ơn lành cao cả của đức Từ Phụ A-Di-Đà, được sự hộ trì của sáu phương chư Phật, được sự dạy dỗ chu đáo của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Niệm, được sự nhắc nhở và dìu dắt của các bậc Thiện Tri Thức- cho nên ngày nay mới biết rằng Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung, để cuối cùng được dễ dàng vãng sanh về tham dự hải hội Liên Trì, để khỏi phụ ơn cứu độgiáo dục của chư Phật, cũng như khỏi mắc vào cái lỗi:phụ rẫy cả chính mình.

Đệ tử chúng con vẫn thấy rằng biển khổ dễ chìm, mà hễ chìm là cứ trôi hoài trôi mãi, và đường tu thì khó bước mà mỗi bước là gặp biết bao chông gai thử thách.

Trong kinh TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG đức Phật dạy:

Nhân sanh có hai mươi việc khó:

Nghèo khổbố thí nổi, là khó

Giàu sanghọc đạo được, là khó

Xả thân quyết chết, là khó

- Xem được kinh Phật là khó

- Nhịn sắc lìa dục là khó

- Sanh gặp đức Phật ra đời là khó

- Thấy tốt mà không cầu là khó

- Bị nhục mà chẳng giận là khó

- Có thế lực mà không ỷ lại là khó

- Gặp việc đờicư xử vô tâm là khó

Học rộng nghiên tầm nhiều là khó

- Trừ bỏ ngã mạng là khó

- Không khinh kẻ chưa học là khó

Tâm hành bình đẳng là khó

- Chẳng nói việc thị phi là khó

- Được gặp Thiện Tri Thức là khó

- Thấy Tánh để học Đạo là khó

Tùy duyênhóa độ kẻ khác là khó

- Đối cảnh mà không động tâm là khó

- Khéo biết dùng phương tiện là khó.

Quả thật như vậy, sanh gặp đời có Phật là khó, vì sao? Vì được thấy Phật nghe Phápy theo lời dạy mà phụng hành thì phải là người có nhiều căn lành, phước đức, nhân duyên. Nay Như Lai đã diệt, các bậc thiện tri thức hiện ra hoằng dương Phật pháp, nếu được thân cận nghe lời khuyên dạy thì cũng được giải thoát.

Nhưng kẻ căn lành sơ bạc thì gặp thiện tri thức cũng là khó khăn. Dù có duyên lành được thấy mặt nghe Pháp nhưng nếu không hiểu nghĩa lý hoặc chấp hình thức bên ngoài mà không chịu tin theo thì cũng đều vô ích.

Theo kinh HOA NGHIÊM, muốn tìm cầu thiện tri thức thì đừng nên câu nệ theo hình tướng bên ngoài, như thế chấp kẻ ấy trẻ tuổi, nghèo nàn, địa vị thấp, hoặc dòng dõi hạ tiện, tướng mạo xấu xa, các căn chẳng đủ, mà chỉ cầu người thông hiểu Phật Pháp để có thề làm lợi ích cho mình. Lại đối với bậc thiện tri thức thì chớ nên tìm cầu sự lỗi lầm, bởi vị đó có khi vì mật hạnh tu hành, vì phương tiện hóa độ, hoặc đạo lực cao nhưng tập khí còn chưa dứt. Nên mới có các hành động sai trái như vậy. Nếu cứ chấp nê hình thức hay tìm cầu lỗi lầm thì tất không được lợi ích trên đường Đạo.

Cho nên, nhìn tìm bậc thiện tri thức là KHÓ đến như thế !

Tuy nhiên, cái khó và cái dễ chỉ là pháp đối đãi vì trong khó có dễ và trong dễ có khó. Nếu nhận hiểu và quyết tâm thì các việc khó đến mấy cũng vẫn có thể thành tựu.

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, nay nhờ sự gia bị của ơn Tam Bảo mà chúng con có được thân người. Nay nhờ duyên lành mà chúng con được đón nhận sự giáo hóa của đức Bổn Sư, nay nhờ Từ Bi Lực của Phật A-Di-Đà mà chúng con đã đặt trọn vẹn lòng tin vào Bản Nguyện Cứu Độ của Ngài, nay nhờ sức sách tấn của chư vị thiện tri thức mà chúng con được đọc tụng cuốn sách này, tức là đã gặp được Pháp thành Phật mầu nhiệm, dễ dàng và rốt ráo.

Ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo, chư vị đại địa Bồ tát, cùng liệt vị Hộ Pháp Thiện Thần, đem năng lực bản nguyện, năng lực trí tuệ, năng lực thần thông, năng lực diệt sạch tội chướng mà ban thêm cho chúng con nhiều sức mạnh cùng trí sáng suốt để dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn vẫn nhận rõ duyên đời khổ mộng quyết chí niệm Phật, trường trai giữ giới, khiến cho hoa sen báu bên Trời Tây được nở thêm những hàng thượng thiện.

Với tấm lòng Tri Ân, đệ tử chúng con xin đem cả tánh mạng mà quy yđảnh lễ:

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Cực Lạc Giáo chủ Đại từ Đại bi A-Di-Đà Phật

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát

Nam mô Lư Sơn Đạo tràng, khai sáng Niệm Phật pháp môn, sơ tổ HUỆ VIỄN Đại sư Bồ tát.

Nam mô Quang Minh Đạo tràng Hoằng dương Niệm Phật Pháp môn Nhị tổ THIỆN ĐẠO Đại sư Bồ tát.

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát Liệt vị Thiện Thần Bồ tát Ma ha tát 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8305)
13/07/2017(Xem: 5607)
06/07/2014(Xem: 10042)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.