Pháp Môn Niệm Phật

03/01/201312:00 SA(Xem: 14500)
Pháp Môn Niệm Phật

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Quảng Tánh

phapmonniemphatMột thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo:

Có một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật.

Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Có một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp… niệm Tăng… niệm Giới… niệm Thí… niệm Thiên… niệm Hơi thở ra, hơi thở vô… niệm Chết… niệm Thân… niệm An tịnh.

Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Kinh Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Một pháp, phần Niệm Phật)

SUY NGHIỆM:

Từ thời Thế Tôn còn tại thế, niệm Phật đã là pháp môn tu học rất phổ biến của chư Tăng Ni và Phật tử. Chỉ một pháp này, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn sẽ đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Vì thế, niệm Phật là pháp tu thông dụng được Thế Tôn trực tiếp chỉ dạy và chư vị đệ tử Phật ứng dụng tu tập, duy trì từ đó cho đến tận ngày nay.

Niệm Phật là nhớ nghĩ, quán tưởng, nhất tâm hướng về một đối tượng duy nhấtThế Tôn; với mười danh hiệu, mười trí lực, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; với bốn tâm vô lượng, bốn đức vô úy… Có thể niệm riêng lẻ từng ân đức của Phật bảo (Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ - Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn) hay quán niệm hết thảy các ân đức Phật.

Nếu niệm riêng lẻ một ân đức Phật bảo thì chọn một ân đức nào đó hợp với căn cơ, tâm tánh của mình (như Ứng Cúng) rồi tinh cần chuyên chú đặt hết niềm tin vào đó, lặp đi lặp lại liên tục trong tâm hay có thể niệm ra lời, cho đến khi tâm an trú trong nhất niệm. Nếu muốn niệm hết các ân đức của Phật thì niệm đến ân đức nào liền quán tưởng về ý nghĩa của ân đức ấy. Theo Thế Tôn, nếu tu tập niệm Phật được thực hành miên mật sung mãn sẽ thành tựu chánh niệm, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Không riêng pháp môn niệm Phậtniệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Hơi thở ra - hơi thở vô, niệm Chết, niệm Thân và niệm An tịnh... nếu được tu tập sung mãn đều có thể đạt đến giải thoát. Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu nhưng chỉ cần tu tập một pháp là viên mãn tất cả các pháp giống như trăm sông đều xuôi về biển, thuần nhất một vị mặn; vị an lạc, giải thoát, Niết-bàn.

Trong truyền thống Phật giáo Phát triển, tông Tịnh Độ chủ trương niệm Phật A Di Đà. Dù có đôi chút khác biệt so với phương thức niệm Phật của Phật giáo Nguyên thủy song vẫn kế thừa trọn vẹn tinh hoa và bản sắc của tinh thần pháp môn Niệm Phật thời Thế Tôn. Niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm bất loạnchánh niệm, cơ sở vững chắc của vãng sanhgiải thoát.

Chư Phật trong mười phương vốn đồng nhất thể, niệm một danh hiệu Phật tức đồng thời niệm vô lượng Phật. Theo lời Phật dạy, chỉ cần tu tập một pháp, tuỳ nhân duyên mà mỗi người có thể niệm Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Bồ tát Quán Thế Âm hoặc niệm Pháp, niệm Tăng v.v... Với tất cả thành tâm, tịnh tín, nỗ lực, tinh cần tu niệm một pháp thì chắc chắn người con Phật sẽ thành tựu chánh niệmgiải thoát sanh tử luân hồi.

Như vậy, điều quan trọng trong tu tập của những người con Phật hiện nay không phải là niệm danh hiệu vị Phật nào (Phật Thích Ca hay Phật Di Đà…) mà căn bảnchúng ta niệm Phậtđạt đến nhất tâm hay không? Khi đã đạt đến nhất tâm trong quán niệm Phật hiệu thì không lo gì chẳng thành tựu vãng sanh hay chứng đạt thánh trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8305)
13/07/2017(Xem: 5608)
06/07/2014(Xem: 10043)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.