Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

16/06/201312:00 SA(Xem: 13876)
Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 53)


Pháp Sư Tịnh Không

 

Đức hiệu sau cùng, Phật

Chữ này mọi người nghe rất nhiều. Phật là lượt dịch của Phật Đà, ý nghĩatrí tuệ, là giác ngộ. Trong trí tuệ có nói ba loại là Nhất thiết trí, Đạo chủng trí, Nhất thiết chủng trí, ba loại trí tuệ viên mãn đầy đủ. “Trí” là thể, “giác” là dụng, họ có thể tự giác, có thể giúp đỡ người khác giác ngộ, làm đến được ta và người viên mãn giác ngộ thì mới được gọi là Phật. Ở đây nói đến tự tha viên mãn giác ngộ thì có một số đồng tu khởi lên nghi hoặc, Phật giúp chúng ta giác ngộ, hiện tại chúng ta vẫn chưa giác ngộ, vì sao Ngài thành Phật rồi? Các vị phải nên biết, giác tâm ý nghĩa viên mãn, vốn dĩ giáo hóa người khác chính là giúp chính mình giác ngộ, chính mình giác ngộ viên mãn rồi chính là tự hành hóa tha viên mãn. Do đây có thể biết, nếu như bạn không phát tâm giác ngộ người khác, bạn chính mình giác ngộ thì không thể được viên mãn. Đây chính là người xưa thường nói: “Giáo học tương trường, sư chất đạo hợp”. Thầy giáo giúp cho học trò, học trò cũng tương trợ thầy giáo, cho nên giáo học thực tế mà nói là giúp nhau thành tựu, lợi ích vô biên, không chỉ là thầy giáo dạy học trò. Cho nên, có vị Bồ Tát nào mà không nhiệt tâm đi giảng kinh nói pháp giáo hoá chúng sanh? Bạn muốn hỏi họ là tại vì sao vậy? Trên thực tế là vì để tự giác. Tự giác giác tha là một sự việc, không phải là hai việc. Không chịu phát tâm giúp người khác thì chính mình không cách gì giác ngộ viên mãn, đạo lý này chúng ta nhất định phải hiểu. Đến lúc nào bạn đi giúp người khác mà không liên can với chính mình thì thành Phật. Sau khi thành Phật, gọi là thừa nguyện tái sanh. Họ chính mình tự giác đã viên mãn rồi, vào lúc đó giúp đỡ tất cả chúng sanh, thuần túygiác tha, trong đây không có tự giác. Bồ Tát từ sơ tín vị đến Đẳng giác, giác tha đều là vì tự giác, đến Bồ Tát Đẳng Giác vẫn là như vậy. Vậy thì do đây có thể biết, bạn chân thật muốn tự giác viên mãn thì không thể không nhiệt tâm dạy họ.

Trong quả báo, Phật cũng nói với chúng ta, bố thí tài thì được tiền tài. Bạn phát tài, tiền tài của bạn từ đâu mà có vậy? Ngày nay chúng ta xem thấy trong xã hội có bao nhiêu đại phú trưởng giả, tuổi tác tuy không lớn, chỉ có hai, ba mươi tuổi, vẫn chưa đến bốn mươi nhưng tài sản ức vạn, mà tài sản này tuyệt nhiên không phải là tiền nhân lưu lại cho họ, là chính họ sáng nghiệp mà thành tựu. Người thông minh hơn họ, người tài năng hơn họ rất nhiều, người cùng làm giống nghề nghiệp như họ cũng không ít, tại vì sao họ có thể phát đạt còn người khác không thể phát đạt, thậm chí đến còn bị đào thải, nguyên nhân này do đâu? Trong mạng của họ có, còn người kia trong mạng không có. Bạn từ nơi một nghề nghiệp nào, bạn dùng trí tuệ năng lực của bạn đều là tăng thượng duyên. Nếu như không có nhân, chỉ riêng có duyên thì không thể kết quả. Quả báo hiện tiền, nhất định là nhân cùng duyên kết hợp mới biến hiện ra quả báo. Nhân là gì vậy? Do đời trước tu tài bố thí, ngay đời này được tiền của. Đời trước tu tài bố thí nhiều thì không luận họ từ nơi một nghề nghiệp nào, họ đều kiếm được ra tiền, vì trong mạng họ có. Nếu như đời trước không có tu tài bố thí, thì bạn từ nơi bất cứ nghề nghiệp nào, bạn đều không kiếm được tiền, vì trong mạng không có thì từ đâu mà có. Người hiểu được đạo lý này không nhiều.

Hiện tại, thông thường người trẻ trên thế giới xem thấy một người nào đó thành công thì đi nghiên cứu họ xem làm thế nào họ thành công? Cố gắng mà học tập với họ, học được có giống hơn, giống được đến 100% cũng không kiếm được ra tiền. Do nguyên nhân gì vậy? Trong mạng không có thì làm gì có thể học ra được? Cho nên bạn mong muốn phát tài, Phật dạy chúng ta phải tu tài bố thí; bạn hy vọng được thông minh trí tuệ thì bạn phải tu pháp bố thí; mong muốn khỏe mạnh sống lâu thì bạn phải tu bố thí vô uý. Bạn không chịu tu nhân thì làm gì có được quả báo? Phật nói với chúng ta đó là chân thật, đó là chánh pháp. Không thể nói chúng ta cầu Phật thì Phật có thể bảo hộ chúng ta thăng quan phát tài, không hề có đạo lý này. Nếu như cầu Phật, Phật liền bảo hộ bạn, thì chẳng phải là đã đem định luật nhân quả đánh đổ mất rồi sao. Phật cũng không có năng lực đánh đổ được định luật nhân quả. Năng lực của Phật là dạy chúng ta tu nhân chứng quả, đó gọi là “trồng nhân thiện, được quả thiện”. Đây là Phật nói. Phật không gạt người, lời Phật nói mỗi câu đều là chân thật. Nếu như người đã được thiện quả, thông đạt đạo lý này, lại chịu tu bố thí, vậy phước báo của họ sẽ rất lớn, càng ngày càng thù thắng, không chỉ phước báo một đời này họ hưởng không hết, mà phước báo đời đời kiếp kiếp cũng hưởng không hết.

Thế nhưng người trồng phước chân thật còn có được phước báo, người không có phước báo muốn trồng phước mà trồng sai chỗ, chỗ này nhà Phật gọi là “phước điền”. Như chúng ta trồng lúa vậy, trồng vào trong đất ruộng, khoảng đất đó phì nhiêu, ánh mặt trời lượng nước đều rất đầy đủ, sau khi bạn gieo hạt giống xuống thì lớn lên rất tốt. Nếu như trồng vào trong cát, trồng ở trên đá cuội thì hạt giống sẽ mục nát, cũng không thể nẩy được mầm. Cho nên bạn phải nhận biết phước điền thì bạn mới có thể chân thật trồng được phước. Nếu như không phải phước điền, bạn đến nơi đó trồng phước, tương lai bạn sẽ rất thất vọng, không có được kết quả. Cái gì là phước điền chân thật? Ở nơi đó chân thật có người tu hành, chân thật có người chứng quả. Cho nên chúng ta xem thấy phát tâm của lão cư sĩ Hồng, ta liền biết được tương lai sau khi thôn Di Đà này xây dựng xong, ở trong đây nhất định có rất nhiều người niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật. Đó là phước điền chân thật, cho nên ông mới có được công đức lớn đến như vậy, có được cảm ứng không thể nghĩ bàn như vậy, nếu không thì không thể nào.

Ở trên kinh Phật nói với chúng ta, tôn giả Ca Nặc Ca ở trong vô lượng kiếp trước đã từng cúng dường một vị Bích Chi Phật một bát cơm, đó là gặp được người chân thật tu hành ra ngoài khất thực. Chúng ta biết Bích Chi Phật nửa tháng đi ra ngoài khất thực một lần. Ông có cơ hội gặp được, dùng tâm chân thành tâm cung kính cúng dường một bát cơm này, Phật nói quả báo mà ông có được là gì vậy? Chín mươi ức kiếp không bị quả báo bần cùng. Chúng ta tin tưởng lời của Phật là lời thật không hư dối. Trong đây hiển thị cho chúng ta một đại đạo lý, đó chính là chúng ta tu phước không nên hoài nghi, không nên do dự, phải quả cảm, phải nhận biết rõ ràng, nắm chặt lấy cơ hội, cơ hội qua rồi sẽ không tìm được nữa. Đó chính là người có phước. Bạn có thể nắm lấy cơ hội, không nên đi nghĩ tưởng xằng bậy là việc này rốt cuộc thì có phước báo gì hay không, phước báo này rốt cuộc là được bao lớn, ta phải nên làm bằng cách nào? Bạn ở nơi đó nghĩ tưởng ngớ ngẩn, cho dù bố thí thì phước báo sẽ rất có hạn. Cho nên phải đem tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vứt hết, dùng tâm chân thành cung kính để tu bố thí. Đây là Phật dạy cho chúng ta. Vì vậy, phàm hễ việc gì cũng đều có lý do, đều có nhân quả, chúng ta phải chú trọng. Cho nên, Phật gọi là trí giác viên mãn.

Một danh hiệu sau cùng gọi là “Thế Tôn”.

Đầy đủ mười loại đức hiệu phía trên thì được thế xuất thế gian tất cả đại chúng tôn kính, nên gọi là Thế Tôn. Cho nên Thế Tôn là một tổng hiệu, phía trước là biệt hiệu. Mỗi một danh hiệu đều là hiển thị trí tuệ đức năng vốn đủ trong tự tánh. Mười hiệu này ở trong Phật pháp là thuộc về thường thức phổ thông của Phật giáo. Ý nghĩa của mỗi một đức hiệu chúng ta nhất định phải tường tận, phải rõ ràng.

Kinh văn: “Tại thế giáo thọ, tứ thập nhị kiếp, thời vi chư thiên, cập thế nhân dân, thuyết kinh giảng đạo”.

Phật Bồ Tát thị hiệnthế gian để làm gì? Chính là làm việc này. Các vị phải ghi nhớ, đây là chư Phật Bồ Tát thị hiện xuất gia. Xuất gia thì làm việc này, không phải việc nào khác, làm những việc khác thì sai rồi, không phải công việc mà bổn phận của bạn làm. Cho nên chúng ta giới thiệu Phật pháp đối với sơ học thường nói, Phật giáogiáo dục của Phật Đà, là giáo dục chí thiện viên mãn của Phật Đà đối với chúng sanh chín pháp giới. Phật Bồ Tát ứng hóathế gian, các Ngài ở xã hộiđịa vị gì vậy? Các Ngài đóng vai trò gì trong phần diễn xuất này vậy? Nếu dùng lời hiện đại mà nói, các Ngài là một nhóm người làm công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội.

Ngày nay chúng ta cũng xuất gia làm đệ tử của Phật, chúng tanhận thức rõ chức trách của người xuất gia là gì không? Người xuất gia phải nên làm những việc gì? “Vi chư thiên cập thế nhân dân giảng kinh nói pháp”, cái bạn làm là những việc này, những việc khác không liên quan gì với bạn. Hiện đại có một số người làm sai mục đích xuất gia. Thật là điên đảo! Sau khi xuất gia đi làm một số sự nghiệp từ thiện xã hội, cũng nhận được tán thán của xã hội, khen thưởng của chính phủ. Đây là hiện đại. Nếu như vào thời xưa, tôi tin tưởng quyết định không phải là hiện tượng này. Bạn xuất gia, người ta gọi bạn là pháp sư. “Sư” là gì vậy? Là thầy của trời người, bạn là thầy giáo, nên gọi bạn là sư. Là Sư nhưng bạn có dạy học hay không? Bạn có lên lớp không? Bạn không có dạy học, không có lên lớp, người ta gọi bạn là thầy, bạn nghĩ lại xem, bạn cảm thấy thế nào? Không đúng với sự thật. Nếu như làm công tác từ thiện cứu tế xã hội thì không cần phải thân phận xuất gia, thân phận tại gia cũng được, người xuất gia không thể làm việc này. Tại vì sao không thể làm? Người xuất gia không có tiền. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện cho chúng ta xem ba y một bát, không có bất cứ thứ gì, y phục của Ngài bố thí cho người khác thì không có y phục mặc, Ngài không dễ gì hóa duyên được một bát cơm, bố thí cho người khác thì ngày đó phải nhịn đói không có cơm ăn. Cho nên công tác từ thiện cứu tế xã hội là do những đại phú trưởng giả học trò tại gia của Phật làm, Phật không làm những việc này. Phật thị hiện cho chúng ta “nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”. Những việc khác đều buông bỏ, Phật dạy chúng ta chỉ làm một sự việc là vì tất cả chúng sanh giảng kinh nói pháp, chúng ta chỉ làm việc này, ngoài việc này ra đều không phải là việc chúng ta làm.

Thành lập một Phật Học viện, sự việc hành chánh trong Phật Học viện, thành thật mà nói cũng không nên để người xuất gia làm. Người xuất gia làm giáo viên, các vị muốn học bộ kinh luận nào, tôi sẽ khai giáo trình này cho các vị, giảng bộ kinh này cho các vị nghe, những việc khác không nghe không hỏi, đây là sự việc trong bổn phận của chúng ta. Việc trong bổn phận thì nhất định phải làm cho tốt, không nên sau cùng lại trái ngược, không nên bỏ gốc lấy ngọn, vậy thì sai rồi, sai lầm đặc biệt.

Ở trong đoạn kinh văn này chúng ta vẫn còn một phát hiện, đó chính là Thế Gian Tự Tại Vương Phật thọ mạng rất dài, Ngài “tại thế giáo thọ tứ thập nhị kiếp”. Quay đầu chúng ta nhìn lại, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta năm xưa ở đời giảng kinh nói pháp 49 năm, còn Ngài ở đây là 42 kiếp. Thọ mạng của Thích Ca Mâu Ni Phật là 79 tuổi, Thế Tôn 79 tuổi viên tịch. Người Trung Quốc chúng ta quen nói tuổi mụ là 80 tuổi, trên thực tế Thích Ca Mâu Ni Phật là 79 tuổi viên tịch, giảng kinh nói pháp 49 năm. Thế Gian Tự Tại Vương Phật giảng kinh nói pháp 42 kiếp, thọ mạng của Ngài quyết định không chỉ 42 kiếp, thọ mạng dài hơn. Thọ mạng dài nói rõ vào thời đó, chúng sanh của thế giới đó phước báo rất lớn, rất đáng được chúng ta ngưỡng mộ. Vào thời đại đó tốt, nhất định không phải là đời ác năm trược. Đời ác năm trược, mạng trượcthọ mạng ngắn. Cho nên từ chỗ này mà thấy, Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thời đại đó là cõi nước thái bình, giống như thế giới Tây Phương Cực Lạc vậy, đây là chúng ta phải nên thể hội được.

“Thuyết kinh giảng đạo”, cái gì gọi là kinh? Cái gì gọi là đạo? “Kinh” là giảng lý luận, chân lý của vũ trụ nhân sanh. Tất cả những gì Phật nói ra đều không rời khỏi thật tướng các pháp, chân tướng của vũ trụ nhân sanh. “Đạo” là con đường, tỷ dụ cho tu hành, đời sống như lý mà hành gọi là đạo. Thành Phật chi đạo, Bồ Tát chi đạo. Phật dạy chúng ta làm thế nào để làm Phật? Làm thế nào để làm Bồ Tát? Chánh giác chi đạo. Chỉ cần chúng ta tường tận đối với nghĩa lý của kinh điển, tư tưởng, kiến giải, lời nói, việc làm của chúng ta tương ưng với nghĩa lý của kinh điển, đó gọi là tu hành. Ngày nay chúng ta quy y Vô Lượng Thọ Phật, quy y A Di Đà Phật, nếu như có thể đem từng câu từng chữ trong kinh Vô Lượng Thọ đều áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày thì chính là chúng ta hành đạo. Chúng ta đem hành trì thực tế của chúng ta triển hiện cho xã hội đại chúng xem cũng gọi là giảng đạo, tuy là không có giảng bằng lời, chỉ làm ra kiểu dáng để cho mọi người xem, đó là thân giáo. Chúng ta dùng ngôn ngữ, đó là miệng đang giáo học. Làm ra kiểu mẫu là thân đang giáo đạo. Chư Phật Bồ Tát thân ngữ ý ba luân giáo hoá chúng sanh, đây đều là những điều chúng ta phải nên học tập.

Đoạn này là nói rõ quá khứ Thế Gian Tự Tại Vương ứng hóathế gian, đời sống nhân dân vào thời đó, cho đến tình hình giáo học của Thế Tôn Ngài. Văn tự tuy là không nhiều nhưng giao phó được rất rõ ràng.

Kinh văn: “Hữu đại quốc chủ Danh Thế Tự Tại Vương, văn Phật thuyết pháp, hoan hỉ khai giải, tầm phát vô thượng chân chánh đạo ý”.

Đây là nói rõ A Di Đà Phật phát tâm, một đoạn nhân duyên tu hành chứng quả. Phật nói pháp, trong thính chúng có một vị vua của một nước lớn. Như Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời nói kinh giảng đạo, chúng ta xem thấy ở trên kinh, có 16 đại quốc vương đều là học trò của Phật thường đến để nghe kinh, đến tiếp nhận giáo huấn của Phật. Thời đạiThế Tôn xuất hiện, ở vào hiện tại chúng ta mà nói, là thuộc về thượng cổ. Vào lúc đó quốc gia chưa thống nhất, đều là dân tộc bộ lạc, vào lúc đó ở Trung Quốc là trào nhà Châu, chúng ta xem thấy ở trong sách sử ghi có 800 chư hầu. Chư hầu chính là quốc vương, họ có quốc gia của chính họ. Trong sách xưa ghi chép, nước lớn vuông vức 100 dặm, nước nhỏ có hai đến ba mươi dặm. Nếu như luận nước nhỏ mà nói, như Singapore thì có bao nhiêu nước nhỏ? Đừng xem Singapore nhỏ, vào thời xưa có rất nhiều quốc gia, một thôn trang chính là một quốc gia. Nghĩ đến Thế Gian Tự Tại Vương xuất thế vào thời đại đó, tình hình cũng là như vậy, thế nhưng phước báo của người vào thời đó lớn, tuổi thọ dài, có đại quốc vương tên là “Thế Nhiêu Vương”.

“Thế Nhiêu Vương”, nhất địnhxã hội thời đó tán thán, một mỹ từ đối với vị quốc vương đó. “Thế” là thế gian, “nhiêu” là phong nhiêu, nói rõ vị quốc vương này có trí tuệ, rất từ bi, chăm sóc rất chu đáo đối với quốc gia nhân dân nên mới được gọi là Thế Nhiêu Vương. Nhân dân rất cảm kích đối với quốc vương, rất tôn kính, rất là ủng hộ Ngài, cho nên Ngài có tên gọi đẹp như vậy. Ngài là học trò của Phật, thường hay đến đạo tràng để nghe Phật giảng kinh nói pháp. Không chỉ thường hay đến, mà sau khi nghe rồi “hoan hỉ khai giải”. “Khai” là khai ngộ, “giải” là hiểu rõ, chân thật hiểu được ý nghĩa mà Phật đã nói, cho nên ông liền phát tâm “tầm phát vô thượng chân chánh đạo ý”. “Vô thượng chân chánh đạo ý” chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Bồ Đề. Ngài chân thật hiểu rõ, chân thật giác ngộ rồi, con người cả đời phải nên truy cầu cái gì? Phải truy cầu Vô thượng đạo, đó mới là chân thật giác ngộ, không phải làm một đại quốc vương. Làm đại quốc vương không giải quyết được vấn đề, giải quyết không được vấn đề của chính mình. Vấn đề chính mình là gì? Sanh lão bệnh tử, bạn giải quyết không được, không giải quyết được vấn đề sáu cõi luân hồi. Bạn có ái hộ đối với nhân dân quốc gia của chính bạn, bạn cũng không thể giúp họ giải quyết được vấn đề. Cho dù bạn có thể làm tốt được sự nghiệp phúc lợi xã hội, khiến cho nhân dân toàn quốc có được cái học, cố gắng học tập, không hề bị thất học, người già được nuôi dưỡng, bạn cũng chỉ có thể giúp họ một đời. Sau khi họ chết rồi vẫn còn có đời sau, vẫn còn có kiếp sau. Đời sau kiếp sau thì phải làm sao? Bạn không cách gì giúp được cho họ. Cho nên nếu như bạn chân thật phát tâm đại từ bi, bạn phải chăm sóc những chúng sanh này, phải đời đời kiếp kiếp chăm lo cho họ, phải giúp họ thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Muốn giúp họ ra khỏi mười pháp giới, muốn giúp họ làm Phật làm Bồ Tát, đó mới gọi là đại viên mãn. Cho nên Ngài chân thật hiểu được, chân thật tường tận. Sau khi tường tận rồi nghĩ lại xem, vẫn là phải làm Phật, không làm Phật không thể giải quyết được vấn đề, cho nên Ngài liền phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, chính là phải phát đại tâm thành Phật. Tâm vừa phát Ngài liền có hành động, Ngài thật làm, không phải nói qua thì thôi.

Kinh văn: “Khí quốc quyên vương, hành tác Sa Môn, hiệu viết Pháp Tạng, tu Bồ Tát đạo”.

Chỗ này nói rõ, sau khi Ngài phát tâm chân thật xuất gia, “khí quốc” là xả bỏ phú quý. Người xưa đã nói: “Quý vi thiên tử, phú hữu tứ hải”. Quốc vương vào thời xưa, lãnh thổ của họ cũng là tài sản tư hữu của họ, họ giàu có đến như vậy, nhân dân trồng trọt trên đất của họ thì phải nộp thuế cho họ. “Khí quốc” là xả bỏ tiền của của Ngài, “quyên vương” là xả bỏ vương vị của Ngài, xả bỏ địa vị của Ngài. Các vị thử nghĩ xem, phú quý thì người thế gian ai cũng ưa thích, bao nhiêu người truy cầu, nhưng dù có cầu cũng không nhất định có thể cầu được. Thế Nhiêu Vương tuy đã có được phú quý, hơn nữa là đại phú quý, bởi vì Ngài là đại quốc vương. Đại phú đại quý có thể xả, sau khi xả rồi, Ngài đi làm Sa Môn.

“Sa Môn” là tên gọi của người xuất gia. Thực tế mà nói, đây là danh xưng. Vào thời xưa, trong mỗi một tôn giáo Ấn Độ, người xuất gia tu hành đều gọi là Sa Môn. Sau khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, ở Trung Quốc chỉ có người xuất gia nhà Phật gọi là Sa Môn. Sa Môn là tiếng phạn, ý nghĩa gọi là cần tức, thông thường giải thích gọi là cần tu giới định tuệ, tức diệt tham sân si, đó gọi là Sa Môn. Hay nói cách khác, ý nghĩađoạn ác tu thiện. Có thể rất phấn chấn, rất nỗ lực, rất tinh tấnđoạn ác tu thiện, con người này gọi là Sa Môn. Do đó, xưng hô Sa Môn này, người tại gia cũng có thể gọi, chỉ cần chân thật đoạn ác tu thiện đều có thể gọi là Sa Môn. Ý nghĩa chỗ này là họ đã xuất gia rồi.

“Hiệu viết Pháp Tạng”, lão sư của Ngài đặt cho Ngài một pháp danh, pháp danh này gọi là “Pháp Tạng”. “Pháp” là tất cả Phật pháp, “Tạng” là hàm tàng, tất cả Phật pháp đều hàm tàng trong đó nên gọi là Pháp Tạng. Do đây có thể biết, Pháp Tạng chính là tên gọi của tự tánh chúng ta, chỉ có chân như tự tánh mới hàm chứa tất cả các pháp, thế xuất thế gian tất cả các pháp đều hàm chứa ngay trong tự tánh của chúng ta.

“Tu Bồ Tát đạo”, câu nói này là tán thán Ngài chân thật tu hành, sau khi xuất gia Ngài thật làm, lấy Bồ Tát đạo làm tiêu chuẩn. Đem tư tưởng, kiến giải, lời nói của chính mình, y theo tiêu chuẩn này để tu hành, đây gọi là tu Bồ Tát đạo. Tiêu chuẩn của Bồ Tát đạo là gì? Tịnh Tông chúng ta đề ra năm khóa mục chính làm tiêu chuẩn:

- Thứ nhất là Tịnh Nghiệp Tam Phước.

- Thứ hai là Lục Hoà Kính.

- Thứ ba là Giới Định Huệ Tam Học.

- Thứ tư là sáu Ba La Mật.

- Thứ năm là mười nguyện Bồ Tát Phổ Hiền.

Chúng ta chỉ đề ra năm khoá mục này, không cần nhiều hơn nữa. Năm khóa mục này đơn giản rõ ràng, các vị đồng tu đều có thể ghi nhớ. Dùng năm khóa mục này làm tiêu chuẩn. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường, đối với người việc với vật, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều phải tương ưng với năm tiêu chuẩn này, không trái với tiêu chuẩn này thì gọi là tu Bồ Tát đạo. Nếu như ở ngay trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm trái với những tiêu chuẩn này thì không phải tu Bồ Tát đạo. Mọi người phải ghi nhớ, trái với tiêu chuẩn này là tu ba đường ác, quả báo thật là không tốt, việc này chúng ta cần phải nên ghi nhớ.

Đoạn kế tiếp sau là Thế Tôn tán thán đối với hành trì của Ngài.

Kinh văn: “Cao tài dũng triết, dữ thế siêu dị, tín giải minh ký, tất giai đệ nhất”.

Những lời nói này chúng ta cần phải ghi nhớ, phải học tập với Bồ Tát Pháp Tạng. “Cao” là tán thán đức của Ngài, đức cao. “Tài” là tán thán trí của Ngài, Ngài có trí tuệ, Ngài có tài hoa. “Dũng triết” là tán thán chí hướng của Ngài, Ngài lập ra đại chí, đích thực là khác với người. Người thế gian mong cầu là phú quý, mong cầu hưởng thụ danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần. Bồ Tát giác ngộ, biết được tất cả đều là hư vọng không thực, đều là căn bản của sanh tử luân hồi, cho nên có thể đem nó xả được sạch trơn. Ngài biết được vô thượng đạo mới là chánh pháp, là chư Phật Như Lai sở chứng, là tất cả người giác ngộ mong cầu học tập. Ngài chân thật giác ngộ, chân thật hiểu rõ, hành động việc làm không giống như người thế gian. “Siêu dị”, “siêu” là siêu việt, “dị” là không như nhau. Hai câu này nói rõ, bẩm chất của Ngài khác với phàm tình. Hai câu sau cùng thực tiễn ngay trong cao tài dũng triết.

“Tín giải minh ký, tất giai đệ nhất”. Đây là chúng ta vô cùng ngưỡng mộ, chúng ta có thể làm được hay không? Có thể! Bắt đầu làm từ đâu? Từ “tín”. Ngày nay chúng ta đọc kinh, nghe kinh không thể giác ngộ, tuy là nghe kinh đọc kinh nhưng không thể khai ngộ, nguyên nhân này do đâu? Tín không thật. Trên kinh Kim Cang, Thế Tôn dạy chúng ta: “Tín tâm thanh tịnh”, ngày nay tín tâm chúng ta không thanh tịnh. Nếu như tín tâm thanh tịnh liền sanh thật tướng, sanh thật tướng liền sanh trí tuệ, vậy thì phía sau “giải”, “minh”, “ký” đương nhiên là đệ nhất. Cho nên ngay chỗ này chúng ta phải biết được, tại vì sao Pháp Tạng mọi thứ đều là đệ nhất? Là do Tín. Ngày nay trên tín tâm chúng tavấn đề. Cho nên ở trên kinh Phật thường nói: “Tin là mẹ đẻ công đức”, trên Đại Trí Độ Luận nói: “Tin là có thể vào, trí là có thể chứng”, nếu bạn không tin thì bạn làm sao có thể vào? Chúng ta đọc đến đoạn kinh văn này phải nên có sự khải thị, phải nên có sự lĩnh ngộ. Không có một pháp, không có một chữ, tất cả là từ trong tự tánh lưu xuất ra. Tự tánh của ai? Tự tánh của chính chúng ta. Cho nên chỉ cần xây dựng tín tâm thanh tịnh, chúng ta cũng có thể giống như Pháp Tạng, “giai tất đệ nhất”.

Kinh văn: “Hựu hữu thù thắng hạnh nguyện, cập niệm huệ lực, tăng thượng kỳ tâm, kiên cố bất động, tu hành tinh tấn, vô năng du giả”.

Thù” là đặc thù, siêu thắng, cũng chính là nói đức hạnh của Ngài, hoằng nguyện của Ngài siêu việt hơn tất cả đại chúng, cũng chính là siêu việt tất cả Bồ Tát. Chỗ này chúng ta phải tường tận, cũng phải nên học tập. Chư Phật Như Lai đều phát ra đại nguyện khi còn ở nhân địa. Hiện tại chúng ta cũng phát ra đại nguyệnnhân địa. Nguyện đã phát rồi, có thể thực hiện được nguyện hay không? Việc này có vấn đề. Nếu như có thể viên mãn thực hiện tròn đầy, thực hiện được một trăm phần trăm nguyện đã phát ra thì cái nguyện đó thù thắng. Nếu như nguyện tuy đã phát rồi, cũng có thể làm được, thế nhưng không làm được viên mãn thì cái nguyện này sẽ kém thù thắng. Rất nhiều phàm phu Phật tử ngày ngày phát nguyện, nhưng hoàn toàn không thể thực hiện, cho nên tu học làm sao có thể thành tựu!

“Hạnh nguyện thù thắng” của Pháp Tạng chỉ cái gì? Thông thường nói chính là tứ hoằng thệ nguyện, nói riêng là phẩm thứ sáu phía sau đã nói ra 48 nguyện. Nguyện tuy là có 48 điều nhưng khi quy nạp lại vẫn là không thể siêu vượt tứ hoằng thệ nguyện, cho nên tứ hoằng là nói chung, 48 nguyện là nói riêng. Bốn mươi tám nguyện hiển thị rõ Ngài đã làm đến được một trăm phần trăm, đây chính là chỗ thù thắng của Ngài.

Điều thứ nhất trong tứ hoằng thệ nguyện là “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Chúng ta cũng phát ra cái nguyện này, thường hay ở ngay trong lúc cộng tu, ở ngay trong lễ sám, chúng ta cũng đều niệm câu kệ tứ hoằng thệ nguyện. Niệm thì niệm, nhưng rốt cuộc có phát huy được hay không? Việc này thì rất khó nói, không thể nói chúng ta niệm thì đã phát rồi, không hề đơn giản như vậy. Mỗi một người phát nguyện, tình hình của mỗi một người phát nguyện ra không như nhau, bạn làm đến được mấy phần trăm? Trong nguyện văn nói được rất rõ ràng, chúng sanh vô biên, không chỉ chúng sanh cư trụ ở thành phố này, cũng không chỉ một quốc gia này, cũng không chỉ một địa cầu này, vô lượng vô biên là chỉ tận hư không khắp pháp giới, chúng ta có được cái tâm lượng lớn đến như vậy không? Các đồng tu hiện tại đều có một số kiến thức khoa học, biết được ngay trong thái không có rất nhiều tinh cầu, số lượng của tinh cầu là không có cách gì tính đếm được. Ngay trong những tinh cầu này, quyết định không phải chỉ có địa cầu, mà trên những tinh cầu này có nhân loại cư trụ, gọi là sinh vật cao đẳng. Các khoa học gia tin tưởng, tinh cầu có sinh vật cao đẳng cư ngụ, số lượng vẫn là rất nhiều, thế nhưng họ đã nói sinh vật cao đẳng chỉ hạn chế ở hai loại là động vậtthực vật. Phật nói ra sáu đường với chúng ta, nhưng vào 2500 năm trước, lúc Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, rất nhiêu tôn giáo cổ xưa Ấn Độ đều thừa nhận, đều khẳng định quan niệm về sáu đường, sự thật của sáu cõi,. Làm sao biết được? Đều là ở ngay trong thiền định sâu mà thấy được. Cho nên chúng ta biết được, trong thiền định rất sâu đột phá được thời không. Thực tế mà nói, ngày nay nhà Phật chúng ta gọi là mười pháp giới rất giống trong khoa học gia đã nói mười loại không gian duy thứ khác nhau, nên gọi là không gian ba độ, không gian bốn độ, không gian năm độ, thậm chí đến không gian vô hạn độ. Khoa học gia hiểu được, biết được ngay trong vũ trụhiện tượng này, thế nhưng hiện tại vẫn không nghĩ ra phương pháp đột phá. Vậy thì do đây có thể biết, ngày nay quan sát của người thế gian, không luận dùng bất cứ dụng cụ khoa học nào quán sát thái không, thực tế mà nói, cũng chỉ có thể quán sát đến không gian ba độ, nhiều nhất là quán sát đến không gian bốn độ, lên trên nữa thì không thấy, thì không thể dùng thiết bị khoa học mà có thể thấy được.

Hiện tại, có rất nhiều truyền thuyết nói thấy được công cụ phi hành ngoài thái không, người thông thường gọi là đĩa bay, cũng phát hiện có rất nhiều tình huống, thậm chí đến lời đồn còn có người thái không, người ngoài hành tinh đã từng đáp xuống địa cầu chúng ta. Hiện tại, thông thường trong các nhà sách, báo chí đăng tin về những việc này số lượng rất nhiều, có phải chân thật có sự việc này không? Rất có khả năng có. Như đĩa bay ở trong truyền thuyết, đĩa bay là tôi chính mắt thấy qua, tôi tin tưởng có thứ này tồn tại. Khi tôi thấy không phải chỉ có mình tôi, bên cạnh tôi còn có rất nhiều bạn bè đồng thời đều xem thấy, hơn nữa ngày thứ hai trên báo chí cũng đăng tin có rất nhiều người xem thấy. Những việc này nói rõ, phàm hễ có thể thấy được người ngoài hành tinh đến địa cầu thì ở trong sáu cõi họ vẫn là thuộc về cõi người, họ không phải cõi trời. Nếu như cõi trời, người trời muốn đến thế gian này của chúng ta hà tất phải dùng công cụ giao thông, phải dùng công cụ phi hành hay sao? Không cần thiết. Họ còn phải dùng công cụ phi hànhcõi người, không phải là cõi trời. Ở trên kinh Phật nói với chúng ta, trời có 28 tầng, đây là khu vực giáo hóa của Thích Ca Mâu Ni Phật, gọi là một đại thiên thế giới. Phật nói với chúng ta, giống như đại thiên thế giới như vậy, ở ngay trong thái không là vô lượng vô biên, không cách gì tính đếm, trên kinh thường gọi là “hằng hà sa số”, nhiều thế giới đến như vậy.

Thực tế mà nói, bất cứ thế giới nào cũng đều có chúng sanh. Tại vì sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Ở trong kinh Phật giảng cho chúng ta nghe một đạo lý, chúng ta tin tưởng sâu sắc đối với đạo lý này, đạo lý này là gì vậy? Y báo là từ chánh báo biến hiện ra.

Điển tích của Pháp Tướng Tông đã nói rất rõ ràng, nói hình thành của pháp giới, cái thứ nhất là một niệm bất giác mà có vô minh, từ vô minh biến thành tam tế tướng. Tam tế tướng chính là nói nhân duyên sanh khởi của vũ trụ. Từ trong vô minh nghiệp tướng sanh ra kiến phần, do kiến phần lại sanh ra tướng phần. Tướng phần chính là cảnh giới tướng, vậy thì làm sao có thể nói trên một tinh cầu không có chánh báo ở nơi đó? Như vậy thì họ làm sao có thể xuất hiện y báo? Có nói thế nào cũng nói không thông. Hiện tại khoa học kỹ thuật của nhân loại trên địa cầu này phát triển, xem như có được thành tựu bước đầu. Con người chúng ta cũng đã lên được cung trăng rồi, chứng minh trên cung trăng không thấy có người, không hề thấy có người, cũng không hề thấy có súc sanh, vậy thì trên cung trăng có quỷ cư ngụ không? Họ không hề xem thấy.

Trên địa cầu chúng ta có quỷ cư ngụ, thỉnh thoảng cũng có thấy được quỷ, cũng có thần tiên cư ngụ, địa cầu này của chúng tacõi phàm thánh đồng cư ngụ. Ghi chép của triều nhà Đường, Đại Thánh Trúc Lâm Tự núi Ngũ Đàiđạo tràng của Bồ Tát Văn Thù, đã từng có người gặp qua. Các vị đọc Từ Bi Tam Muội Thuỷ Sám, đọc đến quốc sư Ngộ Đạt bị ghẻ mặt người, cầu cứu với tôn giả Ca Nặc Ca. Tôn giả Ca Nặc CaA La Hán, đạo tràng của Ngài ở Tứ Xuyên. Ông có duyên gặp được Ngài, sau khi trị hết bệnh rời khỏi đạo tràng, khi quay đầu nhìn lại thì không thấy gì nữa, biến thành một mảng núi hoang. Cho nên chúng ta biết được, con người chúng ta không nhìn thấy đạo tràng của Bồ Tát, đạo tràng của A La Hán, đạo tràng của thiên nhân, nơi cư ngụ của quỷ thần. Không thấy được nhưng không thể nói là không có. Ngày nay chúng ta có thể nói trong cung trăng không có người, không có động vậtchúng ta biết. Chủng loại động vật rất là phức tạp, có những động vật con người chúng ta không thể nhìn thấy, cho nên chỉ có thể nói không nhìn thấy động vậtcon người chúng ta quen biết. Nói không chừng còn có những động vậtmắt thịt chúng ta không nhìn thấy được đang cư trụ trên những tinh cầu này. Trong Dược Sư Bổn Nguyện kinh nói cho chúng ta nghe Bồ Tát Nguyệt Quang, Bồ Tát Nhật Quang nói, không chỉ là trong cung trăng có Bồ Tát cư ngụ, mà trong thái dương cầu cũng có Bồ Tát cư ngụ. Loại cảnh giới này cũng giống như trên kinh Hoa Nghiêm đã nói là “bất tư nghị giải thoát cảnh giới”, không phải phàm phu chúng ta có thể tưởng tượng ra được. “Thế giới chi đại, vô kỳ bất hữu”. Chúng sanh rất nhiều chủng loại, tộc loại khác biệt cũng là vô lượng vô biên.

Phát câu tứ hoằng thệ nguyện này thì tất cả chúng sanh này chúng ta đều phải phát tâm độ thoát. Bạn nói xem, cái tâm lượng này bao lớn! Chúng ta ngày nay sáu căn nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý có thể tiếp xúc được chúng sanh, chúng ta phải độ họ; không tiếp xúc được, chúng ta biết là nhất định có. Không tiếp xúc được là năng lực của chúng ta chưa thể hồi phục, chúng ta khẳng định họ tồn tại, chúng ta tin tưởng lời của Phật nói. Phật là chân ngữ giả, thật ngữ giả, Phật nhất định không có vọng ngữ, hơn nữa lời của Phật nói quyết không phải là thần thoại, quyết không phải là lời dự đoán. Phật muốn chúng ta phải đem nó chứng thực từng cái từng cái. Trong tu hành là Tín-Giải-Hành-Chứng, phải đem lời của Phật chứng minh, chứng thật, Ngài muốn chúng ta chân thật nhận biết tường tận hư không pháp giới. Tất cả chúng sanh, hiện tại chúng ta có thể xem thấy cũng tốt, không thấy được cũng tốt, đều có liên quan mật thiết với chúng ta. Chúng ta quan tâm họ, chúng ta thường hay nhớ nghĩ họ, cho nên mới phát nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Cái tâm nguyện này bao hàm lấy tất cả chúng sanh tận hư không khắp pháp giới.

Chữ “độ” này ý nghĩa là gì? Dùng lời hiện đại mà nó là quan tâm họ. Chúng ta dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm đại từ bi quan tâm tất cả chúng sanh, thương yêu tất cả chúng sanh. Chúng sanh cần giúp đỡ thì chỉ cần sức lực của chính chúng ta có thể làm đến được, chúng ta nhất định phải đưa tay ra tiếp giúp, nhất định phải giúp đỡ, không có đủ sức để giúp thì chúng ta cũng phải chân thành chúc phúc cho họ. Đây là ý nghĩa của độ. Vì muốn giúp đỡ những chúng sanh này, trong Phật pháp thường nói là “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, bạn xem, cái tâm nguyện này bao lớn? Không bỏ sót một chúng sanh nào. Sự việc này chỉ có Phật mới có thể làm được, Bồ Tát cũng không làm đến được viên mãn, chỉ có Phật mới có thể làm được viên mãn, huống hồ phàm phu chúng ta. Cho nên, chúng ta phát nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh thì trước tiên chính mình phải tu thành Phật đạo, tại sao vậy? Đến được cảnh giới của Phật thì trí tuệ của chúng ta, năng lực của chúng ta hoàn toàn hồi phục, mắt của chúng ta mở ra, xa có thể thấy được tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều có thể thấy được rõ ràng tường tận, giống như trên kinh Phật đã nói “như đối mục tiền”, cũng giống như mặt đối mặt với người, thấy được rõ ràng như vậy, tường tận như vậy. Trên kinh nêu ra cự ly bao xa? Một tuần. Một tuần người Trung Quốc chúng ta gọi là tám thước. Tám thước cự ly rất gần, tôi ngồi ngay đây cùng cự ly của các vị không phải là tám thước, đại khái có khoảng hơn 20 thước. Bạn tưởng tượng xem, gần như vậy không phải thấy được rất rõ ràng sao? Thế giới Cực Lạc cách chúng ta mười vạn ức cõi nước Phật, chúng ta thấy thế giới Cực Lạc cũng như ngay trước mặt. Hồi phục năng lực, từ nơi nhỏ mà xem, không cần dùng thiết bị khoa học. Chúng ta có thể xem thấy bàn ghế bày ra ngay trước mắt chúng ta, mọi thứ mọi vật đều xem thấy nguyên tử, điện tử, hạt tử trong đó, xem thấy nó đang vận hành ở trong đó, đó là năng lực thấy của bạn được hồi phục, công năng của mắt, công năng của tai hồi phục. Ngày nay chúng ta gọi là sóng âm thanh. Sóng âm thanh giữa vũ trụ này cũng là vô lượng vô biên. Chúng ta có thể tưởng tượng ra được, có thể lý giải, sóng âm là do đâu mà có? Do chấn động mà ra, chỉ cần có chấn động thì có âm thanh. Mức độ chấn động lớn nhỏ không như nhau, thế là hình thành sóng dài ngắn không như nhau. Ngày nay lỗ tai này của chúng ta, trong rất nhiều sóng âm khác nhau chỉ có thể tiếp nhận một bộ phận rất là nhỏ hẹp. Cao hơn âm này thì chúng ta không thể nghe được, thấp hơn so với cái âm này chúng ta cũng không nghe được. Việc này mọi người đều có thể hiểu được, đều có thể lý giải. Nếu như năng lực nhĩ căn chúng ta hoàn toàn hồi phục rồi, âm ba cực cao chúng ta cũng có thể nghe được rõ ràng, cực thấp như kiến, kiến nói chuyện ở trong ổ, chúng ta cũng có thể nghe được rõ ràng tường tận. Nếu năng lực của bạn không thể hồi phục, bạn làm sao có thể giúp tất cả chúng sanh? Cho nên hồi phục năng lực là việc lớn quan trọng nhất ngay trước mắt.

Năng lực phải làm cách nào để hồi phục?

Phật ở trên Hoa Nghiêm, trong phẩm Xuất Hiện nói: “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai, nhưng vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc”. Phật chỉ cần một câu nói là đem gốc bệnh của chúng ta nói ra hết. Mỗi một người chúng ta đều có trí tuệ Như Lai, đều có trí tuệ, đức năng như của Phật Đà. Đức năng chính là tôi vừa rồi nêu ra tai mắt thông minh, mắt của bạn có thể thấy được hư không pháp giới, lỗ tai cũng có thể nghe được hư không pháp giới, làm gì phiền não như chúng ta ngày nay không dùng được gì. Lần này chúng ta diễn giảng ở đây, chúng ta biết được hiện tại toàn thế giới có rất nhiều người vào ngay lúc này đồng thời thu xem giảng kinh của chúng ta. Nhờ vào thiết bị khoa học để phát sóng, vậy cũng là phiền phức. Phật nói chúng tabản năng, không cần phải nhờ vào bất cứ thiết bị nào giúp đỡ. Chư Phật Như lai giảng kinh ở bổn quốc của các Ngài, chúng ta ở nơi đây có thể nghe được, có thể thấy được, không những mắt chúng ta có thể thấy được, tai có thể nghe được, tay chúng ta cũng có thể sờ tới, còn có thể tiếp xúc được. Việc này chân thật là không thể nghĩ bàn. Đây là nói đức năng.

“Tướng” là tướng mạo, như trên đại kinh đã nói là “Phật có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp”, mỗi người chúng ta đều đầy đủ, tại vì sao ngày nay thảy đều mất hết? Việc này đúng như Phật đã nói, chúng ta làm sao bị mất đi? Do vọng tưởng, chấp trước, ngay trong đó còn có một cái là phân biệt nhưng đã được tỉnh lược bớt đi. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước che mất đi năng lực của chúng ta. Chúng ta cũng rất rõ ràng, có thể thể hội được mười pháp giới từ đâu mà có? Chúng sanh trong mười pháp giới đều là mê, đều không giác ngộ, chỉ là mê có cạn sâu không như nhau. Sáu cõi thì mê sâu, pháp giới bốn thánh thì mê cạn, chỉ là khác biệt này mà thôi. Pháp giới bốn thánh chưa kiến tánh, việc này trên kinh nói được rất rõ ràng, cho nên nhất định phải đột phá mười pháp giới, chứng được pháp giới nhất chân mới xem là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Mười pháp giới từ do đâu mà có? Từ phân biệt chấp trước mà ra, có phân biệt lại có chấp trước là sáu cõi, có phân biệt không có chấp trước thì không có sáu cõi này, còn lại pháp giới bốn thánh là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, họ có phân biệt không có chấp trước. Nếu như phân biệt cũng không có, vậy thì tốt rồi, mười pháp giới không còn, vào Pháp giới nhất chân. Nhất chânpháp giới bình đẳng, các vị nên biết mười pháp giới không bình đẳng, pháp giới nhất chân thì bình đẳng, bạn có phân biệt thì bạn không cách gì vào được pháp giới bình đẳng, cho nên phải đem phân biệt xả bỏ. Các vị đồng tu nhất định phải nên biết, chúng ta xả tất cả chấp trước thì xả sáu cõi luân hồi. Tất cả chấp trước, không luận là thế pháp hay Phật pháp, trên kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp còn nên xả, huống hồ phi pháp”, nói với chúng ta Phật pháp cũng không thể chấp trước, bạn chấp trước Phật pháp vẫn là sai lầm. Phật pháp có cần hay không? Cần! Không chỉ Phật pháp cần, pháp thế gian chúng ta cũng cần. Cần thì không hề gì, nhưng không được chấp trước, không được phân biệt. Chỉ cần bạn lìa phân biệt, chấp trước thì thế xuất thế gian pháp bạn liền thọ dụng tự tại, bạn liền được đại tự tại. Chỗ này đúng như trên kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vốn dĩ không có chướng ngại, chướng ngại có đều là từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Bạn chưa đoạn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì lý sựchướng ngại, sự sự có chướng ngại. Chỉ cần bạn đem những thứ này xả bỏ, thì sự sự không còn chướng ngại.

Chúng ta ở trong đại kinh xem thấy Như Lai được đại tự tại. Kinh Hoa Nghiêm của Đường dịch hình dung Ngài là “Sư tử tần thân”, trong kinh Hoa Nghiêm của Tấn dịch là “Sư tử phấn tốc”, đều là tỷ dụ ý nghĩa đại tự tại. Vậy thì do đây có thể biết, nếu như chúng ta không thể hồi phục trí tuệ đức năng của chính mình thì cái nguyện này là không nguyện, không thể hiện thực, bạn không có năng lực giúp đỡ người khác.

Phải làm thế nào hồi phục năng lực của chính mình? Phật dạy chúng ta đoạn phiền não, cho nên nguyện thứ hai là “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Chủng loại phiền não thì quá nhiều, nói không hết, trong Phật kinh nói là “tám vạn trần lao phiền não”. Cái tám vạn này không phải tùy tiện nói, mà là thật có. Các vị xem trong Phật Học Từ Điển, tra xem trong Giáo Thừa Pháp Số, chân thật là đem tám vạn bốn ngàn phiền não từng điều từng điều liệt kê ra, thật có nhiều đến như vậy. Hơn nữa trong nguyện văn tứ hoằng thệ nguyện nói với chúng ta là “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”, còn nhiều hơn tám vạn bốn ngàn, không chỉ là tám vạn bốn ngàn. Đoạn phiền não bằng cách nào? Nếu như bạn đem từng cái từng cái mà đoạn thì quá phiền phức, đó là phương pháp tu học rất khờ.

Tổ sư đại đức thời xưa Trung Quốc dạy chúng ta, trên thực tế đều là ở trên kinh Phật đã nói, tu hành phải tu từ cơ bản, đoạn phiền não phải đoạn từ cơ bản. Việc này cũng như đốn cây vậy, bạn không cần đến cây này nữa, muốn bỏ đi cây này, bạn đốn cây bằng cách nào? Trước tiên tước bỏ lá đi, sau đó chặt cành, bạn nói xem bạn có bao nhiêu phiền phức? Người thông minh từ gốc mà đào lên thì lập tức nhổ đi, làm gì mà phiền phức đến như vậy? Phiền não tuy là nhiều nhưng nó có gốc. Gốc là gì vậy? Chính là vừa rồi mới nói: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đây là gốc. Nếu bạn không biết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rốt cuộc là thứ gì thì Phật rất cụ thể nói với chúng tatham sân si mạn, vậy thì chúng ta bỗng nhiên hiểu ra.

Cái đầu tiên là thân kiến. Đem thân thể này xem thành ta, chấp trước thân thể này chính là ta, đây là căn bản của phiền não. Từ nhận biết sai lầm này sanh ra ngã tham, ngã sân, ngã si, ngã mạn thì phiền phức đến, đều là do một chữ “ngã”. Cái “ngã” này là từ trong chấp trước mà sanh ra, từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sản sanh ra, là giả, không phải là thật. Cho nên trên kinh Kim Cang, Phật nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, đó là nói lời chân thật với bạn. Phật nói những lời này có bao gồm thân thể chúng ta trong đó hay không? Có! Phật đã nói là “vô ngã tướng, vô nhân tướng”, cái tướng đó là cái tướng bạn phân biệt chấp trước. Nói không có cái tướng đó không phải là không có cái thân tướng, cái thân tướng này đang tồn tại, mỗi một thân tướng đều đang ở đây. “Vô ngã tướng” là không phân biệt chấp trước ngã tướng, không phân biệt chấp trước nhân tướng, không phân biệt chấp trước tướng chúng sanh.

“Thọ giả tướng” chính là ngày nay chúng ta gọi là quan niệm của thời gian cùng không gian, thọ giả là chỉ thời gian. Thời không là quan niệm trừu tượng, hay nói cách khác, vẫn là từ ngay trong phân biệt chấp trước mà sanh ra, không phải là thật. Phật dạy chúng ta lìa tướng là lìa cái tướng vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không phải là cái tướng hiện thực này của chúng ta. Nếu bạn lìa cái tướng hiện thực này thì bạn hoàn toàn sai lầm. Cái tướng này là như thế nào vậy? Trong Tướng Tông gọi là tướng phần của A Lại Da, nếu như từ trong tánh tông mà nói thì đó là cái tướng duy tâm sở hiện. Trên kinh Bát Nhã nói “chư pháp thật tướng” chính là nói cái này, đó là chư pháp thật tướng. Cái tướng này không ngại sự, mà lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Ngại sự là gì vậy? Ngại sự là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cái tướng đó của bạn ngại sự. Đạo lý này rất sâu rất rộng, nếu nói tỉ mỉ thì thời gian tương đối dài, may mà phía sau Hoa Nghiêm còn có nói đến, hơn nữa nói được rất nhiều. Vậy thì chúng ta từ chỗ này mà thể hội được, đoạn phiền não nhất định phải từ gốc mà đoạn, chỗ này chúng ta thường nói là nhìn thấu buông bỏ. Nhìn thấu là hiểu rõ chân tướng sự thật. Buông bỏ chính là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, càng cụ thể hơn mà nói là buông bỏ tham-sân-si-mạn, buông bỏ phải quấy nhân ngã, vậy thì chúng ta trải qua đời sống chính là đời sống trí tuệ cao độ của chư Phật Bồ Tát.

Cho nên trước tiên bạn nhất định phải đoạn phiền não, bạn không đoạn phiền não thì không có năng lực học Phật pháp. Cho nên sau khi phiền não đoạn tận, cái nguyện thứ ba gọi là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, bạn học pháp môn thì rất đơn giản, rất dễ dàng, tại sao vậy? Trí tuệ khai rồi, sau khi đoạn phiền não thì trí tuệ khai mở, pháp môn vô lượng vô biên vừa tiếp xúc thì liền thông đạt. Các vị ở trong kinh Vô Lượng Thọ, ở trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật xem thấy được tình hình của thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn xem, thù thắng dường nào! Không chỉ Phật A Di Đà ngày ngày giảng kinh nói pháp, mà thế giới Tây Phương sáu trần đều nói pháp. Các vị đã nghe Hoa Nghiêm nửa năm rồi, ý nghĩa của sáu trần nói pháp phải nên có thể hiểu thêm một chút.

Sáu trần nói pháp là thật, không phải giả; cây cối hoa cỏ, tất cả vạn pháp, không có thứ nào không nói pháp, lại huống hồ mỗi một người đều có năng lực mỗi ngày thân cận mười phương vô lượng vô biên chư Phật Như Lai. Bạn đi cúng Phật là bạn tu phước; cúng Phật đương nhiên nghe Phật nói pháp, nghe pháptu huệ. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là nơi chốn tốt nhất, phước huệ song tu, đạo tràng tốt nhất. Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên chúng ta đến bên đó, mười phương tất cả chư Phật khuyến khích chúng ta đi đến thế giới Cực Lạc, đạo lý chính ngay chỗ này. Tại vì sao không đi đến thế giới khác mà nhất định phải đến thế giới Cực Lạc? Thế giới Tây Phương Cực Lạc là nơi chốn tốt nhất để tu học. Nếu như nói đến các thứ khác, thì có một số thế giới còn thù thắng hơn so với thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc sẽ không so sánh được với thế giới đó; thế nhưng nói đến giáo học, học tập, thì bao gồm tất cả cõi nước chư Phật đều không thể sánh được với thế giới Cực Lạc. Chúng ta phải biết được chân tướng sự thật này mới hiểu rõ ý nghĩa chân thật chư Phật Bồ Tát khuyên bảo chúng ta vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vì vậy lúc này tu học liền nhanh, thời gian rất ngắn thì hoàn thành trí tuệ, cùng trí tuệ trên quả địa Như Lai không hề khác biệt, cho nên sau cùng nói “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, đó là kết quả.

Tứ hoằng thệ nguyện, bốn điều ở nơi đây lược nói. Bạn xem thấy Bồ Tát Pháp Tạng làm thế nào đem áp dụng tứ hoằng thệ nguyện, làm thế nào tu được viên mãn tứ hoằng thệ nguyện? Đó chính là 48 nguyện. Chúng ta học bộ kinh này phải nhắm vào ngay chỗ này, chỗ này không được một chút mơ hồ nào, kinh văn chỗ này chỉ có một câu là “thù thắng hạnh nguyện”. Hạnh cùng nguyện nhất định phải hợp lại, có nguyện có hạnh, nguyện ở phía trước dẫn đường bạn, dùng hạnh để thực tiễn nguyện, thực tiễn nguyện vọng của bạn thì nguyện vọng của bạn mới có thể đạt đến, mới có thể viên mãn. Hy vọng các đồng tu phải tỉ mỉ mà tư duy, tỉ mỉ mà thể hội. Chúng ta ở ngay trong đời sống hiện thực phải nên làm thế nào dụng tâm? Phải nên làm thế nào tu hành? Nhất định phải phát nguyện, phải có thể xả mình vì người. Pháp Tạng có thể mãn nguyện chính là nhờ vào nguyên tắc này mà làm. Pháp Tạng xây dựng thế giới Tây Phương Cực Lạc, xây dựng đạo tràng này không phải để chính mình hưởng phước, mà để cung cấp cho tất cả chúng sanh mười phương thế giới, chỉ cần bạn ưa thích ở nơi đây thì đều hoan nghênh bạn đến tu học. Cái phước báo này mọi người cùng hưởng, chính Ngài không hưởng. Ngày nay chúng ta học Phật, tu học Tịnh Độ thù thắng đến như vậy! Tu học Tịnh Độ chính là học Phật A Di Đà, chúng ta có giống A Di Đà Phật hay không? Mỗi ngày chí ít phải hỏi vài lần là ta có giống Phật A Di Đà không? Không giống Phật A Di Đà thì không được, vậy thì bạn là giả, bạn không phải là thật. Nhất định phải giống như Phật A Di Đà.

Làm thế nào để giống Phật A Di Đà?

Lúc trước tôi đã nói qua rất nhiều lần, phải đem bộ kinh này từng câu từng chữ làm cho được thì bạn liền giống Phật A Di Đà. Bộ kinh này chính là Phật A Di Đà. Cho nên chúng ta phải thật tin, phải có thể lý giải, phải y giáo phụng hành. Không phải đọc nguyện của Phật A Di Đày theo nguyện đó của Phật A Di Đà, chúng ta phải phát nguyện giống như nguyện của Ngài, tu cũng giống như hạnh của Ngài, vậy mới giống như Phật A Di Đà. Có được hai, ba phần giống thì bạn quyết định vãng sanh; bạn có thể tu được tám, chín phần giống thì thượng thượng phẩm vãng sanh, chúng ta phải nên nỗ lực.

Câu phía sau cũng rất là ý nghĩa: “Cập niệm huệ lực”. Thực tế mà nói, câu này là nói cơ bản hành môn của chúng ta, ngũ căn ngũ lực, chỗ này nói huệ lực là nói năm lực, căn có lực. Năm căn là tín, tấn, niệm, định, huệ, nhưng chỉ nói đến “niệm, huệ", ngoài ra ba cái kia đã được tỉnh lược là “tín, tấn, định”. Ý nghĩaviên mãn, quyết không có sót mất, bởi vì kinh văn này là một câu bốn chữ, đó là cái đẹp của văn tự, ý nghĩa rất viên mãn. Trên văn tự có tỉnh lược, chúng ta phải biết. Thế nhưng bạn nghĩ đến ngũ căn ngũ lực thì bạn cần phải biết ba mươi bảy phẩm trợ đạo, phía trước còn có Tứ Niệm Xứ. Niệm xứ chúng ta có hay không? Niệm xứtrí tuệ, cũng là nhìn thấu mà chúng ta nói.

Tứ niệm xứ là dạy cho chúng ta bốn loại quan niệm chính xác. Ngày nay chúng ta tu hành, các đồng tu thường nói công phu không có lực. Nền tảng của chúng ta chưa chắc chắn thì công phu của chúng ta đương nhiên không có lực. Không có lực là gì? Không buông bỏ được. Tại vì sao không buông bỏ được? Không nhìn thấu. Phật dạy chúng ta phải bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu học từ Tứ Niệm Xứ.

Điều thứ nhất trong Tứ Niệm Xứ là “quán thân bất tịnh”. Đây là bước đầu vào cửa, chính là làm cho chúng ta đối với thân kiến này tuy là chưa thể đoạn dứt, nhưng cái chấp trước này phải giảm nhẹ, vậy thìtiến bộ. Dùng phương pháp quán thân bất tịnh này giảm nhẹ ngã chấp.

Thân tuy là giả, không phải là thật, nhưng chúng ta không thể thiếu nó. Nhà Phật thường nói “mượn giả tu thật”, chúng ta phải mượn cái thân giả này để tu cái chân tánh, không có cái giả này thì vẫn không được, cho nên nó hữu dụng. Bạn tận lực mà sử dụng nó, không chướng ngại, nhưng không được chấp trước nó. Việc này ngày trước tôi giảng kinh thường nói qua, chúng tathế gian này, tất cả vạn vật chúng ta nên có quyền sử dụng, không nên có quyền sở hữu. Quyền sử dụng hữu dụng, quyền sở hữuchấp trước, không cần phải sở hữu của ta, ta có dùng được thì tốt rồi. Chúng tagiảng đường này giảng kinh, chúng ta ngồi ở nơi đây, chúng ta có quyền sử dụng, quyền sở hữuCư Sĩ Lâm, không phải của chúng ta. Đối với thân thể này cũng vậy, không nên chấp trước cái thân này là ta, không nên thương yêuquá đáng, chăm sóc nó nhiều quá thì sai rồi. Ta phải lợi dụng nó, phải sử dụng nó, ta quyết không chấp trước nó, sau đó xả thân thọ thân thì bạn liền được tự tại. Cho nên Phật dạy cho chúng ta phương pháp tốt, dạy chúng ta thường phải “quán thân bất tịnh”, cái thân này không phải là thứ trong sạch, không phải là thứ tốt, bạn trân trọng nó như vậy, thương yêu nó đến như vậy để làm gì? Vậy là sai rồi!

Điều thứ hai trong Tứ Niệm Xứ Phật dạy là “quán thọ thị khổ”. Thọ là gì vậy? Hưởng thọ. Người ở Singapore đều có phước, đây là đất phước. Trên thế giới có rất nhiều nơi con người đang chịu khổ nạn, người ở nơi đây thì cơm áo đầy đủ. Bạn tỉ mỉ mà nghĩ xem, bạn ngày ngày hưởng thọ, bạn vui hay là khổ? Cũng không tệ, rất an vui, bạn không biết được thật khổ, tại sao vậy? Bởi vì ba bữa cơm bạn ăn được rất no, cơm rau đều ăn được rất vừa miệng, rất vui, nhưng một ngày không cho bạn ăn cơm thì đói đến khổ sở, cái khổ liền đến. Do đây có thể biết, ba bữa cơm là thuốc, là cứu khổ, bạn thiếu một bữa thì khổ rồi, thiếu hai bữa càng khổ, bạn mới biết được hưởng thọ của bạn là khổ. Tại vì sao bạn không cảm giác được khổ? Là bởi vì đến lúc thì bạn liền uống thuốc, làm cho cái khổ đó bị che mất, thì bạn không cảm thấy được khổ. Khi một lần thuốc đến trễ thì khổ liền đến ngay, vậy mà bạn vẫn không giác ngộ. Hưởng thọ của thế gian chỉ có khổ không có vui, cho nên nói với bạn, khổ là thật, vui là giả. Vì sao nói vậy? Vui sẽ biến thành khổ nên vui chính là giả, khổ không thể biến thành vui cho nên khổ là thật. Lấy việc ăn cơm để nói, bạn ăn một chén rất vui thích, ăn cảm thấy ngon, ăn hai chén cũng rất vui thích, liên tục bảo bạn ăn mười chén, hai mươi chén thì bạn liền khổ. Bạn thấy đó, chẳng phải vui lập tức biến thành khổ rồi sao? Bụng đói thì rất khổ, đói một ngày thì khổ, đói hai ngày càng khổ, đói luôn mười ngày, hai mươi ngày thì chỉ có khổ kéo dài, tuyệt đối không thể nói đói đến một lúc nào đó thì vui, không hề có việc này. Vui là giả, khổ là thật. Bạn chính mình phải cố gắngnghĩ tưởng, lời Phật nói không sai một chút nào, “quán thọ thị khổ”.

Điều thứ ba là “quán tâm vô thường”. Tâm là gì? Ý niệm. Ý niệm bảy trên tám dưới, cho nên nếu bạn hiểu rõ, giác ngộ rồi, thì người thế gian qua lại là hư tình giả ý, không có gì là thật. Xin nói thật lòng với bạn, đối tốt được với bạn thế nào, thương yêu bạn đến đâu, nhưng qua hai ngày thì thay đổi, trong tâm lập tức liền biến đổi. Cho nên nếu bạn hiểu rõ rồi, nghe lời Phật nói giác ngộ rồi, họ nói tốt, bạn mỉm cười, biết là giả, không phải là thật; họ nói không tốt cũng là giả, cũng không phải là thật, vô thường, không thật. Đây đều là nói đến chân tướng sự thật. Đó là phàm phu. Tâm của Chư Phật Bồ Tátchân thường, gọi là “chân tâm thường trụ”, cái đó thì vĩnh viễn không thay đổi. Phàm phu mê hoặc điên đảo thì làm gì mà không thay đổi? Thiên biến vạn hoá, chính mình cũng không làm chủ được chính mình thì làm gì có bảo đảm đối với người khác, làm sao mà đáng tin?

Điều thứ tư trong Tứ Niệm Xứ Phật dạy chúng ta là “quán pháp vô ngã”. Ngã là gì vậy? Chủ tể. Trên kinh Hoa Nghiêm đã nói qua tám loại ngã, chỗ này thì không cần nói thêm nhiều, ý nghĩa chủ yếu nhất trong tám loại này chính là chủ tể. Tất cả vạn vật đều không thể làm chủ được, đều là đang biến hoá, người và động vật có sanh lão bệnh tử, thực vậtsanh trụ dị diệt, khoáng vật có thành trụ hoại không, tất cả vạn vật không có tự thể, tất cả vạn vật đều không thể thường trụ, đó gọi là vô ngã.

Phật dạy cho chúng ta bốn loại quan niệm cơ bản này, bạn phải thường hay quán sát như vậy đối với vũ trụ nhân sanh thì bạn liền khai trí tuệ, đây là chúng ta nói bạn đã nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu liền có thể buông bỏ. Buông bỏ là gì vậy? Tứ chánh cần, tứ như ý túc. Túc là gì vậy? Đầy đủ, tri túc thường lạc. Phật thị hiện cho chúng ta, năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn ở đời, nhu cầu đời sống của Ngài là ba y một bát, khất thực nuôi thân, nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, Ngài biết đủ.

Tứ như Ý Túc, bốn điều này hợp lại mà nói chính là biết đủ thường vui, ngay trong đó có Tứ Chánh Cần.

Tứ Chánh Cần là dạy chúng ta thái độ đối nhân xử thế ngay trong một đời này, nguyên tắc đối nhân xử thế. “Chánh” là chính xác, “cần” là phấn đấu. Bốn loại chánh đáng phải nên phấn đấu mà làm, một cái là đoạn ác, một cái là tu thiện. Phật dạy chúng ta ác đã tạo phải mau đoạn dứt, ác chưa tạo thì quyết định không nên tạo tác, hai điều này là đoạn ác. Cái thiện đã làm thì phải nỗ lực mà làm, cái thiện chưa làm thì phải mau phát tâm, hai điều này là tu thiện. Cho nên, Tứ Chánh Cần hợp lại mà nói chính là đoạn ác tu thiện. Ngày nay chúng ta được thân người, ở nhân gian này sống qua được mấy mươi năm, ngày tháng của mấy mươi năm phải nên trải qua như thế nào? Phật chỉ điểm cho chúng ta nguyên tắc “đoạn ác tu thiện”. Thế Tôn cũng thị hiện tấm gương này cho chúng ta xem. Chúng ta xem thấy được trong truyện ký của Phật Đà, trong Đại Tạng KinhThích Ca Phương Chí, có Thích Ca Phổ do người xưa viết, đây là truyện ký cổ xưa nhất của Thích Ca Mâu Ni Phật. Cả đời Ngài thị hiện cho chúng ta xem, mười hai điều phía trước đích thực là Ngài đã làm được, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc Ngài thật đã làm được. Vậy nếu chúng ta muốn niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, nếu bạn muốn công phu có lực, bạn cũng phải đem ba khóa mục, mười hai câu này làm cho được. Bạn tu hành có gốc, có nền móng rồi, thì công phu của bạn mới có lực. Từ nơi nền tảng này mà nâng lên mới là ngũ căn ngũ lực. Ngũ căn, ngũ lựcxây dựng trên nền tảng cơ bản này. Chúng ta xem thấy trên kinh A Di Đà, người học của thế giới Tây Phương Cực Lạc, tức là những người của mười phương thế giới vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc còn tu cái gì? Trên kinh nói là “Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Chánh Đạo Phần”, bốn điều phía trước không hề nói, bốn điều phía trước không dùng, họ đều có rồi, nền tảng đều có rồi. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì căn, lực, Bồ Đề phần, bát chánh đạo vẫn phải làm tiếp tục.

Ba mươi bảy phẩm trợ đạo này, đại sư Trí Giả của Thiên Thai nói rất hay, người thông thường đều đem nó xem thành giáo nghĩa của Tiểu thừa, cách nhìn này là sai lầm. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là thông cả Tiểu và Đại thừa, đây là pháp cơ bản trong Phật pháp, không luận Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn, Giáo hạ thảy đều phải tu, khoa trình chung nhau, chúng ta phải nhận biết cho rõ ràng. Đại sư Trí Giả đem ba mươi bảy phẩm, dùng phương thức bốn giáo tạng, thông, biệt, viên giảng giải, chúng ta mới hoát nhiên đại ngộ, mới thấy ra ba mươi bảy phẩm là pháp luân viên mãn của nhà Phật, bao gồm tất cả pháp ở trong đó, nó là tổng cương lĩnh của Phật pháp.

Bây giờ chúng ta trở lại trong kinh văn giảng “niệm huệ lực”, tức là ngũ lực. Ngũ lực, cái thứ nhất là “Tín”. Trước phải có gốc, sau đó cái gốc này mới sanh ra sức mạnh. Vậy chúng ta muốn hỏi, tín của chúng ta có gốc hay không? Ngày nay nghe được niệm Phật tốt, ngày mai lại nghe một người tham thiền tốt, tâm của bạn liền dao động, ngày sau lại nghe một người trì chú tốt, lại muốn đi trì chú, tín của bạn không có gốc, giống như lục bình trôi trên sông vậy, trôi theo dòng nước, không có gốc, cái tín này làm sao mà được! Tín tâm như vậy không thành được việc gì. Vì sao lòng tin của họ không có gốc? Không làm tốt được ba khoá mục trước là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc. Không xây dựng tốt được nền tảng này nên lòng tin không có gốc. Nếu như bạn làm hết được mười hai câu phía trước thì lòng tin của bạn liền có gốc, vì sao vậy? Nhận biết rõ ràng, sự lý nhân qua tất cả pháp đều có thể tường tận, biết được đoạn ác tu thiện, biết được biết đủ thường vui, tâm của bạn liền định, cho nên lòng tin của bạn mới có gốc, gốc đang thêm lớn. Làm thế nào thêm lớn? Thân cận thiện tri thức, thân cận bạn lành, đọc tụng Đại thừa, mỗi ngày nghiên cứu thảo luận, lý càng nghiên cứu càng rõ ràng, thế là lòng tin của bạn liền có sức mạnh, quyết định không thể dao động.

Từ tín bạn mới có thể chịu tinh tấn, cái chữ “tấn” này là tinh tấn, đặc biệt chú ý chữ “tinh”. Tinh là thuần mà không tạp, một môn thâm nhập, đây gọi là tinh tấn. Không được học quá nhiều, không được học quá tạp. Trong tứ hoằng thệ nguyện nói với chúng ta là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vậy vì sao bảo chúng ta học một môn? Một môn này cùng vô lượng là một ý nghĩa, không có một chút mâu thuẫn nào. Nói thế nào vậy? Tổ sư đại đức nói với chúng ta: “Một kinh thông tất cả kinh thông”, tất cả kinh không phải là vô lượng pháp môn hay sao? Bạn thông một pháp môn rồi thì bao gồm tất cả pháp môn đều thông, đây gọi là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.

Kinh này làm thế nào mới gọi là học thông? Có phải kinh này đều học thuộc gọi là học thông không? Không phải vậy, có phải đạo lý của kinh này đều hiểu hết mới gọi là thông? Cũng là không phải. Vì sao gọi là thông? Mỗi một bộ kinh đều có giáo-lý-hành-quả, nhà Phật gọi là bốn kinh. Văn tự là giáo; đạo lý hàm nghĩa trong văn tự đó là lý (lý là chân lý, là chân như tự tánh); trong đây lại có phương pháp tu hành, đó là hành kinh; giáo-lý-hành dung hoà thành một gọi là chứng, như vậy bạn mới được xem là thông. Đừng nói là tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm, mà tất cả kinh là từ trong một lý mà nói ra, thông thường gọi là giáo lý.

Ngày trước, khi tôi học giáo với lão sư Lý, lão sư lên dạy buổi học đầu tiên liền dạy tôi là: “Ông phải học giáo lý”. Vào lúc đó tôi không hoàn toàn hiểu, thầy nói với tôi: “Nếu như ông bắt tay vào từ giáo lý, tương lai tất cả kinh đều quán thông, giảm nhiều thời gian”. “Như kỳ bất năng”, nếu như bạn không có năng lực này thì “thoái nhi cầu kỳ thứ”. Bạn chú trọng giáo nghĩa, nghĩa cũng là lý, thế nhưng nghĩa lý phạm vi nhỏ, thông một tông nhưng không thể thông toàn bộ, có thể thông một tông, đó thuộc về nghĩa lý. Đây là Thế Tôn Ngài ngay ban đầu dạy cho chúng ta phương pháp, bạn có thể từ đó mà nhắm vào, học tập sẽ rất mau. Không thể nói học một bộ kinh thì sẽ giảng một bộ kinh, chiếu theo phương pháp của lão sư mà làm, vậy thì không được, có làm thế nào cũng chẳng qua máy ghi âm. Máy ghi âm thì không sót một chữ nào, chúng tadiễn đạt thế nào cũng không vượt qua được nó, có theo lão sư học như thế nào cũng học không giống như máy ghi âm. Trong đây có phương pháp.

Thế nhưng không luận từ giáo lý hoặc là từ nghĩa lý, cũng không phải người thông thường có thể làm được. Tâm phải chặt, tâm phải chuyên, tâm phải thanh tịnh, còn phải nhiệt thành với Phật pháp, bạn cần phải chuẩn bị mấy điều kiện này mới được. Không đầy đủ mấy điều kiện này thì không được, nghĩa lý cũng không làm được. Hay nói cách khác, vẫn phải như phía trước nói là niệm xứ, chánh cần, tứ như y túc, vẫn là phải có cái nền tảng này. Không có cái nền tảng này thì khó. Cho nên tôi giảng ba khóa mục này phía trước trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, cách giảng của tôi không giống như người xưa. Người xưa giảng khó hiểu, tôi đem “tứ niệm xứ” giảng là “nhìn thấu” thì mọi người dễ hiểu, tôi đem “tứ như ý túc” giảng là “buông bỏ” thì mọi người cũng dễ hiểu, có như vậy bạn mới chân thật có thể được thọ dụng.

Chính tôi học Phật, thực tế mà nói, có lực là nhờ đại sư Chương Gia. Khi vừa bắt đầu học Phật, đại sư Ngài dạy cho tôi sáu chữ: “Nhìn được thấu, buông được xuống”. Về sau tôi đến chỗ lão sư Lý học giáo thì tương đối dễ dàng là bởi vì phía trước vị lão sư thứ nhất xây dựng cho tôi nền móng chuẩn xác, cho nên biết được tinh tấn, một môn thâm nhập. Thế Tôn nói ra tất cả kinh, ở trên lý mà nói thì pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, bất cứ một bộ kinh nào, bạn toàn tâm toàn lực dụng công ở trên đó, bạn nên hiểu được, không luận một bộ kinh nào mở ra đều có bốn phần Giáo-Lý-Hành-Quả, chúng ta làm thế nào học tập? Tín-Giải-Hành-Chứng. Tín giáo, giải lý, tu hành, chứng quả, thì bạn thông bộ kinh này. Bộ kinh này mà thông rồi thì tất cả kinh đều thông, tất cả kinh chỉ cần vừa tiếp xúc, vừa nhìn, vừa nghe thì liền hiểu. Nếu như các vị hoài nghi, nói việc này có thể sao?

Tôi thấy rất nhiều đồng tu đều xem qua Đàn Kinh, Lục tổ Đại sư Huệ Năng thiền tông triều nhà Đường nói (đại sư Huệ Năng không biết chữ, cho nên không phải do Ngài viết, là do Ngài giảng, học trò của Ngài ghi chép cho Ngài), thời gian học giáo của Ngài rất ngắn, ngay trong một đời học giáo, đại khái ở ngay trong tưởng tượng của chúng ta nhiều nhất vẫn chưa tới hai ba giờ, ngay trong một đời học giáo của Ngài nhiều nhất là hai ba giờ đồng hồ. Bạn thấy, nửa đêm Ngũ tổ Hoằng Nhẫn bảo Ngài đến phòng, giảng kinh Kim Cang cho Ngài nghe, giảng đến “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài liền khai ngộ, phía sau không cần giảng nữa. Các vị phải nên biết, hai giờ đồng hồ đó của Ngài thật cừ khôi, Ngũ tổ giảng cho Ngài là giáo-lý-hành-quả của kinh Kim Cang, khi Ngài Huệ Năng nghe giảng hai ba giờ đồng hồ liền tín-giải-hành-chứng. Hai người đều rất cừ khôi, một người biết nói, một người biết nghe, làm gì giống như chúng ta ở nơi đây, giảng nhiều năm đến như vậy vẫn không thể chứng quả.

Bạn thấy đại sư Huệ Năng vừa chứng ngộ thì Ngài liền thông đạt tất cả. Trong lúc Ngài chạy nạn, gặp được người thứ nhất là Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng, cả đời vị Tỳ kheo ni này thọ trì kinh Đại Bát Niết Bàn. Số lượng của kinh Đại Bát Niết Bàn tương đối nhiều, có hai loại bản dịch, một bản dịch là 36 quyển, một bản là 40 quyển, phân lượng tương đối nhiều. Tỳ kheo ni này tuy là ngày ngày đọc tụng nhưng không hiểu được nghĩa của kinh. Đại sư chạy nạn gặp được, vị Tỳ kheo ni này đem kinh Đại Bát Niết Bàn đọc cho đại sư Huệ Năng nghe, sau khi đại sư Huệ Năng nghe rồi liền giảng giải ý nghĩa trong đó cho Tỳ kheo ni nghe, Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng cũng khai ngộ. Kinh này Ngài không có học qua, Ngài vừa nghe liền hiểu, chỗ này chính là nói rõ một kinh thông tất cả kinh thông là sự thật, cho nên chữ thông này là từ trong bộ kinh này minh tâm kiến tánh. Kiến tánh mới gọi là thông, không kiến tánh không gọi là thông. Sau khi kiến tánh thì tất cả thế xuất thế gian pháp đều thông, vì sao vậy? Tất cả pháp thế xuất thế gian là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Kiến tánh chính là thấy được tâm tánh, thấy được thức tánh, cho nên thế xuất thế gian pháp vừa tiếp xúc thì liền thông hết.

Thiền sư Pháp Đạt đến Tào Khê gặp Lục Tổ, thỉnh giáo với đại sư. Khi gặp mặt đương nhiên là đảnh lễ. Lục tổ thấy được, khi ông đảnh lễ đầu không chạm đất. Lục Tổ liền hỏi ông: “Ông nhất định có một chút bản lĩnh đáng được kiêu ngạo”. Đầu không chạm đất là kiêu ngạo, đáng được kiêu ngạo, liền hỏi ông có bản lĩnh gì? Ông nói ông đọc được ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Không tệ, có chút bản lĩnh. Số lượng của kinh Pháp Hoa rất lớn, đại khái một ngày đọc qua một lần, hơn ba ngàn bộ là mười năm, thì biết được ông đã đọc kinh Pháp Hoa mười năm, đáng được kiêu ngạo. Lục Tổ liền hỏi ông ý nghĩa của kinh Pháp Hoa thế nào? Ông không nói ra được. Pháp Đạt dập đầu sát đất thỉnh giáo với Lục Tổ. Lục Tổ nói: “Kinh Pháp Hoa tôi chưa nghe qua, ông đọc cho tôi nghe”. Thế là ông đọc từ đầu, đọc đến phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, phẩm Phương Tiện là phẩm thứ hai, đọc đến phẩm thứ hai thì Lục Tổ nói không cần đọc nữa, tôi hoàn toàn hiểu hết rồi, liền giảng cho ông ấy nghe. Sau khi giảng rồi ông cũng khai ngộ. Đây chính là nói rõ một kinh thông tất cả kinh thông. Cho nên giáo dục của Phật giáo không giống như giáo dục của thế gian. Ngày nay chúng ta dùng giáo dục thế gian để học giáo dục của Phật thì đáng lo, đem kinh điển của Phật làm thành sách giáo khoa thế gian để xem thì hỏng rồi.

Mục đích giáo học của Phật pháp ở đâu vậy? Minh tâm kiến tánh, dạy bạn khai ngộ, không phải dạy bạn từng câu trong kinh này giảng như thế nào, đoạn này giảng như thế nào, không phải vậy. Sau khi bạn ngộ rồi, kinh là sống, bạn giảng thế nào đều được, nói dài, nói ngắn, nói sâu, nói cạn, tất cả đều tự tại, vậy không ngộ thì làm sao được? Cho nên “tinh” nhất định phải tinh tấn, hai chữ này chúng ta nhất định phải nhận biết rõ ràng. Từ tinh tấn có gốc sanh ra sức mạnh tinh tấn, sau đó mới đến giai đoạn thứ ba là “niệm”.

Niệm là gì vậy? Trong lòng thật có, đó là niệm. Nhà Phật thường giảng “pháp môn tổng trì”, niệm chính là pháp môn tổng trì, trong lòng có nguyên tắc, có cương lĩnh, nắm lấy nguyên tắc cương lĩnh. Chúng ta niệm Phật cũng không ngoại lệ, cũng là đạo lý này. A Di Đà Phật, một câu kinh văn này, một câu này đích thực là kinh văn, một câu này cũng là chú ngữ, pháp môn đại tổng trì. Trong câu này vô lượng nghĩa, tổng quát tất cả pháp mà chư Phật đã nói đều không rời khỏi tổng cương lĩnh này, đó là ý nghĩa của niệm. Sau khi nắm giữ được tổng cương lĩnh, tâm của bạn mới được định, tâm kiên định, hay nói cách khác, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng hiện tiền, vọng niệm không còn, phân biệt không còn, chấp trước cũng không còn, thật đúng như trong Đàn Kinh đã nói là “vốn dĩ không một vật”. Vào được cảnh giới này đó là cảnh giới của định. “Vô nhất vật” là không có một vọng niệm nào khởi lên. Định có thể sanh huệ. Huệ có được rồi thì tất cả pháp thế xuất thế gian tự nhiên liền thông đạt tường tận.

Câu phía trước là nói hoằng nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng, câu này là nói công phu của Bồ Tát Pháp Tạng. Công phu tu trì của người ta, tín tấn niệm định huệ, năm loại này sanh ra sức mạnh lớn, phía sau gọi là “tăng thượng kỳ tâm”. Cho nên chỗ này giảng ngũ lực cùng thông thường chỗ khác giảng ngũ lực ý nghĩa không như nhau, nó là ngũ lực thù thắng, chúng ta có thể đem thù thắng phía trước quán thông để xem. Thù thắng hạnh, thù thắng nguyện, niệm huệ lực thù thắng, tán thán như vậy mới hiển thị rõ ra Ngài là “cao tài dũng triết, tín giải minh ký, tất giai đệ nhất”.

(Còn tiếp ...)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG

Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8912)
13/07/2017(Xem: 6072)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :