Pháp Môn Tịnh Độ - Bài 7

27/10/201312:00 SA(Xem: 12091)
Pháp Môn Tịnh Độ - Bài 7

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

(Tiếp theo)

Toàn Không

 

MỤC 9

PHỤ LỤC: HỘ NIỆM

 

 Hộ niệm là: trợ niệm, là đọc giúp, niệm giùm cho người bệnh nặng, người hấp hối, hoặc người vừa mới chết được sinh về Tây phương Cực Lạc.

 

I)- TẠI SAO CẦN HỘ NIỆM?

1)- TẠI SAO CHẾT?

 Theo thế gian chết là do già bệnh già chết, bị tai nạn, bị giết, tự tử, hoặc rủi ro mà chết v.v… Nhưng theo Phật giáo chết là do:

- Nghiệp hết khi năng lực tái tạo đã cạn thì sinh hoạt của cơ thể chấm dứt.

- Hết tuổi thọ như già chết, dài ngắn tùy loài.

- Nghiệp xấu như sát sinh làm cho chết yểu, bị giết hay bị tai nạn chết đột ngột. v.v…

2)- HIỆN TƯỢNG TRƯỚC KHI CHẾT:

 Có bốn hiện tượng:

1/- HẤP HỐI:

 Khi một người hấp hối, các nghiệp tạo ra từ ý nghĩ lời nói đến việc làm hoặc tốt hoặc xấu trong suốt đời người ấy đều hiện ra tất cả; nghiệp nào mạnh sẽ hiện rõ ràng nhất, nó hiện đi hiện lại rất nhiều lần; nếu khôngnghiệp nặng thì nghiệp gần nhất hiện ra, nghiệp gần nhất không có thì nghiệp thường làm hàng ngày hiện, hoặc nghiệp tích trữ từ kiếp trước hiện ra. Trong lúc hấp hối sắp chết nghiệp hiện ra, nhưng đối với người không tu nghiệp tốt rất ít, mà nghiệp xấu đầy rẫy, do đó cần phải tu hành là vậy.

2/- HIỆN TƯỢNG:

 Hiện tượng ở đây dưới hình thức sáu trần là “sắc, thanh, hương, vi, xúc, và pháp” mà người ấy trong đời sống hàng ngày đã từng trải qua trong các hoạt động, nghề nghiệp; như con vật bị bắn, bị bẫy đối với người săn bắn, con cá bị mắc lưỡi câu đang giẫy chết đối với người câu bẫy cá; con vật bị chặt đầu, mổ bụng đối với người đồ tể. Như cảnh giết chóc đối với kẻ giết người, lấy tiền của đối với kẻ trộm cướp, dâm dục đối với người tà dâm v.v…

3/- CẢNH GIỚI:

 Người sắp chết thường có những biểu hiện khác nhau trước khi chết như sau:

1- Người Giải thoát, người vãng sinh:

 Người tu hành tới nơi tới chốn được giải thoát hoặc người niệm Phật A Di Đà kiên cố sinh Tịnh độ có từ một tới 6 biểu hiện dưới đây:

- 1. Biết trước ngày ra đi, chuẩn bị đầy đủ, ngồi kết già an nhiên thị tịch.

- 2. Nói kệ khuyên tu, ngồi niệm Phật, an nhiên tịch.

- 3. Đang niệm, thấy Phật và Bồ Tát tới đón rồi tịch.

- 4. Đang niệm, có mùi thơm lạ khắp nhà rồi qua đời.

- 5. Đang niệm, có ánh sáng khắp nhà rồi mạng chung.

- 6. Đang niệm, có nhạc Trời trên không, rồi ra đi.

2- Người sinh cõi Trời và Thần:

 Người làm 10 điều thiện, hoặc tu Thiền, hoặc niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng niệm Giới niệm Thiên được sinh lên cõi Trời, trước khi qua đời có những biểu hiện như sau:

- Vui vẻ tỉnh táo, nét mặt tươi đẹp.

- Thân mật quý mến mọi người.

- Thân thể thơm tho.

- Không lưu luyến nhớ thương người và của cải.

- Thân không đau nhức, vui vẻ.

3- Người sinh lại cõi Người:

 Người trì ngũ giới tức thực hành 5 giới cấm của cư sĩ được sinh lại cõi người, trước khi chết có những biểu hiện như sau:

- Thân không đau nhức, vui vẻ.

- Tôn kính Tam Bảo Phật Pháp Tăng.

- Con cháu tụ họp thăm viếng đông đủ.

- Dặn dò nhăn nhủ con cháu.

- Thấy nét mặt bình thản tươi vui.

4- Người sinh vào Ngạ quỷ:

 Người không biết Phật pháp không tu, lại có tính bỏn sẻn, đố kỵ, ghen tỵ, mưu mô cướp đoạt của người, trộm cắp, Khi chết sinh vào Ngạ qủy, trước khi chết có những biểu hiện như sau:

- Lè lưỡi liếm môi, đòi ăn đòi uống.

- Khắp mình nóng như lửa đốt.

- Hai mắt trợn ngược, hai tay nắm chặt.

- Có nét mặt buồn thảm, xấu xí, v.v...

5- Người sinh làm Súc sanh:

 Người dâm dục ngang trái, người quỵt nợ, giật hụi, lừa đảo, biển thủ tiền của, người đánh đập hành hạ giết hại súc vật, người say sưa rượu hoặc ma túy, người ngã mạn, tăng thượng mạn v.v…, trước khi chết có những biểu hiện sau đây:

- Quyến luyến vợ chồng con cái người thân.

- Đổ mồ hôi, tay chân run rẩy co quắp.

- Nói khò khè, miệng còn ngậm thức ăn.

- Có nét mặt sợ hãi, mặt xấu xí, v.v...

6- Người đọa Địa ngục:

 Người giết cha giết mẹ, người làm nhiều điều ác chắc chắn đọa điạ ngục rất nhanh sau khi chết, trước khi chết, có những biểu hiện như sau:

- Mắt nhắm đưa tay quờ quạng.

- Quằn quại kêu gào la khóc thảm thiết.

- Xoay mặt vào vách, hoặc nằm úp mặt xuống.

- Hai mắt đỏ ngầu, thân hình co rút.

- Vãi phân vãi tiểu thối tha dơ bẩn.

- Có nét mặt sợ hãi, mặt biến dạng xấu dễ sợ, v.v...

 Người đọa địa ngục thời gian vô cùng lâu dài, chịu cực hình khốn khổ trăm bề, khi ra khỏi địa ngục, lại phải vào Ngạ qủy hoặc Súc sinh, khi trở lại làm người có đời sống nghèo hèn khổ sở.

4/- BIỂU HIỆN:

 Nếu chết sau 1, 2 ngày, thân nhân còn có thể biết người chết sinh về đâu nếu ta thấy điểm ấm cuối cùng của người chết như sau:

1- Điểm ấm nằm tại đỉnh đầu về Cực Lạc.

2- Điểm ấm nằm tại trán sinh cõi Trời.

3- Nằm tại hai mắt, mũi, mặt sinh cõi Thần.

4- Nằm tại tim ngực sinh lại cõi Người.

5- Nằm tại bụng rốn đọa vào Ngạ quỷ.

6- Nằm tại đầu gối đọa vào Súc sinh.

7- Nằm tại bàn chân đọa vào Địa ngục.

 Khi ngưng thở là hết một đời, và một đời sống mới kế tiếp sẽ khởi sự bắt đầu, nên chết không phải là hết, chết không phải là tiêu diệt hoàn toàn; dù một kiếp chấm dứt, cái tiềm lực làm sống vẫn còn, nhưng không phải hoàn toàn giống với chúng sanh đã chết. Tuy nhiên không phải hoàn toàn khác, vì chung một luồng nghiệp. Cũng giống như châm lửa từ một ngọn đèn sang một ngọn đèn khác, ngọn đèn sau không phải là ngọn đèn trước, nhưng không có ngọn đèn trước sẽ không có ngọn đèn sau.

 Khi chết, sau 3 ngày Thần thức gọi là Thân Trung Ấm, là Ấm trước đã hết, Ấm sau chưa sinh, có thể kéo dài tới 49 ngày. Lúc đầu Thần thức không biết mình đã chết, nói chuyện chẳng ai đáp, lại thấy thân xác mình không cử động được, Thần thức rất hoang mang, lạc lõng, mãi sau mới biết mình đã chết; rồi Thần thức thấy cảnh dễ sợ phải chạy trốn ẩn núp vì bị vô minh nghiệp lực dẫn đưa lôi đẩy.

 Nếu người có tu có thể định hướng được, người có tu chút ít vẫn bị nghiệp lực lôi kéo, còn nguời không tu lại không làm lành hay làm ác chắc chắn bị đọa tam đồ, đó là lý do phải có hộ niệm để làm giảm nghiệp lực, và tùy mỗi người có thể được vãng sinh.

 Phải biết rằng: hộ niệm có một công năng to lớn, có thể giúp người chết đáng lẽ phải đọa tam đồ được trở lại làm người; giúp người chết đáng lẽ tái sinh làm người có thể được vãng sinh Tịnh độ hoặc sinh cõi Trời, vì thế cho nên việc hộ niệm thật cần thiết.

 

II) - BAN HỘ NIỆM:

1) –THÀNH LẬP:

 Các Chùa tu Pháp Môn Tịnh Độ nên thành lập ban hộ niệm có nhiều người càng tốt, ban hộ niệm lại được chia ra ba hoặc bốn tiểu ban; mỗi tiểu ban nên có 5 đến 7 người để trừ hao khi có một vài người mắc bận, mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban, một phó tiểu ban để có thể thay thế khi trưởng tiếu ban bận việc. Việc lập ban và tiểu ban hộ niệm rất hữu ích cho chùa, vì sau khi hộ niệm cho người qua đời xong, các vị Tăng Ni của chùa sẽ tiếp tục công việc làm các lễ nghi cho người chết tới hoàn tất.

 2) – MỤC ĐÍCH:

 Mục đích của ban hộ niệm là trợ giúp cho người có thể thoát khỏi khổ bị đọa vào Ngạ quỷ, Súc sanh, Địa ngục. Không những thế, còn có thể giúp người đáng lẽ sinh cõi lành ra khỏi sinh tử luân hồi, được đức Phật A Di Đà cùng chư Bồ TátThánh chúng đến rước về Tây phương Cực Lạc sống một đời vô cùng lâu dài sung sướng tới khi tu thành Phật.

 Việc làm của ban hộ niệm hoàn toàn miễn phí, không đòi hỏi thù lao hay cung cấp ăn uống cho những người hộ niệm, việc trợ niệm đây là đảm nhiệm công việc cao cả để cứu độ chúng sinh.

3) – NHIỆM VỤ:

 Vị Tăng Ni của chùa phụ trách việc cầu siêu sẽ là trưởng ban hộ niệm, sau khi ban hộ niệm được thành hình rồi, vị này cần hội họp tất cả Phật tử của chùa, để tổ chức phân chia tiểu ban, chọn lựa các trưởng tiểu ban.

 Nên phân các tiểu ban những người cư ngụ gần nhau vào cùng tiểu ban, dễ việc thông báo di chuyển.

 Vị trưởng ban, các vị trưởng, phó tiểu ban và các hội viên thảo luận các việc cần phải làm.

1- Trưởng ban:

 Vị trưởng ban lập danh sách các tiểu ban, và ghi tên họ, địa chỉ, điện thoại, người có phương tiện chuyên chở trong mỗi nhóm tiểu ban.

 Nhận tin tức các Phật tử cần hộ niệm, thông báo các trưởng nhóm các tin tức liên quan đến hộ niệm, và theo dõi, điều hành, phối hợp các nhóm cho đúng giờ giấc giữa tiểu ban trước và tiểu ban sau phải được liên tục.

 Sẵn sàng tiếp nối công việc lễ nghi cho người chết khi hộ niệm xong.

2- Trưởng tiểu ban: Trước khi hộ niệm:

+ Đối với việc hộ niệm, phải là người:

- Có kinh nghiệm niệm Phật, có kiến thức Phật pháp.

- Có tinh thần hộ niệm, biết phối hợp trong nhóm.

- Chuẩn bị bài Sám hối, Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng

- Soạn sẵn các lời khai thị, tờ thông báo…

- Chuẩn bị hình Phật, lò hương, chuông, mõ, khánh ...

- Thông báo các hội viên địa điểm ngày giờ.

- Biết sắp xếp để có thoáng khí nơi hộ niệm.

- Khéo biết cách tìm hiểu về bệnh nhân.

- Biết tùy cơ ứng biến, biết khai thị, biết tâm lý.

- Biết điều hành tùy lúc hộ niệm nhỏ to nhanh chậm.

- Biết điều hòa khi niệm không để gián đoạn.

+ Đối với các thân nhân người bệnh:

- Thảo luận với tất cả mọi người nhà bệnh nhân.

- Tìm hiểu nguyện vọng của gia đình bệnh nhân.

- Cho biết mục đích của hộ niệm Phật A Di Đà.

- Nếu bệnh nhân khó qua khỏi, đưa về nhà để niệm.

- Khi di chuyển phải cho bệnh nhân biết.

- Mỗi tiếp xúc thân thể phải cho bệnh nhân biết.

- Nếu bệnh nhân chưa quy y, mời Tăng Ni đến quy y.

- Cho thân nhân biết những điều phải làm:

 - Thiết lập bàn thờ Phật nếu chưa có bàn thờ.

 - Chỗ người bệnh nằm không côn trùng, kiến...

 - Tạm cất tranh ảnh gia đình chỗ người bệnh nằm.

 - Chó mèo các loài vật phải được nhốt xa.

 - Mọi người nên tạm nghỉ việc riêng tư để hộ niệm.

- Ăn chay, phóng sinh, hồi hướng cho người bệnh.

- Người trong gia đình nên chia phiên cùng hộ niệm.

- Cho thân nhân biết niệm Phật là trả hiếu bậc nhất.

- Cho thân nhân biết những điều phải tránh:

 - Không khóc than, tranh cãi, nói chuyện ồn ào.

 - Không giết súc vật, cả gia đình nên ăn chay.

 - Người yêu, kẻ oán, không nên gặp người bệnh.

- Nếu gia đình chia 2 phe, giải quyết trưóc khi niệm.

- Không thầy bùa, không bùa vật trên thân bệnh nhân.

- Không ngưng nửa chừng, không thay ban khác.

- Không đồng thuận tất cả, không thể hộ niệm.

+ Đối với người bệnh:

- Khéo tiếp xúc bệnh nhân với cử chỉ vui vẻ.

- Tìm hiểu bệnh nhân về việc ăn chay niệm Phật.

- Lắng nghe công đức, khó khăn của bệnh nhân.

- Giải thích rõ ràng để bệnh nhân có lòng tin.

- Trả lời các câu hỏi để bệnh nhân hết nghi.

- Khen ngợi việc làm tốt để người bệnh vui vẻ.

- Hỏi bệnh nhân có gì dặn con cháu, nên làm ngay.

- Khuyên bệnh nhân buông bỏ tiếc nhớ của cải.

- Khuyên nên quên ái luyến vợ chồng con cái...

- Khuyên bệnh nhân phát tâm bố thí, phóng sinh.

- Nói về khổ, vô thường để phá ưa cõi người.

- Nói về bất tịnh để phá nhớ ham ái dục.

- Nói thân tâm vô ngã, phá ham sống sợ chết.

- Nói không giữ 5 giới sẽ đọa tam đồ nên phải niệm.

- Nói hộ niệm giúp khỏi bệnh hoặc vãng sinh.

- Khai thị gọn rõ, khiến cho tin và an tâm (Tín).

- Giúp bệnh nhân nguyện vãng sinh (Nguyện).

- Khuyên người bệnh quyết tâm niệm (Hạnh).

- Tin sâu, nguyện thiết, niệm siêng sẽ vãng sanh.

- Không ngưng nửa chừng khi chưa xong việc.

- Không đạt được thỏa thuận, không hộ niệm.

3- Phó tiểu ban:

- Phải là người có kiến thức, có tinh thần hộ niệm.

- Có kinh nghiệm, biết khai thị, biết tâm lý.

- Biết tất cả các việc làm của trưởng tiểu ban.

- Phụ giúp trưởng nhóm khi cần thiết.

- Chuẩn bị và làm các việc như trưởng tiểu ban.

- Sẵn sàng thay khi trưởng nhóm mắc bận.

4- Các Hội viên:

- Là người tin Phật pháp, có tinh thần hộ niệm.

- Tôn trọng luật lệ của nhóm, biết nghe lời.

- Không làm phiền gia chủ của người bệnh.

 

III) – CÁCH HỘ NIỆM:

 Hộ niệm trợ niệm cho ba loại: người bệnh nặng, người hấp hối và người chết như sau: 

1)- HỘ NIỆM NGƯỜI BỆNH NẶNG:

1- Ban Hộ niệm:

- Tùy duyên để bệnh nhân nhìn hình tượng Phật.

- Chỉ đốt một cây hương hoặc lò hương nhỏ.

- Sắp xếp, ngồi không gần bệnh nhân quá.

- Nếu cần quạt, không thổi vào bệnh nhân.

- Khi niệm mặc quần áo nào cũng được cả.

- Khi đang niệm không nói chuyện linh tinh.

- Dán thông báo nơi cửa để lưu ý mọi người.

- Khi niệm coi bệnh nhân như người thân thiết.

- Muốn ăn uống phải một mình đi chỗ khác.

- Không nên niệm to làm người bệnh nhức đầu.

- Để ý xem bệnh nhân có chú ý niệm theo không.

2- Khuyên các người nhà bệnh nhân:

- Người yêu kẻ ghét đều nên lánh xa người bệnh.

- Không khóc than tranh cãi nói chuyện ồn ào.

- Không hỏi han, không đụng chạm người bệnh.

- Không đi ra đi vào, không chó mèo gần bên.

- Chiều chuộng đáp ứng những gì người bệnh muốn.

- Bệnh nhân nên ngưng thuốc khi trầm trọng rồi.

- Chỉ cho bệnh nhân ăn chay như cháo trắng, sữa.

- Làm gì, nên có thỏa thuận của trưởng tiểu ban.

- Người nhà nên chia phiên để cùng trợ niệm Phật.

3 - Khuyên người bệnh:

- Khen người bệnh (vì đã tìm hiểu rồi).

- Nói Ta Bà có 8 cảnh khổ, CựcLạc sung sướng.

- Tin Tam Bảo và tin vãng sinh về Cực Lạc.

- Xả bỏ ái dục thèm muốn nhớ thương ân hận.

- Không suy nghĩ tưởng nhớ mọi chuyện.

- Nên nhìn hình Phật A Di Đà được nhiều càng tốt.

- Hỏi bệnh nhân niệm 6 chữ hay 4 chữ mà theo.

- Người bệnh ngồi hay nằm là tùy sức không ép.

- Nên niệm Phật theo khi niệm, to nhỏ tùy sức.

- Khai thị (1 lần): “Chúng tôi trợ Bác Z niệm Phật, nếu thụ mệnh chưa hết thì nhờ trợ niệm mà khỏe lại, nếu không trợ niệm bệnh sẽ kéo dài mãi vì nghiệp hành, nếu thọ mạng hết thì nhờ hộ niệm, Bác có thể thong dong đi về cõi Phật.” Theo Cư Sĩ Diệu Âm: Nếu khai thị nhiều lần, người bệnh bị tự ái, sinh bực tức, sẽ từ chối việc hộ miệm.

- Đọc sám hối, đọc Thất Phật diệt tội Thần Chú 3 lần

- Đọc Thần Chú vãng sanh ba lần.

- Dán tờ thông báo lưu ý khi đang niệm:

“XIN LƯU Ý: (Ghi chữ màu, to lớn dễ thấy)

Để việc hộ niệm được tốt đẹp, xin vui lòng:

- KHÔNG KHÓC THAN, KHÔNG ỒN ÀO.

- KHÔNG ĐỤNG CHẠM, KHÔNG HỎI HAN.

- XIN CÙNG CHÚNG TÔI HỘ NIỆM.

Xin đa Tạ - Ban Hộ Niệm.

4 – Cách hộ niệm:

 Xong bắt đầu niệm: Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô. . . .

- Niệm Phật chậm để người bệnh đọc theo kịp.

- Không niệm to khiến bệnh nhân nhức đầu khó chịu.

- Bệnh nhân muốn thay đổi ngồi nằm, nên chiều theo.

- Khuyên bệnh nhân buông bỏ hết mọi chuyện.

- Khuyên người ấy không sợ thân tan hoại; khi hết duyên thì thân tâm sẽ tan hoại, không ai có thể giữ thân mãi được, mà nên chấp nhận, nên bình tĩnh, không nên sợ hãi.

- Không nên tự lau chùi, không xê dịch người bệnh.

- Có thể dùng máy, cụ trợ niệm, nên nhẹ nhàng.

- Để ý và nhắc khéo người bệnh niệm theo.

- Chỉ niệm to khi người ấy hôn mê hoặc đã chết.

- Nếu có mùi hôi do bệnh nhân bài tiết. Chỉ lau chùi khi còn tỉnh táo, vẫn niệm đều, nói người ấy đừng để ý ngoài việc chú tâm niệm Phật. Nếu đã hôn mê rồi, không đụng vào bệnh nhân, mà phải tiếp tục niệm, đây là việc cứu độ cao; trường hợp này có thể mở cửa, dùng quạt, hoặc đốt thêm hương trầm.

- Nếu gặp oan gia trái chủ. Oan gia trái chủ là đang tự nhiên bệnh nhân hoảng hốt sợ hãi la lên vì bệnh nhân nhìn thấy oan hồn dữ dằn hoặc người thân đã chết đến v.v..., trường hợp này, người nhà bệnh nhân nên đến bàn thờ Phật lễ lạy sám hối, rồi đọc Kinh Địa Tạng hồi hướng cho người bệnh tiêu nghiệp.

 Trong khi đó, Trưởng tiểu ban hộ niệm nên điều giải oan gia, nói:

“Thưa chư hương linh oan gia trái chủ, cùng cửu huyền thất tổ của Phật tử Z, vì vô minh che lấp nên Phật tử Z đã gây lỗi lầm làm chư vị đau khổ. Bây giờ Phật tử Z thành tâm sám hối, niệm Phật cầu vãng sinh cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, vậy xin chư hương linh hỉ xả bỏ qua lỗi lầm cho Phật tử Z, và cùng cầu nguyện hỗ trợ cho Phật tử Z giảm bớt chướng nạn, và cùng được hưởng phúc duyên giải thoát. Chúng tôi thành tâm đa tạ Chư hương linh, và xin chư hương linh cùng chúng tôi niệm Nam Mô A Di Đà Phật”. Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô . . . .

- Nếu người bệnh đổ mồ hôi, mặt nhăn nhó, cử động không yên, đó là bệnh khổ. Người trưởng tiểu ban Hộ niệm cần nói:

Bác Z, hãy cố gắng chịu đựng, hãy cố gắng tập trung vào câu Nam mô A Di Đà Phật, thì nhất định sẽ được về cõi Phật, cố gắng niệm Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật...”

- Nếu người bệnh hôn mê: (1 giờ 1 lần) Khai thị nói:

Bác Z à, sống chếtlẽ tự nhiên ở đời, đã đến lúc bỏ thân rồi. Bác Z đừng tham luyến cái thân khổ đau nữa, hãy cố gắng niệm Phật A Di Đà cầu về Tây phương Cực Lạc hưởng sung sướng đời đời. Có chúng tôi hộ niệm cho Bác, hãy cố gắng cùng niệm nhé. Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô...”

- Nếu người bệnh đột nhiên tỉnh táo lại:

 Đang nằm mê mệt bỗng ngồi dậy nói chuyện được, theo kinh nghiệm của Đại Đức Thích Nhuận Nghi trong tập Hướng Dẫn Trợ Niệm, thì người ấy có thể sau 2 giờ nữa sẽ tắt thở, vì như ngọn đèn lóe lên rồi sẽ tắt vậy. Không nên tưởng là hết bệnh mà nói chuyện hỏi han hoặc khóc than vì sung sướng, mà cần phải tiếp tục niệm Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô . . . .

- Nếu tắt thở tiếp tục niệm. Cách 1 giờ nói:

Bác Z à, Bác đã chết rồi, không tiếc thân xác khổ đau, nên niệm Phật tiếp để cầu Ngài tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc”, rồi niệm Nam Mô A Di Đà Phật để Thần thức niệm theo.

- Tránh để bùa, vật, v.v... trên thân người chết.

- Niệm được 8 giờ sau khi chết, rồi thăm 6 điểm từ bàn chân trở lên để xem điểm nào còn ấm sau cùng là chỗ thần thức ra khỏi: Bàn chân (địa ngục), đầu gối (súc sinh), bụng (ngạ quỷ), ngực (người), trán mặt (trời, thần), đỉnh đầu (siêu thoát).

 Nếu còn nhiều điểm nóng, phải tiếp tục hộ niệm 4 giờ nữa, niệm 12 giờ thăm lại, nếu vẫn còn hai điểm ấm, niệm tiếp 4 giờ nữa, hết 16 giờ thăm lại nữa, v.v… cho đến khi chỉ còn một điểm ấm mới thôi.

 Không nên chốc lát lại thăm, tránh sự tiếp xúc người vừa chết, vì Thần thức chưa ra khỏi xác nên rất nhạy cảm, dễ gây Thần thức tức giận không tốt cho việc vãng sinh.

- Khi xong, ban hộ niệm đọc tụng bài hồi hướng.

- Phần còn lại là thân nhân lau rửa cho người chết, nếu tay chân cứng, dùng khăn nhúng nước nóng vắt nước, cuốn quanh chân tay hoặc cổ trong giây phút sẽ nắn ngay thẳng lại được.

- Khi hộ niệm xong, thân nhân người chết mời Chư Tăng Ni làm các thứ lễ cần thiết phải làm.

2) – HỘ NIỆM NGƯỜI HẤP HỐI:

Đối với người đang hấp hối, cũng cần:

- Kẻ yêu kẻ ghét đều nên lánh xa người đang hấp hối.

- Thân nhân không khóc than, không tranh cãi ồn ào.

- Không đụng chạm, không hỏi han người hấp hối.

- Không đi ra đi vào, không chó mèo gần bên.

- Cắt người để ý bất ưng có người đến la khóc.

- Đọc bài: Sám hối, 7 Phật diệt tội, Vãng sinh Thần Chú.

- Người nhà chia phiên cùng niệm Phật cho to.

- Thỉnh thoảng nhắc nhở người hấp hối:

 - Tin Phật A Di Đà đến tiếp dẫn về cõi Cực Lạc.

 - Xả bỏ luyến ái, không tiếc cõi đời khổ đau này.

- Khai thị người hôn mê: Một giờ 1 lần (trang 200).

- Các trường hợp gặp oan gia trái chủ, đổ mồ hôi, tỉnh táo lại, cũng làm giống như đối với người bệnh nặng bị hôn mê ở trên (coi trang 200 ở trên).

- Nếu tắt thở cũng niệm tiếp 8 giờ, thăm điểm ấm và các việc còn lại cũng giống như trên (coi trang 200).

3) – HỘ NIỆM NGƯỜI VỪA CHẾT:

- Tránh đụng xác từ lúc tim ngừng đến hết 8 giờ, vì Thần thức chưa ra khỏi thân xác, nếu đụng chạm người chết rất nhạy cảm, sẽ khó chịu sinh ra bực tức mà phải bị đọa vào cõi dữ.

- Không khóc, không gây ồn, vì nếu khóc than kể lể, thần thức sẽ thương cảm quyến luyến mà bị đọa, không thể siêu thoát được.

- Hộ niệm 8 giờ, thăm thân để biết thần thức ra ở một điểm còn ấm, nếu có nhiều chỗ còn ấm, phải niệm tiếp và các việc còn lại cũng giống như phần hộ niệm người bệnh bị tắt thở ở trên (coi trang 201).

- Thân nhân nên ăn chay, niệm Phật, phóng sinh, bố thí, ấn tống Kinh sách của Phật giáo trong vòng 49 ngày để hồi hướng công đức ấy cho người chết hưởng được một phần nào.

 

IV) – CÔNG ĐỨC HỘ NIỆM:

 Nên biết rằng người được hộ niệm chỉ hưởng được một phần sáu, còn người hộ niệm cho người khác được hưởng 5 phần sáu công đức hộ niệm, do đó, nếu có 5 người hộ niệm, thì công đức của mỗi người hộ niệm và người được hộ niệm bằng nhau.

 Khi hộ niệm cho một người đáng lẽ bị đọa vào ba cõi dữ được sinh vào cõi lành đã là có công quá lớn rồi, nói chi trợ niệm giúp người ấy được vãng sanh Tịnh độ, thì công đức vô lượng khó có gì so sánh được vậy; bởi vậy việc hộ niệm thật là cần thiết vậy.

 

V) - ĐÁM TANG:

 Tối kỵ sát sinh, tránh giết súc vật để làm ma cho người chết, nên làm đơn giản, chỉ cúng thức ăn chay, hoa quả nhang đèn trong mọi lễ nghi.

 Chỉ nên liệm vào quan tài sau khi thân người chết chỉ còn một điểm ấm và chôn hoặc thiêu thân người chết sau 2, 3 ngày, nhưng cũng không nên để qúa lâu.

 Trong kinh Phật dạy: "thần thức người chết (thân trung ấm) chỉ dùng mùi hương làm thức ăn", vì thế ta chỉ nên dùng hương thơm, hoa đẹp, đèn sáng mà cúng là đủ; nhất là tiếng niệm Phật và lời thuyết pháp rất bổ ích cho vong linh.

 Trong tập Niệm Phật Thập Yếu của Thầy Thích Thiện Tâm viết câu chuyện liên quan đến việc giết súc vật làm đám ma tai hại như sau:

 Trước kia ở Tỉnh Long An, có một nhà khá giàu có, khi người cha qua đời, người con cho giết bò, heo (lợn), và vô số gà, vịt để đãi anh em, bà con, họ hàng, và những người thân thuộc trong Xã, trong Tỉnh, trong mấy ngày liên tiếp.

 Lúc còn sống, người cha thường ăn chay niệm Phật. Sau đám tang ít lâu, vào một buổi chiều, hồn ông nhập vào đứa cháu nội. Mặt đứa cháu nội tự nhiên đỏ lên như gấc, nó nhảy lên bàn ngồi, vỗ đập bàn rầm rầm, la gọi người con, tiếng giống hệt giọng của người cha, chứ không phải giọng của đứa cháu.

 Người con nghe la kêu gọi tên mình liền tới, thì bị quát bảo: “Một đời tao tu hành làm phước, đáng lẽ tao được sanh chỗ tốt giàu sang, nay bị mày sát sanh quá nhiều để cúng đãi tiệc tùng, nên tao bị nghiệp ác này phải đọa trong bùn lầy gai góc khổ sở . . .” Nói rồi, người cha xuất hồn khỏi đứa cháu nội.

 

LỜI BÀN: Đáng lý, người cha ấy được sinh lại cõi người nơi nhà giàu có, nếu có hộ niệm có thể sẽ được vãng sinh hoặc lên cõi Trời, nhưng rất tiếc vì người con không biết Phật pháp, nên đã hành động theo thế gian. Và người cha đã quên không dặn bảo con cái trước khi qua đời, nên đến nỗi người cha bị đọa vào Ngạ quỷ, phải sống ở chỗ bùn lầy gai góc khổ sở như thế!

 Sau khi nghi lễ chôn cất thiêu đốt xong xuôi, người con hiếu thảo nên vì vong linh làm các Phật sự để cầu siêu độ, nếu vong giả đã vãng sanh rồi càng được tăng thêm phước huệ; nếu chưa vãng sanh có thể nhờ đó mà nghiệp tiêu trừ, sanh về các cõi thiện. Đó là cách báo ân hay nhất của người con hiếu thảo

 Làm Phật sự: không gì hơn là tụng kinh, bái sámtrì niệm danh hiệu Phật, có thể trong gia thuộc tụng lấy, hoặc mời Thầy tụng. Các kinh thường tụng là A Di Đà, Kim Cang, Tâm Kinh, Đại Bi Chú v.v..., tụng niệm xong nên hồi hướng công đức cho vong giả làm tư lương cầu sinh Cực Lạc, nếu như trong gia thuộc không ai tụng kinh được thì chuyên niệm danh hiệu Phật cũng đủ rồi. 

 Còn như di sản của vong giả để lại, nếu là của cải thì nên đem làm việc phước thiện như: Bố thí kẻ nghèo khó, giúp đỡ người tàn phế, cấp dưỡng cô nhi quả phụ hay phụ nữ sinh đẻ, hoặc làm chùa, chú tượng, ấn tống kinh sách Phật, cúng dường chúng Tăng, phóng sanh, v.v... Làm các việc phước thiện ấy rồi đem công đức hồi hướng cầu cho vong giả tội diệt vãng sanh Cực Lạc. Như thế thì người còn kẻ mất, thảy đều được công đức lớn lao. Kinh Địa Tạng nói: "Trong khi vì người chết mà làm việc công đức thì người sống đã hưởng hết sáu phần mà người chết chỉ nhờ được một phần thôi". 

 Một điểm cần lưu ý là khi những vị đạt đạo nhập Niết Bàn, có vị ngồi mà tịch, thân xác không hư rữa như Ngài Lục Tổ Huệ Năng, hiện nhục thân Ngài vẫn còn nguyên vẹn thờ tại Chùa Nam Hoa tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc từ năm 713 đến nay đã trên 1000 năm rồi. Tại Việt Nam cũng có nhục thân hai vị Thiền Sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường thờ tại Chùa Thành Đạo (Chùa Đậu) tỉnh Hà Tây từ thế kỷ thứ 17 đến nay đã trên 400 năm. Những vị tu đạt đạo nếu thiêu thân xác sẽ có Xá lợi mới là đích thực, ngày nay những người tu Tịnh độ khi lâm chung nếu có một hai điểm trong 6 điềm báo trước (Xem trang 180) và khi hoả thiêu có Xá lợi mới coi là đúng; nếu không thì Xá lợi ấy chỉ là do đã ăn đậu hũ mà có. Nhiều người đã hiểu lầm vấn đề này mà cho người có Xá lợi là chứng Thánh là không đúng sự thật, ngay cả với những người khi chết mặt mũi tươi đẹp lại tưởng rằng chứng Thánh, cũng không đúng sự thật. Chúng ta hãy đến thăm các vị Lạt Ma khi lâm chung thì sẽ rõ, nét mặt các Ngài rất bình thản và thân xác rất mềm mại, nhưng các Ngài đâu có nhập Niết Bàn hay sinh sang Tây Phương Cực Lạc mà các Ngài tái sinh làm Người; như thế đủ biết nhiều người đã lầm lẫn mà không hay không biết vậy.

 

VI) - NHỮNG NGƯỜI VÃNG SINH:

 

1) - NGƯỜI TU ĐƯỢC VÃNG SANH:

1- Thầy thuốc Bắc:

  Năm 1890, có một ông thầy thuốc ở tỉnh Gia Định. Ông thường hay làm phước, nhứt là thí thuốc; đi đâu ông cũng mang một cái túi dùng để lượm miểng chai, và một cái chày để đóng những cây lồi lên mặt đất làm cản trở lối đi.  

 Năm sau cùng, ông tu theo pháp môn Tịnh độ chuyên niệm Phật A Di Đà, Ông biết ngày giờ chết trước ba tháng. Ba ngày trước khi chết, ông ngồi xếp bằngniệm Phật trước bàn Phật. Mỗi ngày chỉ ăn chút cháo trắng, đến 12 giờ ngày cuối cùng, ông tắt thở.

2- Ông chủ Thìn:

 Ông làm nghề trồng rẫy ở An Hội quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Năm 1927 ông bắt đầu tu theo pháp môn Tịnh độ chuyên niệm Phật A Di Đà. Đến năm 1930, ông biết trước ngày giờ quy Tây nên làm sẵn một cái bia ghi ngày tháng như vầy: “Đêm 14 rạng ngày rằm tháng 2 năm 1930”. Đồng thời ông ra nghĩa địa chôn sẵn một cái lu, đến ngày lâm chung, ông tụng kinh niệm Phật trước bàn Phật tại nhà, rồi đến nghĩa địa xuống lu ngồi niệm Phật lớn tiếng, rồi im lặng tắt thở ở trong lu lúc 12 giờ đêm.  

3- Cụ Bà Thái Sương:

  Bà Cụ là vợ một Hoa Kiều ở Qui Nhơn, tu tịnh độphát nguyện vãng sanh Cực Lạc. Năm bà 80 tuổi, một hôm, đầu tháng 11, bà nhờ thầy Bạch Sa tụng một bộ kinh Thủy Sám và một bộ kinh Pháp Hoa để kịp đến ngày 17, nhằm ngày vía Đức Phật A Di Đà (17 tháng 11 Âm lịch) bà về chầu Phật.

 Đến ngày 17 bà conđạo hữu hay tin ấy đến nhà bà vì tánh hiếu kỳ. Suốt buổi sáng hôm ấy, bà vẫn khỏe mạnh và bình tĩnh như thường ngày, khiến thầy Bạch Sa trong thâm tâm rất e sợ, không khéo phen nầy làm trò cười cho thiên hạ. Bỗng đâu đến khoảng quá 10 giờ sáng, bà bảo người giúp việc mang một bát cơm lên nhờ thầy cúng Phật rồi đem xuống cho bà, bà chia cơm làm hai phần, tự mình ăn một nửa, còn một nửa bảo người giúp việc ăn mà từ tạ rằng: "Gọi là đền đáp công ơn bà giúp đỡ tôi trong mười mấy năm trường, nay đến ngày vĩnh biệt, xin biếu bà ăn nửa phần cơm nầy để sau nhờ Phật tiếp dẫn về Tây phương". Ăn xong bà súc miệng rửa mặt và thay quần áo. Đúng 12 giờ trưa bà chào tất cả mọi người rồi ngồi xếp bằng, hai tay chắp trước ngực mà hóa một cách vui vẻ trước sự kinh ngạc bàn tán xôn xao ở Quy Nhơn về cái chết của bà Thái Sương, và tiếng đồn Bà thành Phật lan ra khắp các tỉnh.

 

2) – TU, HỘ NIỆM CÓ THỂ VÃNG SINH

1- Cô giáo: 

 Năm 1958, một cô giáo ở chợ Lớn 19 tuổi, quy y với Hòa Thượng Thích Khánh Anh (về sau Hòa Thượng làm pháp chủ hội Phật Giáo Tăng Già Nam Việt), cô giáo được đặt pháp danhDiệu Tâm. Cô ăn chay trường, nuôi mẹ góa, sớm chiều công phu niệm Phật. Ngày 14 và 30 cô thường đến chùa lạy sám hối

 Đến năm 21 tuổi bị bệnh nặng, cô nhờ rước thầy của cô đến tụng niệm, đến lúc sắp lâm chung, cô bảo đỡ cô ngồi dậy vì Quan Âm Bồ Tát đến rước. Lúc ấy vào ban đêm, hào quang sáng rực trên nóc nhà, lối xóm tưởng nhà cô bị cháy, mọi người tới chữa lửa nhưng không phải, mà là có sự lạ lúc cô giáo qua đời.

2- Cụ bà Nguyễn Thị Nhật:

 Sinh năm 1923 tại Hà Đông, mất ngày 10/11/2008 tại Telford, Tiểu Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Khi Cụ còn trẻ buôn bán sống lương thiện, tin sâu Phật pháp, hay đi lễ chùa, thường cúng chùa giúp người nghèo. Cụ theo khóa niệm Phật tại nhà, cầu vãng sinh, và thường nhắc Sư Cô khi nào ra đi xin hộ niệm giúp cho.

 Khi Cụ nằm bệnh viện, đến thời trầm trọng, Cụ bảo các con gọi điện thoại mời Sư Cô đến niệm Phật giúp; lúc Sư Cô và ban hộ niệm đến thì Cụ đã lúc tỉnh lúc mê, khuôn mặt nặng nề méo mó, một mắt bị xệ hẳn xuống. Một hồi lâu tỉnh lại, Cụ không nói được mà rên rỉ vung tay lên như đau đớn lắm, mọi người thương Cụ không biết làm sao, chỉ còn cách cùng niệm Phật nho nhỏ. Phật tử Pháp Hải nói với Cụ: “Cụ ơi, khoan hãy chết, Cụ rán đợi cho đến lúc Bác Sĩ cho Cụ về nhà, để chúng con niệm Phật cầu cho Cụ được vãng sinh Tây phương Cực Lạc”.

 Mỗi ngày, ban hộ niệm đều vào thăm và niệm cho Cụ được chút ít, được vài ngày, Cụ tỉnh lại, cố nhép miệng niệm theo, và muốn ban hộ niệm niệm cho Cụ.

 Vài ngày sau, tức ngày 10 tháng 11/2008, Bác Sĩ cho Cụ về vào buổi chiều, ban hộ niệm định ngày hôm sau đến niệm cho Cụ mỗi ngày vài giờ, nhưng vào 8 giờ tối, được báo rằng Cụ đang hấp hối, mọi người vội vã đến.

 Khi ban hộ niệm tới nơi thì Cụ đã mất một giờ rồi, lúc đó Sư Cô đang ngồi cạnh giường niệm Phật. Đôi mắt Cụ nhắm chặt, trán sậm lại, phía dưới hai mắt da màu vàng nhạt, hai môi thâm đen và hở cách nhau gần một inch (gần 2 phân), cổ bên trái có vết bầm đen đỏ gần bằng bàn tay. Phật tử Pháp Hải ngồi xuống sau lưng Sư Cô cùng với mọi người trong ban hộ niệm, và bắt đầu niệm Phật với tấm lòng chân tình tha thiết mong đức Phật A Di Đà phóng hào quang tiếp dẫn Cụ về Tây phương Cực Lạc.

 Tiếp tục niệm, gia đình con cháu Cụ cũng tham gia cùng niệm, nên tiếng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” rất có sức mạnh. Thỉnh thoảng vị trưởng ban hộ niệm ghé gần tai nhắc Cụ cùng niệm, niệm liên tục không ngưng giây phút nào, Khi niệm nhỏ lúc niệm to, khi niệm chậm, lúc niệm nhanh nhịp nhàng như dòng nước chảy không ngừng.

 Niệm hơn 2 giờ thấy môi Cụ bớt thâm đen, khoảng 3 giờ thấy màu vàng nhạt dưới hai mắt biến dần, rồi đôi mắt không còn nhắm chặt nữa, vết bầm đen đỏ ở cổ nhạt dần, hai môi nhạt dần màu thâm và gần nhau hơn. Thời gian niệm từ 4 đến 6 giờ khuôn mặt của Cụ thay đổi mau hơn, sau 7 giờ niệm nước da trên trán trên mặt trở lại bình thường, hai mắt khép ngay ngắn như người ngủ, vết bầm đen đỏ ở cổ chỉ còn lờ mờ, và nhất là đôi môi khép kín lúc nào không ai biết, lại như đang mỉm cười, rõ ràng Cụ đang mỉm cười với đôi má lũm đồng tiền nữa! Các con của Cụ nói với nhau: “Lạ quá!, sao bây giờ Mẹ đẹp hơn cả lúc còn sống nữa!

 Ban hộ niệm vẫn tiếp tục niệm, lúc bấy giờ gần 5 giờ sáng, mọi người vẫn niệm đều đều. Vị trưởng ban bỗng nhiên thay đổi tốc độ, niệm nhanh như gió cuốn, mọi người không hiểu tại sao tự nhiên thay đổi đột ngột như thế. Ngay lúc đó, vị trưởng ban thúc nhẹ vào tay Pháp Hải rồi bảo: “Giờ linh thiêng đến, niệm nhanh lên”. Phật tử Pháp Hải liền dùng sức niệm nhanh và to tiếng với tất cả tâm chân thành, và cả nhóm đồng theo ào ào như thác đổ; tiếng niệm vang vang làm chấn động cả bầu không khí tịch mịch, niệm hùng dũng như vậy cho đến khi nhà Quàn tới mới ngưng.

 Vị trưởng ban thăm dò 6 điểm, thấy điểm nóng cuối cùng ở trên đỉnh đầu, nên tuyên bố Cụ đã được vãng sinh về Tây phương Cực Lạc, mọi người đều vui mừng phấn khởi vô cùng.

 Nhân viên nhà Quàn chỉ có một người, khó có thể mang thân Cụ qua chỗ khác vì thân mềm như người ngủ, nên vị trưởng ban hộ niệm phụ khiêng. Người ấy hỏi và được biết thời gian Cụ chết là 9 giờ 30 phút, nên cho là khác thường, vì ông ta cho biết: người chết sau 3. 4 giờ thì thân xác cứng lại.

 Vào ngày hỏa táng Cụ, Phật tử Pháp Hải cầm đóa hoa hồng màu tím nhạt, đến trước mặt Cụ Nhật, khấn vái rằng: “Thưa Cụ, con biết Cụ đã vãng sinh cõi Cực Lạc, con xin dâng Cụ đóa hoa hồng này, xin Cụ ban cho một kỳ tích, để mọi người thấy được sự nhiệm mầu mà tăng thêm niềm tin phát tâm tinh tấn tu hành theo Pháp Môn niệm Phật, cầu vãng sanh cõi Cực Lạc”. Khấn xong, Pháp Hải từ từ để đóa hoa hồng trên ngực gần cánh tay phải của Cụ. Sau đó, nhân viên nhà Quàn đậy nắp Quan tài đóng lại và di chuyển tới nhà hỏa thiêu.

 Sau khi hỏa thiêu, con cháu Cụ tìm được một số Xá lợi và một đóa hoa hồng vẫn còn giữ được màu xanh của đài hoa, còn màu tím nhạt của cánh hoa trở thành màu tím tươi thắm hơn. Đóa hoa co nhỏ lại bằng ngón tay út nhưng rất xinh đẹp và rất cứng khó tan vỡ, đó là điều lạ nhiệm mầu.

 

LỜI BÀN:

 Đọc qua sự kiện trên, chúng ta cần nêu ra:

1)- Tu hành:

 Cụ Nhật là người có tín tâm, có ước nguyện vãng sinh, lại thực hành niệm Phật theo thời khóa hàng ngày, nhưng chưa niệm toàn thời gian, nên chưa thấy dấu hiệu được vãng sanh.

2)- Kết quả:

1- Cảnh giới đáng lẽ phải đến: Cứ xét theo tình trạng khi chết, chúng ta thấy mặt mũi biến dạng: Trán sám, mắt nhắm chặt, mặt vàng, môi sạm đen, miệng há ra, cổ bầm đen đỏ, những biểu hiện không được tốt, đó là điềm có thể sinh vào Ngạ quỷ hoặc Súc sanh.

2- Cảnh giới được đến: Nhờ hộ niệm, không có chướng duyên do đã có tu từ lâu, nên sự biến dạng trên mặt biến mất các dấu hiệu xấu, chẳng những thế còn trở nên đẹp đẽ mềm mại nữa.

 Xá LợiHoa hồng không hư là bằng chứng tốt, nhưng chúng ta không thấy dấu hiệu Phật và Chư Thánh đến đón, cũng như không thấy điểm nào về hào quang, mùi hương, nhạc Trời, nên có người bảo rằng: “Có thể Cụ sinh cõi Trời hoặc trở lại cõi người”, vì sinh cõi Trời - Thần - Người, mặt mũi cũng tươi đẹp vậy, và chư Thiên - Thần cũng có nhiều phép nhiệm mầu. Còn xá lợi thì những người đắc đạo khi thiêu có xá lợi là đương nhiên, nhưng người chưa đắc đạo khoa học giải thích rằng những người ăn đậu hũ nhiều khi thiêu cũng có thể có xá lợi.

 Nhiều người lầm tưởng rằng chẳng cần để ý đến việc tu hành, chỉ khi nào sắp chết chuẩn bị là đủ, vì khi chết có hộ niệm, có làm lễ cầu siêu 49 ngày là đủ rồi. Đây là sự lầm lẫn to lớn, cần phải hiểu và sửa chữa lại cho đúng, không nên giống như người tin vào vị Thần linh, giao hết trách nhiệm cho vị ấy, khi chết có vị ấy cứu; vì đây là điều mà Đức Phật không chấp nhận, Ngài dạy chúng ta phải làm lành tránh làm ác, phải tu hành để được giải thoát khỏi khổ của thế gian. Một quan niệm nữa cho rằng niệm Phật dễ, đồng ý dễ, nhưng không phải thực sự dễ như nhiều người lầm tưởng; nếu không siêng năng tinh tấn, chỉ làm cho có làm một cách hời hợt thì làm sao đưa đến kết quả mong đợi được.

 Mặt khác nếu khôngđiềm báo trước, cũng không có các dấu hiệu vãng sanh như đã nêu ở trên trong những giờ phút cuối, hay trong khi hộ niệm, thì không thể nói rằng người ấy được vãng sanh. Nếu chỉ căn cứ vào nét mặt thay đổi từ xấu trở thành đẹp, thân người mềm mại, mà bảo rằng người ấy được vãng sinh thì không đúng. Ngay cả việc xem nhiệt độ các điểm nóng cuối cùng cũng chưa được làm một cách khoa học, mà chỉ làm với tính cách hời hợt, đại kháichủ quan mà thôi; vì những lý lẽ như dưới đây:

- Cách đo nhiệt độ: Muốn đo nhiệt độ chúng ta phải biết sử dụng nhiệt kế (thermometer) để đo chứ không dùng tay, tại mỗi điểm chúng ta phải đặt nhiệt kế ít nhất là 30 giây để biết nhiệt độ của điểm ấy xong ghi vào giấy, luôn luôn đo từ chân rồi đầu gối, tới bụng, lên ngực, tới trán và sau chót là đỉnh đầu. Trong khi đo nhiệt độ như thế làm sao đừng để nhiệt độ của tay quý vị ảnh hưởng vào nhiệt kế.

- Nói về vấn đề người hấp hối hay người chết được hộ niệm, gương mặt người chết thay đổi từ xấu qua đẹp, nhiều người không hiểu cho rằng người chết được vãng sinh, đây là sự lầm lẫn lớn. Nhất là những người trong ban hộ niệm, cũng như các vị hướng dẫn ban hộ niệm cũng lầm luôn, tưởng như thế là sai. Nếu khôngđiềm báo trước ngày giờ ra đi, hoặc không có nhạc trời, mùi hương, ráng bạc, ánh sáng v.v…, thì nhất định không thể được vãng sanh, mà chỉ có thể tái sinh cõi Người, cõi Thần, hay cõi Trời mà thôi, tại sao? Vì những lời niệm Phật đều đều như giọng ca êm dịu làm cho người hấp hối hay người chết rất dễ chịu, từ thân gồm tứ đại đất nước gió lửa đến tâm thức thần thức người ấy đón nhận lời niệm một cách thoải mái, khiến cho cơ thể mặt mũi người ấy trở nên tươi đẹp ra. Đó là lý do tại sao hộ niệm sau nhiều giờ mặt mũi người ấy từ xấu trở thành đẹp, tại sao thân thể mềm mại mà không cứng.

 Để chứng minh cho vấn đề này, đức Phật đã dạy: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Tướng mạo mặt mũi do tâm sinh ra, cảnh vật bên ngoài tùy tâm chuyển biến, nghĩa là mặt mũi đẹp hay xấu đều do tâm mình sinh ra, ví như khi mới sinh ra thì hình dạng do nghiệp thức tạo ra, nếu nghiệp tốt được có thân Trời, Thần, Người, nếu nghiệp xấu có thân Ma Quỷ, Súc sanh hay Địa ngục. Thân thể mặt mũi các vị Trời đẹp đẽ hơn nhiều so với con Người chúng ta, con người chúng ta lại đẹp đẽ hơn nhiều so với người ở Địa ngục, v.v… Về việc “Tướng do tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển” đã có nhà Khoa học, Bác Sĩ Giang Bản Thắng người Nhật chứng minh Năm 2004 như sau:

- Thí nghiệm th nhất: Bác sĩ Giang Bản Thắng đã công bố kết qủa cuộc thí nghiệm trên 10 năm với mấy chục vạn lần thí nghiệm. Ông làm 3 loại thí nghiệm về nước, ông cho nước đối diện với chữ viết, hoặc lời nói, hoặc ý niệm trong khi ông làm cho nước đặc lại thành nước đá ở nhiệt độ thấp; khi ông cho nước thấy chữ viết khen ngợi, hoặc nghe lời nói từ ái, hoặc đối diện với ý tưởng khen ngợi nước thì nó phản ứng lại bằng những hoa đẹp trên mặt nước đá; khi ông dùng chữ viết lời chê bai, hoặc dùng lời nói gắt gỏng, hoặc dùng ý nghĩ xấu khinh miệt nước thì nó phản ứng lại bằng những hình xấu xí trên mặt nước đá. Bác Sĩ Giang Bản Thắng đã làm những thí nghiệm ấy với các loại chữ viết khác nhau, các ngôn ngữ nói tiếng khác nhau, và dân tộc khác nhau trên thế giới trong suốt 10 năm trong mấy trăm nghìn thí nghiệm như thế, thì đều có một kết qủa giống nhau, đây là cảnh tùy tâm chuyển.

- Thí nghiệm thứ hai: Tại một eo biển ở Nhật, có một cái hồ tên hồ Tỳ Bà, nước ở hồ này luôn luôn có mùi hôi làm cho những người qua lại rất khó chịu vì mùi hôi từ hồ bốc lên. Từ nhiều năm trước người ta nghĩ cách để làm mất mùi hôi, nhưng vô phương kế phải bó tay. Bác sĩ Giang Bản Thắng cho làm một cuộc thí nghiệm như sau:

 Ông thỉnh một vị Hòa Thượng chân tu cùng với trên 100 người đến bờ hồ nơi có gió xuôi để mọi người không ngửi mùi hôi, vị Hòa Thượng điều khiển buổi cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện mọi người đều buông bỏ hết tạp niệm, nghĩa là không suy nghĩ chuyện nọ việc kia, chỉ có một tâm niệm duy nhất với một câu niệm “Nước trong hồ sạch rồi, nước trong hồ sạch rồi, nước trong hồ sạch rồi . . .”. Buổi cầu nguyện kéo dài một giờ, và thực hiện sau ba buổi thì nước hồ hết mùi hôi; đây là cảnh tùy tâm chuyển, thật là mầu nhiệm biết bao!

 Đối với thân thể con người chuy về phần vật chất được làm thành bởi vô số tế bào, mà tế bào lại được cấu tạo bởi vô số nguyên tử, hạt điện tử, lại nữa trong phần vật chất của cơ thể con người có 70% là nước; khi chúng ta khởi tâm niệm thiện thì 70% là nước ấy trong cơ thể sẽ trở nên đẹp đẽ, khi chúng ta khởi lên niệm xấu ác thì 70% nước trong cơ thể trở nên xấu. Nhưng thực ra Phật nói còn xa hơn rất nhiều, đó là tất cả vật chất chứ không chỉ có nước, tất cả vật chất đều có liên hệ đến tâm niệm của con người; nghĩa là thân thể chúng ta do bốn đại “đất nước gió lửa” hợp thành, cả bốn đại này đều cảm ứng biết tâm niệm thiện ác khen chê vui buồn v.v… của chúng ta vậy. 

 Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến lời nóiý nghĩ cho phù hợp với việc niệm Phật, trong khi chúng ta niệm Phật, lời niệm Phật giá trị gấp nhiều lần hơn đối với lời khen ngợi, ý nghĩ của người niệm Phật luôn hướng về Phật và mong mỏi cho người được tốt đẹp; như thế thì mặt mũi từ xấu xí trở thành đẹp đẽ, thân người được mềm mại đã được giải đáp, đây là vấn đề vật chất tất nhiên là được như vậy, còn về tinh thần thì sao? Ở đây chúng ta cần chia ra 2 trường hợp:

- Đối với người chưa hề tu niệm Phật, việc hộ niệm khó có thể đạt vãng sinh, vì lúc ấy thần thức người chết không biết nương theo tiếng hộ niệm, nên vẫn bị nghiệp dẫn dắt.

- Đối với người đã từng niệm Phật quen rồi, lúc hôn mê hoặc chết rồi nếu có hộ niệm thì thần thức có cơ may nương theo lời hộ niệm mà niệm theo, như vậy có chiều hướng tốt đẹp hơn rất nhiều so với những người cả đời chưa từng niệm Phật mà tưởng rằng nhờ hộ niệm sẽ được vãng sinh.

 Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào đi nữa, chúng ta thấy việc tu là căn bản cần thiết nhất, việc hộ niệm cũng là hữu ích, hơn hẳn những người không được hộ niệm hay không được làm lễ cầu siêu 49 ngày.

 Ban hộ niệm đáng được tuyên dương, từ trưởng ban tới hội viên, đến con cháu đều có công đức lớn, vì đã niệm suốt 8 giờ không ngưng nghỉ, để giúp Cụ Nhật được tốt đẹp như thế, thật là quý hóa lắm thay!

 

HẾT
Tạo bài viết
06/07/2014(Xem: 11129)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…