BƯỚC CHUYỂN TỪ TRIẾT LÝ NIỆM PHẬT ĐẾN TÍN NGƯỠNGNIỆM PHẬT Thích Đức Trí
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫnchúng sanhvãng sanh. Đại thừatriển khaichân lý Phật dạy với quan niệmThế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tintrọn vẹn về một bậc thầy giác ngộviên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền nãoche lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiệntuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
I- Khái lược về triết lý kinh điển của pháp môn Niệm Phật
Hầu hết các kinh luậnĐại thừađa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp mônTịnh Độphổ biến từ tư tưởng các bộ kinhcăn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúngước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp mônTịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sưHuệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tếlịch sử đã chứng minhpháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền báPhật giáoĐại thừa. Y cứ từ kinh điểnliên quanPháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sưTông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương phápniệm Phật. Đó là trì danhniệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướngniệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau phổ biếnphương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà.
Khi quay trở về với các kinh điểnNguyên thủy để đối chiếu thì thấy có những điểm khác nhau giữa pháp niệm Phật trong Phật giáo Nguyên Thủy và Tịnh Độ tông. Đó là sự thực, lý do là Phật giáo Nguyên thủy lấy Thiền TứNiệm Xứ làm pháp môn chủ đạo cho sự chứng đắc và giác ngộ. Niệm Phật theo hệ kinh Nikaya là pháp quán niệm chứ không phải là xưng niệmdanh hiệu như thời kì về sau này của Tịnh Độ tông. Nhưng vấn đề chú ý là Tịnh Độ tông lấy pháp niệm Phật làm pháp môn chủ đạo cho mục đíchvãng sanh và chứng đắcNiết bàn. Nói niệm Phật vãng sanh là có y cứ từ kinh luậnĐại thừa. Nhưng niệm Phậtchứng ngộ Niết bàn được đề cập trong kinh điểnNguyên thủy là Đại thừa chưa phổ biếnrộng rãi trong quần chúng. Từ hiện thực đó, niệm Phật là một nghệ thuật điều phục tâm, phương pháptuyệt diệuđi vàothiền định và chứng đắctuệ giác bị chôn vùi đằng sau lớp rào cản của tín ngưỡng làm cho mọi người dễ phát sinh nhiều quan niệmsai biệt về pháp tu này. Tín ngưỡng đây là từ ngữ tạm dùng vì chưa thể hiệntrọn vẹný nghĩaniệm Phật từ phương diện triết lý. Tín ngưỡngniệm Phật là mặt nổi với niềm tin Phật ở cõi Tây Phương được phổ biến trong nhân gian, nhưng trong đó tiềm ẩntư tưởngPhật đà quan và pháp quan của Phật giáoĐại thừa. Niềm tin và triết lý của Pháp niệm Phật đã từng hòa quyện vào nhau trở thành pháp tu với hai phương diệnniệm Phật vãng sanh và niệm Phậtchứng ngộ Niết bàn là vấn đề mà bài viết này đề cập đến.
A Di Đà, phiên âm từ chữ Phạn Amita, có nghĩa là Vô Lượng; A Di Đà là Vô Lượng Thọ (Amitāyus) và Vô Lượng Quang (Amitābha). Tại sao từ A Di Đà chuyển đến ý nghĩaVô Lượng Thọ và Vô lượng Quang, đó là xuất phát từ nhiều lý dothích đáng. Các nhà dịch thuật đều căn cứ vàoý nghĩa và nội dung kinh văn để nhận thức phẩm đức của Phật A Di Đà. Theo từ điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Namgiải nghĩa: “A Di Đàxuất hiện rất sớm ở Trung Quốc qua bộ kinh Ban Châu Tam Muội do Chi Lâu Ca Sấmthực hiện năm 179 s.dl., Đại A Di Đà Kinh do Chi Khiêm dịch vào đầu thế kỷ thứ III và Kinh A Di Đà do La Thập dịch vào đầu thế kỷ thứ V”[1]. Điều chúng ta thấy là có nhiều kinh luậnĐại thừaxuất hiệngiới thiệu Phật A Di Đà. Theo tinh thần các kinh Đại thừa nói chung thì A Di Đà (Amita) có nghĩa rút gọn tên Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Đặc biệt trong kinh điểnMật giáo, A Di Đà Phật còn có tên gọi là Cam LồĐại Minh Vương hay Kim CươngCam Lồ Thân[2]. Một vài học giảđối chiếutư tưởng các tôn giáo khác có sự suy luậnsai biệt, như có người cho rằng: “A Di Đà là sự phát triển của thần thoạimặt trời trong tư tưởngtôn giáo Iran, hay có thể xuất phát từ tín ngưỡng Vishnu trong thời Veda của Ấn Độ”[3]. Nhưng chúng ta phải hiểu là đó sự suy luận theo tinh thần khảo cứu của các học giả. Đối với các nhà Phật họcchắc chắn căn cứ nội dung các kinh điển Đại thừa và kinh Nguyên thủy để phát triển tác dụnggiáo lý Tịnh Độ trong quá trình tu tập và hoằng pháp.
Ai đã từng đọc kinh văn Nguyên Thủy, đều biết ý nghĩaniệm Phật là phương phápquán tưởng, quán niệm về mười phẩm hạnh của Đức Phật trong pháp Lục niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên. Có nghĩa Niệm Phật ở đây là tư duy về Phẩm đức Phật chứ không phải là xưng danh hiệu. Khi thuyết pháp cho các đệ tửcư sĩ, Đức Phật dạy như sau: “Các ông sắp vào nơi hoang mạc, sẽ gặp nhiều khủng bố, tâm kinh hoàng dựng đứng cả lông, lúc ấy nên niệm Như Lai sự: ‘Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác… cho đến Phật, Thế Tôn. Niệm như vậy thì mọi khủng bố đều tiêu trừ." [4] Trong Kinh Trung A Hàmđức Phật dạy về tác dụng pháp quán niệm mười phẩm đức của Phật: “Người ấy sau khi niệm tưởng Như Lai như vậy, ác tham nếu có liền bị tiêu diệt. Những pháp tạp uế, ác bất thiện, nếu có cũng bị diệt.”[5] Niệm Phật trong thiền môntổ sư thiền tông Hoằng Nhẫn có chủ trương: “Niệm Phật tịnh tâm[6]” (Niệm Phật để tịnh tâm). Niệm Phật ở đây là phương tiệnnhiếp tâm và quán tâm. Cho nên thiền sưThần Tú định nghĩa: “Phù niệm Phật giả, đương tu chánh niệm”[7] (Niệm Phật tức là tu chánh niệm), mà chánh niệm để quán nguồn tâm, thuật từ diễn đạt là “quán sát tâm Nguyên”. Tịnh Độtại tâm là chủ trương của Thiền tông cũng chỉ là cấp độ hoàn thiện của Pháp môn niệm Phật. Tư tưởng này cũng là quan niệm về Tịnh độ của Phật giáo Việt Nam thời Trần, Thiền SưTrần Nhân Tông có bài kệ khai thị như sau: “Tịnh Độ là lòng trong sạch, Chớ còn hỏi đến Tây Phương. Di Đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc tìm Cực lạc”[8] Một khi đạt đến cấp độ niệm Phật đoạn trừ phiền não, dứt sạch tham ái thì Niết bànxuất hiện và Cực lạctây phương trong tầm tay đâu còn tìm cầu. Chứng ngộ Niết bàn là thể nhập được tánh giác thanh tịnh, đầy đủ vô lượngcông đức, ý nghĩa ấy được gọi “Duy Tâm Tịnh độ” hay “Tự tánh Di Đà”, đó là cụ thể hóaý nghĩa “Thực tướng niệm Phật” trong giáo nghĩaTịnh Độ. Đây là điểm then chốt mà các tông phái thường quan niệmý nghĩa Thiền và Tịnh hợp nhất
Trên phương diệnkinh giáo thì Đức PhậtThích Ca là Phật lịch sử. Có vài học giả bảo rằng Phật A Di Đà là Phật Tôn giáo. Đây là điểm thuộc về nghiên cứu, nhưng chúng ta phải hiểu rằng: Mục đích Phật nói kinh, không phải xây dựnghình ảnh Phật theo ý nghĩaTôn Giáo. Phật tôn giáo là khái niệm các học giảthiết lập để tìm hiểu về Phật giáo. Kinh văn Đại Thừa nhắc đến Phật A Di Đà là vị Phật quá khứ. Đứng về phương diệnPhật Đà quan mà luận, nếu Nguyên thủyPhật giáo chấp niệm quan điểmThất Phật theo kinh Trường bộ[9], thì đương nhiên chấp nhận có quá khứ Phật, hiện tại Phật và vị lai Phật. A Di Đà hay mười phương chư Phật đều là Phật quá khứ. Phật dạy mọi chúng sanh có Phật tánh đều có thể thành Phật. Từ triết lý nhân quả mà luận thì tu theo hạnh Phật sẽ thành Phật, tu theo hạnh Bồ tát sẽ thành Bồ tát. Phật Thích Ca hay Phật Di Đà và vô số Phật trên phương diệnPháp thân, trí tánh giác ngộ đều bình đẳng, tu là để khôi phục tánh giác ngộ ấy. Nhưng các pháp môncăn bản đều thiết lập trên ba môn Giới-Định Tuệ để loại bỏ Tham-Sân- Si. Pháp niệm Phật được hiểu như thế. Chúng sanh khổ đau do tâm tạo, do tâm hằng tư niệm ác pháp điều động thân miệng ý khởi hạnh ác, nay trở vềniệm Phật, giúp tâm thanh tịnh. Tất cả các phương pháp Phật dạy đều là phương tiện, không nên dùng kiến giảichủ quan làm chìa khóa phân tích và so sánh nó từ gốc độ chân đế. Nếu lập luận như thế dễ lầm chiếc bè và bờ sông là một, thật đáng tiếc trong phương thức luận!
Vấn đềTịnh Độ quan, chúng ta suy nghiệm từ kinh tạng Nikaya, qua bài KinhĐại Thiện Kiến Vương[10], ngôn từĐức Phật thuật lại cho ngài Anan nghe quốc gia hưng thịnh của vua Thiện Kiến làm Chuyển luân thánh vương trong thời quá khứ, ngôn từdiễn tả môi trường của cảnh giới ấy căn bản có nhiều điểm giống như thế giớiTây phương cực lạc trong kinh A Di Đà. Hơn nữa từ thực tế, Đức Thích Ca trước khi thành Phậtcõi Ta Bà là Bồ tát Hộ Minh trú tại cõi trời Đâu suất, Phật Di Lặc tương lai thành Phật cũng đang trú tại cõi trời Đâu suất. Cảnh giới đó chúng ta có thể gọi là Thiên quốc tịnh độ. Đứng về phạm trù tâm mà luận, Phật hay Bồ tát luôn có Tịnh Độhiện hữu, vì có cái tâm trong sạch thì có cảnh giớitrong sạch là Tịnh Độ. Nếu Phật và Bồ tát có tâm giải thoát khi thị hiện trong nhân gian này, thì thế giớichúng ta có thể gọi là Phàm thánh đồng cư độ.
Do vậy, người tu niệm Phật xem Đức Phật là đấng giác ngộ vẹn toàn, bậc giác ngộgiải thoát có năng lựctừ bi và trí tuệsiêu việt, tin cõi Tịnh Độ trang nghiêm không thể nghĩ bàn. Đức Phậtxuất hiệnthế gian không ai bằng Phật được nhấn mạnh trong trong kinh Nguyên thủy như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời. Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời.”[11]Trong Kinh điểnNguyên thủy ghi lại Đức Thích Ca cũng xuất hiệntrong đời với nhiều năng lựcsiêu phàm, công đứcthù thắngsiêu việtthế gian, người phàm phu không có được. Trong giáo lý Tịnh Độ, các kinh điển Đại thừa đều đề cập Đức PhậtA Di Đàphóng quang tiếp độ chúng sanhphát nguyệnvãng sanh là điều sự thực chứ không yếu tốthần thoại của người đời sau. Kinh Nguyên thủy cũng có xác nhận về sự kiệnđức Phật hiện hào quang như sau: “A Nan nên biết, ta có hai nhân duyên mà phóng hào quang lớn: Một là khi ở bên gốc cây bồ đề sắp thành đạo, liền phóng hào quang. Hai là khi sắp vào Niết bàn cũng phóng hào quang lớn.”[12]
Như thế, từ quan điểm tu niệm Phật của Phật giáo Nguyên Thủy, Tịnh Độ tông phát huy yếu tốniệm Phật với tín ngưỡngtích cực, kinh luậnĐại thừa cho là chánh tín trong pháp môn tu. Nhưng niệm Phật nhập vào cảnh giớiTam Muội (Chánh Định), phát huy sự quán chiếu và chứng ngộ Niết bàn được nhấn mạnh trong kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh Lăng Nghiêm, hay Kinh Văn thù Thuyết Bát Nhã Kinh thì hoàn toànphù hợp với quan điểmniệm Phậtchứng đắcNiết Bàn trong kinh Nguyên thủy. Đức Phật đã dạy như sau: “Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”[13]. Ý nghĩaniệm Phật như vậy thìNguyên thủy và Đại thừa đều chấp nhận.
II- Bước chuyển từ triết lý niệm Phật đến tín ngưỡngniệm Phật:
Theo lịch sửPhật giáo thì từ thời Tổ Huệ Viễn đến thời Tổ Thiện Đạo có ba tư tưởng chính thực hành pháp môn Tịnh Độ gọi là “Tịnh độ tam lưu”. Trong tác phẩm: “Tuyển trạch bản nguyệnniệm Phật tập” [14]của Pháp Nhiên, một tăng sĩ Nhật Bản có chép rằng, có bốn nhân vật quan trọng trong sự phát triển tư tưởngNiệm Phật. Phái thứ nhất là Huệ Viễn (334-416) chủ trương quán tưởng niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứtu học. Thực hànhquán tưởng niệm Phật, chuyên chúniệm Phật để đạt Tam Muội (Chánh định), thấy Phật vãng sanh. Phái thứ hai có Đạo Xước và Thiện đạo, nhưng chỉ gọi là Phái Thiện Đạo (613-681), tiếp nốitư tưởng của Đàm Loan chủ trương nương vào tha lực Phật bổn nguyện của Phật, niệm danh hiệu Phật cầu sanh Tịnh Độ. Phái thứ ba có Tam tạng Từ Mẫn (680-748), còn gọi là Pháp sưHuệ Nhật, chủ trương: Giáo, Thiền, Giới, Tịnh kiêm tu, thực hành tất cả pháp lành, chuyên tâmniệm Phật nguyện sanh Tịnh Độ.
Kinh văn Đại thừa có quan niệm về yếu tốtha lực trong giáo nghĩaniệm Phật. Tha lực có phải là năng lực và bổn nguyện của Phật hay là hy vọng được thiết lập từ tính chủ quan của đệ tử Phật? Trong giáo lý Nguyên thủy hàm chứa yếu tốtha lực như là công đức phát sanh từ lòng kính trọngĐức Phật, kính trọngTam Bảo, hay là từ công đứcbố thí. Trong bài kinh “Lâu Đài Của Nàng Chiên Đà La (Candàlì -Vimàna)"[15] kể câu chuyệnmột phụ nữ nghèo, hạnh nghiệp xấu nhưng một lầnlễ Phật với lòng thành kính, sau đó bị tại nạn lâm chung mà được sanh lên cảnh thiên cung. Hay câu chuyện: "Lâu đài do cúng mè"[16], kể lại một người phụ nữnghèo khổ, từ lâu sống với nghiệp xấu đáng đọa địa ngục, nhưng nhờ một lầncúng dường mè cho Đức Phật mà được phước sanh thiên. Trong giáo lý Tịnh độtin tưởng rằng người thường niệm, lễ Phật và tu các thiện pháp sẽ được Phật tiếp độ vãng sanh. Đây là yếu tố quan trọng phát huy quan niệmtha lực và tự lực hợp nhất trong giáo lý Tịnh Độ. Nguyên ThủyPhật giáo, bậc thánh từ A na hàm trở lên mới thực sự không còn bị tái sanh vào thế giới Ta Bà, sẽ sanh vào cõi trời và sau cùng đắc quảA La Hán tại đó “Sau khi viên tịch ở đây, Ngài tái sanh vào cảnh giớiVô Phiền Thiên (Suddhavasa, cảnh giớihoàn toàntinh khiết), một cảnh giớithích hợp với các vị A Na Hàm. Ngài sẽ chứng đắcĐạo QuảA La Hán và sống hết tuổi thọ trong cảnh giới này.”[17] Chúng ta có thể nói rằng từ bậc A Na Hàm mới được an trú trong cảnh “Thiên quốc Tịnh Độ”.
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫnchúng sanhvãng sanh. Đại thừatriển khaichân lý Phật dạy với quan niệmThế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tintrọn vẹn về một bậc thầy giác ngộviên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền nãoche lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiệntuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
Có thể nói niệm Phật theo hệ Nikaya là quán tưởngcông đức Phật, Tịnh Độ tông phát huy yếu tốtha lực và tín ngưỡng một cách triệt để, để truyền bárộng rãi trong quần chúng. Nhưng phải ghi nhận rằng, yếu tố triết lý trong giáo nghĩaTịnh Độ vẫn nhấn mạnhvai trò pháp Niệm Phật hướng đến chứng ngộ Niết bàn như giáo lý Nguyên Thủy. Như kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh Văn Thù Thuyết Bát Nhã Kinh, Kinh Lăng Nghiêm và nhiều kinh khác.
Phái của ngài Huệ Viễnthể hiện pháp niệm Phật tam muội, thiên về phép quán tưởng niệm Phật, ít phổ biếnrộng rãi, nhưng bậc trí tu hành pháp này rất thực dụng. Phái tổ Thiện Đạo khuyên niệm Phật chú trọng y cứ vào Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ, với tín ngưỡng là người niệm Phật được tất cả các chư Phật hộ niệm “Nhất thiết chư Phật hộ niệm”. Phái của ngài Từ Mẫn thì mang tính chấtquân bìnhtrong đời sống niệm Phật, vận dụng giáo nghĩa Phật dạy các tông phái Giáo-Thiền-Mật-Tịnh. Về sau, có Thiền sư Vĩnh Minh (904-975), có công khởi xướng tư tưởngThiền Tịnh song tu, điều hòa tư tưởng Thiền và Tịnh thông qua triển khai rộng phương diện triết lý của pháp môn niệm Phật. Điều đó thể hiện rõ trong tác phẩm “Vạn thiện đồng quy tập”. Các nhà hoằng phápxưa nay, tùy theo đối tượng và hoàn cảnh đúc kết tinh hoaTịnh Độ để tu học và đưa về tính nhất quán với lập trườnggiáo lýĐại thừa.
III- Vãng sanh và chứng ngộ là tinh hoa của pháp môn niệm Phật
Vãng sanh có nhiều chánh nhân, nhưng căn bảnkinh Quán Vô Lượng Thọ dạy rằng: "Nầy Vi Đề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước. Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tậpmười nghiệp lành. Hai là thọ trìTam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi. Ba là phát tâmBồ Đề, sâu tin nhơn quả, đọc tụngKinh điển Đại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp."[18] Đó là hạnh tu thiết thựctrong đời sống con người, mang ý nghĩađạo đức, luân lý, giới luật và tu tậptrí tuệ.Vãng sanh theo Kinh A Di Đà dạy là phải đạt “Nhất tâm bất loạn”, một khi đạt nhất tâm bất loạn tức là thành tựu về thiền định và trí tuệ. Khi có đủ tuệ giác thì mới có đầy đủ công đứcgiải thoát. Vãng sanh theo kinh Hoa Nghiêm được đúc kết trong quá trình thực hành mười nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền, đây là lộ trình tu họctích cực, có chí nguyện lớn trong tinh thầntự lợi và lợi tha, sau cùng đem hết thảy công đức nguyện sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ. “Hạnh Phổ Hiềnthù thắng của tôi, Phước lớn vô biên đều hồi hướng, Khắp nguyện chúng sanh đang chìm đắm, Mau sanh cõi PhậtVô Lượng Quang.”[19] Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, muốn sanh Tịnh Độ là niệm Phật đắc vô sanh pháp nhẫn, tức thuộc bậc Bồ tát mới thông đạt pháp vô sanh, hay là bất thối địa. Đây là hạnh tu của Bồ tát Đại Thế Chí, dùng câu niệm Phật để thâu nhiếp sáu căn, tịnh niệm tâm để nhập vào chánh định, khi có chánh định thì có tuệ giác ngộ và được vãng sanh. “Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâmniệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn. Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh Độ. Phật hỏi về chứng đắcviên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất.”[20].
Kinh Bát Chu Tam Muội dạy pháp quán tưởng niệm Phật. Đây là một phương pháp tưởng nhớ và quán sáthình ảnh Phật A Di Đà đến chuyên chú và nhập thiền định. Do sức tưởng niệm mà thấy Phật A Di Đà, thấy Phật là đồng nghĩa được vãng sanh. Nhưng muốn thấy Phật A Di Đà phải vào Tam Muội, tức nhập vào chánh định. Kinh chép: “Như ta vừa nghe danh hiệu đức A Di ĐàNhư Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác hiện nay ngài ngự ở thế giới chư Phật. Thế giới của ngài tên là Cực Lạc ngài thường ngự vào các pháp hội của các Bồ tát để nói pháp và giáo hóa. Rồi người nghe y theo chỗ nghe được chuyên tin tưởng nhớ quán sát không ngừng nghỉ cho đến khi hình ảnh trên hiện rõ ràng trong trí sau cùng được thấy Đức A Di ĐàNhư Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác”.[21] Và kinh này giải thích rõ phương phápkhởi tâmquán sát, biện tâm để đắc trí tuệgiải thoátNiết bàn như sau: “Tâm có tưởng niệm tức thành sanh tử, Tâm không tưởng niệm tức là Niết Bàn, các pháp không chơn thật chỉ do tư tưởngduyên khởi, đối tượng bị nghĩ liền diệt chủ thể năng tưởng cũng không. Hiền Hộ! Ông nên biết các Bồ tát nhơn tam muội nầy chứng được trí giác vĩ đại.”[22]
Niệm Phật như thế nào để phù hợp với tông chỉ của giáo lý Phật dạy? A Di Đà chính là bản tánh của chúng ta, niệm Phật là hàng phục phiền não để hiển lộ tánh giác A Di Đà. Niệm Phật để chuyển thức thành trí, hiển lộtự tánhDi Đà. Niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn, không còn tướng người niệm và đối tượng niệm: Niệm Phậtsiêu việtđối đãinăng sở. Niệm Phật quán tưởng Cực lạctại tâm, cho nên không còn khái niệm đây là Ta Bà và kia là Tịnh Độ: Niệm Phậtsiêu việtchướng ngạikhông gian. Niệm Phậtan trú ngay trong mỗi niệm không chấp trước, không mong cầu tương lai, không truy tìm quá khứ: Niệm Phậtsiêu việtthời gian. Niệm Phật như thế, không lạc vào có và không, không chấp trước, tâm tánh rỗng lặng: Niệm Phật khế hợp trung đạothật tướng. Công phu như vậy, thì Thiền, Tịnh và Mật hay các phương pháptu học khác cùng điểm chung là hướng về Niết bàngiải thoát, như nước trăm sông đổ vào một biển cả mênh mong.
IV- Lời kết
Trên phương diệntu học, thực tập bất cứ một pháp môn nào cũng có những phương tiệnnhất định để điều phục và chuyển hóa tâm. Tịnh Độ đã từng phát triển mạnh mẽ trong tri thứcquần chúng qua nhiều thế kỷ tại các nước Phật GiáoĐại thừa. Liên quanvấn đềtín ngưỡng và triết lý trong pháp niệm Phậtchúng ta có thể đi đến một vài nhận xét sau:
Thứ nhất: Tín ngưỡng và triết lý trong pháp niệm Phật là điều kiệncăn bản của mục đíchvãng sanh và thành tựutuệ giác. Bồ tát Long Thọ xem pháp môn niệm Phật dễ thành tựuđạo quảvô thượng một cách mau chóng, gọi là “Dị hành đạo”(Dễ tu hành): “Phật pháp có vô lượng môn, như những con đường ở thế gian có khó có dễ, đi bộ thì khó ngồi thuyền bè thì dễ. Muốn dễ đi mau đến phải nên niệm Phật, phải nên xưng danh hiệu Phật A-Di-Đà thì mau được đạo giác ngộ Chân Chánh Vô Thượng”
Thứ hai: Niệm Phật là phương pháp rất thù thắng để điều phụcphiền não và thể nhậptrạng tháichánh định, đó là tiềm năng của sự quán tâm để chứng ngộ Niết bàn. Vấn đề đặt ra là phương pháp niệm và quán tưởng theo đúng kinh điển Nikaya và kinh Đại thừa hướng dẫn.
Thứ ba: Trên phương diện triết lý thì Thực tướngniệm Phật là nội dung căn bản của các pháp môn , vạn pháp không ngoài tâm, mười pháp giới không ngoài tâm, vũ trụ không ngoài tâm, Tây Phương Tịnh Độ không ngoài tâm và niết bànNiết Bàn không ngoài tâm. Tâm ấy là bản thểvạn pháp, chính là “Tự tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ”. Dù tu bất cứ pháp môn nào sau cùng cũng chứng ngộtâm tánh ấy. Đó là tinh hoa của pháp mônTịnh Độ, cho nên các vị tổ sư xem Pháp Niệm Phật là phương tiệnthiết thực trong sự tu học và truyền báPhật pháp.
Ghi chú:
[1] Lê Mạnh Thát- Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam,tr 396 [2] Lê Mạnh Thát- Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam,tr 407 [3] Lê Mạnh Thát- Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam,tr 412 [4] Kinh Tạp A Hàm số 980, Việt dịch: Thích Đức Thắng, Tuệ Sĩ chú giải. [5] Kinh trung A Hàm- Bài KinhTrì Trai số 202, Hán Dịch: Phật Đà Da Xá & Trúc Phật Niệm, Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ. [6] Pháp sư Ấn Thuận-Trung Quốc Thiền Tông Sử- Niệm Phậttịnh tâm dữ tịnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã(Từ bản Hán) [7] Lưu Quý Kiệt-Phật Giáo Triết Học, chương 23, Phật giáo thực tiển luận, Tr 433 (Xem từ bản Hán) [8] Sđd, Lê Mạnh Thát- Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam-2005, tr 446 [9] Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bổn (D.ii.14) [10] Pāli: D.17. Mahā-Sudassana-suttanta. Tham chiếu, No.1(2) “Kinh Du hành”; No.5 Phật Bát-nê-hoàn Kinh, quyển hạ, Bạch Pháp Tổ dịch; No.6 Bát-nê-hoàn kinh, khuyết danh dịch; No.7 Đại Bát-niết-bàn kinh, Nghĩa Tịnh dịch; No.1451 Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tì-nại-da Tạp Sự quyển 37, Nghĩa Tịnh dịch. (Theo chú thích của thầy Tuệ sĩ dịch kinhTrung A Hàm) [11] Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bổn (D.ii.15). [12] Bộ A Hàm II-Kinh Trường A Hàm số 2, Kinh Đại Bát Niết Bàn, tr 23, Phật học tùng thư Linh Sơn Anh quốc ấn hành. [13] Kinh Tăng Chi Bộ,tập I, chương 1, Phẩm Một pháp-Niệm Phật. [14] Pháp Nhiên Thượng sư- “Tuyển trạch bản nguyệnniệm Phật tập”, xem từ bản Hán. [15]HT Minh Châu dịch, Tiểu bộ kinh- Lâu Đài Của Nàng Chiên Đà La (Candàlì -Vimàna)-VNCPH xuất bản 1999 [16] HT. Thích Minh Châu dich- Tiểu bộ kinh II, câu chuyện Lâu đài do cúng mè. VNCPH xuất bản 1999. [17] Hòa thượng Narada- Đức Phật và Phật Pháp-Chương Con đườngniết bàn, Phạm Kim Khánh dịch từ Anh sang Việt, 1998. [18] Kinh Quán Vô Lượng Thọ-HT. Thích Trí Tịnh dịch. [19] Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Nhập Bất Tư Nghi Giải Thoát, Cảnh GiớiPhổ Hiền Hạnh NguyệnThứ14 Hán dịch: Tam Tạng Pháp SưBát Nhã , Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh . [20] Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Đại Thế ChíNiệm PhậtViên Thông Chương, Pháp sư Minh Nhẫn - Việt dịch [21] Kinh Bát Chu Tam Muội, Hán dịch: Đời Tùy Tam Tạng, Khất Đa và Cấp Đa Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Lễ [22] Kinh Bát Chu Tam Muội, Hán dịch: Đời Tùy Tam Tạng, Khất Đa và Cấp Đa Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Lễ [23] Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Quyển 26, Tỳ Đàm Bộ Nhất, Số 1521, Trang 40, Luận Tỳ Bà Sa,Phẩm Dị Hành, Trước tác: Thánh GiảLong Thọ, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Hồng Nhơn
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu.
Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này.
"Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.