An Tâm Quyết Định Sao

13/02/20245:05 SA(Xem: 1131)
An Tâm Quyết Định Sao

AN TÂM QUYẾT ĐỊNH SAO
安心決定鈔
Anjin Ketsujō Shō
Việt dịch: Quảng Minh
AnTamQuyetDinhSaoPDF icon (4)An Tâm Quyết Định Sao


DẪN NHẬP

An Tâm Quyết Định Sao là yếu điển của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, gồm hai quyển, tác giả không rõ. Tác phẩm có lẽ được viết vào khoảng năm 1270 đến 1338, nằm trong tập 3 của Chân Tông Thánh Giáo Toàn Thư (真宗聖教全書), và tập 83 của Đại Chánh Tạng, No. 2679 (Nhật ngữ). Trong sách Liên Như Thượng Nhân Ngự Nhất Đại Văn Thư (蓮如上人御一代聞書), nhà sư Nhật Bản Liên Như đánh giá cao cuốn sách này, và trong Ngự Văn Chương (御文章), ông đã sử dụng sách này để giải thích tông nghĩa “An tâm” của Chân tông, cũng như ca ngợi nó là văn bản trọng yếu về “tha lực tín tâm” của Chân tông. Vào năm 1708, Huệ Không (惠空) của phái Đại Cốc (大谷派) đã trứ tác An Tâm Quyết Định Sao Dực Chú (安心決定鈔翼註), được cho là tác phẩm thuộc phái Tây Sơn (西山派).

Liên quan đến tác giả của cuốn sách này, có người tin tác giả là các Tăng sĩ dòng Chân tông như: Giác Như (覺如), Tồn Giác (存覺), Chân Phật (真佛), Thiện Loan (善鸞), Thừa Chuyên (乘專), Hiển Trí (顯智), Liễu Nguyên (了源). Một số người cho rằng nó được viết bởi Chứng Không (證空), Tăng sĩ thuộc dòng Tây Sơn (西山) và dòng Nhất Biến (一遍). Huệ Không (惠空) thì cho tác giả sách này là Huệ Đốc (惠篤), Tăng sĩ dòng Bản Sơn Nghĩa (本山義), phái Tây Sơn.

Cách diễn đạt của tác phẩm này gợi ý rằng nó có nguồn gốc từ phái Tây Sơn của Tịnh độ tông, nơi nó chia sẻ các khái niệm và thuật ngữ. Tuy nhiên, theo truyền thống của Tịnh độ Chân tông, sách này được nghiên cứu nhiều nhất và là nơi nó có tác động lớn nhất. Cả Giác Như (1270-1351), chắt của Thân Loan Thánh Nhân (1173-1262) và là người khai sơn chùa Tây Bản Nguyện (西本願寺), cùng với Tồn Giác (1290-1373), con trai của Giác Như, đều quen thuộc với nó. Tác động của nó được tích lũy đến Liên Như Thượng Nhân (1415-1499), người coi tác 3 phẩm này là “mỏ vàng” mà từ đó ông có thể rút ra cách giải thích ngắn gọn và dễ hiểu về khái niệm tín tâm của Thân Loan.

Nội dung cuốn sách này chủ yếu dựa trên trụ cột “Cơ pháp nhất thể” (機法 一體), bàn về ý nghĩa “Tha lực niệm Phật vãng sanh”, đưa đến những luận nghĩa về Chánh giác như “Danh thể bất nhị” (名體不二), “Phật thể tức hành” (佛體即 行), “Sanh Phật bất nhị” (生佛不二), Pháp giới thân (法界身), “Sanh Phật câu thời thành tựu” (生佛俱時成就). Toàn bộ cuốn sách minh họa tư tưởng “Tha lực an tâm” (他力安心) của nhất ích pháp môn (一益法門).

 “An tâm” có thể được dịch là cảm giác bình yên hoặc sự an ổn trong tâm trí, trong khi “Quyết định” có nghĩa là sự ổn định, thành lập, xác quyết, chắc chắn. Vì vậy, mục đích của sách này là, để đạt được một sự an tâm vững chắc phải được thiết lập trên nền tảng tín tâm chân thật. Nói cách khác, yếu tố quyết định cho sự an tâmtín tâm chân thật, hoặc là, sự an tâmyếu tố quyết định cho sự vãng sanh.

Hơn nữa, An Tâm Quyết Định Sao phát triển hình ảnh hoa sen Chánh giác của Đức Phật A Di Đà, nói rằng “tịnh hoa chúng” là những người đã được tâm trí của Đức Phật A Di Đà thâm nhập. Bằng cách này, nó bộc lộ hai chủ đề được nhấn mạnh trong trường phái Tây Sơn rằng, những đức hạnh của Đức Phật A Di Đà tự biểu hiện trong hành động của những chúng sinh đã phó thác bản thân mình vào Bản nguyện, và trên thực tế, nguyện hành của Đức Phật A Di Đà đã thâm nhập vào sự tồn tại của chúng sanh từ thời điểm hoàn thiện Chánh giác trong quá khứ vô tận, và vì vậy, quay về khoảnh khắc đó bằng cách quy mạng vào Bản nguyện là được sanh ra từ sự nở hoa của Chánh giác.

“Cơ pháp nhất thể” (機法一體), sự đồng nhất thể của hành giả (cơ) và Đức Phật (pháp). Thuật ngữ này thể hiện một trong những chủ đề trung tâm của An Tâm Quyết Định Sao, nó xảy ra hai mươi lần xuyên suốt tác phẩm. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong các bài viết của Chứng Không (証空, 1176-1246), người  sáng lập phái Tây Sơn của Tịnh độ tông, và việc sử dụng nó trong An Tâm Quyết Định Sao đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà lãnh đạo Tịnh độ Chân tông, đáng chú ý nhất là Giác Như, Tồn GiácLiên Như - trong thời kỳ hình thành truyền thống Bản nguyện. Các học giả đã phân biệt những hàm ý khác nhau của thuật ngữ này tùy thuộc vào ngữ cảnh trong An Tâm Quyết Định Sao, và cũng đã tìm cách phân biệt phạm vi ý nghĩa của nó trong những lời dạy của Chứng Không và của Chân tông. Tác phẩm này phát triển theo hai chiều hướng chung của tính bất nhị: dựa trên Bản nguyện bao gồm sự thành tựu vãng sanh cho chúng sanh (sự đồng nhất của Chánh giácthành tựu sự vãng sanh), và dựa trên sự thực hành Bản nguyện nơi chúng sanh (sự đồng nhất trong Nam mô A Di Đà Phật).

Lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đàchức năng như một sự bảo đảm cho sự vãng sanh Tịnh độ của chúng sanh mười phương, cũng như là động lực tích cực cho hiệu quả của việc thực hành niệm Phật của chúng sanh. Bởi vì chỉ có nguyện hành của Bồ tát Pháp Tạng, kéo dài trong “triệu tải vĩnh kiếp”, là để hoàn thành nguyện hành của chúng sanh (được coi là những chúng sanh ngu si, vô trí và về cơ bản là xấu xa). Có thể nói, niệm Phậthiện thân của sự chân thật của lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà, và do đó chúng sanh quy mạng vào lời nguyện thứ 18 thì làm tan biến mọi nhị nguyên.

 Niệm Phật được thực hiện với niềm tin không gì khác hơn là Tha lực của Đức Phật A Di Đà. Năng lực này trở nên tích cực thông qua sự quy mạng (歸命) của hành giảtín tâm chân thật, để hành giả ấy mang theo bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, nương tựa Chánh giác của Phật quả của Đức Phật A Di Đà, và do đó làm tan biến mọi nhị nguyên của hành giảĐức Phật. Để minh họa sự quy mạng này, người ta sử dụng một dụ ngôn, trong đó mặt trời giống như Bồ tát Quán Thế Âm: Trẻ nhỏ cho rằng ánh sáng mà chúng cảm nhận được là từ chính mình và rằng mắt mình là nguyên nhân của ánh sáng. Nhưng những người có kiến thức thì hiểu rằng, nếu điều này là sự thật thì mắt phải nhìn thấy mọi vật vào ban đêm. Vì vậy, 5 việc tin tưởng vào ánh sáng ban đầu của mặt trời chứ không phải sức mạnh của chính đôi mắt của bạn là điều thích hợp. Trạng thái của hành giả giống như đứa trẻ nhỏ trong dụ ngôn, nó khẳng định mình là nguyên nhân và là chủ nhân của mọi hiện tượng. Nhưng trên thực tế, bất chấp sự vô minh trắng trợn của con người, cuộc sống của con người không phải là của riêng họ mà là “Vô Lượng Thọ” của Đức Phật A Di Đà. Từ bỏ sự thiếu hiểu biết này và thay vào đó là sự tin tưởng tuyệt đối vào Đức Phật A Di Đà thì tương đương với việc nương tựa vào Tha lực của Ngài.

Chúng ta không có khả năng niệm Phật với tâm thanh tịnh hoàn toàn, nhưng Đức Phật A Di Đà đã mở miệng cho chúng ta xưng niệm “Nam mô A Di Đà Phật”.

Hiện có hai bản dịch An Tâm Quyết Định Sao bằng Anh ngữ: Một là, On Attaining the Settled Mind: Anjin ketsujo sho, bởi Dennis Hirota, Eastern Buddhist Society, 1998. Hai là, Anjin ketsujo sho - On the Attainment of True Faith, bởi Eizo Tanaka, International Association of Buddhist Culture, 1980. San Francisco,

Mồng Ba Tết Giáp Thìn (12/2/2024)

 Phật tử Quảng Minh kính ghi

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.