Thông điệp của Niệm Phật tịnh độ

05/11/20164:34 CH(Xem: 5823)
Thông điệp của Niệm Phật tịnh độ

THÔNG ĐIỆP
CỦA NIỆM PHẬT TỊNH ĐỘ 
Nguyễn Xuân Chiến

 

duc phat a di daThưa các bạn,

Đây không phải là một bài khảo cứu, bởi vì theo thiển ý, thì Niệm Phật Tịnh Độ vốn không phải là một đối tượng để khảo cứu, cũng không phải là một đề tài để thảo luận, hoặc một số chứng cứ để phê phán hoặc tranh cãi đúng sai. Mà đây chỉ là một công trình góp nhặt hạn chế của một hành giả Niệm Phật trên bước đường tự mày mò học hỏi, tìm hiểutrở về với danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, thông qua những văn bản hiện có trong tầm tay.

Vâng, đối với những người đã đặt trọn lòng tin vào lời dạy của đức Thích Ca, và hoàn toàn phó thác cuộc sống tâm linh cho đức A Di Đà, thì Niệm Phật Tịnh Độ, nam mô A Di Đà Phật, chỉ là một món quà tặng không thể nghĩ và bàn của diệu lực vô tận của chư Phật mười phương cũng như nguyện lực vô biên của đức A Di Đà qua lòng bi mẫn chưa bao giờ sút giảm của đức Phật Thích Ca.          

Như vậy, chúng ta không còn dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu, luận giải, hết sức nhọc nhằn và nhàm chán, chỉ dành cho những học giả, những nhà sử học, hoặc những nhà khảo cổ học vân vân... Mặc dù trong pháp Niệm Phật Tịnh Độ, dường như  vẫn luôn luôn sẵn chỗ dung thân cho những triết lý kinh viện, những học thuật tinh tế.

Giáo sư Taitetsu Unno viết:

 “Hiểu biết giáo lý thì có thể gây nhiều thích thú, nhưng rốt ráo vẫn là thứ không cần thiết. Thực hành thiền định thì có thể mang nhiều ý nghĩa tâm linh, nhưng cuối cùng vẫn chẳng phát triển gì mấy. Và nếu thực hiện đạo đức thì có thể được thiên hạ ca tụng, hoan nghênh, nhưng không thể giải thoát chúng ta ra khỏi vô minh, mê lầm”.

Và Unno đã chấp nhận lời dạy chân thành của Thân Loan thánh nhân:

“Hãy chỉ niệm Phật, và được cưú độ bởi A Di Đà, rồi hiến mình giao phó cho Bản Nguyện. Ngoài điều ấy ra, không có gì khác !”

Mục đích khiêm tốn của bài viết này là: chỉ mong giới thiệucung cấp cho bản thân người biên soạn cũng như các bạn cùng đức tin, những tài liệu tạm gọi là cần thiết trong những bước đầu tiên trở về với pháp môn Niệm Phật Tịnh Độ. Đương nhiên, cánh rừng kinh sách Phật giáo thì mông mênh bát ngát, mà chúng tôi thì chắc hẳn sức học và khả năng tìm tòi còn kém cỏi, nên công việc sưu tập này chỉ mang tính chất ngẫu nhiên của cơ duyên, do đó sẽ còn rất nhiều thiếu sót đáng chê trách.

Kính mong các bạn cùng đức tin Niệm Phật, vui lòng chỉ giáo và bổ sung giúp cho...

 

 

THÔNG ĐIỆP

CỦA NIỆM PHẬT TỊNH ĐỘ

 

Sau làn sóng Thiền (Zen) và Mật giáo Tây tạng đã dần dần làm quen với đời sống văn hóatôn giáo Âu Mỹ, hiển nhiên đã lưu lại những dấu ấn nhất định trong lòng người Tây phương, làm biến đổi cách nhìn của người da trắng về Á Đông nói riêng và Phật giáo nói chung. Vào những năm của những thập niên 80, 90 của thế kỷ 20, và cả trước năm 2000, một trào lưu tư tưởngtôn giáo mới được du nhập vào các nước Âu Mỹ như là một luồng gió lạ, qua những nỗ lực tuyệt vời của người Nhật bản, vốn được biết tới như là những nhà tiên phong trong lãnh vực công nghiệp và những nhà kinh doanh thành đạt với một nền kinh tế vượt bậc sau thế giới đại chiến lần thứ 2. Đó là Niệm Phật, nam mô A Di Đà Phật, tức là Đạo Phật chân chánh, còn được gọi là Tịnh Độ hoặc Tịnh Độ Chân Tông.

Thật ra, vào năm 1930, giáo sư Sakurazawa Niyoiti còn được gọi là Oshawa tiên sinh, dường như là người đầu tiên đã giới thiệu Niệm Phật Tịnh Độ với người Tây phương qua văn phẩm nổi tiếng nhất của Phật giáo đại thừa Nhật bản: Thán Dị Sao.                      Tiên sinh Oshawa đã trích nguyên văn bài “Thán Dị Sao” (Nhật-ngữ: Tannyso), của Thân Loan thánh nhân, người khai sáng Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản, do chính tiên sinh chuyển dịch từ tiếng Nhật sang Pháp ngữ, trình bày trong phần phụ lục của tác phẩm đầu tay “Le Principle Unique” được xuất bản và phát hành tại Paris. Người Việt Nam bắt đầu làm quen với một vị thánh Nhật Bản pháp hiệuThân Loan, qua bản dịch “Thán Dị Sao” nằm ở phần sau cuốn sách Vô Song Nguyên Lý do Ngạn Ôn và Dư Tụng phiên dịch từ bản Pháp ngữ “Le principe Unique”, Anh Minh xuất bản 1969.

Và những năm trước thế chiến thứ hai (khoảng 1937 và sau đó, 1947), giáo sư Daizetz T. Suzuki đã dành ra hơn 3 chương để khảo cứu về Niệm Phật Tịnh Độ, và tuyên dương danh hiệu nam mô A Di Đà Phật, trong bộ sách nổi tiếng của ông : “Essays in Zen Buddhism” (Thiền Luận) đồng thời giới thiệu Tịnh Độ Trung Hoa và Chân tông Nhật Bản trong tác phẩm “Mysticism : Christian and Buddhism” (Huyền Học Đạo Phật và Thiên Chúa) và “Essence in Buddhism” (Cốt tủy của Đạo Phật). [Việt dịch do Như Hạnh và Tuệ Sỹ].

Gần đây nhất, vào khoảng năm 1972, Jean Eracle, một nhà dân tộc học của Bảo Tàng Viện Á Châu ở Genève, Thụy Sỹ, đã từng sang lưu trú tại Nhật bảnnghiên cứu cùng thực hành Niệm Phật, nam mô A Di Đà Phật, theo giáo lý Tịnh Độ Chân Tông của ngài Thân Loan. Sau đó, khi về lại Âu Châu ông đã cho ấn hành các tác phẩm :“Le Sutra d’Amida version chinoise de Kumalajiva”, “Un bouddhisme pour tous: l’amidisme” và “Sur le vrai bouddhisme de la Terre Pure” với mục đích giới thiệu một phương thức tu tập mới mẻ và giản dị cho mọi tầng lớp nhân loại : Niệm Phật Tịnh Độ, tức là xưng niệm  nam mô A Di Đà Phật, dựa theo giáo lý giản dị, cụ thê, trong sáng của Thân Loan thánh nhân.

Vậy, Niệm Phật Tịnh Độ là gì ? nam mô A Di Đà Phật là gì ? Tịnh Độ Chân tông là gì? Và thông điệp của Niệm Phật Tịnh Độ đã nói lên điều gì?

B.- NHỮNG THÔNG ĐIỆP CỦA

NIỆM PHẬT TỊNH ĐỘ

 

Niệm Phật Tịnh Độ từ ngàn xưa đã gởi đến toàn thể nhân loại những Thông Điệp như thế nào ?

Thông điệp thứ nhất : Tất cả mọi chúng sanh đều có khả năng niệm Phật, nam mô A Di Đà Phật, để thành tựu trí giác và thể hiện bản chất của một vị Phật, bất kể kẻ đó là thiện, ác, tốt xấu, nam nữ, trí ngu, già trẻ... Vì chỉ có một con đường duy nhất là: thành Phật để cứu độ tất cả chúng sanh.

Thông điệp này cũng đã từng được tuyên dương bởi các bộ kinh quen thuộc của Đại thừa vốn đặt nền móng cho đạo Phật chân chánh, như: Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh, Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Phật thuyết A Di Đà kinh, Hoa Nghiêm kinh, Đại Tập kinh, Bảo Tích Kinh..v...v... Và sau đó, là những luận thư như: Thập trụ Tỳ-bà-sa luận của Ngài Long Thọ, Vãng Sanh Luận của Ngài Thiên Thân, Vô Lượng Thọ Kinh Sớ của Ngài Đàm Loan, An Lạc Tập của Ngài Đạo Xước... v...v... Điều này đã dẫn đến việc chấp nhận thông điệp này như là một nguyên lý căn bản của đạo Phật.            

Trong văn học Thiền Phật giáo, người ta thường lưu truyền một câu kệ nổi tiếng: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” nghĩa là : ném bỏ lưỡi dao mổ thì tức khắc thành Phật. Nhưng Niệm Phật Tịnh Độ còn tiến một bước vượt bậc “siêu việt xuống”, với giáo lý dễ thực hành đặt cơ sở trên tư tưởngniềm tin rất gần gũi với kinh điển truyền thống Đại thừakhông cần ném bỏ lưỡi dao mổ, vẫn có thể thành Phật tức thời. Nghĩa là, dẫu kẻ cùng hung cực ác đi nữa, vẫn có thể thành tựu Phật trí trong hiện đời, nếu chấp nhậnsử dụng con đường dễ thực hành: Niệm Phật Tịnh Độ, xưng niệm nam mô A Di Đà Phật. Và đây sẽ là con đường giản dị, dễ thực hành nhất, dành cho tất cả những chúng sanh sẵn đủ cơ duyên cảm ứng với đức tin Niệm Phật Tịnh Độ.

Thông điệp thứ hai: Bản Nguyện Cứu Độ của A Di Đà gồm 48 lời thệ nguyện rộng lớn, có khả năng giúp đỡ mọi chúng sanh cải biến tâm linhchứng ngộ ngay trong cuộc sống này, để rồi thành tựu trí giác của Phật, Đấng Toàn Giác, một cách toàn triệt, hữu hiệu và vô điều kiện.

Để hoàn thành Bản Nguyện của mình, đức A Di Đà sẽ thực hiện một công việc là: ban truyền năng lực tâm linh cho hết thảy chúng ta để giúp chúng ta cải biến tâm linhchứng ngộ, bao gồm việc vãng sanh nơi cõi nước Cực Lạc để dễ dàng tu tập. Sau khi chứng quả Vô Sanh, đức Phật sẽ khiến chúng ta trở lại thế gian này để cứu độ những chúng sanh khác đang còn chìm trôi trong đại dương sanh tử.

Bản Nguyện Cứu Độ của A Di Đà được thể hiện qua chương trình hành động sau đây :

 1).- Đức Phật đã ban cho chúng ta một pháp tu giản dị, dễ thực hành: đó là pháp Niệm Phật, tức xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật.

2).- Đức Phật đã ban cho chúng ta một đức tin thuần khiết để niệm Phật được kiên cố, bền bỉ.

3).- Để hoàn tất rốt ráo sự nghiệp giúp chúng ta cải biến tâm linhchứng ngộ, đức Phật sẽ tiếp dẫn chúng ta trở về Cực Lạc, tại đây, đức A Di Đà sẽ giáo dục chúng ta bằng lý tưởng bồ-tát đạo, rồi đưa trở lại thế gian trong tư cách một vị Bồ-tát thực sự, với nhiệm vụ giáo hóa chúng sanh không mệt mỏi.

Thông điệp thứ ba :

Người Niệm Phật nhận hồng danh Nam mô A Di Đà Phật làm hơi thở và máu thịt của mình, do đó y không thể sống vật vờtrách nhiệm như cỏ dại bên lề cuộc nhân sinh đầy sống độngvô cùng tươi đẹp này. Y cũng không thể tiêu dao tự tại như một tiên ông tiên bà trong chốn bồng lai trần thế, chỉ biết hưởng thụ niềm an lạc riêng tư mà không thèm đếm xỉa gì đến tha nhân đang chìm trôi trên biển khổ, hoặc chỉ biết tự tu tự lợi cho bản thân do đó chẳng màng đến sự nghiệp tâm linhA Di Đà đang giao phó vào bàn tay nóng hổi của họ. Vậy, người chân thật Niệm Phật ngoài việc thường xuyên xưng niệm Danh hiệu thì phải làm gì ?

Thật ra, câu trả lời đã có sẵn :

Ngài Trí Quang thượng nhân dạy :

“Sinh Cực Lạc có 2 nghĩa : một là sinh về Cực Lạc để rồi trở lại ta-bà trước hết, hai là sinh Cực Lạc ngay nơi ta-bà. Đằng nào cũng là vì chúng sinh ta-bà cả. Mà muốn sinh Cực Lạc thì phải Niệm Phật - phải nắm lấy hồng danh của Phật ở trong tâm và ở nơi miệng; làm những gì Phật làm, không làm những việc gì Phật không làm. Niệm Phật, là phải biết “khi tâm tưởng nhớ đến Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật” (Quán kinh, Chính 12/343).”

Như vậy thì quá rõ ràng đối với chúng ta: Thông điệp thú ba của Niệm Phật Tịnh Độ trao gởi đến tất cả chúng sanh là :

Người Niệm Phật thì luôn luôn xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật rất nhiều lần trong ngày, ngoài ra, phải làm tất cả những gì Phật làm và không làm những gì Phật không làm.

Đơn giản là như vậy thôi.

Kết luận : Nói một cách vắn tắt, thông điệp của Niệm Phật Tịnh Độ, chỉ đơn giản là :

Xưng niệm Nam mô A Di Đà Phậtthực hiện tất cả công việc của Phật.

Thực hiện tất cả công việc của Phật và xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật...

 

 NHẤT TÂM

QUYẾT VÃNG SANH

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8345)
13/07/2017(Xem: 5640)
06/07/2014(Xem: 10092)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.