Phần II: Ngài Cưu-ma-la-thập Và Kim Cang Bảo Kiếm

06/10/20172:47 SA(Xem: 3531)
Phần II: Ngài Cưu-ma-la-thập Và Kim Cang Bảo Kiếm

NIỆM PHẬT KIẾM
(SỰ TÍCH NGÀI CƯU MA LA THẬP)

 

PHẦN II:

NGÀI CƯU-MA-LA-THẬP KIM CANG BẢO KIẾM

 

         Về sau, Phù Kiên định lấy nốt phương nam, thu đoạt toàn quốc, nên đem tám chục vạn kỵ binh, ngự giá thân chinh, tay cầm thần kiếm Can Tương, tấn công nhà Đông Tấn. Vua Nguyên Đế nhà Đông Tấn là Tư Mã Duệ vội vã sai tể tướng Tạ An cầm quân chống cự.

         Chính sử chép rằng: năm 393 sau công nguyên, Tạ An đốc suất Tạ Thạch, Tạ Huyền lập kỳ mưu, đại phá quân Phù Kiên ở Phì Thủy (nay là Thọ Huyện, tỉnh An Huy).

Tám chục vạn kỵ binh của Phù Kiên bị đánh tan tác, thần kiếm Can Tương chẳng phát huy được gì, trước lòng dũng cảm của quân nhà Tấn và mưu lược thần tình của Tế tướng Tạ An.

         Phù Kiên dẫn tàn quân về Trường An, đếm lại bọn thủ hạ chỉ còn chưa tới một trăm sĩ tốt, chẳng khác nào Tào Tháo nơi trận Xích Bích năm xưa. Lần đầu tiên, lưỡi kiếm Can Tương nếm mùi chiến bại nhục nhã, mất hết khả năng vô địch, chứng tỏ bạo lực vô tri chỉ có giá trị nhất thời.

         Vào năm Kiến Nguyên thứ chín, Phù Kiên thấy ngôi sao lạ hiện ra ở bờ cõi phía Tây Vực. Đêm nào cũng vậy, Phù Kiên lên Tây Minh Các ngắm tinh tượng, đều nhìn rõ một luồng bạch quang sáng rực từ một vì tinh tú biên giới Tây Vực chiếu xuống soi rõ cả một vùng trời, bèn ngấm ngầm kinh hãi chẳng biết đó là điềm gì, lành hay dữ, trong lòng bất an không dứt.

         Sáng hôm sau lâm triều, Phù Kiên nói:

         - Đêm qua, trẫm xem thiên văn, thấy một vì sao lạ chói rực thiên không, chiếu soi một vùng rộng lớn ở phía Tây Vực. Chẳng hiểu đó là điềm gì?

         Quan thái sử tâu:

- Tâu bệ hạ, quả đó là điềm lành.

Do hồng phúc của bệ hạ cũng như của muôn dân, sẽ có một bậc thánh đức, trí nhân, vào giúp bệ hạ bình định bốn biển, khơi sáng nhân tâm, làm cho xã tắc trường cửu, quốc gia thịnh trị đến muôn đời. Chẳng bao lâu nữa, bệ hạ sẽ thấy ứng nghiệm!

         Phù Kiên thở phào, trút mọi nỗi ưu tư, liền ngả người khoan khoái, nói:

         - Trẫm hằng nghe, nước Quy Tưngài Cưu Ma La Thập là bậc thánh triết, thao lược gồm đủ, trí đức tròn đầy, thông tuệ siêu phàm. Lại nghe ở đất Tương Dương có ngài Đạo An, một bậc cao tăng ngộ đạo, giới hạnh tinh nghiêm, kiến văn quảng bác thấu triệt cổ kim. Phải chăng là hai vị này có khả năng phò tá trẫm trong công cuộc kiến tại đại nghiệp tế thế an dân?

         Nay trẫm truyền Xa Kỵ Tướng quân Diêu Trành đem lễ vật mời Đạo An Pháp sư, và sai Phiêu Kỵ Tướng quân Lữ Quang đem bảy vạn binh mã, tấn công nước Quy Tư, buộc phải dâng nộp Ngài Cưu Ma La Thập, mang về Trường An giúp trẫm bình định thiên hạ.

         Lữ Quang vâng lệnh, chỉ huy bảy vạn binh ròng, ngựa hay tướng giỏi, lương thảo đầy đủ, vượt Nhạn Môn Quan tiến đánh nước Quy Tư.

Sau gần một năm vây hãm, nước Quy Tư xin đầu hàng, và đem Ngài Cưu Ma La Thập dâng cho Lữ Quang, cùng cống nộp rất nhiều ngọc ngà châu báu.

         Vốn là kẻ võ biền thô lỗ và ngu dốt, Lữ Quang cho rằng ngài Cưu Ma La Thập chỉ là kẻ đa mưu túc trí, làu thông binh thư trận đồ, nên đối xử với Ngài như một mưu sĩ tầm thường, nào biết đó chính là một bậc Thánh Tăng sẽ gầy dựng sự nghiệp tuệ giác cho chúng sinh muôn đời sau.

         Ngài Cưu Ma La Thập an nhẫn chờ thời, ở trong trướng của Lữ Quang mà vẫn điềm nhiên tu tập thiền định, giữ vững đại chí, giữa chốn huyên náo ấy mà tấm lòng cứ vẫn sắt son như ngày sơ phát tâm.

         Sau những đại tiệc khải hoàn, họ Lữ rút quân về triều ca, mang theo Ngài Cưu Ma La Thập để dâng cho Phù Kiên đúng như quân mệnh. Nhưng vừa tới đất Tây Lương, được tin thám mã cấp báo: Phù Kiên đã bị Diêu Trành giết bằng chính lưỡi kiếm Can Tương, trong một âm mưu soán đoạt ngôi thiên tử diễn ra quá bất ngờ khiến quân thần không ai kịp trở tay. Phần đông bá quan văn võ cũng như sĩ tốt và dân chúng đều oán ghét sự cai trị hà khắc, tàn ác của Phù Kiên nên khi thấy Diêu Trành lật đổ chính quyền, bèn hài lòng suy tôn Diêu Trành lên ngôi Thiên tử.

         Diêu Trành chọn ngày lành tháng tốt, làm lễ tức vị và nhận sự tung hô của bá quan văn võ trong nỗi mừng vui của muôn dân. Diêu Trành đặt quốc hiệu là Diêu Tần (lịch sử gọi là Hậu Tần), phong con là Diêu Hưng làm Thái tử.

         Nghe lời tấu của đông cung thái tử Diêu Hưng, nhà vua truyền cất lưỡi kiếm Can Tương vào kho, tuyệt không bao giờ sử dụng đến nữa. Đồng thời nhà vua nhiều lần cử sứ giả gặp Lữ Quang để xin thỉnh ngài Cưu Ma La Thập về, nhưng Lữ Quang tự xưng là Tam Hà Vương, đồn trú đất Tây Lương, và quyết giữ Ngài Cưu Ma La Thập ở bên mình, không cho rời nửa bước.

         Mấy năm sau, nhà vua Diêu Trành băng hà, trao quyền bính lại cho con là đông cung thái tử Diêu Hưng.

         Diêu Hưng nối ngôi, đặt niên hiệu là Hoằng Thủy, triệu tập quần thần để bàn việc trị nước theo đường lối vương đạo, quan thái sử quỳ tâu:

- Tâu bệ hạ, ước nguyện bình sinh của tiên đế là thỉnh cho được ngài Cưu Ma La Thập về trợ giúp trong công cuộc trị quốc bình thiên hạ và ổn cố nhân tâm, vạch ra kế sách vẹn toàn cho xã tắc. Nay tiên đế đã chầu trời, hạ thần ngưỡng mong bệ hạ noi theo chí nguyện tiền hân, sớm ban chiếu chỉ buộc Lữ Quang phải dâng nộp Ngài Cưu Ma La Thập ngay lập tức.            

Nếu y ngang ngạnh không chịu phục tùng, xin bệ hạ cử đại binh vấn tội.

         Vua Diêu Hưng nói:

         - Từ lâu, trẫm vô cùng cảm mộ tài năngđức độ của Thánh Tăng Cưu Ma La Thập, nhưng thật ra chưa hề nắm rõ lai lịch và hành trạng của Ngài. Nhà ngươi nếu biết chút ít về Ngài, hãy trình cho trẫm nghe qua thử xem?

         Quan Thái sử tâu:

         - Muôn tâu bệ hạ, theo chỗ tìm hiểu của hạ thần thì như thế này:

         Ngài Cưu Ma La Thập xuất thân dòng dõi công khanh nước Thiên Trúc. Thân phụCưu Ma La Viêm sắp sửa kế vị chức tể tướng liền từ chức trốn đi xuất gia, qua phía đông núi Thông Lĩnh. Vua nước Quy Tư nghe ông ta bỏ chức vinh hiển, liền ra tận biên giới đón mời, thỉnh ông làm Quốc sư, lại nài ép gả em gái là Kỳ Ba cho, về sau sinh ra Ngài và một người em trai là Phất Sa Đề Bà.

         Lúc Ngài lên bảy tuổi, bà mẹ sùng mộ giáo nghĩa Nguyên Thủy, bèn xuất gia tu tập hạnh Đầu Đà. Ngài cũng theo mẹ mà xuất gia, mỗi ngày tụng một ngàn bài kệ gồm ba vạn hai ngàn lời, mà tự mình thông hiểu nghĩa.

         Lớn lên, Ngài cùng mẹ đến nước Kế Tân đảnh lễ ngài Bàn Đầu Đạt Đa cầu học giáo lý Nguyên Thủy, được Ngài Bàn Đầu Đạt Đa dạy cho các bộ kinh như Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tăng Chi Bộ kinhTương Ưng Bộ kinh. Sau khi nắm vững giáo nghĩa căn bản của nhà Phật, Ngài dũng mãnh đả kích ngoại đạothuyết phục họ theo Phật. Quốc vương nước Kế Tân đến chùa nghe Ngài giảng pháp bèn lấy làm kính phục, xin đảnh lễ quy y với Ngài. Quốc vương còn cung cấp thực phẩm tuyệt hảo hàng ngày, sai phái năm vị tăng sĩ và mười vị sa di quét dọn hầu hạ nơi Ngài trụ trì,. Xem thế đủ biết Ngài được tôn sùng như thế nào!

         Năm Ngài mười hai tuổi, theo mẹ trở về nước Quy Tư, qua chơi Sa Lặc, giáo nghĩa Nguyên Thủy đều thông suốt. Vua nước Sa Lặc thỉnh Ngài lên pháp tòa thuyết giảng hàng trăm hội. Lúc rảnh thì Ngài rộng xem kinh luận ngoại đạo, tứ Vệ Đà, ngũ minh, âm dương thuật số, chiêm tinh bói toán... không thứ gì mà Ngài chẳng học. Ngài từng tiên tri những việc cát hung rất đúng, làm mọi người kinh dị. Nhưng bản chất của Ngài rất khoáng đạt, không câu chấp tiểu tiết, nên có nhiều kẻ sinh tâm nghi ngờ. Ngài tự đắc ở tâm, chưa từng quan tâm đến những chuyện thị phi bên ngoài.

         Ngài rất hâm mộ giáo nghĩa Đại Thừa, và theo học kinh Đại Thừa với đại sư Tu Gia Ly Tô Ma, tụng Bách Luận, cùng Thập Nhị Môn Luận.        Vua Quy Tư đón mời Ngài về nước thuyết kinh.

         Đến năm hai mươi tuổi, Ngài thọ giới Tỳ kheo theo thầy là Ty Ma La Xoa học Thập Tụng Luật. Lúc ấy, bà mẹ đã sang Thiên Trúc tu tập và chứng tam quả. Trước khi ra đi, bà dặn dò:

         - Giáo nghĩa Đại Thừa Phương Đẳng rất sâu, phải hoằng truyền và xiển dương khắp Đông Độ, tất cả đều do nơi trí lực và sở đắc của con. Nhưng nếu con chỉ lo cho bản thân thì chẳng được lợi lạc gì cho ai. Việc này con nghĩ như thế nào?

         Ngài thưa cùng mẹ:

- Thưa mẫu thân, đạo của các bậc Bồ Tát đại sĩgiác ngộ tâm linh cho chúng sinh và phải quên đi bản thân. Như vậy mới làm cho đại đạo lưu truyền, giác ngộ kẻ phàm phu mê muội. Được thế, thì dẫu thân con bị ném vào lò lửa, hoặc bị quăng vào vạc dầu mà nấu, chịu đủ đắng cay khổ sở, con cũng không tiếc hận. Chỉ nguyện sao cho ánh sáng Chánh Pháp vĩnh viễn tỏ rạng, mặt trời Đại Thừa dẫn dắt muôn vạn sinh linh ra khỏi vòm mê tối, thì con thỏa dạ vô cùng... Bà mẹ cũng ân cần nhắc nhở Ngài phải truyền bá giáo nghĩa Nguyên Thủy theo tinh thần Đại Thừa, đừng câu chấp văn tự, cú nghĩa, mà phải lấy Bát Nhã làm nòng cốt cho lời Phật dạy. Rồi bà từ biệt.            

         Ngài lưu lại nước Quy Tư, trú tại một cung thất nhỏ bên cạnh một ngôi cổ tự, cả ngày tu tập thiền định và nghiên cứu kinh điển Đại Thừa. Ngẫu nhiên hôm nọ, Ngài nhặt được kinh Phóng Quang, nhưng khi đem ra đọc thì bị ma che khuất chữ nghĩa, chỉ thấy kinh toàn là giấy trắng mà không có một dòng chữ nào. Ngài bèn kiên cố thiền định, an trụ Tam-muội, nên ma đành bỏ đi, lúc ấy các dòng chữ mới hiện ra rõ ràng.

         Ngài đọc tụng kinh điển Đại Thừa một cách rộng rãi, hiểu sâu bí yếu của kinh này. Vua nước Quy Tư vì Ngài mà tạo dựng một tòa sư tử dùng đệm gấm trải lên, mời Ngài ngồi thuyết pháp, cung kính lắng nghe.

         Vị thầy cũ của Ngài là Bàn Đầu Đạt Đa ngày xưa dạy giáo lý Nguyên Thủy cho Ngài, nay nghe danh tiếng lẫy lừng của Ngài, bèn chẳng ngại đường xa, vượt cả ngàn dặm tới gặp Ngài. Cũng lúc ấy, Ngài đang muốn tìm lại vị thầy cũ của mình ngày xưa để chỉ bày cho Thấy biết giáo nghĩa uyên áo, cao siêu, mầu nhiệm của Đại Thừa. Nhân dịp này, cả hai vị đều biện luận rất gay gắt.

         Ngài Bàn Đầu Đạt Đa nói:

         - Chỉ có các kinh điển Nguyên Thủy mới gần gũi với lời dạy của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, ngoài ra đều là tà thuyết cả.           

         Ngài La Thập cười rằng:

         - Thưa thầy, lập luận ấy e rằng quá thiển cậncực đoan. Theo chỗ hiểu của tôi thì như thế này.

         Về mặt tác dụng của kinh điển, thì kinh điển Nguyên Thủy tuy gần gũi với lời dạy của Phật Thích Ca, nhưng thật ra chỉ chứa đựng được cái xác chết ấy, còn Đại Thừa truyền trao sinh khí cho xác chết ấy, bằng cách khai triển những ẩn ý mà Đức Thích Ca chưa nói hết.

         Về mặt triết lý tư tưởng thì nền tảng Tứ ĐếThập Nhị Nhân Duyên không thể nào hàng phục chúng sinh Đông Độ, vốn không ham chuộng quả vị Thanh Văn Duyên Giác. Do đó, Đại Thừa nỗ lực phát triển tư tưởng Bát Nhã, Tánh Không để thích ứng với căn cơ chúng sinh từng gieo hạt giống Đại Thừa, hâm mộ Phật Tri Kiến.

         Về mặt cứu cánh thì đạo quả rốt ráo của Nguyên ThủyA La Hán, trong khi mục tiêu tối hậu của Đại Thừaquả vị Phật Đà, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đó là điểm khác biệt giữa hai lý tưởng: A La HánBồ Tát Đạo. Mà lý tưởng A La Hán chỉ thích hợp với những người có tâm chí tự độ, nhàm chán sinh tử, ưa chuộng Niết Bàn vắng lặng, bỏ rơi chúng sinh, không phát đại nguyện thành Phật. Còn lý tưởng Bồ Tát Đạo thì siêu việt quảng đại, thâm viễn, vượt lên trên mọi tư duymô tả, lìa xa mọi chấp trước hý luận, thể hiện Đại BiĐại Trí của giác ngộ tâm linh. Do đó, Đại Thừa được xem là chỗ y cứ của hết thảy chúng sinh, và Bồ Tát Đạo thường lấy sự nghiệp cứu độ chúng sinh làm phương tiệncứu cánh cho công cuộc hoàn thành Phật đạo.

         Về mặt thâm nhập thực tại, thì kinh điển Nguyên Thủy bằng những văn bản Pali đã trở nên lỗi thời, không thích hợp với dân chúng miền Đông Độ vốn yêu chuộng thứ ngôn từcú pháp hoa mỹ, uẩn súc, hoạt bát. Trong khi những kinh điển Đại Thừa được hâm mộ rộng rãi bởi lẽ được viết bằng thứ ngôn ngữ giàu biểu tượng, hình ảnh, bằng thứ cú pháp đầy ẩn dụ, minh triết. Ở đây, kinh điển Đại Thừa nỗ lực diễn tả chân lý vô hình vô ảnh bằng thứ ngôn ngữ sống động, có khả năng thuyết phục cao độ...

         Đó là lý do tại sao giáo lý Nguyên Thủy chỉ phát triển ở những quốc gia có những nền học thuật sơ khai như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan (Xiêm La), Cao Miên, Lão Qua vân vân ... Còn miền Đông Độ vốn có nền văn hóa khá cao, học thuậttư tưởng đã phát triển mạnh mẽ, thì họ không dễ dàng chấp nhận một thứ giáo nghĩa ngây ngô, duy lý, với văn từ cú pháp thô sơ đến mức cạn cợt, giản dị đến mức quê mùa, cục mịch như các kinh điển Nguyên Thủy.

Chính vì thế mà Đại Thừa phải gánh vác trọng trách gian lao hơn nữa trong công cuộc hoằng truyền tinh yếu Phật giáo bằng thứ ngôn ngữ, văn tự cú pháp diễm lệ, uyên áo, phù hợp căn cơ của chúng sinh mà không lìa xa bản ý đức Phật. Tóm lại, trên một phương diện nào đó, thì Đại Thừa cũng chỉ là giáo lý Nguyên Thủy được diễn giải theo một ngôn ngữ minh triết hơn, bác học hơn, giàu hình tượngẩn dụ để dễ dàng phổ cập trong mọi tầng lớp dân chúng Đông Độ.

         Ngài Bàn Đầu Đạt Đa lắc đầu:

         - Những lập luận của ngươi tuy hợp lý, nhưng vẫn chưa làm lão tăng thỏa mãn, vì chưa hé mở cho lão tăng thấy rõ những cái gọi là “siêu việt, uyên áo, súc tích nhiệm mầu” của Đại Thừa cả...

         Ngài Cưu Ma La Thập kiên nhẫn trình bày tư tưởng Tánh Không, Bát Nhã, những yếu lý của Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Thập Nhị Huyền Môn của giáo lý Hoa Nghiêm kể cả những Nguyên Lý Duyên Khởi theo quan điểm Đại Thừa. Bàn qua cãi lại rất vất vả trải hơn một tháng trường, ngài Bàn Đầu Đạt Đa mới chịu tin phục Đại Thừa.

         Ngài Bàn Đầu Đạt Đa đảnh lễ Ngài La Thập và nói:

         - Tôi là thầy Nguyên Thủy của hòa thượng, còn hòa thượng là thầy Đại Thừa của tôi.      

         Sau khi đưa vị thầy cũ của mình là Ngài Bàn Đầu Đạt Đa đến tận chân trời bát ngát của Đại Thừa, Ngài La Thập bái biệt ra đi cùng tấm lòng mừng vui như mở hội. Các nước  vùng Tây Vực thay nhau cung nghênh bước chân Ngài. Mỗi lần Ngài ghé lại để giảng thuyết, vua các nước đều quỳ mọp trước pháp tòa, thỉnh Ngài dẫm chân mà lên tòa thuyết pháp. Xem thế đủ biết Ngài được tôn trọng tới mức như thế nào.

         Ngài đã hoằng đạo khắp Tây Vực, danh tiếng vang dội tới các nước phía Đông cho nên Phù Kiên nhà Tiên Tần muốn mang Ngài về Trường An để phù tá trong việc trị nước, an dân, bình định thiên hạ. Riêng tướng Lữ Quang tuy giữ được Ngài bên cạnh nhưng đánh giá sai lầm về Ngài, cho Ngài chỉ là một bậc mưu sĩ hiền tài như Gia Cát Khổng Minh, Trương Chiêu, Vương Mãnh thế thôi. Lắm lần Lữ Quang đối xử với Ngài rất bạo ngược, thô lỗ, nhưng Ngài đều nhẫn nhịn cam chịu, luôn luôn an trú trong pháp lạc của Thiền Định để kiên trì chí nguyện hoằng pháp độ sinh của mình. Sau đó, vì những lời tiên tri của Ngài đều ứng nghiệm nên Lữ Quang lấy làm kinh dịthán phục.

...

         Tâu bệ hạ, đó là lai lịch phi thường của một bậc vĩ nhân cổ kim hãn hữu.

Nếu bệ hạ quyết tâm giáo hóa sinh linh bằng đạo lý giác ngộ của Đại Thừa, kiến lập sự nghiệp cao cả để lưu danh muôn thuở, thì lập tức cử mươi vạn hùng binh đến Tây Lương, bắt sống Lữ Quang, thỉnh Ngài La Thập về tôn làm Quốc sư, nhất tâm ngưỡng vọng, cầu Ngài đem hết trí tuệ siêu việt của Phật gia cùng bệ hạ chung sức gầy dựng Tam Bảo xiển dương Đại Thừa, thì: xã tắc từ nay thịnh trị, non sông mãi mãi vững bền, bá tánh an cư lạc nghiệp. Được như vậy, chắc chắn bệ hạ và triều đình sẽ gặt hái vô lượng công đức, dân chúng hàm ơn, chư Phật hoan hỉ, quỷ thần tán thán, thiên nhân ca ngợi khôn cùng ...

         Hoàng đế Diêu Hưng chuẩn y lời tấu của quan Thái sử, lập tức điều động mười vạn tinh binh, ngự giá thân chinh, khẩn cấp xuất quân nhắm Tây Lương thẳng tiến. Đến nơi thì Lữ Quang đã chết, con là Lữ Long lên nắm quyền. Qua mấy trận giao chiến gay go, Lữ Long bị đánh bại, phải xin đầu hàng, chấp thuận dâng nộp Ngài La Thập làm lễ cầu hòa. Hoàng đế Diêu Hưng hết sức mừng rỡ sai tả hữu bày biện kiệu tán cờ quạt cung thỉnh Ngài La Thập về Trường An bằng nghi vệ của bậc Thiên tử. Dọc đường, cứ cách mười dặm, nhà vua lại lập một bàn hương án, cho phép dân chúng bái ngưỡng.

         Khi Ngài La Thập đến kinh đô, nhà vua đưa vào Tây Minh Các nghỉ ngơi.

         Các bậc danh tăngTrường An như ngài Tăng Khế, Đạo Dung, Đàm Anh, Tăng Duệ, Đạo Hằng từ lâu cảm mộ tài đức của Ngài La Thập, nay vội vã vào Tây Minh Các bái kiến. Lại có những vị từ Lô Sơn cũng lặn lội cả vạn dặm đường cốt để cầu học nơi Ngài, như Đạo Sanh, Huệ Viễn, Huệ Nham, Huệ Quán. Tây Minh Các ngày đêm không ngớt khách tăng, từ khắp Trung Nguyên đổ về cầu kiến, vấn an, hỏi đạo, luận thiền.

         Nhà vua sai thiết lập một pháp tòa cao mười lăm thước, làm bằng vàng ròng, nạm kim cương, san hô, hổ phách các loại, cung thỉnh Ngài La Thập lên ngồi, tôn Ngài là Quốc sư, tự xưng đệ tử.

         Lúc ấy nhằm năm Hoằng Thủy thứ ba đời Diêu Tần, Ngài Cưu Ma La Thập bước lên pháp tòa, nhà vua Diêu Hưng gieo năm vóc xuống sát đất, chí thành đảnh lễ Ngài, dĩ nhiênquan văn võ phải đảnh lễ theo nhà vua.

         Giờ phút thiêng liêng ấy đã mở đầu một pháp vận vĩ đại và trường cửu cho Phật giáo Đông Độ, lật sang một trang sử mới rực rỡ đầy hứa hẹn cho chúng sinh Trung Nguyên, bắt đầu cung nghinh ánh sáng chói lọi của Đại Thừa.

Đảnh lễ Ngài xong, vua Diêu Hưng quỳ thưa:

         - Kính bạch Quốc sư, đệ tửDiêu Hưng, nối nghiệp tiên đế, được ở ngôi cao nhưng thâm tâm vẫn hằng hổ thẹn, áy náy, vì kém tài thiếu đức. Nay nhờ hồng ân Tam Bảo đệ tửnhân duyên hội ngộ Quốc sư, vậy xin rửa sạch thân tâm, lắng nghe lời vàng ngọc. Dám mong Quốc sư rủ lòng bi mẫn, xót thương sinh linh, cùng đệ tử chung sức trị quốc, bình định thiên hạ, đem an lạc đến cho muôn dân bá tánh ...

         Ngài La Thập trân trọng mời nhà vua ngồi lên cẩm đôn phía đối diện, chắp tay nói:

         - Bần tăng lấy làm cảm kích về sự ngưỡng vọng tha thiết của tiên đế cũng như của nhà vua. Nhà vua đã hao tổn biết bao binh tướng, phung phí biết bao nhân lực, tài vật cất đón La Thập này cho kỳ được. Tất nhiên tấm thịnh tình trân quý kia sẽ được La Thập này đem tim óc lầy đất báo đáp, không dám tiếc giữ một điều gì. Nhưng dám hỏi bệ hạ đã có sẵn sách lược an dân, phương án trị nước, nào chưa?

         Nhà vua nói:

         - Đệ tử còn phân vân tự hỏi phải sử dụng phương thức nào để bình định thiên hạ một cách trường cửu, vững bền. Thú thật với Quốc sư, đệ tử Diêu Hưng này vẫn còn niên thiếu được nắm mệnh trời, nhưng vốn liếng chỉ có một lưỡi kiếm và mấy cuốn kinh mà thôi...               

         Ngài La Thập kinh ngạc, hỏi:

         - Một lưỡi kiếm ư?

         Nhà vua trả lời:

         - Bạch Quốc sư, đó là Can Tương thần kiếm của Phù Kiên ngày xưa sử dụng để chiếm đoạt Trung nguyên. Sau này lọt vào tay tiên đế, và trước khi băng hà, tiên đế đã trao lại cho đệ tử như một bảo vật trấn quốc. Nhưng đệ tử sẽ không bao giờ dùng đến, bởi lẽ Can Tương thần kiếm là một khí giới bá đạo với năng lực hủy diệt khôn cùng, chẳng thể mang lại hạnh phúc cho muôn dân, chẳng thể dùng vào việc giáo hóa quần sinh, thâu phục nhân tâm được.

         Ngài La Thập nói:

         - Đúng như vậy, bệ hạ có quan điểm như thế, quả phù hợp tri kiến đạo lý. Can Tương thần kiếm quá tàn bạo, hiểm độc, và theo luật nhân quả thì cái tàn bạo hiểm độc ấy sẽ không bao giờ tạo lập sự an lạc vĩnh cửu cho nhân sinh cả.

         Bệ hạ vốn có đại chí, tầm mắt cao viễn trí lực sung mãn, lại có đại nhân duyên với chánh pháp Đại Thừa. Dĩ nhiên, bệ hạ không bao giờ chấp nhận cải tạo nhân sinh, bình định thiên hạ bằng lưỡi kiếm Can Tương ác độc, hung hiểm ấy. Ngoài ra, nhà vua còn sở hữu những cuốn kinh nào đó, dám hỏi ấy là những bộ kinh gì, do cao tăng nào truyền trao cho bệ hạ?           

         Nhà vua trả lời:

         - Đó là ba bộ kinh: Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh và một bộ luận là Đại Thừa Khởi Tín Luận. Tất cả đều do một vị cao tăng ngộ đạo, người Thiên Trúc trao cho đệ tử từ dạo còn là chiến sĩ du mục trong sa mạc Qua Bích. Đệ tử từng tu tập Niệm Phật bằng cách nghiên cứu các bộ kinh nói trên. Theo ý Quốc sư thì chúng ta có thể dùng các bộ kinh gì để giáo hóa chúng sinh?

         Ngài La Thập cười:

         - Vâng, muốn giáo hóa chúng sinh Trung Nguyên và cả miền Đông Độ, thì phải dùng Đại Thừa.

         Các kinh điển Nguyên Thủy được kết tập từ một trăm năm cho đến ba trăm năm sau khi đức Thích Ca Niết bàn, do những vị thánh tăng chỉ yêu chuộng quả vị A La Hán. Cho nên giáo nghĩa bị hạn chế trong tầm nhìn của một vị Thanh Văn, không hoài bão chí nguyện thành Phật để cứu độ chúng sinh như lý tưởng Bồ-tát đạo. Do đó không phù hợp với chúng sinh Đông Độ vốn gieo trồng vô lượng Phật chủng từ nhiều đời kiếp.

         Lại nữa, kinh điển Nguyên Thủy đã được viết bằng văn tự Nam Phạn (PALI) với cú pháp chặt chẽ, với tinh thần duy lý cực đoan.

Trong khi dân chúng Đông Độ vốn có một nền minh triết Lão Trang uyên áo, cao siêu, một nền Dịch học vừa thâm viễn vừa cụ thể, thực tế, một nền văn chương trác tuyệt bóng bẩy, hàm súc - thì đương nhiên họ khó có thể chấp nhận một giáo lý mộc mạc, quê mùa như Nguyên Thủy.

         Các kinh điển Đại Thừa được kết tập sau khi Phật niết-bàn khoảng ba trăm năm cho đến năm trăm năm, do những vị Pháp Thân Bồ-tát chứng đắc quả vị cao, bằng ngôn ngữ uyên áo, hàm súc, bằng văn chương trác tuyệt phô diễn giáo lý Đại thừa bằng một nền triết học cao siêu hơn Lão Trang, cụ thểhiệu quả hơn cả Dịch học, có thể đánh đổ tất cả học thuyết đang được người Trung Nguyên tôn sùng.

         Muốn hàng phục chúng sinh Đông Độ thì phải dùng kinh điển Đại Thừa như Duy Ma, Lăng Nghiêm Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cương, Bát Nhã... bằng những nền triết học của Tánh Không, Trung Quán, Bát Nhã, Duy Thức Luận... Về việc này bần tăng sẽ cùng bệ hạ luận bàn sau.

         Nhà vua vừa nghe vừa gật đầu khoan khoái, dường như đang nghe một tiếng nói rất thân quen vọng vang từ nghìn muôn kiếp lâu xa. Và Ngài Cưu Ma La Thập không phải chỉ là một vị Quốc sư đương triều, mà Ngài phải là người bằng hữu chí thiết của nhà vua tự bao nhiêu đời trước. Nhà vua hân hoan, chắp tay ngang ngực, thưa:

         - Bạch Quốc sư chí tôn chí kính! Xin Ngài hãy vì muôn dân đau khổ, bá tánh lầm mê, thiên hạ loạn lạc - mà ban cho đệ tử Diêu Hưng này một phương thức tuyệt diệu, để thực hiện chí nguyện an định thiên hạ và ổn cố xã tắc, hầu mong mang lại hạnh phúc dài lâu cho hết thảy sinh linh!

         Ngài La Thập ngắm nghía khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú mang đầy dáng vẻ chí thành của một vị Hoàng đế biết quan tâm đến niềm vui và nỗi khổ của người dân. Ngài từ tốn nói:

         - Thưa bệ hạ, lão nạp La Thập này vô cùng cảm mộ tấm tình tri ngộ của bệ hạ, trân trọng chí nguyện lợi tha của bệ hạ, kính phục lý tưởng hoằng pháp của bệ hạ. Cho nên lão nạp sẽ hiến tặng bệ hạ một thanh Kim Cương Bảo Kiếm. Vừa là một báu vật để trấn quốc, an dân, vừa là lợi khí siêu việt để bình định thiên hạ, mưu đồ hạnh phúc cho dân chúng.

         Nhà vua sửng sốt, tỏ vẻ nghi ngờ:

         - Một lưỡi kiếm ư? Vừa rồi, Quốc sư đã phủ nhận hiệu nănggiá trị của hết thảy thanh kiếm trên thế gian. Và cũng dạy cho đệ tử thấy rõ cái si mê điên rồ của những kẻ manh tâm cải biến thế gian bằng bạo lực. Tại sao giờ đây Quốc sư lại trao tặng đệ tử một thanh kiếm nữa để làm gì?

Ngài La Thập cười bí hiểm:

         - Xin bệ hạ chớ vội nôn nóng. Hãy bình tâm lắng nghe bần tăng trần thuật tỏ tường. Nếu bệ hạ lãnh hội được tất cả yếu nghĩa, thì có thể sử dụng một thanh kiếm cũng đủ kiến lập đại nghiệp, mưu đồ lợi ích cho chúng sinh, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho công cuộc hoằng dương Đại Thừa đến muôn đời sau...

         Hoàng đế Diêu Hưng cảm nhận được những ẩn ý thâm trầm trong lời nói của Quốc sư, bèn vội vàng đứng dậy, rời khỏi cẩm đôn và đến trước Ngài, quỳ xuống chắp tay:

         - Diêu Hưng này quả thật nghiệp chướng sâu nặng, trí lực sơ bạc, không thông đạt nổi những lời chỉ giáo ẩn mật, uyên áo của Quốc sư. Ngưỡng mong Quốc sư thương xót, vui lòng giảng giải minh bạch hơn chút nữa!

         Ngài La Thập mỉm cười nhân hậu:

         - Lành thay! Bệ hạ hãy chú ý lắng nghe. La Thập này lặn lội từ Tây Vực sang đây hội kiến bệ hạ với mục tiêu duy nhất: đó là trao tặng bệ hạ một thanh Bảo Kiếm mà thôi...

         Nhà vua vẫn còn bán tín bán nghi:

         - Bạch Quốc sư, ấy là loại kiếm gì vậy? Bậc tu hành đắc đạo như Quốc sư mà cũng sử dụng lưỡi kiếm ư?

         Ngài La Thập gật đầu xác nhận:

         - Chính thị! Một thanh kiếm, hoặc một lưỡi gươm. Đó là bảo vật thiêng liêng nhất, một tặng phẩm vô giá của Chư Phật hiện tại và quá khứ. Đó là năng lực tối thượng được kết tinh từ thiền định nhiệm mầu, siêu việt của chư Pháp Thân Bồ Tát. Một thanh kiếm hoặc một lưỡi gươm, lưu xuất từ ánh sáng Đại Trí Tuệ của Phật Thích Ca, qua bàn tay của những bậc Thánh Tăng Thiên Trúc, từng giác ngộ tâm linh rốt ráo viên mãn.

         Bệ hạ hãy mở trải gan ruột để đón nhận quà tặng hi hữu vô giá ấy, hãy dẹp bỏ mọi nghi tâmtín thọ - nếu không sau này sẽ mãi mãi tiếc hận.

         Nhà vua thở phào, nhẹ nhõm:

         - Nam Mô Phật Đà! Đệ tử Diêu Hưng nay xin đặt trọn lòng tin nơi Quốc sư, nếu Ngài xót thương mà trao tặng đệ tử một thanh kiếm để chuyển hóa nhân tâm, cải biến nhân sinh và bình định thiên hạ, thì Diêu Hưng này sẽ sám hối, trường trai, đoạn dục rồi thiết lập hương án trang nghiêm để cung nghinh thanh bảo kiếm ấy!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8343)
13/07/2017(Xem: 5640)
06/07/2014(Xem: 10091)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.