Tam Thiếp Hòa Tán 三 帖 和 讃 Chánh Tín Niệm Phật Kệ

28/12/20234:22 CH(Xem: 1134)
Tam Thiếp Hòa Tán 三 帖 和 讃 Chánh Tín Niệm Phật Kệ
Thân Loan Thánh Nhân soạn  
TAM THIẾP HÒA TÁN 
三 帖 和 讃
CHÁNH TÍN NIỆM PHẬT KỆ 
正 信 念 佛 偈
Quảng Minh dịch 

TamThiepHoaTanPDF icon (4)Tam Thiếp Hòa Tán và Chánh Tín Kệ

DẪN NHẬP


Tán, nghĩa là khen ngợi, ca tụng, xưng dương. Dùng những lời hay ý đẹp để ca ngợi gọi là tán thán. Trong Phật giáo, đặc biệt có những chương cú ca ngợi, xưng dương công đứchạnh nguyện của Đức Phật và chư Bồ tát. Trong kinh điển Phật giáo, phần lớn những kệ tụng là để tán thán trí tuệcông đức của Đức Phật. Trong truyền thống Phật giáo Nhật Bản, những lời thơ tán thán viết bằng tiếng Nhật (Hòa ngữ) và được “hòa âm” để ca tụng, tôn vinh Đức Phật, Bồ tát, các bậc Thầy hoặc giáo pháp, được gọi là Hòa tán (和讚). Hình thức của Hòa tán lấy “nhịp bảy năm” hay “thất ngũ điệu” (七五調) và “một bài bốn câu” hay “tứ cú nhất chương” (四句一章) làm căn bản, với vài đến vài chục bài Hòa tán liên tiếp.

Có hơn 500 bài thơ Hòa tán được Thân Loan Thánh nhân viết theo phong cách Kim dạng ca (今様歌), nghệ thuật thơ thời Bình An (thể thơ Tứ tuyệt). Đặc biệt, Tịnh Độ Hòa Tán (浄土和讃), Cao Tăng Hòa Tán (高僧和 讃) và Chánh Tượng Mạt Hòa Tán (正像末和讃) được gọi chung là Tam Thiếp Hòa Tán (三帖和讃).

Lúc Thân Loan Thánh nhân về già, vì muốn cho giáo nghĩa căn bản của Chân tông Tịnh độ dễ hiểu hơn, nên ông đã soạn ra các hòa tán này, cùng với Chánh Tín Kệ (正信偈) gồm 120 bài kệ (nằm trong Giáo Hành Tín Chứng quyển 2). Các hòa tán này đều được đọc tụng trong các khóa lễ sớm chiều tại các chùa viện Nhật bản. Tam Thiếp Hòa Tán (三帖和讃) là thuật ngữ chung cho ba Hòa tán do Thân Loan trước tác, đó là: Tịnh Độ Hòa Tán, Cao Tăng Hòa TánChánh Tượng Mạt Hòa Tán. Thuật ngữ chung này được sử dụng trong thời 3 đại Nam Bắc Triều. Phái Cao Điền (高田派) thêm “Hoàng Thái Tử Thánh Đức Phụng Tán” (皇太子聖徳奉讃), gồm 75 bài kệ, vào Tam Thiếp Hòa Tán, và gọi chung là Tứ Thiếp Hòa Tán (四帖和讃).

Tam Thiếp Hòa Tán được chỉ định là báu vật quốc gia Nhật Bản vào ngày 14 tháng 11 năm 1953 (năm Chiêu Hòa thứ 28). Thân Loan đã bổ sung và sửa đổi những Hòa tán của mình cho đến những năm cuối đời. Không có bản sao hoàn chỉnh đã được tìm thấy. Chỉ một bản "Quốc Bảo: Tam Thiếp Hòa Tán” được cất giữ bởi chùa Chuyên Tu (専修寺), Bản sơn phái Cao Điền, được công nhận là xác thực. Vẫn còn một số bản sao, bao gồm cả “Văn Minh Bản” (文明版)1. Số lượng và thứ tự các bài Hòa tán khác nhau giữa các bản sao do có sự bổ sung và chỉnh sửa trong quá trình sao chép. Sau đó, Liên Như, trụ trì đời thứ 8 của chùa Bản Nguyện (本願寺), đã xuất bản bộ “Tam Thiếp Hòa Tán” cùng với "Chánh Tín Niệm Phật Kệ” (正 信念佛偈), gọi tắt là Văn Minh Bản, và chúng được sử dụng trong hai thời công phu của chư sư Tịnh độ Chân tông.

Tịnh Độ Hòa Tán, 1 quyển, được viết vào năm Bảo Trị thứ 2 (1248), gồm 118 bài Hòa tán, ca ngợi Đức Phật A Di Đà, ca ngợi Tam Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng ThọKinh A Di Đà) và chư kinh, ca ngợi Lợi ích hiện đời, và ca ngợi Bồ tát Thế Chí.

Cao Tăng Hòa Tán, 1 quyển, được cho là viết vào khoảng năm Bảo Trị thứ 2 (1248) như Tịnh Độ Hòa Tán, gồm 119 bài Hòa tán, ca ngợi bảy vị Cao Tăng (Long Thọ, Thiên Thân, Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo, Nguyên TínNguyên Không). 1 Do Liên Như (蓮如) chép lại vào tháng 3 năm Văn Minh thứ 5 (1473). 

Chánh Tượng Mạt Hòa Tán (正像末和讃), 1 quyển, được viết khi Thân Loan Thánh nhân đã 85 tuổi, tức vào năm Chánh Gia (正嘉) thứ nhất (1257), cho thấy niềm tin sâu xa của Thân Loan trong những năm cuối đời. Nó bao gồm: sự tán ngưỡng của ông đối với ‘Bản nguyện niệm Phật’ qua bài Mộng Cáo Tán (夢告讃), Chánh Tượng Mạt Tịnh Độ Hòa Tán có 58 câu kệ, Giới Nghi Tán (誡疑讃) có 23 bài kệ, Hoàng Thái Tử Thánh Đức Phụng Tán (皇太子聖徳奉讃) có 11 bài kệ, Ngu Ngốc Bi Thán Thuật Hoài (愚禿悲 歎述懐) có 16 bài kệ, là hồi ức buồn bã và đau xót của Thân Loan; Thiện Quang Tự Hòa Tán (善光寺和讃) có 5 bài kệ (không dịch, vì không có bản Hán văn), một bài Pháp ngữ về Tự Nhiên Pháp Nhĩ (自然法爾), và 2 bài kệ Hòa Tán được đưa vào cuối (không dịch). Như vậy, Chánh Tượng Mạt Hòa Tán gồm có 109 bài kệ (thay vì 116 bài kệ, vì không tính 5 bài kệ Thiện Quang Tự Hòa Tán và 2 bài kệ sau cuối).

Chánh Tín Niệm Phật Kệ, lược xưng là Chánh Tín Kệ, gồm có 120 bài kệ bảy chữ, nằm cuối quyển Hành trong tác phẩm “Giáo Hành Tín Chứng Văn Loại” của Thân Loan. Nội dung tự thuật yếu nghĩa đại cương của Chân tông, nói rõ hai pháp Hành – Tín là tinh yếu của Nhất tông. Nó bắt đầu bằng câu: “Quy mạng Vô Lượng Thọ Như Lai, Nam mô Bất Khả Tư Nghị Quang”, cho thấy sự tín lạc của chính Thân Loan Thánh nhân. Sự tín lạc này chỉ dựa vào bản nguyện lực của Đức Phật A Di Đà được giải thích trong Kinh Đại Vô Lượng Thọ. Tín tâm là chánh nhân vãng sanh Tịnh độ, và xưng niệm danh hiệu là hành động báo ơn Phật. Dẫn dụng văn cú của Kinh Lăng Già, Luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa, Vãng Sanh Luận, Vãng Sanh Luận Chú, An Lạc Tập, Quán Kinh Sớ, Vãng Sanh Yếu Tập, Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập, Thân Loan ca ngợi những thành tựu của bảy vị Cao Tăng đã truyền thừa giáo pháp chân chánh, và hoan hỷ vì nhờ sự 5 hướng dẫn của bảy vị Cao Tăng mà có thể gặp được bản nguyện của Như Lai. Cuối cùng, Thân Loan khuyến khích đại chúng hãy tin tưởng vào giáo pháp chân thật này, tức là tha lực niệm Phật bằng tín tâm chân thậtđại hành chân thật, cũng là đem tín tâm làm chánh nhân để xưng danh hiệu Phật như là sự đáp đền ơn Phật.

Đại sư Ấn Quang tán dương tôn tượng Đức Phật A Di Đà rằng: “Buồn thay chúng sanh không nơi nương tựa, cô đơn lẻ loi như con bỏ trốn. Dù nghe Phật pháp y giáo tu hành, tự lực yếu kém khó phá vô minh. Đẹp thay Thế Tôn từ bi tha thiết, bốn mươi tám nguyện nhiếp hết ba căn, khiến mọi chúng sanh tín nguyện trì danh, cậy Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Đem giác quả địa làm tâm nhân địa, cảm ứng đạo giao nam châm hút kim. Như Lai ân đức khen ngợi trọn kiếp, chỉ mong hàm thức thảy hợp Phật nguyện.”2
Quy mạng Tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai.
Vía Đức Bổn Tôn A Di Đà Phật – PL 2567
San Francisco 29/12/2023 Phật tử Quảng Minh kính ghi





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.