Thán Dị Sao

29/02/20243:43 SA(Xem: 832)
Thán Dị Sao
THÁN DỊ SAO 
『歎異抄』
Tannishō
Việt dịch: Quảng Minh
THán Dị SaoPDF icon (4)Thán Dị Sao

DẪN NHẬP

Thán Dị Sao (歎異抄, Tannishō), còn được gọi là “Lời than thở về dị thuyết”, là một văn bản Phật giáo ngắn vào cuối thế kỷ 13, thường được cho là do Duy Viên, một đệ tử của Thân Loan Thánh nhân viết. Trong Thán Dị Sao, Duy Viên lo ngại về những dị thuyết ngày càng gia tăng trong Tịnh độ Chân tông, sau cái chết của người khai sáng là Thân Loan Thánh nhân. Vì vậy Duy Viên đã viết ra những cuộc đối thoại giữa mình và Thân Loan mà ông ấy có thể nhớ lại khi Thầy mình còn sống.

Nhiều đoạn hội thoại trong Thán Dị Sao rất thẳng thắn khi so sánh với các văn bản trọng yếu hơn, và điều này có thể giải thích phần nào sự phổ biến của Thán Dị Sao trong giới hành giả Tịnh độ Chân tông. Thán Dị Sao cho phép các hành giả Tịnh độ Chân tông nhìn vào tâm trí của Thân Loan Thánh nhân và muốn biết quan điểm của ông ấy khi thực hành Tịnh độ Chân tông. Thán Dị Sao cũng là động lực chính cho sự khởi đầu của Phong trào Dobokai (同朋会運動, Đồng Minh Hội Vận Động) trong nhánh Đông Bản Nguyện Tự (Higashi Hongan-ji) của Tịnh độ Chân tông. Mục tiêu của phong trào Dobokai là đánh thức và đoàn kết các thành viên của Đông Bản Nguyện Tự do xung đột nội bộ về sự khác biệt quan điểm học thuyết chẳng hạn như về tín tâm và liệu cõi Tịnh độ sẽ được đưa vào sau khi chết hay trong cuộc sống này.

Thán Dị Sao được chia thành 18 chương, có nhiều chương rất ngắn, không dài hơn một vài câu. Tuy nhiên, mỗi chương đề cập đến một vấn đề giáo lý riêng biệt.

Chương 1 đến chương 10 tập trung vào những suy nghĩ của Thân Loan liên quan đến Tịnh độ Chân tông, sự niệm PhậtĐức Phật A Di Đà, trong khi chương 11 đến chương 18 đề cập đến những dị thuyết mà Duy Viên muốn xóa bỏ hoặc sửa chữa trên cơ sở những gì Thân Loan đã dạy cho Duy Viên. Tiếp theo là một phụ lục về lịch sử lưu đày của Thân Loan và các đệ tử khác của phong trào Tịnh độ, bao gồm cả thầy của ông là Pháp Nhiên, dưới thời trị vì của Thiên hoàng Hậu Điểu Vũ. Cuối cùng, phần tái bút do Thích Liên Như sáng tác nói rằng: “Thánh giáo thiêng liêng này là một trong những Thánh giáo trọng yếu của phái chủ lưu. Đừng dễ dàng đưa nó cho người không có túc thiện căn xem đọc.”

Thán Dị Sao là một trong những tác phẩm được đọc nhiều nhất trong Phật giáo Nhật Bản, được biết đến không chỉ như một tác phẩm kinh điển về tôn giáo mà còn về văn học. Nhà triết học nổi tiếng người Nhật Nishida Kitaro (1870-1945) đã tuyên bố rằng ngay cả khi trên trái đất chỉ còn hai cuốn sách, nếu một trong số đó là Thán Dị Sao, thì chắc chắn sẽ không có gì phải phàn nàn. Tác phẩm này được dịch sang tiếng Anh1 , tiếng Pháp2 , tiếng Đức3 , tiếng Ý4 , tiếng Bồ Đào Nha5 , tiếng Hàn6 , tiếng Tây Tạng7 và Hán ngữ (bản trực dịch giản thích, bản văn ngôn ý dịch  và bản bạch thoại ý dịch chú thích)8 . Thán Dị Sao được thu tàng trong Đại Chánh Tạng, Tập 83, No. 2661, viết bằng Nhật ngữ cổ, rất khó đọc hiểu, vì vậy nó cũng được chuyển dịch sang Nhật ngữ hiện đại.

Thán Dị Sao được viết bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Sự đơn giản trong cách diễn đạt, sức mạnh trong tư tưởng của nó, nên nó đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Tuy nhiên, cốt lõi của những lời dạy của Thân Loan Thánh nhân vượt qua những rào cản dịch thuật, như có thể thấy trong chương Một:

“Được sự cứu độ bởi bản nguyện bất tư nghị của Đức Phật A Di Đà thì chắc chắn chúng ta được vãng sanh. Khi có được tín tâm như thế thì từ sâu thẳm nội tâm chúng ta sẽ nghĩ đến việc niệm Phật. Đó là lúc chúng ta đang tiếp nhận lợi ích “nhiếp thủ bất xả” của Đức Phật.”

Đọc Thán Dị Sao có lẽ là cách ý nghĩa nhất để những hành giả theo Tịnh độ Chân tông nói riêng, và Tịnh độ tông nói chung, tiếp xúc với tư tưởng của Thân Loan Thánh nhân, người đã sáng lập ra Tịnh độ Chân tôngNhật Bản vào thế kỷ 13.

Như một bức tranh cần một khung vải để vẽ ra bức tranh, những lời dạy của Thán Dị Sao cũng cần một khung vải ‘cuộc đời của chúng ta’ để có thể vẽ ra nó. Chỉ khi đó, trên bức tranh cuộc đời của chúng ta, Thán Dị Sao mới trở nên thực sự có ý nghĩa.

Nam mô A Di Đà Phật.
San Francisco, 27.2.2024
Phật tử Quảng Minh

Bài xem thêm:
Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan (Thích Như Điển dịch)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.