Lời Giới Thiệu Của Chagdud Tulku Rinpoche

14/09/201012:00 SA(Xem: 58365)
Lời Giới Thiệu Của Chagdud Tulku Rinpoche

CHÚ GIẢI VỀ P’HOWA

Hướng Dẫn về Pháp Môn Chuyển Di Thần Thức Siêu Sinh Tịnh Độ 
theo Truyền Giảng của Rigdzin Longsal Nyingpo
Tác giả: Chagdud Khadro - Dịch giả: Cư sĩ Nguyên Giác
===============================================

LỜI GIỚI THIỆU

Pháp môn P’howa, sự chuyển di thần thức vào lúc từ trần, là một trong những phương tiện chủ yếu của tôi để làm lợi ích người khác từ khi tôi còn là một đứa bé. Trong kiếp này, và thực sự – từ những chuyện mà tôi được nghe kể – trong kiếp trước của tôi, tôi đã có năng lực thành tựu p’howa.

Khi rời Tây Tạng để lưu vong năm 1959, tôi nhận thức rằng năng lực về p’howa sẽ cực kỳ hữu dụng cho các đồng hương tị nạn, phải trực diện với xâm lăng, mất mát và các điều kiện xa lạ. Tôi đã bắt đầu truyền giảng pháp môn này rộng rãi.

Tại Nepal năm 1978, tôi dạy pháp môn này cho một nhóm học nhân người Tây Phương lần đầu tiên, trong đó có người vợ tương lai của tôi, bây giờ có tên là Chagdud Khadro. Cô ta đã đạt được các dấu hiệu thành tựu khá dễ dàng, và qua nhiều năm, cô đã cho thấy nhiều lợi lạc trong việc tu tập pháp này. Năm 1986, dựa vào các dấu chỉ rõ ràng xuất hiện trong khi thiền định, tôi đã cho phép cô truyền dạy, và năm 1997 tôi cho phép cô truyền phép A Di Đà Phật quán đảnh (Amitabha empowerment). Tôi tự tin rằng cô sẽ không dắt dẫn người khác đi lạc, và tôi đã thấy rằng những ai đã tu học với cô đều thành đạt các dấu hiệu thành công. Tôi hy vọng rằng việc kết tập pháp môn này sẽ tăng lòng tự tin cho những ai đã thọ nhận giáo pháp p’howa. Tôi cầu nguyện rằng họ sẽ giải thoát vào cõi Tịnh Độ Cực Lạc vào lúc từ trần.

Chagdud Tulku
Chagdud Khadro Ling
Três Coroas, Ba Tây

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.