Niệm Phật Viên Thông

16/12/201012:00 SA(Xem: 28183)
Niệm Phật Viên Thông
Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm
Chương Đại Thế Chí
Niệm Phật Viên Thông
Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giải
Dịch Sang Việt Ngữ - Ban Phiên Dịch Kinh Điển
Vạn Phật Thánh Thành-Talmage, California


Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh, bảy chữ này là tựa đề của kinh. Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương là tựa đề của một chương trong bộ kinh ấy. Hôm nay vì thời gian có hạn cho nên tôi không giải thích tựa Kinh Lăng Nghiêm. Chỉ đơn thuần giải thích tựa kinh cũng đòi hỏi rất nhiều thời giờ, vì vậy tôi chỉ giảng sơ lược mà thôi.

Bộ Kinh Lăng Nghiêm này gồm có Chú Lăng Nghiêm. Hai chữ "Lăng Nghiêm" có nghĩa là "Cứu cánh kiên cố." Tại Trung Quốc bộ kinh này có tầm quan trọng đặc biệt, nên có câu:

Thành PhậtPháp Hoa

Khai tuệ có Lăng Nghiêm

Tôi rất hoan hỷ giảng Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Pháp Hoa, vì hai bộ kinh này giúp khai mở trí tuệ và giúp thành Phật. Chẳng những tôi hoan hỷ mà còn mong muốn mỗi Phật tử đều nghiên cứu để am tường đạo lý trong Kinh, đặc biệtKinh Lăng Nghiêm.

Nói đến Kinh Lăng Nghiêm, tôi nhớ tại Trung Qưốc có một vị Trí Giả Đại Sư bình sanh chỉ nghe tên bộ Kinh này là liền ao ước được trì tụng. Hằng ngày, Ngài hướng về Ấn Độ rập đầu lễ bái, hy vọng có thể thấy tận mắt bộ kinh này. Ngài lễ bái suốt mười tám năm mà vẫn chưa thấy được bộ kinh. Trí tuệ của Trí Giả Đại Sư rất vượt bực, và biện tài của Ngài rất là vô ngại, nhưng Ngài vẫn hết sức thành kính lễ bái bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Như vậy đủ chứng tỏ tầm quan trọng của bộ Kinh này.

Kinh Lăng Nghiêm còn lưu hành trên thế gian, thì thiên ma ngoại đạo đều không dám xuất hiện. Bất hạnh thay, vào thời Mạt-pháp Kinh Lăng Nghiêm sẽ là bộ kinh bị mất trước tiên. Một khi bộ Kinh Lăng Nghiêm này không còn trên thế gian nữa, thiên ma ngoại đạo sẽ mặc sức lộng hành. 

Thậm chí hiện nay có một số người tự xưng là chuyên gia về Phật học mạo nhậnhọc giả từng nghiên cứu Phật-pháp, hoặc là giáo sư khoa học Phật học của một trường đại học nào đó, và công nhiên đề xướng rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả, do người Trung Quốc ngụy tạo. Quý vị hãy nghĩ xem tuy rằng có rất nhiều thánh nhơn xuất hiệnTrung Quốc nhưng tôi tin chắc rằng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được vị thánh nhân đã tạo ra Kinh Lăng Nghiêm đó. Cho nên tôi tuyệt đối tin rằng bộ Kinh Lăng Nghiêm này là thật, là chính xác, và là một bộ kinh khả dĩ hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Vì trong Chú Lăng Nghiêm toàn là những câu thần chú dùng để hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Từ câu chú đầu tiên đến câu chú cuối cùng, mỗi câu đều có một sự diệu dụnguy lực bất khả tư nghì của nó. Cho nên, Phật vì Chú Lăng Nghiêm mà thuyết Kinh Lăng Nghiêm.

Trước kia, tại Hương Cảng, có người đã phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra Anh văn, nhưng lại xén bỏ đoạn Kinh văn về nghi quy thiết lập "Lăng Nghiêm Đàn," ngay cả Chú Lăng Nghiêm cũng bị loại bỏ. Vị dịch giả ấy nói rằng người Tây phương chẳng ai tin Chú Lăng Nghiêm và cũng chẳng ai tụng Chú này, bởi họ cho rằng Chú là những gì mê tín và không tin ở công dụng của Chú. Cho nên trong bản dịch Anh ngữ ấy không có đoạn nói về cách "thiết đàn" và cách tu trì "Lăng Nghiêm Đại Pháp."

Từ khi tôi đến các quốc gia Tây phương, nhất là qua kinh nghiệm bản thân ở Mỹ, tôi nhận thấy rất nhiều người Tây phương thích trì tụng Chú Lăng Nghiêm, và chẳng những hoan hỷ trì tụng mà còn học thuộc lòng nữa.

Tại Kim Sơn Thánh Tự tôi có một đệ tử vào hai thời công phu sáng tối đều cùng chúng tôi trì tụng Chú Lăng Nghiêm và chỉ tụng mỗi ngày hai thời như thế mà trong hai mươi sáu ngày là y đã thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm!

Tại Mỹ Quốc môn học tôi đưa ra khảo hạch trước tiên là khi học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm; ai trả bài thông suốt thì đậu; ai không thuộc thì tạm thời bị đánh rớt. Đó là quy định của khóa tu mùa hè năm 1968. Bấy giờ, có một người học thuộc trong hai mươi sáu ngày, và có một người trong hai mươi tám ngày. Cho nên hiện nay có rất nhiều Phật giáo đồ Tây phương biết đến Chú Lăng Nghiêm.

Quý Phật tử hãy nghĩ xem, vì sao những kẻ mạo nhận là chuyên gia Phật học, những kẻ tự xưng là học giả, hoặc khoe khoang mình là giáo sư của trường đại học nào đó, lại chủ trương Kinh Lăng Nghiêm là giả? Chỉ vì những gì nói trong Kinh Lăng Nghiêm đều có đề cập đến khuyết điểm cùng những sai lầm của họ. Như trong Kinh có dạy rõ rằng: "Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối" (bốn điều răn dạy về tánh thanh tịnh), là không được phỉ báng. Những kẻ này chẳng muốn dứt bỏ khuyết điểm của họ nên mới chủ trương Kinh Lăng Nghiêm là do người Trung Quốc tạo ra.

Vậy, ban đầu do ai chủ trương như thế? Là do người Nhật. Thế người Nhật nói là ai nói với họ? Truy nguyên ra là một vị Pháp-sư Trung Quốc đã mách họ, bảo rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả. Tôi chẳng rõ vị Pháp-sư này có hiểu Kinh Lăng Nghiêm chăng? Tôi không cần phải nêu danh tánh vị Pháp-sư này ra vì chuyện đã xưa rồi. Như vậy, do "cái sai loan truyền cái sai" mà nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả.

Việc này đủ chứng minh rằng Phật-pháp đang suy tàn, là do người trong hàng ngũ Phật giáo tạo ra tin đồn này, từng bước từng bước khiến cho người ta sinh ra hoài nghi, rồi dần dần không tin nữa. Vì hồ nghi không tin nên bộ Kinh này được xếp cất trên gác cao. Xếp lên xó gác thì chẳng khác gì hủy diệt. Vì chẳng còn ai nghiên cứu hoặc quan tâm đến nữa, thì lâu dần Kinh tất bị hủy diệt. Chẳng phải vì Kinh không có chữ, hoặc vì khan hiếm giấy, mà là vì dần dà người ta quên hẳn nó đi.

Vì sao có người đề xướng Kinh Lăng Nghiêm là giả? Chỉ vì họ không muốn tuân theo quy củ. Trong Kinh nói rằng 50 ấm mavô số phép thần thông song đều không đáng kể. Bởi vậy khi họ có đôi chút thần thông, thì họ cho là nếu có thần thông thì cũng bị xem là giả thôi. Cho nên những kẻ mưu cầu thần thông đều không thích kinh này.

Tôi nghe nói hiện nay tại Nhật Bản có một vị có thần thông, dùng tay chỉ ngọn nến thì ngọn nến bốc cháy, không hiểu có đúng như vậy hay không? Ngày 14 sắp tới tôi sẽ đi Nhật Bản và có thể sẽ viếng thăm vị này. Từ lâu ông ta hy vọng được gặp tôi. Lần này gặp mặt chúng tôi có thể cùng nhau trao đổi ý kiến.

Tầm quan trọng của Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm không thể nào nói cho hết được, và tương lai cũng không nói hết được sự diệu dụng, cho nên nói rằng bất khả tư nghì.

Hôm nay tôi thành thật trình bày với quý vị tầm mức diệu dụng của Chú Lăng Nghiêm này.

Khi xưa lúc tôi ở tại Đông Bắc, mỗi khi gặp người có bệnh tôi nhất định làm cho họ lành bịnh. Tôi lấy oai lực gì làm cho họ khỏi bịnh. Đó là oai lực của Chú Lăng Nghiêm.

Trong Chú Lăng Nghiêm có tất cả năm bộ:

Đông Phương có:

A Súc Phật - Kim Cang Bộ

Nam Phương có:

Bảo Sinh Phật - Bảo Sanh Bộ

Trung Ương có:

Tỳ Lô Giá Na Phật - Phật Bộ

Tây Phương có:

A Di Đà Phật - Liên Hoa Bộ

Bắc Phương có:

Thành Tựu Phật - Yết Ma Bộ

Phương Đông có A Súc Phật, A Súc Phật tức là Kim Cang Bộ; Phương Nam có Bảo Sanh Phật, tức là Bảo Sanh Bộ; Trung Ương là Phật Bộ; Phương Bắc là Yết Ma Bộ; tất cả gồm năm bộ. Năm bộ này cai quản năm đại ma quân ở năm phương trên thế giới, cho nên khi trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì năm đại ma quân có năm phương đều cúi đầu phủ phục, không dám cưỡng lại oai lực của Chú Lăng Nghiêm.

Công năng của Chú Lăng Nghiêm gồm có:

1. Tức tai Pháp

2. Hàng phục Pháp

3. Tăng ích Pháp

4. Thành tựu Pháp

5. Câu triệu Pháp

1. Tức tai Pháp (Pháp giải trừ tai ương). Một khi chúng ta trì Chú lăng Nghiêm thì hết thảy tai ương đều được giải trừ

2. Hàng phục Pháp (Pháp làm cho hàng phục). Bất luận đối phương là thứ thiên ma ngoại đạo gì chăng nữa, một khi chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm thì pháp lực của chúng ma liền bị phá vỡ, chúng sẽ bị hàng phục dễ dàng.

3. Tăng ích Pháp (Pháp giúp tăng trưởng lợi ích). Thí dụ chúng ta tu đạo, Chú Lăng Nghiêm sẽ giúp chúng ta tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng bồ đề tâm, tăng trưởng nguyện lựcỦmọi thứ đều tăng trưởng. Đó là pháp làm gia tăng sự lợi ích

4. Thành tựu Pháp (Pháp giúp cho được thành tựu). Chúng ta trì Chú Lăng Nghiêm, thì bất luận chúng ta tu pháp môn gì, chú này cũng sẽ giúp chúng ta được thành tựu

5. Lại còn một loại nữa là Câu triệu Pháp (Pháp thâu tóm về). Pháp này có thể dùng khi chúng ta gặp thiên ma ngoại đạo và muốn bắt chúng, cũng như trên thế gian cảnh sát bắt kẻ phạm tội vậy. Bất luận là thiên ma hay ngoại đạo, nếu chúng ta muốn bắt giữ chúng thì hết thảy Hộ Pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ, và tám muôn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát tức khắc bắt giữ chúng. Đó là Câu Triệu Pháp

Chú Lăng Nghiêm gồm năm hội, và được phân ra trên ba mươi bộ pháp. Lúc tôi ở Đông Bắc tôi nhờ vào công lực của Chú Lăng Nghiêm để trị bịnh. Nhưng chẳng phải ai ai cũng tùy tiện sử dụng Chú Lăng Nghiêm được, nếu có dùng chú này chăng nữa thì cũng không sử dụng được toàn bộ, vì chú này bao gồm trên ba mươi bộ pháp. 

Khi nghe tôi nói như vậy thì có một số giáo sư đại học ở Mỹ không hiểu Phật-pháp nói rằng "A! Hóa ra Chú Lăng Nghiêm là do nhiều bài chú nhỏ chắp nối lại mà thành!" Qúy Phật tử nghĩ xem, đúng là làm trò cười cho thiên hạ! Chính họ cũng chẳng hiểu ất giáp gì cả, nên mới lấy bộ óc chứa đầy kiến thức khoa học của một giáo sư đại họcsuy đoán tầm mức bất khả tư nghị của Chú Lăng Nghiêm.

Vì sao tôi lại nhắc đến Chú Lăng Nghiêm? Vì Phật do Chú Lăng Nghiêm mà thuyết Kinh Lăng Nghiêm. Nếu chẳng có Chú Lăng Nghiêm thì căn bản chẳng có Kinh Lăng Nghiêm.

Do đó vị phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm sang Anh ngữ nói trên đã bỏ Chú Lăng Nghiêm và cũng không dịch phần nghi quy kết đàn. Như vậy, có thể nói rằng bản dịch Anh ngữ ấy chẳng khác gì người mất đầu. Một người không có đầu thì còn chi hữu dụng nữa? Cho nên người phiên dịch Kinh điển không được tự mình phán đoán, không được dùng cái trí tuệ hoặc cái tri kiến nông cạn, hạn hẹp của mình mà cắt câu lấy nghĩa, tự tiện thêm bớt, làm sai lệch ý văn. Người có thái độ như vậy đối với Kinh điển thì không thể chấp nhận được. 

Hiện nay tại Kim Sơn Thánh Tự chúng ta đang thực hiện công tác phiên dịch Kinh điển. Phàm những lời trong Kinh phải tuyệt đối lưu giữ, không được "bỏ đầu xén chân." Lại cũng không thể như vị giáo sư nào đó đã phiên dịch "lưỡng túc tôn" đấng đầy đủ cả hai, nghĩa là phước huệ là "đấng hai chân." Ông đã dịch: "Quy y Phật, đấng hai chân." 

Dịch như vậy không thể nói là chẳng đúng, tuy nhiên ít nhiều cũng có lệch lạc không tương hợp với ý chính của Kinh. Bởi vậy, tại Kim Sơn Thánh Tự chúng ta phải hết sức cẩn thận trong công tác phiên dịch Kinh điển, không được tùy tiện "thủ tiêu" bất cứ một đoạn nào trong Kinh. Hôm nay giảng Kinh Lăng Nghiêm tôi nhân tiện trình bày cho quý Phật tử rõ.
 
 

Chương Đại Thế Chí Bồ Tát
Niệm Phật Viên Thông

Đại: Đại là gì? Đại là trái với tiểu, nhưng ở đây "đại" mà "vô ngoại," nghĩa là chẳng có gì lớn hơn nữa. "Đại" ở đây là thể của pháp, đồng thời cũng là Phật tánh của chúng sanh. Đó là "đại nhi vô ngoại," "tiểu nhi vô nội," bao trùm tận thư không gồm hết pháp giới.

Do đó nói rằng Đại Thế Chí Bồ Tát làm một động tác như đưa tay lên hoặc bước tới một bước, thì thập phương thế giới đều rúng động. Uy lực của Ngài vô cùng lớn lao, cho nên gọi là "Đại Thế Chí." Bởi vậy khi Ngài di động, cả mười phương thế giới đều rúng động. Có người thắc mắc: "Ngài thường đi đây đi đó hay không?"

Quý Phật tử chớ nên bận tâm về việc này, vì một khi Ngài Đại Thế Chí di chuyển thì thập phương thế giới thường chấn động, do đó Ngài thường ở trong đại định. Tuy nhiên, mặc dù Ngài nhập định nhưng Ngài vẫn có mặt cùng khắp, hào quang của Ngài chiếu sáng cùng khắp, trí tuệ của Ngài cũng ở cùng khắp.

Quý Phật tử cũng chẳng nên nghĩ rằng: "Oh!" "Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát nhất định là một vị rất quê mùa, thô lổ. Nếu không như thế thì bước chân của Ngài đâu có thể làm chấn động thập phương thế giới? Nhất định bước chân của Ngài rất nặng nề."

Chẳng phải như thế đâu. Không phải bước chân của Ngài nặng nề như quý vị suy đoán. Quý vị không nên lấy cái tri kiến của phàm phusuy đoán Thánh nhơn. Chẳng qua là oai đức của Ngài làm chấn động thập phương thế giới. Không những Ngài có oai đức to tát như vậy mà Ngài còn có thể dùng năng lực của mình để khiến cho thập phương thế giới được bình an vô sự, chẳng có mảy may chấn động. Cho nên mặc dù Ngài có năng lực như vậy nhưng chưa hẳn Ngài mang quyền lực này ra sử dụng, đó là Đại Thế Chí Bồ Tát.

Vừa qua tôi đã giảng nghĩa ba chữ "Đại Thế Chí." "Bồ-tát" là gì? "Bồ-tát" là "bồ dã, giác dã, tình dã." Tức là giác hữu tình. Nói đầy đủ là Bồ Đề Tát Đỏa, phạn ngữ là Bodhisattva. Bồ-tát là bậc giác ngộ trong số chúng sanh, cũng có thể nói rằng Bồ-tát là chúng sanh đã giác ngộ.

Làm sao có thể nói Bồ-tát là bậc giác ngộ từ trong chúng sanh? Bồ-tát vốn cũng là chúng sanh như quý vị, như tôi. Chẳng qua là Bồ-tát nguyện phát bồ đề tâm, dũng mãnh tinh tấn, hành Bồ-tát đạo, Ồxả những gì mà người khác không thể xả bỏ được, nhẫn những gì mà người khác không thể nhẫn được, làm những gì mà người khác không thể làm được, và đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Vì Bồ-tát làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh cho nên mới được giác ngộ, và là một bậc giác ngộ trong số chúng sanh chúng ta.

Bồ-tát vốn chẳng khác gì chúng ta. Chẳng những Bồ-tát giống như chúng ta, mà ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn sanh đi sanh lại nhiều kiếp ở nhân địa, thì Ngài cũng là chúng sanh như quý vị, như tôi. Hiện giờ tôi, quý vị và hết thảy chúng sanh đều là chư Phật trong vị lai, cho nên Phật xem hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ, đều là chư Phật trong vị lai. Quán sát như vậy nên Ngài xem hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ, do đó đối với mỗi chúng sanh Ngài đều có tâm hiếu thuận. Ngài xem mỗi chúng sanh đều là Phật trong vị lai, do đó Ngài có lòng cung kính đối với mỗi chúng sanh. Đối với tất cả chúng sanh Ngài vừa có tâm cung kính vừa có tâm hiếu thuận.

Cho nên Ngài đối xử với hết thảy chúng sanh rất bình đẳng, nhìn chúng sanh với đôi mắt từ bi, và cũng trên phương diện này, Bồ-tát là bậc giác ngộ trong chúng sanh. Lại nữa, Ngài mang đạo lý mà Ngài giác ngộ được ra giáo hóa chúng sanh, khiến hết thảy chúng sanh cũng đều giác ngộ như Ngài để được lợi ích, cho nên gọi đó là "tự lợi, lợi tha." Vừa qua tôi đã giải thích đại khái về Bồ-tát.

"Niệm Phật." Tôi xin quý vị hãy nhận thức rõ ràng hai chữ "Niệm Phật" trong chương "Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông." Ý nghĩa của Kinh văn chẳng phải là Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát được thỉnh cầu niệm Phật, mà là Đại Thế Chí Bồ Tát hiện thân thuyết pháp, dạy chúng ta và hết thảy chúng sanh rằng: "Tôi nhờ pháp môn Niệm Phật mà đắc viên thông. Nếu người nào y theo phương pháp này tu hành thì khả dĩ cũng đắc viên thông." Ngài đã đắc viên thông, Ngài muốn hết thảy chúng sanh đều đắc viên thông như Ngài.

Cho nên "Niệm Phật" ở đây chẳng phải chính Ngài Đại Thế Chí niệm Phật, vì Ngài đã "Niệm vô sở niệm," Ồchẳng niệm mà niệm, niệm mà không niệm. Ngài đã đạt mức viên thông này và nhiều kinh nghiệm về pháp môn niệm Phật. Cho nên Ngài dạy chúng ta và hết thảy chúng sanh rằng: "Quý vị có biết chăng? Tôi từ con đường Niệm Phật mà đến. Phương pháp này giúp tôi đắc viên thông, nay tôi truyền cho quý vị, quý vị có thể dùng pháp môn Niệm Phật này mà đắc viên thông." 

Niệm Phật có bốn phương pháp:

1. Trì danh niệm Phật

2. Quán tượng niệm Phật

3. Quán tưởng niệm Phật

4. Thực tướng niệm Phật 

1. Trì danh niệm Phật:

Trì danh niệm Phậtthường thường chuyên niệm sáu tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật." Lúc tôi ở tại Đài Bắc tôi gặp một người rất bướng bỉnh. Tôi bảo y niệm Phật, y trả lời: "Niệm Phật nào có lợi ích gì? Thay vì niệm Phật thì để tôi niệm tôi hay hơn." Tôi đáp: "Cũng vậy thôi, nếu ông niệm ông, mà có thể thành Phật được thì cũng được thôi." Chúng ta niệm Phật là vì đức Phật A Di Đà lúc còn ở nhân địa đã phát bốn mươi tám đại nguyện.

Một trong bốn mươi tám đại nguyện ấy là: "Tất cả chúng sanh trong thập phương thế giới, nếu có người nào xưng danh hiệu tôi thì người đó nhất định thành Phật; nếu người đó không thành Phật thì tôi thề không thành Chánh giác, tôi cũng chẳng thành Phật."

Căn cứ vào lời đại nguyện này, chúng ta chẳng khác gì được đi trên một chiếc thuyền để đến bờ bên kia. Nguyện lực của Phật A Di Đà chính là bản hợp đồng mà trong quá khứ Ngài đã cùng chúng tachúng sanh trong thập phương ký kết với nhau. Cho nên, nếu chúng ta niệm Phật mà chẳng được sanh về thế giới Cực Lạc thì đức Phật A Di Đà cũng thiếu tư cách để thành Phật. Vì mối quan hệ này cho nên mỗi chúng ta nên thành tâm thực hành pháp môn niệm Phật.

Pháp môn niệm Phật là một pháp môn đơn giản nhất, viên dung nhất, một pháp môn đi tắt chóng thành Phật nhất. Pháp môn này cũng chẳng đòi hỏi nhiều thời gian, chẳng phải hao tốn tiền bạc. Người già cả cũng có thể niệm Phật, người trẻ tuổi cũng có thể niệm Phật, kẻ tráng niên cũng có thể niệm Phật, người bịnh cũng như người khỏe mạnh đều có thể niệm Phật. Theo pháp môn Niệm Phật này thì:

Tam căn phổ bị

Lợi độn kiêm thu

Tam căn phổ bị: Ba căn là thượng, trung, hạ tức là kẻ có trí tuệ, người bình thường, kẻ ngu đần. Cả ba hạng người này đều có thể niệm Phật để được sanh về thế giới Cực Lạc.

Lợi độn kiêm thu: Là bao gồm cả hạng người thông minh nhất (như Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, hai Ngài đều phát nguyện vãng sanh Tịnh Độ) lẫn hạng người ngu đần nhất. Ngay cả loài súc sanh như chim anh võ, chim bát ca, chúng đều niệm Phật và cũng được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, hà huống là "vạn vật chi linh, như loài người chúng ta" mỗi người niệm Phật đều có hy vọng vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-Lạc. Vì Đức Phật A Di Đàchúng ta có ký kết hợp đồng, không lý Ngài đã ký kết rồi bỏ qua hay sao? Cho nên chúng ta dựa vào hiệu lực của hợp đồng này nhất quyết có thể vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực-Lạc vậy. 

2. Quán Tượng Niệm Phật:

Quán tượng tức là thỉnh một bức tượng Phật A Di Đà, rồi vừa niệm Phật vừa quán tưởng tướng hảo trang nghiêm của Phật A Di Đà, nhất là ánh hào quang tướng bạch hào giữa hai mắt. Thường thường quán tượng để niệm Phật rất dễ đắc Niệm Phật Tam muội, đạt tới nhất tâm bất loạn. Chủ yếu trong việc niệm Phật là đạt tới nhất tâm bất loạn, đắc Niệm Phật Tam muội. Nếu quý vị đắc Niệm Phật Tam muội thì dù có mưa to gió lớn cũng không lay chuyển. Bất luận quý vị đi, đứng, ngồi, hay nằm, nhứt nhứt đều ở trong Tam muội, đi cũng Di Đà, ngồi cũng Di Đà; đi cũng Phật, ngồi cũng Phật. Quý vị ở trong Tam muội thì sẽ được thấm nhuần nước trí tuệ. Đạt tới Niệm Phật Tam muội, nhất tâm bất loạn, thì nhất định sẽ được vãng sanh.
 
 

3. Quán Tưởng Niệm Phật:

Quán tưởng tức chỉ đơn thuần quán tưởng, không cần phảitượng phật trước mặt. Quán tưởng

A Di Đà Phật thân kim sắc

tướng hảo quang minh vô đẳng luân,

bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di

cám mục trừng thanh tứ đại hải

quang trung hóa Phật vô số ức, 

hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên

tứ thập bát nguyện độ chúng sanh

cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn

Quán tưởng bài kệ tán Phật này cũng có thể đắc Niệm Phật Tam muội

4. Thực Tướng Niệm Phật

Thực tướng niệm Phật tức niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, lúc đó hành giả đi vào tham thiền. Cho nên người hiểu rõ niệm Phật chân chính không phản đối tham thiền; người hiểu rõ tham thiền chân chính cũng chẳng phản đối niệm Phật. Chẳng những không phản đối niệm Phật mà cũng chẳng phản đối Giáo Tông, Mật Tông, Luật, Mật, Tịnh nhưng hợp lại thì "nhất tông bất lập," một tông cũng chẳng có, tất cả đều hổ trợ lẫn nhau, tông này cùng tông nọ đều có mối tương quan với nhau.

Chúng tachúng sanh chẳng nên tự sanh tâm phân biệt, chẳng nên "đầu thượng an đầu" trên đầu còn đặt thêm đầu nữa, nói rằng: "Thiền tông là Thiền tông, Mật tôngMật tông, chẳng có tương quan gì cả." Không phải như vậy! Tất cả các tông vốn là một, vốn chẳng có phân biệt quá nhiều như vậy, chỉ vì chúng sanh không có việc chi làm, muốn tìm cái gì để làm, cho nên phân ra đây một tông, đó một tông; nam một tông; bắc một tông; đông một tông; tây một tông, trên một tông, dưới một tông, rốt cuộc chẳng biết tôi thuộc tông nào, ông thuộc tông nào.

Tại Mỹ thường có người hỏi tôi: "Chẳng hay thầy thuộc tông nào?" Tôi đáp: "Chẳng tông nào cả. Nếu tôi thuộc một tông thì tôi đang ở trong một phạm vi hạn hẹp; tôi chẳng thuộc tông nào thì tận hư không, cùng khắp pháp giới đều là của tôi, bao trùm tất cả. Tại sao tôi lại tự vẽ cho mình một phạm vi nhỏ bé, tạo ra một giới hạn chật hẹp, nói rằng mình thuộc một tông nào đó? Tôi thuộc Phật giáo, không có tông mà cũng chẳng có phái lại cũng chẳng có môn mà cũng không có hộ. Tôi với tông nào cũng là một." Tôi thường nói thế này: 

Chân nhận tự kỷ thác,

Mạc luận tha nhân phi,

Tha phi tức ngã phi,

Đồng thể danh Đại Bi.

(Thành thật nhận lỗi mình,

Chớ bàn luận lỗi người,

Lỗi người tức lỗi mình,

Đồng thể tức Đại Bi.)

Hãy nhìn nhận một cách thành thật lỗi lầm của mình, không nên bàn luận lỗi lầm của người khác, kẻ khác có lỗi lầm tức mình có lỗi lầm, lỗi lầm của họ cũng là lỗi lầm của mình, phải tìm cách tự sửa sai mới đúng. Chớ nên bất cứ lúc nào miệng cũng luôn nói: "Không đúng, không đúng, không đúng, không đúng!" Thử hỏi như vậy có ích lợi chi? Cho nên có câu: "Đồng thể danh Đại Bi," vì tất cả đều là một thể, đó là đại bi tâm. Quý vị đi đâu để tìm đại bi tâm? Quý vị tìm nó từ bản thân của quý vị, chẳng cần đi tìm cầu bên ngoài.

Như vậy thực tướng niệm Phật tức là tham thiền. Do đó quý vị Thiện tri thức chớ nên làm một đệ tử bất hiếu của Phật Thích Ca Mâu Ni, chớ nên luôn quấy nhiễu, chớ nên gây tổn thương tình ruột thịt, chớ nên tự tạo rắc rối cho mình. Đó là kỳ vọng của tôi đối với Phật giáo hiện đại.

Bấy giờ, thời gian không cho phép chúng ta tiếp tục. Quý vị Phật tử cần về nghỉ ngơi để ngày mai kẻ đi làm, người bận việc khác, ép buộc tinh tấn thái quá cũng chẳng tốt. Mong quý vị về nhà nếu trằn trọc chưa ngủ được thì hãy niệm Phật. Chúc quý vị Phật tử một đêm an lành.
 
 

Bây giờ chúng ta cùng Quy Y Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tăng

Kinh Đại Bảo Tích nói: "Vào thời Mạt pháp, một ức người tu hành chỉ một người đắc đạo cũng rất là hiếm, duy có nương vào niệm Phậtđắc độ." Tu hành vào thời mạt pháp không dễ gì đắc đạo, duy có nương vào pháp môn niệm Phật mới dễ thành tựu đạo nghiệp.

Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong Tam Thánh ở cõi Tây Phương mà đức giáo chủ là Phật A Di Đà. Đức Quán Thế Âm và Đức Đại Thế Chí cùng đến giúp Ngài tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Cho nên pháp môn niệm Phật rất được các Ngài đề cao.

Chúng ta niệm Phật cần niệm đến mức nhất tâm bất loạn, đạt tới niệm Phật Tam muội. Muốn đạt tới trình độ này thì phải làm thế nào? Trước tiên phải chuyên nhất, luôn giữ chánh niệmtrì danh niệm Phật. Cách đây hơn hai mươi năm tôi có viết một bài kệ về niệm Phật, nay xin đọc lại cho quý vị nghe.

Kệ rằng:

Niệm Phật năng niệm vô gián đoạn,

Khẩu niệm Di Đà đả thành phiến,

Tạp niệm bất sanh đắc Tam muội,

Vãng sanh Tịnh Độ định hữu phần,

Chung nhật yếm phiền Ta-bà khổ,

Tài tương hồng trần tâm niệm đoạn,

Cầu sanh Cực Lạc ý niệm trọng,

Phóng hạ nhiễm niệm quy tịnh niệm.

Niệm Phật niệm hoài không gián đoạn,

Hồng danh đồng khởi tại tâm can,

Tạp niệm không sanh tam muội được,

Vãng sanh Tịnh độ có phần sang,

Trọn ngày chán nản Ta bà khổ,

Tâm niệm hồng trần dứt sạch quang,

Cầu sanh Cực Lạc luôn trong ý,

Nhiễm niệm dứt trừ, tịnh niệm toàn.

"Niệm Phật năng niệm vô gián đoạn" tức là quý Phật tử có thể niệm Phật đến độ không gián đoạn.

"Khẩu niệm Di Đà đả thành phiến," tức quý vị luôn niệm sáu tiếng hồng danh, "Nam Mô A Di Đà Phật," niệm cho đến gió thổi chẳng lọt, mưa tuôn không thấm. Lúc đó mới thực sự đạt tới cảnh giới Niệm Phật Tam muội, cho nên mới nói rằng miệng niệm Di Đà khư khư chẳng rời.

"Tạp niệm bất sanh đắc Tam-muội," tức là hết thảy tạp niệm đều không nảy sanh, cho nên nói rằng:

Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện,

Lục căn thoáng động bị mây che.

Quý vị có thể niệm cho đến một niệm cũng chẳng sanh, thì tạp niệm gì cũng chẳng còn, như vậy ắt đắc niệm Phật Tam muội.

"Vãng sanh Tịnh Độ định hữu phần." Một khi đạt tới Niệm Phật Tam muội rồi thì nhất định được sanh về cõi Tịnh Độ. Quý vị nhất địnhhy vọng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc bốn câu trước đã giải thích qua, sau đây là bốn câu còn lại:

"Chung nhật yếm phiền Ta-bà khổ," tức là Ngày ngày đều cảm thấy cõi Ta bà đầy khổ não, thế giới Cực Lạc rất an vui, cho nên mình hãy luôn nhàm chán cõi khổ Ta bà.

"Tài tương hồng trần tâm niệm đoạn," tức tâm niệm hồng trần mới diệt được. Vì mình chán ghét cái khổ nên muốn được an lạc, hễ muốn có an lạc thì hãy từ bỏ những thú vui vật chất tạm bợ trên thế gian.

"Cầu sanh Cực Lạc ý niệm trọng." Điều rất quan trọng là có tâm mong cầu vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

"Phóng hạ nhiễm niệm quy tịnh niệm," nghĩa là mình có thể rời bỏ ý niệm nhiễm ô thì là lúc Tịnh Độ đã chín muồi. Trái lại, nếu vẫn còn níu kéo cái ý niệm ô nhiễm kia thì nhứt quyết chẳng thể nào vui hưởng sự an lạc thanh tịnh của Thế Giới Cực Lạc được.

Bài kệ tám câu này tuy rất ngắn gọn nhưng nếu ta suy ngẫm kỹ thì rất lợi lạc cho ai tu pháp môn Tịnh Độ.

Đại Thế Chí Bồ Tát đắc niệm Phật "Viên thông": Viên là viên dung vô ngại; thông là thông đạt. Niệm Phật tới mức vừa viên dung lại vừa thông đạt, tức là niệm Phật đến viên mãn, niệm đến thành tựu, đồng thời cũng chứng đắc sự và lý đều viên dung vô ngại. Đạt được cảnh giới này thì gọi là viên thông.

"Chương" tức là chương của "Hai Mươi Lăm Viên Thông" trong Kinh Lăng Nghiêm. Nếu quý vị muốn hiểu đầy đủ hai mươi lăm viên thông xin nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm.
 
 

Trung Thiên Trúc Sa Môn 

Bát Lặc Mật Đế dịch

"Trung Thiên Trúc" là một quốc gia tại Ấn Độ. Ấn Độ phân ra: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Ấn. Trong mỗi khu lại có rất nhiều quốc gia. Sa Môn Bát Lặc Mật Đế là người xứ Trung Thiên Trúc

"Sa Môn," Phạn ngữ dịch ra tiếng Trung Hoa là "Cần Tức," nghĩa là chuyên cần tu giới, định, huệ, dập tắt tham, sân, si. "Cần tu" là không giải đãi, không thối chuyển, thời thời khắc khắc luôn tinh tấn dõng mãnh, cứ hướng về phía trước bước tới, chẳng thối chuyển, không lười biếng. Không lười biếng ở đây chẳng phải là chỉ một ngày không lười biếng mà là bất cứ ngày nào cũng không lười biếng; chẳng phải hôm nay tinh tấn, hôm sau giải đãi. Tinh tấn một ngày, giải đãi mười ngày thì không kể là tinh tấn, phải tinh tấn trọn đời, chuyên cần trì giới trọn đời.

Giới là:

Không làm điều ác

Làm mọi điều thiện

Không làm điều ác tức là làm mọi điều lành; nếu có thể làm tất cả mọi điều lành tức là chẳng làm các điều ác. Cho nên trì giới cần tinh nghiêm, "nghiêm tịnh tỳ ni, hoằng phạm tam giới," phải lấy chính mình làm mẩu mực, tự mình nêu gương tốt. Đó mới là trì giới.

Lại nữa phải tu định. Định là một thứ công phu của thiền định. Thiền định cần tu luyện thường xuyên thì mới sanh định. Do giới mà sanh định. Nếu quý vị muốn có định thì việc trước tiên là phải trì giới. Nếu thiếu trì giới tâm sẽ tán loạn, không thể nào có định được. Không có định, cố nhiên sẽ không sanh tuệ. Cho nên do định mà phát tuệ. Đó gọi là Tam vô lậu học. Nếu mình cần mẫn tu giới định tuệ thì sẽ siêu xuất tam giới. Diệt được tham sân si thì chẳng bị đọa tam ác đạo.

Vì sao từ vô lượng kiếp đến naychúng ta vẫn không thành Phật? Vẫn là chúng sanh? Vẫn đi ra vào mãi trong lục đạo luân hồi? Chỉ vì tham sân si tam độc làm cho chúng ta say đến mức mất hết giác ngộ. Chúng ta bị tham sân si tam độc làm cho mê mê hồ hồ, điên điên đảo đảo khiến cho chúng ta chẳng thể lội ngược dòng sanh tử, chỉ có cách thuận theo dòng lục trần phàm phu. Từ vô lượng kiếp đến nay, chỉ vì tham sân siche lấp cái ánh sáng tự tánh của chính mình.

Tham, tức là chẳng biết chán. Sân, là do tham mà chẳng được nên nổi sân; chỉ vì tham chẳng biết chán nên khi chẳng được gì cả bèn sanh sân hận. Sanh sân hận rồi, sau đó mới tiến đến cảnh giới ngu si, đi vào con đường ngu si. Sân là ngọn lửa vô minh, vô minh tức là có nóng giận. Một khi lửa vô minh bùng cháy thì theo đó cơn sân bốc lên.

Vì sao có vô minh? Chỉ vì tiền kiếp mình tạo tội quá nặng. Do đó, tục ngữ có câu: "Lửa vô minh chẳng khác gì thần hổ, đó là do nghiệp căn từ tiền kiếp." Lửa vô minh là gốc rễ của nghiệp từ tiền kiếp.

Thế nào gọi là ngu si? Người ngu si toàn khởi những vọng tưởng ngông cuồng. Thí dụ con ếch muốn ăn thịt con ngỗng, đó là ngu si bởi vì con ếch làm sao mà ăn ngỗng được? Lại nữa, không đi học mà muốn có mảnh bằng tiến sĩ, mạo nhận ta là học giả với phong độ của một tri thức, sống có vẻ như ta là một tiến sĩ. Chẳng đi học gì cả mà muốn có bằng tiến sĩ. Đó mới là ngu si. Lại có người chẳng hề mua vé số mà muốn trúng độc đắc, không vốn muốn sinh lời, thì đó cũng là hạng người ngu si vậy. Không làm ruộng, nhưng vào mùa thu trông thấy người ta gặt lúa thì cũng muốn có thu hoạch hoa lợi như họ, đó là việc tuyệt đối chẳng thể có được.

Cho nên Ông Hồ Đại Xuyên có làm bài thơ Huyễn Tưởng Thi diễn tả ý nghĩ của người ngu si như sau:

Háo hoa thường linh triều triều diễm,

Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên,

Đại địa hữu tuyền giai hóa tửu,

Trường lâm vô thọ bất dao tiền.

"Háo hoa thường linh triều triều diễm." Người tham sắc muốn hoa ngày ngày tươi đẹp, chẳng bao giờ tàn. Cho nên họ ao ước hoa luôn tươi thắm, thậm chí muốn vợ mình chẳng bao giờ già, cứ trẻ đẹp mãi. Đó là ý nghĩ của người tham sắc.

Còn người thích du ngoạn thì nghĩ gì? "Minh nguyệt hà phương dạ dạ viên." Vào ngày rằm trăng tròn và sáng, qua rằm thì trăng khuyết một ít và càng ngày càng khuyết nhiều hơn. Người thích thưởng trăng bèn nghĩ rằng: "Nếu đêm nào trăng cũng tròn như thế này thì hay biết mấy!"

Người thích uống rượu, vì hiện nay rượu quá đắt, tốn kém nhiều, bèn nghĩ rằng: "Ngày ngày mình uống rượu, phải chi tất cả dòng suối trên mặt đất biến thành rượu, đến nơi nào cũng có rượu uống, chẳng tốn tiền mua rượu mà vẫn có thể say sưa. Như vậy thì hay biết mấy!" Khởi vọng tưởng như thế thì thật là ngu muội.

Còn người bị đồng tiền mê hoặc thì sao? Người này cũng khởi vọng tưởng chẳng kém. Hắn nghĩ bụng: "Tiền! Hiện nay mình phải làm lụng vất vả mới kiếm được tiền. Ước gì tất cả cây trong rừng đều biến thành tiền, chỉ đến lắc nhẹ là tiền rơi xuống tha hồ tiêu xài. Cây ở hai bên lề đường cũng thế. Quả là tốt lắm ư!"

Quý Phật tử nghĩ xem, trên đây là những thí dụ về vọng tưởng ngu si, làm không được mà cũng cố nặn óc nghĩ ra. Như vậy người sa môn thì sao? Người sa môn chẳng có tâm si mê vọng tưởng, nhất tâm tu đạo. Sa Môn có bốn hạng:

1. Thắng Đạo Sa MônỐBậc Sa Môn tu đạo chứng quả, gia nhập hàng ngũ Thánh nhân, được gọi là "thắng đạo sa môn." 

2. Thuyết Đạo Sa MônỐBậc Sa Môn giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh, được gọi là "thuyết đạo sa môn

3. Hoạt Đạo Sa MônỐBậc Sa Môn lấy pháp làm lẽ sống, lấy đạo làm lẽ sống. Trong Phật giáo hàng sa môn này có thể tu đạo lại vừa phát bồ đề tâm

4. Ô Đạo Sa MônỐÔ là dơ bẩn. Đây là hạng Sa Môn chẳng giữ giới luật, chẳng tu giới định huệ, Chẳng đoạn trừ thâm sân si. Tuy cũng được gọi là sa môn, nhưng hàng sa môn này nên sanh tâm hổ thẹn, cần tự vấn lương tâm.

"Bát Lặc Mật Đế," là tên vị dịch giả bằng Phạn ngữ, dịch ra Hán Văn là "Cực Lượng," nghĩa là lượng của Ngài rất lớn, có thể nói: Kiến thức của Ngài bao trùm cả trời đất, tâm của Ngài trong sáng như mặt trời mặt trăng.

Lại có thể nói tâm Ngài bao trùm hư không, lượng của Ngài trải khắp thế giới nhiều như cát sông Hằng, cho nên gọi là cực lượng.

Vị Sa môn này rất thông minh, có trí tuệ. Ngài mang "Kinh Lăng Nghiêm" truyền sang Trung Quốc. "Kinh Lăng Nghiêm" vốn chẳng dễ gì truyền ra nước ngoài. Lần đầu tiên Ngài có ý định mang bộ Kinh này sang Trung Quốc, nhưng đến cửa ải thì bị tra xét, và chẳng những nhà cầm quyền cấm mang bộ Kinh ra khỏi nước mà chính ngay cả Ngài cũng bị cấm xuất dương. Lần thứ hai, Ngài bèn chép bộ Kinh trên lụa rất mỏng với nét chữ cực nhỏ. Rồi Ngài tự rạch bắp tay đặt kinh vào rồi kéo da phủ kín vết thương, thoa thuốc cao lên, và bằng cách này Ngài đã thành công mang bộ Kinh Lăng Nghiêm ra khỏi nước. 

Đối với người Trung Hoa Kinh Lăng Nghiêm rất lợi ích. Ngày xưa có nhiều vị tổ sư xuất gia cũng như cư sĩ, nhờ đọc tụng Kinh Lăng Nghiêmkhai ngộ. Trong quá khứ, Kinh Lăng Nghiêm đã mang nhiều lợi ích đến cho rất nhiều người. Do đó công tác dịch Kinh Lăng Nghiêm của Ngài đối với chúng ta hiện tại và tương lai sẽ giúp ích rất nhiều. Cho nên những người nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm đều nên biết đến vị Sa-môn dịch giả này.

Vị Sa môn này thuộc ba hạng sa môn nói trên và không thuộc vào hạng thứ tư. Ngài đến Trung Quốc vào đời nhà Đường, Sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị. Ngài khởi sự dịch bộ Kinh này vào ngày 23 tháng 5 khi Ngài tới Quảng Châu.

Đối với Phật-pháp và Phật giáo, Kinh Lăng Nghiêmtác dụnguy lực rất lớn. Cho nên người nghiên cứu Phật-pháp trước tiên cần hiểu rõ đạo lý trong Kinh Lăng Nghiêm.

Ngày nay, chúng ta phải hộ trì bộ Kinh này, đừng để kinh bị mai một.

Nếu chúng ta không sinh vào thời điểm này thì chúng ta chẳng có trách nhiệm gì cả. Chúng ta hiện ở trong đời này, vậy bổn phận chúng ta là phải dùng toàn lực và mọi khả năng để hộ trì bộ kinh này.

Khảo xét quá trình lịch sử Phật giáo, bộ Kinh Lăng Nghiêm vốn xuất xứ từ Long Cung. Ngài Long Thọ Bồ Tát đã đọc bộ Long Tạng tại Long Cung. Lúc xem đến bộ Kinh này, Ngài dùng trí nhớ của Ngài ghi lại toàn bộ Kinh, do đó trên thế gian mới có bộ Kinh Lăng Nghiêm này. Nước Thiên Trúc xem bộ Kinh Lăng Nghiêm là quốc bảo, cấm truyền ra nước ngoài. Vì người Trung Hoa có nhân duyên lớn với Phật giáo, nên mới được một vị Thắng Đạo Sa Môn chẳng tiếc thân mạng mang bộ kinh này sang Trung Quốc. Hiện nay ai có thiện duyên xem được bộ Kinh Lăng Nghiêm đều nên đảnh lễ vị Sa môn này.

Trí Giả Đại Sư lúc chưa thấy bộ Kinh Lăng Nghiêm đã từng hướng về nước Ấn Độ ở phương tây rập đầu lạy tên bộ Kinh này. Ngài lạy như vậy trong mười tám năm, nhưng rất tiếc Ngài vẫn chưa được trông thấy tận mặt bộ Kinh. Như vậy chúng ta may mắnthiện duyên hơn Trí Giả Đại Sư, chẳng cần lễ bái nhiều năm mà đã gặp được Kinh Lăng Nghiêm. Quý vị nghĩ xem, có phải nhân duyên của chúng ta hơn Trí Giả Đại Sư chăng?

Chánh Văn:

Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ-tát, tức tùng tọa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: Ngã ức vãng tích, Hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô Lượng Quang, thập nhị Như Lai, tương kế nhất kiếp. Kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt Quang. Bỉ Phật giáo ngã niệm Phật tam muội. Tỷ như hữu nhân, nhất chuyên vi ức, nhất nhơn chuyên vọng. Như thị nhị nhơn, nhược phùng bất phùng, hoặc kiến phi kiến. Nhị nhơn tương ức, nhị ức niệm thâm. Như thị nãi chí, tùng sanh chí sanh, đồng ư hình ảnh, bất tương thừa di. Thập phương Như Lai, lân niệm chúng sanh, như mẫu ức tử, nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi? Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời, mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn. Nhược chúng sanh tâm, ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật. Khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai. Như nhiễm hương nhơn, thân hữu hương khí, thử tắc danh viết, hương quang trang nghiêm. Ngã bản nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập vô sanh nhẫn, kim ư thủ giới, nhiếp niệm Phật nhơn, quy ư Tịnh Độ. Phật vấn Viên Thông, ngã vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam Ma Địa, tư vi đệ nhất.

(Ngài Đại-thế-chí Pháp-vương-tử cùng với năm mươi hai vị Bồ-tát đồng tu một pháp môn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ nơi chân Phậtbạch Phật rằng: "Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, tên là Vô Lượng Quang; lúc ấy mười hai đức Như-lai kế nhau thành trong một kiếp, đức Phật sau hết, hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy con pháp Niệm Phật Tam-muội. Ví như có người, một đằng chuyên nhớ, một đằng chuyên quên, thì hai người ấy, dầu gặp cũng không là gặp, dầu thấy cũng là không thấy; nếu cả hai đều nhớ nhau, hai bên nhớ mãi, khắc sâu vào tâm niệm, thì đồng như hình với bóng, cho đến từ đời này sang đời khác, không bao giờ cách xa nhau. Thập phương Như-lai thương tưởng chúng sinh như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh, thì tuy nhớ, nào có ích gì; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì đời đời mẹ con không cách xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, tưởng Phật, thì hiện nay hay về sau, nhất định thấy Phật; cách Phật không xa thì không cần phương tiện, tâm tự khai ngộ như người ướp hương thì thân thể có mùi thơm, ấy gọi là hương-quang trang-nghiêm. Bản nhân của con là dùng tâm niệm Phật mà vào Vô-sinh-nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật về cõi Tịnh-độ. Phật hỏi về Viên thông, con thu nhiếp tất cả sáu căn, không có lựa chọn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam-ma-đề, đó là thứ nhất".)

Lược giải:

Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ-tát, tức tùng tọa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

"Đại Thế Chí" tức là vị đại Bồ-tát có uy lực lớn. Ngài còn có tên là "Vô Biên Quang Xí Thân Bồ Tát" vì hào quang của Ngài tỏa khắp mười phương quốc độ. "Pháp Vương Tử": Phật là pháp vương, là vua các pháp. Quốc gia thì có quốc vương, trên trời thì có Ngọc Hoàng, tức là Thiên Vương. Phật là Pháp Vương, còn Bồ-tát thì sao? Bồ-tát là đệ tử của Pháp Vương, cho nên Pháp Vương Tử có nghĩa là đệ tử của Pháp Vương. Do đó có câu rằng: "Phật là Pháp Vương, tự tại nơi pháp."

Bồ-tát là người học Phật-pháp, cho nên là đệ tử của Pháp Vương. Vị Đại Thế Chí Bồ Tát này là đệ tử của Pháp Vương. Chẳng những chỉ có Ngài mà còn có "dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ-tát." "Dữ kỳ đồng luân" tức cũng là Bồ-tát như Ngài. "Luân" có nghĩa là loại, nghĩa là cũng y như Ngài. Tuy nói là Bồ-tát như Ngài nhưng ít nhiều cũng có điểm khác nhau, vì có Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Điạ, tất cả là năm mươi vị. Lại có thêm Đẳng GiácDiệu Giác Bồ Tát, cộng tất cả là năm mươi hai vị. Năm mươi hai vị Bồ-tát tức là năm mươi hai quả vị, và số Bồ-tát trong năm mươi hai quả vị thì vô lượng vô biên.

Cho nên Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với năm mươi hai vị Bồ-tát "tức tùng tòa khởi." Lúc nói Viên Thông thứ hai mươi ba xong thì những vị Bồ-tát bèn từ chỗ ngồi của mình đứng dậy. Mỗi vị Bồ-tát đều có chỗ ngồi riêng của mình. Bồ-tát có ý kiến cần phát huy, muốn trình bày cái viên thông sở đắc của mình nên mới từ chỗ ngồi đứng dậy. Đó cũng biểu thị:

Pháp chẳng tự khởi,

Theo cảnh mà sanh;

Đạo chẳng hư dối,

Gặp duyên tất ứng.

"Tức tùng tòa khởi" cũng ám chỉ rằng Phật sắp nói pháp, và đồng thời cũng ám chỉ Bồ-tát cũng sẽ nói về đạo lý viên thông mà Ngài chứng đắc.

"Đảnh lễ Phật túc," đây muốn nói đảnh lễ bằng cách gieo năm vóc chạm mặt đất, biểu lộ hết lòng cung kính. Lúc đảnh lễ Phật nên có một sự quán tưởng. Quán tưởng gì? Hãy quán tưởng rằng: "Năng lễ sở tánh không tịch," tức người lạy và người được lạy tự tánh cả hai đều rỗng lặng. "Cảm ứng đạo giao nan tư nghì," tức là tuy rằng rỗng lặng nhưng lại có một thứ cảm ứng đạo giao, một thứ cảnh giới khó thể nghĩ bàn hiện ra. Quý vị lễ bái một vị Bồ-tát, hoặc một vị tôn Phật đều phải quán tưởng vị Phật hoặc vị Bồ-tát đó.

Như vậy Ngài Đại Thế Chí Bồ Tất và các vị Bồ-tát theo Ngài đều đảnh lễ Phật Thích Ca Mâu Ni, gieo năm vóc thân thể xuống đất, cúi đầu sát đất, hai tay chạm chân Phật để biểu lộ sự tôn kính tột độ.

"Nhi bạch Phật ngôn." Rồi mới thưa với Phật. Những câu Kinh văn nói trên là những lời lẽ được thêm vào lúc kết tập Kinh Tạng.

Ngã ức vãng tích, hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh vô Lượng Quang, Thập nhị Như Lai, tương kế nhất kiếp.

Đại Thế Chí Bồ Tát thưa rằng: Ngã ức vãng tích tức là Ngài nhớ lại vào thời kỳ xa xưa trước kia, lúc Ngài mới bắt đầu phát tâm. Bồ-tát sơ phát tâm không nhất định thành công. Quan trọng nhất là sau khi sơ phát tâm phải "niệm luôn không thối chuyển" thì mới có thể thành tựu Phật quả. Nếu mình phát bồ đề tâm rồi sau đó lại thối chuyển thì chẳng thể nào chứng được Phật quả. Mình vẫn có thể chứng được Phật quả nếu trong tương lai mình phát bồ đề tâm trở lại. Cho nên có bài kệ như sau:

Ngư tử am-ma-la

Bồ-tát sơ phát tâm

Tam sự nhân trung đa

Cập kỳ kết quả thiểu.

Ngư tử tức là trứng của con cá. Cá đẻ rất nhiều trứng, nhưng không nhất định mỗi cái trứng đều trở thành cá. Cây am-ma-la cũng vậy, trổ bông thì sum sê mà đậu quả thì chẳng bao nhiêu. Sơ phát tâm Bồ-tát thì cũng y như vậy; số người sơ phát Bồ-tát tâm rất nhiều, nhưng thực sự chứng đắc quả vị Bồ-tát thì rất ít. Sau đây là ý nghĩa của bốn câu trên: Trứng cá chẳng khác gì hoa am-ma-la và kẻ sơ phát tâm Bồ-tát: nhiều không thể kể xiết nhưng kết quả lại chẳng có là bao. 

Vị Đại Thế Chí Bồ Tát này chẳng hề thối thất bồ đề tâm, cho nên Ngài nhớ được quá khứ, những việc từ xa xưa.

"Hằng hà sa kiếp:" Hằng hà tức sông HằngẤn Độ, chảy qua nước Xá Vệ, nơi Phật thuyết pháp. Ai ai cũng biết đến con sông này, vì vậy khi nói đến một con số to tát, Phật thường đề cập tới số cát sông Hằng. Ngài Đại Thế Chí cũng dùng danh từ này để diễn tả thời gian lâu dài. "Kiếp," Phạn ngữ, gọi là "Kiếp ba" (kalpa), còn gọi là "trường thời phân" tức là một thời gian lâu dài.

"Hữu Phật xuất thế:" Thời đó có một vị Phật xuất thế. "Danh Vô Lượng Quang:" đức Phật xuất thế này danh hiệuVô Lượng Quang. Lại còn có các đức Phật Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Xưng Quang v.v...tổng cộng mười hai vị Như Lai, cho nên gọi là "Thập Nhị Như Lai."

"Tương Kế Nhứt Kiếp:" Trong đại kiếp ấy, liên tục trong một thời gian cực kỳ lâu dài như vậy, có 12 đức Như Lai kế tiếp nhau xuất thế.

Bây giờ còn một ít thời gian, tôi xin kể lại một chuyến hành hương lên Đại Tiên Tự ngày hôm nay, thăm Ngài "Bất Thị Lão Hòa Thượng." Ngài là một vị hòa thượng không già.

Vị Hòa thượng này là ai? Là "Khai Thiền Bất Thị Lão Hòa Thượng." Vì sao tôi gọi Ngài là chẳng phải lão hòa thượng?" Vì Ngài tuy tuổi trên tám mươi nhưng rất hăng say làm việc, thân thể tráng kiện, tay chân vẫn còn bắp thịt, có vẻ đầy sức lực. Thấy Ngài như vậy cho nên tôi mới cho Ngài cái tên "Bất Thị Lão Hòa Thượng" (chẳng phải lão hòa thượng). Tôi hy vọng Ngài mãi mãi không già.

Vị lão hòa thượng này rất vui tính, có thể nói Ngài có đại trí tuệ, biện tài vô ngại; Ngài thích nói những câu ẩn ý, và dùng trượng đánh phủ đầu. Ngài có một bài kệ như sau:

Thủy lưu bình địa bổn vô thanh,

Dạ hữu cao đê nhi hữu thanh,

Đại đạo vô ngôn chu Pháp Giới,

Nhân tham sân si nhi hữu tranh.

Nước chảy trên đất vốn không ra

tiếng,

Đất có cao thấp mới có tiếng,

Đại đạo không lời trong Pháp Giới

Bởi tham sân si mà có tranh.

Ngài vừa nói xong thì có người lập tức lấy bút giấy ghi lại. Nhưng tôi nói với Ngài: "Bài kệ này vốn chẳng phải của Ngài. Tôi đã biết từ lâu và Ngài hãy nghe tôi đọc đây. Ngài đã đọc bài kệ này tôi." Tôi liền đọc bài kệ ấy, Ngài tỏ vẻ như hết sức kinh ngạc. Ngưng một lúc Ngài hỏi: "Như vậy Ngài đã sớm biết bài kệ này ư? 

Tôi đáp: "Dĩ nhiên tôi đã biết từ lâu. Nếu không, thì tại sao Ngài vừa thốt ra tôi liền nhớ được ngay?"

Sau đó tôi và Ngài đàm đạo rất lâu. Trước khi kiếu từ tôi đến ngồi trên ghế của Ngài, rồi ngồi trên giường của Ngài một lúc. Rồi nói: "Bây giờ tôi không về nữa. Ngài hãy rời khỏi nơi đây, Ngài chẳng thể ở đây được."

Ngài nói: "Vậy, tôi ra phía ngoài ở." Tôi nói: "Ngài cũng không được phép ở bên ngoài."

Vị hòa thượng này rất vui tánh. Đã ba phen tôi có ý định ra về, và ba phen tôi quay trở lại. Tôi bèn nói: "Tôi rất thích túp lều tranh này. Trên thế gian này không có gì hơn nó được, chẳng những nó đứng hạng nhứt trên thế gian mà ngay trên trời cũng chẳng tìm ra. Cho nên lần này tôi nhất định muốn có túp lều tranh này. Vậy xin Ngài hãy rời nơi đây ngay!" Tôi muốn dời chăn mền của Ngài, nhưng Ngài vẫn không đi, rốt cuộc tôi phải ra về.

Tôi nói: "Tôi sẽ trở lại thiêu rụi túp lều này, thử xem Ngài sẽ ở đâu?"

Tôi và Ngài tranh luận rất lâu mà tôi vẫn không làm thế nào khiến Ngài rời khỏi túp lều tranh này được. Tôi muốn đón Ngài sang Mỹ. Tôi nói: "Ngài hãy mau sang Mỹ, chẳng nên ở đây."

Vừa rồi là những gì đã xảy ra cho tôi hôm nay.

Kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt Quang. Bỉ Phật giáo ngã niệm Phật tam muội. Tỷ như hữu nhân, nhất chuyên vi ức, nhất nhơn chuyên vọng. Như thị nhị nhơn, nhược phùng bất phùng, hoặc kiến phi kiến. Nhị nhơn tương ức, nhị ức niệm thâm. Như thị nãi chí, tùng sanh chí sanh, đồng ư hình ảnh, bất tương thừa di.

"Kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt Quang." Đại Thế Chí Bồ Tát gặp mười hai vị Như Lai, đó là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Đối Quang, Diệm Vương Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Trí Huệ Quang, Nan Tư Quang, Bất Đoạn Quang, Vô Xưng Quang, và Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật ban sơdanh hiệuVô Lượng Quang. Phật A Di Đà cũng có danh hiệuVô Lượng Quang; nhưng 12 đức Như Lai này là kế tiếp nhau xuất thế trong một kiếp, cho nên tôi tin rằng đó là một vị cổ Di Đà. Thích Ca Mâu Ni Phật có cổ Thích Ca, kim Thích Ca. Đức Phật Vô Lượng Quang này có thể là cổ Di Đà. Như vậy đức Phật sau cùng hiệu là Siêu Nhật Quang, hào quang của Ngài sáng hơn ánh sáng của mặt trờimặt trăng cả trăm ngàn lần.

"Bỉ Phật giáo ngã niệm Phật Tam muội." khởi đầu từ thời Đức Phật Vô Lượng Quang, và cho đến Đức Phật sau cùng là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai, tôi đều ở chốn nhân địa tu tập pháp môn Niệm Phật. Tôi đã từng theo học pháp môn Niệm Phật với mười hai đức Phật này, cho nên tôi nói rằng những đức Phật đó đã dạy tôi niệm Phật Tam muội. "Bỉ Phật" tức là chỉ mười hai đức Phật kể trên. Đại Thế Chí Bồ Tát tu pháp môn Niệm Phật đã phải trải qua một thời gian lâu dài đến một kiếp để học tập pháp môn Niệm Phật Tam muội. Tam muộiPhạn ngữ, phiên dịch ra Hán văn là "Chánh định" và "Chánh thọ."

Pháp môn niệm Phật tu tập như thế nào? Trước tiên đơn cử một thí dụ. "Tỷ như hữu nhơn, nhất chuyên vi ức, nhất nhân chuyên vong." Thí dụ có hai người, một người luôn luôn nhớ còn người kia thì chuyên quên. Hai người này hoặc là bè bạn, hoặc là cha con, hoặc là có quan hệ thân thuộc với nhau. Nhưng hai người này thì một người luôn nhớ người nọ, thí dụ ta nói ông A luôn nhớ ông B. Còn ông B thì sao? Ông B thì chuyên quên, chẳng nhớ gì đến ông A gắn bó với mình, ngay cả quên hẳn ông A là ai.

"Như thị nhị nhơn" Như hai kẻ này, ông A luôn nhớ, ông B lại chẳng hề nhớ chi cả, "nhược phùng bất phùng," tức là nếu có gặp nhau thì y như chẳng gặp, vì ông A thì nhớ, ông B thì quên mất. Trong trường hợp ông A gặp ông B thì ông vẫn nhớ rõ ông B. Rất tiếc ông A chẳng gặp ông B. Nếu ông B thấy ông A thì y như chẳng thấy vì ông chẳng nhớ chi cả, không biết đó là cha, bạn bè hay thân quyến của mình. Vì không còn nhớ nên nói có gặp như chẳng gặp.

"Hoặc kiến phi kiến" Hoặc thấy, thì cũng như chẳng thấy. Vì chỉ có một người nhớ còn kẻ kia lại chẳng nhớ, chẳng khác gì xòe một bàn tay vỗ trên hư không thì không phát ra tiếng, phải cần đủ hai món nhân duyên phối hợp mới thành tựu được. Cho nên, hai người này dù có thấy nhau cũng như chẳng thấy.

"Nhị nhơn tương ức, nhị ức niệm thâm." Thí dụ hai người đều nhớ nhau, chẳng quên nhau -- Ông A nhớ ông B và ngược lại, người này gắn bó với người kia, thì là hai mối nhớ nhung thâm sâu, ghi đậm vào tâm trí. "Như thị nãi chí, tùng sanh chí sanh." Như vậy, từ đời này sang đời khác hai kẻ này vẫn nhớ nhau sau, ghi đậm vào tâm trí mãi mãi. Cũng như Phật nghĩ đến chúng sanh và ngược lại. Trong thí dụ trên, Phật hằng nhớ đến chúng sanh, còn kẻ chuyên quên kia tức là những chúng sanh chẳng hề nhớ đến Phật. Tuy Phật hằng nghĩ đến chúng sanh, chúng sanh trái lại không nghĩ đến Phật, cho nên hào quang không hòa hợp được. Hào quang không hòa hợp, dĩ nhiên chẳng thể có sự cảm ứng.

Như vậy nếu hai người đều nhớ đến nhau, như Phật hằng nhớ đến chúng sanh và ngược lại, tâm niệm sâu đậm và thành khẩn, thì trọn kiếp này hoặc từ kiếp này đến kiếp sau, hoặc trong rất nhiều kiếp, hoặc trong nhiều đại kiếp, họ vẫn không xa rời. "Đồng ư hình ảnh, bất tương thừa dị." Vì nỗi nhớ nhung sâu đậm giữa hai nguời cho nên họ y như hình với bóng. Thân chẳng rời bóng, bóng chẳng xa thân, như vậy cả hai chẳng thể nào không thấy nhau.

Thập phương Như Lai, lân niệm chúng sanh, như mẫu ức tử. Nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi?

"Thập phương Như Lai." Chắc quý Phật tử đều biết rõ "thập phương," tức là đông, tây, nam, bắc thêm vào đó là đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc đó là tám phương thêm thượng phương, hạ phương, tổng cộng là mười phương. Thập phương thế giới đều có Như Lai, đều có Phật. "Lân niệm chúng sanh, như mẫu ức tử," tức là chẳng khác gì tình cảnh mẹ nhớ con. "Nhược tử đào thệ." Nhưng nếu con lại chẳng nhớ mẹ, bỏ mẹ mà chạy chơi nô đùa, thì "Tuy ức hà vi:" Tuy nhớ nhưng làm gì được? Lúc đứa con chạy ra bên ngoài, mẹ có nhớ con cách mấy chăng nữa, đứa con cũng không trở về với mẹ.

Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời. Mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn.

"Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời" Nếu con mà cũng nhớ mẹ một cách chí tình giống như mẹ nhớ con vậy, thì:

"Mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn" tức là đời này qua đời khác mẹ và con chẳng xa lìa nhau.

Đoạn kinh văn này ngụ ý nếu chúng sanh chúng ta nhớ nghĩ đến Phật cũng chân thành như Phật tưởng nhớ chúng sanh, thì nhứt định Phật sẽ tiếp dẫn chúng sanh chúng ta. Tiếc thay, Phật nhớ chúng sanh nhưng chúng sanh lại chẳng nhớ Phật, quên niệm Phật, quên nghĩ tới Phật, cũng chẳng khác gì mẹ nhớ con, song chỉ có mẹ nhớ con chứ con lại không tưởng nhớ mẹ, cho nên mẹ và con khó gặp nhau được. Nếu con cũng nhớ đến mẹ thì luôn luôn mẹ và con đều chẳng xa lìa, con không trốn mẹ chạy đi chơi. Vậy, nên chúng sanh chúng ta hằng niệm Phật thì sẽ chóng về được cõi Thường Tịnh Độ, tức là về cõi Phật.

Nhược chúng sanh tâm, ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật. Khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai.

"Nhược chúng sanh tâm" "Nhược" nghĩa là giả sử. Giả sử tâm chúng sanh; "chúng sanh," đây bao gồm quý vị, tôi, người khác, chúng sanh trong quá khứ, chúng sanh trong hiện tại, chúng sanh trong vị lai, tất cả đều ở trong hai chữ chúng sanh. Cho nên với câu Kinh này mình chớ nên nghĩ rằng đó là nói về một chúng sanh nào khác, mà phải thẳng thắn thừa nhận rằng chúng sanh đó chính là mình chớ không ai khác, một chúng sanh yếu hèn, một chúng sanh chẳng làm nên trò trống gì, một chúng sanh chẳng biết báo ơn Phật, một chúng sanh quên Phật. Nếu mình cứ hằng nghĩ như vậy tất phải sanh tâm hổ thẹn. Phật đầy lòng từ bi thiết tha đến giáo hóa mình mà mình bỏ ngoài tai, chẳng ưng nghe lời dạy của Phật, như vậy tức là trong tâm ta chẳng có Phật, ngay cả một chữ "Phật" cũng chẳng có.

Quý Phật tử nghĩ xem tại Đài Loan nơi Phật Giáo đang thịnh hành, có thể mọi người đều biết Phật, biết lễ Phật, nhưng trên thế giới số nguời biết Phật, lễ Phật được bao nhiêu? Hãy cho rằng số người biết Phật rất nhiều và biết lễ bái cũng không ít, tuy nhiên lại phân ra nào lễ bái theo Phật giáo, nào là lễ bái của ngoại đạo, nào là lễ bái của bàng môn tả đạo. Cho nên hiện nay chúng ta chẳng hiểu pháp môn niệm Phật, có khi chúng ta còn bảo người khác đừng niệm Phật, đừng tin Phật, như thế có phải là điên đảo hay không?

Niệm Phật một câu, tuy đơn giản như vậy nhưng không phải dễ dàng, chớ tưởng rằng bất cứ ai cũng có thể niệm Phật được. Nếu nghiệp chướng nặng nề thì muốn niệm Phật niệm cũng chẳng ra.

Quý Phật tử từng xem hát, có lẽ cũng biết về một tấn tuồng tên Phong Ma Tảo Tần. Nội dung vở tuồng nói về Địa Tạng Vương Bồ Tát muốn giáo hóa Thừa Tướng Tần Cối ở nước Nam Tống.

Thuở xua Tần Cối rất hiếu thảo với cha mẹ. Vì hiếu thảo với cha mẹ nên ông tạo được một ít công đức. Do đó đời này ông được giàu sang. Nhưng được giàu sang rồi ông không biết tiếp tục tạo căn lành như trước để vun bồi quả tốt cho tương lai và, ông ta đã tạo rất nhiều tội lỗi.

Có lẽ vào một đời nào đó trong quá khứ, Địa Tạng Vương Bồ Tát có quan hệ bạn bè với Tần Cối, cho nên Ngài nghĩ rằng người này nên được cứu độ. Nguyện lực của Địa Tạng Vương Bồ Tát rất lớn. Ngài bèn phát tâm độ ông Tần Cối này.

Ngài độ ông Tần Cối bằng cách nào? Ngài hóa thân làm một vị Tỳ-Khưu, viết chữ "Phật" trong lòng bàn tay rồi đến đưa cho Tần Cối xem. Chỉ cần Tần Cối nhận ra chữ này và nói đó là chữ Phật, thì tất cả tội lỗi mà Tần Cối đã tạo từ trước Ngài sẽ giúp được xá miễn. Địa Tạng Bồ Tát dùng phương tiện thiện xảo này để độ Tần Cối. Nhưng khi Tần Cối gặp Địa Tạng Vương Bồ Tát, ông chẳng sanh tâm cung kính. Vì ông không sanh tâm cung kính nên Địa Tạng Vương Bồ Tát dùng đại oai thần lực, lấy phất trần phủi một cái khiến ông tự động quỳ xuống, muốn đứng dậy cũng chẳng được. Địa Tạng Vương Bồ Tát chìa tay ra và hỏi ông rằng: "Ông hãy xem chữ gì trong lòng bàn tay tôi."

Tần Cối liếc qua rồi nói: "Tôi đậu Trạng Nguyên, nay làm Tể Tướng, văn tự các nước tôi đều thông, văn tự các nước mang đến xứ này đều qua tay tôi duyệt, hà huống chỉ có một chữ trong lòng bàn tay Ngài? Ngài cho rằng tôi không biết chữ đó hay sao? "Biết thì tôi biết đấy, nhưng tôi không muốn đọc cho Ngài nghe!"

Quý Phật tử nghĩ xem! Địa Tạng Vương Bồ Tát đầy lòng từ bi, muốn ông Tần Cối chỉ đọc một chữ "Phật" mà thôi. Ông ta biết chữ "Phật" đó nhưng chẳng thốt ra tiếng được, lại còn nói: "Tôi biết nhưng tôi không đọc cho Ngài nghe." Kết quả nghiệp chướng của y chẳng được tiêu trừ mà lại còn bị đọa địa ngục. Câu chuyện này đủ chứng minh niệm Phật chẳng phải là việc dễ dàng. 

Nói về cái tâm chúng sanh, mình bảo họ nhớ Phật niệm Phật cũng chẳng phải là việc dễ dàng. Cho nên mới nói là "Nhược" tức là giả sử. Đoạn Kinh văn này chỉ là giả thuyết từ. Giả sử cái tâm chúng sanh của mình "ức Phật niệm Phật," nhớ Phật niệm Phật. Tâm luôn tưởng nhớ Phật, miệng luôn niệm Phật, thì hiện tiền và trong tương lai nhất định sẽ được thấy Phật. Mình nhớ Phật, niệm Phật, hễ chuyên nhất tất sẽ có linh ứng, tâm phân tán thời linh ứng khó hiển hiện. Tâm niệm được chuyên nhất, niệm Phật một cách khẩn thiết, chí thành, đến nỗi nước chảy cũng là niệm Phật, gió thổi cũng là niệm Phật, niệm cho đến độ mọi âm thanh chung quanh đều là "A Di Đà Phật," như vậy mới gọi là "nhớ Phật niệm Phật."

"Hiện tiền đương lai." Hiện tiền là ngay trong đời này; đương lai tức tương lai hoặc là đời sau của chúng ta.

"Tất định kiến Phật." Mình nhất định có thể thấy được Phật, vì thệ nguyện lực của Phật là chỉ cần mình niệm Phật thì Phật nhất định nhiếp thọ mình. Cho nên "Khứ Phật bất viễn," tức là không còn xa Phật.

"Bất giả phương tiện." Mình chẳng cần tìm những pháp môn phương tiện đâu đâu xa xôi để tu trì pháp môn niệm Phật này. Niệm Phậtcon đường tắt trong những con đường tắt, phương tiện trong những phương tiện, một pháp môn viên đốn nhứt, đơn giản nhứt, dễ dàng nhứt. Cho nên không cần tìm kiếm một pháp môn hay phương tiện nào khác. Pháp môn niệm Phậtphương pháp hay nhứt.

"Tự đắc tâm khai." Tâm khai tức đã giác ngộ, đã thấu hiểu thì khoát nhiên tâm liền khai ngộ, khoát nhiên thông suốt, khoát nhiên đắc niệm Phật Tam muội, do đó tự đắc tâm khai.

Như nhiễm hương nhơn, thân hữu hương khí, thử tắc danh viết hương quang trang nghiêm. Ngã bản nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập vô sanh nhẫn, kim ư thủ giới, nhiếp niệm Phật nhơn, quy ư Tịnh Độ.

"Như nhiễm hương nhơn." Cũng như người nào có thấm nhiễm hương thì "thân hữu hương khí" tức thân kẻ này toát ra mùi thơm như hương. Vì có mùi thơm nên: "Thử tắc danh viết hương quang trang nghiêm" cảnh giới này gọi là "hương quang trang nghiêm."

"Ngã bản nhân địa." Đại Thế Chí Bồ Tát tự xưng là "vô ngã chi ngã." Cái tôi vô ngã. Bồ-tát vốn vô ngã, nhưng Ngài đối với chúng sanh thuyết pháp nên nói có ngã. Ngã bản nhân địa nghĩa là lúc tôi còn ở tại nhân địa.

"Dĩ niệm Phật tâm" tức dùng cái tâm nguyện niệm Phật để "Nhập vô sanh nhẫn" tức chứng đắc vô sanh pháp nhẫn.

"Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhơn" Tôi hiện ở tại thế gian này, tức là thế giới Ta bà của chúng ta, để nhiếp thọ, tất cả những người niệm Phật. Kẻ nào niệm Phật thì tôi giúp đỡ người đó, kẻ nào niệm Phật thì tôi tiếp dẫn người đó. Chỉ cần kẻ đó niệm Phật, tôi liền tiếp dẫn kẻ đó vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-Lạc. Người niệm Phật chẳng khác gì miếng sắt, tôi y như cục nam châm để hút sắt. Chỉ cần chịu niệm Phật thì tôi hút về thế giới Tây Phương Cực-Lạc.

"Nhiếp niệm Phật nhơn, quy ư Tịnh Độ" Tôi nhiếp thọ những kẻ niệm Phật đều được sanh về thế giới Tây Phương Cực-Lạc, về cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà.

Phật vấn Viên Thông, ngã vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam Ma Địa, tư vi đệ nhất.

"Phật vấn Viên Thông" Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật hỏi tất cả đệ tử rằng sau khi nghe qua thập bát giới, theo sự nhận thức của họ thì pháp môn nào viên dung vô ngại nhứt, viên mãn nhứt, hợp căn cơ của họ nhứt? Do đó Đại Thế Chí Bồ Tát mới nói "Phật Vấn Viên Thông." Phần trước của Kinh, Phật có hỏi các vị đệ tử của Ngài về pháp môn mà họ đã chứng đắc để thành tựu đạo quả viên thông, cho nên Đại Thế Chí Bồ Tát mới nói:

"Ngã vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn," tức tôi không có tuyển chọn như thế, rằng xem pháp môn nào là đệ nhứt? là viên thông? Nhưng tự mình cảm thấy pháp môn niệm Phật đều thâu nhiếp lục căn, vì rằng:

Nhứt niệm Di Đà nhứt niệm Phật,

Niệm niệm Di Đà niệm niệm Phật.

Mình lấy cái tâm niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ, và chận đứng mọi vọng tưởng tạp niệm, không để chúng dấy khởi. Nếu có thể dùng một niệm của cái tâm niệm Phật để "đô nhiếp lục căn," thì cả sáu căn đều nghe theo lời mình, không làm nghịch ý mình, tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không bị cảnh giới của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, làm dao động. Cho nên nói rằng: "lấy niệm phật để chuyển hóa hết thảy các cảnh," lấy niệm Phật để không bị hết thảy các cảnh chuyển hóa mình. Mình chỉ cần niệm sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" thì sẽ thâu nhiếp sáu căn dễ dàng, rồi sáu căn này sẽ chịu nghe theo và phục tùng mệnh lệnh, không dẫn dắt mình đến pháp nhiễm ô. Cho nên, "đô nhiếp lục căn" tức là một pháp môn tổng trì (Dharani - Đà la ni), cũng là tổng nhất thiết pháp, trì vô lượng nghĩa vậy!

"Tịnh niệm tương kế." "Tịnh" là gì? Không còn tạp niệm, không còn vọng tưởng, gọi là tịnh. Niệm là gì? Nhứt niệm Phật tức là niệm niệm Phật, niệm niệm Phật tức là nhứt niệm Phật, một niệm cũng không gián đoạn thì ngay trong một niệm này, nhứt định được vãng sanh về thế giới Cực-Lạc. Cho nên nói rằng tịnh niệm tương kế. Hai chữ "tương kế" này rất hệ trọng, chẳng phải niệm niệm là không niệm. Mình phải:

Niệm mà không niệm

Không niệm mà niệm.

Hãy niệm một cách tự nhiên, dù cho mình không muốn niệm Phật cũng không được, tâm mình vẫn tự niệm. Cho nên nói rằng muốn dứt cũng không dứt được, muốn tiếng niệm Phật ngưng hẳn cũng không thể nào làm cho nó ngưng được. Chẳng khác gì uống rượu say, niệm Phật đến say, muốn không niệm cũng không được, chỉ còn lại một cái tâm niệm Phật.

Bởi vậy mới nói là "tịnh niệm tương kế". Tương kế là kế tục, không gián đoạn. Niệm Phật phải liên tục, không gián đoạn, ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ, đời đời kiếp kiếp không lúc nào ngưng nghỉ. Nếu mình phát tâm được như vậy thì đó gọi là tịnh niệm tương kế.

"Đắc Tam Ma Địa" Tam-ma-địa là "đẳng trì," có người dịch là "đẳng trị." Có người cho rằng tam-ma-địa là tam muội, thực ra tam-ma-địa là định huệ viên dung, định huệ không hai. Được như vậy gọi là đắc tam-ma-địa.

"Tư vi đệ nhứt" Đại Thế Chí Bồ Tát nói "Nếu đứng trên cương vị của tôi, với kinh nghiệm tu hành và sở đắc của bản thân tôi từ vô lượng kiếp cho đến nay và nếu ai hỏi tôi pháp môn nào là hạng nhất thì tôi xin thưa rằng tôi không chú ý đến các pháp môn khác, chỉ pháp môn thâu nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc tam-ma-địa, là đệ nhất."
 
 
 
 

Kệ Hồi Hướng

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm cõi Phật-tịnh

Trên báo bốn trọng ân

Dưới cứu ba đường khổ

Nếu có ai nghe thấy

Tất phát bồ-đề tâm

Đến khi mạng này hết

Đồng sanh Cực Lạc Quốc.

Nam Mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8912)
13/07/2017(Xem: 6070)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :