Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm, Tập 1

15/05/201012:00 SA(Xem: 26512)
Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm, Tập 1
HỌC VI NHÂN SƯ, HÀNH VI THẾ PHẠM
Những bài khai thị buổi sáng của Hòa thượng Tịnh Không
Chuyển ngữ theo bản in của Vân Lâm Tịnh Tông Học Hội, tháng 9-2003

 

HỌC VI NHÂN SƯ, HÀNH VI THẾ PHẠM TẬP 1


Đây là những bài khai thị buổi sáng của hòa thượng Tịnh Không cho đồng tu tại Hoa Tạng Đồ Thư Quán, chưa được hòa thượng giám định. Đây chỉ là những bài ghi chép tóm tắt của đệ tử Ngộ Hữu, chỉnh lý cho gọn rồi viết thành bài nháp này để cúng dường độc giả.

 

A. Khai thị về phương pháp tu trì (Buổi sáng 02-01-95)

 

1. Tu phướctu huệ.

Phước và Huệ là hai mục tiêu lớn trong việc tu học Phật pháp. Lúc chúng ta làm lễ truyền thọ Tam Quy Y, trong lời thệ nguyện có câu ‘Quy y Phật, Nhị Túc Tôn’, ‘nhị’ ở đây là phước và huệ, ‘túc’ là đầy đủ, viên mãn. Do đó có thể biết thành Phậttu học phước và huệ viên mãn, được thế gianxuất thế gian tôn kính.

Người trong thế gian xưa nay, trong nước và ngoài nước chẳng ai không cầu phước huệ, thiệt ra chúng sanh vốn sẵn có phước huệ, trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, hơn nữa còn viên mãn rốt ráo. Tại sao hiện nay phước huệ của chúng sanh chẳng còn nữa? Phật nói chúng ta có hai thứ chướng ngại cản trở, đó là Phiền Não ChướngSở Tri ChướngPhiền Não chướng ngại phước đức, Sở Tri chướng ngại trí huệ. Người có Phiền Não Chướng thì phước đức chẳng có; người có Sở Tri Chướng thì trí huệ chẳng còn nữa; cho nên chỉ cần dẹp bỏ hai chướng này thì phước huệ liền hiện tiền.

Làm thế nào để tiêu trừ hai chướng ngại này? Việc này phải nhờ tu đứcPhước huệ vốn là tánh đức, nếu chẳng có tu đức, phước huệ trong tự tánh chẳng thể hiển lộ, thế nên phải tu hành. Làm thế nào để tu? Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, đức Phật dạy trước hết phải tu Tam phước. Nếu chúng ta chân chánh có thể tin tưởng, chân chánh có thể hiểu đạo lý này, chịu phát tâm tu học thì tri kiến này là trí huệ chân thật; ai thực sự chịu làm thì người đó có phước.

Mọi người đều biết ‘Tam phước’ nhưng tại sao chẳng làm được? Vì nhận thức chẳng đủ, nhận thức chẳng đủ tức là chẳng có trí huệChúng ta nhận thức được một phần thì gắng sức làm một phần. Nhận thức được hai phần thì tự nhiên làm được hai phần, người hoàn toàn chẳng chịu làm là người chẳng có phước huệ. Từ điểm này có thể biết trên phương diện tu đức thì tu huệtu phước là hai thứ bổ xung và thành tựu lẫn nhau.

Trong kinh điển đức Phật thường dạy: ‘Thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói’. Câu này là dạy chúng ta tu hành chân thựcĐặc biệt là ‘vì người diễn nói’, diễn là biểu diễn, là dạy cho chúng ta làm [ra thành tích] cho người ta xem. ‘Nói’ tức là vì người giảng giải, khuyên người học Phật, thế nên ‘diễn’ là thân giáo [lấy bản thân làm gương mẫu cho người], ‘nói’ là ngôn giáo.

 

2. Sự quan trọng của định - huệ (Buổi sáng 03-01-95)

Mấu chốt của sự học Phật ở tại ‘định’ – ‘huệ’. Kinh Kim Cang dạy: ‘Chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động’ (Bất thủ ư tướng, như như bất động). Định tức là như như chẳng động, huệ tức là chẳng chấp vào tướng. Trong kinh Kim Cang đức Phật dạy Tu Bồ Đề quan trọng nhất là hai câu này. Chúng ta cũng có thể dùng hai câu này để phản tỉnh, kiểm điểm mình có trí huệ hay chăng, mình có công phu hay chăng.

Nguyên nhân học Phật chẳng thể thành tựu là vì chẳng có định, chẳng có huệ. Nói một cách khác tức là mê hoặc điên đảo, trong kinh thường gọi là ‘người đáng thương xót’. Vì lúc khởi tâm động niệm có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, lúc đối xử với người khác vẫn còn tham, sân, si, mạn, vẫn còn đố kỵ, tạo ra nghiệp nhân của ba ác đạo. Bất luận là tham thiền, học kinh giáo, hay niệm Phật, có những hành vi này thì chẳng có cách chi để thoát ly luân hồi, đích thực là phải ghi nhớ lời dạy của Huệ Năng đại sư: ‘Người tu đạo chân chánh chẳng nhìn lỗi người khác’, phải thấy lỗi của mình chứ chẳng thấy lỗi của người thế gian, đây là hai câu quý báu đại sư Huệ Năng dạy cho người đời sau. Nếu chẳng dụng công nơi việc này, đời này cũng sẽ giống như những đời trước, nhất định cũng sẽ luống qua. Tại sao lại luống qua? Vì nhịn chẳng được. Nếu chẳng nhẫn nhịn thì làm sao có định? Lục Ba La Mật cũng giống như đi lên sáu tầng lầu, nếu không lên tầng thứ ba thì chẳng có cách chi lên đến tầng thứ tư, chỉ có bố thí, trì giới, chẳng có nhẫn nhục thì làm sao tu hành thành công được? Cho nên thứ tự tu học Lục Độ là có nhẫn nhục, tinh tấn, mới được thiền định, có được định và huệ thì mới thành tựu. Người có định và huệ thì tâm lượng sẽ lớn, và sẽ tương ứng với tự tánh.

Niệm Phật vãng sanh cũng vậy, chẳng đạt đến tầng thứ sáu thì niệm Phật chẳng thể vãng sanhĐiều kiện thấp nhất của niệm Phật vãng sanhcông phu thành phiến (thành khối), nếu chẳng có định - huệ thì công phu làm sao thành phiến được. Thành phiến nghĩa là thế nào? Lục Tổ nói rất hay: ‘chẳng thấy lỗi của người thế gian’, đây tức là hình dáng của công phu thành phiến. Vẫn còn thấy lỗi thế gian thì nhất định công phu chẳng thành phiến, tại vì trong tâm của bạn vẫn có phân biệt, chấp trước, vẫn còn chướng ngại.

Trong Niệm Phật đường vị sư chủ trì thường nói: ‘Buông xuống thân tâm thế giới’. Nếu bạn buông không nổi thì tâm sẽ chẳng thanh tịnh. Nhìn từ thế gian pháp, nếu mọi người đều có thể thấy lỗi lầm của mình, chẳng thấy lỗi người khác, mọi người trong thế gian sẽ có thể chung sống hòa bình, làm sao thế giới còn đấu tranh nữa! Xã hội nhất định sẽ tường hòa, thế giới nhất định sẽ đại đồng!

Những gì trong kinh nói đến chẳng phải niệm qua một lần là có công đức đâu, quan trọng là phải làm được những điều ấy, chỉ đọc mà chẳng làm thì không có ích gì cả. Lục Tổ dạy rất hay: ‘Việc lớn sanh tử, phước chẳng thể cứu, phải có định - huệ mới có thể cứu; giải ngộ chẳng thể cứu, phải chứng ngộ mới cứu được’. Lúc còn tại thế thầy Lý thường dạy: ‘Người tu hành phải cải tâm’ (cải tâm nghĩa là cải thiện tâm niệm)Cải thiện tâm rồi, hành vi tự nhiên sẽ thiện. Nếu chỉ sửa đổi trên hành vi, chẳng sửa đổi trong tâm thì chỉ là làm giả bộ bên ngoài, trong tâm vẫn còn vọng tưởng, chấp trước, cũng vẫn y như cũ, chẳng có ích chi, quan trọng là phải sửa đổi trong tâm.

 

3. Tổng cương lãnh của việc tu hành (Buổi sáng 25-01-95)

Tổng cương lãnh của việc tu hành chẳng qua chỉ là phá bỏ hai thứ chấp trước và đoạn phiền não mà thôi. Người Tiểu Thừa thì vì phá ngã chấp mà phá ngã chấp nên phương pháp của họ còn vụng về. Dùng công phu thiền định thâm sâu để đè nén phiền não, chấp trước, để cho nó chẳng hiện hành. Sau khi chứng được Sơ quả thì phải tới lui trong cõi Trờicõi Người bảy lần nữa mới đoạn hết Kiến Tư Hoặc, xuất ly tam giới.

Phương pháp của Đại Thừa vô cùng khéo léo, dạy cho chúng ta phát Bồ Đề Tâm, chuyển phiền não thành Bồ Đề, là dùng phương pháp chuyển biến. Thiệt ra phiền não chẳng thể đoạn được, tại vì phiền não là chỗ khởi dụng của tự tánh, nếu đoạn hết phiền não thì đương nhiên tự tánh cũng bị đoạn mất luôn. Cho nên chỗ khởi dụng của tự tánh khi giác ngộ thì gọi là Bồ Đề, khi mê thì gọi là phiền não, phiền nãoBồ Đề là một sự việc, chỉ khác nhau ở chỗ mê hay ngộ. Thế nên phương pháp tu hành của Đại Thừa là chuyển mê thành ngộ; có thể chuyển mê thành ngộ tức là có thể chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển sanh tử thành Niết BànĐại Thừa dùng phương pháp chuyển biếntuyệt đối chính xác, đối với lý và sự đều tương ứng. Chỗ này cũng nói rõ người Đại Thừa cao minh hơn Tiểu Thừa, người Tiểu Thừa chẳng có trí huệ nên phải dùng cách đè nén; người Đại Thừatrí huệ nên chuyển biến trở lại.

Gương mẫu tu học của Đại Thừa là năm mươi ba lần tham vấn trong kinh Hoa Nghiêm. Năm mươi ba lần tham vấn này gồm có mọi người trong các ngành nghề, nam nữ già trẻ, thế gianxuất thế gian, hết thảy đều tu Bồ Tát hạnh, vả lại còn là Bồ Tát cao cấp -- Phổ Hiền hạnh. Thế thì chúng ta rốt cuộc có học được hay chưa? Trong sanh hoạt mỗi ngày từ sáng đến tối có phải chúng ta đang tu Bồ Tát hạnh hay không? Có tu hạnh Phổ Hiền không? Nếu có thì mới hy vọng thành Phật, nếu không thì vẫn phải chịu sanh tử luân hồi.

Phải tu học như thế nào? Dùng những điểm chính yếu để nói thì là làm thế nào áp dụng Lục Độ vào trong đời sống hằng ngày. Làm được Lục Độ trong sanh hoạt thì bạn sẽ là Bồ Tát, nếu làm được mười nguyện trong sanh hoạt thì bạn sẽ là Phổ Hiền Bồ Tát rồi đó. Nên biết cội gốc của Đại Thừaphát Bồ Đề tâm, Bồ Đề tâm là gì? Tức là độ hết thảy chúng sanh. Dùng ngôn ngữ ngày nay thì độ hết thảy chúng sanh nghĩa là dốc toàn tâm, dốc hết sức để giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, tâm ấy là tâm Bồ Đề.

Làm thế nào để thực hiện? Lục Độthập nguyệnphương pháp. Phải thực hiện Lục Độthập nguyện trong đời sống, sự nghiệp, đó tức là hành Bồ Tát đạoLục Độ tức là Bồ Tát đạo, thập nguyện tức là Phổ Hiền Bồ Tát đạo. Việc hành Phổ Hiền hạnh nói trong kinh Vô Lượng Thọ nghĩa là tu thập nguyện vương.

‘Bố thí’ nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là ‘hy sinh, cống hiến’. Tự mình chịu hy sinh, chịu cống hiến cho đại chúng, chịu cống hiến cho đoàn thể.

‘Trì giới’ tức là tuân giữ pháp luật, tuân giữ luật lệ, quy củ.

‘Nhẫn nhục’ tức là nhẫn nại. Phải biết nhẫn nại trong công việc, đặc biệt là những sự việc liên quan đến người khác; chúng sanhphiền não, ân oán, bất bình tích lũy từ vô lượng kiếp đến nayChúng ta bất kỳ lúc nào cũng có thể gặp được nên phải nhẫn nhịn; đối với hoàn cảnh tự nhiên cũng phải biết nhẫn nhịn.

‘Tinh tấn’ tức là cầu tiến bộ. Không thể nào ‘dậm chân tại chỗ’ hoài, lưu lại trong một phạm vi, một giới hạn hoài. Có rất nhiều đại đức học Phật, tu trì tuy rất tốt, nhưng không thể hoằng pháp lợi sanh, nguyên nhân ở tại chỗ nào? Họ cứ ‘dậm chân tại chỗ’, không chịu tinh tấn. Vì thời đại bất đồng cho nên ý thức, hình thái, phương thức sinh hoạt của chúng sanh cũng không giống nhau. Trong thời đại nào có phương pháp hoằng pháp của thời đại đó, cũng có phương pháp thực hiện Lục Độ, thập nguyện của thời đại đó, cứ giữ chặt phương pháp thời xưa là không được. Sau khi Phật pháp từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc thì liền thay đổi rất nhiều; cách sinh hoạt hằng ngày lúc trước [ở Ấn Độ] là đi trì bát (khất thực), ngủ dưới gốc cây, mỗi ngày ăn một bữa mà thôi. Sau khi truyền đến Trung Quốc thì tiếp nhận sự cúng dường của các vị đồng tu tại gia nên chẳng trì bát nữa, tất cả hoàn cảnh sinh hoạt đều thay đổi. Thế nên phải thích ứng với những nguyên tắc ‘hiện đại hoá, bổn thổ hóa, sanh hoạt hóa’. Đây mới là ý nghĩa chân chánh của sự tinh tấnChúng ta phải suy nghĩ từ phương diện này – trong sanh hoạt thường ngày làm thế nào để cầu Giác, cầu Huệ, tu Lục Độ, Thập nguyện. Khi chư vị xem kỹ năm mươi ba lần tham vấn thì sẽ hiểu rõ đạo lý này.

‘Thiền định’ tức là tự mình làm chủ được mình, có cách nhìn của mình, chẳng bị ngoại cảnh lay động, đó là thiền định.

‘Bát nhã’ tức là đối với hết thảy những điều thiệt - giả, tà - chánh, thị - phi, thiện - ác của người, sự, vật đều hiểu rõ ràng, minh bạch, chẳng mê hoặc, chẳng điên đảo. Như vậy chính là trí huệ Bát Nhã.

Thế nên nếu có thể thực hiện Lục Độ, Thập Nguyện trong đời sống của mình thì bạn sẽ vui vẻ. Bất luận làm công việc gì thì cũng là tu Bồ Tát hạnh, hành Bồ Tát đạo. Người hành Bồ Tát đạo này sẽ tràn đầy pháp hỷ, đây tức là chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển mê hoặc thành giác ngộ.

Phàm phu thế gian nếu cảm thấy bị áp lực trong công việc làm của mình thì sẽ khổ chẳng thể nói nổi, luôn luôn than phiền, có tâm trạng ấy thì nhất định phải luân hồi trong lục đạo. Pháp Bồ Tát Đại Thừa cao minh, vừa chuyển biến tâm niệm thì đã thành Bồ Tát. Họ biết làm việc cần cù là để kết pháp duyên với hết thảy chúng sanh, là để thành tựu Bố Thí Ba la mật cho mình. Cho nên khi tâm niệm vừa chuyển thì khoái lạc vô cùng, hạnh phúc vui vẻ, liền được thoát khổ.

Nếu cảm thấy chẳng thể hòa đồng khi sinh hoạt cùng đại chúng thì đó là tự mình đang sanh phiền não, chứ chẳng phải là đang học Phật. Học Phật là đem những cành lá tạp nhạp này dung hòa trở lại, làm cho nó hóa giải hết. Những cảnh giới này từ nội tâm của mình phát sanh nên cũng phải hóa giải từ nội tâm của mình, thế nên Phật pháp được gọi là ‘Nội Học’. Phật pháp chẳng phải mong cầu nơi người khác mà là cầu nơi mình, mọi người đều có thể hướng vào trong mà khai phát tự tánh của mình, cái đoàn thể này mới gọi là ‘Tăng đoàn’.

Giới luật trong Phật pháp được dùng để yêu cầu chính mình chứ chẳng phải yêu cầu kẻ khác, đây là một cách rất cao minh, chẳng giống với pháp luật thế gian dùng để kềm chế đại chúng. Thế nên phải học Lục Tổ Huệ Năng đại sư, phải ‘thường nhìn thấy lỗi của mình, chẳng thấy lỗi của thế gian’, được vậy thì tâm sẽ chuyển biến thực sự, hướng vào trong và quán chiếu.

Căn bịnh lớn của chúng sanh là ‘chẳng thấy lỗi của mình, chuyên thấy lỗi của kẻ khác’. Chuyên thấy lỗi của kẻ khác thì sẽ tăng trưởng phiền não, sẽ chẳng có cách chi để hướng vào trong mà quán chiếu. Nếu chúng ta chỉ lo hướng vào trong mà quán chiếu, chẳng đếm xỉa đến sự dụ hoặc của ngoại cảnh, ‘chiếu’ như vậy là trí huệ, có thể hoá giải hết phiền não, tập khí.

Chúng ta đọc Lục Tổ Đàn kinh sẽ hiểu [tại sao] những người biết dụng công giống như Lục Tổ đại sư trong nhà bếp xay gạo, chẻ củi, làm những việc nặng nhọckhai ngộ. Tại sao vậy? Vì khi xay gạo, chẻ củi họ có đầy đủ Lục độ, Thập nguyện, nên trong lúc xay gạo, chẻ củi họ tu được hết Lục độ, Thập nguyện. Những người chẳng biết dụng công cho dù mỗi ngày tĩnh tọa tham thiền trong Thiền đường cũng không thể khai ngộ, phiền não tập khí vẫn còn cả đống. Nếu chúng ta biết tu thì lúc rửa chén, lau bàn, hết thảy Lục độ, Thập nguyện đều đầy đủ, được vậy thì làm sao chẳng hoan hỷ chứ? Người không biết dụng công sẽ nghĩ rằng những công việc này quá cực nhọc. Thế nên chuyển cảnh giới tức là chuyển tâm -- chuyển biến tâm lý, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi quan niệm. Sự sai khác giữa người biết tu và chẳng biết tu là ở tại chỗ này.

Pháp sư Đàm Hư trong phần sau của quyển Niệm Phật Luận kể chuyện bà họ Trương ở Thanh Đảo, chùa Trạm Sơn, bà tu hành như thế nào? Mỗi ngày chủ nhật chùa Trạm Sơn có khóa tu niệm Phật, bà vào nhà bếp rửa chén. Chồng bà làm nghề kéo xe chở khách, chẳng ai coi trọng bà, thoạt nhìn bà chỉ rửa chén trong bếp, thực sự lúc đó bà đang tu Lục độ, Thập nguyện. Cho nên bà có thể dự biết ngày giờ ra đi, ngồi mà vãng sanh. Nếu bà chẳng tu tập như vậy thì làm sao có thành tựu như thế? Chỉ có người tu hành mới có thể nhìn biết [ai là] người chân chánh tu hành, người thường trong thế gian chẳng nhìn thấy. Người thế gian chỉ thấy bà là một người chẳng biết chữ, dốt nát, nghe kinh cũng chẳng hiểu, là một người chuyên giúp kẻ khác làm những công việc nặng nhọc. Họ đâu biết người như bà mới đáng gọi là người chân tu, thành tựu của những kẻ nghe kinh, tham thiền chẳng sánh bằng bà. Thế nên phải chân tu, phải hiểu lý, phải thực hiện các nguyên tắc, cương lãnh tu hành ngay trong đời sống thường ngày.

 

4. Công phu niệm Phật (Buổi sáng 26-01-95)

Có thể vận dụng lý luận của kinh Kim Cang vào trong pháp môn Tịnh Độ chính là câu ‘phát Bồ Đề tâm, một hướng chuyên niệm’ trong kinh Vô Lượng Thọ. Cả bộ kinh Kim Cang dạy chúng ta phát Bồ Đề tâm, Bồ Đề tâmcăn bản, các pháp môn Đại Thừa đều được xây dựng trên cơ sở của Bồ Đề tâm. Chỉ cần phát được tâm Bồ Đề thì bất luận tu học pháp môn nào cũng sẽ thành tựu, người niệm Phật cũng sẽ nhất định vãng sanhLý do chính niệm Phật chẳng thể vãng sanh là vì chẳng phát Bồ Đề tâm, cho nên tuy có ‘một hướng chuyên niệm’ cũng chẳng thể vãng sanh. Người xưa nói: ‘Một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, hét bể cổ họng cũng uổng công’. Tại sao chẳng được? Tại vì ‘Tâm tịnh thì cõi tịnh’, tâm phải tịnh thì mới vãng sanh được.

Ngẫu Ích đại sư nói rất hay: ‘Phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn, chẳng phải là Phật hiệu nhiều hay ít’. Sâu hay cạn là nói về cái gì? Là nói đến tâm thanh tịnhCông phu niệm Phật có thể chia thành ba tầng – Lý Nhất tâm bất loạn là sâu nhất, kế đó là Sự Nhất tâm bất loạn, sau cùng là Công phu thành phiến. Nếu chẳng có công phu bậc này, niệm nhiều hơn bao nhiêu cũng chẳng được vãng sanhCông phu thành phiến là như thế nào? Tức là tâm thanh tịnh, trong tâm chẳng có xen tạp, chẳng có vọng niệm, chỉ chuyên chú trên một câu Phật hiệu, chuyên chú tại y báo, chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới.

Tiêu chuẩn của kinh Kim Cang tức là tiêu chuẩn của Lý Nhất tâm bất loạn. Nhưng Lý Nhất tâm bất loạn cũng có sâu cạn khác nhau. Kinh Kim Cang nói: ‘Hết thảy hiền thánh đều do Vô Vi pháp mà có chỗ sai khác’. Hết thảy hiền thánhtam hiền, thập thánh, tức là bốn mươi mốt vị Pháp Thân đại sĩ nói trong kinh Hoa Nghiêm, họ đều đạt đếnNhất tâm. Tuy cùng đạt đếnNhất tâm bất loạn, công phu vẫn còn sâu cạn khác nhau, nhưng đến khi cứu cánh viên mãn thì đều thành Phật.

Những thứ này đều là nói về ‘Tự phần’ – công phu của tự mình, chưa nói đến sự gia trì của A Di Đà Phật. Nếu luận về sự gia trì của A Di Đà Phật thì mọi người đều bình đẳng. Đây là sự khác biệt giữa Cực Lạc thế giới và tha phương thế giới, Cực Lạc thế giớiPhật lực gia trì. Nếu tự mình chịu nỗ lực, công phu của mình đã đắc lực, phẩm vị tăng lên, đến Tây phương Cực Lạc thế giới thành Phật sẽ nhanh hơn; người vãng sanh mà phẩm vị Tự phần hơi thấp tuy cũng được Phật lực gia trì nhưng sẽ viên mãn thành Phật chậm hơn. Cũng tức là thời gian đạt đến viên mãn Bồ Đề có sự nhanh chậm khác nhau.

 

5. Xung đột (Buổi sáng 26-01-95)

Xung đột giữa người với người ở tại chỗ nào? Ở chỗ lợi hại (quyền lợi). Chúng ta đối với người chẳng có lợi hại thì sẽ rất dễ tiếp xúc, đối đãi lẫn nhau, thiệt có thể làm được ‘chẳng tranh với người, chẳng cầu với đời’. Trong kinh Kim Cang có hai câu: ‘Chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động’, làm được vậy thì mới giống một người tu hành.

Mọi người tụ lại ở một chỗ nhất định phải có một mục tiêu phương hướng chung để cùng nhau nỗ lực, đây là một khái niệm cơ bản. Ngoài ra còn phải đồng tâm hiệp lực, nỗ lựcPhật giáo, vì chúng sanh, nhất định phải xả bỏ lợi ích cá nhân. Chẳng kể là xuất gia hay tại gia đều nên buông xuống, nếu buông xuống chẳng nổi thì đây sẽ là một chướng ngại to lớn. Đương nhiên chướng ngại nghiêm trọng nhất là chướng ngại tự mình, không những tự mình không thể thành tựu, cho đến việc vãng sanh, khai ngộ, thậm chí đến việc đạt được niệm Phật tam muội cũng không chắc, bởi vậy nên nhất định phải buông xuống.

Tu hành thiệt ra chẳng phải là một việc dễ dàng, người chân chánh muốn tu hành trong một đoàn thể phải tập tánh khiêm nhượng, học khách sáo, học nhẫn nhường. Khổng Lão Phu Tử dạy chúng ta phải giữ lễ, lễ là gì? Lễ là tự ty [hạ thấp mình] và tôn trọng người khác. Phải giảm bớt sự xích mích, giảm bớt xung đột, luôn luôn nhẫn nhường, như vậy mới có thể thành công, lập đại nghiệp.

Người quá nổi danh sẽ bị đố kỵ, đây cũng là hiện tượng thông thường vì con ngườiphàm phu, đố kỵsân hậntập khí từ vô lượng kiếp đến nay, nếu chẳng có những tập khí này thì họ đã là Phật, Bồ Tát tái lai rồi.

 

6. Tâm Phật (Buổi sáng 26-01-95)

Bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải giữ tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ biThường thường dùng tâm này để kiểm điểmphản tỉnh; chúng ta có tâm này hay không? Có tâm này tức là tâm Phật, mới có tư cách học Phật, mới có tư cách vãng sanh.

Trong lúc xử sự, đãi người, tiếp vật, tu hành phải nắm giữ những nguyên tắc này: nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, phải niệm PhậtNếu có thể giữ chặt những nguyên tắc cơ bản này thì sẽ chẳng sai lầm. Thật sự có thể nắm lấy thì hết thảy sự việc của mình đều giao cho Phật, Bồ Tát, thần hộ pháp an bài. Đây là lời Chương Gia đại sư dạy tôi lúc trước: ‘Một người chân chánh muốn học Phật, chân chánh là người muốn hoằng pháp lợi sanh thì đừng lo lắng suy nghĩ về tương lai, sanh hoạt của mình, chư Phật sẽ hộ niệm, thần hộ pháp sẽ chiếu cố, lo lắng cho bạn’  Việc gì cũng chẳng cần phải suy nghĩ, một lòng một dạ làm theo lời dạy trong kinh điển, Phật pháp coi trọng thực hành, nếu có thể làm được thì sẽ tương ứng, làm chẳng được thì sẽ chẳng có tương ứng (cảm ứng).

 

7. Chấp tướng (Buổi sáng 29-01-95)

Tâng bốc, khen ngợi mình, hạ thấp người khác trong Du Già Giới Bổn là một giới nặng nhất -- giới tự tán hủy tha. Trong Phạm Võng Giới Bổn thì thấp hơn bốn giới trọng. Tại sao lại nặng như vậy. Vì chấp tướngTiêu chuẩn của kinh Kim Cang nói chấp bốn tướng thì chẳng phải Bồ Tát. Nếu cống cao ngã mạn, cứ nghĩ mình đúng, cứ nghĩ mình hạng nhất thì tiêu tùng rồi, cho dù làm được rất nhiều việc tốt thì cũng là phước báo hữu lậu của thế gian, đối với việc liễu sanh tử, xuất tam giới chẳng có liên quan gì hết.

Chúng ta học Phật, đặc biệt là người xuất gia, một lòng một dạ phải muốn thoát ly tam giới, đây là phương hướng, mục tiêu chung. Hết thảy danh văn lợi dưỡng, vinh hoa phú quý trong thế gian đều phải xả bỏ sạch sành sanh từ trong tận đáy lòng, phải niệm niệmPhật pháp, vì chúng sanh, vì muốn tương ứng với bổn nguyện của A Di Đà Phậtmười phương chư Phật. Nếu niệm niệm vẫn còn một cái ‘Ta’ tồn tại thì sẽ tương ứng với ma. Chỗ khác nhau của ma và Phật tức là niệm niệm của ma đều vì tự mình.

 

8. Nhẫn nhường (Buổi sáng 30-01-95)

Người xưa nói: ‘Xử sự khó, đối xử với người còn khó hơn’. Con ngườiphàm phu, tâm người biến đổi muôn vàn, tâm niệm của phàm phu thay đổi tùy theo cảnh giới thì giao thiệp, tiếp xúc đương nhiên sẽ khó khăn, nguyên tắc duy nhất chính là nhẫn nhường. Phải mở rộng tâm lượng của mình, tập tánh dung hòa, tập nhẫn nhường, tránh hết thảy xung đột, va chạm, hộ trì tinh thần giới luật của đạo tràng -- lục hòa kínhHộ trì lục hòa kính tức là nhẫn nhường, nếu chẳng thể nhẫn, chẳng thể nhường thì hòa kính sẽ bị phá hoại, trong giới luật gọi là ‘phá hòa hợp tăng’. Tội phá hòa hợp tăng là một trong năm tội ngũ nghịch, đây là nghiệp nhân đọa địa ngục A Tỳ. Trong năm tội ngũ nghịch, bốn tội kia chẳng dễ phạm đến, chỉ có tội này dễ phạm nhất, vả lại còn phạm một cách vô cớ [phạm rồi mà người đó chẳng hay biết], chỉ có người một lòng hướng về đạo, người có thể nhẫn nhường mới tránh khỏi mà thôi.

Giống như lời của Lục Tổ: ‘Nếu là người tu đạo chân chánh thì chẳng thấy lỗi của người khác’. Họ chỉ vì việc lớn sanh tử nên luôn giữ tâm cảnh giác cao độ. Một lòng một dạ muốn liễu sanh tử, xuất tam giới, hết thảy việc trong thế gian đều chẳng liên can gì với họ. Cảnh thuận, cảnh nghịch gì cũng tùy thuận vì họ coi việc liễu sanh tử là quan trọng nhất. Người niệm Phật chúng ta đem việc vãng sanh làm việc quan trọng hàng đầu, trừ việc cầu vãng sanh chẳng có việc gì khác đáng giữ trong tâm.

Người chân chánh từ bi gặp đồng tham đạo hữu vi phạm quy củ, phá giới, làm việc ác, không những phải bao dung nhẫn nại mà còn phải dùng trí huệ, thiện xảo cảm hóa họ, như vậy mới là đại từ đại bi.

 

9. Giải hành tương ứng (Buổi sáng 30-01-95)

Xây dựng đạo tràng, hộ trì đạo tràng nhất định phải giải hành tương ứngGiảng kinh thuyết pháp là Giải môn, lãnh chúng tu hành là Hành môn, cả hai đều quan trọng, cả hai đầy đủ mới là một đạo tràng hoàn chỉnh. Nhưng người tu hành có đầy đủ giải và hành từ xưa đến nay rất hiếm, nếu cả hai đều chẳng đủ thì thà chọn Hành môn, chẳng cầu Giải môn.

Chọn hành môn, tức là cảm thấy mình chẳng hiểu, chẳng biết gì cả, việc gì cũng chẳng sánh bằng người khác, người như vậy sẽ rất khiêm tốn, chịu chắc thật niệm Phật, thông thường người như vậy sẽ được vãng sanh phẩm vị rất cao. Người có Giải nhưng chẳng có Hành thì hoàn toàn tương phản, họ cống cao ngã mạn, cứ nghĩ mình giỏi nhất, cứ coi thường việc tu hành, sẽ chẳng thể vãng sanh.

Lãnh chúng tu hành là công việc tự lợi, lợi tha, quan trọng nhất là phải chân thành, chân thật, tự mình có tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm cung kính, tâm từ bi thì sẽ thành công.

 

10. Phương pháp niệm Phật (Buổi sáng 30-01-95)

Tu hành dụng công muôn vàn phải ghi nhớ chẳng thể coi việc khởi vọng tưởng thành quán chiếu. Nhưng lúc mới bắt đầu học, đích thực là có dùng tâm ý thức, nếu quán chiếu đắc lực thì vọng tưởngphiền não sẽ giảm bớt, trí huệ sẽ tăng trưởng, việc này cho biết việc tu hành của mình đã đi đúng đường. Nếu vẫn còn vọng tưởng, phiền não chẳng đoạn hết thì chứng minh công phu quán chiếu của mình chẳng đắc lực, đây là chỗ khó khăn của phương pháp tu hành thông thường.

Phương tiện của Tịnh Độ Tông là dùng tâm ý thức chuyển thành trì danh hiệu, công đức của danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn, danh hiệu đích xác là chân thật nên dùng vọng tâm, tâm ý thức để trì danh hiệu chân thật này, vọng tâm này tức là chân tâm. Đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật, cũng là chỗ hết thảy pháp môn khác chẳng có, thế nên mới gọi pháp môn này là pháp môn phương tiện hạng nhất.

Bất cứ lúc nào, chỗ nào đều có thể quy về danh hiệu này, cho đến khi công phu thành phiến, trình độ này cũng giống như trình độ ‘quán chiếu’ trong Tông MônNếu có thể niệm đến Sự nhất tâm bất loạn tức là ‘chiếu trụ’. Niệm đến Lý nhất tâm bất loạn tức là ‘chiếu kiến’. Thế nên cổ đức thường nói: ‘pháp môn niệm Phật thầm hợp đạo diệu’ (Niệm Phật pháp môn, ám hiệp đạo diệu). Đạo diệu tức là minh tâm kiến tánh, rất nhiều người dùng phương pháp này đắc được định, kiến tánh. Cho dù chẳng được định, chẳng kiến tánh, cũng có thể vãng sanhTổ sư đại đức cũng nói:

‘Gặp được Di Đà thì lo gì chẳng khai ngộ’

(Đản đắc kiến Di Đà, hà sầu bất khai ngộ).

Khai ngộ tức là minh tâm kiến tánh, một khi vãng sanh thì tuyệt đối sẽ khai ngộ, sẽ kiến tánh. Điểm thù thắng của pháp môn Tịnh Độ là ở tại chỗ này.

Nhưng nguyên tắc tu học của pháp môn Tịnh Độ là phải ‘Phát Bồ Đề tâm, một hướng chuyên niệm’. ‘Một hướng’ tức là một phương hướng, một lòng một dạ. Bồ Đề tâm là gì? Ngoài cái tâm mình nhất quyết cầu vãng sanh còn phải dùng những thiện xảo phương tiện giới thiệu pháp môn niệm Phật cho người khác, đây tức là Bồ Đề tâm. Vì chúng ta hiểu rõ chỉ có pháp môn này có thể đoạn phiền não, xuất tam giới, có thể bất thoái thành Phật.

Cho nên việc lớn nhất suốt cả đời của người tu học Tịnh Độ là tự mình cầu sanh Tịnh Độ, giới thiệu pháp môn niệm Phật cho người khác, tự hành hóa tha. Trừ việc này ra chẳng còn tâm niệm nào khác nữa, như vậy gọi là ‘phát Bồ Đề tâm, một hướng chuyên niệm’. Có tâm nguyện như vậy thì hành trì nhất định sẽ vãng sanh. Tuy chẳng dồn sức để đoạn phiền não, vọng tưởng, nhưng nó sẽ từ từ giảm bớt, trí huệ sẽ tự nhiên tăng trưởng hằng ngày.

 

11. Nguyên tắc tu hành (Buổi sáng 01-02-95)

Việc quan trọng nhất trong việc tu hành là nắm lấy cương lãnh, giữ chặt nguyên tắc, công phu sẽ dễ đắc lựcCương lãnh, nguyên tắc tức là ‘Phát Bồ Đề tâm, một hướng chuyên niệm’Nhất định phải hiểu tường tận đạo lýý nghĩa của hai câu này, phải thực hành theo ‘Nguyên tắc phải tuân thủ của đồng học Tịnh Tông’, đó là Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập NguyệnNhất định phải ứng dụng trong đời sống hằng ngày, đây tức là tự hành hóa tha.

Tiết lục (trích lục, trích đoạn và ghi chép lại) của cuốn ‘Yếu lược Sa Di Luật Nghi’ tức là những điểm chính của năm khoa mục nêu trên, thế nên ‘Nguyên tắc tu hành’ là thuộc về Hạnh Kinh. Kinh có bốn thứ là Giáo, Lý, Hạnh, Quả. ‘Hạnh Kinh’ là muốn chúng ta thật sự làm được. Chúng ta thực sự có thể dùng tâm ‘chân thành, cung kính’ để tu học, phục vụ chúng sanh, nhất định sẽ được pháp hỷ sung mãn, sẽ được tâm thanh tịnh. Có thể dùng tâm chân thành, tâm cung kính để phục vụ hết thảy chúng sanh chính là tu học Đại Thừa.

Trong pháp Đại Thừa, viên mãn cứu cánh nhất là ‘Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh’. Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát là gì? Tức là Lễ Kính Chư Phật, Xưng Tán Như Lai, Quảng Tu Cúng Dường, Sám Hối Nghiệp Chướng, Tùy Hỷ Công Đức, Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế, Thường Tùy Phật Học, Hằng Thuận Chúng Sanh, Phổ Giai Hồi Hướng. Những hạnh này đều nằm trong sinh hoạt hằng ngàyLễ kính nhất định phải bao gồm chân thành, cung kính; xưng tán nhất định phải pháp hỷ sung mãn; rộng tu cúng dường tức là phục vụ hết thảy chúng sanh. Thế nên Phổ Hiền hạnh bao gồm phạm vi rất rộng lớn, chẳng phải chỉ là lấy một chút tiền bỏ vào bao giấy đỏ là cúng dường đâu, quan điểm này là sai lầm.

Bồ Tát đạotinh thần của Phật pháp Đại Thừa chính là rộng tu cúng dường, rộng độ chúng sanhKinh Kim Cang nói: ‘Ta làm cho hết thảy chúng sanh đều nhập Vô Dư Niết Bàn để diệt độ’ (Nhất thiết chúng sanh, ngã giai linh nhập Vô Dư Niết Bàn nhi diệt độ chi) . Nói theo cách bây giờ thì là: ‘Tận tâm tận lực giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ’. Kết quả của việc phá mê khai ngộ tự nhiên sẽ là lìa khổ được vui. ‘Mê, phải giúp họ phá hết; Ngộ, phải giúp họ viên mãn’, đây tức là thành Phật, tức là ‘nhập Vô Dư Niết bàn, nhi diệt độ chi’. Nếu chẳng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giớitu hànhthế giới này, hoặc tu hành tại mười phương cõi Phật phải trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp mới viên mãn. Nếu có người hỏi tại sao phải chọn Tịnh Độ? Chúng ta có thể nói với họ: ‘Là vì sợ luân hồi, sợ sanh tử, sợ dày vò, sợ chướng ngại, và vì tự lợi lợi tha đạt đến viên mãn nên mới quyết định cầu sanh Tịnh Độ’.

Sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới chính là như trong kinh có nói: ‘Hết thảy khổ nạn đều lìa khỏi’. Hơn nữa có thể trong thời gian ngắn viên mãn thành tựu Phật quảTrí huệ đức năng viên mãn hiện tiền, sau đó mới trở lại chín pháp giới rộng tu cúng dường, phục vụ cho chúng sanh thì sẽ chẳng có chướng ngại nữa, đây tức là việc nhà Phật thường nói: ‘thừa nguyện tái lai’.

 

12. Phát bồ đề tâm, một hướng chuyên niệm (Buổi sáng 02-02-95)

Người niệm Phật ít nhất phải hiểu rõ tám chữ ‘Phát Bồ Đề tâm, một hướng chuyên niệm’. Nếu chẳng hiểu rõ tám chữ này thì chẳng thể nào niệm được tốt, công phu sẽ chẳng được đắc lực. Không những chẳng thể chuyển cảnh giới, mà vẫn bị cảnh giới chuyển như cũ; bị cảnh giới chuyển tức là tiếp tục luân hồi lục đạoNếu có thể chuyển cảnh giới thì nhất định sẽ được vãng sanh, cho nên tám chữ này vô cùng quan trọng.

Bồ Đề tâm là gì? Làm thế nào phát? Kinh Kim Cang nói: ‘Sanh tâm’, Sanh tâm tức là phát tâm, sanh tức là sanh khởi, ý nghĩa giống như phát khởiCư sĩ Giang vị Nông trong cuốn Kim Cang Giảng Nghĩa nói: ý nghĩa của chữ ‘sanh’ sâu và rốt ráo hơn chữ ‘phát’.

Một hướng chuyên niệm, một hướng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹpniệm niệm đều hướng về Tây phương Cực Lạc thế giới. Một phương hướng, hướng về Tây phương Tịnh độ, như vậy mới có thể vãng sanh, đây là thuộc về ‘sự’, có thể đạt được Sự nhất tâm. Nói theo nghĩa rộng, ‘nhất’ là Nhất chân pháp giới, hướng về Nhất chân pháp giớiPhàm phu, Nhị Thừa, Quyền Giáo Bồ Tát chẳng biết Nhất chân pháp giới, chẳng nhập vào Nhất chân pháp giới nên vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại trùng trùng.

Nhất chân pháp giới ở tại đâu? Thiệt ra, chẳng nơi đâu chẳng phải, chẳng lúc nào chẳng phải [là Nhất Chân Pháp Giới]. Người hiện nay ưa nói về ‘đột phá’. Nhất chân thì sẽ đột phá hết thảy. Các khoa học gia và triết học gia trong thế gian tư duy, tưởng tượng, cảm nhận về thời [gian và] không [gian], đặc biệtthời gian không gian nhiều chiều, tức là không gian bốn chiều, không gian năm chiều, sáu chiều, … cho đến không gian vô số chiều, trên thực tế tức là ‘pháp giới’ nói trong nhà Phật. Pháp giới chia một cách đại khái thì có mười pháp giới, nếu chia nhỏ ra thì thành vô lượng vô biên, cách nói này rất kề cận với không gian vô số chiều. Những hiện tượng này đều là từ vô minh, bất giác sanh ra, nếu có thể đột phá từng tầng thì có thể nhìn thấy Nhất chân pháp giới; khi nhìn thấy Nhất chân pháp giới thì thành Phật rồi, như nhà thiền nói ‘kiến tánh thành Phật’. Nhất chân tức là chân tánh, chân tâm. Phật nói hết thảy vạn pháp duy tâm mà hiện, thập pháp giới y báo, chánh báo trang nghiêm (không gian nhiều chiều) là do duy thức biến. Có thể nương vào phương hướng này một hướng chuyên niệm thì sẽ được Lý nhất tâm bất loạn, đây gọi là ‘biết niệm Phật’, công phu dễ đắc lực.

Hiện tượng công phu đắc lực tức là vọng tưởng, phiền não, phân biệt, chấp trước sẽ ngày càng giảm bớt, trí huệ ngày càng tăng trưởng, tâm địa ngày càng thanh tịnh, tự tự nhiên nhiên sẽ buông xuống. Họ từ bi, họ chịu niệm Phật, đây đều là hiện tượng công phu đắc lựcTrong đời sống hằng ngày những hiện tượng này của chúng ta chẳng thể hiện tiền tức là còn mê hoặc điên đảo rất nặng cho nên công phu chẳng thể đắc lực.

Lời nói của Phật, câu nào câu nấy cũng đều chân thựcKinh Kim Cang nói: ‘Phàm hết thảy các tướng đều là hư vọng’. Hết thảy tướng đích thực là hư vọng, là mộng, huyễn, bọt, bóng. Nếu ở trong đó khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, như vậy tuyệt đốisai lầm. Nghĩ trong đó có thể có cầu, có được thì tuyệt đốivọng tưởng. Có những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước này bày trước mặtchướng ngại to lớn. Không những chướng ngại chứng đạo, vãng sanh, còn chướng ngại công phu đắc lực. Những thứ chướng ngại này đều do tự mình tạo thành nên vẫn phải do mình tự giải trừ, bất cứ người nào cũng chẳng thể giúp mình giải trừ, cho dù là Phật, Bồ Tát cũng chẳng có năng lực ấy.

 

13. Làm thế nào mới được vãng sanh (Buổi sáng 03-02-95)

Trong cả đời tu học nếu người tu hành chẳng thoát khỏi tam giới thì chẳng kể là thành công, nhưng siêu việt tam giới thực sự là một việc rất khó. Tuy nói Tịnh Độ là pháp dễ hành (dễ hơn so với những pháp môn khác), trên thật tế thì cũng chẳng dễ, thế nên người niệm Phật thì nhiều nhưng người vãng sanh rất ít.

Người vãng sanh thực sự gồm có hai hạng. Một hạng là những người thượng căn lợi trí, họ có thể thông suốt chân tướng sự thật nên họ chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, tịnh niệm tiếp nốivãng sanhHạng thứ nhì là những người ‘ngu độn’, phần đông thường nói là những ông già, bà cả, cái gì họ cũng chẳng biết, chẳng hiểu, nhưng họ chết lòng trọn ý niệm câu A Di Đà Phật đến cùng, những người này cũng có thể vãng sanh. Còn những người ở chính giữa chẳng phải là thượng trí cũng chẳng phải là hạ ngu thì khó hơn. Tại vì họ có phân biệt, có tri kiến, đây tức là chướng ngạiChúng ta phải nên lắng lòng suy nghĩ xem chúng ta thực sự thuộc về hạng nào?

Bắt chước theo người thượng trí rất khó; bắt chước người ngu chỉ cần thực sự chịu học theo thì có thể học được, tức là phải buông xả hết thảy. Quan trọng nhất là phải buông xả hết danh văn lợi dưỡng. ‘Lợi dưỡng’ bao gồm ngũ dục, lục trần, ‘danh văn’ bao gồm quyền thế, địa vị, hết thảy chúng ta đều đừng đụng đến, chỉ một lòng một dạ chắc thật niệm Phật, phục vụ đại chúng.

Như Đàm Hư pháp sư nói trong phần sau của cuốn Niệm Phật Luận, trong những người xuất gia có thầy Tu Vô, thầy là người ngu độn, cái gì cũng chẳng biết, cái gì cũng chẳng hiểu. Bà họ Trương ở chùa Trạm Sơn, Thanh Đảo, chồng bà làm nghề kéo xe chở khách, một ngày không kéo xe thì chẳng có cơm ăn. Mỗi ngày chủ nhật chùa Trạm Sơn có pháp hội, bà đều đến nhà bếp giúp việc rửa chén, bà làm những việc cực nhọc này, bạn hãy xem họ vãng sanh vô cùng thong dong, tự tại! Đó là những người ‘ngu độn’. Người ngu cũng có thể vãng sanh, người tuyệt đỉnh thông minh cũng có thể vãng sanh, những người ở chính giữa hai hạng này thì khó hơn nhiều.

Khó khăn đều là chướng ngại do mình tạo ra – tranh danh đoạt lợi, tham hưởng lợi dưỡngChúng ta có thể gặp được pháp môn Tịnh Độ là một nhân duyên hiếm có, nếu luống qua nhân duyên hy hữu này thì thiệt là vô cùng đáng tiếc!

 

14.  Sám hối (Buổi sáng 04-02-95)

[Các pháp] trong Hạnh môn có thể tóm lại thành một, đó chính là pháp Sám hốiSám hối nghiệp chướng [trong thập nguyện] Phổ Hiền Bồ Tát. Điều quan trọng trong pháp sám hốisửa đổi tâm niệm, sửa đổi hành vi, dù chẳng có hình thức nhưng là chân sám hối. Nếu có đầy đủ hình thứcy theo kinh văn mà làm lấy có, chẳng biến cải tâm niệm thì chẳng phải là sám hối, chẳng có ích gì hết.

Phật dạy Bồ Tát tu hành tức là dạy Bồ Tát nên nghĩ tưởng về chúng sanh, phục vụ chúng sanh, đó là Bồ Tát đạo, Bồ Tát hạnh. Luôn vì chúng sanhBồ Tát đạo, phục vụ cho chúng sanhBồ Tát hạnhPhàm phu khi khởi tâm động niệm đều vì mình, đều làm cho mình, thế nên chỗ khác biệt giữa Phật, Bồ Tátphàm phu là ở tại chỗ này.

Hộ trì đạo tràng điểm quan trọng nhất là Lục hòa kính, xả bỏ Lục hòa kính thì chẳng là đạo tràng Phật pháp, chẳng phải đạo tràng của Phật thì nhất định phải là đạo tràng của ma. Đạo tràng của Phật là dùng để hoằng pháp lợi sanh, là nơi để hướng dẫn đại chúng tu hành, làm cho đại chúng phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Hướng về mục tiêu này mà làm thì đúng, đây là đạo tràng của Phật. Nếu chiếm giữ đạo tràng của Phật mà chẳng làm công tác giáo học, bỏ việc chánh và chuyên làm những chuyện chẳng cần thiết thì là ma sự. Là Phật hay là Ma đều ở tại một niệm, làm Phật thì có thể vãng sanh, làm Ma thì đời sau nhất định sẽ đi vào tam ác đạo, cho dù bạn làm hết thảy thiện pháp thì cũng chẳng tránh khỏi đọa lạc. Tại sao vậy? Vì bạn đã phá hoại chánh pháp. Do đó hết thảy thiện pháp chẳng bù nổi tội lỗi này.

 

15.  Ba giai đoạn của sự tu hành (Buổi sáng 05-02-95)

Đích thực chúng ta đã gặp chẳng ít người chân chánh muốn tu hành, thực sự muốn thành tựu, nhưng cửa ải khó khăn nhất là vọng tưởng và tạp niệm, muốn trừ nhưng chẳng trừ nổi. Vấn đề này chẳng phải người đời nay mới có, từ xưa đến nay đều như vậy. Trong kinh điển đức Phật dạy chúng ta, đây cũng là một đề mục chính, làm thế nào để đoạn trừ vọng tưởng, chấp trướcThực ra hết thảy các kinh luận đều nhằm giải quyết vấn đề này. Phật đã giảng rất thấu triệt, phương pháp cũng rất khéo léo, đáng tiếc là chúng ta chẳng ráng sức mà làm nên từ vô lượng kiếp đến nay đều bị vọng tưởng phiền não trói buộc, chẳng thể giải thoát. Có rất nhiều phương pháp giải quyết mà trong đó niệm Phật đích thực là một phương pháp tốt nhất nhưng nhiều người chẳng dùng.

Người niệm Phật, miệng niệm Phật hiệu nhưng trong tâm khởi vọng tưởng không ngừng, như vậy thì chẳng thể thành tựu. Miệng niệm và tâm cũng phải niệm, tâm và miệng có tương ứng thì công phu mới đắc lựcĐắc lực tức là có thể đè nén vọng tưởng, phiền não. Đè nén được lâu rồi thì sẽ đắc định, sẽ thành tựu tam muội. Định được lâu thì sẽ khai mở trí huệ, trí huệ vừa khai mở thì liền chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển sanh tử thành Niết bàn, đó là thành công. Chỉ cần công phu được đắc lực, có thể đè nén vọng tưởngphiền não thì có thể đới nghiệp vãng sanh. Đây là chỗ pháp môn này thù thắng hơn những pháp môn khác. Chỉ cần chịu dụng công thì ai cũng có khả năng làm được hết.

Vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, cổ đức nói: ‘Đã gặp được Di Đà thì lo gì chẳng khai ngộ’, gặp được đức Phật A Di Đà thì chẳng ai chẳng khai ngộKhai ngộ là khai mở trí huệ, khai trí huệ tức là chuyển phiền não thành Bồ Đề.

Chúng ta thường đề xướng khuyến khích mọi người, sự tu hành của chúng ta có ba giai đoạn:

a. Giai đoạn thứ nhất: Đọc thuộc kinh văn. Niệm kinh ba ngàn lần, đọc thuộc lòng kinh, ghi nhớ lời dạy trong kinh, nếu lời dạy của Phật cũng chẳng nhớ thì tu cái gì? Làm sao để tu theo lời dạy? Đây là bước thứ nhất.

b. Giai đoạn thứ nhì: Yêu cầu viên giải. Phải hiểu rõ những lời dạy của Phật, phải hiểu được viên dung thì mới chẳng chết cứng trên văn tự. Phải hiểu lời dạy của Phật là có nguyên lý nguyên tắc gì, phải có thể ứng dụng những lời dạy này một cách khéo léo trong đời sống hằng ngày, như vậy mới chẳng là chỉ đọc suông, đó mới là khai trí huệ.

c. Giai đoạn thứ ba: Là phải thực hành, y theo lý luậnphương pháp dạy trong kinh để sửa đổi tư tưởng, sự hiểu biết, hành vi sai lầm của mình, như vậy mới gọi là chân chánh tu hành, như vậy thì mới vãng sanh được. Chứ chẳng phải đọc kinh ba ngàn lần là xong xuôi, đọc như vậy chẳng có ích gì hết. Phải biết từ đầu đến cuối Phật pháp đều chú trọng thực hành, nghĩa là phải làm cho bằng được.

Chân chánh tu hành là tu ở nơi khởi tâm động niệm chứ chẳng phải là ở chỗ học thuộc lòng. Nhớ nhiều, hiểu nhiều chẳng hữu dụng gì hết, phải làm cho bằng được. Có thể làm được một phần thì sẽ được một phần lợi ích; làm được hai phần thì được hai phần lợi ích, nếu chẳng hết lòng nỗ lực mà làm thì lợi ích chân thật này chẳng thể nào đạt được.

 

16.  Bồ Tát hạnh (Buổi sáng 07-02-95)

Phật dạy chúng ta những gì: Tổng hợp lại thì chính là ‘sửa đổi tâm niệm’. Tâm phàm phu là gì? Tâm Phật, Bồ Tát là gì? Phải hiểu rõ, minh bạch hoàn toàn. Làm thế nào để thay đổi tâm phàm phu thành tâm Phật? Làm sao thay đổi sự hành trì của phàm phu trở thành sự hành trì của Phật, Bồ Tát? Nếu tự mình chúng ta chẳng hiểu đạo lý này, chẳng gắng sức đi làm mà còn giả danh Phật pháp, dạy sai chúng sanh, tội lỗi đều ở địa ngục A Tỳ, đây là việc Phật, Bồ Tát chẳng muốn nhìn thấy. Cho nên những người đảm nhiệm trọng trách giáo học nhất định phải ráng sức nỗ lực khắc phục tập khí, khó khăn của mình.

Phật phápThế pháp là một chứ chẳng phải hai. Dùng tâm của Phật, Bồ Tát vào thế gian thì Thế pháp thành Phật pháp, chẳng có pháp nào chẳng phải là Phật pháp. Dùng tâm phàm phu vào Phật pháp thì hết thảy Phật pháp đều biến thành pháp thế gian. Từ điểm này có thể biết cái gọi là Phật phápThế pháp đều chẳng ở tại sự tướng mà ở tại tâm niệm của mỗi người, đó là ‘tâm tịnh thì cõi nước tịnh’.

Phật pháp chẳng làm hoại thế gian pháp cho nên lúc Thế Tôn còn tại thế, khi dạy rất nhiều tín đồ của các tôn giáoẤn độ, Phật chẳng thay đổi phương thức sanh hoạt của họ, chỉ sửa đổi quan niệm của họ cho đúng, giúp họ từ sinh hoạt mê tín quay trở về sinh hoạt giác ngộ, chánh tínThế Tôn chẳng thay đổi họ, chỉ thêm vào cách giải thích mới, tư tưởng mới, quan niệm mới, phương pháp này đúng như thánh nhân Trung quốc gọi là: ‘Cực cao minh nhi đạo trung dung’ (vô cùng cao minh nhưng đường lối trung dung), đó mới là trí huệ chân thật.

Sanh hoạt giác ngộ tức là Bồ Tát hạnh, nói cách khác nghĩa là từ sanh hoạt của phàm phu đổi thành sanh hoạt của Bồ Tát. Nhưng sanh hoạt chẳng có biến đổi, lúc trước làm nghề nghiệp gì thì bây giờ cũng làm nghề đó, khác nhau ở chỗ lúc trước là mê, bây giờ đã giác ngộ. Lúc mê thì khổ, lúc giác thì vui, cái niềm vui này chính là ‘pháp hỷ sung mãn’, khác nhau ở chỗ này. Chẳng thay đổi đời sống của họ, chẳng thay đổi chức nghiệp, ngành nghề của họ. Năm mươi ba lần tham vấn trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy những Bồ Tát, nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, tức là các ngành nghề vốn có của họ, trong đời sống tập quán sanh hoạt vốn có của họ giác ngộ xong thì lìa khổ được vui, đây là Phật pháp.

Thí dụ chúng ta làm việc trong nhà bếp, mỗi ngày nấu cơm, rửa chén, lau bàn, người thế gian cho những việc này là những việc khổ nhọc, nhưng người giác ngộ cho là những việc sung sướng, thiệt ra những chuyện này trong lục độ vạn hạnh tức là Giới Định Huệ tam học. Công việc giống như nhau, sự việc cũng giống nhau, chỉ là tâm lý, quan niệm thay đổi. Vừa thay đổi thì là đời sống của Bồ TátĐời sống của Bồ Tát là gì? Tức là mỗi ngày nấu cơm, lau bàn, rửa chén. Kinh Hoa Nghiêm dạy chúng ta những thứ này, dạy chúng ta làm thế nào để sống một đời sống sung sướng nhất, hạnh phúc nhất. Đây là sự thật, đây tức là tu hành, Đại Thừa Bồ Tát hạnh, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là tu ở chỗ này. Người chẳng hiểu cho rằng mỗi ngày làm những chuyện này thiệt là khổ quá chừng, các bà nội trợ ai cũng muốn chạy trốn. Như vậy là mê, mê thì sẽ khổ; khi ngộ rồi thì sẽ vui. Người giác ngộ biết tu bố thí, tu xưng tán, tu cúng dường, tu nhẫn nhục, tu thiền định, tu Bát Nhã ngay trong những trường hợp này. Thế nên mê và ngộ hoàn toàn sẽ chẳng giống nhau.

 

17.  Tu thanh phước (Buổi sáng 08-02-95)

Họa phước thiệt ra ở tại một niệm mà thôi. Một niệm thiện thì là phước, một niệm ác là tai họa. Phật dạy chúng sanh phước huệ song tu, khi phước huệ viên mãn rồi thì xưng là Nhị Túc Tôn, thế nên tu phướctu huệ đều vô cùng quan trọng. Trong các thứ phước báo, ‘thanh phước’ là quý nhất. Trong thanh phước có trí huệ cao độ cho nên chẳng tạo tội nghiệp. Trong phước báo của thế gian thì phước báo càng lớn tạo tội càng dễ, vì vậy nên tác dụng phụ [của phước báo] cũng lớn. Đây là điểm chúng ta phải ghi nhớ.

Nếu chúng ta có thể hiểu rõ thanh phước, hưởng thọ thanh phước thì phước báo này thiệt là vô lượng vô biên, trí huệ nhất định sẽ tăng trưởng theo. Chúng ta phải cố gắng tu phước và khuyên mọi người tu phước, khi mọi người đều có phước báo rồi thì khu vực này sẽ chẳng bị nạnGiả sử chỉ có cá nhân mình có phước, mọi người khác chẳng có phước thì chúng ta cũng chẳng thể tránh khỏi cộng nghiệp, thế nên khuyên lơn chúng sanh tu phước là một việc vô cùng, vô cùng quan trọng.

Phải tu phước như thế nào? [Những gì chúng ta] nghĩ và làm đều vì chúng sanh, có thể quên mình thì đó là phước báo to lớn. Tạo ác là gì? Niệm niệm đều vì mình mà tưởng, mà làm thì đó là chuyện ác to lớn.

 

18.  Mục tiêu của sự tu hành (Buổi sáng 09-02-95)

‘Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi.

Nhìn thấu, Buông xuống, Tự tại, Tuỳ duyên, Chắc Thật Niệm Phật’ là mục tiêu hiện nay của chúng ta trong công việc hoằng pháp lợi sanh, và cũng là mục tiêu tu học của chúng ta. Tất cả những kinh luận, hành pháp đều nhằm giúp chúng ta đạt đến mục tiêu này, hoàn thành mục tiêu này.

Chúng ta tự hành hóa tha đã có phương hướng, mục tiêu chính xác, đời sống này mới có ý nghĩa, có giá trị, sẽ rất vui sướng và rất hạnh phúcHy vọng đại chúng từ điểm này thể hội -- tự mình phải nên tu học như thế nào, làm thế nào đãi người, tiếp vật. Đây là Phật pháp chân chánh, Phật pháp chân thực.

 

19.  Ly tướng tu phước (Buổi sáng 09-02-95)

Xả tài là phước, nhưng càng quan trọng hơn là phải chẳng chấp tướngTu phướcchấp tướngphước báo nhân thiên, tu phướcly tướng mới có thể minh tâm kiến tánh, mới có thể vãng sanh, bất thoái thành Phật.

Chẳng những ngoại tài có thể xả, nội tài cũng phải xả. Nội tài là gì? Tinh thần, lao lực của chúng ta, nếu có thể phục vụ cho đại chúng một cách vô điều kiện thì gọi là xả nội tài. Chẳng cầu báo đáp, thực sự vì xã hội, vì đại chúngphục vụbố thí.

 

20.  Phước báotrí huệ (Buổi sáng 11-02-95)

‘Có tiền là phước báo, dùng tiền là trí huệ’. Nếu người có phước báo to lớn nhưng chẳng có trí huệ, toàn bộ [tiền của] họ dùng đều vô ích; người có trí huệ tuy phước báo nhỏ nhưng họ có thể đem mỗi đồng tiền của họ tu những phước báo to lớn, đó gọi là ‘xả tài tu phước’. Từ đó có thể biết người chẳng có trí huệ muốn tu phước cũng chẳng tu được.

Trên thực tế xét từ lúc tu nhân mà nói thì trí huệ quan trọng hơn phước báo, vì người có trí huệ sẽ chẳng tạo tội nghiệpgiảm bớt những lỗi lầm của mình đến mức thấp nhất; người chẳng có trí huệ khi tạo tội nghiệp còn tưởng là mình đang tu phướcTrước mắt chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều trường hợp này, họ thiệt là có tiền và cũng phát tâm nhưng những gì họ tạo tác đều là tội nghiệp, chẳng phải tu phước, lại cứ tưởng mình đang tu phước, chuyện này thiệt là rất đáng tiếc.

 

21.  Tùy hỷ (Buổi sáng 12-02-95)

Trong các đoàn thể, phiền não tập khí dễ nhìn thấy nhất là ‘đố kỵ’. Người nào chẳng có tâm đố kỵ? Ai nói ‘Tôi chẳng có tâm đố kỵ’ thì người đó chẳng phải là phàm phu. Hễ là phàm phu thì chắc chắn sẽ có tâm đố kỵ, cho dù là người xuất gia cũng chẳng ngoại lệ. Tùy, Đường là thời đại hoàng kim của Phật giáo Trung Quốc, là thời đại Phật pháp vô cùng hưng thịnh, Lục Tổ Huệ Năng đã xuất hiện trong thời đại này. Sau khi được truyền trao y bátHoàng Mai, bạn xem ai có thể nhịn được [không giành lại y bát]? Đây là hiện tượng gì? Đố kỵ!

Nếu chúng ta không thể hàng phục được tâm đố kỵ, tham, sân, si, mạn, chẳng những đạo nghiệp không thể thành tựu mà kết quả của việc này nhất định sẽ phá hoại đạo tràng. Cho dù ảnh hưởng không rõ ràng thì cũng gây chướng ngại cho sự phát triển của đạo tràng và gây chướng ngại cho sự thành tựu của đồng tham đạo hữu. Nói một cách khác thì là chướng ngại cho việc hoằng pháp lợi sanhMọi người đều biết tội này được gọi là ‘năm tội vô gián’ trong giới luật. Thế nên Phật, Bồ Tát dạy chúng ta tu ‘Tùy hỷ’. Tại sao không tu tùy hỷ? [Tại sao phải tu tùy hỷ?] Thay đổi tâm niệm ngược lại, nếu có thể tùy hỷ thì người ta có thành tựu bao lớn, thành tựu của mình cũng sẽ bằng họ, công đức của việc tùy hỷ chẳng thể nghĩ bàn.

Lúc thấy người khác làm việc tốt nếu chúng ta có thể sanh tâm hoan hỷ, có thể giúp họ, giúp họ thành tựu thì công đức của họ chính là công đức của mình, thế nên chúng ta phải biết tu tùy hỷ. Những gì mình không thể làm được nhưng họ làm được thì mình giúp họ; nếu giúp chẳng được thì mình tán thán, mình hoan hỷ, mình lo lắng cho họ, như vậy công đức sẽ bằng nhau vì tâm của mình được thanh tịnh, đây là việc mà chúng ta thường gọi là pháp hỷ sung mãn.

Đây cũng là lý do tại sao chúng ta đổi khoá tụng buổi tối thành tụng kinh Vô Lượng Thọ, phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy. Chúng ta có thể mỗi ngày đọc những tập khí lỗi lầm nói trong đoạn kinh này một lần, đọc xong phản tỉnh, kiểm điểm xem mình có những tội lỗi này hay không? Nếu có thì phải sửa sai đổi mới, như vậy mới gọi là chân chánh tu hành.

 

22.  Khóa tụng sáng tối (Buổi sáng 12-02-95)

‘Xã hội’ hiện nay có thể nói là đã lan rộng đến toàn thế giới, chẳng còn giới hạn ở một địa phương nào, đều có sự hiểu lầm rất lớn đối với Phật pháp. Sự hiểu lầm này sẽ gây chướng ngại cho sự tu học Phật pháp, chướng ngại cho sự truyền bá Phật pháp. Thế nên cần phải in hai cuốn sách mỏng ‘Nhận thức Phật giáo’ và ‘Truyền thọ Tam Quy’ với số lượng thật nhiều và truyền bá rộng ra.

Tu hành, những khóa tụng và nghi quỹcổ đức soạn ra đích thực có thể đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sanh thời xưa. Ngày nay nghiệp chướng chúng sanh sâu nặng và cơ sở đã mất hết – cơ sở là chẳng đọc sách Khổng - Mạnh, Lão - Trang, những lý luận Đạo giáo cũng chẳng hiểu, Tiểu Thừa cũng chẳng học. Giống như ngày nay chúng ta xây nhà lầu mà chẳng có nền móng vậy, chẳng có cơ sở thì đi vào Đại Thừa làm sao có thể thành tựu được? Xưa nay phàm những đại đứcthành tựu bất kể là tại gia hay xuất gia, căn bản Nho học của họ đều rất sâu dày. Vì vậy những nghi quỹ (thời xưa gọi là Khoá tụng sáng tối) bây giờ chẳng dùng được. Mục đích của công khóa sáng tối là nhằm giúp chúng ta sửa đổi tâm hạnh, nếu chúng ta tụng xong mà tâm hạnh chẳng có thay đổi gì hết thì khóa tụng sáng tối này cũng dư thừaVì vậy chúng tôi mới thay đổi nội dung của khóa tụng, buổi sáng tụng phẩm thứ sáu, buổi tối tụng phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy của kinh Vô Lượng Thọ.

Mục đích của khóa sáng là hy vọng trong tâm của mỗi người đều có bốn mươi tám lời nguyện, như vậy mới gọi là niệm Phật, nhớ Phật. Trong tâm thực sự có Phật, trong tâm có A Di Đà Phật, có bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà. Trong bốn mươi tám nguyện này bao gồm hết thảy y báochánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới. Khóa tối là niệm niệm chẳng quên lời dạy của Phật A Di Đà, chúng ta phải y giáo phụng hành, như pháp tu trì, đây mới thực là chân chánh niệm Phật, chẳng phải niệm suông trong miệng mà thôi.

 Kinh Vô Lượng Thọđốn giáoĐốn giáo nghĩa là chẳng có thứ lớp, cho dù chúng ta chẳng có cơ sở Nho học sâu dày cũng có thể thành tựu, đây là chỗ thù thắng của pháp môn này. Từ đó có thể y theo nguyện của A Di Đà Phậtphát nguyện, y theo lời dạy của A Di Đà Phậttu hành -- phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy là lời dạy của A Di Đà Phật, nội dung là ngũ giới, thập thiện, là cơ sở chung của Đại ThừaTiểu Thừa. Từ đây gắng sức học tập, chúng ta niệm Phật mới có thành tựu, đây là lý do tại sao chúng tôi thay đổi khóa tụng sáng tối.

 

23.  Tâm thanh tịnh (Buổi sáng14-02-95)

Trong thời đại ngày nay muốn tu hành có được thành tựu thì chỉ có niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, trừ con đường này ra thì đích thực chẳng có con đường nào khác. Niệm Phật phải niệm đến lúc nào thì mới thực sự nắm chắc có thể vãng sanh? Phải niệm đến lúc tâm thanh tịnhTâm thanh tịnh tức là công phu thành phiến, có thể đới nghiệp vãng sanh.

Làm thế nào có thể làm được tâm thanh tịnh? Nhất định phải có công phu ‘nhìn thấu, buông xuống’. Nhìn thấu là học vấn, buông xuống là công phu. Buông xuống những gì? Buông xuống hết thảy vọng tưởng, phiền não, tri kiến. Chân chánh phải học Lục Tổ Huệ Năng đại sư: ‘Nếu là người tu đạo chân chánh, chẳng nhìn lỗi thế gian’ thì tâm bạn sẽ thanh tịnh.

Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy người này chẳng đúng, chuyện kia cũng chẳng đúng là vì nguyên nhân gì vậy? Vì chúng taphân biệt, chấp trước. Chỉ có người chân chánh muốn vãng sanh thì mới thiệt buông xuống hết. Tăng đoàntăng đoàn hòa hợp, thanh tịnh -- không những chẳng nghe đến thị - phi, ngay cả trong tâm cũng chẳng có tâm niệm này.

 

24.  Học (Buổi sáng 14-02-95)

Trong xã hội có nói: ‘Học làm người’. Học làm người tức là học luân lý, đạo đứcThí dụ học Thập thiện, Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) tức là học làm người của trời Dục Giới, họ cao hơn chúng ta một bậc. Học Tứ thiền bát định tức là học làm người của trời Sắc Giới, cảnh giới này còn cao hơn. Học Bốn mươi tám nguyện, học Lục độ, Thập đại nguyện vương tức là học làm người của Tây phương Cực Lạc thế giới, đây mới là việc chúng ta thực sự muốn học.

‘Học’ chẳng có nghĩa là ‘tôi hiểu, tôi biết rõ’ thì xem là đã học rồi. Chữ học ở đây có nghĩa là ‘noi gương’, ‘học tập theo’, đây là động từ chứ chẳng phải là danh từ, tức là muốn chúng ta chân chánh làm cho bằng được. Ngày nay chúng ta tu hành tự mình chẳng đạt được pháp hỷ, đó chỉ là sống qua ngày, tại sao chẳng được pháp hỷ? Vì chúng ta chẳng thực lòng học tập.

Học phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ đọc kinh. Trong kinh dạy chúng ta phải làm như thế nào thì chúng ta làm như vậy, y theo kinh điểnhết lòng phản tỉnh, mỗi ngày có thể phát hiện một lỗi lầm của mình, như vậy tức là giác ngộ. Mỗi ngày có thể sửa đổi một lỗi lầm thì mới là chân tu, cũng như lão cư sĩ Hạ Liên Cư trong cuốn ‘Tịnh Ngữ’ có dạy: ‘Chân cán’ (Làm thực sự). Có thể chân tu, làm thiệt, ba năm liền siêu phàm nhập thánh, sẽ chẳng là phàm phu nữa; nếu chẳng chịu học, chẳng chịu làm thì chẳng có cách gì hết.

Phải đọc kinh như thế nào? Phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính mà đọc, được vậy thì sẽ có chỗ ngộ. Có nhiều người đọc kinh rất khổ, tại sao vậy? Vì họ dùng tâm vọng tưởng, phân biệt, phiền não để đọc, hoàn toàn chẳng thể hội ý tứ, cảnh giới trong kinh, vậy thì đương nhiên càng đọc càng khổ. Chỉ có dùng tâm chân thành, tâm thành tịnh, tâm cung kính để đọc thì mới tương ứng với tâm Phật, mới có thể hiểu được ý tứ trong kinh. Vì chân thành, thanh tịnh, cung kính chẳng có cùng tận, cho nên ý tứ trong kinh cũng chẳng có cùng tận, vô cùng vô tận.

 

25.  Lục Hòa kính (Buổi sáng 16-02-95)

Người với người ở chung với nhau phải biết bao dung. Phật vì tăng đoàn chế định Lục Hòa Kính, lục hòa kính là đoàn thể thù thắng nhất nên gọi là ‘Chúng Trung Tôn’ – trong các đoàn thể khắp thế gian, xuất thế gian, đoàn thể hòa kính là tôn quý nhất. Đích thực là được chư Phật hộ niệm, Long thiên tán thán, ủng hộ. Tại sao chẳng thể hòa? Nguyên nhân ở đâu? Đoàn thể càng lớn thì hòa kính càng khó khăn, nguyên nhân căn bản là vì ngã kiến, ngã chấp, đây là nguyên nhân căn bản của sự bất hòa, của sự tạo tội.

Sự tu học của Phật pháp, chẳng nói đến pháp Đại thừa, trong pháp Tiểu Thừa, điều đầu tiên là phải phá ngã kiến, phá ngã chấp. Học Phật đầu tiên phải học cái gì? Là học ‘vô ngã’, vô ngã thì sẽ hòa, vấn đề liền được giải quyết ngay trên căn bản -- chẳng có ngã chấp, chẳng có pháp chấp.

Chúng ta đã phát tâm xuất gia, sanh hoạt trong tăng đoàn là một nhân duyên hiếm có, phải tự mình tôn trọng mình (tự trọng), phải hết lòng nỗ lực, coi đạo nghiệp làm hạng nhất, y chúng, nương vào đại chúng, khuyến khích lẫn nhau, trau giồi dùi mài. Tự mình chúng ta có thể thành tựu thì là thành tựu của xã hội, tức là Phật pháp trụ thế có thành tựu, tức là thành tựu chúng sanh lìa khổ được vui. Bạn xem ảnh hưởng của việc này bao lớn? Chúng ta phải tự mình làm một gương tốt, chẳng những làm gương cho người tại gia, đồng thời cũng làm gương cho đồng tu xuất gia, như vậy mới thiệt chẳng cô phụ đã một phen xuất gia, đây mới chân chánh là tu tập tích lũy công đức.

 

26.  Phước huệ nhân quả (Buổi sáng 16-02-95)

Phải biết hết thảy các pháp trong thế gianxuất thế gian đều là nhân quả phước huệ. Phước tuy quan trọng, nhưng huệ còn quan trọng hơn. Có phước chẳng có huệ, khi hưởng phước nhất định sẽ tạo tội nặng, đây là như nhà Phật thường nói ‘oán ba đời’. Đến lúc phước hưởng hết, đọa lạc trong ác đạo rồi mới muốn thoát khỏi thì chẳng dễ, không biết phải trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp?

Có huệ chẳng có phước tuy đời sống rất thanh bần, rất khó khăn, nhưng chẳng tạo tội nghiệp. Họ thế nào cũng có khả năng vãng sanh thành Phật, vì sanh sống quá khổ, họ chán chường đời sống trong thế gian này, dễ sanh khởi đạo tâm. Do đây có thể biết phước báo chẳng phải là chuyện tốt, Phật dạy đệ tử xuất gia phải tu phước nhưng nhất định đừng hưởng phước, cứ sống đời sống thanh bần như cũ, phải dùng sự khổ làm thầy, đạo lý là ở chỗ này, là sợ bạn hưởng phước rồi tạo tội nghiệp.

 

27.  Thật thà (Buổi sáng 08-05-95)

Ý nghĩa quan trọng nhất trong kinh Kim Cang là: tu học Đại Thừa Phật pháp phải tu học trong đời sống hằng ngày. Nói một cách khác tức là dạy cho chúng ta làm thế nào để sống cuộc đời của chư Phật, Bồ Tát. Phật, Bồ Tát sống cuộc đời đại trí huệ, đại giác ngộ, đời sống như vậy mới là chân thực hạnh phúc mỹ mãn.

Niệm Phật chẳng thể thành tựu là vì chẳng thật thà (chẳng chắc thật). Chẳng thật thà là chẳng biết sống cách nào, khi sanh ra đời hồ đồ lộn xộn, chết đi cũng hồ đồ lộn xộn. Như vậy đúng là rất đáng thương, cũng như trong kinh thường nói: ‘những người đáng thương xót’.

Sau khi có trí huệ Bát Nhã, hiểu rõ chân tướng của nhân sanh mới biết thật thà, một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ai có thể tiếp nhận thì người đó sẽ được lợi ích. Nếu chẳng chấp nhận, chẳng thể chắc thật niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, chính là như kinh Địa Tạng có nói: ‘Chúng sanh trong Diêm Phù Đề khởi tâm động niệm chẳng có gì là chẳng tạo tội’. Đã tạo tội nghiệp thì đời sau nhất định sẽ còn luân hồi trong lục đạo, bất luận là tu hành tốt đến đâu, nếu chẳng thể thoát ra khỏi tam giới thì đều là chẳng thành tựu.

Mục đích chúng tôi giảng kinh Kim Cang là vì muốn khuyên mọi người, dạy cho mọi người hiểu rõ chân tướng sự thật, phải chết lòng trọn ý thật thà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Những gì nói trong kinh Kim Cang cho đến những gì đức Phật nói trong hai mươi hai năm giảng kinh Bát Nhã đều cũng là vì dạy chúng ta phải nhìn thấu, buông xuống. Tại sao bốn chữ ‘nhìn thấu, buông xuống’ này đã giảng trong suốt hai mươi hai năm? Hãy nghĩ xem ai nghe xong liền nhìn thấu, liền buông xuống được? Nghe thì cũng nghe rồi, nói thì cũng nói xong nhưng vẫn chẳng nhìn thấu, chẳng buông xuống như cũ. Trong tâm từ sáng đến tối vẫn suy nghĩ lung tung, lời nói hành động vẫn phê bình kẻ khác, chẳng biết kiểm điểm bản thân mình, đây đúng là nhìn chẳng thấu, buông xuống chẳng nổi.

 

28.  Thừa nguyện tái lai (Buổi sáng10-05-95)

Tự mình chẳng chịu hết lòng tu hành, nghiệp báo thân thể của bạn là được định sẵn trong số mạng. Nếu tự mình chịu hiến thânPhật pháp, hiến thân vì hết thảy chúng sanh thì thân thể này chẳng phải là của bạn nữa mà là thừa nguyện tái lai (nương vào nguyện trở lại).

Vì vậy chẳng cần phải đợi đến lúc từ Tây phương Cực Lạc thế giới trở lại đây, chỉ cần bây giờ nguyện lực vừa chuyển thì có thể chuyển biến thân nghiệp báo của mình thành thân của nguyện lực, đây chính là thừa nguyện tái lai. Thừa nguyện tái lai là ngay trong một niệm có thể làm được, trong đây một chút xíu giả dối chẳng thể xen vào, phải là thuần chánh chẳng vọng, xen vào một tí giả dối thì vẫn phải thọ nghiệp báo.

 

29.  Sửa lỗi (Buổi sáng12-05-95)

Bất luận là xuất gia hay tại gia, hễ là đệ tử Phật tiếp nhận sự cúng dường tài vật nhất định phải đáp trả lại bằng pháp cúng dường. Lúc Phật còn tại thế dùng chế độ trì bát, lúc tiếp nhận cúng dường nhất định phải thuyết pháp cho người ta nghe, đây tức là báo đáp ân của thí chủ. Trong bất cứ trường hợp nào chúng ta tiếp nhận sự cúng dường đều phải biết quy củ, phải biết vì người thuyết pháp. Nếu chẳng có người khải thỉnh thì có thể không thuyết. Có người mời thì nhất định phải thuyết pháp. Nguyên tắc quan trọng nhất của sự thuyết pháp là chỉ rõ những lỗi lầm thông thường của đại chúng, giúp họ sửa sai, như vậy mới có ích lợi. Thế nên chẳng cần phải nói huyền thuyết diệu, chẳng cần phải nói những lời nói dư thừa chẳng có ích lợi.

Nhà Phật thường nói đến ‘khai ngộ’ và ‘tu hành’, mọi người đều biết danh từ thuật ngữ này, nhưng người hiểu được hàm nghĩa bên trong thì chẳng nhiều. Trong khi đọc kinh sẽ có chỗ ngộ, niệm Phật cũng sẽ có chỗ ngộ, thực ra trong đời sống, lúc đãi người tiếp vật cũng sẽ có lúc ngộ được. Chỗ ngộ được này nghĩa là gì? Nghĩa là phát hiện lỗi lầm. Phát hiện được lỗi lầm tức là khai ngộ, sửa đổi sai lầm trở lại tức là tu hànhTu hành chẳng phải nói mỗi ngày niệm bao nhiêu cuốn kinh, niệm bao nhiêu Phật hiệu, lạy bao nhiêu lạy. Thật sự mà nói đó đều là hình thức, hình dáng mà thôi. Công phu chân thật là ‘biết lỗi’, ‘sửa lỗi’, có thể làm được bốn chữ này, ngày hôm nay bạn sẽ cảm thấy rất sung mãn, chẳng luống uổng.

Chẳng những người tu hành phải tuân thủ chặt chẽ, chúng ta xem trong Liễu Phàm Tứ Huấn người thế gian có ông Triệu Duyệt Đạo mỗi ngày đều phản tỉnh, đều kiểm điểm, tìm lỗi lầm của mình để sửa đổi, chẳng để tái phạm. Nhưng người học Phật ngày nay trong miệng thì nói huyền thuyết diệu, thực tế công phu thì hoàn toàn chẳng có, cho nên chúng ta thấy người xuất gia thành tựu chẳng bằng người tại gia. Người tại gia học Phật đích thật có một số có thể buông xuống hết thảy; trái lại người xuất gia học Phật, trong miệng nói toàn là Phật pháp, đều là nói huyền thuyết diệu, nhưng những gì trong tâm suy nghĩ và hành động đều là nghiệp nhân luân hồi. Nói thì là phá mê khai ngộ, nhưng trên thực tế những gì tự mình làm đều là mê hoặc điên đảo.

Công phu chân thật phải bắt đầu từ việc kiểm điểm lỗi lầm, tiêu chuẩn này là những lời dạy của đức Phật trong kinh điển. Thế nên tại sao chúng ta phải học thuộc lòng kinh điển? Chính là để nhớ rõ tiêu chuẩn này, nếu nhớ chẳng rõ tiêu chuẩn ấy thì chẳng thể phân biệt thị phi, thiện ác, cứ thường xem sai cho là đúng, đúng cho là sai, đây tức là: ‘điên đảo, sai loạn’. Thế nên nhất định phải nhớ thuộc lòng kinh điển, phải hết lòng tự cứu mình. Nếu có thể siêu việt luân hồi ngay trong đời này, vãng sanh Tịnh Độ thì tự mình thực sự đã được cứu. Nếu chẳng thể vãng sanh Tịnh Độ, đời này đã luống uổng, những gì tu được trong đời này cũng chẳng có ích gì, tại vì chẳng bù nổi những ác nghiệp đã tạo -- khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều là tham, sân, si, mạn, đố kỵ, chướng ngại. Chư vị nghĩ coi nếu sức lực này mạnh thì sẽ đi vào tam đồ, muốn giữ được hai đường nhân, thiên chẳng phải dễ dàng đâu.

 

30. Tâm thanh tịnh (Buổi sáng 13-05-95)

Những thức ăn chúng ta thường dùng phải nên cẩn thận để ngừa trúng độc. Nên biết phương pháp giải độchiệu quả nhất là tâm thanh tịnh, tâm đại từ đại bi. Đem bất cứ độc dược nào cho Phật, Bồ Tát cũng chẳng tạo nên tác dụng gì hết, nguyên nhân là ở chỗ nào? Vì tâm quý ngài thanh tịnh, từ bi. Thế nên tâm từ bi là thuốc giải độc công hiệu nhất. Còn chúng ta khi khởi tâm động niệm gì cũng tự tư tự lợi nên rất dễ bị những chất độc này cảm nhiễm.

Gần đây chúng tôi nhìn thấy một số người nhất tâm chuyên chú, bất kể là già hay trẻ (lão cư sĩ Lưu Thừa Phù chín mươi mấy tuổi là thí dụ rõ ràng nhất), bạn hãy xem sự biến hóa trên thân thể, trên tinh thần, tướng mạo của họ. Điểm này chứng minh những gì Phật nói đều chẳng giả, đó gọi là chứng chuyển, một trong tam chuyển pháp luân -- chứng chuyển là làm chứng minh. Thế nên chúng ta muốn thân thể khoẻ mạnh, muốn được ít bịnh, ít phiền não, nếu chẳng tu tâm thanh tịnh, chẳng tu tâm từ bi thì chẳng có cách gì làm được hết.

 

31. Chuyển biến phước đức thành công đức (Buổi sáng 14-05-95)

Khi gặp chuyện trong thế gian thì chúng ta làm, đó là tu phước. Lúc làm việc thì đừng sợ chịu thiệt thòi, làm nhiều là tu nhiều phước, như vậy thì có gì chẳng tốt? Lúc làm chẳng nên chấp trước, chẳng nên để trong tâm, trong tâm một dấu vết gì cũng chẳng lưu giữ lại, như trong kinh Kim Cang có nói: ‘Nên không trụ vào đâu để sanh cái tâm ấy’ (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Đó mới là phước báo chân chánh, phước đức biến thành công đức. Nếu trong tâm cứ thường nghĩ: ‘Tôi đã từng làm được bao nhiêu việc’, đó tức là pháp thế gian, là phước báo hữu lậu sẽ có quả báo rất nhỏ.

Lúc còn trẻ nên tu một chút phước, đến lúc tuổi già thì bạn sẽ hưởng phước, sẽ có rất nhiều người đến lo lắng cho bạn. Lúc trẻ chẳng chịu tu phước đến lúc già chẳng có ai lo lắng cho thì bạn vẫn phải lao nhọc, những nhân duyên quả báo này thiệt là tơ hào chẳng sai.

 

B. Luận sự sanh tử trọng đại

 

1. Liễu sanh tử (Buổi sáng 27-01-95)

Phổ Hiền Bồ Tát dạy:

‘Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm’

(Một ngày đã qua, mạng cũng giảm theo).

Người sáng mắt nhìn thấy quang âm mòn mỏi, thời gian mỗi ngày trôi qua, mỗi ngày giảm bớt. Nói một cách khác thì tức là ngày càng gần kề cái chết.

Đạo nghiệp của chúng tatiến bộ theo thời gian hay không? Chỉ có chân thật tu trì mới có thể liễu sanh tử, xuất tam giới. Nếu chẳng thể liễu sanh tử, xuất tam giới thì đời này sẽ luống uổng. Cho dù niệm Phật tu phước thì là như Phật thường nói ‘tam thế oán’ (oán ba đời). Oán ba đời chẳng phải là chuyện tốt, đời này niệm Phật tu phước, đến đời sau hưởng phước thì sẽ trở nên hồ đồ; khi hồ đồ sẽ tạo tội nghiệp, sẽ chịu khổ báo. Những người quyền quý giàu to đều là do đời trước trong nhà Phật từng niệm Phật tu phước nhưng chẳng thể liễu sanh tửTrong đời này có quyền thế, làm xằng làm bậy, khi tạo tội nghiệp so với những người thường đều nặng hơn rất nhiều. Thế nên chúng ta phải nhìn xa một chút, một người chân chánh giác ngộ phải lấy việc liễu sanh tử làm mục tiêu.

Muốn được liễu sanh tử pháp duy nhất trong các pháp Đại thừachúng ta dám chắc [mình có khả năng thành công] là pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu muốn chân chánh làm được thì phải ghi nhớ lời của Phổ Hiền Bồ Tát -- học Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh. Mỗi khi gặp một vị thiện tri thức trong năm mươi ba lần tham vấn Thiện Tài đồng tử đều hỏi về hai vấn đề này. Cái gọi là Bồ Tát đạo chính là cách giữ tâm, trong những bài giảng chúng ta thường nói: ‘Tâm, Nguyện, Giải, Hạnh phải giống Phật’. Tâm và Nguyện tức là Bồ Tát đạo, Giải và Hạnh tức là Bồ Tát hạnh.

Học Phật thì phải học giống Phật, cho dù chẳng thể làm giống y hệt thì cũng phải làm chẳng khác nhiều lắm, như vậy mới gọi là học Phật. Trong thế gian có một số người chuyên làm việc ‘Phật học’ chứ chẳng phải là học Phật. Phật học là gì? Tức là có Giải chẳng có Hạnh, chỉ nghiên cứu Phật pháp như một thứ học vấn nhưng chẳng thể làm theo, họ chẳng có tâm này, và cũng chẳng có cái nguyện này, đó là Phật học; người có Tâm, có Nguyện khi hiểu được bao nhiêu thì họ sẽ làm bấy nhiêu, như vậy mới là một người học Phật. Vì vậy ‘học Phật’ có thể liễu sanh tử, ‘Phật học’ chẳng thể liễu sanh tử, chúng ta phải hiểu rõ hai việc này.

Kinh giáo trong nhà Phật là dung thôngviên dung, thông đạt vô ngại, cho nên thông [đạt] một kinh thì hết thảy kinh đều thông. Không những kinh giáodung thông, pháp thế gian, xuất thế gian cũng thông, vì tất cả đều từ chân tâm bản tánh của mình biến hiện mà thành, nó đều có cùng một căn nguyên, không có đạo lý chẳng thông. Tại sao chẳng thông? Chẳng thông là vì có chướng ngại, chướng ngại chính là mê hoặc, điên đảo, phân biệt, chấp trước, chỉ cần phá trừ chướng ngại thì pháp thế gianxuất thế gian đều viên dungthông đạt vô ngại.

Quán Thế Âm Bồ Tát hiểu rõ đạo lý này nên được đại tự tại. Tại sao Ngài có thể biết được? Do quán chiếu mà hiểu được. Quán chiếu nghĩa là gì? Lúc sáu căn tiếp xúc với sáu trần bên ngoài chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, chẳng có vọng tưởng, tất cả đều rõ ràng minh bạch, như vậy gọi là quán chiếu. Nếu có một chút ý tứ ở trong đó thì chẳng gọi là quán chiếu.

‘Quán chiếu’ thực ratự tánh tịnh, tức là ‘kiến văn giác tri’ (thấy - nghe - hay - biết) của tự tánh, cho nên có thể thấy được chân tánhPhàm phu mê mất tự tánh, chỉ dùng tình thức – nghĩa là tám thức, năm mươi mốt tâm sở, đó là ‘tình kiến’ – tình kiến nghĩa là như người ta thường gọi: ‘có xen lẫn cảm tình’. Cảm tình là gì? Tức là phân biệt, chấp trước, vọng tưởngĐem theo ‘kiến văn giác tri’ của những thứ này là kiến giải của phàm phu. Do đó có thể biết khi lìa khỏi hết thảy phân biệt, chấp trước, vọng tưởng thì là kiến giải của Phật, Bồ TátKiến giải của Phật, Bồ Tát gọi là quán chiếu, gọi là chiếu kiếnVì vậy nếu dùng kiến giải của phàm phu để tu hành thì tuyệt đối chẳng thể siêu việt lục đạo.

Phàm phu rất khó lìa khỏi tình kiến, nếu dùng tình kiến để tu học thì hết thảy pháp môn chẳng có pháp nào được thành tựu hết, chỉ có tu học Tịnh Độ mới có thể. Nhưng chúng ta nên biết tu Tịnh Độ là phải dùng công phu niệm Phật đè nén tình kiến, được vậy thì mới có thể vãng sanh. Nếu đè nén chẳng nổi thì không thể vãng sanh. Cũng có nghĩa là phiền não chưa đoạn, chỉ là tạm thời đè nén mà thôi. Nếu trong sát na lâm chungphiền não chẳng hiện hành thì sẽ thành công. Nếu phiền não khởi lên ngay lúc đó thì chẳng thể vãng sanh. Thật ra niệm Phật cũng là ‘quán chiếu’, người biết dụng công so với người tham thiền chẳng có gì khác nhau. Trong ‘Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương’ có dạy: ‘nhiếp trọn sáu căn’, nếu làm được nhiếp trọn sáu căn thì giống hệt như tham thiền; thí dụ chúng ta chỉ làm được ‘tịnh niệm tiếp nối’ mà chẳng biết làm thế nào để ‘nhiếp trọn sáu căn’ thì chẳng giống với tham thiền.

 

C. Khuyến khích thành kính nhân sanh

 

1. Thành kính (Buổi sáng 04-02-95)

Cầu học, cầu đạo đều dùng một chữ ‘cầu’, tự mình phải cầu cho được, nếu tự mình chẳng chịu [tìm cầu] thì chẳng có ai nói cho bạn đâu. Vì chúng sanh chẳng biết và cũng chẳng biết cầu nên chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi hiện thân thuyết pháp, thay thế chúng sanh thỉnh cầu. Trong kinh điển chúng ta thấy những người ‘đương cơ’ là người thay thế chúng sanh [thỉnh] cầu pháp. Trong kinh Vô Lượng Thọ, A Nan đứng ra khải thỉnh tức là thỉnh pháp thay cho chúng sanh.

Đạo và Học nhất định phải có cầu mới nói, dụng ý ở đây là ‘trọng đạo’ – tôn sư trọng đạo. Chỉ có ‘tôn’, có ‘trọng’ thì người học mới đạt được lợi ích. Cũng như Ấn Quang đại sư dạy: ‘Một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính thì được hai phần lợi ích’. Mười phần thành kính thì người ta sẽ khai ngộ, được lợi ích to lớn. Bởi vậy nên người xưa thường nói: ‘không thành thì không ngộ’. Chẳng có tâm thành kính thì lợi ích gì cũng chẳng đạt được, cho dù đến nghe thì chẳng qua chỉ là việc học thông thường mà thôi, chẳng thể nào đạt được lợi ích chân thật

Lợi ích chân thật là điều mà nhà Nho gọi là ‘biến hóa thân thể’ (biến hóa khí chất) và nhà Phật gọi là chuyển thức thành trí. Nếu có thể biến hóa thân thể thì tức là chuyển phàm thành thánh. Nếu nghe không hiểu thì chỉ là nghe trên lời nói, văn tự, chẳng có liên quan gì đến tâm tánh của mình. Nếu chẳng có một chút xíu thành kính thì chỉ được một tí lợi ích bên ngoài mà thôi. Nếu mọi người lưu ý một chút thì sẽ thấy những hiện tượng này rất rõ ràng.

Có thể chúng ta tự mình sẽ nghĩ: ‘Tôi đích thật đối với lão sư rất cung kính, đối với Phật pháp cũng rất cung kính, bản thân cũng rất thâm nhập, vậy thì tại sao chẳng đạt được lợi ích?’. Hãy thử nghĩ: chúng ta đối với người ác thì sao? Đối với người mình ghét thì sao? Có thể cung kính hay chăng? Trong chân tâm chẳng có phân biệt, có phân biệt thì chẳng là chân tâm. Tôi đối với người này cung kính, đối với người kia chẳng cung kính, cái tâm này là giả, là hai tâm. Thế nên vấn đề phát sanh ở chỗ chẳng có tâm thành kính, chẳng có tâm cung kính.

Tâm cung kính chân chánh tức là nhất tâm, tức là tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh. Bất luận biểu hiện được kiền thành như thế nào, nếu trong tâm còn phân biệt, chấp trước, thì chẳng phải là nhất tâm. Có phân biệt tức là chẳng bình đẳng; chấp trước tức là nhiễm ô, chẳng thanh tịnh, đây là mấu chốt tại sao nghe pháp, đọc kinh chẳng được lợi ích chân thật.

 

D. Khuyên tin sâu nhân quả

 

1. Nhân quả (Buổi sáng 26-01-95)

Bát NhãTịnh Độ đều đặc biệt nhấn mạnh nhân duyên quả báo‘nhân như vậy thì quả như vậy, duyên như vậy thì báo như vậy’ (như thị nhân, như thị quả, như thị duyên, như thị báo). Thế nên khi chúng ta khởi tâm động niệm nếu có thể nghĩ đến quả báo tương lai thì tự nhiên tâm sẽ thâu liễm, tự nhiên sẽ bình tĩnh lại. Nếu chúng ta tạo nhân gây chướng ngại cho người khác, tương lai nhất định sẽ nhận quả báo người khác chướng ngại mình, thiệt đúng là ‘một miếng ăn một miếng uống đều đã định sẵn’ (nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định). Là do ai định sẵn? Là do nhân mình đã tạo định sẵn. Thế nên Phổ Hiền Bồ Tát Thập nguyện vương dạy chúng ta phải tùy hỷ công đứcTùy hỷ tức là tâm Bồ Tát, tùy hỷ tức là chẳng gây chướng ngại cho người khác.

Tâm đố kỵ, chướng ngại của phàm phu chúng ta rất nặng, vừa thấy người ta có một chút lợi lộc gì, chúng ta liền cảm thấy khó chịu. Có tâm niệm này thì đã là không đúng rồi, nếu còn tìm cách để phá rối họ, phá hoại họ, thì tội nghiệp sẽ rất nặng. Nếu thiện pháp này có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh thì tội lỗi này còn nặng hơn nữa, vì đây chẳng phải chỉ gây chướng ngại cho một người mà là chướng ngại rất nhiều người, vì vậy nên chúng ta nhất định phải hiểu rõ những mối quan hệ nhân quả này.

 

2. Bố thí pháp (Buổi sáng 15-02-95)

Trong ‘Hoa Nghiêm Kinh Biệt Hành Sớ Sao’ có giảng về Quảng tu cúng dườngCúng dường tài vật chẳng bằng cúng dường pháp. Trong kinh văn có một đoạn khai thị vô cùng hấp dẫn của cư sĩ Duy Ma, trong đó quan trọng nhất là chân chánh bố thí pháp không như chúng ta hiện nay tặng vài quyển kinh sách, tặng vài cuồn băng thâu âm [thuyết pháp] thì gọi là bố thí pháp, chuyện này quá nhỏ bé. Cư sĩ Duy Ma nói: ‘Pháp bố thí là dùng thân làm mẫu mực, như pháp tu hành, làm gương tốt cho tất cả chúng sanh, như vậy mới là pháp bố thí chân chánh’. Đoạn khai thị này dạy cho chúng ta một điểm rất hay, như vậy chúng ta mới đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.

Thí dụ chúng ta thực sự bố thí tài vật, bố thí pháp, và bố thí vô úy, tu ba thứ nhân này thì sẽ được ba thứ quả báo -- được giàu sang, thông minh trí huệ, khoẻ mạnh sống lâu. Làm cho hết thảy chúng sanh nhìn thấy, để cho họ thấy những quả báo này và hỏi bạn: ‘Làm sao bạn được lợi ích thù thắng như vậy?’, bạn mới nói cho họ biết [muốn được quả báo như vậy thì] phải tu ba thứ nhân này. Cho nên nhất định phải làm cho người khác nhìn thấy. Khi trì giới thì tự mình hết lòng trì giới, đoạn hết thảy ác nghiệp, làm cho tận đáy lòng mình thực sự đạt được thanh tịnh, thiện lương. Cho đến nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã đều phải thực sự làm cho được, như vậy chính là bố thí pháp.

Nếu bạn làm chẳng được mà nói cho người khác nghe, khuyên người thì chẳng có hiệu quả gì hết, người ta chưa chắc sẽ tin tưởng. Trong kinh đức Phật nói: ‘Chúng sanh sợ quả, Bồ Tát sợ nhân’Chúng sanh nhìn thấy quả báo thì họ mới phản tỉnh. Nhìn thấy quả báo tốt thì họ sẽ ngưỡng mộ, nhìn thấy quả báo không tốt thì họ sợ hãi. Cho nên chúng ta phải làm hết lòng, đem quả báo bày trước mặt mọi người, để tự họ quan sát, phản tỉnh, sau đó sẽ phát tâm học tập, như vậy mới thực sự là pháp bố thí.

 

E. Hiểu rõ giáo dục Phật đà

 

1. Hiểu lý (Buổi sáng 29-01-95)

Việc quý báu nhất của đời người là có một phương hướng, mục tiêu chính xác trong đời sống của mình, tức là có sanh hoạt giáo dục tốt đẹp. Cổ thánh tiền hiền ở Trung Quốc dạy chúng ta làm người tốt, giữ tâm tốt, đây là giáo dục trong một đời. Tu được tốt thì đời sau có thể sanh lên trời, sáu tầng trời Dục giới đều là nơi những người tốt sanh đến.

Đức Phật dạy cho chúng ta phương hướng, mục tiêu đích thực là cứu cánh viên mãn -- viễn ly tam giới, vĩnh viễn thoát ly luân hồi. Nhưng nhất định phải hiểu rõ lý luận, hiểu rõ lý luậnhiểu rõ chân tướng sự thật. Nguồn gốc của tam giới luân hồivọng tưởng, chấp trước, đặc biệtngã chấp, có cái Ta (ngã), có cái của Ta (ngã sở) là nguyên nhân tạo nên lục đạo luân hồi. Muốn thoát ra tam giới thì phải phá ngã chấp, ngã sởNgã sở là những gì mình có, người ta khởi tâm động niệm gì cũng liên quan đến ‘cái mình có’, khi có quan niệm ‘cái của mình’ này thì sẽ chẳng thể thoát ra tam giới lục đạo luân hồiPhật pháp Đại thừaTiểu thừa đều nhằm phá cái Ta này, người tu Tiểu thừa đoạn được ngã chấp thì có thể chứng quả A la hán, thoát ra được tam giới.

‘Ta’ còn không có thì làm sao có ‘cái của Ta’? ‘Danh văn lợi dưỡng của Ta’ đã làm hại chúng ta thê thảmTừ vô lượng kiếp đến nay chúng ta chẳng phải là chưa gặp Phật pháp, và cũng chẳng phải chưa hết lòng tu học qua, vậy thì tại sao ngày nay phải ra nông nỗi này? Chính là bị cái ‘Ta’ này, ‘cái của Ta’ này hại đấy.

Chỗ cao minh của kinh điển Đại Thừa, đặc biệt là kinh Bát Nhã trong Đại Thừa dạy bạn mỗi khi khởi tâm động niệm gì cũng vì Phật pháp, vì hết thảy chúng sanh. Nhưng người thế gian thường đều lo sợ cho miếng cơm manh áo, đời sống sẽ gặp khó khăn, đây đều là ngã chấp -- chấp trước ‘Ta’, những gì ‘của Ta’. Nếu có tâm niệm này thì chẳng phải là người học Phật và sẽ chẳng đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.

 Kinh Kim Cang nói rất hay: ‘Nếu Bồ Tát có tướng Ta, tướng Người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ Tát’, hãy suy nghĩ coi ý nghĩa của câu này là gì? Ý nghĩa chân chánh của câu này là: ‘Nếu mỗi tâm niệm của chúng ta đều còn có ‘Ta’, ‘của Ta’ thì chúng ta chẳng phải là học trò của Phật, đích thực chẳng phải là người học Phật’. Vẫn còn ‘Ta’, còn ‘cái của Ta’ tức là còn lưu luyến thế gian này nên chẳng thể vãng sanh được.

Tại sao tín đồ Cơ Đốc giáo có thể sanh lên trời? Là vì tâm niệm của họ có thể đem hết thảy vinh dự đều hướng dâng lên Chúa, nếu họ đem hết thảy vinh dự đều cho là của mình thì họ chẳng thể sanh lên trời, vì cái ‘Ta’ của họ chưa phá hết. Thế nên mọi người hãy suy nghĩ kỹ đạo lý này.

 

2. Bản chất của Phật giáo (Buổi sáng 10-02-95)

Trong thời đại ngày nay Phật giáo cũng đang cải cách, nhưng nếu chẳng thể giữ vững tinh thần chân chánh của Phật giáo thì Phật giáo sẽ biến chất. Một khi biến chất thì Phật giáo chân chánh sẽ bị tiêu diệt, thế nên phải giữ vững bản chất này. Bản chất là những điều ghi trong tựa đề của kinh Vô Lượng Thọ: ‘Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác’, đây là căn bản, không những là căn bản của Tịnh Tông, mà tất cả hết thảy Phật pháp Đại Thừa đều xây dựng trên căn bản này. Tất cả hết thảy pháp môn đều phải đạt đến mục đích này, tách lìa khỏi mục tiêu này sẽ chẳng là Phật pháp nữa.

Kinh điển trong Phật phápvô lượng kho báu, bản thân bạn phải biết đi tìm kiếm, phát hiện. Bất kỳ một bộ kinh luận nào cũng có kho tàng vô tận, hơn nữa hết thảy kinh luận đều hỗ [tương] thông [đạt] lẫn nhau. Thế nên thông đạt một bộ kinh thì sẽ thông đạt hết thảy kinh điển. Tại sao lại thông đạt hết? Vì mục tiêu của mỗi bộ kinh đều là ‘Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác’. Chỉ cần bạn đạt được thanh tịnh, bình đẳng, giác thì bạn sẽ thông suốt hết thảy kinh, chẳng có chướng ngại gì hết.

Một bộ kinh cũng chẳng thông thì bất kỳ kinh nào cũng chẳng thông, đây là vì lý do gì? Vì chẳng đạt được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, vẫn còn mê hoặc điên đảo cho nên chẳng thông. Nếu mọi người hiểu rõ chân tướng sự thật này thì mới hiểu Phật pháp chú trọng ở chỗ chân chánh tu hành, [có chân chánh tu hành] thì mới thông được. Chẳng tu hành chân chánh, nếu chỉ học trên chữ nghĩa, văn tự thì sẽ tuyệt đối chẳng thể thông được.

 

3. Giới định huệ (Buổi sáng 09-05-95)

Tu học Phật pháp chẳng thể tách rời ‘Giới Định Huệ’. Giới tức là giữ pháp luật, giữ quy củ, giữ những lời răn dạy của Thế Tôn ghi trong kinh điển, chúng ta tuân theo mà làm.

Mấu chốt quan trọng nhất trong việc tu hành là ‘Định’, Định chính là tâm thanh tịnh. Có thể tu tâm thanh tịnh trong mọi cảnh thuận, cảnh nghịch, chẳng bị hoàn cảnh nhân sự quấy nhiễu, ô nhiễm thì đạo nghiệp của bạn sẽ thành công.

Có Định thì sẽ có Huệ, Huệ tức là có khả năng biết rõ thị phi, thiện ác, tuy có thể biết rõ sự khác nhau nhưng tuyệt đối chẳng khởi tâm động niệm. Một khi khởi tâm động niệm thì đã lạc vào ý thức rồi, sẽ chẳng còn giới - định - huệ nữa. Vì vậy nên chư Phật, Bồ Tát đối với bất cứ ai đều chẳng oán hận, cho dù có người ác, việc ác đến chướng đạo, chư Phật, Bồ Tát đều xem như tự nhiên, chẳng khởi lên tâm oán hận. Tại sao vậy? Hy vọng người ác có thể sớm ngày giác ngộ, có thể quay lại. Vì người ác cũng có Phật tánh cho nên Phật, Bồ Tát đối xử với họ rất tôn kính.

 

F. Điển tích phải đọc

 

1. Ngũ kinh nhất luận (Buổi sáng14-05-95)

Học Phật và đã phát tâm xuất gia thì nhất định phải gánh vác sứ mạng hoằng pháp lợi sanh, nếu không thì thành tựu sẽ chẳng bằng người tại giaHoằng pháp lợi sanh, một đời có thể học một hai bộ kinh thì cũng đủ dùng rồi, chẳng cần phải học quá nhiều. Bộ kinh mà bạn chọn để tu học này, kinh văn và chú giải đều phải học thuộc lòng, nếu chẳng tuân theo phương pháp của các đại đức đời xưa truyền lại, thì sự thành tựu của chúng ta sẽ thua xa người đời trước.

Người đời trước học một bộ kinh không những phải học thuộc lòng kinh văn, mà còn phải học thuộc lòng chú giải. Như trong Tông Thiên Thai họ phải học thuộc lòng ba bộ -- kinh Pháp Hoa, ‘Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm’, ‘Pháp Hoa Kinh Văn Cú’, những cuốn này tính là hai bộ; ngoài ra còn một bộ liên quan đến việc tu hành, đó là ‘Ma Ha Chỉ Quán’. Đây là điều kiện căn bản để học theo phái Thiên Thai; nếu chẳng học thuộc lòng ba bộ này thì chẳng có tư cách để học Thiên Thai. Cho nên người ngày nay chẳng chịu học thuộc lòng kinh sách thì chẳng có cách nào để vượt hơn chư vị tổ sư. Học kinh Vô Lượng Thọ không những phải học thuộc lòng kinh văn của kinh Vô Lượng Thọ mà còn phải học thuộc lòng chú giải của kinh Vô Lượng Thọ.

Trong cả đời tôi chỉ gặp được một người vẫn còn dùng phương pháp dạy học thời xưa này, -- đó là Hải Nhân lão pháp sư ở Hương Cảng. Năm 1977 tôi đến thăm ngài, qua năm sau thì ngài vãng sanh, vãng sanh lúc chín mươi mấy tuổi. Ở Hương Cảng ngài chỉ có sáu học trò mà thôi; ngài chuyên nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, chuyên hoằng Lăng Nghiêm, ở Hương Cảng ngài được xưng là Thủ Lăng Nghiêm Vương. Học trò của ngài phải học thuộc lòng kinh Lăng Nghiêm, phải học thuộc lòng chú giải nên học trò của ngài chỉ có sáu người mà thôi.

Nếu muốn thực sự có thành tựu thì không thể không hạ thủ công phu ở chỗ này. Muốn học kinh Vô Lượng Thọ thì Chú giải kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ rất hay, tốt nhất là có thể học thuộc lòng cuốn này.

Nếu học kinh Quán Vô Lượng Thọ thì chọn ‘Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ’, đây là Sớ của Thiện Đạo đại sư, phải học thuộc lòng cả kinh lẫn chú giải.

Nếu học kinh Di Đà, kinh Di Đà có hai thứ chú sớ: ‘Di Đà Sớ Sao’ và ‘Di Đà Yếu Giải’. ‘Sớ Sao’ tốt nhất nên thêm ‘Diễn Nghĩa’, Diễn Nghĩa là để chú giải cuốn Sớ Sao. Sớ Sao là do Liên Trì đại sư soạn, Diễn Nghĩa là do học trò của Liên Trì đại sư, Cổ Đức pháp sư soạn. Sách Yếu Giải thì tốt nhất nên học thêm cuốn Giảng Nghĩa của Viên Anh pháp sư soạn.

Học Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm thì tốt nhất nên chọn ‘Biệt Hành Sớ Sao’, học thuộc lòng hết hai cuốn này.

Học Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương thì chọn Sớ Sao của Quán Đảnh pháp sư.

Học Vãng Sanh Luận thì chọn chú giải của Đàm Loan pháp sư.

Phải có khả năng học một môn, theo một nhà thì mới được, nếu chẳng dồn hết sức như vậy thì chỉ là giỡn chơi với Phật pháp mà thôi, chẳng thể tự độ, độ tha. Thế nên đại đức thời xưa nói: ‘Năm năm học giới’, phục vụ thường trú trong vòng năm năm là tu phước, tu bố thí, tu nhẫn nhục; trong năm năm này bạn phải học thuộc lòng những kinh điển mà mình phải học. Trong tòng lâm tự viện ngày xưa, năm năm này bạn chẳng có tư cách để nghe kinh. Trong hoàn cảnh ngày nay, bạn có thể nghe kinh, nhưng bạn phải chú trọng vào việc học thuộc lòng kinh.

Năm kinh một luận nếu có thể học thuộc lòng càng nhiều thì càng tốt, chú giải thì tối thiểu phải chọn một loại. Bạn phát tâm tương lai hoằng dương bộ kinh nào thì phải dồn sức vào kinh ấy, mỗi ngày đều đọc, đọc quen rồi thì tự nhiên sẽ nhớ nằm lòng, chẳng cần phải học cũng thuộc, giới định huệ của bạn có thể hoàn thành bằng cách tu học này. Thực sự có thể dồn sức, dồn công phu vào việc này, thì bạn đâu còn thời gian để khởi vọng tưởng, kiếm chuyện thị phi? Vẫn còn vọng tưởng, thị phi thì bạn chẳng thể tu học bằng phương pháp này. Thế nên cổ đức xưa nay đều ‘chuyên công’ -- dồn sức vào học một môn, đều là một môn thâm nhập mà có được thành tựu.

 

G. Trả lời nghi vấn học Phật

 

1. Mục đích của việc xuất gia (Buổi sáng 04-01-95)

Người phát tâm xuất gia nói chung cũng đã giác ngộ chút ít rồi. Giác ngộ việc gì? Giác ngộ việc sanh tử luân hồi rất đáng sợ, lập chí muốn liễu sanh tử xuất tam giới ngay trong đời này, đây là như người xưa nói: ‘Thiệt vì sanh tử mà xuất gia’. Một người có giác ngộ như thế sẽ có thái độ chẳng giống như người thường, khi đối xử với người, với sự, với vật, họ sẽ chẳng tranh danh đoạt lợi, sẽ chẳng ganh ghét chống đối. Tại sao vậy? Họ biết đó là nghiệp nhân luân hồiHết lòng muốn liễu sanh tử, xuất tam giới chẳng phải là làm không được, nếu ‘chắc thật niệm Phật’ thì sẽ làm được, chúng ta phản tỉnh tự hỏi mình có ‘chắc thật’ hay không?

Chân chánh xuất gia phải nói đến nguyện vọng hoằng pháp lợi sanh, việc này sẽ bị chướng ngại hay chăng? Chướng ngại rất nhiều. Huynh đệ đại chúng ở chung trong một đạo tràng, nếu bạn là người muốn xuất sắc hơn kẻ khác, người ta sẽ đố kỵ, gây chướng ngại để dìm bạn xuống. Mức độ nghiêm trọng của sự đố kỵ, chướng ngại này đã bắt đầu từ thời đức Phật Thích Ca, nhóm sáu tỳ kheo kết bè kết đảng [1] (Lục Quần Tỳ Kheo) là thí dụ cho sự đố kỵ chướng ngại này. Trong ‘Lục Tổ Đàn Kinh’ [có nói] Lục Tổ Huệ Năng đại sư phải trà trộn trong nhóm thợ săn hết mười lăm năm, tại sao vậy? Vì để tránh sự đố kỵ chướng ngại của những kẻ khác. Họ chẳng thể thành tựu nên cũng không muốn ngài được thành tựu.

Tại sao người xuất gia còn những tâm niệm như vậy? Đây là con cháu của Ma Ba Tuần. Lúc Phật còn tại thế không phải trong kinh đã ghi lại rõ ràng hay sao: ‘Trong thời Mạt pháp, Ma Vương Ba Tuần kêu ma con, ma cháu đều xuất gia, đắp ca sa lên mình để phá hoại Phật pháp’, chắc họ là những người này. Nếu chúng tatâm niệm rằng: ‘Người khác giỏi hơn mình, họ làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, mình ganh ghét họ, mình phải kiếm cách phá đám, cản trở họ’. Vậy thì mình đã là con cháu của Ma Vương, chuyên làm việc phá hoại Phật pháp. Nếu có người chân chánh phát tâm làm việc hoằng pháp lợi sanh, chúng ta sanh tâm hoan hỷ, dốc toàn tâm toàn lực để giúp đỡ họ, lo lắng cho họ, như vậy mới thực sự là Phật tử. Thế nên ngày nay chúng ta đã xuất gia, rốt cuộc chúng ta là con cháu của Ma hay là con cháu của Phật? Tự mình phản tỉnh, kiểm điểm thì sẽ biết liền. Con cháu của Ma Vương xuất gia quả báo tương lai nhất định sẽ ở trong ba đường ác, vì họ gây chướng ngại cho đạo pháp chứ chẳng hoằng pháp gì hết.

Thế nên chân chánh phát tâm hoằng pháp lợi sanh thì nhất định phải có thiện xảo phương tiện, đó tức là lúc tự mình dụng công, tư thế phải đặt ở những chỗ thấp nhất, tốt nhất là dụng công đừng để cho người khác biết. Ở những chỗ người ta không thấy thì mình dụng công; những chỗ người ta có thể thấy thì mình hòa đồng với đại chúng, hòa mình với mọi người, hằng thuận chúng sanh tùy hỷ công đức. Ở những chỗ người ta không thấy thì tự mình nỗ lực gắng sứcBuông bỏ hết thảy danh văn lợi dưỡng, tham - sân - si - mạn, đố kỵ chướng ngạiBuông bỏ những thứ này tức là buông bỏ lục đạo luân hồi, một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, khuyên người niệm Phật, đây là con đường vãng sanh thành Phật.

Hôm nay nhìn người này chẳng ưa, ngày mai thấy người nọ chướng mắt, chúng ta phải biết như vậy là tạo nghiệp luân hồi. Hết thảy những gì trên thế gian đều tùy hỷ, tự mình làm tròn bổn phận của mình, như vậy mới đúng, ngay cả Khổng lão phu tử cũng dạy tông chỉ này – ‘phải làm tròn bổn phận của mình’. Bổn phận tu học của chúng tay theo kinh Vô Lượng Thọ, tu tập Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi; trong đời sống hằng ngày phải thực hiện được Nhìn Thấu, Buông Xuống, Tự Tại, Tùy DuyênThiện Đạo đại sư dạy: ‘Hết thảy phải làm từ tâm chân thật’, như vậy mới đúng.

Chương Gia đại sư dạy tôi, ở đây tôi cũng biếu tặng lại cho quý vị: ‘Người học Phật cả đời này bất cứ việc gì đều giao cho Phật, Bồ Tát, thần hộ pháp an bài’Bản thân mình không cần lo lắng gì cả, được như vậy thì tâm mới thanh tịnh, bình đẳng. Gặp cảnh thuận là do Phật, Bồ Tát an bài; gặp cảnh nghịch thì cũng do Phật, Bồ Tát an bài. Do vậy trong cảnh thuận chẳng sanh tâm ưa thích, trong cảnh nghịch cũng chẳng sanh phiền não. Hết thảy đều do Phật, Bồ Tát xếp đặt một cách ổn thỏa nhất, dùng công việc để luyện tâm, thành tựu đạo nghiệp, vậy thì đâu có chuyện oán trời trách người.

 

2. Năm trăm năm sau (Buổi sáng 26-01-95)

Người chân chánh cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới phải có tâm thanh tịnh. Nhưng chúng ta ai cũng là phàm phu chứ chẳng phải thánh nhân, phàm phu vẫn còn phiền não, tập khí tích lũy từ vô lượng kiếp đến nayChúng ta sanh trong thời đại này, thời đại ngày nay là thời đại gì? Là thời đại ‘đấu tranh kiên cố’. Trong kinh Kim Cang, Phật có nói đến ‘năm trăm năm sau’, [danh từ này] có nhiều cách giải thích, một trong những cách giải thích là năm lần năm trăm năm sau -- thời Chánh pháp dài một ngàn năm, Tượng pháp dài một ngàn năm, Mạt pháp mười ngàn năm; năm trăm đầu tiên của thời Mạt pháp tức là năm trăm năm này. Đức Phật nói đây là thời đại đấu tranh kiên cố.

Năm trăm năm thứ nhất – năm trăm năm đầu tiên sau khi Phật diệt độ -- là thời kỳ ‘giải thoát kiên cố’, lúc đó người tu hành chứng quả rất nhiều, kinh điển Phật pháp được kết tập trong thời đại này, cho nên những vị tham dự kết tập kinh điển tối thiểu cũng chứng được Tam Quả trở lên, phần đông đều là Tứ Quả A La Hán.

Năm trăm năm thứ nhì là thời kỳ ‘thiền định kiên cố’.

Năm trăm năm thứ ba là thời kỳ ‘đa văn kiên cố’. Đa văn nghĩa là chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu, thảo luận kinh giáo, giảng kinh thuyết pháp mà chẳng chú trọng vào việc tu hành.

Năm trăm năm thứ tư là thời kỳ ‘tháp tự kiên cố’. Lúc đó chẳng còn tinh thần để thảo luận về Phật học, mọi người đều bận rộn công việc xây dựng chùa miếu.

Năm trăm năm thứ năm là thời kỳ ‘đấu tranh kiên cố’. Dựa vào sự ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ đến nay (1995) là ba ngàn lẻ hai mươi mốt năm (3021 năm), cũng tức là mở đầu của năm trăm năm thứ bảy. Đây là thời kỳ đấu tranh, đấu tranh không ngừng. Chúng ta suy nghĩ kỹ xem có chỗ nào chẳng đấu tranh? Thật ra lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế có hết thảy chín mươi sáu nhóm ngoại đạo đối lập với Phật pháp; còn trong Phật mônĐề Bà Đạt Đa, nhóm sáu tỳ kheo kết bè kết đảng nhiễu loạn Tăng đoàn, phá hòa hợp tăng, thậm chí còn muốn ám hại đức Phật Thích CaNgoài ra nhìn lại lịch sử Trung Quốcđạo tràng nào chẳng có đấu tranh? Trong đạo tràng có rồng rắn lẫn lộn, có người tu hành tốt và cũng có người cốt ý muốn phá hoại, đây là chuyện bất cứ đoàn thể nào cũng chẳng tránh khỏi. Đây là một sự bất hạnh của nhà Phật và cũng là hiện tượng chúng sanh phải gặp nạn và chịu khổ.

 

3. Công việc của người xuất gia (Buổi sáng 29-01-95)

Tại sao phải phát tâm xuất gia? Học Phật thì tại gia cũng có thể thành PhậtXuất gia là vì chủ trì Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh, phát triển Phật pháp, đem lại lợi ích chân thật cho chúng sanh, đây mới là công việc của người xuất gia. Nếu mỗi người xuất gia đều có tâm niệm này thì Đài Loan sẽ thành hòn đảo trân quý, phước địa thật sự. Trong thời đại này nếu chẳng thật sự làm được sự nghiệp lợi ích chúng sanh thì nhất định sẽ làm sự nghiệp đấu tranh – tranh danh đoạt lợi, chẳng thể nhẫn nhường lẫn nhau, kình chống lẫn nhau và tạo nên những tội nghiệp này.

Nếu chúng ta đã xuất gia rồi nhưng chẳng thể tín, giải, thực hành theo lời giáo huấn của đức Phật, thì chúng ta sẽ là con cháu của Ma Vương, trong thời kỳ Mạt pháp trộn lẫn trong tăng đoàn để hủy hoại Phật pháp. Tuy trước mắt có được một chút lợi ích -- lợi íchdanh văn lợi dưỡng, hưởng thọ ngũ dục lục trần, nhưng đời sau nhất định sẽ đọa vào địa ngục A Tỳ.

Công việc hoằng pháp lợi sanh chỉ cần có tâm muốn làm thì ai cũng có khả năng làm, đều có thể làm được viên mãn, nếu chẳng làm thì cũng không có cách gì khác.

 

4. Chánh tri chánh kiến (Buổi sáng 06-02-95)

Tri kiến quan trọng nhất là chánh tri chánh kiến. Tổng cương lãnh tu hành của pháp môn niệm Phật‘Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm’Phát Bồ Đề tâm là chánh tri chánh kiến, thế nên nếu chẳng phát Bồ Đề tâm thì dù đã làm được nhất hướng chuyên niệm nhưng cũng rất khó vãng sanh, điểm này rất quan trọng. Thực tại mà nói nếu chẳng có chánh tri chánh kiến, tuy có nhất hướng chuyên niệm thì cũng rất khó thành tựu. Vì ‘nhất’ là nhất tâm, tâm có tạp niệm thì chẳng là nhất tâm, niệm A Di Đà Phật mà có xen tạp, tuy buông xuống những pháp môn khác thì hình như là có nhất tâm chuyên niệm nhưng thật sự chẳng phải, bạn còn xen tạp vọng tưởng, còn xen tạp phiền não nên vẫn không thể thành tựu. Do đó tri kiến vô cùng quan trọng trong sự tu hành.

Nếu dùng ngôn ngữ hiện nay mà nói thì ‘tri kiến’ có nghĩa là ‘nhận thức’ -- nhận thức đối với Phật pháp, nhận thức về thế gian pháp. Có nhận thức chính xác tức là chánh tri chánh kiếnPhật pháp trong thế gian giáo hóa chúng sanh chẳng có gì khác ngoài việc giúp chúng sanh xây dựng chánh tri chánh kiến, một khi đã có chánh tri chánh kiến thì tu hành rất dễ. Tu hành là việc của mỗi người, nếu mỗi người tu hành không thể khắc phục phiền nãotập khí thì vấn đề vẫn ở tại tri kiến. Cho nên vừa mở đầu kinh Pháp Hoa đức Thế Tôn liền chỉ rõ tông chỉ của sự giáo học: ‘Khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến’Đức Phật khai thị cho chúng ta, chúng ta phải có khả năng ngộ nhập. ‘Ngộ’ tức là minh liễu, hiểu rõ, ‘nhập’ tức là thực sự làm được. Và cũng có nghĩa là ‘dung hóa’ chánh tri chánh kiến, có thể hòa thành một thể với đời sống của mình thì gọi là ‘dung hóa’, tục ngữ gọi là chứng quả, ‘nhập’ nghĩa là chứng.

Chúng ta tu học cũng phải có mục tiêutiêu chuẩn rõ ràng. Mỗi năm phải tiến bộ hơn năm trước thì thời gian mới chẳng uổng phí. Người học Phật có thể dùng hai điều sau đây để tự kiểm điểmphản tỉnh coi mình có tiến bộ hay không:

Thứ nhất là khai mở trí huệ và cũng là điều đã nói ở phía trước, chánh tri chánh kiến càng ngày càng rõ ràng, thông suốt. Những đạo lý nói trong kinh năm nay rõ ràng hơn năm ngoái, lãnh ngộ được nhiều hơn.

Thứ nhì là đoạn phiền nãoVọng tưởng, phiền não, và tập khí ít hơn lúc trước. Nếu trí huệ chẳng tăng trưởng, phiền não tập khí vẫn còn rất nặng thì cả năm nay đã trôi qua một cách vô ích, uổng phí.

 

5. Hoằng pháp (Buổi sáng 09-02-95)

Tu học Phật pháp, hoằng dương Phật pháp muôn vàn chẳng thể lấy danh nghĩa Phật pháp để lừa gạt chúng sanh, để tìm cầu danh văn lợi dưỡng, tham đắm hưởng thọ ngũ dục lục trần, nếu làm như vậy là sai lầm. Cho dù trước mắtthể tham được một chút tiện nghi nhưng đời sau nhất định phải đọa địa ngục A Tỳ, đạo lýsự thật này mọi người đều chẳng khó hiểu. Do đây có thể biết hết lòng tu học, dũng mãnh tinh tấn là một điều tất yếu.

 Hoằng dương Phật pháp thì tự mình nhất định phải làm gương tốt, phải nhận thức rõ ràng thời đại này, phải có trí huệ, thiện xảo phương tiện, làm cho hết thảy chúng sanh tín thọ phụng hành dễ dàng, được vậy thì đời này mới chẳng luống uổng.

Chúng ta giúp đỡ người khác, bất luận là cá nhân, đoàn thể, hay đạo tràng đều phải ghi nhớ lời dạy của đại sư Thiện Đạo: ‘Hết thảy phải làm với tâm chân thật’, chẳng thể giả dối. Sự khác biệt giữa Phật phápThế pháp là ở chỗ chân và giả, Phật phápchân thật, tâm là chân thật, cho nên hết thảy đều là chân thật. Tâm người thế gianhư vọng giả dối nên hết thảy đều là hư vọng, đây cũng tức là: ‘vạn pháp duy tâm, vạn pháp duy thức’.

 

6. Đời sống của người xuất gia (Buổi sáng11-02-95)

Trong thời kỳ Mạt pháp, hoàn cảnh sinh sống của người xuất gia khác hẳn với lúc trước, hoàn cảnh sinh sống của người xuất gia lúc trước có bảo đảm. Giống như ở Trung Quốc đại lục ngày xưa, tự viện am đường đều có hằng sản, có ruộng đất, có rừng núi, có thể cho nông phu mướn ruộng đất trồng trọt, do tự viện thâu tiền mướn đất nên nguồn lương thực của đạo tràng rất ổn định, có tài nguyên kinh tế nên tâm thanh tịnh, tâm định, chẳng phan duyên theo tín đồ, tu hành cũng thành tựu dễ dàng hơn.

Trong xã hội ngày nay chùa chiền không có thâu nhập, chẳng có hằng sản, hoàn toàn phải nhờ tín đồ cúng dườngVì vậy nên xem tín đồ như là ‘y thực phụ mẫu’ (cha mẹ cung cấp thức ăn áo mặc), tìm đủ mọi cách để lung lạc tín đồ, cũng vì vậy nên tâm phan duyên rất nặng và đạo tâm lơ là, tâm chẳng thanh tịnh, tâm đã bị ô nhiễm, đây là hoàn cảnh tu học ngày nay của chúng ta chẳng sánh bằng người đời xưa. Đây cũng là lý do tại sao ngày nay người tu hành nhiều nhưng thành tựu rất ít. Nếu chúng ta muốn thành tựu ngay trong một đời này thì phải hiểu rõ những vấn đề này, phải rất minh bạch, chẳng thể phạm sai lầm. Thế nên đạo tràng chẳng cần phải lớn, càng nhỏ càng tốt, chi phí ít thì sanh hoạt dễ dàng hơn; còn có khả năng dư thừa thì phải tận tâm làm công việc hoằng pháp lợi sanh.

‘Đạo’ tức là tâm thanh tịnh, nhất định phải ghi nhớ điều này. Đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ là ‘Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác’, đây tức là Đạo, chúng ta tu hành là tu việc này. Hễ những gì nhiễu loạn tâm thanh tịnh, phá hoại tâm thanh tịnh đều là chướng ngại, đều là ma. Nếu chúng ta ngăn ngừa cẩn thận thì sẽ có thêm ‘tăng thượng duyên’ (duyên phụ) để hướng về Đạo, cho dù đang ở trong thời loạn cũng có thể thành tựu được. Nếu chẳng để ý thì tập khí, bịnh cũ của chúng ta sẽ tái phát, tương lai nhất định sẽ đọa lạc.

Đã phát tâm xuất gia rồi chúng ta nhất định phải biết [nếu đọa lạc thì] sự đọa lạc của chúng ta sẽ nặng hơn và thê thảm hơn người thế gian rất nhiều. Người thế gian mê hoặc điên đảo, đọa lạc thì vẫn còn có thể tha thứ được; chúng ta ngày ngày được nghe Phật pháp, đều có trình độ hiểu biết tương đối khá nhiều đối với sự thậtđạo lý của nhân duyên quả báo, đã biết rõ rồi mà còn cố phạm cho nên tội lỗi sẽ tăng gấp bội, còn nặng hơn những người thường phạm lỗi rất nhiều, đây là lý do tại sao chúng ta chẳng thể không cẩn thận, chẳng thể không hiểu rõ.

 

7. Vãng sanh (Buổi sáng 11-02-95)

Chúng ta phải niệm niệm nhớ về cố hương (quê hương), cố hương là y báo, chánh báo trang nghiêmTây phương Cực Lạc thế giới. Phải ghi nhớ chuyện này trong lòng, những chuyện khác chẳng có liên hệ gì đến ta, phải luôn luôn mong muốn trở về quê hương, cái tâm niệm muốn vãng sanh này là chánh niệm.

Phần đông người thế gian không hiểu, cứ cho rằng: ‘Tại sao người này cứ muốn chết hoài?’. Đây là quan niệm sai lầm của người thế gianVãng sanh là sống mà đi chứ chẳng phải chết, vả lại còn là ‘sống mãi’ -- sẽ chẳng còn sanh tử, chẳng còn luân hồi nữa. Cho nên đó mới là sự mở đầu của sự ‘sanh’; nếu chẳng thể vãng sanh thì sẽ có sanh tử. Trong nhà Phật chúng ta thường nói: ‘Pháp thân huệ mạng’. Vãng sanh là bắt đầu chứng được Pháp thân huệ mạng, là sự bắt đầu của chân thường, chẳng phải vô thường, còn ở thế gian này đều là vô thườngChúng ta phải luôn luôn có cái tâm này, có ý niệm này, như vậy mới tốt.

‘Thế duyên’ tức là làm lợi ích cho chúng sanh. Tuy phước báo của chúng ta rất mỏng, mỏng cũng chẳng thành vấn đề, cho dù chỉ là một chút thí xả, nhưng đó đích xác là lợi ích chân thật, đó cũng là công đức viên mãn.

 

8. Ma chướng (Buổi sáng 09-05-95)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nói rất hay: ‘Họa hay phước chẳng có lối vào, chỉ có người tự chiêu cảm lấy’ (Họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu). Nếu chúng ta trong đời sống sanh hoạt hằng ngày, vô ý hay cố ý mắc lỗi [gây xích mích] với người ác sẽ đem đến những quả báo chẳng vừa ý, thì người tu hành chúng ta sẽ có nhiều ma chướng trên đường tu học Bồ Tát đạo. ‘Ma chướng’ là những chuyện cản trở do những người hay việc mà mình có xích mích, đụng chạm làm nên. Nếu chẳng mắc lỗi [xích mích] với người thì ma chướng sẽ ít. Mắc lỗi với người nhiều thì ma chướng sẽ nhiều.

Chúng ta phải khắc phục tâm sân khuể của mình, khắc phục lòng đố kỵ, chướng ngại của mình. Đây đều là phiền não tích lũy từ nhiều kiếp trước, khi thấy người khác giỏi thì trong lòng chẳng vui; khi nhìn người khác có thành tựu thì mình rất khó chịu, liền tìm đủ mọi cách để phá hoại người ta, gây trở ngại phá rối người khác, đâu biết đó là giúp họ thành tựu tâm nhẫn nhục, thành tựu cho định - huệ của họ, chỉ đem lại cho mình nhiều điều chẳng như ý mà thôi. Vì chuyện bạn đã tạo là ‘tánh tội’, tội này sanh từ tâm ác, bản thân của nó đã là tội, cho dù người ta chẳng báo phục thì tự mình cũng sẽ chịu lấy báo ứng.

 

9. Chánh tri chánh kiến (Buổi sáng 09-05-95)

Tông Thiên Thai có câu: ‘Có thể nói mà không thể làm là quốc sư; có thể nói và cũng có thể làm là quốc bảo’ (Năng thuyết bất năng hành, quốc chi sư dã, năng thuyết hựu năng hành, quốc chi bảo dã), ý nghĩa của hai câu này là điều mà đức Phật thường nói đến trong kinh; người phá giới còn có thể cứu được, phá kiến (người có tri kiến sai lầm) thì chẳng thể cứu được.

‘Có thể nói mà không thể làm’ là phá giới -- người đó biết nói nhưng làm chẳng được, những gì họ nói đều đúng, nói chẳng sai, tri kiếnchính xác, cho nên người này vẫn còn có thể cứu được. Giả sử [người này] trì giới rất nghiêm mật, làm rất tốt, nhưng tri kiến sai lầm thì chẳng thể cứu nổi. Thí dụ chư Phật Như Lai, lịch đại tổ sư đại đức đều dạy chúng ta phải nên cầu sanh Tịnh độ, không những người niệm Phật phải cầu sanh Tịnh độ, tu học bất cứ pháp môn nào đến cuối cùng cũng nên hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, kiến giải này tức là chánh tri chánh kiến.

Tự mình có thể một lòng một dạ cầu sanh Tịnh độ và còn giới thiệu chánh pháp cho mọi người, người như vậy tức là quốc bảo. Cho nên làm thế nào hoằng pháp lợi sanh mới có hiệu quả tự độ, độ tha? Phải đem lời dạy trong kinh thực sự làm được trong đời sống hằng ngày. Nếu làm chẳng được, tuy những chuyện mình nói là chánh pháp thì cũng chẳng nói được thấu suốt, triệt để. Tại sao sẽ không thấu triệt? Vì đó chẳng phải sự thể nghiệm của chính mình mà chỉ là những gì mình nghe được; dù cho biết được từ trong kinh thì cũng thuộc về ‘chuyện mình nghe được’ – là nghe đức Phật Thích Ca nói, nghe chư Bồ Tát nói, chẳng phải là do mình đích thân nhìn thấy. Phải làm sao mới có thể đích thân nhìn thấy? Phải tự mình đích thân làm, phải đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, phải mỗi ngày phản tỉnh, kiểm điểm lỗi lầm của mình. Chúng ta đều đã đọc cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, ông Viên Liễu Phàm là một tấm gương rất tốt.

 

Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.

Xin thành thật cám ơn.

Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 4-9-2005



[1] Lục Quần Tỳ Kheo: Chữ Phạn là sad-vargīka-bhiksu, chỉ sáu tỳ kheo ác tâm kết bè kết đảng vào thời Phật còn tại thế; họ chẳng giữ giới luật và làm nhiều chuyện ác, đức Phật chế giới luật phần nhiều cũng vì sáu người này. Tên của họ ghi trong các bộ luật chẳng giống nhau, thí dụ như Tứ Phần Luật quyển 22 ghi sáu tỳ kheo gồm: Nan Đà (Nanda), Uất Nan Đà (Upananda), Ca Lưu Đà Di (Kalodayin), Chan Đà (Chanda), A Thuyết Ca (Asvaka, hay còn gọi là Mã Túc, Mã Sư), Phất Na Bạt (Punarvasu, dịch là Mãn Túc). (Lược trích từ Phật Quang Sơn Từ Điển)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/11/2014(Xem: 8416)
13/07/2017(Xem: 5673)
06/07/2014(Xem: 10191)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.