Chương V: Mở Rộng Ý Nghĩa Chỉ Quán

15/06/201212:00 SA(Xem: 7754)
Chương V: Mở Rộng Ý Nghĩa Chỉ Quán

LỤC DIỆU MÔN &
Ý Nghĩa Thiền Chỉ Quán
Thích Đức Trí

CHƯƠNG V

MỞ RỘNG Ý NGHĨA CHỈ QUÁN

 

I. Tư Tưởng Kinh Duy Ma CậtPháp Môn Chỉ Quán

 

  1. 1. Pháp Môn Không Hai

 

Kinh Duy Ma Cật đề cao lý tướng Bồ Tát hạnh, cũng như Kinh Hoa NghiêmKinh Pháp Hoa vậy. Duy Ma Cật còn nhấn mạnh cảnh giới tu quán của Bồ Tát, tức dùng thắng nghĩa đế để phá bỏ tư tưởng mê chấp của hàng Nhị Thừa.[1] Đó là ý nghĩa của pháp môn không hai, cảnh giới của tâm thanh tịnh bình đẳng tuyệt đối

 Lại nữa, trung đạo chánh quán thuộc tư tưởng Không của kinh Bát Nhã, Không là chân khôngdiệu hữuTrí Giả Đại Sư với giáo lý Tam Quán, trong đó Không quánGiả quánphương tiện để hiển bày trung đạo chánh quán. Chúng ta thấy rằng tư tưởng pháp môn không hai của Duy Ma Cật đồng nghĩa trung đạo chánh quán của Thiên Thai Tông

 Ở trong Phật pháp có các thuật ngữ diễn đạt hai phạm trù của pháp như: Sanh và diệt, thường và đoạn, chúng sanh và Phật, tất cả đều có hai tướng đối đãi nhau. Nhưng pháp môn không haicảnh giới chân thật, không thể dùng tư duyngôn ngữdiễn đạt được, nó là không thể nghĩ bàn. Kinh Duy Ma Cật nói: “Thiện tai thiện tai! Nải chí vô hữu văn tự ngữ ngôn, thị chân nhập bất nhị môn”[2]. Có nghĩa là: Lành thay, lành thay! Cho đến không có ngôn ngữ văn tự mới thật nhập pháp môn không haiPháp môn không haitrung đạo chánh quán, ở đó không có tướng sanh và tướng diệt. Cũng có thể nói tâm tức là Phật, tâm và Phật vốn không hai. Tâm bị vọng niệmphiền não che lấp nên thấy có hai và bị luân hồi sanh tửBồ Tát và Phật thấy các tướng đều không có hai nên thể nhập vào pháp tánh bình đẳng.

 Như kinh nói: “Thiện Ý Bồ Tát viết: Sanh tử Niết Bàn vô nhị. Nhược kiến sanh tử tánh. Tắc vô sanh tử, vô phược vô giải bất sanh bất diệt, như thị giải giả, thị vi nhập bất nhị môn”[3]. Có nghĩa là: Bồ Tát Thiện Ý nói: sanh tử Niết Bàn là hai. Nếu thấy rõ tánh của sanh tử là không có sanh tử, không có tướng trói buộcgiải thoát, không sanh cũng không diệt, hiểu rõ lý đó là nhập pháp môn không hai.

 Các pháp không có tánh cố định là ý nghĩa của duyên khởi chánh quán. Đức Phật chứng ngộ đạo lý này mà thành đại giác ngộ. Các pháp đều là bình đẳng không có tướng riêng, không thể dùng tri thức mà đo lường được. Pháp môn không haicảnh giới chứng ngộ của Bồ Tát, y pháp này mà phát huy tinh thần Đại Thừadần dần thành tựu công đức viên mãn.

 

 

 

 

 

 

 

  1. 2. Pháp Môn Không HaiBồ Tát Hạnh

 

Sở dĩ chúng sanh có khổ đau là do tâm chấp trước phân biệtBồ Tát nhìn đâu cũng là pháp môn không hai, nên tâm không dính mắc bất cứ một pháp nào, tâm cảnh đều bình đẳng

 Bồ Tát khởi tâm vô trụđiều phục tất cả chúng sanh, ở trong khổ đau mà làm tất cả các việc lành, tâm luôn tự tại vô ngại. Kinh nói rằng: “Tại ư sanh tử bất vi ô hạnh. Tại ư Niết Bàn bất vĩnh cầu diệt độ, thị Bồ Tát hạnh. Phi phàm phu hạnh, phi thánh hiền hạnh, thị Bồ Tát hạnh”[4]. Nghĩa là: Ở trong cảnh sanh tử mà không ô nhiễm. Ở nơi Niết Bàn mà không cầu diệt độ là hạnh của Bồ Tát. Chẳng phải hạnh của phàm phu, chẳng phải hạnh của thánh hiềnBồ Tát hạnh. Nói không phải hạnh của phàm phu, không phải hạnh của hiền thánhnhấn mạnh tư tưởng bất nhị, tức không còn tâm phân biệt phàm phuthánh hiền.

 Lý tưởng của Bồ Tát đạo được diễn tả rõ ràng ở trong kinh Duy Ma Cậtý nghĩa của pháp môn không hai. Nói tu nhưng chẳng có pháp gì để tu vì việc làm của Bồ Tát là không dính mắc bất cứ một pháp nào. Vì không dính mắc mà tâm tự tại. Bồ Tát quan niệm Ta Bà tức Tịnh Độ là nghĩa đó. 

Tư tưởng Bồ Tát Đạo trong Thiên Thai Tông là Vận dụng từ các kinh luận Đại Thừa. Trí Giả lấy ý nghĩa “Quyền Hiện Thực” của Kinh Pháp Hoa để trình bày Bồ Tát đạo. Quyền là phương tiện, Thực là cứu cánh rốt ráoBồ Tát dùng phương tiện chúng sanh mà không có tướng chúng sanh để độ. Bồ Tát không trụ ở Niết Bàn của nhị thừaphát tâm hành Lục ĐộPhát bồ đề tâm là hạnh của Bồ Tát, tu tứ nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sựBồ Tát bố thí chúng sanh để hồi hướng Phật đạo, Bồ Tátlòng từ bi nên nói lời dịu dàng để giáo hóa chúng sanhBồ Tát thường thị hiện vào cảnh giới đau khổ để làm lợi mình lợi người. Bồ Tát lấy hạnh phúc tha nhân để hành đạo, không xa rời cuộc đời thường tu nhất tâm quán để đắc ba loại trí tuệ. “Chỉ thành nhất tâm, tam trí tam quán” [5]. Nghĩa là một tâm quán mà đắc ba loại trí

Bồ Tát đạobất nhị cảnh giới, thường khởi đại bi tâm khiến cho chúng sanh xa lìa sự thấy biết sai lầm, phá trừ mê chấpthế gian.

Tóm lại trung đạo chánh quán được các kinh luận Đại Thừa thường nói đến, như Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhãtư tưởng trung đạo của Long ThọTrung đạochân như tính, là Phật tính, là cảnh giới Niết Bàn Đại Thừa. Trong đó, pháp môn không hai cũng là ý nghĩa trung đạo chánh quán của Thiên Thai. Chỉ và Quánphương tiện tu tập để đạt Viên Đốn Chỉ Quán, tức là chứng đắc Phật tríthành tựu giải thoát.

 

 

  1. 3. Chỉ QuánPháp Môn Không Hai

 

Thiên Thai Tông nói Tam Quán để thực tiển hóa thiền Chỉ Quán để đạt trung đạo chánh quán. Ý nghĩa của trung đạo chánh quán là “Quán hữu tam, tùng giả nhập không gọi là nhị đế quán. Tùng không nhập giả danh bình đẳng quán, nhị quán là phương tiện đạo, đắc nhập trung đạo, song chiếu nhị đế.”[6] Nghĩa là: quán có ba, từ giả quánnhập không quán, gọi là quán nhị đế, từ không nhập giả quán gọi là bình đẳng quán, nhị quán là phương tiện của đạo, nhập trung đạoquán chiếu nhị đế

Quán các pháp không để phá bỏ quan niệm sai lầm về chấp các pháp thực có. Quán các pháp là giả nhưng không phải là không. Trung đạo quán các pháp không phải là không, không phải là giả nên không lạc vào hai bên, cũng gọi là pháp môn không haiKinh Duy Ma Cật đã nói đến. 

Song chiếu nhị đếquán chiếu chân đếtục đếChân đếbản thể các sự vật, tục đếhiện tượng của các sự vật. Thực tướng các sự vật đều là vô tướng, mục đích của sự quán chiếu là xa rời các khái niệm, ngôn ngữ, xa rời tướng có và tướng không để thấy rõ mọi vật như là bản chất uyên nguyên của nó, không còn có thái độ chủ quan và khách quan áp đặt lên các sự vật.

 Ví dụ khi có một nỗi buồn xuất hiện trong lòng, thấy rõ vốn nó không thực, vì do căn trần giao nhau mà có cảm thọ làm nên tướng buồn. Các cảm thọ vốn sanh diệt liên tục, không có tướng cố định nên nói tướng buồn là giả có. Tướng buồn tự tính của nó vốn là không, tuy không nhưng nó có tác dụng làm ta buồn. Khi nhận thức tướng buồn xuất hiện, ta không bám víu vào cảm thọ đó, ngay cả chủ thể nhận thức cảm thọ cũng là không.

 Khi thiền quán nhận diện các sự kiện xuất hiện trong tâm cũng như thế đó là phương pháp trung đạo chánh quán giúp ta thấy được người buồn vốn đã giả, nỗi buồn cũng là giả. Tất cả mọi hiện tượng tâm không ngại vật, vật không ngại tâm từ đó mà không còn tướng buồn khổ. 

Thiên Thai Tông còn chú trọng Nhất Tâm Tam Quán, ở trong một niệm mà thể nghiệm các cảnh giới không thể nghĩ bàn. Đó là lý không trụ vào tục đếchân đế để thấy rõ tự tướng bình đẳng của các pháp. Do vậy Trí Giả Đại Sư vận dụng tư tưởng Kinh Duy Ma Cật để thực hiện phép Chỉ Quán “Nhất niệm tri nhất thiết phápđạo tràngThành tựu nhất thiết trí cố. Thị dĩ tại cảnh, vi nhất đế tri tam đế. Tại tâm vi nhất quán nhi tam quán. Tại quả vi nhất trí nhi tam trí.” Có nghĩa là: Bồ Tát Tịnh Danh nói trong một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng, cho nên thành tựu tất cả trí. Tại cảnh này là một đế mà có đủ ba đế. Tại tâm này một phép quán mà có đủ ba phép quán. Tại quả vị một loại trí mà có đủ ba loại trí[7].

Trong một niệm thanh tịnh, tâm không dính mắc vào các cảnh mà đắc các trí. Như nói thế giới ta bà này là khổ đau, đây là cảnh giới của tâm phàm phu, tâm của các bậc giác ngộ nhìn thế giới này mà không có tướng khổ vui trói buộc, tất cả đều là đạo tràng. Vì sao vậy? Vì biết tất cả các pháp là không là giả là trung gọi là tam đế. Hiểu đúng một đế mà có ba đế, từ ba đế mà trong tâm có đủ ba quán, thông đạt nghĩa này thì trong mỗi trí có đủ ba trí. Vì sao? Vì tâm – cảnh – trí đều bình đẳng vô ngại, đó là thấy rõ lý tính tương quan của vạn pháp.

Xa rời hai đế không thể đạt được trung đạo, vì vậy Thiên Thai Tông thực hiện ba phép quán. Quán không tức diệt tất cả pháp, quán giả là thiết lập tất cả pháp. Từ trong giả quán thấy được nguyên lý duyên sanh vạn pháp. Thiên Thai Tông cũng như Đại Thừa kinh luận đều nhấn mạnh mục đích tu tập Chỉ Quánchứng ngộ thực tướng.

 

 

II. Quán Lý Duyên Khởi

 

  1. 1. Bát Bất Trung Đạo

 

Liên quan vấn đề Chỉ Quán của Thiên Thai Tôngtư tưởng Bát Bất Trung Đạo của Bồ Tát Long Thọ. Bát Bất cũng gọi là bất nhị pháp môn (pháp môn không hai). Bát Bất là gì? Long Thọ định nghĩa như sau: “Bất sanh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất khứ diệc bất lai.”[8] Có nghĩa là: chẳng sanh cũng chẳng diệt, chẳng thường cũng chẳng đoạn, chẳng một cũng chẳng khác, chẳng đến cũng chẳng đi.[9]

 Long Thọ dùng ý nghĩa Bát Bất này để phá trừ quan điểm tất cả pháp là thực có. Tất cả sự mê chấp trong thế gian nhiều vô lượng vô biên. Trên cơ bản Long Thọ đưa ra bốn cặp đối đãi gọi là Bát Bất. Đây là chánh quán Duyên Khởi chỉ rõ các sự vật tương đốithế gian mang tính đối lập và không thực tại. Trung Luận phủ định tính hai bên, phủ định luôn cả khái niệm có một cái gì khác ngoài hai bên. Trung đạo chánh quán là cảnh giới vô tướng, nhìn sự vật đúng như thực tính của nó.

 Thiên Thai Tông vận dụng giáo lý chỉ quán trên tinh thần vô sở trụ (không có chỗ trụ) để trình bày ý nghĩa thực tướng của trung đạo. Trung Luận phủ nhận tính đối đãi của thế gian, đề cao tinh thần vô phân biệt, để nhận rõ các pháp là không tánhduyên khởi tánh. Trung Luận có viết: “năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hý luận. Ngã khể thủ lễ Phật, chư thuyết trung đệ nhất.”[10] Có nghĩa là: Hay nói pháp nhân duyên khéo dập tắt hý luận, con cúi đầu lạy Phật bậc thuyết pháp đệ nhất.

Đức Phật từ giáo lý duyên khởichứng ngộ. Đây là giáo lý cao tột trong tất cả giáo lý giữa thế gian. Long Thọ là người hậu thế thừa kế và phát triển duyên khởi tính không một cách có hệ thống. Đây là cánh cửa mở bày trung đạo chánh quán. Nó không nằm trong phạm trù tư duy, lý luận, nó siêu việt trên các tướng đối đãi.

 Bát Bất của Trung Luậntư tưởng phá tà hiển chánh, dẹp bỏ tất cả các quan niệm sai lầm của học thuyết ngoại đạo cũng như trong thế gian. Nó là nội dung của duyên khởi, các pháp bình đẳng, tính không vô ngã.

 Đầu tiên Long Thọ khẳng định duyên khởi tính tức là không tính. Đó là bản chất tồn tại của các sự vật. Để phá trừ các khái niệm, các ảo tưởng cố chấp, dùng Bát Bất để phủ nhận tất cả, phủ nhận khái niệm: Sanh-Diệt, Thường-Đoạn, Một-Khác, Đến-Đi. Từ đó nhận thức các pháp là bất khả đắc, không thể nghĩ bàn.

 Long Thọ dùng ý nghĩa của Bát Bất để diễn đạt tính khôngthực tính của vạn pháp. Thực tướng chân thật của các hiện tượng là không thể nhận thức được. Bát Bất giúp ta quán chiếu không lạc vào hai bên là chỉ rõ Trung Đạo chánh quán, cũng gọi là pháp môn không hai. Không hai mà chẳng phải là một, chẳng phải khác một.

 Ví dụ: Nói tôi không phải là bạn, vì bạn có các đặc điểm của bạn, tôi có các đặc điểm của tôi, tức là tôi khác bạn. Có thể là bạn giàu sang, thông minh và có đời sống khác tôi. Như vậy, tôi và bạn có sự sai biệt rõ ràng.

 Theo đạo lý duyên khởi mà nói: tôi không phải là bạn, nhưng bạn và tôi có quan hệ mật thiết, vì tất cả những gì bạn có từ thể xác, tinh thầnhoàn cảnh sống đều do các điều kiện khác mà tạo thành. Tôi và cuộc sống của tôi cũng do nhiều nhân duyên khác mà tạo thành. Do vậy tôi và bạn đều từ nhân duyên sanh, không có tự tính cố định.

Tôi và bạn không phải một cũng không phải khác. Nếu bạn là người làm lợi ích cho mọi người thì tôi cũng được lợi ích, nếu bạn là người làm người khác khổ thì tôi cũng khổ theo bạn. Vậy bạn và tôi tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đó là ý nghĩa chẳng phải một cũng chẳng phải khác của Trung Luận. Tất cả các sự vật sai biệt ở trong thế gian đều quan hệ với nhau theo nghĩa ý ấy. Đức Phật dạy: “Ai hiểu được lý Duyên khởi, người ấy hiểu Pháp, và ai hiểu được Pháp, người ấy hiểu lý Duyên khởi.”[11]

Tu tậpsự quán chiếu để thấy rõ tính Duyên khởi của các pháp. Bát Bất trung đạo là một phương pháp quán chiếu không lạc vào các căn bệnh cố chấp như: Chấp thường, chấp đoạn, chấp sanh, chấp diệt v.v… Hơn nữa, để vận dụng triết lý ấy trong vấn đề tu tập, phải hiểu rằng nói không là chân khôngdiệu hữu.

 Nhân quả, tội báo, luân hồi v.v… cũng không có tướng cố định. Tất cả đều do nhân duyên sanh, nên chúng ta có khả năng tu tập các thiện pháp chuyển hóa khổ đau luân hồi thành hạnh phúc Niết Bàn.

 

 

  1. 2. Quán chiếu Thập Nhị nhân Duyên

 

Sự sống con người từ đâu mà đến và sẽ đi về đâu. Đó là một câu hỏi từ xưa cho tới nay các triết gia cũng như nhân loại đều quan tâm. Pháp Phật như một vị thuốc nhiệm mầu trị bệnh phiền não cho tất cả chúng sanh. Ngài nói rõ giáo lý thập nhị nhân duyên để giúp chúng ta nhận biết khổ đau luân hồi sanh tử của tất cả chúng sanh là do duyên sanh mà có. Lý thuyết 12 nhân duyên thuyết minh nhân quả trong ba đời, quá khứ hiện tạivị lai. Muốn chứng Niết Bàn đương nhiên phải hiểu rõ nguyên nhân của sanh tử

 Đức Phật định nghĩa Thập Nhị Nhân Duyên như sau: “Do vô minh có hành, do hành có thức, do thức có danh sắc, do danh có lục nhập sinh, do lục nhập có xúc, do xúc có thọ, do thọ có ái, do ái có thủ, do thủ có hữu, do hữu có sanh, do sanh có lão tử, sầu, bi ưu, não sanh, hay toàn bộ khổ uẩn sanh. Đây gọi là duyên khởi.”[12]

 Vô minh tức là không có hiểu biết sáng suốt, do vọng niệm che lấp tâm tánh mà không thấy rõ đạo lý duyên khởi, giáo lý tứ đế, không hiểu rõ con đường thoát ly sanh tử.

 Hành là năng lực tạo tác, do không hiểu biết mà có các hành vi bất thiện của thân miệng và ý, chiêu cảm sức mạnh quả báo.

 Thức: tức là chỉ nghiệp thức đầu thai của chúng sanh do quá trình huân tập nghiệp lực tại a lại da thứcA lại da thức có nghĩa là chấp trì, Thức này có công năng chấp thủ duy trì nghiệp nhân của thiện và ác, và giữ cho thân thể của loài hữu tình không bị phá hại.[13] Đời sống con người từ quá khứhiện tại do sức huân tập này mà thành tâm thức. Đây còn gọi là thức tái sanh, năng lực nghiệp thức thúc dục khiến chúng sanh phải luân hồi sanh tử.

Danh sắc: Đây là tên gọi khác của ngũ uẩn, trong đó sắc là yếu tố vật chất, danh là yếu tố tinh thần, cả hai kết hợp thành sự sống của một chúng sanh. Sắc là thân tứ đại, danh là gồm có thọ tưởng hành thức

Lục nhập: là sáu căn – mắt tai mũi lưỡi thân ý tiếp xúc với sáu trầnsắc thanh hương vị xúc pháp. Sáu căn tiếp xúc với sáu trần phát sanh sáu xúcCăn trần thức hợp lại nhau mà khởi tác dụng.

Thọ tức là lãnh thọ, do tiếp xúc với cảnh mà sanh ra cảm thọ, thuộc tác dụng tinh thần do cảm giác khổ vui, không khổ không vui.

Ái chỉ tham ái, một trạng thái ưa chịu các món dục lạc, tâm luôn hướng đến đối tượng yêu thích. Ái này phát sanh tâm lý yêu thương, giận hờn, trách móc lo toan, sợ hãi, đam mê v.v…

Thủ là trạng thái nắm bắt tâm lý chấp chặt các quan niệm sai lầm, đó là ý chí duy trì nghiệp lực.

Hữu là ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với nghiệp. Như sự hiện hữu của chúng sanh do thừa kế nghiệp lực đã tạo trong quá khứhiện tại.

Sanh là do nghiệp dẫn đến mà tái sanh với trọn vẹn quả báotrong đời này và duy trì tới đời sau.

Lão tửtùy theo mạng sống chuyển từ trẻ đến già nua, thân thể bắt đầu hư hại, cuối cùng chấm dứt hơi thởkết thúc một đời sống, “tối hậu hô hấp đình chỉ, chư uẩn ly tán, thân hoại mạng chung, tắt thị tử”. [14] Nghĩa là hơi thở sau cùng chấm dứt, các uẩn phân tán, thân thể hư hại, mạng sống kết thúc, gọi là chết.”

Nội dung của thập nhị nhân duyên là một tiến trình xuất hiệntồn tại của đời sống chúng sanh. Mười hai yếu tố đó là hoàn toàn liên tiếp với nhau từ vô minh cho đến lão tử, thành một vòng tròn luân hồi khép kín.

Tu Chỉ Quán tức là dùng lưỡi kiếm trí tuệ chặt đứt sợi dây luân hồi của mười hai nhân duyên này. Chỉ cần đoạn tận một chi phần trong mười hai nhân duyên thì cắt đứt sự liên kết này. Theo kinh nghịêm của sự tu tập chú trọng vấn đề nhận biết tại xúc. Khi căn trần giao tiếp với nhau sinh ra xúc-ái-Thủ-Hữu, nhận biết xúc và không bị chi phối của xúc thì không phát sanh ái thủ. Như vậy, xúc là sức mạnh sanh ra các cảm giác làm tâm ô nhiễm. Khi không sanh tâm phân biệt chỉ xem đó là một hiện tượng của căn trần giao thoa, tâm tự tại và không bị các ái thủ chi phối

Trong thường ngày luôn luôn theo dõi xúc không bị mê lầm bởi xúc sẽ không bị tiếp nối trong vòng sanh tử “chúng sanh si sở phục, vi hậu khởi tam hành, dĩ khởi thị hành cố, tùy hình đọa lục thú”[15]. Có nghĩa là chúng sanh do si mê che lấp cho nên tạo các hành, do khởi các hành này theo đó mà đọa lạc vào lục đạo.[16] Khi bị mê tâm tiếp xúc với cảnh và sanh nghiệp thức chiêu cảm đọa lạc quả báo trong sáu đường

 Thập nhị nhân duyên là một đề tài tu tập Chỉ Quán, quán sát tác dụng của căn trần tiếp xúc với nhau, khởi chánh niệm dẫn tâm về trạng thái vô nhiễm, để không bị trói buộc trong vòng luân chuyển ấy.

 

 

 

  1. 3. Tác dụng của chánh niệm:

 

Điều căn bản của sự tu tậpyếu tố chánh niệm. Nếu mất chánh niệm là không có tác dụng sự tu học trong đời sống. Cuộc sống chúng ta luôn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyếtChúng ta còn tiếp xúc với mọi hoàn cảnh thuận nghịch khác nhau. Không có chánh niệm thì bị hoàn cảnh vây bủa, tâm thức rối loạn, có lúc tự làm mình phiền não mà vẫn trách mọi người xung quanh sao đem rắc rối đến cho mình.

Khi bị một người la mắng và chê bai, ta có cảm giác khó chịu, có thái độ phản ứng, tâm lý mất quân bình. Chúng ta phải có chánh niệm phân minh rõ ràng: đâu thực là ta? Đâu thực là cảnh? Từ đó ta có một trạng thái buông xả cao độ và thờ ơ với mọi sự việc khiến ta đau khổ.

Chánh niệm là giúp ta phát huy tác dụng của thiền quánDuyên khởi giúp ta thấy các hiện tượng đều không có tướng chân thật, nó là không tính. Các diễn biến tâm lý chẳng qua là vọng niệm của tâm thức, nó là giả dốiTâm lý ấy cũng là sức mạnh của tự ngã chi phối khi tâm đối cảnh. 

Khi tâm của chúng tacảm giác khổ nếu thiếu chánh niệm thì niệm khổ cứ duy trì và phát triển. Chánh niệm xuất hiện đưa tâm lý thoát ra khỏi trạng thái buồn khổ ấy. Chánh niệm phải có mặt thường trực, nếu không thì ngọn sống vọng niệm sẽ nhấn chìm cuộc đời chúng ta.

Duyên khởi cho ta thấy tính giả tạm của các pháp thế gian, khổ đau hay hạnh phúc đều do tâm tạo. Chúng ta phải thường trựcnội quán ngay tại tâm, chánh niệm giúp cho phát triển Chỉ và Quán. Chỉ là chú tâm vào đối tượng, Quán là tuệ giác hướng dẫn mọi hành động của chúng talợi ích thiết thựcChánh kiến cũng đồng nghĩa với trung đạo chánh quán. Trong quá trình tu tập ngoài các thời khóa tụng kinh ngồi thiền, phải duy trì chánh niệm mọi thời mọi lúc. Mỗi niệm phát sanh chúng ta phải thấy rõ ràng, niệm niệm phát sanh cần biết rõ ràng.

Sống chánh niệm là thấy mọi sự mọi vật diễn ra trong tính nhân duyên quả. Thân và tâm của ta cũng thay đổi theo từng đơn vị nhỏ thời gianCon ngườithế giới không phải một và không phải khác. Tất cả đều không có tướng ngã và tướng pháp chân thật. Tâm chánh niệm như thế thì mọi hành động cử chỉ luôn tương ưng với đạo. Từ đó tâm vươn tới cảnh giới vô hạn và vô nhiễm.

 

 

  1. 4. Quán sát thế giới

 

Trung đạo chánh quán giúp ta nhận thức thế giới diễn ra trong bốn tướng: Thành, Trụ, Hoại, Không. Thành tức là sự hình thành của các pháp. Trụ có nghĩa là các pháp tồn tại với thời gian. Hoại là sự hư hại và biến đổi của các pháp. Không là sự diệt mất tướng trạng của các pháp. Trung luận cho ta thấy rằng con ngườithế giớiliên quan mật thiết, tất cả do tâm tạo mà có nghiệp lực: “nhân nghiệp hữu tác giả, nhân tác giả hữu nghiệp, thành nghiệp nghĩa như thị, cánh vô hữu dư sự.”[17] Nghĩa là do nghiệp mà có tạo tác, do tạo tác mà có nghiệp, nghiệp là như vậy, không có yếu tố gì khác.

Thế giới có nhiều quốc gia, hàng ngày có nhiều hiện tượng phát sanh, chiến tranh, tai nạn, khủng bố. Tất cả do nghiệp của con người tạo cả. Cái gì cũng có nguyên nhân và kết quả của nó. Nếu chúng ta có khả năng quán chiếu thì thấy rõ nghiệp không có tính chất cố định, cảnh giới do nghiệp gây ra cũng như vậy. Nó luôn huyễn hóa theo duyên mà sanh, theo duyên mà diệt, tuy giả nhưng nó có tác dụng, nhân quả theo nhau như bóng với hình. Trung Luận có nói “tuy không hữu bất đọan, tuy hữu nhi vô thường, nghiệp quả báo bất thất, thị danh Phật sở thuyết.”[18] Nói không nhưng không phải là tướng đoạn diệt, nói có tức nghiệp luôn thay đổi, quả báo do nghiệp tạo ra không mất, đó là lời Phật dạy.

Quán sát như thế để thấy rõ đạo lý duyên khởi, từ đó có chánh kiến về con ngườihiện tượng giới, thấy được sự tương quan, tương duyên giữa mình và mọi người, giữa quốc gia này và quốc gia khác. Chúng ta không phải vì quyền lợi riêng của mình mà chà đạp hay tước đoạt hạnh phúc của người khác. Vì sự hạnh phúc của chúng ta có mặt trong sự hạnh phúc của mọi người, và khổ đau của mọi người cũng có mặt trong chúng ta. Phải có nhận thức đúng đắn như vậy, thì chúng ta mới có thái độ sống phù hợp với đạo lý duyên khởi


[1] Nhị Thừa: Tức Thanh văn thừaDuyên Giác thừa

[2] “Duy Ma Cật sở thuyết kinh”, đại chánh tạng, quyển hai, trang 14

[3] “Duy Ma Cật sở thuyết kinh”, đại chánh tạng, quyển hai, trang 14

[4] Duy Ma Kinh, đại chánh tạng, phẩm Phật quốc,quyển 1

[5]Quán Tâm Luận sớ, đại chánh tạng, quyển 4 trang 46

[6]Trí Giác thiền sư diên thọ tập, tông cảnh lục, đại chánh tạng, quyển 35 trang 48

[7] Ba loại trí: Trí tuệ của Thanh Văn, trí tuệ của Bồ Táttrí tuệ của Phật. 

 

[8] Trung Luận, Quán Nhân Duyên Phẩm, quyển 1

[9] Long Thọ Bồ Tát Truyện, đại chánh tạng , quyển 50, trang 185

[10] Trung Luận quyển 1, đại chánh tạng , quyển 1

[11] HT Minh Châu dịch, Trung Bộ số 28

[12] Tương Ưng Bộ Kinh II, trang 1-2

[13] Xem Tự Điển Phật Học Hán Việt,nxb khoa học và xã hội, trang 24

[14] Phật Quang đại tự điển, trang 6126

[15] Trung Luận, quán thập nhị nhân duyên, phẩm 28

[16] Lục Đạo: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh

[17] Trung Luận, đại chánh tạng, quyển 2 trang 30

[18] Trung Luận, đại chánh tạng, quyển 3 trang 30

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 25021)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.