Lời cuối sách

26/10/20154:00 SA(Xem: 3107)
Lời cuối sách
SHUNRYU SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
TÂM THIỀN, TÂM BAN SƠ
Những bài Tiểu tham về Thiền địnhTu tập của Shunryu Suzuki
Nguyên tác: Zen Mind, Beginner’s Mind
Tác giả: Shunryu Suzuki

LỜI CUỐI SÁCH

 

TÂM THIỀN   “Trước khi mưa ngừng chúng ta có thể nghe chim. Ngay cả dưới tuyết lớn chúng ta có thể thấy tuyết điểm hoa và một sự sinh trưởng mới nào đó.”

 

     Ở đây ở Mỹ chúng ta không thể định nghĩa người Phật giáo Thiền theo cách chúng ta định nghĩa ở Nhật. Học viên người Mỹ không phải là tăng nhân và cũng không hoàn toàncư sĩ. Tôi hiểu điều đó theo cách này: nói quí vị không phải là tăng nhân là chuyện dễ, nhưng nói quí vị không phải là cư sĩ một cách chính xác thì khó hơn. Tôi nghĩ quí vị là những người đặc biệt và muốn một cách tu đặc biệt không phải đúng y như cách tu của tăng nhân và cũng không đúng y như cách tu của cư sĩ. Quí vị đang trên đường khám phá một lối sống thích hợp nào đó. Tôi nghĩ đó là cộng đồng Thiền của chúng ta, hay nhóm của chúng ta.

     Nhưng chúng ta cũng phải biết con đường nguyên thủy không bị phân chia của chúng ta là gì và pháp tu của Đạo Nguyên là gì. Thiền sư Đạo Nguyên nói rằng một số có thể đạt được giác ngộ và một số có thể không đạt được giác ngộ. Đây là điểm tôi rất thích. Mặc dù tất cả chúng ta có cách tu tập nền tảng giống nhau chúng ta thực hiện theo cách giống nhau, một số người có thể đạt được giác ngộ và một số người có thể không đạt được giác ngộ. Điều này có nghĩa là dù cho chúng ta không có kinh nghiệm giác ngộ, nếu chúng ta ngồi đúng cách với thái độ đúng và hiểu đúng pháp tu, thì đó là Thiền. Điểm chính là hiểu và có niềm tin vào tâm lớn.

     Chúng ta nói “tâm lớn,” hay “tâm nhỏ,” hay “tâm Phật,” hay “tâm Thiền,” quí vị biết, những từ ngữ này muốn nói một cái gì đó, nhưng cái gì đó chúng ta không thể và không nên cố gắng hiểu bằng những hạn từ kinh nghiệm. Chúng ta nói về kinh nghiệm giác ngộ, nhưng nó không phải là một kinh nghiệm nào đó chúng ta sẽ có bằng những hạn từ tốt hay xấu, thời gian hay không gian, quá khứ hay tương lai. Nó là kinh nghiệm hay ý thức ở bên kia những phân biệt hay cảm giác đó. Vì thế chúng ta không nên hỏi, “Kinh nghiệm giác ngộ là gì?” Loại câu hỏi đó có nghĩa là quí vị không biết kinh nghiệm Thiền là gì. Không thể hỏi giác ngộ theo cách suy nghĩ thông thường của quí vị. Khi quí vị không can dự vào cách suy nghĩ này, quí vị có cơ hội nào đó hiểu kinh nghiệm Thiền là gì.

     Cái tâm lớn mà chúng ta tin tưởng nơi nó không phải là một cái gì quí vị có thể kinh nghiệm một cách khách quan. Nó là cái luôn luôn ở với quí vị, luôn luôn ở phía quí vị. Mắt của quí vị ở phía quí vị, vì quí vị không thể thấy mắt mình, và mắt của quí vị không thể tự thấy chúng. Mắt chỉ có thể thấy sự vật bên ngoài, những sự vật khách quan. Nếu quí vị phản chiếu chính mình, cái ngã ấy không phải chân ngã nữa. Quí vị không thể phóng chiếu mình như một sự vật khách quan để suy nghĩ về nó. Cái tâm luôn luôn ở về phía mình không phải là tâm của mình, nó là tâm phổ biến, luôn luôn giống, không khác với tâm của người khác. Nó là tâm Thiền. Nó là tâm lớn, lớn. Tâm này là bất cứ cái gì quí vị thấy. Tâm thật của quí vị luôn luôn ở cùng với bất cứ cái gì quí vị thấy. Mặc dù quí vị không biết tâm mình, nó ở đó – ngay giây phút quí vị thấy một vật gì, nó ở đó. Điều này rất lý thú. Tâm của quí vị luôn luôn ở với vật quí vị quan sát. Vì vậy quí vị thấy, tâm này đồng thời ở với mọi vật.

     Tâm chân thật đang ngắm nhìn tâm. Quí vị không thể nói, “Đây là ngã của tôi, cái tâm nhỏ của tôi, cái tâm bị giới hạn của tôi, và đó là tâm lớn.” Điều đó đang giới hạn quí vị, đang hạn chế cái tâm chân thật của quí vị, đang đối tượng hóa tâm của quí vị. Bồ-đề Đạt-ma nói, “Muốn thấy cá, ông phải nhìn nước.” Thực ra khi quí vị thấy nước quí vị thấy cá thật. Trước khi quí vị thấy Phật tánh quí vị nhìn tâm mình. Khi quí vị thấy nước ở đó là chân tánh. Chân tánh đang nhìn nước. Khi quí vị nói, “Tôi tọa thiền rất tệ,” ở đây quí vị có chân tánh, vì đần độn quí vị không nhận ra nó. Quí vị bỏ qua nó vì mục đích. Có sự quan trọng vô biên trong cái “tôi” mà với nó quí vị nhìn tâm mình. Cái tôi đó không phải là cái “Tôi lớn”; nó là cái “tôi” không ngừng hoạt động, luôn luôn bơi lội, luôn luôn bay xuyên qua không trung bao la với đôi cánh. Với đôi cánh, tôi muốn nói là ý nghĩhành vi. Bầu trời mênh mông là nhà, nhà tôi. Không có chim hay không khí. Khi con cá bơi, nước và cá đều là cá. Không có gì khác ngoài cá. Quí vị hiểu không? Quí vị không thể tìm thấy Phật tánh bằng cách giải phẫu sống. Không thể bắt được thực tại bằng tâm suy nghĩ hay cảm thấy. Nhìn tâm mình, nhìn tư tế của mình từng giây phút, là chân tánh. Không có bí mật nào ở bên kia điểm này.

     Chúng ta những người Phật giáo không có ý niệm nào duy vật, hay duy tâm, hay những sản phẩm của tâm chúng ta, hay tâm như là một thuộc tính của hiện thể. Những gì chúng ta luôn luôn nghĩ đến là tâm và thân, tâm và vật chất luôn luôn là một. Nhưng nếu quí ví không thận trọng lắng nghe thì giống như chúng ta đang nói về một thuộc tính nào đó của hiện thể, hay về “vật chất” hay “tinh thần.” Có thể đó là một phiên bản của nó. Nhưng thực ra chúng ta đang chỉ ra rằng tâm luôn luôn ở phía chúng ta, là cái tâm chân thật. Kinh nghiệm giác ngộkhám phá, hiểu, nhận ra cái tâm này nó luôn luôn ở với chúng tachúng ta không thấy. Quí vị hiểu không? Nếu quí vị cố gắng đạt giác ngộ như là quí vị thấy một vì sao sáng trên bầu trời, nó sẽ đẹp và quí vị có thể nghĩ, “A, đây là giác ngộ,” nhưng đó không phải là giác ngộ. Cái hiểu đó là ngoại đạo. Dù cho quí vị không hiểu, trong cái hiểu đó quí vị có ý niệm duy vật. Hàng lố kinh nghiệm giác ngộ của quí vị đều giống như vậy – một số duy vật, một số đối tượng của tâm, tựa như qua tu tập tốt quí vị tìm thấy ngôi sao sáng đó. Đó là ý niệm về ngã và đối tượng. Đó không phải là cách để tìm giác ngộ.

     Thiền tông đặt căn bản trên bản tánh thực tế của chúng ta, trên tâm chân thực của chúng ta như được biểu hiện và nhận ra trong tu tập. Thiền không tùy thuộc vào một giáo lý đặc biệt nào cũng không thay thế tu tập bằng giáo lý. Chúng ta tu tập tọa thiền để biểu hiện bản tánh chân thật của chúng ta, không phải để giác ngộ. Phật giáo của Bồ-đề Đạt-ma tu tập, giác ngộ. Ban đầu đây có thể là một loại niềm tin, nhưng về sau ấy là cái gì đó người học cảm thấy hay đã có. Sự tu tập thân và các qui tắc thì không dễ hiểu, có thể đặc biệt đối với người Mỹ. Quí vị có ý niệm về tự do tập trung vào sự tự do thân xác, về sự tự do hành động. Ý niệm này gây cho quí vị sự đau khổ tinh thần và mất tự do. Quí vị nghĩ quí vị muốn giới hạn sự suy nghĩ của mình, quí vị nghĩ một vài suy nghĩ của mình không cần thiết hay đau đớn hay rắc rối; nhưng quí vị không nghĩ quí vị muốn giới hạn hoạt động thân xác của mình. Vì lý do này, Bách Trượng (Hyakujo) đã thiết lập các qui tắc và lối sống Thiền ở Trung Hoa. Sư thích biểu hiện và truyền sự tự do của chân tâm. Tâm Thiền được truyền trong lối sống Thiền đặt căn bản trên các qui tắc của Bách Trượng.

     Tôi nghĩ một cách tự nhiên chúng ta cần một lối sống nào đó như một nhóm và như những người học Thiền ở Mỹ, và như Bách Trượng đã thiết lập lối sống tự viện ở Trung Hoa. Tôi nghĩ chúng ta phải thiết lập một lối sống Thiền của người Mỹ. Tôi không nói đùa điều này đâu, tôi khá nghiêm túc. Nhưng tôi không muốn quá nghiêm trọng. Nếu chúng ta trở nên quá nghiêm trọng chúng ta sẽ lạc đường. Nếu chúng ta đang chơi trò chơi, chúng ta sẽ lạc đường. Từng chút một với kiên nhẫnchịu đựng chúng ta phải tìm ra con đường cho chúng ta, tìm ra cách sống như thế nào với chính mình và với người khác. Theo cách này chúng ta sẽ tìm ra giới luật của chúng ta. Nếu chúng ta khó nhọc tu tập, tập trung vào tọa thiền, và tổ chức đời sống của mình để chúng ta có thể ngồi tốt, chúng ta sẽ tìm ra những gì mình đang tìm. Nhưng chúng ta phải cẩn thận trong các qui tắc và cách chúng ta thiết lập. Nếu quá nghiêm khắc quí vị sẽ thất bại, nếu quá lơi lỏng, các qui tắc sẽ không tác dụng. Cách của chúng ta nên đủ nghiêm túc để có uy quyền, một uy quyền mọi người nên tuân theo. Đây là cách truyền thống Thiền được thiết lập, được quyết định từng chút một, được chúng ta tạo ra trong tu tập của chúng ta. Chúng ta không thể cưỡng bách bất cứ điều gì. Nhưng một khi các qui tắc đã được quyết định, chúng ta nên hoàn toàn tuân theo cho đến khi chúng được thay đổi. Không phải là vấn đề tốt hay xấu, tiện lợi hay không tiện lợi. Điều quan trọng là tuân theo các qui tắc của mình mà không phân biệt. Quí vị sẽ hiểu Tâm thiền thanh tịnh bằng cách này. Có lối sống riêng của chúng ta có nghĩa là khuyến khích người ta có lối sốngtinh thầnthích đáng hơn như là con người. Và tôi nghĩ một ngày nào đó quí vị sẽ có pháp tu riêng của quí vị ở Mỹ.

     Cách duy nhất để học tâm thanh tịnh là qua tu tập. Bản tính nội tại thâm sâu nhất của chúng ta muốn một trung gian nào đó, một cách tự biểu hiện và nhận thức nào đó. Chúng ta đáp ứng sự thỉnh cầu bên trong thâm sâu này qua các qui tắc của mình, và các Tổ từ vị này đến vị khác chỉ cho chúng ta thấy chân tâm của họ. Theo cách này chúng ta sẽ có cái hiểu chính xác, sâu xa về tu tập. Chúng ta phải có kinh nghiệm tu tập nhiều hơn. Ít nhất chúng ta phải có một kinh nghiệm giác ngộ nào đó. Quí vị nên đặt niềm tin vào cái tâm lớn luôn luôn ở với mình. Quí vị nên có khả năng thẩm định sự vật như là sự biểu hiện của tâm lớn. Đây còn hơn là niềm tin. Đây là chân lý tối hậu mà quí vị không thể chối bỏ. Dù tu tập là khó hay dễ, hiểu là khó hay dễ, quí vị chỉ có thể tu tập nó. Tăng nhân hay cư sĩ không phải là điểm quan trọng. Thấy mình là người đang làm điều gì đó mới là điểm quan trọng – phục hồi hiện thể thực tế của mình qua tu tập, phục hồi cái mình mà nó luôn luôn ở với mọi sự vật, với Phật, và nó được mọi sự vật ủng hộ. Ngay bây giờ! Quí vị có thể nói là không thể được. Nhưng có thể được! Quí vị có thể làm được điều ấy chỉ trong thoáng chốc. Có thể làm được ngay giây phút này! Ngay giây phút này! Nói rằng quí vị có thể làm được trong giây phút này có nghĩa là quí vị luôn luôn có thể làm được điều đó. Như vậy nếu quí vị có sự tin tưởng này, đây là kinh nghiệm giác ngộ của quí vị. Nếu quí vị có sự tin tưởng mãnh liệt vào cái tâm lớn của mình, quí vị đã là người Phật giáo theo nghĩa thật, dù cho quí vị không đạt giác ngộ.

     Đó là lý do tại sao Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Đừng mong tất cả những ai tu tập tọa thiền sẽ đạt được sự giác ngộ về cái tâm này mà nó luôn luôn ở với chúng ta.” Sư muốn nói nếu quí vị nghĩ rằng tâm lớn ở nơi nào đó bên ngoài chúng ta, bên ngoài sự tu tập của chúng ta, thì đó là một sai lầm. Tâm lớn luôn luôn ở với chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi cứ lặp đi lặp lại cùng một điều khi tôi nghĩ quí vị không hiểu. Thiền không phải chỉ dành cho người có thể xếp chéo chân hay có khả năng tâm linh to lớn. Mọi người đều có Phật tánh. Chúng ta mỗi người phải tìm ra cách nào đó để nhận ra chân tánh của mình. Mục đích của tu tập là để có kinh nghiệm trực tiếp về Phật tánh mà mọi nguòi đều có. Bất cứ điều gì quí vị làm nên là kinh nghiệm trực tiếp về Phật tánh. Phật tánh có nghĩa là tỉnh giác về tánh Phật. Nỗ lực của quí vị nên nới rộng đến việc cứu độ tất cả chúng sinh. Nếu lời nói của tôi không đủ tốt, tôi sẽ đánh quí vị! Rồi quí vị sẽ hiểu tôi muốn nói gì. Và nếu ngay bây giờ quí vị không hiểu tôi, quí vị sẽ hiểu một ngày nào đó. Một ngày nào đó một người nào đó sẽ hiểu. Tôi sẽ chờ cho hòn đảo mà tôi đã nghe nói đang chậm chạp di chuyển lên vùng ven biển từ Los Angles đến Seattle.

     Tôi cảm thấy người Mỹ, nhất là những người Mỹ trẻ, có cơ hội to lớn để tìm ra lối sống chân chính cho con người. Quí vị hoàn toàn độc lập với sự vật vật chất và bắt đầu tu tập Thiền với cái tâm rất thanh tịnh, tâm của người mới bắt đầu (sơ tâm). Quí vị có thể hiểu lời Phật dạy như ngài muốn nói. Nhưng chúng ta không nên bị ràng buộc với châu Mỹ hay Phật giáo, hay ngay cả với sự tu tập của mình. Chúng ta phải có tâm của người mới bắt đầu, không sở hữu bất cứ cái gì, một cái tâm biết mọi sự vật đang ở trong dòng biến đổi. Không hiện hữu nhưng chỉ nhất thời trong hình tướng và màu sắc hiện tại của nó. Vật này lưu chuyển vào vật kia và không thể nắm bắt được. Trước khi mưa ngừng chúng ta nghe chim. Ngay cả dưới tuyết lớn chúng ta thấy tuyết điểm hoa và một sự sinh trưởng mới nào đó. Ở Đông phương chúng ta đã thấy cây đại hoàng. Ở Nhật Bản vào mùa xuân chúng ta ăn dưa leo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2013(Xem: 25017)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.