Phần 5

11/02/201112:00 SA(Xem: 11739)
Phần 5

Phần 5
21- Những giai đoạn cao hơn của Thiền định
22- Giác ngộ, tái sanh, Phật tánh
23- Sự liên lạc với toàn diện bản thể
24- Nghệ thuật cảm thương.

Phần 5

Những giai đoạn cao hơn của Thiền định 

Bằng sự “giữ tâm vững vàng”, vị Thiền giả uyên thâm đã được một căn bản mới cho đời mình. Những gì ông thu thập trước đấy đã được củng cố thêm, và trong ông có một cuộc biến chuyển nội tâm. Từ lợïi điểm này, ông có thể thử những tập luyện mới về Thiền định : không có đề tài nhất định, không có công án. Ông đạt đến một trình độ ở đấy, ngay dù không có đề tài, tâm ông cũng vẫn tỉnh thức hoàn toàn. Ông không còn hướng đến một vấn đề đã đặt ra mà đến một cái gì được hỏi, nhưng không được nói ra, đến một vấn đề tối hậu không thể lập thành danh tự. Bấy giờ không còn là vấn đề chứng ngộ qua tri kiến, mà là chứng ngộ qua sự nhập-làm-một.

Tâm của Thiền giả hoàn toàn tỉnh thức. Điều này không có nghĩa chỉ có tâm ông mà thôi, mà mọi sự ở trong ông - thân xác, giác quantâm thức, tất cả đều hoạt động cùng nhau trong lãnh vực của năng lực. Ông tỉnh thức hoàn toàn như một người đang chờ đợi và lắng nghe, một sự lắng nghe định đoạt cả cuộc đời ông. Nhưng không phải lắng nghe một cách hữu thức (điều ấy sẽ quá bị hạn định) ; ông lắng nghe mà không biết mình đang lắng nghe. Lòng ông vắng bặt mọi sự, tuy nhiên ông không ý thức về sự vắng bặt ấy. Đấy là một trạng thái mà chỉ có một người đã có một thời gian thực hành Thiền định dài lâu mới thể nhập được. Trông bề ngoài thì Thiền giả giống như chết, nhưng từ bên trong ông ở trong một trạng thái tự do tuyệt đối, linh động, căng thẳng, tập trung hoàn toàn. Tuy nhiên, ông không có khuynh hướng nới giản tình trạng căng thẳng dưới hình thức những ảnh tượng, đúng hơn ông có khuynh hướng để mình chìm lắng vào trong lãnh vực vô ảnh.

Khi ấy, điều có thể xảy ra là Thiền giả bấy giờ hoàn toàn chìm đắm trong Thiền định, cảm thấy mình như một bóng tối sáng lòa, ông có thể kinh nghiệm những hiện tượng ánh sáng. Tôi không hiểu những hiện tượng này nghĩa là gì và từ đâu đến. Nhưng đấy là những hiện tượng thoáng qua rồi biến mất trở lại, và dường như không có nghĩa gì, bởi chúng không đưa đến đâu cả. Sau đó, người ta cảm thấy rã rời, kiệt sức.

Nhưng rồi chuyện này xảy đến (bằng cách nào, ta không biết - hay ta chỉ mơ thấy nó ?) : ta bị nuốt chửng như thể bởi một xoáy nước, bị hút xuống những đáy sâu vô tận, rồi thình lình bị tung bật trở lên và mang trở về lại chính mình. Nó giống như sự vùng thức dậy, và có thể theo liền bởi một trận toát mồ hôi. Nhưng lần này ta không cảm thấy rã rời. Trái lại, ta cảm thấy được tăng thêm sức mạnh, được tái sinh.

Như thế, ta được mang trở về với chính mình và với thế gian. Sau những kinh nghiệm lặp lại nhiều lần tương tự, ta nhận ra rằng : những gì tôi tìm kiếm nằm trong chính tôi, và trong tất cả những sự vật này. Chân lýthế gian này, vật này ở đây, vật kia chỗ nọ - và tuy nhiên nó cũng không phải nằm ở đấy. Hoặc : vật này ở đây là chân lý - và không phải là chân lý. Nó là một cái gì, nhưng không phải là cái Có, nó là vô thể, tuy nhiên không phải là Không. Nó là Có và Không, Không và Có : cái nào cũng đúng, cái nào cũng sai, vừa khi nó được quan niệm và thốt ra. 

Tư tưởng sa lầy, tự thắt gút lại. Vào một giai đoạn sơ khởi, dường như cái đối nghịch và không đối là hai cái khác nhau, hai miền ngăn cách ! Bây giờ ta đã tìm thấy, do kinh nghiệm, rằng cái không đối đãi cũng phi thực như cái đối đãi. Không cái nào hiện hữu cho chính nó, mỗi cái hiện hữu qua cái kia. Đây không phải là phiếm-thần-luận, cũng không phải duy-thần-luận, nó không ngụ ý bảo có một đấng Thượng đế nào tiềm tàng trong thế gian hay siêu việt thế gian.

Và mọi sự bây giờ giản dị và dễ hiểu như một ván bài, ta có toàn quyền tự do tối thượng. Sự giải thoát này không có nghĩa là bất động trước vui và khổ, yêu và ghét ; nhưng trái lại có đủ cả hai cảm thức một cách mãnh liệt mà vẫn tự chủ, không đắm đuối mình trong đó, không bị chúng thao túng. Đấy là khác biệt giữa Thiền và thái độ từ chối cuộc đời của phái khắc kỷ : Ở trong Thiền, ta vượt trên tất cả, nhưng cũng ở trong tất cả, đồng thời cũng không vượt hay ở. Bất cứ ai đã đạt đến chỗ ấy, sẽ không được khổ đau thanh lọc hay bị thù ghét phá hoại, không mừng vì niềm vui, hay được an ủy bởi tình yêu. Phần thưởng của người ấy là ở chỗ không phải chính ông ta được thưởng. Nội dung của con người ông là thuần thiện - điều độc nhất mà ta càng tung rải nó càng tăng thêm - sự bình an, tin tưởng, nhẹ nhàng thanh thoát. Mọi sự xảy đến đều phải. Ông sống một cuộc đời không đòi hỏi : giống như một người thường, tuy nhiên lại phi thường trong mọi sự, bởi vì khác hẳn về mọi sự. Ông hành động hợp lẽ do bản năng. Ông không tự hào về sự khiêm cung của ông. Ông không có mặc cảm, có thể sống ngày lại ngày và tìm thấy sự trọn vẹn trong mỗi ngày, hoàn toàn để tương lai trong bóng tối của định mệnh.

Như thế ông trở thành một cá tính độc đáo bằng cách không có cá tính. Ông không sợ chết, vì luôn luôn ông đã tự coi mình là số không. Và ông biết rằng trong cái chết cũng thế, ông sẽ được hủy diệt, được nâng cao, được gìn giữ (như một môi trường năng lực). Sự bất tử cá nhân đã thôi là một vấn đề đối với ông.

Tuy thế, đoạn cuối của con đường vẫn chưa đạt, còn có những luyện tập khác phải làm. Người Phật tử Thiền luôn luôn ở trên đường, và có thể những kinh nghiệm mới sẽ đến. Giả sử y là một trong những người ngoại lệ được nhiều thiên bẩm hơn những kẻ khác ; giả sử y đã cẩn thận tiếp tục những luyện tập mà lòng nhiệt thành vẫn không giảm. Khi ấy, y sẽ đạt đến một cách thế kinh nghiệm mới mà trước hết không thể định nghĩa, vì tính chất khác hẳn với những kinh nghiệm trước : một cách thế mới để hiện hữu trong vô thể và không hiện hữu trong hữu thể. Đấy là một loại biến cố mới, không phát xuất từ bất cứ gì, và nó xảy đến một cách hoàn toàn tự nhiên. Sự hợp tác của y trong đó chỉ là trạng thái sẵn sàng đón nhận.

Biến cố huyền bí này chỉ có thể ám chỉ, nhưng trọng tâm của nó thì không nói được. Mọi hình ảnh và sự so sánh đều tuôn phát từ những mức độ kinh nghiệm khác. Tuy nhiên, nhà thần bí sẽ có rất nhiều điều để nói với ta, chỉ vì ông có quá nhiều điều để giữ im lặng về.

Trước hết, kỹ thuật Thiền định bây giờ đã hoàn toàn đến nỗi đôi khi chỉ cần vài phút để đạt đến sự lắng mình hoàn toàn và tập trung. Những người quan sát đã nhận rằng hơi thở ra cũng như hít vào đều không rõ rệt, cả hai quân bình và ngang nhau. Đấy là cách thở tâm linh đích thực.

Sự mãnh liệt trong cách bạn bị tống ra khỏi cái Không (xuất thể) bây giờ giảm bớt ; càng lúc bạn càng có thể an nghỉ lâu hơn trong những chiều sâu của vô thể. Cái Không bây giờ không xuất hiện như bóng đen chói lòa, như sự im lặng có thể sờ được, không có danh từ để diễn tả nó. Nó bất-khả-thuyết đến độ cách bàn bạc thích hợp chính là sự im lặng tuyệt đối bất khả xâm phạm.

Bấy giờ bạn cảm nghiệm một sự trở về từ từ với chính mình. Không phải với một cảm thức khoái hoạt như trong giai đoạn đầu, đến nỗi trước hết bạn phải quen dần với ánh sáng ban ngàytính cách phiền tạp của cuộc sống như một cái gì khó chịu ; cũng không phải như bắt đầu giai đoạn thứ hai, cảm thấy như một người bị lay dậy khỏi một giấc ngủ bất an, một người cố hết sức để nhớ lại một cái gì y đã “bỏ quên trên đường” , như các vị Thiền sư thường nói, và bây giờ tìm kiếm nó khắp nơi trong những sự vật của thế gian này. Bây giờ bạn cảm tưởng như một người thức giấc sau một giấc ngủ êm dịu sâu xa, mở mắt và cho là chuyện dĩ nhiên y sẽ tìm thấy lại thế giới quen thuộc của y ở đấy, không thể nào khác hơn.

Thế thì điều nhất định là bạn trở lại tỉnh táo không có sự giật mình, kinh hoàng ; bạn lướt vào cuộc sống như thể không cần phải làm một cái nhảy nào, để đi từ đây đến đó và từ đó đến đây.

Cách thể hiện hữu mà bạn không chờ đợi ấy làm bạn khó chịu. Bạn tìm nguyên nhân trong chính bạn, trong sự tập trung không đầy đủ (sự đăm chiêu trầm tư đến quá nhanh). Bởi thế, bạn tiếp tục tập luyện một cách tỉ mỉ, biết rằng không ích gì để hành khổ trí não bạn. Bạn đã phải tập quen với nhiều chuyện rồi, tại sao không tập quen với điều này nữa ? Nhưng ngay cả sự tập trung được chuẩn bị cẩn thận nhất - khi bạn đề phòng chống lại sự xao lãng hàng giờ trước - cũng không đưa đến kết quả nào khác. Cách thế hiện hữu khó hiểu vẫn còn đấy.

Bạn không thể đi hỏi vị thầy mình, vì ông đã thả dây cương. Nhiều nhất là ông sẽ mỉm cười bảo : “Phương pháp không phương pháp” . Bởi thế, bạn phải hoàn toàn nương cậy vào chính mình. Bất cứ sự tiến bộ nào thêm cũng phải thực hiện không có sự giúp đỡ hay khuyên bảo. Chỉ có một vị đại Thiền sư mới có thể giúp được nhưng theo nguyên tắc ông sẽ từ chối không chịu giúp, bởi vì ông biết rằng đây là khúc quanh quyết định. Nếu người môn đệ tìm ra con đường trước mặt thì tột đỉnh sẽ đạt được. Nếu không, y sẽ mãi mãi chỉ là một kỹ thuật gia về Thiền mà thôi. Muốn vượt qua và lên trên mọi kỹ thuật, chính thiên tài phải tự khai phá con đường

Y sẽ cô đơn tịch mịch vô hạn nếu khôngkinh nghiệm “xuất thần” về vô thể, một kinh nghiệm tóm bắt và giữ lấy y. Y chỉ có thể tiếp tục đi tới, không ham muốn, không mục đích.

Tuy nhiên, tâm trí y ra khỏi tình trạng rối loạn này do một kinh nghiệm mới đến với y ngay giữa cuộc sống hàng ngày, hoàn toàn tách biệt với trạng thái tập trung và kinh nghiệm này lại làm y bất an hơn cả kinh nghiệm trước đấy. 

Y nhận thấy càng ngày càng miễn cưỡng, không muốn can thiệp vào đời sống kẻ khác. Điều ấy đối với y dường như không những thô lỗ, không biết điều, mà lại còn sai lầm nữa. Y phát sinh một tâm trạng gần như nỗi kinh tởm tự nhiên đối với nó. Sự huấn luyện đã buộc y phải chú ý đến tất cả những triệu chứng như thế, dù nhỏ nhặt đến đâu và đừng chống lại chúng - chẳng hạn bằng một sự gợi lại bổn phận. Y lắng nghe một linh tính cảnh cáo và cảm thức một sự cấm đoán ở bên trong.

Sao lại thế này ? Y đã mệt mỏi với sự nhiệt thành trước kia rồi sao ? Tuy nhiên, sự kiện vẫn còn đó. Càng tiến lên y càng đâm ra dửng dưng đối với sự thấp hèn bần tiện, và càng ít hăng hái về những gì tốt đẹp và cao cả trong con người. Y chịu đựng tất cả một cách dễ dàng, như chịu đựng thời tiết. Nhưng tại sao điều ấy lại ngăn cản y giúp đỡ kẻ khác ?

Không thể cho rằng thái độ này là do một tính hoài nghi sinh khởi từ tình trạng chấm dứt ảo tưởng, theo đó mọi nỗ lực giúp đỡ dường như luôn luôn có giá trị nhất thời. Thái độ này có thể giảm cường độ, và vào những lúc yên ổn y còn cảm thấy dường như một cái gì bền bỉ đã được hoàn thành. Nhưng trong một cơn khủng hoảng thì rõ ràngcon người y đã không thay đổi tí gì - quả thế, những hố thẳm đã mở ra không nghi ngờ gì nữa. Mọi nỗ lực vì thế đều vô hiệu

Dù sao, câu hỏi khó chịu vẫn nổi lên : Tại sao y lại phải bận tâm đến việc cải thiện và thay đổi lòng người ? Há không phải đấy là việc của những thế lực khác - cha mẹ, thầy giáo ? Thế thì tại sao cố làm như một quan tòa xét đoán những định chế của thế tục ?

Do đó, đối với vị tu sĩ phái Thiền chỉ có thể có một công việc : gợi lên sự thay đổi tận gốc, giúp điều kiện thuận tiện cho nó, không can thiệp, và chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất này. Nhưng ông cảm thấy rất rõ là không được thuyết phục, năn nỉ, và đe dọa tinh thần cho đến khi người kia bị tóm. Vị tu sĩ không còn cái cám dỗ muốn làm một người câu những con cá linh hồn, xem sự cứu độ được nhiều linh hồnhành vi công đức

Hãy giúp đỡ, nhưng chỉ bằng cách đừng đến với những kẻ khác, chỉ bằng cách chờ đợi đến khi họ tự ý tìm sự giúp đỡ của tôi, đến khi một đóm lửa khát vọng, một cuộc đời tâm linh giải thoát sáng lên trong họ, lấn át lòng ngoan cố chấp kỷ. Tôi không đem cho họ cái gì của tôi, mà là cái gì của chính họ. Như thể họ đang nhờ những năng lực tâm linh của tôi để được giải thoát : không phải tôi, mà chính họ đang can thiệp vào đời sống của họ, cắt vào trong chính thịt của họ. Không phải lời nói của tôi, không phải việc làm của tôi, mà chỉ sự hiện hữu của tôi mà thôi, phải thuyết phục được họ. Tôi càng trở nên không ham muốn, không mục đích chừng nào thì tôi càng có mãnh lực thu hút những tâm hồn, trong đó cái khát vọng âm thầm đang cháy. Nhưng một khi họ đã xúc tiếp, họ không thể rút lui. Đấy là một mãnh lực ngự trị cả hai chúng tôi, hướng dẫn họ đến với tôi, kéo họ về với tôi. Chỉ có mãnh lực này dẫn chúng tôi lại gần nhau và thiết lập một mối tiếp xúc thật sự, một xúc tiếp theo chiều sâu. Khi ấy không có sự thất vọng hay vỡ mộng. Khi ấy, một biến đổi lâu dài được phát sinh, không chỉ là một trạng thái thoáng qua.

Người ta càng lúc càng nhận thấy một cách rõ rệt và quyết liệt rằng sự thay đổi không tùy thuộc vào ý chí của người giúp hay người được giúp, mà đấy là định mệnh. Với một người này, việc ấy tự nhiên đưa đến ngoài ý muốn của y ; trong khi đó một người khác có thể thất bại, mặc dù có bao nỗ lực anh dũng.

Như vậy, sự “không muốn can thiệp” không có nghĩa là cứ trơ trơ để mặc người khác tự làm lấy việc của họ, nhưng có nghĩa giúp bằng cách không giúp, thuyết phục bằng cách không thuyết phục. Chỉ khi ấy sự giúp đỡ mới trở thành tuyệt luân. Đây là thứ giúp đỡ mà người môn đệ đã từng nhận nơi Thầy mình.

Kinh nghiệm mới này sẽ vẫn khó hiểu và gây bất an, nếu nó không đi đối với một kinh nghiệm khác có phần ít mãnh liệt hơn, dùng để làm sáng tỏ kinh nghiệm kia.

Thái độ của thầy tu Thiền đối với mọi sự luôn luôn có đặc tính là từ chối mọi loại phán đoán. Điều này được hiểu ngay từ đầu. Có thể chấp nhận với sự an tĩnh hoàn toàn, cái dễ chịu và cái khó chịu (mặc dù cái dễ chịu vẫn được biết là dễ chịu như bao giờ, nhưng được chấp nhận như thời tiết), điều đó là một điều luôn luôn được xếp vào hạng một khả năng căn để mà người ta phải luyện tập thường xuyên. Nó đã đặt nền tảng cho một lối hành xử điển hình khách quan và vô tư đặc biệt. Cái khả năng tìm ra, bằng cái nhìn sẵn sàng đón nhận, đặc tính cốt yếu của một biến cố hay một đối vật (đã được nói đến trước đây), và ý nghĩa của nó đối với các nghệ thuật đã được nhấn mạnh. Song một thái độ như thế đã có từ lâu ngoài phạm vi thần bí Phật giáo và vì thế không phải riêng gì của Thiền. Sự thản nhiên chối bỏ mọi phán đoán chỉ là một giai đoạn sơ khởi cho một thái độ rất đặc biệt có tầm quan trọng quyết định. Về phương diện tiêu cực, người ta có thể nói nó nằm ngoài phạm vi chủ thể - khách thể, ngã - vô ngã. Người tri giácthái độ đối với sự vật một cách không chủ quan, cũng không khách quan - quả thế, y không có thái độ gì hết. Khi tri giác, y cảm thấy như thể sự vật đang tự tri giác chính chúng, như thể chúng đang sử dụng những giác quan của y để đạt đến sự hiện hữu toàn vẹn tối đa. 

Tất cả những điều này không có gì là mơ hồ khó hiểu. Nó có thể như vậy đối với người AÂu, những người không thể phát sinh được trạng thái này trong chính mình mà không có những luyện tập tiên khởi, và như vậy không thể thấy được sự kiện rằng cách thế tri giác trực tiếp này là tuyệt đối rõ ràngnhất định. Thật vậy, nó quá rõ ràng đến nỗi so sánh với nó thì một tri giác nào chia tách ra ý thức về người tri giác và đối tượng tri giác đều khiếm khuyết cong quẹo.

Bất cứ người nào có thể kinh nghiệm theo cách ấy thường biện luận từ lập trường sự vật hơn là lập trường của chính y. Y để cho mỗi vật đạt đến hiện hữu tròn vẹn của nó, như thể nó có cái quyền ấy. Người Phật tử Thiền có thể làm việc này bởi vì kinh nghiệm của y đã khiến y kính trọng tất cả mọi hiện hữu như nó là. Y gặp nó mà không gán ép cho nó ý chí của riêng y, nhưng đồng thời y cũng không để tự mình bị ảnh hưởng bởi ý chí của nó. Y kính trọng noù như thể nó là một biểu trưng của nguồn mạch noù, nhờ đó nó được nâng cao. Mọi vật hiện hữu đều được bao quát và nâng đỡ bởi Nhất thể - Thượng đế, Tánh không. Tất cả... Cho đến đây, y có theo công thức của phiếm thần luận.

Tất cả điều này có vẻ quá giản dị và rõ ràng, tuy nhiên nó thật tương phản với thế giới người (quả vậy, chỉ trong tương quan với thế giới người). Nếu không ở trong tình trạng khó khăn, thì người ta cần gì đến Thiền ? Cần gì đến nỗ lực gắt gao nơi chính mình để thiết lập mối liên lạc với tâm của vạn pháp ?

Nhưng cũng có một điều không thể chối cãi được là trong quá trình kinh nghiệm thần bí, Vô thể chiếm chỗ của Hữu thể, và cũng một cách bất ngờ tương tự, Hữu thể lại thay thế Vô thể.

Cho đến một ngày, như là tột đỉnh của kinh nghiệm này, trong đó bạn bị biến đổi từ Hữu thể đến Vô thể và ngược lại, sự chứng ngộ xảy đến : Vô thể chính thật là Tất cả. Nó chính là bản thể của Hữu thể, và cũng không phải, nó chỉ là Không - và cũng không phải là Không.

Nó là vật này đây - và cũng không phải vật này ; và vật này đây chính là nó, rồi lại không phải là nó. Tóm lại, mọi vật riêng lẻ là biểu tượng của Không - và đồng thời cũng không là biểu tượng.

Thế thì đấy là chân lý - giản dị thế ư ? Quá giản dị đến nỗi so với nó thì lối giải thích phiếm thần, mặc dù sai lạc, có vẻ phức tạp rắc rối.

Vậy thì té ra vì điều này mà người ta đã cực nhọc suốt một đời dài, để cuối cùng vấp phải một cái quá giản dị như thế ? Vâng, nhưng ta phải thêm ngay rằng : sự thật này là một vật có thật, sờ được. Không có hoài nghi nào về tính cách chắc chắn tuyệt đối của nó. Bạn thấy nó trong một cái nhìn mà không phải nhìn, biết mà không phải biết.

Bất cứ ai đã từng có kinh nghiệm này về chứng ngộ (trong đó Không tánh tự sáng tỏ) sẽ không còn hiểu ý của những nghi vấn đặt ra vì tò mò lý thuyết : tại sao Không lại là tinh thể của Có, tại sao Không lại không trở thành Một-cái-gì ? Làm sao Một-cái-gì lại trở thành không ? Điều này ta biết từ kinh nghiệm thực tiễn. Do đó mà Phật tử Thiền tông chối bỏ mọi lối tư duy như thế. Kinh nghiệm càng ít phức tạp càng tốt. Ở đây cũng thế : nó ra sao cứ để vậy, và đừng nghĩ rằng cần phải thêm một cái gì vào.

Người Phật tử Thiền mở lòng ra đối với tất cả mọi sự, không dè dặt - y không có những giáo điều phải tuân theo. Đối với tri thức cũng thế. Y cũng không chối bỏ lý tính nếu nó không đòi đóng một vai trò trong thần bí.

Ngay cả trong những hoàn cảnh đơn giản nhất, y cũng sống một đời tâm linh vô cùng phong phú. Y không thể làm cách nào khác hơn, bởi vì y không còn sống cuộc đời “của y” : y là sự sống trong khả tính tuyệt đối của nó - chính bằng cách không là sự sống. Mỗi lúc đối với y đều đáng giá một vô tận thời gian. Y sống trọn vẹn trong hiện tại, trong cái bây giờ và ở đây. Không phải trong ngày qua, cũng không phải trong hôm mai, tuy nhiên đồng thời y cũng ở trong tất cả các thời điểm ấy, bởi vì chúng là khung cảnh của hiện hữu con người, của dòng thời gian.

Giác ngộ, tái sinh, Phật tính 

Sự chứng ngộ đến một cách vội vàng và có hậu quả như một tai nạn tâm linh. Về điểm này, tất cả những người đạt satori đều đồng ý. Sự tự tin, những khả năng lý luận của ta, lương tâmđức hạnh của ta, những điều xác tín của ta, những tiêu chuẩngiá trị theo đấy ta đã từng điều khiển cuộc đời mình, bây giờ phút chốc trở thành không ích lợi gì nữa. Chúng không phải bị dẹp qua một bên như thể cần thử lại, mà bị dập tắt như thể chúng chưa từng có. Năng lực biến đổi của sự chứng ngộ thật mãnh liệt, đến nỗi cuộc đời ta như thể bị chuyển sang chiều không gian mới, mở ra và sẵn sàng đón nhận những khả tính mới mẻ và bất ngờ.

Với sự tái sinh này, người chứng ngộ bỗng chốc ý thức được họ là gì trong bản thể : họ thấy được Phật tính của mình. Tuy nhiên không thể gọi bản tính này là “cái tôi tốt hơn”, hay “thực ngã”, hay ngay cả “siêu ngã” , vì như thế sẽ tương phản với những gì họ đã kinh nghiệm. Trong “lãnh vực nguyên sơ” này, không có cái gì giống như cái ngã hay tôi nữa. Bản tính nguyên ủy này, đúng hơn là nền tảng vô ngã, vô kỷ, gốc rễ không danh tướng của ngã.

Nếu hỏi Phật tính là gì, có lẽ người Phật tử Thiền sẽ trả lời : “Nó là bất động” . Nhưng nếu người ta cố giữ ông lại ở điểm này, nêu lên những khó khăn thuộc về biện chứng trong những mối tương quan giữa nền tảng bất động này của linh hồn và động tác bên trong của linh hồn, ông ta sẽ xua tay thối thác mọi bàn luậntuyên bố rằng : “động” hay “bất động” đều không thể định tính cho Phật tính. Phật tính không phải động hay bất động, nó là cả hai, và lại cũng không là cả hai. Nó là gì, điều ấy chỉ có thể kinh nghiệm và lĩnh hội, nhưng không thể hiểu hay giải thích bằng khái niệm ngôn từ. 

Sự liên lạc với toàn diện bản thể 

Người ta thường ưa cho rằng người Phật tử phái Thiền thiếu tình cảm, họ còn gọi y là vô cảm - không phải vì phần sâu xa nhất của y bất động, bởi sự bất động này không dễ gì thấy được từ bên ngoài, cũng như không dễ gì thấy trên mặt biển sự yên tĩnh dưới đáy sâu của nó. Đúng hơn, lý do chính là vì người Phật tử Thiền không màng bày tỏ cảm tình của mình và không thích mặc áo cho chúng bằng danh từ.

Có nhiều động lực sâu xa khiến Phật tử Thiền tông không ưa danh từ. Trước hết, y ghét sự thiếu lương thiện trong việc nói quá sự thật, một mối thù ghét ban đầu do tập luyện có ý thức, sau cùng trở thành bản năng. Vì sự tập luyện của y, người Phật tử Thiền ý thức được mối nguy hiểm nội tại trong sự diễn đạt cảm tình : trong việc nói nhiều hơn chính mình cảm nghĩ, và nghĩ ít hơn mình nói ra. Vì quá nhạy cảm đối với những người khác, y không thể nào không nhận ra rằng giải tỏa những cảm tình đang đè nặng trong lòng bằng cách diễn đạt thành lời là việc quá dễ. Một khi bạn đã nói với một người vừa qua một nỗi buồn khổ lớn lao rằng bạn vô cùng khổ tâm trước số phận của y, để y cảm thấy được thông cảman ủi nhờ những lời lân mẫn ấy, thì bạn rất dễ nghĩ rằng bạn đã xong việc với y. Rồi bạn không thấy y nữa, chỉ nghĩ về y từ một khoảng cách và chỉ thương hại y trong trí nhớ, rồi bình thản quay trở lại với công việc riêng của bạn. Với cách đó, bạn đã phá hủy ý thức đích thực về tình cảm và trở nên càng ngày càng hời hợt. Nhưng lý do tối hậu - và lý do quyết định - là người Phật tử Thiền hoàn toàn không giới hạn sự đồng lạc cộng khổ của mình vào loài người và mọi sắc thái hiện hữu con người. Y bao quát trong cảm tình này tất cả mọi loài có sự sống và hơi thở, kể cả loài vật và cây cỏ, và y không đóng cửa lòng y đối ngay cả con vật nhỏ nhất. Danh từ ở đây không còn hiệu lực.

Danh từ có tác dụng như những nhịp cầu giữa loài người, bởi lẽ đó, không nên để nó đưa chúng ta đến sự lãng quên và khinh bỉ những lãnh vực sinh tồn, trong đó danh từ không thiết lập một cảm thông nào, mà trái lại chỉ mở ra một hố thẳm. Không nên xem bất cứ gì chưa đạt đến mức con người đều chỉ có một hiện hữu tạm thời và không quan trọng.

Như thế cảm tình vẫn không mất do bởi không được diễn đạt. Có lẽ nó còn thành thật hơn và mãnh liệt hơn nếu nó không được lập ngôn. Người Phật tử Thiền luôn luôn được kinh nghiệm xác định rằng có một mối giao cảm căn để bao trùm tất cả mọi hình thái hiện hữu và bởi vì nó có tính cách trực tiếp, nên cần phải bỏ trung gian ngôn từ.

Đối với người Phật tử Thiền tông, một sự kiện giản dị của kinh nghiệm là những cảm tình chân thành đều vượt qua mọi hàng rào do tâm thức đặt ra. Đối với y, sự chia sẻ niềm vui và nỗi đau khổ không phải là những cảm tình giới hạn trong lãnh vực riêng tư - những cảm tình có thể đem lại danh dự cho y và chứng tỏ trình độ tâm linh của y, nhưng dù sao cũng vẫn không hiệu lực gì và tan biến như thể chúng chưa từng có. Đúng hơn, bằng cứ ta rất thường thấy chứng tỏ rằng chỉ độc một sự hiện hữu của những tình cảm ấy cũng đủ thay đổi cuộc diện của thế giới. Bởi thế người Phật tử Thiền chỉ cần nuôi dưỡng những tình cảm. Y không quay chúng vào trong để làm thỏa mãn riêng mình, mà hoàn toàn không quan tâm đến số phận chúng, và không có động cơ nào ngấm ngầm, y cho phép chúng thoát ra trong hành động bên ngoài của mình. Y không đi ngang qua những niềm vui và nỗi khổ của những người khác, mà không đem chúng vào trong chính mình và tăng cường chúng bằng những cảm tình riêng của y - tuy nhiên lại không phải của chính y - để cho những tiềm thế của chúng có thể phát triển trọn vẹn

Qua sự giao cảm vô ngã của mình, người Phật tử Thiền ý thức được rằng cuộc sống chỉ tốt đẹp đối với y bao lâu y thành công trong sự thiết lập mối tương quan đối với chính mình. Y khám phá ra rằng : được hạnh phúc không phải là một vấn đề may rủi, mà là một nghệ thuật có thể học được và nâng lên đến những cường độ cao mãi. Vì thế, để sống trọn vẹn cuộc đời mình, cần nhất y phải được khải thị bản chất chân thực của y là gì ; y cần phải tập va chạm không những thế giới xung quanh y, mà cả chính y nữa, một cách vô ngã ; y phải thấy được, không bóp méo, không những bản chất của hữu thể ngoài y, mà còn phải thấy được bản chất của chính y.

Trong giới hạn y có thể hiểu thấu điều này, y sẽ truy tầm vào trong tinh thể của thực tại, vào trong cái chân lý bao trùm tất cả, qua đó mọi sự vật hiện hữuchính y cũng nhờ đó mà hiện hữu.

Bằng những phương sách nào y tìm ra một giải đáp, điều đó không thể bàn ở đây. Ta chỉ có thể nói điều này : là cùng với giải đáp ấy - nếu y có được một giải đáp nào - y có một kinh nghiệm rõ rệt là : không nỗ lực giải thích nào có thể đem đến sự trực nhận chân lý, đến tri kiến tối hậu.

Nắm được chân lý cũng có nghĩa là bị chân lý tóm lấy, trên một bình diện vượt ngoài tầm suy tư của chính mình. Chính vì sự kiện duy nghiệm này mà Phật tử Thiền tông đã đặt ra danh từ satori, qua đó họ muốn nói đến kinh nghiệm căn để của sự kiện bị chân lý tóm lấy một cách bất ngờ và mãnh liệt. Nguồn gốc nó không thể diễn tả, nội dung nó không có chỗ xuất phát, nó vận hành một cách không thể cưỡng lại, và không một tập quán thành thực, một tư duy sâu xa nào thắng được nó. Một cách mãnh liệt khôn tả, cái ngã hữu tình trở nên trong suốt đối với những trạng thái được kết tinh bởi satori và chiếu sáng trong ánh sáng riêng của chúng.

Tầm phạm vi của cuộc chuyển hoán nội tâm đã phát xuất tình trạng trong suốt đó, không thể nào ước lượng được. Bởi vì ý thức cũ kỹ và trái ngược về ngã đã rơi rụng khỏi con-người-đã-được-biến-đổi, nên y không còn ngã quỵ trước ảo giác rằng trước hết y phải tìm sự tiếp xúc với những con người khác ngoài vòng tròn của chính y, làm như tương quan con ngườitùy thuộc vào chính y, vào thiện chí y, vào sự chọn lựa của riêng y Một cách huyền bí, không có sự tạo tác của riêng y, sự chứng ngộ đã làm y ý thức được rằng : từ khởi thủy, y vốn liên kết với tất cả mọi người trong thế gian và với tất cả chúng sanh, cho nên mọi sự liên lạc bị gặp hay được gặp đều chỉ biểu lộ mối tương giao nguyên ủy đó. 

Nghệ thuật cảm thương 

Chúng ta đã bàn về sự chứng ngộ một khi đã đến với một Thiền giả tinh luyện sẽ có tác dụng như thế nào trong mối xúc tiếp giữa vị ấy với thế gian và với chính ông. Nhưng bằng cách nào ông giúp đỡ kẻ khác ? Bằng cách đồng lạc cộng khổ, người ta sẽ bảo.

Niềm vui chân thật vô ngã là một nghệ thuật không ai có thể hiểu nổi. Còn khó hơn nữa là nghệ thuật khổ đau. Ngay cả những người đã trải qua nhiều đau khổ cũng có thể lỡ mất con đường đúng. Bởi vì ý nghĩa của khổ đau bị ẩn nấp, và chỉ hiển lộ cho người nào biết chấp nhậnchịu đựng nó. Vị tu sĩ Thiền giúp người khổ đau chịu đựng nỗi đau khổ của họ cho đúng đường lối.

Khi một tu sĩ Thiền đã đặt một người đau khổ dưới sự săn sóc của mình, và có lý do để sợ rằng người kia không “lớn lên” theo kịp nỗi đau khổ của y, ông sẽ thăm viếng y luôn. Không phải với ý định làm cho y nhẹ bớt những nỗi lo âu cuồng loạn, nhưng là để đạt đến cái ngã thâm sâu của y. Ông sẽ cố làm cho y đối đầu với khổ đau của mình bằng cách ý thức rõ tầm vĩ đại và sự trọn vẹn của nó. Ông sẽ giúp người đang đau khổ thấy rằng không thể vượt qua khổ đau bằng cách từ chối không chịu đối mặt với nó, hoặc bằng cách đầu hàng nó trong tuyệt vọng. Ông sẽ cho y biết trước mối nguy của việc y cố tìm sự an ủy, và chờ đợi thời gian hàn gắn. Sự cứu rỗi nằm ở chỗ hoàn toàn bằng lòng với định mệnh, chấp nhận một cách bình thản những gì trút lên đầu mình mà không buồn hỏi vì sao tạo hóa lại dành riêng cho ta lắm nỗi bất bình ? Bất cứ ai có thể chịu đựng khổ đau theo cách đó đều là những người lớn lên ngang tầm với khổ đau của mình và thoát ly khỏi nó bằng cách tập quen dần để bất chấp sự kiện rằng đấy là nỗi đau khổ của mình.

Sự thoát ly này dọn đường cho việc hàn gắn, sự hàn gắn tự đó theo sau, tùy mức độ y trở nên nhạy cảm đối với khổ đau của những người khác, và mức độ y chia sẻ sự đau khổ của người khác một cách vô ngã. Sự “cộng khổ” này hoàn toàn khác hẳn với lối cảm thông tình cảm mà phần đông chúng ta thường lâm vào, một mối cảm thông dễ dàng được khơi dậy và dễ dàng tan biến, mối cảm thông này vô hiệu vì nó không đủ yếu tố vô ngã. Lòng lân mẫn thật sự không bị giới hạn trong ngôn từ, thường đúc nên mối ràng buộc thân thiết nhất giữa những con người và tất cả mọi loài. Ý nghĩa đích thực của khổ đau chỉ hiển bày cho người nào đã học được nghệ thuật lân mẫn.

Nếu người khổ đau chịu mở tai và mắt của y ra, nhờ một cuộc khai quang tâm trạng cho y, y sẽ nhận thấy rằng sự trốn chạy thực tại cũng như khước từ khổ đau đều không thể đem lại cho y giải thoát. Và nếu khi trở về với chính y, y chứng tỏcố gắng để trở thành một với định mệnh, gật đầu với nó để cho nó làm tròn định luật của riêng nó. Khi ấy, người tu sĩ sẽ tiếp tục giúp đỡ y. Ông sẽ trả lời những câu hỏi y đặt ra mà không đưa ra cái gì hơn là những gợi ý, và dĩ nhiên không giảng đạo.

Bởi vì đối với ông, có một cái gì dường như vô cùng quan trọng hơn danh từ. Dần dần ông sẽ im lặng, và cuối cùng sẽ ngồi đấy không nói năng trong một lúc lâu, đắm chìm trong chính mình. Và điều lạ lùng là sự im lặng này người kia không xem là dửng dưng, là sự trống trải buồn bã có tác dụng quấy động hơn là trấn an. Trái lại, dường như thể sự im lặng ấy còn có nhiều ý nghĩa hơn vô số lời có thể thốt ra. Như thể y đang được kéo vào trong một môi trường đầy sức mạnh, từ đó nguồn nghị lực mới mẻ tuôn chảy vào trong y. Y cảm thấy tràn đầy một niềm tin cậy lạ lùng, mặc dù người tu sĩ viếng thăm y đã đi mất từ lâu. Và có thể trong những giờ khắc hân hoan này, y sẽ phát sinh quyết định bước lên con đườg đã biến đổi một cuộc đời khốn đốn thành một sự sống tràn đầy hạnh phúc

Hết

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/01/2017(Xem: 10223)
26/09/2012(Xem: 17764)
13/04/2022(Xem: 53552)
30/03/2015(Xem: 10281)
14/05/2011(Xem: 31020)
14/05/2011(Xem: 104521)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.