Thư Viện Hoa Sen

Chương V Tám Kinh Nghiệm Ngộ Hiện Thời Của Người Nhật Và Người Phương Tây

10/07/201212:00 SA(Xem: 9176)
Chương V Tám Kinh Nghiệm Ngộ Hiện Thời Của Người Nhật Và Người Phương Tây

Thiền sư PHILIP KAPLEAU
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
BA TRỤ THIỀN
GIÁO LÝTU TẬPGIÁC NGỘ
Nguyên tác: The Three Pillars of Zen
Cập Nhật và Hiệu Đính
theo Ấn Bản Kỷ Niệm Năm Thứ 35 của Nguyên Tác Tiếng Anh

PHẦN HAI
GIÁC NGỘ

Chương V
Tám Kinh Nghiệm Ngộ Hiện thời
của người Nhật và người phương Tây

DẪN NHẬP CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

 

Trong mấy năm gần đây, những câu chuyện giác ngộ của các Thiền tăng Trung quốc thời xưa đã tìm được đường vào Anh ngữ. Mục đích đáng ca ngợi của những câu chuyện ấy là phấn khích và giáo huấn người đọc hiện đại, song thường có hiệu quả trái ngược một cách nghịch lý. Người châu Á và người phương Tây hiện thời xem con đường Tự chứng ngộ mà các bậc cổ đức đã dẫm chân lên hoàn toàn có thể tự bảo: “Đối với các bậc ấy thì rất tốt, họ có thể đạt ngộ bởi vì họ là những tăng nhân biệt lập với sự ồn ào huyên náo của thế giới, họ sống độc thân không nặng tình cảm và trách nhiệm của đời sống gia đình. Đời sống thời họ tương đối đơn giản. Xã hội của họ không phải là xã hội công nghiệp có tổ chức cao tạo ra những đòi hỏi không nhàm chán đối với cá nhân. Tinh thần thời họ và tinh thần thời tôi khác nhau một trời một vực. Vậy thì giác ngộý nghĩa gì đối với tôi.”

Đối với tám trường hợp sau đây, không thể nêu lên nhũng phản đối như thế được. Những người châu Á và phương Tây này đang sống giữa chúng ta ngày nay, họ không phải là tăng nhân cũng không phải là những người sống cô độc phi thế gian mà họ là những người đàn ông và đàn bà làm công việc mua bán, có nghề nghiệp hẳn hòi, những nghệ sĩ và những bà nội trợ. Tất cả đều tu luyện Thiền dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy hiện đại và đã đạt Tự chứng ngộ ở mức độ này hay mức độ khác. Những câu chuyện của họ chứng minh rằng những gì một người đã làm được thì người khác cũng có thể làm được, rằng ngộ không phải là một lý tưởng không thể có được.

Đa số các câu chuyện này đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm Phật giáo xuất bản bằng tiếng Nhật, từ đó chúng tôi dịch sang tiếng Anh, phần còn lại đã được đặc biệt yêu cầu dành cho tập sách này. Chúng tôi cắt xén như thế là lược bỏ phần tài liệubản không thích hợp mà không hy sinh sợi chỉ đỏ xuyên suốt các biến cốý nghĩa bức bách những người ấy đi vào giác ngộ, hoặc các phản ứng khác nhau và thân thiết đối với tọa thiền và các yếu tố tu luyện Thiền. Do không hạn chế cứng ngắt các câu chuyện tường thuật này đối với hoàn cảnh của chính kinh nghiệm ngộ, chúng tôi tin rằng đã thêm vào giá trị của chúng như là những tài liệu về con người.

Mỗi câu chuyện đều mang ở đầu đề của nó tuổi và nghề nghiệp của cá nhân vào lúc họ giác ngộ. Tất cả đã được ghi lại ngay sau khi kinh nghiệm vừa xảy ra trừ trường hợp số ba, nó chỉ được ghi lại ngót hai mươi năm sau. Câu chuyện tường thuật số hai là kinh nghiệm riêng của người biên tậpkinh nghiệm số tám là của vợ người biên tập.

Thường các kinh nghiệmtính cách huyền bí của tâm thức đã phát triển, đến một cách thuần bất ngờ và vì nó không liên quan với một qui luật đã được công nhận, một qui luật để duy trì và phát triển nó, thì nó ảnh hưởng ít hoặc không đem lại sự thay đổi nào về nhân cách hay cá tính, đương nhiên nó sẽ chỉ còn là một kỷ niệm hạnh phúc.

Kiến tánh (kensho) không phải là hiện tượng ngẫu nhiên gì hết. Giống như cái mầm nhô lên từ mảnh đất đã được gieo hạt, bón phân và nhổ sạch cỏ dại, ngộ (satori) đến với cái tâm đã nghe và tin vào Chân lý Phật và rồi nhổ rễ bên trong chính nó ý niệm nghiệt ngã về ta và người. Và giống như người ta phải chăm bón cây non mới mọc cho đến khi nó trưởng thành, tu luyện Thiền cũng như thế. Nó nhấn mạnh sự cần thiết làm chín muồi cái ngộ sơ khởi qua sự tiếp tục tham các công án và hoặc với chỉ quán đả tọa cho đến khi nó làm sống dậy hoàn toàn sự sống của cá nhân. Nói cách khác, muốn vận hành ở tầng mức cao hơn của thức do kiến tánh đem lại, người ta phải tự tu luyện thêm nữa để hành động phù hợp với nhận thức Chân lý này.

Mối tương quan đặc biệt giữa kiến tánhtọa thiền sau kiến tánh được miêu tả sinh động qua câu truyện ngụ ngôn của một trong các kinh. Trong câu chuyện ấy, kiến tánh được ví với một thanh niên, sau nhiều năm phiêu bạt cùng khổ nơi miền đất xa xôi, bỗng khám phá ra rằng người cha giàu có của mình nhiều năm trước đã để lại cho mình tất cả sản nghiệp của ông. Việc thực sự sở hữu kho tàng này, mà nó cũng là của y, và sự trở nên có khả năng sử dụng nó một cách khôn ngoan được ví với sự tọa thiền sau kiến tánh, tức là việc phát triển sâu rộng cái ngộ sơ khởi.

Người đọc có nhận thức sẽ thấy rằng tám kinh nghiệm ngộ này khác nhau về độ sáng và độ sâu mà một vài cá nhân, nói theo ngôn ngữ Thiền, thực sự đã bắt được “Trâu”, trong khi những người khác chỉ nhìn thấy dấu chân của nó. Mặc dù người ta có thể thấy những tấm gương đạt được thâm ngộ chỉ sau vài năm nỗ lực, ngược lại có những trường hợp có kết quả ngộ cạn sau nỗ lực tọa thiền lâu dài. Trong đa số trường hợp, tọa thiền trước ngộ càng nhiều bao nhiêu – càng toàn tâm và thuần khiết bao nhiêu – cái ngộ theo sau càng rộng và vững chắc bấy nhiêu.

 

Bằng thể cách nào những người này, giống như những con cá chép trong truyện ngụ ngôn Trung quốc, vượt Vũ môn hóa rồng, đã có thể vươn đến một tầng mức cao hơn của thức, đến một trực quan mới về tính không thể phân chia của toàn bộ cuộc sống, và tánh không cơ bản của tất cả sự vật. Chắc chắn không ai được phú cho trí óc phi thường cũng không ai được ban cho năng lực siêu nhiên cả. Đau khổ mà họ đã có, mỗi người đều biết, nhưng nó không khác hơn những gì một cá nhân bình thường trải qua trong đời. Nếu họ có cái gì khác thường cách nào đó, ấy chỉ là họ dũng cảm “đi đến một nơi họ không biết bằng con đường mà họ cũng không biết nốt” do niềm tin vào cái Mình chân thật của họ thúc giục.

 Người tìm mà không thấy là vẫn còn bị mắt kẹt trong cái bẩy hư vọng của hai thế giới. Một thế giới của toàn hảo nằm ở bên kia, của bình an không đấu tranh(1) của niềm vui bất tận; và thế giới kia, thế giới của xấu xa vô nghĩa hằng ngày mà nó hiếm khi đáng để họ dính líu vào. Họ bí mật ước mơ thế giới trước mà công khai khinh bỉ thế giới sau. Song họ ngần ngại không phóng mình vào cái Không đầy ắp, vào hố thẳm bản tánh nguyên sơ của mình, bởi vì trong vô thức sâu thẳm nhất, họ sợ hãi phải từ bỏ thế giới

 

---------------------------------------------

(1) Sự an tâm không thiếu vắng đấu tranh mà thiếu vắng sự bất địnhbối rối. Trích từ đề mục về “Yoga and Christian Spiritual Techniques” [Yoga và Những Kỹ Thuật Tâm Linh Ky tô giáo] của Anthony Bloom trong quyển “Forms and Technique of Altruistic and Spiritual Growth” do nhà Beacon Press xuất bản năm 1954, trang 97.

 

nhị nguyên thân thuộc để đến với thế giới Nhất thể chưa biết mà họ còn hoài nghi về sự có thực của nó. Mặt khác, những người đã tìm và thấy được, không bị sợ hãi hay nghi ngờ kìm hãm. Ném cả hai sang một bên, họ nhảy vọt tới vì họ không thể làm khác được – họ chỉ phải làm như thế và họ không còn biết tại sao – và vì thế họ hát khúc khải hoàn.

 

Toàn bộ các kinh nghiệm ngộ này đều đến từ nhiếp tâm, một phương thức rèn luyện tinh thần mà người ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trong Phật giáo ngoại trừ Thiền. Nhiếp tâm trong hình thức này hay hình thức khác trở lại thời Phật, khi tăng nhân tự ẩn tu trong nhiều tháng trong mùa mưa. Mục đích của nhiếp tâm, như từ ngữ ám chỉ, là để người ta có thể thu góp và hợp nhất tâm mình thường hay bị phân tán để họ có thể qui tụ nó lại một điểm, tựa như cái viễn vọng kính loại mạnh, quay vào bên trong để khám phá ra Tự tánh chân thực của mình. Trong thời gian nhiếp tâm, phương tiệnphương pháp giảng dạy cơ bản của Thiền, tức tọa thiền, đề xướng, và độc tham, được kết hợp với nhau thành một toàn thể đầy ý nghĩa trong bảy ngày(2) ẩn cư. Dĩ nhiên, ngộ không phải chỉ hạn chế trong nhiếp tâm, nhưng vì nhiếp tâm chắc chắn là cái lò ấp trứng có nhiều tiềm năng nhất, các bước tiến hành bao hàm trong hình thức luyện tâm có một không hai này đáng được miêu

tả hơi dài dòng một chút, nếu người đọc muốn có cái nhìn rõ ràng về quá trình ấp trứng này.

Trong tự viện, nhiếp tâm thực sự bắt đầu với những nghi thức nhất định vào buổi chiều trước khi cuộc tọa thiền chính thức bắt đầu. Trong thiền đường (zendo) sáng lờ mờ

---------------------------------------------

(2) Đây chỉ nhiếp tâmtự viện. Ở chùa hay những nơi khác, nhiếp tâm thường ít hơn bảy ngày.

 

trung tâm điểm của những sinh hoạt trong một tuần lễ. Những vị tăng đầu chúng trang nghiêm tập hợp những người tham dự với mục đích xếp chỗ, chỉ dẫn những người mới đến cách vào ra thiền đường như thế nào để không gây ồn ào, cách dùng những dụng cụ và chén bát trong bữa ăn một cách im lặng, cách đi kinh hành (kinhin), cách ngồi lên và bước xuống toạ cụ một cách im lặng.

 Cùng với sự chấm dứt các nghi thức này, khi nghe những tiếng nặng nề của chiếc trống khổng lồ của tự viện, mọi người tập trung ở chánh điện, sáng rực ánh đèn. Mặc y phục ngồi đúng nghi thức, những người tham dự xếp thành hai hàng đối diện nhau qua chánh điện, quì gối theo tư thế cổ truyền Nhật bản, rồi cúi đầu chào nhau như là dấu hiệu tỏ lòng kính trọng nhau và đồng nhất với nguyện vọng của nhau. Một bầu không khí kích động bị dồn nén và sự lặng lẽ mong ngóng khi một vài phút sau, vị lão sư và các trợ thủ của ông trong lễ phục chỉnh tề bước vào. Khi họ đi qua giữa hai hàng người đến chỗ ngồi của họ ở đầu chánh điện, tất cả lại cúi đầu, lần này đầu chạm nệm, tỏ lòng kính trọng sâu xa đối với các bậc thầy của họ.

Sau khi chào mừng mọi người, vị lão nói đại ý như sau:

 

Trong lúc nhiếp tâm quí vị không nên nói chuyện với nhau, vì như vậy sẽ làm phân tán sự tập trung và do đó làm chướng ngại sự thực hành của mình và người khác.

Mọi người trong quí vị phải nhất tâm hiến mình cho tọa thiền, loại trừ tất cả mọi thứ khác, kể cả việc quan tâm đến các vấn đề của người lân cận. Nếu vị nào có vấn đề thúc ép, hãy nói riêng với các vị tăng đầu chúng, ngoài tầm tai của những người khác.

Mắt quí vị luôn luôn để yên nhưng không tập trung vào một điểm nào ở phía trước mình trong lúc ngồi, đứng, đi hay làm việc, ở một khoảng cách độ một mét khi ngồi và hai mét trong các tư thế khác. Khi mắt quí vị phóng nhìn đây đó hoặc để cố định nơi vật này hay vật kia, sự tiếp xúc này tạo ra ấn tượng rồi đến phiên nó sẽ dấy lên tư niệm. Các tư niệm sẽ nhân lên và rồi giống như một đàn ruồi vo ve đây đó trong tâm làm cho sự tập trung trở nên khó khăn, nếu không nói là không thể được. Do đó, quí vị đừng hướng mắt vào bất cứ vật gì vì bất cứ lý do nào.

Trong lúc tọa thiền hãy bỏ những nghi thức xã giao mọi loại. Đừng chào nhau bằng những tiếng như chào ông, chào bà hay chúc ngủ ngon và cũng đừng ca ngợi hay chỉ trích nhau. Hơn nữa, quí vị không nên bước sang một bên để người khác tiến lên trước, quí vị cũng không nên đẩy người khác tới trước. Trong tất cả mọi hoạt động, quí vị không nên cử động hấp tấp hay lờ đờ mà phải tự nhiên như nước chảy.

Trong nhiếp tâm, không nên ăn nhiều hơn một nửa những gì quí vị ăn lúc bình thường, làm đúng theo lời khuyên này sự tọa thiền của quí vị sẽ có hiệu quả nhiều hơn. Song tọa thiền không phải là khổ tu, ép xác và kiêng ăn hoàn toàn là không thông minh vì tâm quí vị có thể dễ bị những cơn đau nhức vì đói làm phân tán, hay quí vị có thể thấy mình trở nên suy nhược đến độ không tọa thiền được. Nếu quí vị không thích ăn trong những lúc có bữa ăn nhất định vì đang nỗ lực kịch liệt, dĩ nhiên quí vị có thể từ chối không ăn.

Đừng ăn quá nhanh hay quá chậm để mọi người phải chờ mình. Một cách lý tưởng là tất cả nên kết thúc gần như cùng một lúc, như vậy sẽ không làm xáo trộn nhịp điệu đã được thiết lập của nhiếp tâm. Hãy cẩn thận đừng làm khua động chén bát khi lật chúng lên hoặc khi mang đi, và hãy nhai củ dưa cải một cách hết sức nhẹ nhàng không gây tiếng động, những âm thanh như thế thường làm phiền những người mới bắt đầu.

lý do nào đó, nhiều người tưởng rằng đàn bà khó đạt Tự chứng ngộ hơn đàn ông. Trái lại, đàn bà thường đạt kiến tánh nhanh hơn đàn ông, bởi vì họ ít thích đùa với tư tưởng hơn đàn ông. Nhưng cả đàn ông lẫn đàn bà, nếu họ xóa tâm sạch hết tư niệm và trở nên vô ngã, thì đều có thể đạt kiến tánh chỉ trong một tuần lễ nhiếp tâm. Trong quá khứ, nhiều người đã làm được như thế và một số người đã có quyết tâm làm như vậy trong tuần nhiếp tâm này.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng nhiếp tâm là một nỗ lực hợp tác trong đó có sự tương trợ và kích thích lẫn nhau, nếu tất cả cùng nhau tham gia mọi hoạt động nhiếp tâm và không theo sở thích riêng của mình. Đắm mình trong dục vọng nhờ vào nỗ lực chung là một biểu hiện của cái ta và do đó trái với mục đích của chúng ta, cả cá nhân lẫn tập thể.

 

Rồi vị lão sư kết thúc bằng cách khuyên tất cả mọi người làm hết sức mình.

Bấy giờ trà và bánh ngọt được dọn ra, trước hết cho vị lão sư, kế đến cho các vị tăng đầu chúng và rồi đến những người tụ hội. Vị lão sư nhắp trà trước tiêntiếp theo là những người khác. Ông lại ăn bánh trước và sau đó mọi người cùng ăn.

Nghi thức này không phải là không có ý nghĩa. Nó tượng trưng cho tất cả mọi khối óc và trái tim trong việc làm chung này. Đồng thời nó còn là biểu hiện của lòng tin của môn sinh đối với thầy, họ đồng ý được ông dẫn dắt và lòng tin của họ đối với Pháp mà ông xiển dương. Xong nghi thức, vị lão sư và các trợ thủ bắt đầu, và một lần nữa tất cả cúi đầu chào nhau như trước.

Đúng chín giờ, chuông reo và mọi người rút lui vào giường. Sáu giờ đồng hồ nữa, cuộc đại thám hiểm bắt đầu.

 

Keng! Keng!…3 giờ sáng… nhiếp tâm bắt đầu…

Những người mới đến hơi sửng sốt, dụi đôi mắt ngái ngủ, mò cái nệm nhồi bông…những bàn tay đã quen với thời tiết nhanh nhẹn thu xếp vật dụng trên giường, đến nhà tắm đánh răng, dội nước lạnh lên mặt, mặc y phục, nhanh nhẹn lên đàn (tan: cái sàn để ngồi thiền), điều chỉnh tọa cụ, bắt đầu tọa thiền…, không lãng phí thì giờ, nỗ lực…những người mới bắt đầu chậm chạp, vụng về leo lên đàn và tọa cụ… điều chỉnh, vặn vẹo, lại điều chỉnh…

Mấy phút, vị lão sư im lặng bước vào…đi phía sau và quan sát những cái lưng, với con mắt hiểu biết, chúng tiết lộ sự căng thẳng hay buông chùng của tâm một cách hùng hồn hơn là mặt…

Một cột xương sống chùng ắt sẽ bị đau với cây hốt ông cầm nơi tay đập một cách nhẹ nhàng. Một cái lưng khác thẳng hơn sẽ chỉ nhận được lời khuyên hay khuyến khích thì thầm… Khi vị lão sư đi qua, người ngồi chắp tay chào, điệu bộ phổ biến tỏ lòng khiêm tốn, kính trọng và biết ơn…

Vị lão sư có thể kể với những người ngồi nhìn vách bây giờ một câu chuyện dật sử về một Thiền đức ngày xưa, hoặc một Thiền đức đáng chú ý hiện đại để phấn khích… Sau cùng ông kết luận: “Ông ấy cũng chỉ là người, nếu ông ấy có thể đạt giác ngộ thì quí vị đây cũng có thể vậy.” …Đôi hàm tỏ vẻ cương quyết, cuộc chiến đấu bắt đầu…

Keng! Keng! Kinh hành… Bốn mươi lăm phút trôi qua… những người cũ đã quen, ném vòng tọa cụ sang một bên, nhảy xuống đất êm nhẹ như mèo, đứng ngay vào hàng và chầm chậm đi quanh thiền đường, tay chắp ngang ngực, với bước đi chừng mực, tâm tập trung… Keng!... Kinh hành chấm dứt… Một vài người nhanh chóng lên đàn, những người khác tiến về phía nhà tắm… Keng! Keng! Keng!...thời ngồi kế tiếp bắt đầu…mùi thơm bát ngát của cây nhang mới(3) bay khắp thiền đường.

 

----------------------------------------------

(3) Một thời ngồi khoảng 45 phút được tính bằng thời gian đốt cháy hết một cây nhang.

 

 

Khoảng 20 phút sau vị godo(4), sứ giả chính của vị lão sư, từ trên đàn lướt nhẹ xuống, ông ta đi lấy kích trượng (kyosaku) tượng trưng cho lưỡi kiếm chém mê hoặc của Bồ-tát Văn Thù, đặt trong chiếc rương đựng thánh tích giữa thiền đường, nắm chặt hai đầu kích trượng, cúi đầu thật thấp trước vị hộ pháp của thiền đường.

Vị godo lặng lẽ bước những bước dài quanh thiền đường, đánh giá những tư thế mách lẻo… Không một tiếng động nào, trừ tiếng lầm thầm có thể nghe được của hơi thở hổn hểnh phì phò của những người mới bắt đầu đang cố gắng một cách tuyệt vọng bằng thân thay vì bằng tâm để nhốt các ý nghĩ đang chạy tán loạn…

Bốp! Tiếng kích trượng toàn lực dộng xuống một góc đàn. Có tiếng lào xào giống như tiếng tiếng gió xào xạc qua đám cờ bắp qua những người mới đến giật mình, hơi sợ hãi…im lặng, một niềm im lặng điếc đặc…

Bộp! Bịch!…Đánh những người ngồi có cái lưng không thẳng tỏ dấu hiệu tâm suy yếu, vị godo gầm lên: “Chỉ còn mười lăm phút nữa là độc tham. Hãy dũng cảm tiến lên! Hãy tập trung! Đừng tách rời công án dù chỉ bằng đường tơ sợi tóc! Quí vị phải đem câu trả lời đến cho lão sư, đừng có đến mà không có gì cả!”

Những cái lưng hạ thấp thẳng lên… Những tiếng phì phò và gắng sức trở nên lớn hơn.

Keng! Keng!... Độc tham!

“Đi!” vị godo hét lên…Sự căng thẳng bị phá vỡ, tất cả - chỉ trừ một vài người hơi miễn cưỡnghăng hái đua nhau xếp hàng.

--------------------------------------------

(4) Trong phái Tào Động, Godo chỉ vị tăng đầu chúng chịu trách nhiệm cai quản thiền đường, địa vị kế ngay sau vị Lão sư, tương đương với địa vị của Jikijitsu trong phái Lâm Tế.

 

“Các ông có cần chân lý không?” ông ta nói cộc lốc với mấy người trễ nãi, lôi một hai người xuống đàn và khuyến khích họ tiến vào hàng độc tham bằng kích trượng, lạnh lùng không cần biết đến việc gì khác.

 Trong đa số các tuần nhiếp tâmtự viện hay chùa, kích trượng giữ vai trò quan trọng và thường có tính chất quyết định, nó đạt đến cực điểm ngay trước lúc độc tham. Mục đích của kích trượng là khơi dậy mọi tàng tích năng lực còn mơ màng trong người ngồi, khiến cho họ phá vỡ cái vỏ sò bảo vệ sự tự lừa dối mình và đi đến Tự tri đích thực. Song không một yếu tố huấn luyện Thiền nào bị người châu Á cũng như người phương Tây chỉ trích ầm ỹ bằng, không ai hiểu ít hơn người khác về việc sử dụng loại gậy này. Nó bị kết án là một biểu hiện “bạo dâm của văn hóa Nhật bản,” và là một “phản bội trắng trợn của Phật giáo.” Thực ra không phải như thế. Cùng với Thiền, kích trượng là một sản phẩm nhập khẩu từ Trung hoa.(5) Có lẽ nó là hậu duệ cứng cáp hơn của chiếc que nhỏ đã được sử dụng ngay cả trong thời đức Phật để đánh thức mấy ông tăng ngủ gật và được chế tạo để gây tiếng gió khi rung bên tai.(6) Tại Trung quốc, đến một điểm nào đó, các Thiền sư hiển nhiên cảm thấy cần phải kích thích môn sinh của họ bằng một cái gì đó khác hơn là những âm thanh êm ái hay những cái vỗ nhẹ bằng bàn tay hay một cú đấm đúng lúc. Để đáp ứng nhu cầu đó, tiền bối của kích trượng đã ra đời.

 Kích trượng được làm với những kích thước, hình

 

---------------------------------------------

(5) Về cách sử dụng kích trượng (kyosaku, được gọi là keisaku trong truyền thống Lâm Tế) ở Thiền viện Trung hoa sau này được miêu tả tóm lược trong The Wheel of Life, trg. 167 của John Blofeld.

(6) Mẫu tin này do Lão sư Bạch Vân cho tôi biết.

 

dáng và sức nặng khác nhau. Có những cái làm bằng gỗ cứng dùng trong mùa đông khi tăng nhân và cư sĩ đều mặc áo dày. Có những cái làm bằng gỗ mềm dùng trong mùa hè khi họ mặc áo mỏng. Đầu kích trượng tiếp xúc với thân người dược làm dẹp giống như mái chèo với bề rộng khoảng một tấc, trong khi đầu cán được chuốc tròn để cầm cho chắc. Trong một vài tự viện và chùa, nó dài khoảng một mét hai, ở một số khác nó dài khoảng bảy tấc.

Kích trượng có thể được dùng để kích động một người ngồi buồn ngủ, khuyến khích một người ngồi mệt mỏi, hoặc thúc giục một người ngồi cố gắng, nhưng nó không bao giờ được dùng để trừng phạt hay gây hiềm khích cá nhân. Điều này rõ ràngsự thật người được đánh chắp tay giơ lên tỏ lòng biết ơn vị godo, và đáp lại ông ta chấp nhận điều ấy bằng một cái cúi đầu trong tinh thần tương kính và hiểu nhau. Trong tự viện, những cú kích trượng mạnh nhất hầu như chỉ dành cho những người hăng háidũng cảm, không lãng phí cho những kẻ lười biếng hoặc nhút nhát. Trong thiền đường, người ta hiểu rất kỹ câu ngạn ngữ: ngựa tồi dẫu đánh mấy cũng không thể chạy nhanh.

Trong các tự viện và chùa Tào Động, người ngồi quay mặt vào vách mà không quay mặt vào nhau như trong phái Lâm Tế. Như thế, vị godo dùng kích trượng từ phía sau, tùy ý mình(7), và thỉnh thoảng không có sự báo trước(8) nào cả. Trong tay vị godo nhạy cảm và đã giác ngộ, có thể đánh hòn sắt nóng hay đánh cho hòn sắt nóng

 

---------------------------------------------

(7) Những người ngồi thường yêu cầu kích trượng đánh bằng cách chắp tay giơ lên khỏi đầu.

(8) Song nó thường được báo trước bằng cái vỗ nhẹ lên vai. Trong phái Lâm Tế thì đánh từ phía trước, như thế người ngồi luôn luôn biết trước khi mình được đánh.

 

 lên, cây kích trượng bất ngờ làm cho sự nỗ lực tập trung của một người lên đến độ kịch liệt nhất. Hơn nữa, giống như cái quất nhạy cảm dùng cho con ngựa đua, khiến nó tăng tốc độ mà không gây nguy hiểm, cây kích trượng được sử dụng một cách thông minh vào lưng của một người ngồi gắng sức có thể làm bật nổ năng lực siêu nhân đưa người ấy đến sự qui nhất năng động của tâm cần thiết cho kiến tánh mà không gây đau đớn. Ngay cả những lúc ít trọng yếu, đặc biệt vào giữa buổi chiều hay xẩm tối, khi thân bị rùn xuống kiệt sức làm chùng sự khẩn trương của tâm, mở đường cho những đoàn quân tư niệm xâm lăng, cú đánh đúng lúc qua vai sẽ làm gục tất cả, đồng thời giải tỏa các kho dự trữ năng lực bất ngờ.(9)

 Không thể nhấn mạnh quá mức rằng xử lý kích trượng không phải chỉ là vấn đề đánh người bằng gậy. Trong hành động này, bi-trí-dũng được kết hợp với nhau. Trong một tự viện hay chùa hàng đầu, vị godo là một người không thay đổi, có tinh thần mạnh, song từ bi. Thực ra, nếu kích trượng là một động cơ thúc đẩy và không phải là chông gai, người ấy phải đồng nhất với nguyện vọng tinh thần sâu xa nhất của những người ngồi. Người ta nói rất hay rằng tình thương không có sức mạnhyếu hèn, sức mạnh không có tình thươngdã man.

Song không thể phủ nhận rằng đối với những người phương Tây không thể tự thức tỉnh quan niệm cho rằng đánh đập bằng gậy trong bất cứ trường hợp nào cũng là lăng nhục nhân cách cao quí của họ, kích trượng vẫn luôn luôn là sự đe dọa hơn là sự thúc giục đáng được hoan nghênh

 

---------------------------------------------

(9) Mỗi vai được đánh hai lần tại những điểm tương ứng với kinh mạch châm cứu.

 

Theo sau độc thamtụng kinh, được tiếng “Cốc!kích thích của cái mõ báo trước. Nghe báo hiệu này, tất cả xếp hàng ngoài cửa dọc theo lối đi có lọng phướn mở rộng, được hơi thở mát lạnh của rạng đông chào đón, và từ đó tiến vào chánh điện, cư sĩ chiếm một bên và bên kia là tăng nhân. Độc tham và hai giờ tọa thiền đem lại cho tâm sự trong sángqui nhất, mọi tư thế và cử động của thân trong lúc lạy và tụng kinh mang một ý nghĩa và nội dung mới. Tiếng mộc ngư (mõ) nhiệp nhàng, tiếng chuông đồng ngân nga sâu xa, ánh đèn cầy sáng chập chờn trên bàn Phật (Butsudan), và mùi hương nhang tươi mát, tất cả đều góp phần kích thích tâm hơn nữa.

 

Sau đọc kinh đến bữa ăn đầu tiên, lúc 5 giờ 30, gồm có cháo, một đĩa rau ăn giặm và củ cải dầm nước muối. Khẩu phần đơn giản này là để nuôi cơ thể cho nó có thể theo đuổi Con Đường của Phật, không phải để thưởng thức. Nhưng người ta không ăn ngay. Đầu tiên, tiếng leng keng của cái chuông tay của vị tăng đầu chúng, lời kinh tụng trong giờ ăn bắt đầu với sự bày tỏ niềm tin nơi Tam Bảo như là một, tức Phật Tì-lô-xá-na (tượng trưng cho Phật-Tri-Kiến siêu việt); Pháp (hay luật nhân quả) và Tăng (gồm cả chư Phật khắp mọi nơi). Rồi tạm thời ngừng tụng kinh trong khi mỗi người tự giở tấm khăn phủ quanh cái bát sơn mài bốn ô, và đũa đã được cấp cho trong tuần nhiếp tâm, và đặt những vật ấy ra trước mặt.

Leng keng! Tụng kinh lại bắt đầu với sự bày tỏ lòng tin nơi nhân cách và cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni, nơi Pháp của Ngài, và nơi những tấm gương lớn của lời Phật dạy, tức các Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, và Quan Âm, thêm nữa là chư Tổ. Bấy giờ, cháo được múc ra từ cái tô tượng lớn bằng gỗ và rau được dọn lên.

Song trước khi đụng đũa vào bát cứ thứ gì, có một hiệp tụng kinh khác nữa để mọi người nhớ rằng thức ăn sắp được ăn đây đến từ sức lao động của nhiều người, và mỗi người chỉ được phép thọ nhận với lòng biết ơn, không phải vì tham lam, và không vì thích hay ghét.

Bây giờ còn một nghi thức nữa trước khi thực sự ăn. Mỗi người tự lấy trong bát cháo ra khoảng năm bảy hạt và bỏ vào trong một cái bình đặc biệt chuyền qua tất cả mọi ngườimục đích này. Lễ vật tượng trưng dành cho loài quỉ đói vô hình của thế giới khác mà lòng tham trừng phạt chúng sống kiếp khốn cùng. Cuối cùng, khi ăn phải ăn im lặng để sự tập trung vào công án hoặc đếm hơi thở hoặc chính việc ăn, có thể tiếp tục không gián đoạn.

Các tăng nhân phục vụ mang cái tô tượng cháo lớn đến tất cả ba lần. Người nào muốn ăn nữa nâng bát lên, chắp hai tay chờ đợi trong lúc được phục vụ, im lặng xoa hai bàn tay vào nhau ra dấu “đủ rồi.” Nếu không muốn được phục vụ nữa, mỗi người chỉ đơn giản cúi đầu chào từ thắt lưng trở lên, hai tay chắp ngang ngực khi người phục vụ đi qua. Không chú ý đến lời ra lệnh ăn sơ sài của vị lão sư, hiển nhiên có những ông tăng muốn làm đầy bụng hơn là làm rỗng tâm thì làm đến bát thứ ba. 

Thức ăn khi đã đụng đũa đến thì phải ăn, không được phí bỏ, không được lãng phí một miếng nhỏ nào. Cuối bữa ăn, nước uống được chuyền vòng quanh và mỗi người dùng một miếng củ cải dầm nước muối để chùi sạch bát, và sau đó nếu khát thì uống nước nhưng đừng quên đổ một miếng thừa vào cái bình chứa chung dành cho quỉ đói. Bữa ăn chấm dứt bằng một bài kinh, thực chất là để bày tỏ lòng biết ơn sự nuôi dưỡng vừa thọ nhận và một lời nguyện dùng sức khỏe này phục vụ phúc lợi tinh thần của tất cả chúng sinh.(10)

 Không phải riêng thức ăn mà mọi thứ đều được sử dụng đúng chức năng của nó và không được lãng phí hay phá hoại một cách không cần thiết. Đây là một trong các điều lệ không được vi phạm của Thiền viện và phải được chú trọng trong lúc nhiếp tâm, không được vi phạm. Những lý do ấy có tính cách tinh thần hơn là kinh tế, phung phíphá hoại. Đối xử sự vật với sự tôn trọngbiết ơn, hợp với bản tánhmục đích của chúng, là khẳng định giá trị và sự sống của chúng, sự sống mà chúng ta cắm rễ trong đó. Lãng phí là thước đo sự vị ngã của chúng ta, và từ đó là sự ly cách chúng ta với sự vật, với Phật tánh, với sự hợp nhất thiết yếu của những cái ấy với chúng ta. Hơn nữa, nó còn là hành động lạnh lùng đối với giá trị tuyệt đối của vật bị lãng phí, tuy khiêm tốn. Như thế, vô ý làm vỡ một tấm gương vào bất cứ lúc nào, để một ngọn đèn cháy khi không còn cần đến nữa, dùng nhiều nước hơn nhu cầu cho một việc làm riêng biệt, để mở một quyển sách sau khi đã đọc; tất cả những cái ấy đều là hành động sai sót theo nghĩa tôn giáo sâu xa nhất và do đó, làm hại sự tiến bộ tinh thần của chúng ta. Vì lý do này, chúng bị kết án tất cả.

 

Theo sau bữa ăn sáng ở đa số các tự viện và chùa là chương trình samu (lao động tay chân) trong thời gian nhiếp tâm, nó mang hình thức quét dọn, lau bụi, chùi rửa sàn nhà, nhà vệ sinh, cộng thêm quét dọn lối đi, cào và làm

 

---------------------------------------------

(10) Đây là nghi thức Tào Động của chùa Phát Tâm, hơi khác với nghi thức Lâm Tế. Thỉnh thoảng các Thiền viện cũng phục vụ gạo trắng, không phải gạo nâu.

 

cỏ vườn.(11) Kể từ thời Bách Trượng Hoài Hải (Nh. Hyakujo Ekai, H. Pai-chang Huai-hai, 720-814) đầu tiên định chế, hơn một nghìn năm qua lao động tay chân

là một thành tố tu Thiền. Về Bách Trượng người ta ghi lại rằng một hôm các tăng nhân cảm thấy sư đã quá già yếu, không thể làm việc được nữa, đem dấu hết các dụng cụ làm vườn của sư. Khi họ từ chối, làm ngơ lời khẩn cầu trả lại các dụng cụ cho sư, sư không chịu ăn nữa, và bảo: “Không làm, không ăn.” Cùng một tinh thần ấy, được Lão sư Gempo Yamamoto thời nay, cựu trụ trì chùa Long Trạch (Ryutaku-ji), mất vào tháng 6 năm 1961 lúc 96 tuổi, thể hiện. Hầu như mù và không thể làm việc được cho tự viện, sư đã quyết định giờ chết cho mình, vì thế sư không chịu ăn nữa. Khi tăng chúng hỏi tại sao sư không ăn, sư đáp sư đã sống thừa vô dụng và chỉ làm phiền mọi người. Họ nói: “Nếu hòa thượng chết bây giờ [tháng giêng] trời lạnh lắm, mọi người sẽ không thoải mái đi dự tang lễ và như vậy hòa thượng còn làm phiền nhiều hơn nữa. Vì thế xin hòa thượng làm ơn ăn lại cho.” Do đó, sư bắt đầu ăn trở lại, nhưng đến khi trời ấm lại, sư lại ngừng ăn, và sau đó không lâu, sư lặng lẽ ngã xuống qua đời.

Làm như thế có ý nghĩa khi nói đến huấn luyện Thiền? Trước tiên, nó chỉ rõ rằng tọa thiền không chỉ là vấn đề đạt khả năng tập trung và qui tụ tâm trong lúc ngồi, mà theo nghĩa rộng nhất, tọa thiền còn bao hàm cả sự vận động và vận dụng tích cực định lực (sức mạnh do tọa thiền phát sinh) trong mọi hành động của chúng ta. Samu, như là một kiểu tọa thiền di động, cũng cung cấp cơ hội để phát triển

 

----------------------------------------------

(11) Ở các tự viện có một số lượng lớn lao động tay chân quanh năm – ví dụ, trồng lúa cũng như rau cải – samu được miễn trừ trong thời gian nhiếp tâm cho phép có nhiều thì giờ hơn cho việc ngồi.

 

an tĩnh sâu xa đưa tâm đến qui nhất qua hoạt động cũng như làm tăng sức mạnh cho thân và do đó làm tăng năng lực cho tâm.

Mục đích ở đây, cũng như ở mọi kiểu tọa thiền khác, là tu dưỡngtrước tiêntâm niệm và đương nhiên là vô niệm. Đây chỉ là hai mức độ khác nhau của sự thấm nhập. Tâm niệmtrạng thái trong đó người ta hoàn toàn ý thức trong bất cứ tình thế nào và vì thế luôn luôn có thể đáp ứng tương xứng. Song người ta ý thức mình có ý thức. Mặt khác, vô niệm hay “vô tâm” như nó được gọi, là trạng thái thấm nhập trọn vẹn đến độ không còn vết tích nào của tự thức.

Bất cứ hành động nào phát xuất từ tâm thái này không thể sấn vào hay nhảy vọt được, không thể gắng sức hay buông lơi, không thể có những cử chỉ hư giả hay lãng phí bất cứ năng lực nào. Toàn bộ sự lao động đi vào với tâm thái như thế, tự nó có gía trị khác biệt với những gì có thể đưa đến. Đây là việc làm “không công đức” hay “không mục đích” của Thiền. Bằng cách thực hiện mỗi việc làm theo tinh thần này, chúng ta có thể lãnh hội sự thật rằng mỗi hành động là một biểu hiện của Phật tâm. Một khi trực nghiệm được điều này và không lầm lẫn, thì không có lao động nào có thể kém cao quí được. Trái lại, tất cả mọi việc làm dù thấp kém đến đâu cũng đều cao quí bởi vì nó được xem là biểu hiện của Phật tánh không tỳ vết. Đây là giác ngộ chân thựcgiác ngộ trong Thiền không bao giờ chỉ riêng cho mình mà là cho tất cả.

Lý tưởng này được nhấn mạnh trong suốt tuần nhiếp tâm. Sự thực - bốn lần trong một ngày, vào cuối bài đề xướng, cuối các thời tụng kinh sáng, chiều và sau việc làm cuối cùng trong ngày - Bốn Lời Nguyện được tụng ba lần hiệp một:

 

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Đau khổ vô tận thệ nguyên đoạn.

Pháp môn(12) vô lượng thệ nguyện học.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

 

Samu chấm dứt, theo sau là bài đề xướng dài khoảng một giờ (thí dụ có thể tìm thấy ở Chương II), rồi khoảng 11 giờ là đến bữa ăn chính trong ngày, thường là cơm gạo trắng trộn với gạo lúa mạch, phụ thêm rau tươi và canh đậu hũ. Sau bữa ăn trưa, tất cả trừ những hăng hái nhất tiếp tục ngồi ở thiền đường, nghỉ ngơi độ một giờ như đã được chương trình nhiếp tâm dành cho, song không quên tự thâm nhập công án hay các bài luyện tập khác.

 Trừ đề xướng và lao động tay chân, buổi chiều và buổi tối là lặp lại thời gian buổi sáng. Một vài tự viện và chùa cho tắm nước nóng vào buổi chiều hay buổi tối đối với những người mới bắt đầu vì chân đau và thân căng thẳng, sự xoa dịu này được đón mừng nồng nhiệt vô tả. Đến 4 giờ chiều được ăn một bữa nhẹ, chủ yếu là những món ăn còn thừa lại của buổi trưa. Không giống như hai bữa ăn trước được bắt đầu và chấm dứt bằng tụng kinh, “món thuốc”(13) này được ăn trong im lặng hoàn toàn.

 Ở chùa Phát Tâm, được chú ý vì nhiếp tâm nghiêm túc, vào đêm thứ tư và mọi đêm sau đó vào lúc tám giờ, có một qui luật độc đáo để chiến đấu với những ảo ảnh cám dỗ

 

----------------------------------------------

(12) Tức là, các tầng mức chân lý.

(13) Dược thạch (Yakusaki): hòn đá thuốc, tăng nhân Phật giáoTrung quốc ngày xưa chỉ ăn ngày hai bữa. Vào mùa đông, để giữ mình cho ấm và làm dịu bớt những cơn đau vì đói, họ đặt trên bụng một hòn đá được xem như là món thuốc trị bá chứng cho tất cả những rối loạn của dạ dày. Do đó, những bữa ăn thứ ba, đến khi ăn, được cho là “ăn thuốc” (dược thực).

 

của chiếcgiường bắt đầu lôi kéo cái tâm đã mệt mỏi, do dự

vào giờ này. Với tiếng keng của cái chuông lớn ở thiền đường, đột nhiên có sự bùng dậy của tiếng “Mu-u-u…”của tất cả những người đang cố gắng thâm nhập công án này. Thoạt đầu yếu và bất định, tiếng hô tập thể này gom góp sự sâu xa, sức mạnh và sức xung kích dưới sự thúc giục mãnh liệt của cây kích trượng vung tự do của vị godo, và những người phụ tá ông hét lên: “Hãy nói Mu từ đan điền, không phải từ cổ họng!” Khi những tiếng la Mu này từ từ lên đến cao độ của tiếng rống sâu thẳm, mà chúng đương nhiên như vậy, đột nhiên tắt hẳn vì tiếng chuông thiền đường Keng! Keng!... thường khoảng 30 phút sau. Bây giờ lại bắt đầu tọa thiền im lặng, nhưng bầu không khí trở nên như điện.

Tọa thiền chấm dứt vào 9 giờ thiếu 15 và tiếp theo là thời kinh cuối cùng trong ngày, một bài kinh ngắn và Bốn Lời Nguyện. Bây giờ được tụng vơi sự hăng hái và mạnh mẽ. Với tinh thần phấn chấn và năng lực bùng dậy, ngủ không còn là vấn đềthực tế mọi người xếp hành ngoài thiền đường trong bầu không khí lạnh lẽo ban đêm với tọa cụ dưới cánh tay. Thay vì lê bước mỏi mệt đến giường ngủ như những đêm trước,(14) mọi người rảo bước nhẹ nhàng đến những địa điểm vắng vẻ, thường là nghĩa trang của tự viện, ở lại đó tiếp tục tọa thiền mãi trong đêm.

 

Đặc biệt, đêm cuối cùng với tiêng la hét dữ dội nhất, không một ai trừ những người bị bệnh rõ ràng hay những kẻ nhút nhát rõ rệt dám rút lui vào giường lúc 9 giờ, khi thực tế cả thiền đường chia nhau chỗ trong nghĩa trang

 

----------------------------------------------

 (14) Ở đa số tự viện, cư sĩ đến nhiếp tâm không ngủ chung với tăng nhân trong thiền đường, mà được xếp chỗ ngủ trong các phòng ở một căn nhà riêng.

 

hay trên các ngọn đồi gần đó trong đêm, xé tan bầu không khí tĩnh mịch bằng tiếng la “Mu!” tuyệt vọng. Và trong tuần nhiếp tâm nghiêm túc nhất trong năm, tuần nhiếp tâm Lạp Bát (Rohatsu: mồng 8 tháng 12) tưởng nhớ sự Giác ngộ của đức Phật, dạ tọa (yaza: tọa thiền sau 9 giờ tối) là qui luật mỗi đêm.

Ngày cuối cùng của tuần nhiếp tâm, đặc biệt nếu có tọa thiền suốt đêm đi trước, có khuynh hướng trở thành bất ngờ tột độ. Do đó, vị lão sư khuyên mọi người rằng đây là ngày sanh tử nhất của tất cả, nếu bây giờ buông lơi khi tâm đạt đến đỉnh cao của sự tập trung thì quả thực là vứt bỏ sáu ngày nỗ lực kiên cường. Vào ngày thứ bảy này, kích trượng và người bạn đồng hành của nó - sự la hét - được bỏ đi, khi vị godo nói: “Tôi không còn làm việc được nữa, bây giờ là hoàn toàn tùy vào quí vị, và sau (hay bởi vì) sáu ngày ồn ào huyên náo có định kỳ, hôm nay tọa thiền im lặng song tích cực thường là phần thưởng đáng giá nhất.”

Trước khi chính thức kết thúc tần nhiếp tâm, vị lão sư nói với mọi người một cách hiệu lực:

 

Sự nỗ lực chân thực trong nhiếp tâm không bao giờ là lãng phí dù cho nó không kết thúc trong ngộ. Có thể so sánh đạt kiến tánh với cú bắn thứ 100 trúng hồng tâm. Ai có thể bảo 99 lần bị trượt không liên quan với lần cuối cùng thành công ấy.

Vài người đã kiến tánh ngay trong lúc uống trà kết thúc tuần nhiếp tâm, một vài người khác đã kiến tánh ngay trên chuyến xe lửa trên đường về nhà, vì thế lúc nào cũng phải chú tâm. Hãy tập trung không ngớt vào công án của mình nếu vị nào đang tham công án hoặc hãy thực hiện mọi việc làm của mình một cách nhất tâm, nếu vị nào thực hành chỉ quán đả tọa. Đừng phung phí một cách vô ích định lực mà quí vị đã tích lũy được trong lúc nhiếp tâm nói chuyện tầm phào, hãy giữ gìntăng cường nó trong tất cả công việc làm hàng ngày của mình.

 

Ở một vài tự viện và chùa vẫn giữ một nghi thức đặc biệt, trước sự hiện diện của tất cả những người tham dự, để những ai đã đạt kiến tánh bày tỏ lòng biết ơn đối với vị lão sư và các vị tăng đầu chúng. Tuần nhiếp tâm chính thức kết thúc với sự tụng Tâm Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa và Bốn Lời Nguyện. Sau đó, một lần nữa tất cả cùng nhau uống trà và ăn bánh ngọt, cảm ơn vị lão sư và các vị tăng đầu chúng cũng như những ai đã trợ giúp họ trong lúc nhiếp tâm.

 

Bất chấp sự sử dụng ngoạn mục cây kích trượng, sự chen lấn thô bạo trước lúc độc tham, tấn kịch thực sự của tuần nhiếp tâm không nằm trong các biểu dương này mà nằm trong tọa thiền: trong sự đơn độc tìm kiếm trong trong thế giới mênh mang ẩn kín của tâm mình, trong chuyến di trú cô đơn qua những hố rãnh gió hú của hổ thẹnsợ hãi, qua những bãi sa mạc của mệt mỏinghi ngờ, quanh vùng núi lửa kiêu hãnh, qua những khu rừng già rối loạn. Nhiếp tâm là một cuộc chiến đấu không ngừng để đạt sự trong suốt của tâm mà tối hậu nó đưa đến sự khám phá kỳ diệu rằng vũ trụ và mình không phải ly cách xa xôi mà là một Toàn thể thân mật, sống động.

kiến tánhtheo sau hay không, người ta không thể tham dự nhiếp một cách nghiêm túc mà không trở về nhà với sự trác việt trong lòng, mạnh mẽ trong tâm, và với thị kiến tươi tắn đến giật mình về một thế giới thân thuộc cũ.

Chủ đề chính của nhiếp tâm vẫn là tự nỗ lực, vì phân tích đến cùng, một người được giải thoát không phải bằng hành giả đồng đạo, không phải bằng lão sư, cũng không phải bằng Phật, và chắc chắn không phải bằng bất cứ một hiện thể siêu nhiên nào, mà bằng chính sự tận lực không lay chuyển, không mệt mỏi của chính mình.

Đa số những người phương Tây, có kinh nghiệm kiến tánh theo sau, là những người châu Mỹ, thì không phải là ngẫu nhiên. Trong sự nhấn mạnh của Thiền về tự tin, trong ý thức rõ ràng của nó về những nguy hiểm của chủ nghĩa lý trí, trong tiếng gọitính cách mệnh lệnh của nó đối với kinh nghiệm cá nhân và không phải suy lý triết họcphương tiện chứng minh chân lý tối hậu, trong mối quan tâm thực tiễn của nó đối với tâm và đau khổ, và các phương pháp thực hành để giải thoát thân tâm của họ, những người phương Tây tìm thấy nó giống nhiều với tính khíthế giới quan (Weltanschauung) của họ. 

Vào thời buổi mà “sự vật đang thắng yên cương cưỡi nhân loại” mà trước kia chưa từng có, khi mà những căng thẳngsợ hãi, lo âuđố kỵ đang tàn phá tâm hồn con người hiện đại, cả đàn ông lẫn đàn bà, thì sự kiện những người bình thường qua giác ngộ có thể khám phá ý nghĩa và niềm vui trong cuộc sống, cũng như ý nghĩa có một không hai và mối liên kết của mình với tất cả cuộc tồn sinh, chắc chắn nói lên niềm hy vọng cho con người ở khắp mọi nơi.

 

 

 

 

 

CÁC KINH NGHIỆM

 

1. Ông K. Y., Quản Trị Viên Nhật, 47 tuổi

 

. 27-11-1953

Lão sư Trung Xuyên (Nakagawa - roshi) thân mến,

Cảm ơn thầy vì cái ngày hạnh phúc mà tôi đã sống ở tự viện của thầy.

Thầy nhớ cuộc tranh luận đã dấy lên về vấn đề nhận ra Tự tánh tập trung quanh người đàn ông Mỹ đó chứ? Vào lúc ấy tôi khó tưởng tượng nổi chỉ vài hôm sau tôi phải tường trình với thầy về kinh nghiệm của mình.

Ngay sau khi viếng thầy, tôi đã lên xe lửa trở về nhà cùng với vợ tôi. Tôi đang đọc một tập sách Thiền của Son-O, người mà thầy có thể nhớ ra là một bậc sư của Thiền Tào Động, sống vào thời Genroku (1688-1703). Khi xe lửa đến gần ga Ofuna, tôi đọc đến câu: “Tôi đã đến chỗ nhận ra rõ ràng rằng Tâm không khác với núi sông và trái đất rộng lớn, mặt trời, mặt trăng và các vì sao.”(15)

Trước kia tôi đã đọc câu này rồi, nhưng lần này nó gây cho tôi một ấn tượng quá ư sống động khiến tôi giật mình. Tôi tự bảo: “Sau tám năm tọa thiền, cuối cùng mình mới nhận ra cái cốt yếu của câu nói này,” và không thể nén được, nước mắt bắt đầu dâng trào. Hơi xấu hổ thấy mình

 

-----------------------------------------------

(15) Câu này dẫn trong Chánh Pháp Nhãn Tạng (Shobo Genzo) của Đạo Nguyên, nguyên thấy trong Zenrui số 10, một tác phẩm Thiền vào thời kỳ đầu của Thiền Trung quốc.

 

khóc giữa đám đông, tôi quay mặt đi và dùng khăn tay xoa mắt.

Khi tàu đến ga Kamakura, vợ tôi và tôi xống tàu, trên đương về nhà, tôi nói với vợ: “Trong tâm thái hiện tại anh đã có thể vươn đến những đỉnh cao nhất.” Vợ tôi cười đáp: “Thế thì em ở chỗ nào?” Suốt lúc ấy tôi cứ lặp đi lặp lại câu dẫn trên với mình.

Bất ngờ, hôm ấy có vợ chồng em trai tôi ở lại nhà tôi và tôi kể cho họ nghe về cuộc viếng thăm của tôi ở chùa thầy và về người Mỹ ấy trở lại Nhật bản chỉ để đạt giác ngộ. Tóm lại, tôi đã kể lại với họ mọi chuyện mà thầy đã nói với tôi, và hơn mười một giờ rưỡi tôi mới đi ngủ.

 

Đến nửa đêm, tôi bỗng thức dậy, thoạt tiên tâm tôi u ám sương mù, rồi đột nhiên câu dẫn trên lóe lên trong tâm thức: “Tôi đã đến chỗ nhận ra rõ ràng rằng Tâm không khác với núi sông và trái đất rộng lớn, mặt trời, mặt trăng và các vì sao.” Và tôi lặp lại.

Rồi bỗng tôi như bị sét đánh và trời đất biến mất. Giống như những đợt sóng nhô cao, lập tức niềm hân hoan khôn tả dâng lên trong tôi, một cơn bão táp hân hoan đích thực, khi tôi cười lớn như điên cuồng: “Ha, ha, ha, ha, ha, ha, ha, ha!” Ở đây không có lý lẽ! Không có lý lẽ gì ráo! Bầu trời trống rỗng tách đôi, rồi nó há cái miệng to lớn phi thường và bắt đầu cười rú lên: “Ha, ha, ha, ha!” Sau đó, một người trong gia đình tôi bảo rằng tiếng cười của tôi nghe có vẻ không phải người.

Lúc ấy tôi đang nằm ngửa, bỗng nhiên tôi ngồi bật dậy, lấy hết sức đập mạnh xuống giường và dùng chân nện xuống sàn nhà như cố phá nát nó ra, và cười huyên náo suốt lúc ấy. Vợ tôi và đứa con trai nhỏ nhất của tôi ngủ bên cạnh tôi liền thức dậy, sợ hãi. Vợ tôi lấy tay bịt miệng tôi và kêu lên: “Chuyện gì thế anh? Chuyện gì thế anh?” Nhưng tôi không hề biết chuyện ấy, về sau nghe kể lại tôi mới biết. Đứa con trai tôi bảo rằng nó tưởng tôi điên.

“Tôi đã đến giác ngộ rồi! Phật Thích-ca Mâu-ni và chư Phật đã không lừa dối tôi! Các Ngài đã không lừa dối tôi!” Tôi nhớ mình đã khóc la lớn, khi bình tĩnh lại, tôi xin lỗi cả nhà, họ đã xuống thang gác, sợ hãi vì sự náo động.

Lạy trước chân dung Quan Âm thầy tặng tôi, kinh Kim Cương, tập sách Lão sư Bạch Vân viết, tôi thắp nhangtọa thiền đến nửa giờ sau, mặc dù dường như chỉ vài ba phút trôi qua.

Ngay bây giờ khi tôi viết, da tôi vẫn còn run rẩy.

Sáng hôm đó tôi đã đến ngặp Lão sư Bạch Vâncố gắng trình bày với ông ấy kinh nghiệm về sự phân cách đột nhiên của trời và đất. “Tôi vui quá! Tôi vui quá!” tôi cứ lặp lại mãi và vỗ tay vào đùi đen đét. Nước mắt cứ trào ra, không ngăn được. Tôi cố kể lại với ông ấy kinh nghiệm đêm đó, nhưng miệng tôi run run không thành lời. Cuối cùng, tôi chỉ úp mặt vào lòng ông ấy. Vỗ nhẹ lên lưng tôi, ông ấy bảo: “Tốt, tốt lắm, quả thật hiếm có kinh nghiệm kỳ diệu như vậy. Ấy gọi là ‘Đạt Tâm Không.’ Ông đáng chúc mừng!” “Cảm ơn thầy,” tôi thì thầm và lại khóc vì vui. Tôi lặp lại với ông ấy: “Con phải tọa thiền kịch liệt hơn nữa.” Ông ấy tử tế cho tôi lời khuyên chi tiết để theo đuổi việc tu tập trong tương lai như thế nào. Sau đó, ông lại thì thầm bên tai tôi: “Mừng cho ông!” và hộ tống tôi đến chân núi như chớp nhoáng.

Mặc dù hăm bốn giờ đã trôi qua, tôi vẫn còn cảm thấy rõ ràng hậu quả của trận động đất ấy. Toàn thân tôi vẫn còn rung động. Tôi đã cười và khóc suốt ngày.

Tôi đang viết để tường thuật kinh nghiệm của mình với hy vọng rằng nó sẽ có giá trị cho các tăng nhân của thầy và cũng vì Lão sư Bạch Vân thúc giục.

Xin thầy làm ơn nhắc tôi với người Mỹ ấy. Hãy bảo ông ấy rằng ngay như tôi, một kẻ tầm thường và thiếu tinh thần, cũng có thể nắm được một kinh nghiệm kỳ diệu như thế khi thời gian chín muồi. Tôi thích nói chuyện dài dòng nhiều việc với thầy nhưng phải đợi lúc khác.

 

TB: Người Mỹ ấy hỏi chúng ta ông ấy có thể đạt ngộ trong một tuần nhiếp tâm không. Xin thầy hãy nói với ông ấy hộ tôi, đừng nói ngày, tuần, năm hay cả mấy đời. Đừng nói triệu hay tỷ kiếp. Hãy bảo ông ấy nguyện đạt giác ngộ dù phải mất vô tận, vô biên, vô lượng tương lai.

 

. Nửa đêm 28 

(các đoạn nhật ký này được viết hai ngày sau)

Thức dậy, tưởng ba hay bốn giờ sáng, nhưng đồng hồ cho biết lúc ấy chỉ mới 12 giờ 30.

Hoàn toàn bình an bình an bình an.

Cảm thấy toàn thân tê cóng, song hai bàn tay và hai bàn chân nhún nhảy vì vui sướng trong ngót nửa giờ đồng hồ.

Tự do tự do tự do tự do tối thượng 

Mình quá hạnh phúc ư? 

Không có con người chung.(16)

Cái đông hồ lớn đổ chuông. Không phải cái đồng hồ mà Tâm đổ chuông. Chính vũ trụ đổ chuông! Không có Tâm cũng không có vũ trụ. Boong! Boong! Boong!

Tôi hoàn toàn biến mất, Phật là!

“Siêu việt luật nhân quả hay bị luật nhân quả chế ngự.”(17) những ý nghĩ như thế đã ra khỏi tâm mình.

---------------------------------------

(16) Tức Phật tánh tiềm ẩn nơi mọi người.

(17) Đối chiếu với tắc thứ hai trong Vô Môn Quan, công án thường được biết như là “Con Chồn của Bách Trượng.”

 

Ồ, mi ! Mi cười phải không? Tiếng cười này là tiếng động của mi phóng mình vào thế giới.

Bản thể của Tâm giờ đây đã sáng rõ với mình.

Sự tập trung của mình trong tọa thiền đã trở nên sắc bén và sâu thẳm.

 

. Nửa đêm 29

Tôi bình an bình an bình an. Có phải sự tự do phi thường này là Đại Dừng Nghỉ(18) như người xưa miêu tả? Bất cứ ai có thể nghi vấn chắn chắn cũng phải chấp nhận rằng sự tự do này là phi thường. Nếu nó không phải là tự do tuyệt đối hay Đại Dừng Nghỉ thì nó là gì?

 

4 giờ sáng 29

Kính koong! Đồng hồ đổ chuông. Cái này độc hữu! Cái này độc hữu! Ở đây không có không có lý luận. Chắc chắn thế giới đã biến đổi [với ngộ]. Nhưng bằng cách nào?

Người xưa nói Tâm giác ngộ có thể ví với con cá đang bơi. Điều đó đúng làm sao! Không có sự ngưng trệ nào cả. Mình cảm thấy vô ngại. Mọi vật chảy êm ái, tự do. Mọi vật chảy êm ái, tự do. Sự tự do vô giới hạn này ở bên kia mọi diễn đạt. Thật là một thế giới kỳ diệu!

Đạo Nguyên, một đại sư của Phật giáo, đã nói: “Thiền là cửa từ bi rộng rãi, bao trùm tất cả.”

Tôi biết ơn, rất biết ơn.

 

 

 

---------------------------------------

 (18) Chỉ tâm thái lưu chuyển từ sự giác ngộ thâm sâu rằng, xưa nay chúng ta không thiếu gì cả, không có gì để cầu tìm bên ngoài chính chúng ta.

 

 

2. Ông P. K., Cựu Doanh Nhân Mỹ, 46 tuổi

 (trích nhật ký)

 

. Nữu Ước 01-04-1953 

Bụng đau nhức suốt tuần, bác sĩ bảo các ung nhọt trở nên tệ hại hơn…Dị ứng cũng nổi lên… Không thuốc không ngủ được… Thật khốn khổ, ước gì có can đảm chấm dứt tất cả.

 

. 20-04-1953

Hôm nay nghe diễn thuyết của S. về Thiền như thường lệ, chỉ có chút ít ý nghĩa… Tại sao mình lại cứ tiếp tục đi nghe những buổi diễn thuyết này? Có bao giờ mình có thể ngộ (satori) khi lắng nghe những giải thích triết học về Trí Bát-nhã (Prajna) và Bi tâm (Karuna), tại sao A không phải là A, và tất cả những thứ còn lại? Ngộ là cái quái gì? Ngay cả sau bốn quyển sách và hàng tá các bài diễn thuyết của S., vẫn không biết gì hết. Mình phải ngu ngốc lắm… Nhưng mình biết điều này… Triết lý Thiền không loại bỏ được đau đớn hay bất an hay cảm giác “không có gì hết” khả ố của mình… 

Chỉ tuần vừa qua, một bạn thân phàn nàn: “Lúc nào mày cũng phun toàn triết lý Thiền mà mày không bình tĩnhthận trọng hơn chút nào từ lúc mày nghiên cứu đến giờ. Nó không làm mày kiêu căng hay khiêm tốn hơn chút nào cả…”

 

.01-06-1953

Nói chuyện với K. về Thiền và Nhật bản đến 2 giờ sáng’… Giống như S., anh ta cũng là người Nhật và đã tu tập Thiền, nhưng nói chung hai người hơi khác nhau… Trước khi gặp K., mình cứ tưởng những người giác ngộ đều giống như S., bây giờ mình thấy ngộ không quá đơn giản, nó có vẻ có nhiều khía cạnh và mức độ… Tại sao mình lại cứ bám theo ngộ?...

Truy kích K. liên tiếp suốt đêm: “Nếu tôi đến Nhật để tu Thiền, anh có thể bảo đảm rằng tôi có thể tìm thấy ý nghĩa nào trong cuộc sống không? Tôi sẽ loại bỏ được tất cả ung nhọt, dị ứng và mất ngủ không? Hai năm tôi đã theo dự những bài diễn thuyết ở Nữu Ước đã không làm giảm được chút nào sự thất bại liên tục, nếu tôi tin các bạn của tôi, cũng không giảm thiểu được sụ lừa dối của trí thức.”

K. cứ lặp lại: “Thiền không phải là triết lý, nó là một lối sống lành mạnh!... Nếu anh thực sự muốn đến Nhật để học Phật giáo và không chỉ nói về nó, thì toàn bộ cuộc sống của anh sẽ thay đổi. Nó sẽ không dễ, nhưng anh có thể tin điều này: một khi anh đã bước chân vào Con Đường của Phật, với chân thành và nhiệt tâm, chư Bồ-tát sẽ hiện ra khắp nơi để giúp anh. Nhưng anh phải có dũng khílòng tin, phải quyết tâm nhận ra sức mạnh giải thoát của Phật tánh dù cho phải đau khổhy sinh đến đâu.”

Điểm này truyền cho mình sự dũng cảm mà mình cần.

 

. 03-09-1953

Bỏ việc kinh doanh, bán đồ đạc trong nhà và xe hơi. Bạn bè đồng thanh phê phán: “Mày có điên mới ném cả chục ngàn một năm để mua bánh trên trời!” Có thể, hoặc có thể bọn họ điên cũng nên, chồng chất của cải, ung nhọt, và bịnh tim… Mình ngờ vài người trong bọn họ còn ganh tị với mình nữa là khác… Nếu không cần, mình đâu có làm thế này, mình chủ động làm như thế mà, nhưng mình cũng hơi sợ, hy vọng nó đúng với cuộc đời ở tuổi bốn mươi… Đã mua vé đi Nhật.

 

. 06-10-1953

Bộ mặt và khí sắc của Nhật bản đã thay đổi biết bao trong bảy năm qua! Những khuôn mặt đổ nát và tuyệt vọng một cách ma quái đã thực sự biến mất… Cũng khá là lần trở lại như một kẻ tìm cầu thay vì như một tên mang mền với cuộc xâm chiếm… Thực ra, cái gì đưa mình trở lại đây? Có phải là sự cao quí của người dân Nhật, sự nhẫn nhục chịu đựng những đau khổ không thể nói được đã làm mình kinh ngạc? Có phải là niềm im lặng phi thế gian của chùa Viên Giác (Engaku-ji) và sự bình an sâu xa xuất hiện bên trong mà bất cứ khi nào mình dạo bước qua các khu vườn hay những hàng cây trắc bá khổng lồ của chùa?

 

. 01-11-1953

Giờ đây đã sống ở Kyoto ngót một tháng… P., giáo sư người Mỹ đã gặp tại trong những buổi diễn thuyết của S. ở Nữu Ước, đang dạy lịch sử triết học tại một đại học Nhật bản…Anh ta và mình đã viếng năm sáu Thiền sư và những người có thẩm quyền…, nói, nói, nói… Một vài Thiền nhân này nói dông dài và tò mò về một lời dạy ba hoa về việc tâm truyền tâm và sự khả ố của tư niệm. Giáo sư M., khi nhắc đến điều này, nói: “Bắt đầu ông lợi dụng ý niệm để loại bỏ ý niệm.” Đây giống như chữa lửa bằng dầu… Lại cảm thấy bất an... Cả ngày hôm qua đi dạo quanh các tiệm bán những cửa hàng bán đồ hiếm có để mua sản phẩm mỹ nghệ. Có phải mình trở lại Nhật bản chỉ vì vậy không?

 

. 02-11-1953

Hôm nay có thư của Lão sư Trung Xuyên (Nakagawa-roshi), trụ trì chùa Long Trạch (Ryutaku-ji), đến trả lời chấp nhận, P. và mình có thể ở lại đó hai ngày. Một chuyến du hành như thế có thể có kết quả ư? S. và các giáo sư Thiền ở Kyoto không đúng sao? “Các Thiền viện đều quá cổ hủhách dịch đối với những người hiện đại có đầu óc trí thức.” Dẫu sao nói chuyện với một lão sư bằng tiếng Anh cũng là một kinh nghiệm tiểu thuyết và không chừng lại hóa ra một ngày nghỉ ngơi thích thú. Vợ P. chất đầy lên P. và mình những tấm chăn dày và một lô thức ăn Mỹ. Người bạn Nhật của vợ P. bảo các chùa Thiền lạnh và khắc nghiệt lắm đấy…Ở trong chùa rồi biết làm sao?

 

. 03-11-1953

Đến chùa vào lúc xẩm tối… Trên tàu lửa sáu tiếng rưỡi đồng hồ, P. và mình bận rộn chuẩn bị những câu hỏi để trắc nghiệm sự hiểu biết triết học của vị lão sư về Thiền. “Nếu ông ấy am hiểu thông minh về Thiền,” chúng tôi quyết định… “và không phải là một kẻ cuồng tín, chúng tôi sẽ ở lại trọn hai ngày, nếu không chúng tôi sẽ từ giã vào ngày mai...”

Lão sư Trung Xuyên (Nakagawa-roshi) tiếp chúng tôi trong một căn phòng giản dị, đơn sơ… Trông ông còn trẻ lắm, không giống như ông Tổ sư đầy râu ria trong trí tưởng tượng của chúng tôi… rất nhiệt tình và khiêm tốn, tự tay ông pha cho chúng tôi trà xanh nóng đã đánh sẵn, thơm ngon và xoa dịu, và còn nói chuyện khôi hài với chúng tôi bằng tiếng Anh hay đến độ đáng ngạc nhiên.

“Đi xe lửa lần đầu tiên chắc mệt mỏi, các ông có thích nằm nghỉ không?…” “Dạ không, chúng tôi chỉ hơi mệt chút thôi, nhưng nếu thầy không chấp, chúng tôi đã chuẩn bị một số câu hỏi về Thiền, chúng tôi muốn hỏi thầy…”

“Nếu các ông không cần nghỉ ngơi, người phục vụ sẽ đưa các ông vào chánh điện, ở đó các ông có thể ngồi thiền cho đến khi tôi sắp xếp xong vài việc cần thiết, sau đó chúng ta sẽ nói chuyện, nếu các ông thích.”

“Nhưng trong đời chúng tôi chưa bao giờ thiền định cả. Chúng tôi chưa biết ngồi xếp chân như thế nào…” “Các ông có thể ngồi bất cứ cách nào tùy ý nhưng không nên nói chuyện. Ông tăng phục vụ sẽ cung cấp tọa cụ và chỉ chỗ cho các ông ngồi, ông ấy sẽ gọi các ông khi nào tôi có thể gặp lại các ông được…”

Ngồi – không, vặn vẹo - không nói suốt hai giờ khốn khổ trong chánh điện u tối bên cạnh P. … không thể tập trung được, ý nghĩ rượt đuổi nhau như một bầy khỉ… Đau dữ dội ở chân, lưng, và cổ… Tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc, nhưng nếu bỏ cuộc trước P., anh ta sẽ không bao giờ ngừng châm chọc mình, và vị lão sư ấy sẽ không có quan niệm tốt về nghị lực của người Mỹ… Cuối cùng, ông tăng phục vụ đến và thì thầm một cách ái ngại: “Bây giờ các ông có thể gặp lão sư được rồi đấy…”

Nhìn đông hồ: 9 giờ 30…

Đi cà nhắc vào phòng lão sư, được ông đón chào bằng cái mỉm cười bí mật và một tô cơm lớn với dưa chua…Ông chăm chú nhìn chúng tôi trong khi chúng tôi nuốt lấy nuốt để thức ăn, rồi tử tế hỏi: “Bây giờ các ông muốn biết gì về Thiền?”… Quá kiệt sức đến nỗi chúng tôi chỉ có thể trả lời một cách yếu ớt: “Không muốn gì hết.” “Thế thì bây giờ các ông nên đi ngủ là hơn, bởi vì chúng ta sẽ thức dậy lúc 3 giờ rưỡi sáng…Chúc mộng đẹp.”

 

. 04-11-1953

“Dậy! Dậy đi! Đã 3 giờ 45 rồi! Các ông không nghe chuông, thanh la, không nghe trống và tụng kinh ư?...Làm ơn gấp gấp cho…”

Ôi là một cảnh tượng kỳ lạ của pháp thuật phù thủy và sùng bái ngẫu tượng điêu luyện, những nhà sư đầu cạo trọc, áo dài thâm ngồi bất động tụng thần chú hòa nhịp với cái trống gỗ lớn, phát ra âm thanh của một thế giới khác, trong khi vị lão sư, giống như một lão thầy thuốc có tà thuật mặc áo quan tòa lịch sử nào đó, đang diễn các trò ma thuậtthỉnh thoảng lại lạy trước một bàn thờ lởm chởm những ngẫu tượng và hình ảnh… Đây là Thiền của Đan Hà (Tanka)(19), người đã ném tượng Phật vào lửa ư? Đây là Thiền của Lâm Tế (Rinzai), người đã hét: “ Gặp Phật giết Phật” ư?(20) Các giáo sư và S. cuối cùng đã đúng.

Sau bữa ăn sáng, lão sư đưa chúng tôi đi tham quan một vòng tự viện, nằm trên một vùng đồi chạy vòng theo hình móng ngựa trong niềm im lặng rung động của khu rừng thông, bách hương và trúc, được chăm sóc cẩn thận và điểm xuyết bằng một ao sen tuyệt vời – một cảnh Bồng lai thực sự của Nhật bản. Và ôi là cảnh núi Phú sĩ (Fuji), người canh giữ hùng vĩ bầu trời! Nếu ông ta không làm hỏng tất cả bằng cách cố ý bảo chúng tôi cúi đầu làm lễ trước những bức tượng trong các căn phòng…

 

 Ôi linh hồn tiên tri của tôi! Ông ấy đưa chúng tôi vào căn phòng của người sáng lập, ông ấy thắp nhangsốt sắng quì lạy trước pho tượng Bạch Ẩn (Hakuin) kỳ dị… “Các ông cũng có thể thắp nhang và tỏ lòng kính trọng đối với Bạch Ẩn.” P. nhìn tôi và tôi nhìn P.. Rồi P. châm ngòi nổ: “Các Thiền sư Trung hoa ngày xưa đã đốt cháy, khạc nhổ vào tượng Phật, tại sao thầy lại cúi đầu trức những thứ

---------------------------------------------

(19) Đan Hà (Tanka – 824), một Thiền sư đời nhà Đường, là môn đệ của Mã Tổ, câu chuyện bất ngờ về việc sư chẻ tượng Phật bằng gỗ dùng làm củi để sưởi ấm khi trời tuyết lạnh đã được trích dẫn rộng rãi và thương bị hiểu lầm.

(20) Làm cho hết ý niệm về Phật như là đối lập với phàm nhân, tự loại bỏ ý tưởng cho rằng Phật là Thượng đế hay siêu nhân, phá sạch ngã mạn vi tế phát xuất từ kiến tánh và đưa người ta đến chỗ nghĩ rằng: “Giờ đây ta là Phật.” Đây gọi là giết Phật.

 

ấy?” Lão sư nhìn chúng tôi trầm trọng nhưng không giận. “Nếu các ông thích khạc nhổ, cứ khạc nhổ, tôi thích cúi đầu làm lễ hơn…” Chúng tôi không khạc nhổ cũng không cúi đầu.(21)

 

. 06-11-1953

Hôm nay P. từ giã để đi Kyoto và lão sư mời tôi ở lại… Vì tất cả sự cuồng tíntâm hồn phi triết học của ông, ông là người nồng hậu và tiết độ nên tôi thích ông… Mặc dù không tự mê muội một cách vô ích, thức dậy lúc 3 giờ 30 sáng, trong không khí lạnh lẽo, sống đạm bạc với gạo là chủ yếu và ngồi xếp chân trầm tư mặc tưởng cũng là thô kệch… Tôi có thể làm được như thế không? Tôi có muốn không?... Dù sao tôi cũng vui lòng vì tôi đã được ông mời ở lại và tôi đã nhận lời…

 

. 08-11-1953

Lão sư bảo tôi có thể thiền định một mình trong phòng của người sáng lập thay vì ở thiền đường lạnh lẽo. Tôi có thể ngồi hay quì gối theo kiểu người Nhật hay dùng ghế và mặc nhiều áo quần tùy ý nếu bị lạnh… Mặc dù không có ý niệm về thiền định như thế nào… Khi tôi nói

----------------------------------------------

 (21) “Hãy súc miệng ngay khi vừa nói chữ Phật,” là một câu nói khác của Thiền cũng bị hiểu lầm rất nhiều. Nó phát xuất từ trường hợp thứ 30 của Vô Môn Quan, trong lời bình của Vô Môn: “Người thật hiểu sẽ súc miệng ba ngày khi thốt ra tiếng Phật.” Điều này không liên hệ gì đến con người của Phật Thích-ca Mâu-ni mà chỉ liên hệ đến Phật tánh hay Phật tâm. Mọi sự vật tự nó đầy đủ và toàn hảo. Cây gậy là cây gậy, cái xẻng là cái xẻng, cứ dùng cái xẻng tức khắc bạn sẽ biết cái tính xúc của nó theo lối trực tiếp và cơ bản. Nhưng bảo nó là Phật hay Phật tâm, và bạn không cần “làm mất phẩm giá của nó,” tức là bạn thêm vào tiếng “xẻng” một ý niệm nữa.

 

với lão sư điều này, ông kín đáo khuyên: “Hãy đặt tâm ở đáy bụng, ở đó có một ông Phật mù, hãy làm cho ông ấy thấy!...” Thiền định chỉ có thế thôi ư? Hay ông lão sư này cẩn thận cho mình “đền tội”?… Hôm nay quan sát kỹ bộ mặt Bạch Ẩn, thấy nó ít kỳ dị hơn, còn có vẻ hơi hấp dẫn nữa là khác.

 

. 10-11-1953

Mỗi buổi sang đều leo lên ngọn đồi phía sau chánh điện để nhìn quang cảnh rộng rãi của núi Phú-sĩ… Hôm nay bỏ thiền định vì bị nhức đầu. Núi Phú-sĩ có vẻ u ámvô sinh khí…

Hôm nay, sau hai giờ thiền định tốt, nó lại to lớn và bay lượn. Một khám phá đáng chú ý: “Tôi có sức sống và chết vượt hẳn núi Phú sĩ…”

 

. 23-11-1953

Hôm nay trong lúc uống trà với lão sư trong phòng ông, bỗng nhiên ông hỏi: “Sao, ông có thích dự tuần nhiếp tâm Lạp bát (Rohatsu: mồng tám tháng chạp) ở chùa của Lão sư Đại Vân không? Trong tuần nhiếp tâm ấy, kỷ luật đặc biệt nghiêm túc, nhưng ông ấy là một lão sư nổi tiếng, một bậc thầy cho ông tốt hơn tôi nhiều…” “Nếu thầy nghĩ như thế thì hẳn rồi, tại sao lại không?” “Nhưng bổn sư của tôi(22), người mà ông đã gặp hôm kia, thì phản đối việc này, ông ta không tán thành các phương pháp dẫn ngộ của Lão sư Đại Vân. Ông ta cho rằng một thiền sinh sẽ từ từ chín muồi, rồi giống như trái từ trên cây rụng xuống khi đã chín muồi, tự nhiên đến giác ngộ… Hãy để tôi suy nghĩ thêm đã…”

---------------------------------------------

(22) Lão sư Gempo Yamamoto, lúc ấy đã về hưu.

 

. 25-11-1953

Sáng nay đến viếng chùa có hai vị khách đáng chú ý, một là một vị sư gọi là Bạch Vân (Hakuun), người kia là một cư sĩ tên là Yamada, môn sinh của vị sư, nói là anh ta đã tu Thiền tám năm. Muốn hỏi anh ta đã ngộ chưa, nhưng quyết định rằng việc ấy có thể gây bối rối…

Hỏi Lão sư Bạch Vân xem ông ấy có nghĩ mình có thể đạt ngộ (satori) trong vòng một tuần nhiếp tâm không?...” “Ông có thể đạt ngộ chỉ trong một ngày nhiếp tâm thôi, nếu ông thực có quyết tâmbuông bỏ tất cả tư niệm.”

 

. 27-11-1953

“Sao, việc thiền định của ông đến đâu rồi?” hôm nay lão sư bỗng nhiên hỏi tôi… “Ông Phật trong bụng tôi vẫn mù vô hy vọng…” “Sự thật ông ấy có mù đâu, ông ấy chỉ có vẻ như vậy thôi, bởi vì ông ấy ngủ khỏe lắm… Này, ông có muốn thử công án Mu không?” “Vâng, nếu thầy nghĩ thế tôi sẽ thử, nhưng tôi phải làm gì nào?” “Tôi nghĩ ông đã biết bối cảnh của nó.” “Vâng.” “Thế thì chỉ cần tập trung vào lời đáp của Triệu Châu cho đến khi nào ông trực nhận ra ý nghĩa của nó…” “Thế thì tôi sẽ giác ngộ ư?” “Phải, nếu cái hiểu của ông không chỉ có tánh cách lý thuyết…” “Nhưng tôi tập trung cách nào?” “Hãy đặt tâm ông ở hara (vùng bụng) và chỉ tập trung vào Mu thôi.”

 

. 28-11-1953

Sáng nay lão sư gọi tôi vào phòng ông và ra dấu bảo tôi theo ông đến trước cái bàn thờ nhỏ ở phía sau… “Ông có thấy bức thư tôi đặt nơi bàn tay đức Quan Âm không? Ông trở thành có duyên với người viết bức thư này. Chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn đức Quan Âm…” Tôi chắp tay không suy nghĩ, hỏi nhanh: Bức thư ấy nói gì? Thầy bảo có duyên

có nghĩa là gì?...” Lão sư bề ngoài trang nghiêm nhưng bên trong sống động, chỉ nói: “Hãy đến phòng tôi, tôi sẽ giải thích…”

Với vẻ dễ mến thường lệ, ông quì gối theo kiểu người Nhật, đặt chiếc ấm lên lò than để pha trà, rồi tuyên bố một cách cương quyết: “Tôi quyết định đưa ông đến dự tuần nhiếp tâm Lạp bát ở chùa Phát Tâm. Bức thư này đã quyết định cho tôi…” “Hãy cho tôi biết tất cả sự vụ như thế nào…” “Ông có nhớ ông Yamada, người đàn ông đã đến đây ngày hôm kia với Lão sư Bạch Vân không? Thư từ ông ấy đến đấy. Ông ấy đã có kinh nghiệm ngộ thâm sâu ngay sau khi ông ta từ giã vào ngày hôm ấy và đã kể lại việc ấy trong bức thư này…” [Xem kinh nghiệm số 1].

“Thầy bảo ông ấy đã ngộ rồi ư? Làm ơn dịch nó hộ tôi ngay bây giờ đi!” “Không còn thì giờ nữa. Chùa Phát Tâm cách đây xa lắm, tận trên bờ biển Nhật bảnchúng ta phải sẵn sàng để mai đi, tôi sẽ dịch nó cho ông trên xe lửa.”

 

. 29-11-1953

Khi chuyến xe lửa hạng ba tiến tới trong đêm, lão sư từ từ, cẩn thận dịch bức thư của Yamada…

“…Ôi một kinh nghiệm linh hoạt, kích động biết bao và ông ta không phải là một tăng nhân mà là một cư sĩ!” “Thầy có tin rằng tôi có thể đạt ngộ trong tuần nhiếp tâm này không?” “Dĩ nhiên… miễn là ông hoàn toàn quên mình…” “Nhưng ngộ là cái gì nào? Tôi muốn nói…” “Thôi!” Lão sư vung bàn tay lên, thoáng mỉm cười bí mật. “Khi nào ông ngộ, ông sẽ biết, bây giờ xin làm ơn đừng hỏi nữa, chúng ta hãy tọa thiền và rồi cố gắng ngủ đi một tí trước khi đến chùa Phát Tâm.”

 

 

. 30-11-1953

Đến chùa Phát Tâm lúc trời đã chiều, đói và kiệt sức… Bầu trời màu chì, không khí nặng và ẩm ướt…Nhưng Lão sư Đại Vân (Daiun-roshi) nhiệt tình và nồng hậu, đưa cả hai tay ra chào tôi… Sau đó ông giới thiệu tôi với vị lão sư phụ tá và bốn vị tăng đầu chúng. Mặt dù ít nói, họ sáng ngời ngọn lửa nội tâm mãnh liệt.

Lão sư [Trung Xuyên] và tôi rút vào một căn phòng nhỏ mà chúng tôi chia nhau… “Tốt hơn ông nên nghỉ một chút trước khi cuộc chiến đấu bắt đầu…” “Chiến đấu?...” “Phải, chiến đấu với cái chết bằng sức mạnh vô minh của ông. Tôi sẽ gọi ông khi nào mọi người tập hợp ở chánh điện để nghe huấn thị sau cùng của Lão sư Đại Vân, khoảng một tiếng đồng hồ…”

Tựa như các chú tôm hùm trong ngày hội kín, Lão sư Đại Vân, lão sư phụ tá, bốn vị tăng đầu chúng trong những chiếc áo gấm thêu màu điều và những chiếc mũ lễ hình cánh cung, ngồi trên những chiếc tọa cụ bọc lụa trong khi bốn ông tăng trẻ mỗi người một chiếc khay sơn mài màu đen đựng những cái tách màu vàng ánh, đứng yên ở đàng kia sẵn sàng phục vụ. Xen vào giữa những hàng người đối diện nhau, ngang qua căn phòng khoảng năm chục người thường, trông đầy cương nghị đang quì gối mặc những chiếc áo dài màu thâm cổ truyền… Mắt họ dán xuống nền nhà phía trước họ, và không một ai, trừ tôi, động tia mắt nhìn Lão sư Đại Vân khi ông nói …

Tại sao mọi người rất căng thẳng và cương nghị đến thế? Tại sao tất cả bọn họ trông như đã hóa thép để chịu sự thử tội khủng khiếp nào đó? Lão sư đã bảo đây sẽ là một cuộc chiến đấu, nhưng chắc chắn ấy chỉ là hình ảnh ví von của lời nói – người ta chiến đấu với tâm mình như thế nào? Thiền không phải là vô vi, không gắng sức ư? Phật tánh bao trùm tất cả không phải là sở hữu chung của chúng ta ư? Tại sao phải gắng sức để đạt những gì mà chúng ta đã có sẵn? Phải hỏi Lão sư Đại Vân điều này ngay cơ hội đầu tiên mình có được…

Trở về phòng, Lão sư tóm tắt huấn thị của Lão sư Đại Vân.

 

1. Quí vị không nên nói chuyện hay tắm hay cạo râu tóc hay bỏ chỗ ở, trong suốt tuần.

2. Quí vị chỉ nên tập trung vào sự thực hành của mình và không xao lãng vì bất cứ lý do gì.

3. Quí vị dù là người mới bắt đầu hay là tay cựu thủ cũng đều có cơ hội đạt ngộ trong suốt tuần nhiếp tâm này.

lão sư thêm một cách ngắn gọn như châm ngôn: “Nhưng ông phải làm việc khó nhọc, khó nhọc kinh khủng.”

 

. 01-12-1953

 Mưa không ngớt, thiền đường lạnh và ẩm ướt một cách khó chịu… Mặc quần lót dài phủ mắt cá, áo sơ mi len, hai chiếc áo ấm, chiếc áo choàng bằng len, hai đôi bít tất len nhưng không hết run… Tiếng gầm thét của người godo còn làm phân tâm hơn là cây kích trượng vung múa, đau nhức ở chân và lưng. … Ý nghĩ phóng chạy

 

điên cuồng… Thay đổi lia lịa từ agura (23) sang seiza [túc tọa] đến hanka [bán già], điều chỉnh ba cái tọa cụ theo mọi cách có thể nghĩ ra, nhưng không thoát khỏi đau…

---------------------------------------------

(23) Agura: từ tiếng Nhật, chỉ tư thế ngồi xếp chân không chặt [ngồi xếp bằng], không phải bán già hay kiết già. Seiza: túc tọa, tư thế ngồi cổ truyền Nhật bản, lưng thẳng và mông đặt trên hai gót chân. Hanka: từ tiếng Nhật chỉ tư thế bán già.

Vào độc tham lần đầu tiên, Lão sư Đại Vân vẽ một vòng tròn với một chấm ở giữa: “Cái chấm này là ông, và vòng tròn này là vũ trụ; thật ra ông bao hàm cả vũ trụ, nhưng vì ông tự thấy mình như cái chấm này, một mảnh nhỏ bé biệt lập, nên ông không kinh nghiệm vũ trụ này không thể tách rời với mình… Ông phải phá vỡ sự tự nhốt tù mình, phải quên triết học và mọi thứ khác, phải đặt tâm ở hara và chỉ hít thở Mu…Tâm của vũ trụ là cái hốc bụng của ông!...”

“Mu là thanh kiếm khiến ông có thể cắt đứt hết mọi tư niệm tận trong vùng cội nguồn của tư tưởng và tình cảm… Nhưng Mu không phải chỉ là phương tiện để đạt ngộ mà nó chính là ngộ. Tự chứng ngộ không phải là việc tiến từng bước mà là kết quả của một cái nhảy vọt. Trừ phi tâm ông thanh tịnh thì ông không thể thực hiện cái nhảy vọt này.”…

“Thầy muốn nói gì qua chữ ‘thanh tịnh’?”

“Trống rỗng không một tư niệm nào hết…”

“Nhưng tại sao cần phải chiến đấu để giác ngộ nếu chúng ta có sẵn Phật tánh đã giác ngộ?”

“Ông có thể chỉ cho tôi xem cái tánh đã giác ngộ của ông không?”

“À không, tôi không thể chỉ ra được nhưng kinh bảo chúng ta vốn có cái tánh ấy phải không?”

“Kinh không phải là kinh nghiệm của ông, đó là kinh nghiệm của Phật Thích-ca Mâu-ni. Nếu ông nhận ra Phật Tâm mình thì chính ông là Phật.”

 

. 02-12-1953

Lúc độc tham vào năm giờ sáng, nói với Lão sư Đại Vân chân đau nhức quá: “Tôi không thể tiếp tục được.”… “Ông muốn dùng ghế không?” ông nhìn tôi khẩn trương… “Không, tôi sẽ không bao giờ dùng ghế dù cho chân tôi có rụng mất!”… “Tốt, với tinh thần ấy, ông sắp ngộ rồi!”

 Tiếng vụt khủng khiếp của kích trượng ngay lúc sự tập trung của tôi bắt đầu đông đặc lại và tôi rời ra…dịch vật cái tên godo ấy! “Thẳng lưng lên, ngồi cho vững nó, tập trung sức vào đan điền!”… hắn hét vang. Nhưng chỉ có quỉ chứ tôi làm sao đưa sức vào đan điền được? Khi tôi rán sức thì lưng tôi như bị dao đâm… Phải hỏi lão sư Đại Vân về cái vụ này mới được…

Suốt một thời ngồi, tư tưởng của tôi đã kết lại nơi các bức tranh của Mục Khê(24) mà tôi đã thấy trưng bày ở chùa Đại Đức (Daitoku-ji) trong tháng vừa qua. Cái con hạc ấy cứ như quỉ ám, toàn bộ bí mật của kiếp người nằm trong đôi mắt nó. Nó đang tự tạo, nó đang hiện ra từ vô hình đến hữu hình. Tôi phải đảo ngược quá trình ấy, lại lặn vào vô hình, vô thời gian, tôi phải chết để được tái sinh… Vâng, đó là ý nghĩa của Mu.

Keng! Keng! Chuông độc tham… Lão sư Đại Vân kiên nhẫn lắng nghe, rồi gầm lên: “Đừng nghĩ đến con hạc của Mục Khê, đừng nghĩ đến vô hình hay hữu hình hay bất cứ cái gì khác. Chỉ nghĩ đến Mu thôi. Đó là cái mà ông cần phải ở đây!”

 

. 03-12-1953

 Chân đau không chịu nổi… Tại sao mình không bỏ? Chỉ có ngu mới ngồi với chân đau ghê gớm này và nhận những cái quất vô nghĩa của kích trượng, cộng thêm sự la hét không lành mạnh của gã godo, ấy chỉ là lấy đau đớn

-----------------------------------------------

(24) Mục Khê (Nh. Mokkei, H. Mu-chi) là một Thiền tăng họa sĩ vĩ đại Trung quốc sống vào thế kỷ thứ 10. Đa số các họa phẩm cửa ông ở Nhật bảnbảo vật quốc gia.

làm khoái lạc thuần túy và đơn giản… Tại sao mình bỏ chùa Long Trạch, tại sao mình đã từng bỏ Hoa kỳ?… Nhưng bây giờ lại không thể bỏ được… mình sẽ làm gì?... mình phải đạt ngộ, mình phải… 

Mu là cái quái gì? Nó có thể là cái gì? Dĩ nhiên nó là lời cầu nguyện tuyệt đối của cái ta cầu nguyện chính nó… Khi còn là sinh viên, mình đã thường muốn cầu nguyện biết bao nhưng dường như luôn luôn không tập trung, và ngay cả ngu xuẩn thế nào ấy về sự cầu nguyện đức chúa Trời ban cho sức mạnh để đương đầu với những nguy nan mà Ngài toàn trí toàn năng đã cho hiện ravị trí đầu tiên…

Nước mắt trào lên, hạnh phúc thay cầu nguyện chỉ vì cầu nguyện thôi!... Những giọt nước mắt này có nghĩa là gì? Chúng là dấu hiệu không có sự trợ giúp, sự ngầm chấp nhận rằng lý trí, bản ngã của của mình đã đi đến giới hạn năng lực của nó… Vâng, nước mắt là phúc lành của tự nhiên, nó cố gắng gột rửa sự nhơ nhớp của bản ngã và làm dịu bớt những nét bề ngoài khắc nghiệt của nhân cách chúng ta đã trở nên khô cằn căng thẳngtin tưởng vị kỷ rằng lý trí không thể khuất phục được…

Ôi! Những nội kiến kỳ diệu! Mình cảm thấy chúng rất tốt. Tôi biết mình đã tiến bộ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ngộ ập đến tôi đêm nay.

Bộp! Bộp! “Thôi mơ mộng đi! Chỉ Mu thôi!” Người godo gầm lên, đánh tôi một trận.

Độc tham!... “Hãy tống khứ những ý nghĩ ấy đi! Ngộ không phải tiến bộ hay thoái bộ gì hết, tôi đã không nói với ông nó là cái nhảy vọt ư? Ông phải làm như thế này chỉ và chỉ như thế này thôi! Hãy đặt tâm ở đáy bụng và hít thở Mu. Thế có rõ ràng không?” Tại sao bỗng nhiên ông quá nghiêm khắc như thế? Ngay mấy con chim ưng trên bức rèm phía sau ông cũng tỏ vẻ giận tôi.

. 04-12-1953

Chúa ơi! Phật ơi! Một cái ghế đang đứng ở chỗ tôi! Tôi rất biết ơn! Lão sư [Trung Xuyên] đến và thì thầm: “Lão sư Đại Vân ra lệnh ông tăng đầu chúng cho ông cái ghế vì cảm thấy ông sẽ không bao giờ đạt ngộ với cái lưng cong và liên tục thay đổi tư thế… Bây giờ không còn chướng ngại nào nữa, vì thế hãy tập trung vào Mu bằng tất cả tâm ông.” Sự tập trung căng lên nhanh chóng, tư niệm đột nhiên biến mất. Ôi một cảm giác kỳ diệu cái trống không bồng bềnh này!...

Bỗng nhiên mặt trời tuôn chảy vào cái cửa sổ phía trước tôi. Mưa đã ngừng! Trời trở nên ấm hơn! Cuối cùng các thần đã ở bên tôi. Bây giờ tôi không thể để sẩy ngộ nữa. Mu! Mu! Mu!... Lão sư nghiêng qua nhưng chỉ thì thầm: “ Ông mệt lả và làm phiền người khác, hãy cố gắng thở im lặng.”… Nhưng tôi không thể ngừng được. Tim tôi đập cuồng loạn. Tôi run lẩy bẩy từ đầu đến chân, nước mắt chảy xuống không thể kiềm chế được. Người godo đánh tôi, nhưng tôi không cảm thấy gì hết. Ông ta đánh người bên cạnh và tôi bỗng nghĩ: “Tại sao ông ta lại hèn hạ đến thế, ông ta đả thương người ấy.”… Lại nước mắt nữa… Người godo quay trở lạithỉnh thoảng cú tôi, hét lên: “Hãy làm cho tâm ông trống rỗng mọi tư niệm, trở nên giống như một em bé. Chỉ Mu, Mu thôi ngay tại đáy lòng ông!” Bịch! Bịch! Bịch!

Đột nhiên tôi mất sự kiểm soát thân, song vẫn còn ý thức, và sụ ra một đống. Người godolão sư vực tôi lên, khiêng tôi vào phòng và đặt tôi lên giường… Tôi vẫn mệt lả và run rẩy… Lão sư nhìn mặt tôi, lo lắng hỏi: “Ông có cảm thấy đỡ không? Ông cần bác sĩ không?” “Không, tôi đỡ rồi, tôi đoán thế.”… “Trước kia ông có bao giờ thế này không?” “Không, chưa bao giờ.”… “Tôi mừng cho ông.”… “Tại sao, tôi ngộ rồi ư?”… “Không, tôi mừng cho ông, chỉ thế thôi.”… Lão sư mang cho tôi bình trà, tôi uống năm tách…

Ngay khi ông ta vừa bỏ đi, tôi đột nhiên cảm thấy chân tay mình bị một sức mạnh nắm chặt và bị khóa lại trong một cái bàn kẹp to tướng đang bắt đầu khép lại từ từ…Những cơn co giật tra tấn giống như những tia điện phóng qua người, tôi vặn vẹo mình mẩy vì đau đớn… Tôi cảm thấy dường như tôi đang chuộc tội cho chính mình và tất cả loài người…Tôi đang chết hay đang trở nên giác ngộ… Mồ hôi tuôn ra từ mọi lỗ chân lông và tôi phải thay đồ lót hai lần…

Cuối cùng, tôi rơi vào giấc ngủ say…

Thức dậy thấy cơm, canh và đậu hũ kế bên tấm nệm tôi nằm ngủ… Ăn ngấu nghiến, mặc quần áo, vào thiền đường… Trong đời, tôi chưa bao giờ cảm thấy nhẹ nhàng, mở rộngtrong suốt như thế, hoàn toàn sạch sẽ và không tì vết như thế… Trong lúc kinh hành, không phải bước đi mà bập bềnh như cái nút chai điên điển trên mặt nước… Không thể chống lại việc nhìn ra cây cối bông hoa, linh hoạt, sáng ngời và hòa nhịp với cuộc sống!... Làn gió rì rào thổi qua cây lá là khúc nhạc đáng yêu nhất đời!... Khói nhang thơm tho dịu ngọt làm sao!...

Sau đó, lúc độc tham Lão sư Đại Vân nói: “Sự run rẩy đến với ông, bởi vì ông đang bắt đầu vứt bỏ các mê hoặc của mình, ấy là dấu hiệu tốt. Nhưng chớ dừng lại để tự mừng mình mà hãy tập trung vào Mu kịch liệt hơn nữa.”

 

. 05-12-1953

Vẫn sáng ngời… Giờ đây ngộ sẽ ập đến mình bất cứ lúc nào, tôi biết thế, tôi cảm thấy điều ấy đến tận xương tủy…Các bạn Thiền của tôi ở Hoa kỳ sẽ không ganh tỵ khi tôi viết tôi đã ngộ ư?... Đừng nghĩ đến ngộ, đồ ngu! Chỉ nghĩ đến Mu thôi! Vâng. Mu! Mu! Mu!... Đồ dịch vật, tôi mất nó rồi! Sự kích động vì ngộ của tôi đã bóp cò cho hàng trăm tư niệm. Nó để lại cho tôi thất vọng… Vô ích, ngộ ở bên kia tôi…

* * *

 

. 06-12-1953

Sáng nay thân mệt nhưng tâm sắc bén và trong sáng… Mu vang động trong vườn chùa suốt đêm không ngủ… Lạnh, khốn khổ… Thức mãi chỉ vì lúc độc tham Lão sư Đại Vân khiển trách: “Ông sẽ không bao giờ đạt ngộ được trừ phi ông phát triển sức mạnhquyết tâm tọa thiền suốt đêm. Một vài người ngồi đêm nào cũng thức để tọa thiền…”

Khoảng nửa đêm, tự quì lạy trước tượng Phậtchánh điệncầu nguyện một cách tuyệt vọng: “Chúa ơi! Phật ơi! Xin ban cho con ngộ và con sẽ khiêm cung, ngay cả tự nguyện cúi đầu trức các Ngài nữa…” Nhưng không có gì xảy ra, không có ngộ nào cả… Bây giờ tôi thấy Con Chồn Già đang lừa phỉnh tôi, có lẽ đang dụ tôi buông lơi sự trói buộc vào giấc ngủ…

Sự la hét và đánh đập của người godo và các trợ thủ của ông càng lúc càng trở nên dữ dội hơn. Sự ồn ào, huyên náo của ba đêm cuối cùng không thể tin được. Tất cả cái nhóm hơn năm mươi người đều rống: “Mu” liên tục suốt nửa tiếng đồng hồ cuối cùng trong khi các vị tăng đầu chúng trách họ, hét: “Hãy nói Mu từ đan điền, không phải từ phổi!” Và tiếp sau là tiếng rống “Mu-u-u…” vang dội qua đêm trong nghĩa trang và vùng đồi như tiếng kêu của súc vật đang chuẩn bị sẵn sàng cho lò sát sinh… Tôi cá là nó làm cho toàn thể vùng quê thức mãi…Sự đánh đập ấy không làm cho tôi linh hoạt chút nào. Người godo đã phải cú tôi suốt mười lăm phút, nhưng chỉ tạo ra cái lưng đau và những ý nghĩ chua chát… Tại sao mình không tóm lấy cây gậy và tặng hắn một liều thuốc của hắn? Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm thế?...

Lúc độc tham nói với Lão sư Đại Vân: “Phiền ở chỗ là tôi không thể quên mình, tôi luôn ý thức về tôi như là chủ thể đối lập với Mu là khách thể. Tôi tập trung vào Mu và khi nào tôi bám được vào nó là tôi nghĩ: “Tốt, bây giờ mi đã được nó rồi, đừng để mất nó!” Rồi tôi tự nhủ: “Không, mi không nên nghĩ ‘Tốt,’ mi chỉ nghĩ Mu thôi!” Vì thế tôi siết chặt hai bàn tay, dằn xuống với mọi gân cốt, và bỗng nhiên có cái gì đó lách cách, tôi biết là tôi đã đạt đến một tầng mức tâm thức sâu hơn, bởi vì tôi không còn biết trong hay ngoài, trước hay sau, phấn khởi tôi nghĩ: “Bây giờ mình đang tiến đến gần ngộ, mọi tư niệm biến mất, ngộ sẽ ập đế mình bất cứ lúc nào. Nhưng rồi tôi lại nhận ra tôi không thể tiến gần ngộ chừng nào tôi còn nghĩ đến ngộ… Vì thế tôi chán nản, sự nắm giữ Mu lơi ra và Mu lại vuột mất…”

Rồi còn vấn đề nay nữa. Thầy bảo tôi làm cho tâm trơ trụi, không còn ý niệm chấp trước nào như tâm đứa trẻ thơ không có ý chí tự kỷ hay bản ngã. Nhưng làm sao tôi có thể giải thoát được bản ngã khi người godo đánh tôi dữ dội và giục tôi càng lúc càng mạnh hơn và tiến tới Mu nhanh hơn? Sự gắng sức đầy mục đích như thế, về phần tôi, ấy không phải là biểu hiện của bản ngã ư? Thay vì tống khứ nó đi, tôi lại bênh vực nó.”

“Tâm bản ngãtâm Thanh Tịnhhai mặt của một thực tại… Đừng nghĩ đây là bản ngã, kia không phải là bản ngã. Chỉ tập trung vào Mu thôi. Đây là cách nhận ra Tâm Thanh Tịnh. Giống như một người sắp chết vì đói, y không nghĩ mình đang đói, mình phải ăn. Hoàn toàn mất hút trong cơn đói như thế, y ăn bất cứ thứ gì y tìm được, không suy nghĩ… Nếu tự ý thức, ông suy nghĩ ông muốn ngộ, tôi phải ngộ, ông sẽ không bao giờ ngộ cả. Nhưng khi nào tận đáy lòng ông có khát vọng sâu xa muốn nhận ra Tự Tánh, ngộ sẽ đến. Ông sẽ hoàn toàn thấm nhập được Mu nếu ông tập trung nơi đan điền…Mu phải chiếm trọn vẹn tâm ông, vang động ở đan điền ông. Đừng cố đoán trước ngộ, nó đến một cách bất ngờ. Khi tâm ông trống rỗng mọi tư niệm và hình ảnh, bất cứ cái gì cũng có thể làm nó ngộ được: tiếng người nói, tiếng chim kêu… Nhưng ông phải có lòng tin mạnh hơn. Ông phải tin ông có khả năng đạt Tự chứng ngộ và ông hãy tin những gì tôi đang nói là thực và sẽ đưa ông đến cái mà ông đang tìm.”

Độc tham với Lão Sư tử luôn luôn là một kích động lớn… Vì thế, một lần nữa tôi lại nhập vào Mu, năng lực kiệt quệ nhanh chóng, và con đê tư niệm chứ không phải ngộ ập đến, tôi bị chận lại. Nếu cực nhọc sấn tới tôi sẽ sớm bị mệt, thân và tâm tàn lụi. Nhưng không lăn vào thì người godo sẽ đánh, lôi tôi ra khỏi chỗ và tống cổ tôi vào độc tham. Khi tôi xuất hiện trước Lão sư Đại Vân, ông ấy hỏi: “Tại sao ông đến đây khi ông không thể chỉ Mu cho tôi?” hoặc trách tôi không hết lòng. Họ đang cố gắng đẩy tư niệm ra khỏi tâm tôi hay đẩy tôi ra khỏi tâm tôi? Họ đang thận trọng tạo ra một chứng thần kinh loạn giả tạo, tại sao tôi không bỏ đi?

Rắc! Beng! Cả thiền đường rung chuyển, cái gì thế?... Tôi không sao, chỉ quay đầu lại xem… Lão Sư tử vừa bẻ gãy cây gậy dài nhất trong thiền đường, ngang phía sau chiếc rương thánh tích của Bồ-tát Văn Thù… “Các ông đều lười biếng cả!” Ông hét lên: “Bên trong các ông đều có khả năng nắm bắt được kinh nghiệm quí giá nhất thế gian, song các ông lại ngồi mơ mộng. Hãy tỉnh mộng đi và lao mình vào cuộc chiến đấu, nếu không ngộ sẽ lẩn tránh các ông mãi mãi.” Ôi là sức mạnh tinh thần, ôi là năng lực trong tấm thân 84 tuổi, mảnh khảnh, cao một mét năm mươi lăm.

. 07-12-1953

Quá kiệt lực khi ngồi chung với những người khác đêm qua, sức khỏe vừa mới bình phục mặc dù tiếng “Mu-u-u” của họ khàn khàn suốt đêm khiến tôi thức mãi… Lão sư bảo ngày cuối cùngtính cách sinh tử và không được yếu kém, nhưng tinh thần sống chết của tôi đã ra đi, cuộc chạy đua đã qua và tôi là một kẻ cũng có chạy…

Nhìn buồn bã và ganh tỵ khi ba “người thắng cuộc” đi quanh thiền đường, cúi đầu trước Lão sư Đại Vân, Lão sư phụ tá và các vị tăng đầu chúng để tỏ lòng tôn kính và biết ơn… Một trong những người may mắn ấy là người ngồi kế bên tôi. Anh ta bị đánh nhiều lần và khóc sướt mướt suốt cả ngày hôm qua và hôm nay… Rõ ràng anh ta đã khóc vì vui thực sự trong khi tôi lại tưởng anh ta khóc vì đau đớn.

 

. 08-12-1953

Cùng với Lão sư Trung Xuyên uống trà với Lão sư Đại Vân sau tuần nhiếp tâm… Phong thái khó chịu trong lúc nhiếp tâm của ông không còn nữa, ông hiền từsáng ngời như mặt trời…Sau cuộc chuyện trò vui vẻ, ông mời tôi ở lại dự buổi lễ chính thức tưởng niệm sự Giác Ngộ của đức Phật vào chiều hôm ấy.

Nhìn không dứt khi Lão sư Đại Vân, Lão sư phụ tá, mười vị tăng trưởng lão mặc lễ phục thỉnh thoảng quì lạy trước tượng Phật, tụng kinh, tung những quyển kinh lên không, đánh trống, rung chuông, đánh chiêng và đi vòng quanh chánh điện theo một loạt các nghi thức tôn vinh Phật Thích-ca Mâu-nitán dương sự Giác Ngộ bất tử của Ngài… Những nghi thức này sáng ngời Chân lý sống động mà tất cả những tăng nhân này đã kinh nghiệm ở một mức độ nào đó… Vâng, qua những nghi thức này, họ tái khẳng định cái mắt xích của họ với truyền thống Phật giáo vĩ đại, làm nó phong phú và để nó làm họ phong phú, như thế họ có thể nối dài sợi xích vào tương lai. Ước gì mình được bao gồm trong truyền thống ấy, tôi có thể luyện mình thành mắt xích nối kết với Phật giáo và các phương tiện phi thường của nó để làm cho tâm người giác ngộ… Giờ đây tôi biết tại sao tôi chóng nhàm chán các lễ chế của các giáo đường và giáo hội ở Hoa kỳ. Các linh mục, các giáo sĩ đạo Do thái, và các mục sư không có được sự kinh nghiệm thân mật với Thượng đế mà họ rao giảng rất trôi chảy, đây là lý do tại sao các bài giảng và nghi lễ của họ nhàm chánvô sinh khí.

 

. 09-01-1954

Trở lại Kyoto, mệt mỏi, tê cóng và đau nhức nhưng bên trong thì sống lại…

 

. 20-01-1954

Tốt là trở lại chùa Long Trạch… Ở Kyoto. P. và tôi chỉ nói chuyện Thiền với nhau và với các giáo sư, ở đây tôi thực hành Thiền. Dù có đau đớn nhưng thực hành Thiền làm tôi trẻ lại…Tâm tôi là một đầm lầy ứ đọng những quan niệm, lý thuyết, ấn tượng, hình ảnh… Tôi đọc và suy nghĩ quá nhiều, kinh nghiệm không một cảm giác. Tôi lấy lại sự tươi mát của tính nhạy cảm đã tàn tạ, đối mặt với chính mình một cách trung thực, trần truồng và đây là điều tôi có thể làm được tốt nhất qua tọa thiền ở tự viện…

 

. 08-04-1954

Tuần nhiếp tâm thứ nhì của tôi ở chùa Phát Tâm đã qua… Lão sư Đại Vân bảo ông sẽ nhận tôi làm môn đệ nếu tôi ở lại như một cư sĩ ở chùa ông… “Nếu ông có thể chịu đựng đời sống chùa chiền và đạt ngộ, ông sẽ là chủ nhân của đời ông thay vì làm nô lệ của nó…”

. 01-10-1956

Đúng ba năm hai tháng đã trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi đến chùa Phát Tâm, bao nhiêu nước chảy dưới cầu hay nên nói bao nhiêu cầu trôi trên nước bất động… Cùng chịu cực với tăng nhân trong mùa hè nóng bức, và run rẩy với họ trong tuyết giá khất thực (25), chặt cây, trồng lúa, chăm sóc vườn, làm sạch nhà ngoài và làm việc nhà bếp với họ. Tôi đã chia xẻ với họ những giây phút hào hùng, dâng hiến, đã dự vào những âm mưu nhỏ bé của họ.

 Ngồi, ngồi, ngồi hết tuần nhiếp này đến tuần nhiếp tâm khác với đau đớn, rồi còn tọa thiền nữa, hết sáng này đến sáng khác, hết đêm này đến đêm khác, và từ tối đến sáng… Những nội kiến sáng ngời và những thị kiến quyến rũ đã diễn hành qua tâm tôi, nhưng sự chiếu sáng đích thực là ngộ vẫn lẩn tránh tôi. Tangen-san, người bạn thông minh, vị tăng dẫn dắt kiêm thông dịch của tôi long trọng bảo đảm với tôi rằng chỉ có toàn tâm tọa thiền mỗi ngày là đem lại phần thưởng to lớn trong tịch tĩnh, trong sángthanh tịnh hơn là đạt kiến tánh nhanh chóng mà không được tọa thiền thêm nữa nuôi dưỡng… Đây có phải là phần thưởng an ủi hay là một nghịch lý khác của Thiền mà cần phảikinh nghiệm ngộ cá nhân mới hiểu được?... Anh ta cả quyết rằng tôi đã đạt được nghị lựcthanh tịnh, mặc dù tôi thấy rất ít bằng chứng.

 Mọi chứng dị ứng của tôi đã biến mất, thỉnh thoảng chỉ còn những cơn đau bao tử, tôi ngủ ngon… Những nỗi sợ hãi đen tối trước kia thường ám ảnh tôi, những mộng tưởnghy vọng mà tôi thường hằng ấp ủ, tất cả đã tàn lụi,

 

----------------------------------------------

(25) Takuhatsu, từ tiếng Nhật, tức thác bát: bưng bát xin ăn. Một hình thức tọa thiền di động.

 

cho tôi nhẹ nhàng hơn, và cảm giác rõ ràng hơn về cái thực… Nhưng tôi vẫn còn là con chó đói bên thùng mỡ đang sôi là ngộ [satori]: Tôi không thể nếm được mà cũng không thể bỏ đi…

 

. 15-11-1956

Có đáng chiến đấu hay không với cái lạnh và những món ăn ít oi qua một mùa đông dài nữa để chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi? Một số bạn hữu, những tăng nhân trang nghiêm lớn tuổi hơn sẽ sớm từ giã để về chùa riêng của họ… Tôi phải tìm một bậc thầy mà tôi có thể cảm thông một cách dễ dàng hơn bên ngoài bầu không khí căng thẳng của tự viện. Những trực giác như thế đã một lần cho tôi biết cần phải ở lại chùa Phát Tâm, giờ đây cũng báo cho tôi biết đã đến lúc phải từ giã…

 

. 23-11-1956

Hôm nay rời chùa Phát Tâm mang theo đủ thứ quà tặng và lời khuyên làm tôi mất một thời gian khá lâu… Những lời từ giã ấm lòng làm tiêu tan bất cứ cái lạnh buốt nào còn rơi rớt lại của những mùa đông Obama băng giá ấy.

 

. 25-11-1956

Lão sư Trung Xuyên dắt tôi đến Lão sư Bạch Vân… “Ông ấy sẽ là một ông thầy tốt cho ông, ông ấy thuộc dòng Lão sư Đại Vân, môn sinh thì chủ yếu là cư sĩ, ông không cần ở lại trong chùa mà có thể ở Kamakura và theo dự các tuần nhiếp tâm của ông ấy ở khu vực Tokyo.”

 

. 03-12-1956

Dự khóa nhiếp tâm đầu tiên ở ngôi chùa trên núi của Lão sư Bạch Vân… Một địa điểm tọa thiền lý tưởng, xây tổ cao trên vùng đồi cách xa thành phố ồn ào… Một nhóm ít ỏi tám người tham dự, có lẽ vì khóa nhiếp tâm này chỉ có ba ngày và khó mà đạt… Bầu không khí thật đầm ấm tự nhiên. Lão sư cùng ăn với chúng tôi theo kiểu gia đình và thật là một phong cách hấp dẫn: vị godo là một sư cô 68 tuổi, người nấu ăn và chỉ huy tụng kinh là một sư cô 65 tuổi. Họ chia nhau quản lý toàn bộ khóa nhiếp tâm. Mỗi người ngồi và hành động giống như một vị Phật từ bitrí tuệ.

Ôi nhẹ nhàng biết bao, không phải bị cây kích trượng dã man thúc đẩy hoặc bị lão sư dùng ngôn ngữ quần cho trong lúc độc tham, việc làm tay chân sau bữa ăn sáng đang kích thích và lần tắm vào buổi chiều thanh thản vô cùng… Hoàn toàn thoải mái với Lão sư Bạch Vân. Phong cách của ông hiền từ nhưng hiểu biết sâu sắc, dễ cười và hay cười.

Lúc độc tham, ông bảo: “Muốn giác ngộ, ông phải có lòng tin sâu xa, ông phải tin một cách thâm sâu những gì Phật và Tổ tuyên bố từ kinh nghiệm đầu tiên của các Ngài là thực, nghĩa là mọi sự vật, kể cả chúng ta, vốn là Phật tánh; tựa như cái vòng tròn không thể thêm hay bớt, Tự Tánh này không thiếu cái gì hết, nó đầy đủ, hoàn toàn…

Bây giờ, nếu chúng taPhật tánh không tỳ vết này thì tại sao chúng ta lại không biết nó? Nếu mọi sự vật trong thể tánhtrí tuệthanh tịnh, tại sao lại có nhiều vô minhđau khổ ở thế gian?

Đây là cái khối nghi phải được giải trừ… Nếu ông chỉ tin sâu xa rằng Phật không mê hoặc cũng không lừa dối khi Ngài khẳng định rằng tất cả chúng ta vốn toàn hảo và tự đủ thì ông có thể dò tìm tâm mình một cách không mệt mỏi lời giải đáp cho nghịch lý này.”…

“Có điều làm tôi bối rối không dứt: ‘Tại sao tôi không đạt được kiến tánh sau ba năm nỗ lực gãy lưng trong khi đó có những người khác lao lực không bao lâu cũng không khó nhọc lại đạt được? Tôi biết một vài người đạt kiến tánh ngay từ buổi nhiếp tâm đầu tiên mà rất ít hay không có tọa thiền gì cả…’”

“Có một vài người tâm họ thanh tịnh đến độ họ có thể đạt được chân ngộ mà không có tọa thiền gì cả. Tổ sư thứ sáu, Huệ Năng, là một người như thế. Tổ đã ngộ ngay từ lần đầu tiên nghe tụng kinh Kim CangLão sư Đại Vân có kể lại trường hợp của một thiếu nữ, môn sinh của ông ấy, đã đạt kiến tánh trong lúc nghe các bài giảng nhập môn ngay khi ông ấy vẽ một vòng tròn và tuyên bố vũ trụ là Một, không thể phân ly. Nhưng đại đa số phải tọa thiền không mệt mỏi mới thắng được ngộ…”

“Bây giờ đừng lo lắng gì về ngộ, vì lo lắng như thế có thể trở thành chướng ngại thực sự… Khi bước vào thế giới của kiến tánh, ông mang theo – có thể nói ví như vậy – thành quả của tất cả những nỗ lực của mình và điều ấy sẽ quyết định phẩm chất của nó, do đó sự kiến tánh của ông do tọa thiền đem lại sẽ sâu rộng hơn…Trong đa số các trường hợp, kiến tánh đạt được nhanh chóng thường nông cạn…Hãy nhiệt tâm tọa thiềnTự chứng ngộ sẽ tự chăm sóc nó…”

Một lần khác ông dạy: “Phật giáo Thiền đặt căn bản trên giáo lý vô thượng của Phật Thích-ca Mâu-ni. Ở Ấn độ chính nơi sinh của đức Phật, thực tế Thiền không còn hiện hữu nữa, và như chúng ta đã biết nó cũng đã tắt hẳn ở Trung quốc, nơi nó được Bồ-đề Đạt-ma mang từ Ấn độ đến… Chỉ ở Nhật bản là nó vẫn còn sống, mặc dù nó đang trên đà từ từ xuống dốc. Ngày nay, có lẽ không có đến mười bậc chân sư trên toàn nước Nhật… Giáo lý có một không hai này không nên để mất hẳn, nó phải được truyền sang phương Tây… Những tâm hồn lớn ở Hoa kỳ và châu Âu đã quan tâm đến Phật giáo vì không những nó kêu gọi trái tim mà nó còn kêu gọi cả khối óc nữa. Phật giáo là một tôn giáo hợp lý nổi bật…”

“Thiền mà ông biết bằng kinh nghiệm riêng của ông không phải dễ, nhưng những phần thưởng nó đem lại tương xứng với những khó khăn ấy… Hãy nhớ Bồ-đề Đạt-ma đã phải trải qua hết khó nhọc này đến khó nhọc khác, và cả Vinh Tây lẫn Đạo Nguyên, những người mang Thiền từ Trung quốc về Nhật bản, cũng đã vượt qua vô số chướng ngại… Mọi sự vật có giá trị đều có giá cao… Định mệnh của ông là mang Thiền về phương Tây… Đừng lùi bước hay bỏ cuộc dù đau đớn hay khó nhọc…”

 

. 27-07-1958

Mùng một tháng tám là ngày khai đại chiến của tôi, khởi đầu tuần nhiếp tâm mùa hạ lần thứ hai mươi của tôi với Lão sư Bạch Vân… Tháng này ngồi hai khóa nhiếp tâm, một tại chùa Lão sư Bạch Vân và một tại chùa Long Trạch, ngoài ra còn ngày đêm tọa thiền ở phòng riêng, chuẩn bị cho cái Đẩy Lớn này… Tâm tôi có sự rõ ràng và sắc bén hiếm có… Tôi phải, tôi sẽ chọc thủng…Lần đầu tiên tôi tin mình có thể…

 

 

. 01-08-1958

Nhiếp tâm đang tiến tới! Sự tập trung của tôi nhanh chóng lên cao mạnh mẽ… Nhập vào Mu, chỉ nghĩ Mu, thở Mu…

 

. 03-08-1958

Hai ngày đầu qua nhanh, bình thường…

 

 

 

. 04-08-1958

Hôm nay đạt đến độ nóng bốc khói trắng… Các vị trưởng tràng thỉnh thoảng đánh tôi… Cây gậy đầy sức mạnh của họ vung lên không còn là sự quấy rầy nữa mà là sự thúc giục… Chạy đua với từng tiếng chuông độc tham để là người đầu tiên gặp lão sư… Khó mà thấy đau ở chân… Quá hăng hái đối mặt với lão sư đến nỗi đã một hai lần xông vào phòng độc tham không chờ báo hiệu… Khi ông bảo tôi chỉ Mu, tức khắc tôi cầm lấy chiếc quạt của ông phe phẩy quạt mình, nhặt lấy cái chuông tay của ông rung lên rồi bỏ đi…

Đến lúc độc tham lần kế, Lão sư lại hỏi về Mu. Lập túc tôi giơ tay lên như sắp tát ông. Sự thực khôngý định đánh ông, nhưng lão sư không nắm được cơ hội, né tránh… Ôi sống động làm sao những cử động không suy nghĩ trước này, trong sáng và tự do….

Lão sư linh hoạt cảnh cáo: “Bây giờ ông đang đối mặt với cửa ải cuối cùngkiên cố nhất giữa ông và Tự chứng ngộ. Đây là lúc người ta cảm thấy, nói theo một bậc sư ngày xưa, mình như con muỗi tấn công con trâu sắt. Nhưng ông phải đục khoét, đục khoét không mệt mỏi… Dù gì đi nữa, cũng đừng để mất Mu… Hãy tọa thiền suốt đêm nếu cảm thấy mình có thể mất Mu trong giấc ngủ…”

“Mu âm vang” lặng lẽ trong vườn chùa cho đến khi đồng hồ điểm một giờ… Đứng lên tập thể dục cho chân bớt cứng đơ và đau, đi cà nhắc đến hàng rào kế bên. Bỗng nhiên tôi nhận ra hàng rào và tôi là một cái Mu bằng gỗ và thịt vô hình. Dĩ nhiên!... Nhờ vậy mà năng lực vô biên… Tiếp tục đẩy tới cho đến khi có tiếng chuông bốn giờ sáng.

 

* * *

 

 

. 05-08-1958

Không có ý định nói với lão sư về nội kiến của mình, nhưng ngay khi vừa đến trước ông, ông liền hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra tối hôm qua?” Trong khi tôi nói, đôi mắt sắc bén của ông chiếu quang tuyến X từng chút một nơi người tôi, rồi ông từ từ hạch hỏi: “Ông thấy Mu ở đâu? Ông thấy Mu thế nào? Mu bao nhiêu tuổi? Mu có màu gì? Mu có âm thanh gì? Mu cân nặng bao nhiêu?...”

Một vài câu đáp của tôi đến một cách nhanh chóng, một vài câu ngập ngừng, một vài lần lão sư mỉm cười, nhưng hầu hết ông im lặng lắng nghe…

Rồi ông bảo: “Có một vài lão sư có thể ấn chứng cho một cái nếm ở chót lưỡi như thế là kiến tánh, nhưng---”

“Tôi sẽ không chấp nhận sự ấn chứng cho một kinh nghiệm nửa xu như thế dù cho thầy có muốn ban cho. Có phải công phu khó nhọc như núi của tôi trong năm năm nay chỉ đem lại con chuột nhắt này? Tôi sẽ tiếp tục!” 

“Tốt, tôi kính trọng tinh thần của ông.”

Lao mình vào Mu chín tiếng đồng hồ nữa với sự thấm nhập trọn vẹn đến độ tôi hoàn toàn biến mất. Tôi không ăn sáng, Mu ăn. Tôi không ăn trưa, Mu ăn. Một vài lần ý nghĩ về ngộ bắt đầu ngóc dậy, nhưng Mu lập tức chém ngay…

Thỉnh thoảng các vị trưởng tràng đánh tôi, la lên: “Chiến thắng là của ông, nếu ông không để mất Mu!”

Độc tham chiều! Như con chim ưng, lão sư quan sát tôi rất kỹ khi tôi vừa bước vào phòng tiến về phía ông, quì lạy và ngồi trước ông với tâm cảnh trực và phấn khởi.

“Vũ trụ là Một,” ông bắt đầu, mỗi tiếng ông nói phóng vào tâm tôi như một viên đạn. “Mặt trăng Chân lý…” thình lình Lão sư, căn phòng, mọi sự vật biến mất trong một dòng ánh sáng chói ngời và tôi thấy mình tắm trong trong niềm hân hoan dịu ngọt, không thể nói được. Trong vĩnh cửu thoáng hiện; tôi độc hữu…Rồi lão sư bơi vào trong thị kiến. Mắt chúng tôi gặp nhau, chảy vào nhau, rồi chúng tôi phá ra cười…

“Tôi có nó. Tôi biết! Không có gì, tuyệt đối không có gì! Tôi là mọi vậtmọi vật không là gì hết!” tôi kêu lên với chính mình hơn là với lão sưđứng dậy bước ra…

Lúc độc tham tối, lão sư lại đưa ra một số câu hỏi cũ và thêm vài câu mới: “Ông sinh ở đâu? Nếu phải chết bây giờ, ông sẽ làm gì?...” Lần này những câu trả lời của tôi rõ ràng làm ông hài lòng vì ông thường mỉm cười, nhưng tôi không chú ý vì bây giờ tôi đã biết…”

“Mặc dù sự kiến tánh của ông đã rõ rànglão sư giảng giải – ông có thể phát triển nó sâu rộng đến vô cùng…”

“Có nhiều mức độ kiến tánh… Hãy lấy thí dụ hai người cùng nhìn một con bò, một người đứng ở đằng xa và một người đứng gần bên. Người đứng xa nói: “Tôi biết nó là con bò, nhưng tôi không biết nó màu gì.” Người đứng gần nói một cách rành mạch: “Tôi biết nó là con bò nâu.”

“Do đó, việc ông tiến tới các công án sẽ khác nhau,” lão sư nói và giảng giải cách tu tập sắp tới cho tôi…

Trở lại chánh điện… Khi tôi lén trở về chỗ ngồi, Bà lão Yamaguchi, vị godo bán-thời-gian của chúng tôi, rón rén tới bên tôi với đôi mắt sáng ngời, thì thầm: “Kỳ diệu lắm, phải không? Tôi rất sung sướng vì ông!” Tôi bắt đầu tọa thiền trở lại, cười, khóc và thì thầm với chính mình: “Xưa nay nó vẫn ngay trước mình, song mình phải mất năm năm mới thấy nó…” 

Một câu nói mà Tangen-san đã có lần trích dẫn giờ đây vang lên bên tai tôi: “Đôi khi người ta có thể tìm thấy nước trong cái hang khô rốc nhất.”

 

 

. 09-08-1958

Cảm thấy tự do như con cá đang bơi trong đại dương nước trong mát sau khi bị dính chặt trong thùng keo… Và rất biết ơn…

Biết ơn mọi sự đã xảy đến với tôi, biết ơn mọi người đã khuyến khích và chịu đựng tôi bất chấp nhân cách ấu trĩ và tính bướng bỉnh của tôi…

Nhưng hơn hết là biết ơn hình hài con người của tôi, vì nhờ ưu thếcon người mà biết được Niềm Vui này, không giống như những loài khác.

 

 

 

3. Ông K. T.,  Người Thiết Kế Vườn Cảnh Nhật,

32 tuổi

 

Mặc dù sinh trong một gia đình thuộc phái Thiền Tào Động, tôi đã 28 tuổi trước khi chính thức khởi sự tọa thiền. Điều khiến tôi bước bước này là nỗi sợ chết khi tôi bắt đầu khạc ra máu vì mắc chứng lao phổi và những bất trắc trong cuộc sống đã bắt đầu tiêm nhiễm nơi tôi. Tôi chưa từng trải qua đời sống chùa chiền, nhưng tôi đã theo dự nhiếp tâm một số lần cho đến khi tôi nhận ra Tự Tánh và việc này đã được một bậc thầy xác nhận. Trong thời kỳ này, tôi đã tọa thiền với một nhóm người và đã độc tham với Lão sư Taji vào mọi ngày chủ nhật.

Tôi nhớ rõ tuần nhiếp tâm đầu tiên làm sao. Ấy là một ngôi chùa gọi là chùa Nhật Bản (Nippon-ji) ở Nokogiriyama, phủ Chiba và thầy la Lão sư Đại Vân. Ngày đầu tiên, tôi nhớ, rất căng thẳng. Ngày thứ nhì tôi không thể nếm được thức ăn, chân tôi đau quá và tôi không thể nghe được đầu đuôi bài đề xướng (teisho) của lão sư. Đôi khi tôi bị mệt đứ đừ. Trước hết, nội qui nhiếp tâm nghiêm ngặt, bầu không khí lạnh và dồn nén. Rồi tôi bắt đầu cảm thấy phản kháng, “Tọa thiền phải là một thứ thôi miên, mình phải khám phá xem các kỹ thuật của tôn giáo này có thực sự đưa đến chân lý không,” tôi tự bảo và bỏ ý định trở về nhà…

Trong ba ngày tôi buộc phải theo dự các bài giảng chung về tọa thiền, vì đây là sự cưỡng bách đối với những người mới bắt đầu. Do đó, tôi tự ý đến trước lão sư để độc tham. Đối diện với ông, tôi cảm thấy mình đang chạm phải một bức tường sắt. Nhưng tôi bị tánh cách giọng nói của ông thu hút, nó âm vang giống hệt giọng nói của ông nội tôi đã quá cố. Tôi đã đi độc tham mấy lần để nghe giọng nói ấy và nhìn khuôn mặt khác thường ấy của ông. Vào những lúc như thế, tôi cảm thấy rất rõ cá tính và nhân cách mãnh liệt của ông, sự cao quí và hùng lực của ông, và bằng cách so sánh, tôi cảm thấy mình vô nghĩarỗng tuếch. Nếu bằng cách lừa dối mà tôi có thể đạt đến mức phát triển của ông, tôi sẽ không dụng tâm lừa dối. Tôi kết luậnquyết định ngồi một cách thành tín khi ông chỉ dạy.

Ngày thứ tư và thứ năm trôi qua, đau đớn ở chân đã biến mất, nhưng giờ đây tâm tôi đã trở nên ổn định hơn dù cho tôi đã có những thị kiến loại này hay loại khác. Dần dần tôi cảm thấy hăng hái ngồi. Đến ngày thứ sáu, ở phòng trước nơi đang quì gối chờ đến lượt vào độc tham, tôi đã có một kinh nghiệm vui nho nhỏ. Ngay phía trước hai đầu gối, tôi thấy một cây cột lớn và cái chân bàn nhỏ đang chen lấn nhau. Ngay lúc ấy tôi cảm thấy cây cột là lão sư và cái chân bàn chính là tôi. Bỗng nội kiến này đến với tôi: cây cột là cây cột đang chiếm cả trời đất, cái chân bàn là cái chân bàn cũng đang như thế. Lão sưlão sư và tôi là tôi cùng tràn ngập cả vũ trụ. Chỗ nào trống rỗng? Vì thế tôi cười tận đáy lòng.

Nhanh nhẹn vào phòng lão sư để độc tham, tôi trình bày kinh nghiệm của tôi với ông. “Một nội kiến trơn như thế thì có giá trị gì. Đừng có nằm mơ!” ông nói cộc lốc và đuổi tôi ra.

Mặc dù đó có thể là ảo giác, nhưng niềm vui của giây phút ấy không bao giờ rời bỏ tôi. Từ đó, bất cứ khi nào đến trước lão sư, tôi không còn sợ ông nữa.

Sau tuần nhiếp tâm đầu tiên ở chùa Nhật Bản này, ba năm sau tôi dự một khóa nhiếp tâm khác ở chùa Phát Tâm, nhưng tôi không thành công trong việc nhận ra Tự tánh. Một đêm mùa hè năm đó, trong lúc một lòng hiến mình tham công án Mu, tôi đã kinh qua một trạng thái cảm thấy hình như mình đang nhìn thấy bầu trời mênh mông hoàn toàn trong suốt và kế đó tôi đã có thể thâm nhập thế giới của Mu với trực quan rõ ràng và sắc bén. Lập tức tôi đến gặp lão sư Taji và yêu cầu ông ấy nhận cho tôi được độc tham. Ông xác nhận tôi đã kiến tánh sau khi tôi đáp nhanh chóng câu hỏi: “Quan Âm bao nhiêu tuổi? là “Chém ba chữ Mu” và các trắc nghiệm khác. Vì thế ông dạy tôi như vầy:

“Giữa kiến tánh nông sâu có sự khác biệt phi thường và những khác biệt này được miêu tả trong Mười Bức Tranh Chăn Trâu (26), kiến tánh của anh có độ sâu không hơn độ sâu được miêu tảbức tranh thứ ba, gọi là thấy Trâu. Nói cách khác, anh chỉ thấy cảnh giới ở “bên kia sắc giới.”

Kiến tánh của anh như thế dễ bị mất nếu anh trở nên lười biếng và không tiến hành tu tập thêm nữa. Hơn nữa, dù đã kiến tánh, anh vẫn là anh cũ – không thêm được gì, anh không trở thành to lớn hơn. Nhưng nếu tiếp tục tọa thiền, anh sẽ đạt đến độ bắt được Trâu , tức giai đoạn thứ tư.

--------------------------------------

(26) Xem Chương VIII.

Ngay bây giờ anh chưa “sở hữu”(27), nói ví như vậy, được sự kiến tánh của mình.” Sau giai đoạn bắt được Trâu là giai đoạn thuần hóa nó, tiếp theocưỡi Trâu, đây là trạng thái trực quan mà trong ấy kiến tánh và ta được xem là một và như nhau. Kế tiếp là giai đọa thứ bảy, tức giai đoạn quên Trâu; giai đoạn thứ tám quên cả Trâu và ta; thứ chín là đại ngộ, thâm nhập đến tận đáy và ở đấy không còn phân biệt ngộ với không ngộ. Cuối cùng là giai đoạn kết thúc toàn bộ sự tu chứng, sống giữa thế nhân, sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào có thể, hoàn toàn tự tại, không bị ngộ ràng buộc. Sống trong trạng thái cuối cùng này là cái đích của cuộc sống và việc hoàn thành nó có thể đòi hỏi nhiều kiếp. Giờ đây anh đã đặt chân lên con đường dẫn đến cái đích này, vì thế anh nên biết ơn.”

 

 Trước khi nhận sự giáo huấn của vị thầy đầu tiên, tôi đã tọa thiền theo cách riêng, lấy công án đầu tiên trong Bích Nham Lục (Hekigan-roku) và suy tư câu hỏi của vị Hoàng đế: “Chân lý tối thượng của thánh giáo là gì?” Và Bồ-đề Đạt-ma đáp: “Quách nhiên vô thánh (Kakunen musho: trống rỗng mênh mông chẳng có gì là thánh hết.)”(28) Nhưng tôi không thể hiểu được. Song tự nhắc mình nhớ lại một câu tục ngữ Nhật: “Nếu bạn đọc một cuốn sách một trăm lần chắc chắn bạn sẽ hiểu được.” Tôi

 

---------------------------------------------

 (27) Tình trạng này có thể ví với tình trạng của một con gà con mới nở mà sự sống của nó, tuy đủ thực, nhưng vẫn còn mong manhtrong vòng thử thách.

(28) Câu này do Lương Vũ đế (502-549), một người bảo trợ Phật giáo danh tiếng, hỏi Bồ-đề Đạt-ma. Hoàng đế hỏi tiếp: “Trước mặt trẫm là ai? Không phải là một thánh nhân sao?” Bồ-đề Đạt-ma đáp: “Không biết.” Một trong các điểm trọng yếu của công án là nắm tinh thần của câu đáp: “Không biết.”

ngồi tọa thiền thành tín tụng trong tâm câu đáp của Bồ-đề Đạt-ma: “Quách nhiên vô thánh.” Sau hai ngày như thế tôi kinh nghiệm một trạng thái như tôi đã kể trên, tức nhìn thấy một bầu trời mênh mông trong sáng. Bây giờ, tôi cảm thấy diều ấy đã giúp mang lại sự thấy tánh sau này của tôi.

 

Trong quan hệ nay, điều bất ngờ sau đây cũng đáng kể lại. Trong những ngày còn đi học, để đoạt chức vô địch kiếm thuật Nhật bản, tôi phải tranh tài với năm sinh viên trong các trận đấu giữa các trường cao đẳng và đại học. Ba địch thủ đầu tương đối yếu và tôi đánh họ bằng cách nghĩ trước các kỹ thuật để đánh bại họ, nhưng tôi bị cả ba đánh bại. Đối với địch thủ thứ tư, người tôi tràn ngập một cảm giác trách nhiệm giữ danh dự cho trường, cũng như cay đắng vì bị đánh bại ba lần. Tôi tuyệt vọng, không suy nghĩ, tôi lập tức nhảy vọt tới đối thủquay về chỗ không biết mình thắng hay thua. Sau đó, một bạn bảo tôi rằng tôi đã chiến thắng rực rỡ. Địch thủ thứ năm là người mạnh nhất, hơn mấy người kia rất xa, tôi đã đánh bại anh ta cùng một cách ấy.

Trong hai trận đấu này, tôi đã kinh nghiệm những giây phút mà tôi gọi là sự biểu hiện trần truồng của kiến tánh, trong đó tôi hành động bằng trực giáctâm thức sâu xa nhất, không quan tâm đến thắng hay bại, địch thủ hay tôi và không-ý-thức ngay cả trong khi đấu. Đối mặt với một tình thế quan hệ sống chết, người ta có thể hành động tức thời, trực giác hoàn toàn không ảo tưởngphân biệt, song không phải xuất thần. Ấy là vấn đề tự tu luyện theo các nguyên tắc của Thiền, toàn tâm hành động trong mọi hoàn cảnh.

 

 Khi sống không chú ý, chúng ta có khuynh hướng rơi vào phân biệt thiên lệch. Đây là tâm thái trong ấy chính vị ngã được tập trung cao độ và đau khổ của con người gia tăng. Do đó, bất cứ khi nào tôi trở nên ý thức rằng mình đang rơi trở lại vào tình trạng cũ thì tôi tự nhủ rằng trời và đất có cùng một cội rễ. Mọi sự vật là Một. Hình thức thấy được của mọi sự vật không khác với cái Không mà đấy là yếu tánh của chúng.

Đọc nhiều sách về Thiền trước khi kiến tánh, tôi đã ảo tưởng rằng nếu tôi đạt kiến tánh tôi sẽ có những năng lực siêu nhiên hoặc sẽ phát triển được nhân cách phi thường ngay tức khắc, hoặc trở thành một bậc đại hiền triết hoặc tất cả đau khổ sẽ được diệt hết và thế giới sẽ trở thành thiên đường. Nhưng bây giờ tôi thấy rõ vọng tưởng này làm chướng ngại người thầy trong việc hướng dẫn tôi.

Trước khi kiến tánh, tôi rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của tôi, về cái chết, về tình trạng xã hội bất như ý và nhiều thứ khác. Nhưng sau khi kiến tánh, những cái ấy không còn làm tôi lo lắng nữa. Giờ đây, làm bất cứ việc gì tôi cũng hoàn toàn là một với nó… Tôi chấp nhận những gì thích thúhoàn toàn thích thú và những gì không thích thúhoàn toàn không thích thú, rồi quên ngay cả phản ứng thích thú hay không thích thú.

Tôi cảm thấy rằng qua kinh nghiệm kiến tánh, tâm con người có thể trải rộng ra đến vô cùng vũ trụ, cái vĩ đại chân thực không quan hệ gì với sự giàu có, địa vị xã hội hay khả năng trí thức, mà chỉ quan hệ đến sự phát triển rộng lớn của tâm. Theo nghĩa này, tôi luôn luôn nỗ lực để trở thành vĩ đại.

Như đã biết rõ tri thức thế gian và các khả năng lý luận vi tế không phải là điều kiện tiên quyết cho việc tu luyện trong Thiền. Truyền thống Phật giáo đã chứng minh điều đó. Huệ Năng, vị Tổ sư thứ sáu lừng danh của Thiền, bậc thầy tuyệt vời nhất trong các bậc thầy ở Trung quốc thời xưa, đã đạt được giác ngộ viên mãn, vì không biết chữ, không đọc được và không suy luận chân lý, nên Tổ sư có thể nắm ngay Nguồn Tâm. Từ xưa người Nhật đã nói rằng, không phải qua trí thức mà qua thành tín ngồi, chúng ta có thể thấy được bản tánh tột cùng của Tâm và cũng bằng cách ấy chúng ta có thể phát triển cái thấy này sâu rộng đến vô cùng.

Có những cây phát triển nhanh mà chúng không bao giờ phát triển được sức mạnh đủ để chống chọi với cơn gió dữ. Cũng thế, trong Thiền có những người đạt kiến tánh nhanh nhưng vì họ bỏ ngay sự tu tập nên không bao giờ trở thành những người có tinh thần mạnh. Vì thế, trong Thiền điều trọng yếuáp dụng bình tĩnhvững chắc tọa thiền trong suốt cuộc sống hằng ngày của mình và kiên quyết không dừng lại khi chưa giác ngộ viên mãn.

 

 

 

4. Ông C. S., Công Nhân Chánh Phủ Nhật

 Hồi Hưu, 60 tuổi

 

Kinh nghiệm kiến tánh của tôi đơn giản và không ngoạn mục, thiếu màn bi hài của nhiều người khác. Sự thực cái thấy tánh của tôi còn nông cạn, nhưng vì được yêu cầu viết nên xin tường thuật cống hiến bạn đọc, xem có chút gì lợi ích không.

Tôi đến với Thiền không vì cao vọng kiến tánh. Sự bất anhỗn loạn trên xứ sở này, ngay sau cuộc chiến vừa qua, đã khiến tôi đến chỗ thường hay nghĩ đến tự tử. Tôi quyết định tọa thiền cốt yếu là để làm yên tĩnh cái tâm hay sợ và hỗn loạn của tôi. Vì mục đích duy nhất của tôi là tu dưỡng định tâm nên khi bắt đầu tọa thiền tôi không biết ngay cả chữ kiến tánh. Vị lão sư trước hết dạy tôi tập đếm hơi thở, rồi theo dõi hơi thở bằng con mắt tâm, và cuối cùngchỉ quán đả tọa, cái cuối cùng này là sự tập trung không có đối tượng trong tâm.

Trên đường đến chùa của Lão sư Bạch Vân để dự khóa nhiếp tâm đầu tiên, tôi nghĩ (không biết nội dung nhiếp tâm có những gì): “Sẽ thích thú biết mấy được nhàn hạ với lão sư, có lẽ sẽ cùng ông ấy uống rượu Sakê nữa không chừng.” Khi đến chùa trời đã sẫm tối và tôi chỉ có thể nghe tiếng chim ríu rít trong các bụi cây. Tiếng nước róc rách từ một ống máng bể. Tôi có thể thấy trúc xanh lam trong rừng và những đóa sơn trà màu đỏ. Các vùng chung quanh tức thời yên tĩnh và đẹp làm tôi yêu mến sâu xa. Tôi mang theo mấy cuốn sách và hớn hở chờ đợi có thể đọc một cách yên tĩnh trong lúc nhiếp tâm và làm những bài thơ do toàn thể vẻ đẹp tự nhiên nơi đây gợi hứng.

Nhưng hôm sau, khi bắt đầu nhiếp tâm, tất cả hóa ra hoàn toàn khác hẳn với những gì tôi tưởng tượng. Sự thực, ấy quả là một cuộc tra tấn. Bất ngờ mấy khớp xương chân của tôi vì hai tai nạn xe hơi thường xuyên cứng đơ. Điều này cùng với sự kiện tôi đã 60 tuổi vào lúc ấy, khiến việc xếp chân theo tư thế kiết già trở nên đau đớn dữ dội (song, sau này tôi nghĩ lại, những gì tôi đạt được đã đến với tôi qua sự đau đớn ấy). Tôi đã kinh qua những cái tệ hại nhất vào lúc bình minh ngày thứ nhì. Cảm thấy chính chết cũng không tệ hại đến như vậy. Tôi tự bảo: “Tất cả đau đớn này là do tọa thiền và có thể chạy trốn được nếu muốn; nhưng nếu chết đi hoặc đau đớn cũng không thể chạy trốn được đau khổ. Vì thế, hãy chịu đựng đau đớn bằng cùng tinh thần ấy và hãy chết nếu cần!” Tôi đã chiến đấu chống lại nỗi thống khổ ấy bằng mọi sức lực.

Dần dần tôi cảm thấy sự đau đớn ở chân càng giảm đi khi nhiếp tâm tiến bộ, và tâm tôi bắt đầu mở ra cho đến khi nó đạt đến trạng thái cao nhất dù không thể nhận thức được. Tôi không thể nói được rằng mình không ý thức sự hiện hữu của mình hoặc mình ý thức rằng mình không hiện hữu. Ý thức duy nhất của tôi là hai ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau. Những cánh cửa kéo bằng rèm ở phía trước tôi trở nên trắng toát và một thứ ánh sáng trong lành tỏa xuống vạn vật. Tôi cảm thấy mình như ở thiên đường. Tình cảm ngự trị trong tôi là lòng biết ơn, song tôi không ý thức được là tình cảm biết ơn ai. Không muốn khóc, nhưng tôi bắt đầu khóc nhè nhẹ, rồi nước mắt tràn xuống hai má. Nước mắt, nước mắt, nước mắt. Một sông nước mắt thật sự! Ngay cả khi tôi ngồi trước cái chuông chờ đến lượt vào trước lão sư, tôi cũng không kiềm chế được tiếng khóc nức nở ngu xuẩn của mình. Tôi xấu hổ vì phải giơ cái mặt dính đầy nước mắt ra trước lão sư, tin rằng nước mắt không dính líu gì với tọa thiền và sau đó cố kiềm chế cái khóc. Lão sư bảo rằng tôi chưa đạt kiến tánh, song đã đạt đến mức độ có ý nghĩa diệt trừ cái ta mà khóc là một chỉ dẫn. Nghe nói thế, tôi lấy làm sung sướng và đến đây là chấm dứt khóa nhiếp tâm đầu tiên của tôi.

Với kinh nghiệm này tôi biết tôi đã lập được căn bản cho sự biến đổi đời tôi. Người ta thường nói rằng Thiền không phải là lý thuyết mà là thực hành. Chân lý của câu nói ấy đối với tôi thật là rõ ràng, không thể nhầm lẫn được. Ngồi cô tịch như một hòn núi – chỉ cần thế thôi, với khóa nhiếp tâm đầu tiên ấy đã phát sinh trong lòng tôi sự cương quyết tu dưỡng và phát triển sâu hơn những gì tôi đã thực sự nếm được để đạt sự bình thản rất thiết yếu để đương đầu với những cái điên đảo của thế giới phiền não này. Bằng sự thực hành tọa thiền theo lời chỉ dẫn của lão sư, các năng lực tập trung của tôi đã phát triển mạnh hơn một cách đều đặn, và mỗi ngày trở thành một ngày biết ơn.

Trong nhà tôi bây giờ không còn những cuộc cãi vả nữa và tôi vui vẻ khi đi đến văn phòng mỗi sáng. Tôi bằng lòng với cuộc sống của tôi, có thể gọi đó là cuộc sống trầm lặng và bình yên. Song thỉnh thoảng tôi bị câu hỏi này làm phiền: “Mục đích của đời người là gì?” Tôi biết rằng không kiến tánh, không bao giờ tôi có thể thiết lập được sự vững chắc bên trong mà bấy giờ tôi còn thiếu.

 

. Chỉ Quán Đả Tọa

 

Tôi bắt đầu tọa thiền với phép đếm hơi thở, rồi theo dõi hơi thở bằng con mắt tâm và sau đó lão sư chỉ định tôi thực hành chỉ quán đả tọa, kiểu tọa thiền thuần túy nhất. Nói chung, qua một công án người ta có thể đạt kiến tánh nhanh hơn qua chỉ quán đả tọa, qua đây sự chín muồi của tâm xảy ra dần dần. Lão sư thường khuyến khích tôi bằng những lời này: “Thay vì cố sức đạt kiến tánh một cách cưỡng bách qua công án, hãy kiên nhẫn ngồi trong lúc sự chín muồi xảy ra tự nhiên.” Vì thế tôi ngồi đều đặn, tin chắc rằng sẽ đến lúc mà tâm tôi giống như trái hồng teo lại, sẽ trở nên chín muồi và ngọt ngào. Tôi càng tọa thiền, tâm tôi càng trở nên trong sáng. Mỗi lần tọa thiền, trước tiên tôi điều hòa hơi thở rồi sau đó tôi đi vào tập trung sâu xa. Khi thực hành tiến bộ, tôi thường kinh nghiệm một trạng thái trong ấy tôi không còn biết đến thân tâm mình hay bất cứ việc gì khác. Khi tôi nói với lão sư điều này, ông thúc giục tôi không nên vơ vẩn trong cảnh giới của lớp thức thứ tám này, trạng thái thanh tịnh và ổn định, mà hãy chọc thủng sang bên kia. Song tôi thấy mình như đụng phải một “hòn núi bạc” hay “tấm vách sắt” và tôi không thể tiến tới mà cũng không thể thối lui.

Một thời gian sau đó, trong một khóa nhiếp tâm khác, tôi nhớ lại một chuyện ngẫu nhiên. Một đêm nọ tôi thức dậy một mình và bắt đầu ngồi đối diện với một trong những cánh cửa kéo bằng giấy phản chiếu lờ mờ bầu trời xẩm tối rạng rỡ. Với nỗ lực cương quyết dễ có được trong sự cô tịch lúc nửa đêm, tôi nhanh chóng đi vào trạng thái tập trung sâu xa. Tâm tôi đạt được sự trong sáng đến độ tôi cảm thấy sáng hôm sau chắc chắn sẽ đem đến kiến tánh, trái với sự mong mỏi của lão sư. Nhưng bất chấp ngồi kiên trì đến đâu, tôi cũng không đạt đến vô niệmtự nhiên khá trì trệ. Chẳng bao lâu tôi bị tiếng nhái kêu quyến rũ vì những âm thanh ấy rất êm ái du dương, tôi ít khi nghe được những âm thanh như thế. Xẩm tối hôm ấy bản hợp xướng vang lên sắc bén trong sự yên tĩnh: “Nó đó, tất cả đó, tất cả đó, nó đó!” Tựa như chúng vừa hát vừa chế nhạo. Một tiếng cười kỳ lạ nổi lên từ sâu thẳm bên trong tôi. Tôi không thể tọa thiền thuần túy được nữa.

Trong khóa nhiếp tâm mùa xuân kế tiếp, bà Y., người ngồi kế tôi, đã đạt kiến tánh và nhỏ lệ vì biết ơn và vui. Lập tức tôi quyết định mình sẽ là người kế tiếp. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực, tôi không thể tìm được vũ khí để hạ “tấm vách sắt” vẫn cản trở tôi trong chỉ quán đả tọa. Trong lúc độc tham, những lời cuối cùng của lão sư là: “Bây giờ hãy sấn tới!” Song cái mà tôi cần là dụng cụ để sấn tới, vì thế hầu như tôi xin ông chỉ định cho tôi công án Mu. Việc này ông chỉ cho tôi sau khóa nhiếp tâm mùa xuân, đồng thời tặng tôi một chiếc áo tràng và một tấm tọa cụ để khuyến khích tôi cố gắng. Bây giờ, mọi “dụng cụ” đã có sẵn trong tay, trừ một vật: “Ý chí không lay chuyển để đạt kiến tánh với bất cứ giá nào.” Sau khóa nhiếp tâm, khi trở về nhà tôi đã nguyện: “Tôi phải đạt kiến tánh trong khóa nhiếp tâm tới, không thể khác được.”

 

. Công án Mu

 

Mặc dù đã được chỉ định công án Mu để thực hành theo yêu cầu của mình, tôi không thể tọa thiền tốt với nó được. Đã thực hành chỉ quán đả tọa trong một thời gian lâu và đã quen giữ tâm như dòng nước chảy hay như đám mây bay, không có điểm tập trung, tôi thấy Mu là một gánh nặng ghê gớm. Song khốn nỗi tôi cần công cụ này để đánh đổ “hòn núi bạc.” Vì thế tôi tập trung dữ dội, cố lặn mình vào Mu và dần dần trở thành quen với nó.

Đầu thu năm 1955, tôi lại dự nhiếp tâm. Tôi hơi cảm thấy khóa nhiếp tâm này có tính cách sinh tử đối với tôi, tôi biết mình chỉ tùy thuộc thành công hay thất bại.

Lúc 4 giờ 30 sáng ngày thứ nhất, lão sư, trong lúc đi vòng quanh giám sát, bảo chúng tôi: “Các điều kiện trong tuần nhiếp tâm này thật lý tưởng, thời tiết không nóng cũng không lạnh và trời yên tĩnh. Quí vị có cơ hội rực rỡ.” Tôi giữ những lời ấy trong tâm và nắm lấy Mu làm gậy đi đường nặng nề mở lối qua vùng núi hẹp để đến kiến tánh.

Ngày thứ nhất…ngày thứ hai…ngày thứ ba…thời gian qua nhanh. Những cố gắng đầu tiên nắm lấy Mu của tôi thất bại, tôi không thể chọc thủng được. Hoàn toàn bối rốithất vọng, tôi không thể xê dịch tâm mình ra khỏi trạng thái trong sáng tịch tĩnh để vào chỗ đã định. Tôi cố gắng một cách tuyệt vọng để chém vỡ tâm thái ấy bằng lưỡi kiếm Mu sắc bén, bấy giờ đã được sự không kiên nhẫn quá mức kích động thúc đẩy, nhưng vô ích.

Đầu năm này, trong tuần nhiếp tâm mùa xuân, tôi cũng đạt đến cảnh giới của thức thứ tám và cũng không xuyên phá được nó. Bấy giờ đối với tôi rõ ràng là tôi chưa bao giờ nỗ lực hết sức mình mà nếu làm được như thế thì tôi đã đạt kiến tánh rồi, chỉ có nỗ lực siêu nhân mới làm được như vậy. Điều này thường khiến tôi tiếp tục ngồi ngay cả sau khi chuông đã rung báo hiệu kinh hành. Nhưng tôi không thể phá vỡ nổi cái “động Sa tăng” mà ngay cả với Mu và nỗ lực siêu nhân mà tôi đã tạo được. Tôi chỉ có thể làm rung chuyển cái ngõ cụt này thôi.

Kiến tánh đòi hỏi sinh lực phi thường của tinh thần và thể xác, nhưng bấy giờ tôi đã 60 tuổi, đã mất nhiều năng lực và sự linh hoạt trước kia. Song tôi không chịu đầu hàng, tiếp tục với Mu không lùi bước.

Đến ngày thứ tư, trên đường đến nhà ngoài trong hoàng hôn im lặng, tôi tò mò nhìn cây tắc già. Dường như các cành của nó có sự trang nghiêm kỳ lạ, không thể diễn tả được. “Cái mình đang thấy đây là chân lý tuyệt đối,” - tôi tự bảo. Tôi biết tâm tôi đã tiến bộ trong nhận thứctrở lại ngồi với sinh lực mới. Buổi tối, lúc độc tham, tôi nói với lão sư điều tôi cảm thấy và hỏi ông nó có nghĩa là gì. “Ông đã đến điểm sanh tử… Chỉ một bước nữa thôi! Đây là buổi tối cuối cùng của khóa nhiếp tâm. Hãy tọa thiền suốt đêm.”

Được câu “Một bước nữa thôi” của lão sư đốt lửa, bây giờ tôi đã sẵn sàng tiến công Mu toàn lực, suốt đêm.

 

. Mở Con Mắt Tâm

 

Thường lệ cứ 9 giờ tối là tắt hết đèn, nhưng đêm nay được lão sư cho phép, tôi giữ sáng một ngọn đèn nhỏ. Ông M., người trưởng tràng lớn tuổi cùng ngồi với tôi, với sức mạnh tinh thần của cả hai, tôi cảm thấy mạnh hơn vô cùng, tập trung toàn lực vào đan điền tôi bắt đầu cảm thấy phấn khởi, tôi chăm chú nhìn cái bóng của chiếc cằm và đầu của tôi cho đến khi tôi mất hết ý thức về nó trong trạng thái tập trung sâu xa.

Khi chiều tàn dần vào đêm, sự đau đớn ở chân tôi trở nên ác liệt đến nỗi tôi đã đổi tư thế ngồi từ kiết già sang bán già cũng không bớt đi chút nào.

Cách khắc phục duy nhất là tôi dốc toàn lực nhất tâm tập trung vào Mu. Ngay cả với sự tập trung dữ dội nhất, đến độ mệt lả “Mu! Mu! Mu!” tôi cũng không thể giải thoát mình khỏi đau đớn ghê gớm, trừ thay đổi tư thế ngồi một chút..

Thình lình đau đớn biến mất, chỉ còn Mu! Mỗi vật và mọi vật là Mu. “Ồ! Nó đây!” Tôi kêu lớn và lảo đảo trong kinh ngạc, tâm tôi là cái trống rỗng hoàn toàn. “Reeng! Reeng!” chuông rung lên. Ôi tươi mát làm sao! Nó giục tôi đứng lên và đi đi lại lại. Tất cả tươi mát và thanh tịnh. Mọi vật nhảy múa sống động mời tôi nhìn, mọi vật chiếm vị trí tự nhiên của chúng và thở một cách lặng lẽ. Tôi chú ý nhìn những đóa hoa bách nhật trong bình hoa trên bàn thờ, một lễ vật dâng lên đức Văn Thù, vị Bồ-tát của Trí tuệ vô biên, chúng đẹp không thể tả! Vào lúc độc tham kế, lão sư trắc nghiệm tôi và xác nhận tôi đã hiểu Mu. Một sự kiến tánh đầy đủ thường không những sinh ra kinh ngạc mà còn sinh ra niềm vui sâu xa nữa, nhưng tôi không khóc hay cười vì vui. Trong đại đa số trường hợp, nó thay đổi cái nhìn tổng quát và nền tảng về cuộc sống và cái chết của một người và cống hiến một nội kiến mới và sâu sắc về câu nói: “Đời trống rỗng và vô thường,” nhưng kinh nghiệm của tôi không mang lại nội kiến như thế, vì nó chỉ là cái chạm nhẹ của ngộ.

Tôi sinh vào tháng 9 năm 1895 và như thế và tháng 9 năm 1955, tôi tròn 60 tuổi. Ở Nhật, sinh nhật thứ 60 được tôn xưng là ngày tái sanh. Tôi sung sướng vì con mắt Tâm của tôi đã mở vào cái tháng trùng hợp này với những bước đầu tiên của cuộc đời mới, thứ nhì của tôi. Tám năm đã trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu tọa thiền lần đầu tiên. Ở Nhật người ta nói rằng phải mất tám năm cây hồng mới kết trái. Cũng giống như vậy, những nỗ lực của tôi đã kết quả’ nhưng hương vị xin để người khác phê phán.

 

 

4.  Bà A. M., Giáo Viên Người Mỹ, 38 tuổi

 

Cha tôi vốn người Do thái và là người ngoại đạo (gentile: người không theo đạo Do thái). Tôi sinh ra ở Đức, nơi ấy tôi sống thời thơ ấu đầy tiếng hát mộc mạc của một cô bé tinh nghịch trong các truyện thần tiên của Grimm. Cha tôi là một người Do thái được sự kính trọng của mọi người trong cái thị trấn tầm thường, ngái ngủ, không những vì kiếm ăn bằng nghề thầy luật mà còn vì lòng độ lượng vô hạn của ông. Mẹ tôi gốc Đức theo đạo Luther, được kẻ giàu cũng như người nghèo yêu mến, vì sự hiểu biết, đức hạnh và các sống lạc quan của bà. Hoàn toàn được che chở, không phải lo lắng gì về tiền bạc hoặc những thứ khác, tôi lớn lên trong ngây thơ, nhỏ dại.

Những tiếng Thượng đếtôn giáo không bao giờ được nói đến trong gia đình tôi, vì cha mẹ tôi nghĩ nên để cho các con tự lựa chọn đạo Do thái hay đạo Ki-tô khi thời gian chín muồi. Sự công khai bộc lộ của tôi đầu tiên đối với Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước đến trong giờ học về tôn giáo ở trường, nơi ấy bản dịch Kinh Thánh của Luther đã gây cho tôi một ấn tượng sâu xa.

Hitler lên nắm chính quyền và mọi sự thay đổi. Những giấc mộng thời thơ ấu của tôi tan thành mây khói và tôi phải đối diện với thực tế ngược đãi trắng trợn. Từng viên gạch một, Đức quốc xã đã phá vỡ bức tường an toàn bao quanh bản ngã của tôi. Tình yêu và sự kính trọngchúng tôi được hưởng đã biến mất và chúng tôi chỉ còn biết cô đơnlo lắng.

Không bạn bè, tôi co rút vào chính mình và tiêu phí hầu hết thời giờ vào việc đọc sách. Tôi đã đi qua hết các tủ sách khổng lồ của cha tôi một cách ngấu nghiến, tìm những truyện có màu sắc lãng mạn, có tính cách bi quan yếm thế (Weltschmerz: thế gian đau thương), trong đó tôi tưởng tượng mình là người nữ anh hùng ấy.

Đối với gia đình tôi, sự ngược đãi cực độ đã đến vào ngày mùng 9 vô danh của tháng 9-1938, khi nhà tôi cùng với các nhà Do thái khác bị những toán lính say mèm nổi cơn giông bão đập phá. Cha tôi bị đánh tàn nhẫn và bị lôi đến một trại tập trung. Lúc ấy mẹ tôi ở Bá linh, em gái tôi và tôi bị bỏ lại trong sự tàn phá, run rẩy trên rầm thượng của ngôi nhà chúng tôi đã một thời xinh đẹp. Trong nỗi tuyệt vọng của linh hồn, tôi đã thốt ra lời cầu nguyện đầu tiên trong đời: “Xin Thượng đế giúp chúng con!”

Không một xu dính túi, nhưng với tinh thần khai phóng, gia đình tôi đã xuống tàu ở San Pedreo, bang California, vào ngày 24-01-1939. Thực như phép lạ, chúng tôi đã trốn thoát được sự bóp nghẹt của Đức quốc xã và nhờ sự bảo lãnh của các dì tôi ở Los Angels, bây giờ chúng tôi bắt đầu cuộc đời mới đầy hy vọng.

Tôi đã chắt chiu từng xu một trong suốt bốn năm dài và đã có thể theo học ở Đại học California tại Los Angeles. Kết quả tôi đạt được bằng thạc sĩ giáo dục (master’s degree in education) và trở thành giáo viên ngôn ngữ thực thụ.

Bấy giờ tôi đã kết hôn, vào ngày 03-09-1955, đứa con đầu tiên của tôi ra đời, một bé gái mắt xanh. Với chút ít tiền chúng tôi có được và với quyền lợi của một cựu chiến binh Mỹ (G.I.) của chồng tôi, chúng tôi tậu được một căn nhà phát triển trên một vùng đất rộng gần trường của cả hai chúng tôi.

Cuộc sống của tôi di chuyển bằng phẳng giữa nhà và trường. Vào năm 1957, đứa con trai của tôi ra đời và vào năm 1960 là đứa con gái thứ nhì. Thì giờ nhàn rỗi tôi dùng vào việc đọc sách triết họctôn giáo. Câu chuyện Yogananda của Ấn độ đã gây cho tôi một ấn tượng sâu xa. Về sau tôi trở nên quan tâm đến sự khôn ngoan của người phương Đông nhiều hơn qua loạt bài diễn thuyết về triết lý Đông và Tây mà tôi được nghe. Sau đó là văn học Thiền, cuối cùng chồng tôi và tôi lập kế hoạch quyết định viếng Nhật bảnẤn độ “sau khi các con trưởng thành thêm chút nữa” để tìm giác ngộ cho chúng tôi.

Trong khi ấy, một trong các bạn giáo viên của tôi thích tôi gia nhập một nhóm nghiên cứu Tâm lý học miền sâu. Đã phần nào quen thuộc với thuyết vô thức của Freud, bây giờ tôi trở thành quen biết với quan điểm của Jung nói về tính khả hữu của sự phát triển nội tâm đầy đủ giữa tuổi 35 và 40. Tôi thực tập giáp mặt với những thách thức của cuộc sống từng phút một với chút ít thành công. Song điều duy nhất khiến tôi không thể thành công nhiều hơn là do thiếu mục đích vĩ đại hơn chính mình. “Tôi đang sống vì cái gì?” tôi tự hỏi đi hỏi lại. Tôi đã có những lợi ích vật chất: sức khỏe tốt, thành công trong nghề nghiệp, một gia đình đáng yêu, thì giờ nhàn rỗi, không lo lắng gì về tài chánh. Song tôi không tìm được sự thỏa mãn nội tâm sâu xa.

Khi chồng tôi đề nghị đi nghỉ ở Hawaii vào mùa hè 1962, tôi nói: “Sao không?”

Mặc dù chúng tôi đang dạo chơi trên vùng bờ biển Waikiki với ba đứa con và hai tấm ván lướt sóng, sự thực chúng tôi đang tìm kiếm một cái gì đó có tinh thần hơn. May sao chồng tôi khám phá có một nhóm tọa thiền đang tụ họp tại một tư gia ở Honolulu: “Tại sao chúng ta phải chờ đến lúc viếng Nhật bản?” Chúng tôi đã quyết định: “Bây giờ chúng ta hãy tập ngồi cho quen đã, có lẽ phải cần đến mấy năm chúng ta mới thích nghi được đấy.”

Đáng mừng biết bao chúng tôi đã tìm được một lão sư, một hiền nhân đã giác ngộ, từ Nhật đến, đang dừng lại ở Honolulu để hướng dẫn một khóa nhiếp tâm trước khi đáp tàu đi một vòng qua Hoa kỳ. Nhóm người tham dự tọa thiền nghiêm túc này là một nhóm nhỏ và họ đón chào chúng tôi tham dự. Hơi bối rối vì sự dốt về Phật giáo của mình, chồng tôi và tôi quay về nhà vào mỗi chiều cách nhật với ba đứa con và mỗi chúng tôi lại đến tọa thiền và học Phật giáo trong hai tuần lễ trước khóa nhiếp tâm. Sự đau đớn do tư thế ngồi bán già làm tôi chán nản, bởi vì suốt đời tôi khỏe như một lực sĩ và tưởng mình có thể làm được việc này một cách dễ dàng không cần luyện tập. Tôi tự hỏi: “Mình đã sẵn sàng chưa? Mình đến Honolulu là để nghỉ ngơi chứ đâu phải để thiền định?” Sự mỏi mệt thần kinh bò khắp người tôi và tôi không thể nhớ được mình đã mệt mỏi như thế bao giờ chưa.

Trước khi khóa nhiếp tâm chính thức khai mạc, chúng tôi được phát cho các bài giảng nhập môn tọa thiền của Lão sư Bạch Vân. Bài giảng kết thúc với sự xếp loại bốn hạng nguyện vọng khác nhau, xếp hạng từ sức khỏe tinh thần và thể xác cho đến giác ngộ. “Mình quan tâm đến kiến tánh nhưng tự xem là may mắn nếu ông ấy chỉ định cho mình đếm hơi thở.” Tôi tự thuyết phục mình: “Có lẽ một người mới bắt đầu ngồi như mình sẽ chỉ được ngồi xếp chân cho đúng và lưng cho thẳng là cùng.” Tôi sợ hãi nhìn quanh phòng và thấy những người tham dự kia đang ngồi thật thẳng, chân theo tư thế bán già và thở trong sự tập trung sâu xa trước một tấm màn trắng.

Thời gian qua nhanh. Lão sư Bạch Vân đã đến và tất cả chúng tôi được mời đến tọa thiền và uống trà vào chủ nhật. Khi tôi trông thấy một người đàn ông nhẹ nhàng, nhỏ nhắn, bảy mươi bảy tuổi song có dáng dấp như một người năm mươi bảy tuổi, với từ lực sáng ngời của tuổi trẻ trong đôi mắt, tất cả nghi ngờ biến mất. Tôi tự bảo: “Đây là thầy mình, người mà mình sắp đi tìm khắp Ấn độNhật bản,” và lòng tôi tràn đầy một cảm giác vui lạ.

Cũng chiều hôm ấy, trước một phái đoàn Tào Động, Lão sư Bạch Vân nói về công án Mu và cách tham công án ấy như thế nào. Điệu bộ diễn thuật của ông sinh động đến độ tôi không biết một tiếng Nhật nào mà cũng hiểu được. Đối với tôi, điều ấy tựa như niềm vui đau đớn khi mang thai, tôi sẵn sàng lao động.

Đêm trước ngày nhiếp tâm tôi không ngủ được. Tôi biết mình đang trong chuyến du hành của cuộc đời, tim tôi đập với niềm vui hy vọng điên cuồng mà tôi cảm thấy trước khi leo núi. Sáng hôm sau tôi thức dậy lúc 4 giờ, ngồi hai lần nhưng không vất vả nhiều và mạnh dạn tuyên bố trước Lão sư Bạch Vân rằng tôi thuộc loại nguyện vọng thứ tư, hy vọng đạt được kiến tánh. Tôi rất ngạc nhiên thấy ông không hỏi thêm câu nào mà chỉ định ngay công án Mu cho tôi. Bỗng dưng hầu như tôi cảm thấy hối hậnquyết định của mình.

Trong hai ngày tôi tham công án Mu không hết lòng, tôi sợ điếng hồn khi đối diện với lão sư trong lúc độc tham, bởi vì đối với tôi, ông hiện là người cha kỷ luật nghiêm khắc của tuổi trẻ tôi. Trước hết tôi không nhớ ra câu tiếng Nhật đơn giản: “Tôi tham công án Mu.”

Ngày thứ ba mọi sự biến đổi. Người thông dịch của chúng tôi, ông Taisan “bồng bềnh” hay mỉm cười, biến thành một hung thần. “Đây không phải là tiệc trà,” giọng ông gầm lên như sấm, “mà là nhiếp tâm!” Từ đó ông ta bắt đầu đánh mọi người bằng kích trượng, một thanh gỗ dẹp dùng đánh lên vai những tăng nhân buồn ngủ để kích thích họ tập trung hoàn toàn. Tôi chỉ có buồn ngủ, hãy tin tôi đi, tôi tuyệt đối sợ bị đánh thình lình khủng khiếp. Cả ngày hôm ấy tôi thấy mình bước bên bờ một vực thẳm nước đang phun ở dưới. Mọi hơi thở đều là Mu. “Nếu bước sai chân dù chỉ một lần thôi mi cũng sẽ ngã ngay,” tôi tự cảnh giác, “vì thế mi phải giữ mình như đang bắt đầu leo lên một ngọn núi dốc đứng trong một chuyến bộ hành dài và vất vả.”

Đêm hôm đó tôi mơ một giấc mơ kỳ lạ. Một cái bàn với bốn cái tách kiểu lá cây xa trục thảo, bày theo lối trà đạo Nhật bản. Khi tôi nâng tách lên, một ông Taisan có cánh hạ xuống bên trên tôi như một thiên thần với thanh kiếm dữ tợn, cùng với tiếng hét “Mu” quất vào tôi. Tôi giật mình thức dậylập tức tọa thiền, lúc bấy giờ trong tư thế nằm dài trên giường. Khi hai bàn tay đặt trên bụng, “Mi sẽ không đi đến đâu cả trong nỗi sợ hãi này,” tôi tự trấn an. “Mi phải thư thả. Hãy như một hòn núi đứng yên giữa đêm dưới bầu trời mênh mông lấp lánh những vì sao.” Tôi từ từ hít thở thật sâu và một sự bình an kỳ diệu bao trùm lấy tôi. Bụng tôi như một cái bong bóng phồng lên và một màn sương mù trước đó một chút đã bao phủ lấy tôi, bây giờ bắt đầu bay lên từ từ cho đến lúc một trạng thái trống rỗng xâm chiếm toàn bộ con người tôi. Tôi nghe tiếng nước chảy và tư từ ra khỏi cơn xuất thần. Lúc độc tham tôi được bảo cho biết là tôi đang ở trên mép bờ của kinh nghiệm kiến tánh vĩ đại.

Ngày thứ tư, sự căng thẳng lên đến một độ cao hơn nữa. Taisan kể câu chuyện về một ông tăng quyết tâm đạt kiến tánh đến độ một tay cầm con dao, một tay cầm cây nhang để thiền định. “Tôi phải đạt kiến tánh trong thời gian cháy hết cây này, nếu không tôi sẽ tự sát,” ông tăng thề như vậy. Với đau đớn vì cây nhang đã cháy đến tận chân nó, ông tăng đã đạt kiến tánh. Rồi Taisan đi mấy vòng với cây kích trượng, làm cho mọi người, ngay cả chồng tôi, cũng phải khóc.

“Tôi sẽ đạt kiến tánh trong khóa nhiếp tâm này,” tôi tự hứa và ngồi ba lần trong thư thế bán già. Rồi tôi đổ ra khóc nức nở và cay đắng ngay cả trong lúc độc tham tôi cũng không thể ngừng khóc được. Tôi lên gác nghỉ ngơi, và khi dậy rửa mặt, tôi có cảm giác kỳ lạ về nước đang phun qua người tôi làm tôi nháy mắt. Nó âm vang như tiếng nước tôi đã nghe trong đêm tôi kinh nghiệm trạng thái trống rỗng.

Sáng ngày thứ năm, tôi ở nhà chăm sóc các con, tôi phải nói rằng chồng tôi cũng như tôi không ai theo dự đầy đủ suốt thời gian nhiếp tâm. Chúng tôi thường đến ngồi lúc 4 giờ sáng và trở về nhà hầu hết các bữa ăn. Có một lần tôi ở lại suốt đêm, chồng tôi thì không.

Hơi bối rối trong lúc độc tham chiều hôm ấy, tôi thú nhận rằng tôi đã không tọa thiền ở nhà bởi vì bị ngắt quãng nhiều quá. Tôi được biết có hai người đạt kiến tánh rồi, và nếu nỗ lực tối đa tôi cũng có thể đạt kiến tánh. Vì thế tối hôm ấy chồng tôi cho phép tôi ở lại suốt đêm.

Vào ngày thứ sáu, tôi đi ngủ với Mu, tôi thức dậy với Mu, Taisan cảnh cáo: “Đừng nóng nảy, chỉ tập trung thôi.” Tôi lắng nghe lời khuyên khôn ngoan này nhưng quá mệt mỏi không thể thiền định được. Tôi kiệt lực. Sau bữa ăn sáng, lúc tôi đang nằm nghỉ, chợt một vầng sáng xuất hiện trước mắt tôi tựa như ánh mặt trời đập vào hai mắt tôi. Tôi nghe rõ ràng những âm thanh tôi đã không còn nghe từ khi tôi là một cô bé nằm trên giường bệnh. Tiếng bước chân của mẹ tôi và tiếng sột soạt của cái hộp của bà. Đã có nhiều kinh nghiệm kỳ lạ trong khóa nhiếp tâm này, tôi không chú ý đến chúng nữa mà tiếp tục tập trung vào Mu trong suốt thời ngồi buổi sáng. Khi đang chờ độc tham, một mùi thơm quen thuộc quyến rũ lỗ mũi tôi, ấy là mùi nấu nướng hấp dẫn của mẹ tôi. Mắt tôi liếc nhìn cái tọa cụ màu đỏ trên cái bàn màu nâu giống y hệt màu sắc của các vật dụng trong căn phòng mẹ tôi đã ở. Một cánh cửa đóng sầm, một con chó sủa, một đám mây trắng lững lờ qua bầu trời xanh. Tôi đang sống lại thời thơ ấu của mình trong ma cảnh, ảo ảnh.

Đến trưa, lão sư cho phép chồng tôi nói với tôi rằng anh ấy đã đạt kiến tánh. Tôi tự bảo: “Bây giờ chứ không lúc nào hết! Một bà vợ bí rợ không thể kết hôn với một ông chồng giác ngộ được!” Tôi nhớ lại một cách sống động câu chuyện người thanh niên với cây nhang và con dao. “Chết hoặc giải thoát!” trở thành khẩu hiệu của tôi.

Tôi hít vào thật sâu và mỗi hơi thở ra tập trung toàn lực vào Mu. Tôi cảm thấy mình tựa như toàn là không khí và nhẹ hẫng hầu như sẽ bay bổng lên bất cứ giây phút nào. Tôi “bò” vào bụng một con nhện đầy lông lá gớm ghiếc “Mu! Mu!” Tôi rên rỉ và trở thành một cái Mu to lớn, đen tối. Một thiên thần, dường như vậy, chạm vào vai tôi rất nhẹ nhàng êm ái tự bao giờ và tôi ngã ra phía sau. Bỗng tôi nhận ra chồng tôi và Taisan đang đứng phía sau nhưng tôi không cử động được. Hai bàn chân tôi tê cóng tuyệt đối. Thực tế họ đã khiêng tôi ra ngoài và tôi khóc nức nở vô hy vọng. “Mình đã chết rồi!” tôi tự bảo: “Tại sao làm họ lại làm cho mình sống lại?” Lúc độc tham, lão sư bảo đó chỉ là một chút mùi vị trước khi kiến tánh, chưa phải giác ngộ.

Rồi tôi đi dạo một tí, và bỗng nhiên toàn bộ kinh nghiệm của mấy ngày vừa qua đối vơi tôi có vẻ khôi hài. “Cái lão sư ngốc ấy,” tôi vừa nhớ lại vừa nghĩ, “lão và cái mớ hổ lốn ma thuật Đông phương của lão! Đúng là lão không biết lão đang nói gì.” Vào lúc ăn bữa chiều, nửa giờ sau đó, khi tôi đang sử dụng vụng về đôi đũa của mình, tôi cảm thấy thích nhặt đưa cho ông ta cái nỉa: “Đây ông già, hãy thử làm quen với kiểu Tây phương xem!” Tôi cười khúc khích với mẫu chuyện vui của mình. Suốt thời kinh chiều hôm ấy tôi khó mà giữ được vẻ mặt nghiêm chỉnh. Sau khi lão sư nói hết những lời cuối cùng, tôi muốn nhặt lấy túi xách bước ra, không bao giờ trở lại nữa, dường như tất cả chuyện ấy diễn ra không thực chút nào. Trong bài pháp đầu tiên, lão sư đã bảo chúng tôi rằng Mu giống như một hòn sắt nóng đỏ dính ở cổ họng, người ta không thể nuốt mà cũng không thể khạc ra được. Ông đã đúng, rất đúng. Khi nhìn lại mọi lời nói, mọi cử động của ông đều là những bộ phận trong một kế hoạch chính xác, kỹ lưỡng của bậc thầy đáng kính này. Pháp danh của ông là Bạch Vân quả xứng với ông. Ông là đám mây vĩ đại nhất, trắng nhất mà tôi từng được biết, một thứ thuốc giải cho chất nấm độc nguyên tử hắc ám.

Bây giờ tôi ở trên giường, tôi đang tọa thiền trở lại. Suốt đêm dài tôi hít thở Mu, rồi rơi vào những cơn xuất thần, tôi nghĩ đến vị tăng đã đạt kiến tánh trong trạng thái mệt mỏi như thế. Kết quả tôi thiếp đi trong kiệt sức hoàn toàn. Bỗng vị thiên thần nhẹ nhàng ấy lại chạm vào người tôi. Lần này tôi thức giấc với một tiếng “Ha!” trong sáng và nhận rằng tôi đã giác ngộ. Vị thiên thần là người chồng tử tế mệt mỏi của tôi, vỗ nhẹ vào vai tôi đánh thức tôi dậy đi nhiếp tâm.

Một sức mạnh kỳ lạ lôi kéo tôi. Tôi nhìn đồng hồ: 4 giờ thiếu 20, đúng vào lúc để ngồi buổi sáng. Tôi đứng dậyim lặng mặc áo. Tôi đến nơi nhiếp tâm lúc 4 giờ đúng và nhận tách cà phê được mời với tiếng “Vâng,” tích cực đến nỗi tôi không thể tin vào tai mình được. Khi Taisan bước vào với thanh kiếm của ông, tôi bảo ông đừng phiền đánh tôi. Lúc độc tham tôi xông vào cái lều nhỏ thầy tôi đang chiếm cứ, ôm chặc lấy ông, hôn ông và bắt tay Taisan, tuôn ra một tràng bi bô khôi hài đến nỗi cả ba chúng tôi cùng cười sảng khoái. Lão sư trắc nghiệm tôi và thông qua, và tôi được chính thức công bố là đã qua cái ải không cửa.

Một cuộc đời đã được cô đọng lại trong một tuần lễ. Một nghìn cảm giác mới dội lên các giác quan tôi, một nghìn con đường mới đang mở ra trước tôi. Tôi sống đời tôi từng phút một, nhưng chỉ giờ đây tình yêu nồng ấm mới thấm nhập trọn vẹn con người tôi, bởi vì tôi biết rằng tôi không phải chỉ là cái tôi nhỏ bé mà là cái Ta to lớn huyền diệu. Ý nghĩ thường hằng của tôi là cùng với mọi người chia xẻ sự thỏa mãn sâu xa này.

Tôi không thể nghĩ ra được cách nào để kết thúc lời tường thuật này tốt hơn là những lời nguyện tôi đã tụng ở khóa nhiếp tâm mỗi sáng:

 

 “Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ

 Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn

 Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học

 Phật đạo vô thượng, thệ nguyên thành.”

 

 

 

6. Ông A. K., Điều Chỉnh Viên Bảo Hiểm Nhật,

 25 tuổi

 

Lần đầu tiên tôi bắt đầu nghĩ đến sống và chết lúc tôi 12 tuổi, khi người em trai tám tuổi của tôi chết vì bệnh thận. Cái chết của nó khiến tôi buồn đến nỗi ngã quị trong đám tang. Nằm sâu bên trong tôi là một cảm giác ray rứt mãnh liệt đến độ, tôi nhớ, tôi đã kêu lên: “Hãy tha cho tôi! Hãy tha cho tôi!”

Bốn năm sau, người em trai còn lại duy nhất của tôi chết đuối. Đây là cơn kích động sâu xa đến nỗi tôi bắt đầu tự hỏi: “Tại sao cuộc đời quá bất định và khốn cùng như thế?” Tôi bị một cảm giác hoàn toàn vô vọng tràn ngập. Việc học ở trường thật là khổ nhọc và mỗi ngày là một ngày khốn khổ. “Tại sao chúng ta sinh ra? Và tại sao chúng ta lại chết?” Câu hỏi này đã ám ảnh tôi như một cơn ác mộng kinh niên.

Hy vọng chấm dứt tình trạng ác hại của mình, tôi bắt đầu đọc một cách thèm khát thánh thư của một giáo phái thời hậu chiến ở Nhật, gọi là Chân Lý Cuộc Sống. Sau cái chết của em trai tôi, cha mẹ tôi trở thành tín đồ của giáo phái này, trong một thời gian ngắn. Nó thúc giục: “Hãy sống cuộc sống biết ơn với nụ cười. Hãy ôn nhu và luôn luôn đáp bằng tiếng ‘Vâng’.” Điều này rất hay nhưng tu luyện ôn nhu và biết ơn như thế nào thì không rõ. Nó còn tuyên bố rằng con người là con của đấng Thượng đế thì không tì vết và rằng thông qua sự hợp nhất với ngài, nó có thể nhận ra cái bẩm sinh toàn hảo này. “Nhưng tại sao,” tôi nghi vấn, “con người, mà họ khăng khăng sinh ra là tự do, phải bị ràng buộc ngay cả với Thượng đế, vĩnh viễn nô lệ vào ngài? Đây không phải là con đường đến an tâm được.” Không ảo tưởng, tôi gạt bỏ tôn giáo này ra khỏi đời tôi, tôi tin chắc rằng nó không gì khác hơn một liều thuốc phiện.

 

Tôi tròn 17 tuổi vào tháng 8 năm 1949 khi tôi đến chùa Sosei, một chùa Tào Động, để hỏi vị trụ trì: “Phật giáo là gì?” Ông vui vẻ tiếp tôi và nói: “Cái ấy không thể giải thích trong một câu được, hãy để tôi nói cho anh nghe lời đáp của một Thiền sư nổi tiếng cho một câu hỏi giống như vậy. Khi nhà thơ Trung hoa Bạch Lạc Thiên (Hakuraten) hỏi Thiền sư Đạo Lâm (Dorin) về huyền nghĩa của Phật giáo, sư đáp:

 Không làm điều ác, 

 Làm mọi điều lành,
Giữ lòng trong sạch,

 Là lời Phật dạy. (29)

 

Vị trụ trì ấy tiếp: “Nên nhớ tọa thiềncon đường

 

-----------------------------------------------

(29) Về cuộc đối thoại đầy đủ, xin xem “Bạch Lạc Thiên” ở Chương X.

 

trực tiếp nhất để hiểu Phật giáo, nhưng chọn được một vị thầy tốt là điều tối quan trọng.” Vào tháng 11 năm đó, tôi dự hội tọa thiền (zazenkai: tọa thiền hội) đầu tiên do Lão sư Bạch Vân hướng dẫn.

Ngạc nhiên, tôi thấy lão sư là một người giản dị, không có vẻ cao quí bề ngoài, mặc chiếc áo tầm thường nhất. Bằng một giọng trầm tĩnh ông nói về phép đếm hơi thở trong tọa thiền trong khi đối diện với một bức tường. Nhưng các câu hỏi như, “Ý nghĩa của cuộc đời là gì?” hay “Làm thế nào chúng ta có thể loại trừ được đau khổ?” thì ông không bàn luận gì hết. Song tôi bắt đầu đếm hơi thở theo cách ông chỉ dẫn, mặc dù nó trái với sở thích của tôi. Tôi tự bảo: “Thiền không thể là thực được, nó phải là đồ giả.”

Nhưng vì lý do nào đó tôi lại đi dự hội tọa thiền kế tiếp và lại tiếp tục đi nữa. Khi biết kiến tánh, mà bằng kinh nghiệm đó, lão sư tuyên bố, có thể giải trừ sự đau khổ của con người, tôi quyết tâm đạt kiến tánh để chứng minh rằng lão sư nói sai. Sự hoài nghi của tôi kéo dài trong hai năm cho đến khi tôi bị một người lâu năm trong hội tọa thiền thuyết phục dự một khóa nhiếp tâm ba ngày. Ông ta bảo: “Nếu anh trở về mà không trở thành một người khôn ngoan hơn, mạnh hơn thì anh có thể chém đầu tôi đi.”

 Lão sư cho tôi công án Mu làm công án đầu tiên trong khi nửa tôi quyết định kiến tánh, nửa tôi lại chùn bước vì tôi sợ những cú đánh dữ tợn của kích trượng. Tôi không đi nhiếp tâm nữa cho đến năm sau khi tôi dự năm khóa nhiếp tâm liên tiếp. Bấy giờ mọi nghi ngờ của tôi về giá trị của Thiền biến mất, nhưng bất chấp cố gắng thế nào tôi cũng không thể đạt đến mức kiến tánh.

Mỗi lần từ nhiếp tâm trở về, tôi thấy mình trở nên bình tĩnh hơn, và có thể quan hệ với cuộc sống hàng ngày khá hơn. Nhưng mặc dù đã được như thế, tôi vẫn cảm thấy rằng không đạt kiến tánh thì tôi đã phí một năm vô ích.

Bấy giờ là năm tốt nghiệp cuả tôi, năm 1954, và sợ rằng tôi không có thì giờ để tọa thiền trong cuộc sống bận rộn đã nung đốt quyết tâm đạt kiến tánh trước khi hoàn tất việc học. Với tâm trạng này tôi đã dự khóa nhiếp tâm tháng ba. Vào ngày thứ ba, tôi bị một câu nói có sức mạnh đặc biệt của lão sư đập mạnh: “Mu không là gì hết mà chỉ là Mu!” Ấy là một câu nói đơn giản mà tôi thường nghe ông nói, nhưng bây giờ nó đập vào như tiếng sét: “Thế thì tại sao ta lại tưởng mọi sự vật khác đi được?” Một gánh nặng từ trên vai tôi bỗng rơi xuống, nhưng vì đấy chưa phải là kiến tánh, tôi lại rơi vào u tối. Lúc độc tham chiều, tôi không có gì để nói với lão sưtrở về chỗ ngồi, lòng không vui. Song với nội kiến này, tôi trở nên tin chắc rằng tôi hoàn toànthể đạt được kiến tánh.

Tôi đã nhiều lần thúc giục mẹ tôi cùng đi tham dự hội tọa thiền với tôi, nhưng bà cương quyết từ chối. Bây giờ bà đã đi và đã nhanh chóng đạt kiến tánh. Tôi sững sờ. Kinh nghiệm của bà nung đốt tôi đến nỗi tôi đã nỗ lực gấp đôi trong kỳ nhiếp tâm vào tháng kế đó. Với sự khuyến khích mạnh mẽ của lão sư, ông thúc giục: “Một bước nữa thôi!” Tôi lao mình dữ dội vào công án. Nhưng trong vô thức sâu thẳm nhất (bây giờ tôi thấy) tôi vẫn còn suy tư về Mu như là một vật ở bên ngoài tôi, đó là lý do tại sao thế giới của kiến tánh không bao giờ xuất hiện. Thất vọng cay đắng, tôi tự bảo: “Mi đã ngồi và ngồi mãi, song mi không thành công, mi ắt có cái gì sai rồi.”

Thất vọng sâu xa, tôi chỉ còn tin là mình thiếu khả năng bẩm sinh để đạt giác ngộ, song tôi vẫn đi dự nhiếp tâm hết khóa này đến khóa khác vì những lý dolúc ấy tôi không rõ. Nhưng tôi không còn có thể dốc mình vào tọa thiền được nữa. Bấy giờ tôi nghĩ như vầy: “Vì vũ trụ và tôi là một, muốn hiểu ý nghĩa của vũ trụ, tôi phải hiểu chính tôi. Nhưng tôi không thể hiểu chính tôi cho đến khi nào tôi dứt bỏ được thói quen tìm Mu bên ngoài tôi.”

Vào năm sau, tôi đã lấy lại được phần lớn tinh thần hồi trước, đã có thể ngồi với tâm bình tĩnh và mạnh mẽ. Điều này khuyến khích tôi tham dự nhiều khóa nhiếp tâm liên tiếp. Trở về với đời sống bình thường sau mỗi lần nhiếp tâm, tôi kinh ngạc thấy mình quá thay đổi. Mỗi ngày là một ngày biết ơn và ban đêm khi đi ngủ, sau một ngày làm việc cực nhọc, tôi cảm thấy biết ơn đã được sống, mặc dù tôi không biết tại sao. Lúc này tôi có sự hiểu biết lý thuyết về giác ngộ, nhưng tôi nghĩ nó không đem lại kiến tánh cho mình, tôi lại bất mãn, bất an. Tôi biết rằng trong thâm sâu tôi vẫn sợ chết và lùi bước trước cuộc sống. Tôi chơi vơi giữa một bên là cảm giác biết ơn và một bên là lo âuthất vọng.

Một buổi chiều tháng tám nóng bức, tôi ngồi tọa thiền với cha mẹ tôi tại nhà, tôi bỗng kinh nghiệm mình như một gợn sóng nhỏ lan rộng ra khắp vũ trụ vô cùng. “Tôi được nó rồi! Không có vũ trụ nào tách rời tôi!” Điều này lóe sáng nhiều lần trong tâm tôi. Trong lúc không gì khác hơn là một nội kiến, nó khiến tôi tin chắc rằng tôi đã gần kiến tánh và tôi bắt đầu ngồi hăng hái hơn. Song thói quen lý luận về Mu vẫn kiên trì. “Ôi một tư niệm nguyền rủa!” tôi kêu lên buồn bã. “Nó làm tôi bối rối, nó tạo ra những cuộc cãi vã giữa con người khiến họ tách xa nhau, chính nó gây ra chiến tranh. Hãy ngừng suy nghĩ! Hãy thôi phân tích!”

Không bao lâu sau đó, tôi dự một hội tọa thiền mà ở đó Lão sư Bạch Vân đề xướng về công ánBa Ải của Hoàng Long,” một công án trong Vô Môn Quan(30). Ở một điểm ông nói: “Bàn tay của quí vị so với bàn tay của một vị Phật thì thế nào? Hãy rút chiếc gối đi, tỉnh dậy thì quí vị sẽ hiểu. Toàn thể con người của một người không khác với bàn tay phi thời gian ấy. Khi thực sự nhận ra điều này các vị sẽ phá ra cười lớn.”

Khi nghe những lời ấy, tâm tôi trở nên sạch sẽ phi thường và tôi run rẩy vì vui, nhưng vì chưa đạt được tự do chân thật, tôi quyết định không nói điều này trong lúc độc tham. Song với nhiệt tâm đáng kể, tôi lại tạo những nỗ lực mới cố thâm nhập sâu hơn vào công án.

Khóa nhiếp tâm một tuần của tháng tám đã đến. Vì công việc dồn ép, tôi không thể đến chùa cho đến trưa ngày thứ nhì. Chiến thuật của tôi trong tuần nhiếp tâm này là quyết ngồi, như một quả cầu lửa, trong các thời ngồi và nghỉ hoàn toàn vào những lúc nghỉ. Khi khai mạc tuần nhiếp tâm, lão sư nhắc nhở mọi người: “Mọi năm ở tuần nhiếp tâm lớn này, ít nhất cũng có một người đạt kiến tánh.” Lúc ấy và ngay tại đó, tôi đã quyết tâm rằng nếu có người đạt kiến tánh thì người đó phải là tôi.

 

---------------------------------------------

(30) Tiếng Anh trong nguyên văn của Philip Kapleau: “Three Gates of Oryu,” tức“Ba Ải của Hoàng Long” hay “Hoàng Long Tam Quan Ngữ.” của Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam. Xem “Hoàng Long Tam Quan Ngữ” ở chương X.

Trong Vô Môn Quan (Wu-men Kuan), nguyên tác Hán văn của Thiền sư Vô Môn Huệ Khai gồm tất cả có 48 công án và chỉ có “Đâu Suất Tam Quan” mà không có “Hoàng Long Tam Quan Ngữ.” Nhưng các Thiền sư Nhật đã thêm “Hoàng Long Tam Quan Ngữ” với kệ tụng của Muryo Soju, và một công án khác nữa gọi là “Tắc thứ Bốn Mươi Chín của Amban” vào cuối sách như là một phụ phục của Mumonkan (Vô Môn Quan) của họ. Xem Two Zen Classics của Katsiki Sekida, The Gateless Gate của Koun Yamada, The Gateless Barrier của Zenkei Shibayama. (Đỗ Đình Đồng).

 

Ngày thứ tư đã đến. Tôi thường bị kích trượng quất, một lần mạnh đến nỗi thân và tâm tôi nhất thời trở nên tê liệt. Hôm nay tôi “chiến đấu vất vả nhất.” Nhưng bất chấp mọi thứ, tôi chỉ còn một ngày rưỡi nữa. Vào ngày thứ sáu, tôi ném nốt chút tàn lực cuối cùng vào cuộc “chiến đấu” không cho phép bất cứ việc gì làm tôi lạc đường. Sau những việc làm phụ buổi sáng và ngay trước khi lão sư nói chuyện, một sinh viên đại học ngồi gần tôi (người đạt kiến tánh trong tuần nhiếp tâm này) bỗng la lên: “Mi đồ ngốc, đồ ngốc, thằng ngu!” với chính anh ta: “Tiếp tục đi, đi! Một bước nữa thôi, chỉ một thôi, tuyệt đỉnh ấy! Hãy chết đi nếu cần, hãy chết đi!” Sức mạnh tuyệt vọng của anh ta tràn sang tôi và tôi bắt đầu tập trung như chính cuộc đời tôi tùy thuộc vào đó.

Tâm tôi trống rỗng như tâm đứa trẻ thơ, khi tôi lắng nghe lão sư đề xướng. Ông đang đọc một đoạn của một công án cổ: “Ngay cả một bậc Thánh cũng không nói được lời nào về Cảnh giới [của Im lặng] từ đó tư niệm phát sinh… Một mảnh dây nhỏ cũng là vĩnh cửu vô biên… Con Trâu trắng(31) trơ trụi trước mắt các ông trong sáng và linh động…”(32)

Khi lão sư nói bằng một giọng trầm tĩnh, tôi cảm thấy từng chữ ông nói thấm đến tận những nơi sâu kín nhất của tâm tôi. “Ngay cả một bậc Thánh cũng không nói được lời nào về Cảnh giới [của Im lặng] từ đó tư niệm phát sinh…”

 

 Lão sư lặp lại và thêm, “Không, ngay cả một vị

 

---------------------------------------------

(31) Tức là “Tâm”. Xem Chương X.

(32) Đây là đoạn trích từ lời dẫn của tắc thứ 94 trong Bích Nham Lục, gọi là “Chẳng Thấy của kinh Lăng Nghiêm.” 

Phật.” “Dĩ nhiên, dĩ nhiên!” tôi lặp lại nín thở. “Thế thì tại sao tôi lai đi tìm một lời như thế?” Đột nhiên mọi sự sáng rõ hoàn toàn và tôi thấy tôi biết rằng tôi là cái Một trong toàn thể vũ trụ! Vâng tôi là cái Một duy nhất ấy!

Mặc dù không hoàn toàn tin rằng lão sư sẽ xác nhận đấy là kiến tánh, dù sao tôi cũng đã quyết định trình bày kiến giải của mình với ông trong lúc độc tham chiều hôm đó. “Hãy cho tôi thấy rõ hơn nữa,” ông yêu cầu.

Trở lại chỗ ngồi trong chánh điện của chùa, tôi lại tiến công tọa thiền. Khoảng 7 giờ tối, tôi bỗng nghe vang dội trên đầu tôi những lời này: “Ba mươi phút nữa là độc tham! Hãy quyết tâm đi đến nhận ra Tự tánh! Đây là cơ hội cuối cùng của quí vị đấy!” Nhiều lần những cú gậy giáng xuống người tôi như mưa. Cuối cùng như bình minh đã ló dạng: không có Cái gì để chứng ngộ cả!

Trong lúc độc tham lão sư trắc nghiệm tôi: “Hãy chỉ Mu tôi xem! Mu bao nhiêu tuổi? Hãy chỉ tôi xem Mu lúc anh đang tắm. Hãy chỉ tôi xem Mu trên núi.” Những câu đáp của tôi đều tức thời, chớp nhoáng và ông xác nhận tôi đã đạt kiến tánh. Tôi tràn ngập niềm vui khôn tả lúc quì lạy bên ngoài cửa phòng lão sư lúc tôi rời phòng.

Tôi không thể kết thúc câu chuyện tường thuật này mà không bày tỏ lòng biết ơn sâu xa với Lão sư Bạch Vân, người đã dẫn dắt tôi, một kẻ rất bướng bỉnh và tự ý, mở con mắt Tâmbiết ơn tất cả những người đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ tôi.

 

 

 

7. Bà L. S. T., Nghệ Sĩ Mỹ, 51 tuổi

 

Tôi đã đến với Thiền và những khoá nhiếp tâm ở Pendle Hill (Pennsylvania) một cách không thẳng đường và không thể tránh được. Khi quay đầu nhìn lại đoạn đường có vẻ quanh co đưa đến giây phút kiến tánh, tôi thấy nó dẫn thẳng đến tiếng chuông kinh hành nhỏ bé. Là một nhà điêu khắc, một người vợ và một người mẹ, một người nghiện rượu và cuối cùng là hội viên của hội Những Người Nghiện Rượu Nặc Danh, tôi có sự tiền tu tốt.

Khoảng 15 tuổi tôi cho rằng bước đầu tiên trong cuộc sống là biết rằng mình phải là một nghệ sĩ. Cái biết này trùng hợp với sự bác bỏ toàn bộ Ki-tô giáo (như tôi thấy) và hăng hái mò mẫm tìm chân lý bên trong. Trong mấy năm tôi đã khám phá đá và tôi biết rằng con đường của tôi là điêu khắc - chậm chạpvất vả - mà sự mò mẫm bên trong cũng chậm chạpvất vả như vậy.

Tôi quyết tâm kinh nghiệm càng nhiều càng tốt, vì thế hôn nhângia đình theo sau. Nhưng theo thời gian, lòng hăng hái sống của tôi bị bóp chết. Đời đã cho tôi quá nhiều, nó bắt đầu chắt bóp và vùi dập tôi. Rồi tôi khám phá ra chất rượu ban phước, nó xoa dịu đau đớn và tháo còng cho tinh thần tôi bay bổng.

Đá vẫn lặng thinh, chồng con đòi hỏi tình yêu của tôi, đều bị gạt sang một bên. Không điêu khắc, không toàn tâm chấp nhận gia đình. Chỉ đau đớn phạm tội và mất quân bình. Và dần dần rượu chiếm cứ và ngự trị cuộc sống của tôi. Tôi không còn biết đâu là tâm điểm của mình nữa.

Cuộc sống như một cơn ác mộng. Đấu tranh hết 24 giờ này đến 24 giờ khác, tôi bị sợ hãi, tội lỗi và cái chai bí mật chế ngự. Tôi không tin mình không tìm được lối ra. Vì thế trong tám năm bị bệnh tâm thần và những cố gắng tự khép mình vào kỷ luật bằng mọi biện pháp có thể biết được. Nhưng tôi đã bị mắc bẩy.

Một buổi sáng, dường như không có gì khác với mọi buổi sáng hãi hùng kia, tôi đã gọi điện thoại cho hội Những Người Nghiện Rượu Nặc Danh xin giúp đỡ. Với hành động này, cuối cùng tôi thực sự tự do nhìn lại mình, và với sự trợ giúp của tất cả những người nghiện rượu khác đã sống trong cùng địa ngục đó, tôi đã trở lại chính là tôi. Tôi không còn uống rượu nữa. Tôi biết rằng có một cái gì đó vô cùng hùng mạnh hơn tâm trí con người nhỏ bé của tôi. Và tôi biết rằng tôi sẽ tìm ra nó, biết nó, là nó.

Cuộc tìm kiếm của tôi bắt đầu!

 

Vài tuần sau đó, khi lơ đãng nhìn những quyển sách bày bán trên một quay hàng, tôi đã nhặt lấy quyển sách How to Know God (Làm Cách Nào Biết Được Thượng Đế), bản dịch tiếng Anh cuốn Aphorisms (Châm Ngôn) của Patanjali, do Swami Prabhavananda và Christopher Isherwood thực hiện. Tôi sững sờ. Patanjali đã biết và đã dạy, có lẽ đã hai nghìn năm qua, những gì tôi vừa khám phá cho chính mình. Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách này, nghiên cứu và vắt óc nghiền ngẫm trong hai tháng trời trên khoang một chiếc du thuyền hai cột buồm trong lúc chúng tôi dong buồm ngược xuôi duyên hải Đại tây dương trong một chuyến du lịch vào những ngày nghỉ. Mọi tài liệu ghi chú trong sách đều được truy tìm, sách được đặt mua và ngấu nghiến. 

Nhu cầu tìm thầy sâu xa đã được sự tìm thấy Swami Prabhavananda đáp ứng, ông đã đồng ý giúp đỡ tôi. Ông chỉ đường và hướng dẫn tôi, tôi khởi sự thực hành thiền định, giúp tôi loại bỏ hư ảo ra khỏi thực tại, chuẩn bị cho tôi nỗ lực nhảy vọt ở Pendle Hill.

Trong khi đọc, tôi đã tìm thấy những điều liên quan đến Thiền trong cuốn Perennial Philosophy (Triết Lý Vĩnh Cửu) của Aldous Huxley. Tôi biết đây là để cho tôi, tôi tiếp tục đọc, thực hành thiền định Kriya [Yoga], mặc dù không ngồi theo kiểu Thiền. Hoàn toàn bất ngờ, tôi có cơ hội đi Nhật vài tháng để giám thị cấu trúc cuộc triển lãm tôi đã phát họa. Ở đó, một cách lạnh lùng tôi đã tỏ ra rằng nơi duy nhất để săn đuổi nó là ở bên trong chính tôi. Tôi được bảo ngồi. Tôi đã ngồi. Tôi đã ngồi nhiếp tâm ở chùa Viên Giác (Engaku-ji), chùa Long Trạch (Ryutaku-ji), và một cách ngắn ngủi ở chùa Nam Thiền (Nanzen-ji). Tôi đã ngồi ở am Ryosen trong chùa Đại Đức (Daitoku-ji).

Sự việc xảy ra như vầy. Trước khi tôi rời châu Mỹ, tôi đã nghe nói đến chùa Viên Giác, vì thế tôi đến đó. Tôi đến trong cơn mưa lạnh tháng mười một, tôi không biết phải làm gì, không được giới thiệu với ai, không biết tiếng Nhật, không biết xoay trở cách nào, tôi đứng bất quyết, tuyệt đối cô đơn trong phong cảnh xám ngắt hoang vắng với mưa thấm qua chiếc áo mưa, chảy xuống cổ, thấm đến tận giày. Một bóng đen chạy ra trong mưa. Cả hai nhìn nhau vô ích, ngôn ngữ lộn xộn tiếng Nhật tiếng Anh. Ông ta ra dấu bảo tôi đi theo và đưa tôi đến một cánh cửa, ông ta gõ cửa và gọi. Một cái bóng hiện ra. Ấy là một thiếu phụ người Anh, một cuộc đối thoại nhanh bằng tiếng Nhật, với sự hướng dẫn của tôi, hỏi bà có thể giúp tôi điều gì?

Bà dắt tôi đến vị tăng đầu chúng và sắp xếp cho tôi ở lại (họ đang nhiếp tâm), dạy tôi cách ăn, cách độc tham với lão sư, và thông dịch cho tôi, là người hướng dẫn và bạn tốt của tôi. Tặng phẩm cuối cùng của bà là giới thiệu tôi với một Thiền sinh người Mỹ, đã thu xếp bằng cách gọi điện thoại xin cho tôi đế chùa Long Trạch để ngồi nữa.

Cứ tiếp tục như thế và liên tụclòng tốt của rất nhiều người và những thời ngồi đầy đau đớn. Bất cứ nơi nào ở Nhật tôi cũng tìm được sự giúp đỡ. Từ một lão sư, một vị tăng, một môn sinh cư sĩ, tôi cũng đều tìm thấy nó. Lòng từ bi của tất cả những người ấy đối với sự vô minh vẩn bùn của tôi thật vô cùng, và tôi rất biết ơn.

 

Tiếng leng keng của cái chuông nhỏ bé trong những buổi nhiếp tâm ở Pendle Hill là một kích động, sức mạnh ấy đập nát các bức tường đã bị nhẹ nhàng xoi mòn qua bốn năm tọa thiền và trước đó là năm năm thực hành Kriya Yoga hàng ngày và hàng đêm. Kiên nhẫn và bướng bỉnh, tôi đã ngồi, ngồi, và ngồi. Đôi khi một thời dài, đôi khi chỉ vài phút, nhưng luôn luôn, luôn luôn hàng ngày. Ngồi một cách kiên nhẫn đã trở nên quen thuộc đến nỗi tôi chấp nhận một cách tự nhiênbình thường như hít và thở.

Khi đến nhiếp tâm ở Pendle Hill, trước đó tôi chưa bao giờ gặp Lão sư Bạch Vân. Vị tăng thông dịch thì tôi đã gặp ở chùa Long Trạch, nơi tôi đã dự nhiếp tâm bốn năm trước. Tôi đã được tăng thêm sự khốn khổ thể xác bốn ngày rưỡi tọa thiền, nhưng tôi cũng biết rằng phần thưởng là sự trong sángbình an. Sau khi dự nhiếp tâm ở Delaware do Lão sư Trung Xuyên hướng dẫn vào năm 1961, tôi ghi lại: “Tôi cảm thấy mình bị đảo ngược từ trong ra ngoài, lúc lắc và súc sạch bằng nước trong.”

Thế là khóa nhiếp tâm ở Pendle Hill bắt đầu. Khoảng bốn mươi người lạ cùng ngồi, vài người chỉ vì tò mò, vài người khác ngồi rất hăng hái. Lão sư Bạch Vân chia nhóm tùy theo mục đích của họ biểu lộ ở đây, thành mấy nhóm nhỏ hơn. Ông nói riêng với từng nhóm, giải thích những nội qui họ phải theo trong bốn ngày rưỡi kế tiếp. Tôi là một trong những người tìm giác ngộ, và nhóm này được ông chỉ định cho công án Mu của Triệu Châu.

Tôi bắt đầu ngồi với Mu.

Ngày đầu tiên, Mu không phải là hòn sắt nóng – thực ra nó là một khối chì nặng ở bụng tôi.

“Hãy làm tan khối chì ấy đi!” lão sư ra lệnh. Nhưng nó không tan, vì thế ngày kế tiếp tôi nện búa vào Mu và chợt biết rằng tâm điểm nó là ánh sáng, sáng ngời, trong suốt như pha lê, tựa như một vì tinh tú hay một viên kim cương sáng đến độ nó phóng ra ngoài, chiếu sáng các vật, làm tôi chói mắt và tràn ngập ánh sáng. Thân tôi cảm thấy mất hết trọng lượng. Tôi nghĩ: “Đây là Mu.” Nhưng Lão sư khuyên: “Ảo ảnh, đừng để ý đến chúng. Hãy tập trung mạnh hơn nữa.”

Cuối ngày hôm đó, không có ánh sáng nào cả, chỉ có trì trệ, mệt mỏi vô cùng. Trong khi đi ngủ, tôi ghi lại: “Bây giờ mình đã quyết tâm. Nếu người khác làm được thì mình cũng có thể làm được. Và mình sẽ làm. Mình sẽ dốc toàn lựcquyết tâm ngoan cường.” Rồi tôi ngủ với Mu bao trùm mộng mị. Mu di động ra vào theo nhịp thở.

Ngày thứ ba, mắt tôi không ở tư thế mở, chúng khép lại theo mỗi hơi thở. Khi đẩy lui được tình trạng ấy, tâm tôi lập tức đầy ắp những vấn đề gia đìnhhôn nhân. Đây là cuộc chiến đấu khủng khiếp chống lại cả buồn ngủ lẫn tra tấn tinh thần. Với từng hơi thở tôi quyết tâm nắm giữ Mu, nhưng nó cứ đi xuống, đi xuống rồi biến vào hư không.

“Hãy tiến sâu hơn nữa! Lão sư bảo. “Hãy hỏi Mu là cái gì đến tận đáy.”

Càng lúc càng tiến sâu hơn…

Sự nắm giữ bị tách lỏng và tôi quay tròn…

Đến tận trung tâm trái đất!…

Đến tận trung tâm vũ trụ!…

Đến Trung tâm

Tôi ở đó.

Với âm thanh của cái chuông kinh hành nhỏ bé tôi đã biết…

Quá trễ không thể gặp lão sư đêm ấy, tôi xông vào độc tham đầu tiên vào lúc sáng.

Những câu hỏi…

Những giọng nói sắc bén…

Tiếng cười…

Cử động…

Lão sư bảo: “Giờ thì bà đã hiểu thấy Mu là thấy Thượng đế.”

Tôi đã hiểu.

 

(Sau những lần tọa thiền công án hỗn hợp tại các khóa nhiếp tâm ở Brewster, Nữu Ước mấy tuần sau).

Tôi cảm thấy tinh khiết.

Tôi cảm thấy tự do.

Tôi cảm thấy sống mọi ngày với nhiệt tâm, với lựa chọn!

Tôi hân hoan mạo hiểm từng giây phút.

Tôi cảm thấy mình như vừa chợt tỉnh một giấc mộng bất an, rời rạc. Mọi sự vật có vẻ khác hẳn.

Thế giới không còn đè nặng trên lưng tôi nữa. Nó ở dưới thắt lưng tôi. Tôi nhào lộn một vòng và nuốt chửng nó.

Tôi không còn bất an.

Cuối cùng tôi có những gì tôi muốn.

 

 

8. Bà D. K., Nội Trợ, Người Ca-na-đa, 35 tuổi

 

Ca-na-đa và Hoa kỳ

Những năm đầu đời tôi lặng lẽ và bằng phẳng. Không một bi kịch nào tác động đến tôi. Cha mẹ tôi đã nuôi dưỡng tôi và em gái tôi đầy đủ. Hầu như có thể gọi đó là thời thơ ấu lý tưởng theo đa số các tiêu chuẩn phương Tây. Mặc dù ngay từ buổi đầu cũng đã có những thời kỳ xảy ra thất vọngcô đơn thường rỉ ra không duyên cớ rõ ràng, tràn vào những dòng nước mắt và dìm tôi trong sự loại trừ mọi thức khác. Những lúc ấy, cảm giác đau đớn vì bị mắc bẩy chế ngự, và một cách đơn giản là một con người, một số phận khốn nạn và ô nhục.

Một lần vào khoảng tuổi mười hai mười ba, tôi đã mượn được vài cuốn truyện Ấn độ giáo (Hindu) mà chúng đã gợi cho tôi mối quan tâm khẩn trương nhất. Chúng nói một cách đúng mức về sự phức tạp của cuộc đời và sự tự do của linh hồn, về cái ta tinh thần của con người và tính khả hữu của sự sống không có thân xác. Đa số các chi tiết từ sự đọc này đã bốc hơi khi đối mặt với một cái gì đó kích động sâu xa hơn nhiều trong con người tôi và tôi cảm thấy sung sướng được biết rằng sự hiểu biết như thế đã có thực. Các thần thoại bất tử của Ấn độ đã làm xúc động những mối quan tâm sâu xa nhất của tôi và tôi nguyện sẽ viếng đất Ấn một ngày nào đó.

Sau khi ghi tên vào đại học, tôi bắt đầu nghiên cứu văn học tôn giáo và còn thử thiền định đơn giản nữa. Những năm ở đại học đã dạy tôi niềm vui và sự kích thích của khám phá trí thức, nhưng đồng thời chúng cũng thấm nhập vào tôi nỗi bất an cao độ. Rốt cuộc tôi đã tốt nghiệp và khởi sự những nghiên cứu cao hơn. Khoảng cuối năm thứ nhất, đời tôi đã có một khúc quanh bất ngờ. Sau vài tháng phân vân, tôi đi Hoa kỳ và kết hôn với một người Mỹ mà tôi đã gặp ở Ca-na-đa.

Lễ cưới của chúng tôi xảy ra trong vòng vài tháng và hầu như liền ngay sau đó tôi chợt tỉnh thấy mình là một góa phụ. Cái chết tàn bạo, tự trừng phạt của chồng tôi là một kích động nghiêm trọng hơn bất cứ điều gì tôi từng kinh qua. Những tình cảm và hệ lụy của nó đã đưa tôi đến những vùng sâu thẳm nhất của con người tôi, ở đấy các nền móng bị rung chuyển với sự căng thẳng thực hãi hùng. Tôi không thể tước bỏ cái cảm thức sâu thẳm về trách nhiệm của con người đối với nó. Nhận thức, trưởng thành, khôn ngoan, tất cả những cái ấy, tôi đều thiếu một cách đau đớn.

Vào lúc ấy, tôi thường bị sự tê cóng hoàn toàn nắm giữ, và luôn luôn sợ hãi, một nỗi sợ hãi xâm chiếm sâu xa, kéo dài làm tôi ngộp thở và không ăn được. Ban đêm tôi thường thấy mình ngồi xếp chân trên sàn nhà, thân thể lắc lư, và đầu va xuống những viên gạch lót sàn, hầu như mê sảng vì buồn và tuyệt vọng.

Một buổi chiều, sau khi đi những công việc lặt vặt trở về, bước chân vào phòng, nơi tôi sống một mình, sự khốn khổ sâu xa nhất chụp lấy tôi và trong vô vọng tôi ngã bổ xuống sàn nhà. “Tôi đang chết,” tôi nức nở. “Tôi đã giết tất cả thần hộ mạng, tôi không có chìa khóa hồi sinh, tôi hoàn toàn cô đơn.” Nỗi sợ hãi điếng hồntuyệt vọng hoàn toàn xâm chiếm tôi và tôi nằm vật trên sàn nhà không biết bao lâu cho đến khi có tiếng kêu từ hốc bụng phát ra: “Ước gì trong khắp vũ trụ này có ai quan tâm xem tôi sống hay chết, hãy giúp tôi, ôi hãy giúp tôi!”

Dần dần một ý nghĩ thành hình và tôi bắt đầu viết. Tôi có một người bạn rất thân mà gần đây đã từ bỏ thế gian. Bây giờ chị ấy đang sống trong một tinh xá (ashram) (33) ở nam Ấn độ và tôi xin chị ấy chỉ cho tôi các phương pháp thiền định, vì tôi cần sự giúp đỡ một cách ác liệtcảm thấy mình không còn khả năng tự giúp mình được nữa. Chị ấy đã đáp ứng một cách nhanh chóng rằng chị ấy và nhiều người khác ở tinh xá đã gửi đến sự trợ giúp tinh thần bằng tất cả khả năng của họ. Sự đáp ứng của họ khiến tôi xúc động đến độ tôi quyết định từ giã phương Tây để sang Ấn độ ngay khi nào tôi có thể.

Phải mất nhiều tháng sau tôi mới có thể làm được việc này. Bấy giờ mọi sức lực tôi đều tập trung vào việc

 

---------------------------------------------

(33) Tinh xá Shri Aurobindo, ở Pondicherry. Tinh xá (Ashram) là nơi ẩn tu tinh thần hay cộng đồng tôn giáo.

 

thanh toán tài sản của chồng tôi và bán các đồ đạc của mình. Cuối cùng, tôi đáp tàu, kiệt sức đi Ấn độ, định ở lại đó cho đến khi nào tôi tìm được một bậc thầy đã giác ngộ. Đúng ba năm đã trôi qua kể từ khi tôi đến Hoa kỳ.

 

Ấn độ và Miến điện

Vào một buổi chiều nóng bức, hai tháng sau khi khởi hành từ Nữu Ước, tôi bước vào khu tịnh xá rộng lớn, nơi chị bạn tôi đang sống một cách lặng lẽ, tôi được dẫn đến căn phòng nhỏ của chị và thế là nhẹ nhõm khi chị đến chào tôi, dịu dàngmỉm cười khiến tôi òa ra khóc, hai tay tôi trở nên tê liệt và tôi bắt đầu mệt lả. Hoàn toàn không nhận ra gì cả, những năm ở Hoa kỳ thực quá đầy ứ căng thẳng và đấu tranh đến độ nhất thời tôi không thể thích nghi được với sự trầm lặng này. Sự căng thẳng của tâm trí và thể xác tiếp tục một thời gian khá lâu vì sức mạnh của thói quen.

Tinh xá, nằm trên bờ vịnh Bengale, đang trẻ lại. Nhưng sự suy lý siêu hình và biện luận triết họcẤn độ rất mạnh và tôi luôn luôn bị đánh ngã nhanh chóng trong khi một phần tôi bị chúng kích động, nhưng bản năng sâu kín nhất của tôi lại cho tôi biết trước rằng rốt cuộc chúng sẽ trở nên vô ích. Một định chế khuyến khích tôi nghiên cứu và đọc nhiều, nhưng dường như đối với tôi, trong thời gian đặc biệt ấy chính là điều tôi không nên có, càng lúc tôi càng cảm thấy cần sự thực hành thiền định có sự hướng dẫn gần gũi.

Bất mãn chồng chất cùng với những gì tôi nắm lấy là cuộc thiền định bất ngờ ở tinh xá trùng hợp với sự viếng thăm của một Phật tử người Mỹ đã thực hành Thiền ở Nhật bản một số năm. Những gì gây ấn tượng cho tôi nhiều nhất về người Mỹ này là sự trầm tĩnh mà anh ta hòa hợpthâm nhập trong tất cả mọi tình thế anh ta gặp trong tinh xá và sự quan tâm đầy trắc ẩn đối với cuộc sống của tất cả những người anh ta tiếp xúc, kể cả chính tôi, thực đầy căng thẳng tuyệt vọng và bất bình thường. Tôi quyết tâm đi Nhật nếu được anh ta giúp đỡ. Điều ấy anh ta đã cho tôi quá đầy đủ, cùng với sự bảo đảm giúp tôi tìm được một Thiền sư ở đó.

Sau khi từ giả tinh xá, tôi du hành ngược xuôi đất Ấn, viếng các tinh xá khác, thăm những nơi khảo cổ, thâm nhập kiến thức phong phú và bầu không khí thấm nhuần tôn giáo của các thánh địa Phật giáoẤn độ giáo. Các thánh tích, đền chùa và hang động mà Ấn độ sản sinh. Một thị lực tâm linh tràn ngập thể hiện trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc hang động hùng vĩ, vì thế không thể bước chân vào các hang động này mà không bị cái nhiệt tình tôn giáo ấy lôi cuốn. Đứng trước những tượng Phật chạm trên tảng đá khổng lồ, tôi hơi run sợđộng lực hùng mạnh nhất ấy đã cho tôi quyết tâm đi theo con đường của Phật.

 

Từ lâu tôi đã hy vọng được viếng Miến điện nơi tôi đã hình dung là hàng thứ nhì sau Tây tạng vì mối quan tâm có một không hai của nó đối với tôn giáo như là nền tảng của cuộc sống hàng ngày. Vì thế, khi người bạn Mỹ của tôi viết thư bảo rằng trong tất cả các quốc gia Phật giáo ở vùng Đông Nam Á thì các trung tâm thiền định ở Miến điện là tốt nhất, đề nghị tôi cùng tham dự với anh ta ở trung tâm của một bậc sư Miến điện danh tiếng (Mahasi Sayadaw) ở Rangoon (Ngưỡng quang) trong năm tuần lễ thiền định kịch liệt, tôi đã chụp lấy cơ hội này.

Bắt đầu sự thiền định chính thức đầu tiên dưới sự hướng dẫn của một vị sư và trong mọi phương diện tỏ ra cực kỳ đau đớn. Mùa nóng đã ổn định khi tôi đến Ngưỡng quang và tôi đã sớm bị sốt cùng với chứng ho hành hạ, cả hai kéo dài hầu hết thời gian cho đến khi tôi từ giã và làm tôi suy yếu một cách đáng kể. Thêm vào cái nóng khủng khiếp và sự lười nhác do nó tạo ra là sự cố gắng không ngớt, ngồi một mình trong căn phòng trơ trụi trên bộ ván hết giờ này đến giờ khác chống lại những đau đớn nung đốt ở hai đầu gối và lưng, vì cách ngồi xếp chân. Đối với người mới bắt đầu, thiếu sự trợ giúp khó thấy được của những người khác cùng ngồi với mình, và sự trợ giúp dễ thấy hơn theo một thời biểu như trong Thiền ở Nhật bản, ngồi một mình khó vô cùng và người ta sẽ sớm thấy mình tìm cách chạy trốn sự buồn tẻ và đau đớn.

Thiền định bao gồm sự tập trung vào nhiệp thở lên xuống, sự chú ý qui tụ trên hoành cách mạc. Khi tâm lang thang (mà nó thường như thế) phải nhắc nhở bằng những tiếng “suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ” cho đến khi tái lập được nó ở hoành cách mạc. Mọi phân tán khác cũng được đối trị tương tự như vậy. “Ho, ho” khi ho, “nghe, nghe” khi có bất cứ tiếng động nào lôi kéo sự chú ý. Một giờ ngồi thay đổi với một giờ đi, được thực hiện bằng những bước đi chậm đều tới lui bên ngoài chỗ ở của mỗi người trong im lặng hoàn toàn. Hai bàn tay đặt sau lưng và tâm tập trung chỉ chú ý đến các động tác của từng bước đi, “nhấc, nhấc” khi giở bàn chân lên, “di động” khi tiến bàn chân tới, và “đặt” khi đặt bàn chân trên mặt đất.

Mỗi ngày vào buổi trưa, chúng tôi gặp người hướng dẫn riêng, một nhà sư thâm niên, khảo sát xem chúng tôi tiến bộ ra sao. Ông hỏi những câu tỉ mỉ và bảo tường trình chi tiết trong thời gian ngồi. Khi phàn nàn với ông rằng tâm tôi thường lang thang vì nhàm chán, ông cười bảo tôi hãy nghĩ, “nhàm chán, nhàm chán, nhàm chán” cho đến khi nhàm chán biến mất, tôi ngạc nhiên việc xảy ra như vậy.

Giống như mọi người khác, tôi phải ký lời thệ nguyện, khi nhập vào trung tâm, như giữ các giới luật của

 

người Phật tử (34), như không ăn sau 12 giờ trưa, không ngủ quá 5 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Thức ăn được mang đến tận cửa hai lần trước buổi trưa trong những đồ đựng thức ăn và tôi ăn một mình trong khi suy nghĩ: “Nhấc, nhấc, đặt, đặt, nhai, nhai, nuốt, nuốt.” Chỉ bằng cách ấy, các chi tiết nhỏ nhặt nhất của mọi hoạt động tinh thần cũng như thể xác phải được chú ý đến với sự chú tâm hoàn toàn.

Ở đây, trong trung tâm, lần đầu tiên trong đời, tôi bị đẩy xuống một địa vị xã hội kém hơn đàn ông và hơn nữa, một tín đồ nữ cư sĩ xuống hàng thấp nhất trong một cơ cấu đặt ông sư ở chóp bu, kế đến là các bà ni, rồi nam cư sĩcuối cùngnữ cư sĩ. Song tôi đã biết ơn vô cùng đối với dịp may được thực hành thiền định dù phải ở địa vị thấp kém như thế, sau này tôi thấy rằng chỉ vì cái ta đã khiến tôi tự xem địa vị mình ở hàng đầu.

Khi năm tuần lễ chấm dứt, sự tập trung và sức khỏe của tôi được cải thiện đáng kể, mặc dù hay bởi vì sự đau đớn và khó chịu cấp thời mà tôi đã trải qua do ý muốn tự do của mình. Khúc quanh của tâm tôi từ hoạt động bên ngoài đến quán xét bên trong là việc làm đáng khuyến khích nhất mà tôi từng làm được và chắc chắnviệc làm khó nhất. Thế giới bên ngoài khi trở lại, có vẻ đẹp sáng ngời với cái nhìn tươi tắn, tôi có sự trầm tĩnhquân bình, song chưa sâu, vượt qua mọi sự tôi đã trải qua cho đến bây giờ. Tôi biết tôi đã bước được bước đầu theo hướng tôi muốn đi.

 

Nhật bản và Thiền

Ngay hôm tôi đến Nhật, người bạn Mỹ của tôi đã dẫn tôi đến chùa Long Trạch, một tự viện Lâm Tế, tựa như

 

----------------------------------------------

(34) Năm giới đầu trong mười giới của Đại thừa. Xem “Giới luật” ở Chương X.

con chim khổng lồ đậu giữa những khu rừng thông và trúc cao ngất, trong cái bóng của núi Phú-sĩ (Fuji) hùng vĩ và nhìn xuống một thung lũng đẹp nín thở trải dài. Nhờ độ lượng của người chủ chùa, Lão sư Tông Uyên (tức Soen Nakagawa), đây là nhà của tôi trong năm tháng tới. Dưới sự hướng dẫn nhân từ của ông, tôi bắt đầu biết được cơ cấu và nội qui của đời sống tự viện. Tiếng chuông gọi tập hợp tôi biết phải dậy vào cái giờ không thể hiểu được: 4 giờ sáng, nhảy xuống giường, mặc áo tu, tóe nước lạnh vào mặt, và chiếm lấy chỗ của mình với các tăng nhân trong chánh điện trong bình minh lạnh lẽo để tụng kinh lúc sáng sớm. Giọng kinh trầm bỗng đã trở thành một trong những kinh nghiệm phong phú nhất trong đời tôi và phấn khích tôi sâu xa.

Dần dần bản tánh không kiên nhẫn của tôi sụp đổ, sự bình tĩnh đã hình thành trong tôi ở một mức độ nào đó. Những giờ dài rung mình trên hai đầu gối đau nhức trong sảnh đường lộng gió chờ đến lượt đến trước lão sư để tham thiền (sanzen), bắt buộc tôi có sự khiên nhẫn mà tôi không tin mình có thể có được. Những giờ tọa thiền hàng ngày và hơn thế nữa, trong nhiếp tâm là những bài học đầy đau đớn trong kiên nhẫn chịu đựng, được chấm câu bằng những cú đánh rất đau qua đôi vai rùn thấp bằng kích trượng. Một phần, ấy là phương pháp dùng gậy của Lâm Tế từ phía trước và đáp ứng sự yêu cầu bằng điệu bộ làm tôi quen đi mà về sau khiến tôi rất ghét kích trượng khi nó được điều động, theo qui cách Tào Động, đột ngột và không báo trước từ phía sau, khi người ngồi quay mặt vào tường, và phần khác là do phương Tây đã dạy tôi xem đánh là làm hạ giá trị con người.

Quyết định tái giá khiến tôi rời khỏi tự viện Lâm Tế này và gia nhập vào nhóm Thiền Tào Động mà chồng tôi đang theo ở chùa Thái Bình (Taihei-ji) ở ngoại ô Tokyo, dưới sự hướng dẫn của Lão sư Bạch Vân. Vì hầu hết những người theo Thiền sư này là cư sĩ, cả nam lẫn nữ, nhiếp tâm ở đó theo một chương trình ít cứng ngắt hơn là ở tự viện, để họ có thể theo dự tùy theo khả năng việc làm của họ cho phép. Kết quả chỉ có đến và đi mà trong lúc bắt đầu bị phân tán cao độ. Nội qui nghiêm khắc bề ngoàinếp sống tự viện bắt buộc thì ở đây dược mỗi cá nhân tự giác đảm đương. Tôi sớm nhận ra điều này, ở bên dưới bầu không khí nhiếp tâm bề ngoài có vẻ thoải mái là một sự nghiêm túc cao độ. Ở chùa này, các phòng ốc để ở có giới hạn, khiến tôi tiếp xúc gần gũi hơn với những người khác, và thấy mình không còn có thể co rút cô độc vào căn phòng nhỏ bé để ngủ vào ban đêm mà bằng lòng với một tấm đệm trải ra trong một căn phòng có nhiều người khác cùng ở. Tọa thiền trong những hoàn cảnh chật hẹp này (đối với tôi) có hơi dằn xóc, sau khi đã tọa thiền trong bầu không khí nghiêm túc nhưng rộng rãi của tự viện. Song sau vài tuần vài tuần nhiếp tâm tôi đã thấy ngồi với những người giống như mình, không phải ni cô, tăng nhân hoặc tu sĩ, có sự kích thích và phấn khích lẫn nhau.

Tuần nhiếp tâm Lạp bát (Rohatsu) mồng tám tháng chạp kỷ niệm ngày Phật thành đạo ở chùa Thái Bình đang đến gần và tình cảm đối với sự theo dự của tôi thật lộn xộn. Tôi đã nghe nhiều tường thuật về tuần nhiếp tâm giừa mùa đông hàng năm này từ những người đã kinh nghiệm nó ở các tự viện. Nó được biết như là tuần nhiếp tâm gian khổ nhất toàn năm, một cuộc chiến đấu không ngừng chống lại cái lạnh và sự cực nhọc. Tôi sợ hãi sâu xa cái lạnh ấy, thân thể tôi sẽ trở nên căng thẳng vì run rẩy đến độ tôi không thể nào giữ được tư thế ngồi. Và vì quá mệt nhọc, đầu óc tôi trở thành hầu như trống rỗng. Hai cái ấy tôi xem là kẻ thù đích thực của mình. Đồng thời sự kiệnđánh dấu ngày đức Phật thành đạo, ngẫu nhiên xảy ra trước sinh nhật của tôi chỉ có một ngày, làm tôi xúc động sâu xa. Rốt cuộc tôi quyết định đi và sẽ dốc toàn lực. Đấy là tuần nhiếp tâm thứ sáu của tôi ở Nhật. Lần đầu tiên tôi tin rằng tôi hoàn toàn có thể nhận ra Tự tánh trong tuần nhiếp tâm sắp tới ấy. Tôi cũng cảm thấy rằng tôi cần nó một cách đau đớn. Trong mấy tuần lễ đã có sự trở lại của bất anlo âu mà tôi đã chiến đấu chống lại trong lúc còn ở Hoa kỳ. Giờ đây nó còn pha lẫn với sự không kiên nhẫn và dễ nổi nóng nữa, thêm vào đó tôi bị bệnh suýt chết vì những xáo trộn tâm trí và tình cảm bên trong, và bấy giờ tôi cảm thấy chỉ có kinh nghiệm Tự chứng ngộ mới có thể cắt đứt được con đường phát sinh chứng bệnh này.

Tôi đã thu xếp xong những quần áo ấm nhất của tôi vào túi xách và khi tôi vặn chiếc chìa khóa nơi ổ khóa cửa, một cảm giác sung sướng len lén bò khắp người tôi. Trong tận cùng trái tim, tôi biết rằng con người sẽ mở khóa cánh cửa này sau nhiếp tâm sẽ không giống với con người bây giờ đang khóa nó.

Trọn ngày đầu của tuần nhiếp tâm tôi thấy thực không thể giữ tâm mình kiên định được. Sự đến và đi của những người tham dự cũng như tiếng ồn náo thường xuyên của kích trượng sử dụngnguyên nhân cản trở liên tục. Khi tôi phàn nàn với lão sư rằng tôi đã tọa thiền một mình ở nhà tốt hơn biết mấy. Ông dạy tôi đừng chú ý đến người khác và học thiền định trong những hoàn cảnh gây phân tâm thực quan trọng biết bao. Nhưng trong lúc nhiếp tâm, không một lần nào tôi bị kích trượng đánh. Tôi đã thấy trong một khóa nhiếp tâm trước, nó đã làm tôi phân tâm đến độ lão sư đã chỉ thị không được đánh tôi bằng kích trượng nữa.

Vào cuối ngày thứ nhì, sự tập trung của tôi phát triển đều đặn hơn. Chân tôi không còn đau nhiều, với tất cả quần áo mang theo tôi chịu đựng được cái lạnh. Song còn một vấn đề nữa đối với tôi càng lúc càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Tôi đã nhiều lần được bảo đặt tâm ở hốc bụng, hoặc một cách chính xác hơn, ở vùng dưới rốn. Càng cố gắng làm như thế tôi càng không hiểu về cái đáy bụng được bảo là rất ư quan trọng này. Nó thường được lão sư gọi là trung tâm điểm hay tụ điểm, nhưng đối với tôi điều này chỉ có ý nghĩa theo lối triết lý. Bấy giờ tôi phải đặt tâm ở cái điểm triết lý này và liên tục lặp đi lặp lại chữ “Mu.” Tôi không thể nào tìm thấy mối quan hệ giữa bất cứ cơ quan nào ở vùng bụng dưới với quá trình thiền định cũng như với giác ngộ. Sự thực, lão sư đã chỉ định cho tôi công án Mu, sau khi ông rất hài lòngham muốn nhiệt thành của tôi đối với Tự chứng ngộ, và đã dạy tôi về mục đích và cách sử dụng nó, song tôi vẫn còn bối rối về cách nói Mu như thế nào. Thoạt đầu tôi thử xem nó như chơn âm “Om” của Ấn độ giáo. Cố gắng trở thành một với sự chấn động của nó và không hỏi Mu là gì. Lúc ấy tôi suy nghĩ Mu như là viên kim cương trên đầu lưỡi khoan và tôi là cái máy khoan đang xuyên qua các lớp thức mà tôi hình dung như là các lớp địa tầng và đương nhiên tôi phải lặn vào cái gì đó mà tôi không biết là cái gì.

Vào sáng ngày thứ ba, tôi đã tập trung thật sự, do sự loại suy giống như cái khoan ấy hướng dẫn. Bấy giờ tôi đã có thể qui tụ tâm ở một nơi nào đó tại vùng bụng song không biết đích xác nơi nào, và ở đó một sự kiên định như đá tảng đang phát triển cho việc ngồi vào giữa buổi sáng, sau bài thuyết giảng của lão sư, tôi đã ổn định trong sự tập trung khá sâu hòa nhịp với sự lặp đi lặp lại chữ Mu. Tôi mong sự gia tăng nỗ lực này tăng thêm sức mạnh cho sự tập trung của tôi nhiều hơn nữa. Khoảng 15 phút sau, sự kết hợp hơi thở và sự lặp lại chữ Mu này bắt đầu phát sinh một cảm giác kỳ lạ rần rần như kiến bò ở hai cổ tay lan đến hai bàn tay và các ngón tay cũng như đến hai cùi chỏ. Khi cảm giác này tiến triển tốt, tôi nhận thấy nó giống như những gì tôi đã trải qua trong những cơn kích động tình cảm nhiều lần trong đời. Tôi tự bảo nếu mình gia tăng hơn nữa sức mạnh của hơi thở và sự tập trung, mình có thể đạt kiến tánh. Tôi đã làm như thế và kết quả chỉ làm cho tình thế trở nên tệ hơn, cuối cùng đi đến trạng thái mệt lả. Ngay trước khi trạng thái này xuât hiện, tôi bắt đầu cảm thấy một nỗi buồn sâu xa và nhức nhối, cùng đến với nó là những cơn co giật run rẩy và nghiến răng. Những cơn kịch phát thần kinh làm rung chuyển thân tôi nhiều lần. Tôi khóc cay đắng và vặn vẹo mình mẩy tựa như có luồn điện xuyên qua người. Rồi tôi bắt đầu toát mồ hôi như tắm. Tôi cảm thấy rằng toàn thể cái buồn của vũ trụ đang cấu xé nơi bụng tôi, và tôi đang bị cơn xoáy của những nhức nhối cuốn hút. Sau đó một lúc – tôi không thể nói là bao lâu – tôi nhớ chồng tôi đã ra lệnh cho tôi ngừng tọa thiền và nằm xuống nghỉ. Tôi sụm xuống trên tọa cụ và bắt đầu run rẩy. Bấy giờ hai bàn tay tôi hoàn toàn cứng đơ, các ngón tay, các đầu khớp phồng lên một cách kỳ dị, cũng như hai cùi chỏ không thể co lại được. Đầu tôi kêu ù ù và tôi nằm kiệt lực. Từ từ thần kinh dã ra. Trong nửa giờ đồng hồ, sức lực phục hồi, và về mọi phưng diện tôi đã sẵn sàng để bắt đầu tọa thiền lại.

Lúc độc tham chiều, lão sư hỏi ngay việc gì đã xảy ra. Khi tôi kể lại, ông bảo ấy chỉ là ma cảnh và hãy tiếp tục tọa thiền. Ông báo trước là từ nay về sau những chuyện như thế sẽ thường xảy ra, những cái đó chứng tỏ sự thiền định của tôi đã sâu. Rồi ông dạy tôi tìm Mu ở mạn thần kinh thái dương [vùng bụng ngay dưới xương ức]. Với những tiếng mạn thần kinh thái dương, lần đầu tiên, mọi sự bỗng rơi đúng vị trí – tôi biết đích xác tôi đang đi đâu và làm gì.

Sáng hôm sau, ngày thứ tư, tôi thức dậy với tiếng chuông 4 giờ sáng và thấy mình không tách rời Mu ngay cả trong lúc ngủ, đó là điều mà lão sư thúc giục. Trong thời ngồi đầu tiên trước khi độc tham sáng, các triệu chứng ngày hôm trước lại bắt đầu xuất hiện. Lúc ấy tự bảo chỉ là ma cảnh, tôi cứ thẳng tiến, quyết “an toàn vượt qua” nó. Song dần dần sự tê liệt cũng xuống đến hai chân và tôi chỉ có thể nghe chồng tôi nói xa xa nơi nào đó rằng tôi đang xuất thần. Tôi nghĩ thân tôi có thể bắt đầu bay lên không, nhưng tôi vẫn cứ tiếp tục tọa thiền. Rồi tôi ngã nhào không có sự trợ giúp và nằm bất động. Dần dần tôi cảm thấy khá hơn để bắt đầu trở lại, giờ độc tham sáng đã qua.

Tôi bắt đầu nghĩ rằng tôi phải có chỗ sai, đưa năng lực đi lạc hướng theo cách nào đó. Trong lúc nghỉ sau bài giảng buổi sáng, tôi bỗng nhận ra rằng cái tâm điểm mà tôi được bảo phải đặt tâm ở đó chỉ có thể là một vùng nào đó đã quen thuộc với tôi từ lâu. Từ thuở ấu thơ, nó là cái vùng tôi luôn luôn rút vào đó để suy tư. Tôi đã dựng lên một toàn cảnh của những hình ảnh thân yêu của nó. Nếu tôi từng muốn hiểu “Sự thật” của một tình thế đối với cái vùng đặc biệt ấy mà tôi phải đến xem xét những vấn đề như thế, nó phải được tiếp cận trong một tâm thái tựa như trẻ thơ, không có thành kiến. Tôi sẽ đơn giản giữ tâm mình ở đó và im lặng, hầu như khônghơi thở, cho đến khi có cái gì đó hợp nhất. Tôi tin đó là cái vùng lão sư muốn nói. Một cách trực giác, tôi đoán ra và bằng toàn bộ sức lực của mình tôi tập trung Mu ở đó. Trong khoảng có lẽ nửa tiếng đồng hồ, một điểm ấm áp bắt đầu xuất hiện trong bụng tôi, từ đó lan đến xương sống và dần dần bò lên cột sống. Đây là cái mà tôi đã nỗ lực để có được.

Phấn khởi cao độ, vào lúc độc tham lần kế, tôi nói với lão sư rằng tôi đã tìm thấy cái chỗ ấy và miêu tả sự vận hành của nó với ông như tôi đã luôn luôn kinh nghiệm. “Tốt!” ông kêu lên. “Bây giờ cứ tiếp tục đi!” Trở về chỗ ngồi, tôi lao mình vào tọa thiền với sức mạnh như thế rất lâu trước khi chứng tê liệt xuất hiện – vẫn là sự tấn công khốc liệt nhất. Tôi không thể cử động được và chồng tôi giúp tôi nằm xuống, đắp chăn cho tôi. Trong khi nằm đó để lấy lại sức khỏe, tôi nghĩ: “Thân xác này không chịu nổi sự căng thẳng mà tôi đang đặt lên nó. Nếu muốn thấy được Mu thì phải thấy bằng tâm thôi và tôi phải hạn chế chút ít sức lực thể xác và tinh thần, dành cho nỗ lực cuối cùng.”

Lần này, khi đã lấy lại sức, tôi chỉ cố tập trung mà không suy nghĩ đến Mu, nhưng thấy khó quá. Trong thực hành điều ấy có nghĩa là phân cách sự tập trung và nhịp thở. Song, sau khi nỗ lực nhiều lần, tôi đã làm được và có thể giữ tâm ổn định nơi bụng, tựa như đang chăm chú vào một vật gì đó và chỉ để hơi thở theo bất cứ nhịp nào nó thích. Tôi càng tập trung tâm mình ở bụng, tư niệm càng xuất hiện như những đám mây, nhưng không liên tục. Chúng giống như những hòn đá lát trên mặt đường hướng dẫn bước chân tôi. Tôi nhảy từ hòn này đến hòn kế, liên tục di động theo một lối đi đã xác định mà trực giác bảo tôi phải theo. Dù thế, tôi tin rằng đến một điểm nào đó chúng phải biến mất và tâm tôi trở nên trống rỗng hoàn toàn, như tôi mong được dẫn đến trước khi kiến tánh. Sự có mặt của những tư niệm này cho tôi biết tôi còn cách mục tiêu xa lắm. 

Để dự trữ sức lực tối đa, tôi xả tư thế, và để cho ấm, tôi kéo tấm chăn – quấn quanh thân tôi đã lỏng ra – trùm kín cả đầu. Tôi buông thẳng hai tay vào lòng và nới hai chân ra theo tư thế xếp lỏng. Ngay cả một chút sức cũng để cho tâm tự quyết định gia tăng cường độ tập trung của nó. 

Sáng hôm sau, ngày thứ năm, lúc độc tham, lão sư bảo tôi đã đến giai đoạn sinh tử và chớ để tách rời Mu dù chỉ trong chốc lát. Sợ rằng hai ngày và một đêm còn lại không đủ thời gian, tôi bám lấy Mu như con chó bám lấy cục xương, quả thật dai đến độ tiếng chuông và những dấu hiệu khác đều trở nên mờ hồ và không thực. Tôi không còn nhớ được chúng tôi phải làm gì khi có báo hiệu vang lên và phải hỏi chồng tôi chúng có nghĩa là gì. Để giữ sức, tôi ăn thực tình vào mọi bữa ăn và nghỉ tất cả thời gian còn lại mà chương trình nhiếp tâm cho phép. Tôi cảm thấy mình giống như một đứa trẻ con trong một chuyến du lịch mới lạ, được lão sư dẫn dắt từng bước.

Chiều hôm đó, khi đi tắm, tôi vừa bước xuống đường vừa suy nghĩ về Mu. Tôi bắt đầu bực bội. Thế thì Mu là cái gì? Tôi tự hỏi: “Trời ơi, nó thể là cái gì?” Thực buồn cười! Tôi chắc chắn không có cái gì là Mu hết. Mu không là cái gì hết. Tôi kêu lên bực tức. Ngay khi tôi nói nó không là cái gì cả, tôi bỗng nhớ đến tính đồng nhất của những cái đối nghịch. Dĩ nhiên, Mu cũng là mọi cái! Trong khi tắm, tôi nghĩ: “Nếu Mu là mọi sự vật, như thế nó là nước tắm, như thế nó là xà bong, như thế nó là người tắm. Nội kiến này cho tôi sự thôi thúc mới khi tôi bắt đầu ngồi trở lại.

Mỗi buổi sáng vào khoảng 4 giờ rưỡi, lão sưthói quen đi giám sát và nói với tất cả những người ngồi. Dùng tỉ dụ cuộc chiến đấu trong đó các sức mạnh vô minhgiác ngộ đối chọi nhau, lão sư thúc giục chúng tôi tấn công kẻ thù mạnh hơn nữa. Bấy giờ ông nói: “Quí vị đã đến giai đoạn đánh xáp lá cà. Quí vị có thể dùng bất cứ phương tiện nào, bất cứ vũ khí nào!” Nghe những lời ấy, thình lình tôi thấy mình ở trong một khu rừng rậm, đang xuyên phá vùng tàng lá âm u rậm rạp với một con dao lớn đu đưa ở thắt lưng, tìm kiếm kẻ thù. Hình ảnh này đến nhiều lần và tôi nghĩ rằng với Mu thế nào tôi cũng thắng kẻ thù mà bây giờ tôi đang tiến gần để giải quyết trận cuối cùng.

Vào ngày thứ sáu, theo tưởng tượng tôi lại vạch một lối đi xuyên qua rừng rậm, lẩm bẩm một mìnhtiến tới tìm kiếm lối ra, trong âm u và chờ đợi “cơn lụt ánh sáng,” có nghĩa là tôi đã ở cuối con đường của mình. Bỗng nhiên với tiếng cười bên trong bật ra, tôi nhận ra rằng cách duy nhất để chiến thắng kẻ thù này là ôm chặt lấy y. Ngay khi tôi vừa nghĩ thế, thì kẻ thù bỗng hiện hình ngay trước mắt tôi trong trang phục của một vị chỉ huy trăm quân La mã, thanh kiếm và cái khiên của y đang giơ lên tấn công. Tôi xông tới và vui vẻ vòng tay ôm lấy y. Y tan thành hư không. Ngay tức khắc tôi thấy ánh sáng rực rỡ xuất hiện qua rừng rậm âm u. Nó trải rộng ra, trải rộng ra. Tôi đứng chong mắt nhìn nó và vào tận tâm điểm của nó phát ra lời: “Mu là tôi.” Tôi ngừng ngay, cả hơi thở cũng ngừng. Có thể như thế ư? Vâng, thế đó! Mu là tôi và tôi là Mu. Một đợt sóng hân hoan và nhẹ nhõm đích thực dội qua người tôi.

Lúc hết vòng kinh hành kế, tôi thì thầm với chồng tôi: “Người ta tưởng em hiểu được bao nhiêu khi em hiểu Mu?” Anh ấy nhìn sát tôi và hỏi: “Em hiểu thực ư?” “Em muốn lão sư trắc nghiệm em trong giờ độc tham sắp tới,” tôi nói. Giờ độc tham sắp tới còn những năm tiếng đồng hồ. Tôi không đủ kiên nhẫn chờ lão sư xác nhận tôi hiểu hay không. Trong thâm tâm tôi chắc chắn tôi biết Mu là cái gì và tự bảo mình một cách cương quyết rằng nếu câu trả lời của tôi không được chấp nhận tôi sẽ vĩnh biệt Thiền. Nếu tôi sai thì Thiền cũng sai. Song bất chấp tôi chắc chắn đến đâu (vì tôi vẫn chưa quen với cách diễn đạt của Thiền), tôi vẫn cảm thấy mình không thể nào đáp ứng được sự trắc nhiệm của lão sư theo phong cách Thiền.

Cuối cùng giờ độc tham đã đến và tôi yêu cầu Lão sư trắc nghiệm. Tôi chỉ mong ông hỏi: “Mu là cái gì?” Ông lại hỏi “Mu dài bao nhiêu? Mu bao nhiêu tuổi?” Tôi nghĩ đây là những câu hỏi mẹo theo kiểu Thiền và tôi ngồi im lặng, bối rối. Lão sư nhìn tôi một cách thân mật, bảo tôi phải thấy Mu rõ hơn và trong thời gian còn lại tôi phải tọa thiền bằng hết sức mình.

Khi trở về chỗ ngồi, tôi lao mình vào tọa thiền một lần nữa với mọi sức lực. Bấy giờ không có ý nghĩ nào hết, tôi đã cạn kiệt chúng rồi. Hết giờ này sang giờ khác, tôi ngồi và ngồi, chỉ nghĩ đến Mu với tất cả tâm.

Dần dần khí nóng lại dâng lên trong xương sống. Một điểm nóng xuất hiện giữa hai lông mày và bắt đầu chấn động kịch liệt. Từ chỗ ấy những làn mây nhiệt chạy xuống hai má, cổ và vai. Tôi tin chắc phải có gì xảy ra, ít nhất cũng là một sự bùng nổ bên trong. Không có gì xảy ra cả, trừ kinh nghiệm các thị kiến tái hiện chỗ tôi ngồi xếp chân thiền định trên một sườn núi trơ trụi và lê từng bước khốn khổ qua các thành phố đông đúc dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Vào lúc độc tham lần kế, tôi nói với lão sư về các thị kiến và cảm giác này, ông bảo tôi cách tốt nhất để đưa điểm chấn động này, lúc bấy giờ đang ở khoảng giữa hai mắt, trở về mạn thần kinh thái dương là vạch một lối đi bằng tưởng tượng, một cái gì đó giống như mật ngọt và kẹo chảy xuống ri rỉ. Ông cũng bảo tôi đừng quan tâm đến các thị kiến hay những đám mây nhiệt ấy, cả hai đều là kết quả của sự nỗ lực phi thường do tôi tạo nên. Điều quan trọng là chỉ tập trung đều đặn vào Mu. Sau vài cố gắng, một lần nữa tôi đã có thể tái lập được tâm điểm ở mạn thần kinh thái dươngtiếp tục làm như ông đã bảo.

Ngày hôm sau, ngày thứ bảy, tôi đến trước lão sư để độc tham một lần nữa. Vì liên tục tọa thiền sáu bảy tiếng đồng hồ, tôi quá kiệt sức hầu như không thể nói nổi. Bất giác tâm tôi lẻn vào một trạng thái trong sáng và nhạy bén phi thường, tôi biết và biết mình biết. Một cách dịu dàng ông bắt đầu hỏi: “Thượng đế bao nhiêu tuổi?” – Hãy chỉ Mu cho tôi! Hãy chỉ tôi thấy Mu ở ga xe lửa!” Bấy giờ cái thấy bên trong của tôi đã hội tụ hoàn toàn và tôi đáp ứng tất cả mọi trắc nghiệm không do dự. Sau đó, lão sư, chồng tôi, người thông dịch của tôi, cùng cười vui vẻ và tôi kêu lên: “Ôi nó đơn giản làm sao!” Vì thế Lão sư bảo rằng từ đây sự tu tập của tôi với những công án liên tiếp phải khác hẳn. Tốt hơn là nên trở thành một với những công án như đã trở thành một với Mu. Tôi phải tự hỏi một cách sâu xa: “Tinh thần của công án này là gì?” khi có câu trả lời đến, tôi cứ treo nó lên móc, nếu được, và thực hành chỉ quán đả tọa cho tới lúc độc tham đem lại cho tôi cơ hội chứng minh cái hiểu của mình.

Quá cứng đơ và mệt mỏi không thể ngồi tiếp, tôi lặng lẽ lẻn ra khỏi chánh điện, và trở lại nhà tắm để tắm lần thứ nhì. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy con đường đi là con đường đi đến thế, các cửa hiệu hoàn toàn là các cửa hiệu đến thế, và bầu trời mùa đông là bầu trời mùa đông nhiều sao vô tả đến thế. Hân hoan nổi lên như mùa xuân tươi tắn.

Những ngày và tuần tiếp theothời gian hạnh phúctrầm lặng nhất trong đời tôi. Chẳng có gì là “vấn đề” cả. Sự vật vô vi và cũng không phải vô vi, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không có lo phiền hay hoảng hốt cả. Những giao tiếp với người khác đã một thời làm cho tôi phiền não sâu xa, bây giờ thấy rõ với sự hiểu biết hoàn toàn. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể di động như không khí, theo bất cứ chiều hướng nào, cuối cùng đã thoát khỏi cái ta mà đã một thời luôn luôn là mối dây đau khổ trói buộc tôi.

 

 

Sáu Năm Sau…

 

Một ngày mùa xuân, khi tôi đang làm việc ngoài vườn, không khí dường như rung động một cách kỳ lạ, mặc dù hậu quả thông thường của thời gian đã mở ra theo một chiều kích mới, và tôi cảm biết rằng cái gì đó sắp xảy ra, nếu không phải hôm nay thì cũng không lâu. Hy vọng chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận nó. Tôi ngồi tọa thiền gấp đôi thường lệ và mỗi đêm tôi đều thức khuya nghiên cứu sách Phật giáo.

 Vài tối sau đó, sau khi nghiên cứu cẩn thận tỉ mỉ cuốn The Tibetan Book of the Dead, (35) tôi đi tắm, rồi tôi ngồi trước bức chân dung Phật, im lặng lắng nghe bên ánh đèn sáp sự chuyển động từ từ của tấu khúc bốn phần A Minor Quartet của Beethoven, một biểu hiện của sự khước từ sâu xa của con người, rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng, tôi bỗng thấy mình như bị sét đánh và tôi bắt đầu run rẩy. Đột nhiên toàn bộ vết thương sinh khó của tôi vụt lóe lên trong tâm thức. Giống như một chiếc chìa khóa, nó mở các cửa căn phòng u tối của những phẫn uất bí mậtsợ hãi ẩn núp chảy tràn ra ngoài tôi như những chất độc. Nước mắt rào ra và tôi suy nhược đến độ phải nằm xuống. Nhưng lại có niềm hạnh phúc sâu xa trong ấy… từ từ tụ điểm của tôi thay đổi: “Tôi đã chết! Không có gì gọi là tôi cả! Không bao giờ có tôi cả! Nó chỉ là một ngụ ngôn, một hình ảnh của tâm trí. Một cái mẫu không bao giờ được đúc khuôn.” Tôi trở nên choáng váng vì hân hoan. Những vật thể rắn chắc tựa hồ như những cái bóng và mọi vật mà tôi chợt thấy đều rực rỡ.

 

----------------------------------------------

(35) Ấy là bản dịch tiếng Anh do Lạt ma Kazi Dawa Samdup và W. Y. Evans-Wentz thực hiện của Luận thư danh tiếng Bardo Thodol của Padma Sambhava (Liên Hoa Sanh). Bardo Thodol, tiếng Tây tạng, có nghĩa là Giải Thoát Qua Sự Nghe khi thần thức con người lìa khỏi xác và mang thân trung ấm trong thời gian từ khi chết cho đến lúc đầu thai. Bardo Thodol có thể xem là cuốn kinh cầu siêu chính thức của Mật tông Phật giáo Tây tạng. Luận thư nói với người chết mà thực ra cũng là nói với người sống. (Đỗ Đình Đồng)

 

Những lời này chỉ là ám chỉ những gì tôi đã được tiết lộ trong những ngày tiếp theo:

  1. Thế giới như được các giác quan nhận thức là ít đúng thực nhất (theo nghĩa hoàn toàn), ít động đích nhất (theo nghĩa biến dịch vĩnh cửu), và ít quan trọng nhất theo “kỷ hà học tồn sinh” mênh mông của sự thâm sâu không thể nói được mà độ chấn động, độ sâu và vi tế của nó ở bên kia ngôn từ.

  2. Ngôn từ thì trở ngại và thô sơ, hầu như vô dụng trong việc cố gợi ra các vận hành đa phương của một động lực phức tạp vô cùng khó tả, mà khi tiếp xúc với nó, người ta phải từ bỏ tầng mức tâm thức bình thường.

  3. Động tác dù nhỏ nhất, như ăn hay gãi tay, cũng không đơn giản chút nào. Ấy chỉ là thoáng chốc có thể thấy được trong mạng lưới nhân quả hướng tới Vô Tritrở về với Im Lặng vô cùng nơi mà ý thức cá nhân không thể vào được. Thực ra không có gì để biết và cũng không có gì có thể biết được.

4. hế giới vật lý là một trạng thái vô cùng biến dịch của Thời gian–Hiện hữu. Nhưng đồng thời nó cũng là một trạng thái của Im lặng và Trống không. Mỗi vật thể cũng trong suốt như thế. Mỗi vật

 thể đều có cá tính nội tại riêng, có nghiệp

 hay “cuộc đời trong thời gian” riêng,

 nhưng đồng thời nó cũng không có chỗ

 nào trống rỗng, không có chỗ để vật thể

 này chạy vào vật thể kia.

  5. Biểu hiện, dù nhỏ nhất, của sự thay đổi thời tiết, một cơn mưa nhẹ hay một ngọn gió hiu hiu chạm vào tôi – tôi có thể nói gì – như phép mầu kỳ diệu, tốt và đẹp vô song. Không có gì để làm: chỉ là động tác hoàn toàn tối thượng.

  6. Nhìn những bộ mặt, tôi thấy có cái gì đó của sợi dây xích dài kinh nghiệm quá khứ của họ, và đôi khi là cái gì đó của tương lai, và quá khứ lùi lại phía sau bộ mặt bề ngoài tựa như những làn vải mỏng thượng hảo hạng, song đồng thời cũng đang thai nghén bên trong.

  7. Khi cô tịch tôi có thể nghe được “tiếng hát” phát ra từ mọi vật. Mỗi vật và mọi vật đều có tiếng hát riêng, ngay cả tâm trạng, tư tưởng và tình cảm cũng có những khúc hát rất hay. Song bên dưới cái đa dạng này, chúng hòa đồng với nhau trong một nhất thể mênh mông vô tả.

  8. ôi cảm thấy một tình yêu, không đối tượng, cách hay nhất để gọi nó là từ ái, nhưng các phản ứng tình cảm cũ của tôi vẫn can thiệp thô bạo vào các biểu hiện của từ ái dịu dàng và không gượng ép cao cả nhất này.

  9. Tôi cảm thấy một tâm thức không phải tôi cũng không phải không phải tôi, đang bảo vệ, đang dẫn dắt tôi đến sự trưởng thành và già dặn riêng của tôi theo các chiều hướng hữu ích và thúc ép tôi tránh những gì trái nghịch với sự trưởng thành ấy. Tôi tựa như chảy vào một dòng suối, và một cách vui vẻ, nó mang tôi qua bên kia chính tôi.


Tạo bài viết
13/04/2016(Xem: 18661)
29/11/2015(Xem: 10713)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: