Thư Viện Hoa Sen

● 03/06/95 - 09/06/95

30/10/201012:00 SA(Xem: 23481)
● 03/06/95 - 09/06/95

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999) 
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

18.

03/06/1995 -09/06/1995 tại Chùa Từ Ân, quận 11

 

Hỏi: Chúng con đi đường, gặp tiền của người khác đánh rơi mà lượm lên, thì có phạm giới trộm cắp không?

Đáp: Tiền của người khác là có chủ, hễ lấy là trộm cắp.

Hỏi: Nếu con không lượm thì người khác cũng lượm!

Đáp: Người khác lượm người khác phạm, mình lượm là mình phạm.

Hỏi: Nếu con lượm rồi đem vào chùa cúng có được không?

Đáp: Đâu phải của mình mà đem cúng! Phải đem đến cơ quan chính quyền, hễ ai làm mất sẽ đến xin lại. Chỉ khi nào người chủ muốn cúng dường thì nên, chứ tự mình đoạt ý của người khác đâu được.

Hỏi: Thế nào là Bát Nhã Tâm Kinh? Thế nào là “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời”?

Đáp: Kinh này hiển bày tâm linh nên gọi Tâm Kinh. Bát Nhãhiển bày sự dụng của tâm linh, thế gian gọi là trí huệ. Trí huệ của bộ não phải qua tác ý mới sử dụng, còn Bát Nhã khỏi cần tác ý, trí huệ của bộ não có hạn chế, Bát Nhã khắp không gian thời gian mà chẳng bị không gian, thời gian, số lượng hạn chế. Bây giờ chúng ta chưa chứng quả, không có tu, do nghiệp nhân được đầu thai thành con người, có trí huệ của bộ não, nếu chúng ta tu đến một mức độ nào thì hiện được sức dụng Bát Nhã, đó không qua trí huệ của bộ não, tức chẳng qua tác ý, gọi là Bát Nhã.

“Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời” là hành cái dụng của tâm linh. Bởi chẳng có hạn chế nên gọi là “Thâm”, chữ thâm này chẳng phải đối với cạn mà nói sâu, nếu dịch thành “đi sâu vào Bát Nhã” là sai. Bát Nhã nếu có sâu cạn tức còn số lượng, còn hạn chế. Ma ha Bát Nhã: Ma ha là lớn, nhưng chẳng phải đối với nhỏ mà nói lớn, cũng như Kim Cang Bát Nhã; kim cang là cứng, nhưng chẳng phải đối với mềm mà nói cứng v.v... đều là siêu việt số lượng, chẳng phải có tương đối.

Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật là khi dùng được Bát Nhã rồi tức đến bờ bên kia. Nay chúng ta ở bờ bên đây có khổ, có phiền não, đến bờ bên kiagiải thoát, ấy là nhờ sức dụng của Bát Nhã, tự nhiên khiến ngũ uẩn đều không. Tất cả ngã chấp đều do chấp thật ngũ uẩn là ta; đến lúc đó ngã chấp đã sạch, thức thứ sáu chuyển thành Diệu quan sát trí, sự chiếu soi đã khắp không gian thời gian thì làm sao còn ngũ uẫn! Nên chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Cái Không này là cái không của tâm linh, là hư không vô lượng vô biên, khắp không gian thời gian, chứ chẳng phải không có gì hết. Tất cả kinh điển của Phật đều là hiển bày tâm linh.(Sư phụ đã giảng về cái không trống rỗng, lược qua).

Hỏi: Cư sĩ tại gia có được quyền làm lễ qui y, truyền tam qui ngũ giới cho Phật tử không?

Đáp: Cư sĩ tại gia đâu có giới để truyền? Người truyền giới là những vị đã thọ giới Cụ túc, tức đã đầy đủ giới rồi mới có giới để truyền, cư sĩ chỉ có ngũ giới thì làm sao truyền?

Hỏi: Một số Phật tử nói rằng họ qui y Phật chú đâu phải qui y người truyền giới đó?

Đáp: Qui y Phật nào? Tượng Phật ư? Tượng Phật biết làm lễ qui y không?

Hỏi: Có một ông cư sĩ ở Ngã sáu làm lễ truyền giới cho Phật tử, vì ông nói công có thể truyền giới được.

Đáp: Vốn chẳng có giới thì làm sao truyền! Nói Qui yqui y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng, chẳng thể tách rời. Có Phật Bảo, có Pháp Bảo, nếu khôngTăng Bảo thì Phật pháp cũng tiêu diệt nơi thế gian, vì đâu có ai truyền! Truyền là nhờ Tăng bảo, nay cho rằng khỏi cần nhờ Tăng Bảo, thế thì hãy nói với Phật Thích Ca vậy!

Hỏi: Con là Phật tử, nếu cúng dường không đúng chánh phápnhân quả không?

Đáp: Nếu theo tà ma ác đạo, như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Thầy xuống địa ngục, trò cũng xuống theo!”

Hỏi: Thế nào là tam tạng mười hai phần giáo?

Đáp: Tam tạng gồm Kinh, Luật, Luận: Tất cả kinh điển do Phật thuyếtKinh tạng; tất cả giới luật do Phật chế là Luật tạng; Tổ sư đời sau muốn sáng tỏ nghĩa kinh, rồi lập ra các luận, gọi là Luận tạng. Nên người thông suốt kinh, luật, luận gọi là Tam tạng pháp sư.

Mười hai phần giáo chẳng phải đem giáo lý chia thành mười hai phần, mà là văn chương diễn tả giáo lý đó gồm mười hai thứ như: Tụng, kệ, dài, ngắn v.v... tức dùng mười hai loại hình thức văn chương diễn tả Phật pháp.

Hỏi: Có một vị thầy bảo Phật tử rằng: “Muốn học thiền mà chưa có phước phải bị ma nhập”, Vậy phải đợi khi nào có phước rồi mới tu thiền được, phải không?

Đáp: thầy đó làm sao biết người ta có phước hay không? Thầy đó dùng sự bói toán hay có thần thông như các vị A la hán quán được tám muôn kiếp trước?

- Dạ, con không biết, mà con nghe người ta nói thầy đó nổi tiếng lắm!

- Phật phápy pháp bất y nhơn nay có nhiều người nổi tiếng nhưng chẳng biết Phật pháp chút nào.

Hỏi: Thế nào là Tứ liệu giản của ngài Lâm Tế?

Đáp: Ấy là cơ xảo của ngài, nói “Đoạt pháp chẳng đoạt nhơn, đoạt nhơn chẳng đoạt pháp, nhơn pháp đều đoạt, nhơn pháp đều chẳng đoạt”. Đó là tùy theo căn cơ: Người căn cơ kém hay chấp pháp thì phá chấp cho nhẹ, nên đoạt pháp chẳng đoạt nhơn; người căn cơ cao hơn thì đoạt nhơn chẳng đoạt pháp. Cao hơn nữa là nhơn pháp đều đoạt, đối với người siêu việt tất cả căn cơ thì khỏi cần đoạt gì cả, nhơn và pháp đều chẳng đoạt.

Hỏi: Thế nào là Tứ thiền Bát định?

Đáp: Gồm bốn cấp thiền ở cõi Trời Sắc giới từ Sơ thiền đến Tứ thiền, có thiền thì có định, cộng vói bốn thứ định ở cõi Vô sắc giới, nên gọi Tứ thiền Bát định. Xem Kinh Lăng Nghiêm sẽ giải thích kỹ hơn.

Hỏi: Nhục thân và pháp thân có khác nhau không?

Đáp: Nếu nói về bản thể của tâm linh thì chẳng khác, như Kinh Pháp Bảo Đàn nói “sắc thân với pháp thân chẳng khác”, còn theo tư tưởng chấp thật thì có khác.

Hỏi: Trong Kinh Viên Giác nói đến cách tu Chỉ quán phải tránh bốn bệnh tác, chỉ, nhậm, diệt; lúc đầu con không biết làm sao tránh khỏi, sau nghe Sư phụ giảng hễ tham thiền khởi lên nghi tình thì không rơi vào tâm phân biệt. Vậy có phải chỉ có tham thiền khởi nghi tình là không rơi vào bốn bệnh này?

Đáp: Chẳng phải chỉ có bốn bệnh, tác, chỉ, nhậm, diệt; không lọt vào tứ cú, không lọt vào 62 kiến chấp, không lọt vào bất cứ chỗ nào, tức là nghĩa vô sở trụ, nhưng sự thật thì lúc chưa ngộ, hễ trụ vào tác, chỉ, nhậm, diệt là chướng ngại, còn nếu không trụ thì đó là phương tiện để tu, là thuốc chứ chẳng phải bệnh! Phật pháp gọi là pháp bất định, chẳng phải có sự nhất định.

Hỏi: Nếu tu theo pháp môn khác có rơi vào bốn bệnh kể trên không?

Đáp: Nếu tu đúng theo tông chỉ của pháp môn đó cũng không bị rơi vào. Tổ Sư Thiền có một đặc điểm là chỉ chú trọng chữ nghi; cái nghi là nhân của ngộ, nên bất cứ thiền gì, cuối cùng cũng phải từ nghi đến ngộ. Ví như pháp thiền Chỉ quán, tu đến Thể chơn chỉ là phát nghi; cho đến pháp môn Tịnh Độ, vãng sanh cõi Cực lạc rồi Phật A Di Đà mới dạy cách tham thiền và phát nghi rồi được ngộ.

Phật pháp giải thoát cần sự ngộ, chúng ta học Phật là muốn học pháp giác ngộ, tất cả Phật pháp đều muốn dẫn dắt mình đến con đường giác ngộ, chứ chẳng phải muốn trừ vọng, muốn dẹp bệnh này bệnh kia.

Hỏi: Người đời nói tình yêu, trong đạo nói tình thương, vậy giữa hai danh từ này có khác nhau không?

Đáp: Tình yêu và tình thương đều là tình cảm của người đời, còn pháp xuất thế gian nói “Hễ tình sanh thì trí cách”, bất cứ mống lên tình cảm gì thì trí huệ bị ngăn cách chướng ngại.

Tu sĩ đã xuất gia, đối với tình thương của gia đình cũng không còn; tình thương đã trở thành từ bi, tức chẳng có TA, gọi là vô duyên từđồng thể bi, tức đã phá sạch ngã chấp, chẳng còn đối đãi, khác với tình thương của người đời.

Nói một cách rõ hơn là thương tất cả chúng sinh đều bằng nhau. Trong Triệu Luận nói “Đại nhơn bất nhơn”, nhơn là tình thương, đại nhơn đã cùng khắp rồi thành ra không có tình thương, vì đối với chúng sinh nào cũng như nhau, chẳng còn phân biệt nữa, còn người thế gian thì khác, đối với anh em cha mẹ thì có nhiều tình thương, còn đối với người khác thì không.

Nói đến thương yêu thì Dục giới mới có, Sắc giớiVô sắc giới đã không có rồi.

Hỏi: Trường hợp có một thiếu nữ đến ôm một vị Tỳ kheo và nói: “Nếu thầy không yêu em thì em sẽ chết và chết ngay tức khắc!” Xin hỏi Sư phụ nên giải quyết như thế nào?

Đáp: Mặc cho cô ấy chết.

Hỏi: Vậy thì không có lòng từ bi sao?

Đáp: Tôi đã nói từ bi khác hơn bác ái; từ bi đã không có ta rồi mới thành từ bi; từ bi chẳng phải chỉ thương một người, tất cả chúng sinh đều bằng nhau.

Chớ nói chi xa, hãy ra chợ đến các hàng bán cá, những con cá cũng sắp chết, chẳng những chết, người ta còn đem về làm thịt kìa! Nó với cô thiếu nữ đâu có khác, tại sao không đi cứu!

Bổn phận của người tu sĩ thọ cúng dường của mười phương, nếu bỏ bổn phận tu hành mà đi làm việc từ thiện; người ta thiếu áo cho áo mặc, đói cho ăn, bệnh cho thuốc … cũng còn thiện nhân chiêu ác quả, trong Giới luật ghi rõ mười sáu điều. Tại sao” Vì chữ Phật là giác ngộ, phải tự giác giác tha, nay mình là Tu sĩ Phật Giáo, nếu bỏ bổn phận tu thì làm sao tự giác rồi giác tha? Những việc làm từ thiện đó được mọi người ca ngợi, đem lại nhiều tiếng tăm, là tăng thêm ngã chấp, còn tu hành là phá ngã chấp. Những việc làm trên so với việc của cô thiếu nữ đó ra sao. Nếu bỏ hết những sự cúng dường của mười phương trước đó mà chiều theo cô thiếu nữ, ấy là phá giới, là tội Ba la di, đọa địa ngục chín triệu năm xong, sau khi ra khỏi, phải đầu thai thành trâu ngựa để trả nợ của thí chủ!

Hỏi: Từ khi xuất gia đến, có hai điều khiến con cảm thấy buồn: Một là số huynh đệ sau một thời gian tu vì không giữ được giới dâm phải ra đời; hai là có những vị tu đến bậc Thượng Tọa, Đại đức, trong thời gian tu rất tinh tấn, sau đó cũng ra đời vi vấn đề quan hệ nam nữ …

Đáp: giới luật của Đức Phật chế ra rất tỉ mỉ: Tu sĩ mới xuất gia phải thọ mười giới của Sa di, Sa di ni, nhưng mười giới này, tu sĩ thời nay không có giữ. Như thầy đã thọ giới Sa di rồi, thầy có giữ không?

- Bạch Sư phụ, con có thọ, nhưng …

- Không có giữ, phải không? Trong mười giới của Sa di, năm giới trước thì cư sĩ khi thọ ngũ giới đã phải giữ. Giới thư ba là dâm giới, cư sĩ thì cấm tà dâm, không cấm chánh dâm, còn tu sĩ phải cấm cả hai.

Tại sao Đức Phật phải chế ra năm giới kế tiếp? Vì dụ giới không dùng các loại hương thơm, không ngồi giường cao rộng, không đi xem hát bóng v.v... Năm giới kế tiếp này nhiều người tưởng là không cần thiết, mà chẳng biết đó là dây kẽm gai để rào chắn lại, ngăn chận không cho vi phạm giới dâm. Nhưng thời nay không ai giữ, xem như không có gì, Sa di thọ giới cứ thọ, mà giữ thì không giữ.

Theo giới luật, ngay sau khi xuất gia, thời gian chậm nhất không quá một ngày, Sa di phải thọ mười giới, nhưng có nhiều người không thọ mười giới, kể cả ngũ giới cũng chưa! Có người thọ rồi lại không giữ, vì không giữ nên năm lớp dây kẽm gai của Đức Phật chế ra coi như chẳng tác dụng, nên mới dễ vi phạm giới dâm.

Trong các vật dụng hàng ngày như kem đánh răng cũng có mùi thơm, xà bông cũng có dầu thơm … từ khi xuất gia đến nay, tôi không bao giờ dùng những loại kem có đánh răng có mùi thơm và xà bông thơm.

Hỏi: Cũng có nhiều trường hợp người nữ dùng thủ đoạn như đem những chất dơ bẩn pha lẫn trong thức ăn để mê hoặc người nam, như vậy làm sao cứu vãn?

Đáp: Tà thường chẳng thắng nổi chánh; do trong cái chánh đã có tà rồi thì tà mới nhập được. Như trường hợp ngài A Nan bị Ma Đăng Già mê hoặc nhiếp vào nhà dâm trong Kinh Lăng Nghiêm.

Tại sao Ma Đăng Già có thể dùng tà chú nhiếp được ngài A Nan? Vì lúc đó trong lòng A Nan đang nghĩ đến vấn đề dùng pháp bình đẳng để khất thực, cho rằng Tu Bồ ĐềMa Ha Ca Diếp, người thì chuyên khất thực nhà giàu, người chuyên khất thực nhà nghèo là không bình đẳng. Do đó muốn hành theo pháp bình đẳng của Phật, không phân chia giàu nghèo, hầu tránh cho Phật pháp không bị người đời phỉ báng.

Nghĩ như thế là chuyện tốt, nhưng đang lúc nghĩ thì bị Ma Đăng Già dùng tà chú nhiếp vào nhà dâm. Tại sao? Như ngài Lục Tổ nói: “Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà”, do hữu niệm nên liền bị tà nhiếp. Suy nghĩ việc chính đáng còn như thế, huống là những suy nghĩ bậy bạ kia!

Hỏi: Thuở xưa ngài A Nan bị nạn Ma Đăng Già được nhờ thần chú của Phật để thoát nạn, còn hàng chư Tăng bây giờ nếu bị nạn thì sao?

Đáp: Câu chú đâu có sức lực? Sức dụng ở tại nơi tâm người chú, nếu câu chú có sức lực thì ai niệm cũng có công hiệu sao!

Vấn đề mà thầy đưa ra về tình thương nam nữ đó, Đức Phật sở dĩ chế ra giới luậtgìn giữ nghiêm ngặt cẩn thận cho hàng tu sĩ, như mười giới kể trên, đều là hàng rào ngăn chặn vấn đề phạm giới. Lại nữa, giữa chùa Tăng và chùa Ni, không cho cách xa lắm nhưng cũng không cho ở gần, khoảng cách chừng nửa cây số, để mỗi nửa tháng Tỳ kheo ni phải mời Tỳ kheo tăng đếng giảng dạy đúng theo pháp Bát kỉnh.

Ngoài ra, trong giới luật qui định:

- Tỳ kheo được xuất gia bảy lần, Tỳ kheo ni chỉ được một lần.

- Về tội Ba la di: Tỳ kheo chỉ có bốn tội, trong khi Tỳ kheo ni đến tám tội.

- Nam từ Sa di lên thẳng Tỳ kheo, còn Sa di ni phải qua Thức xoa hai năm rồi mới lên Tỳ kheo ni.

Cho nên, Phật Thích Ca đã cho phòng ngừa trước, chỉ vì người đời sau không chịu hành theo giới luật, nay người thọ giới chẳng tự trách mình không giữ giới, lại trách do người khác cám dỗ sao được! Như thầy nói về trường hợpthiếu nữ kia, cô ấy là người ngoài đời, chẳng biết giới luật, còn mình là tu sĩ, đã thọ giới thì phải giữ giới, đâu thể nói “Nếu để cô đó chết là không từ bi!”

Vấn đề này trong xã hội chúng ta hiện nay ngày càng nghiêm trọng. Tại sao mấy cô gái không tìm bạn trai ngoài đời mà vào chùa tìm những vị tu sĩ? Vi khi tiếp cận tu sĩ theo cách cúng dường của Phật tửđiều kiện dễ dàng thân cận và công khai, lại chẳng mất lòng tự ái như theo đuổi một người con trai ở ngoài đời. Nhưng vì Đức Phật đã biết trước, đã phòng ngừa trước, rồi, nếu ai đều giữ giới của mình thì đâu có việc gì xảy ra! Nói đi nói lại, phải tự trách mình, chứ đừng trách người khác.

Chẳng những tu sĩ, ma tất cả mọi người đều phải giữ bổn phận của mình; cha mẹ có bổn phận của cha mẹ, con cái, vợ chồng v.v... mỗi mỗi đều phải có bổn phận. Người xuất gia thì Sa di có bổn phận của Sa di, Sa di ni có bổn phận của Sa di ni … Nếu bỏ bổn phận của mình đi làm việc khác, mặc dầu cao quí hơn, được người ta tán thán hơn, vẫn là thiện nhân chiêu ác quả, trong giới luật Đức Phật đã qui định rất rõ.

Nay tôi khuyên mọi người phải hết lòng tự mình lo tu, đã là vai trò nào thì làm đúng bổn phận vai trò đó. Mình không tự lo cho mình, lỗi của chính mình không kiểm soát, cứ nhìn thấy lỗi của người khác, như Lục Tổ nói: “Hễ thấy lỗi của người, trở thành lỗi của mình”. Khi xưa lúc ngài Lai Quả mới đến Thiền đường chùa Cao Mân cũng vậy, cứ nhìn thấy lỗi của người này người kia, sau đó tỉnh giác rằng: “Mình đến đây là muốn tu giải thoát, đâu phải đến để biết lỗi của người khác!” Cho nên tu bốn năm là kiến tánh.

Theo giới luật, Thầy bổn sư có trách nhiệm dạy đệ tử xuất gia, và Tỳ kheo phải ở bên bổn sư mười năm, Tỳ kheo ni là mười hai năm mới được rời bổn sư. Nay nhiều người làm bổn sư mà chẳng dạy đệ tử, lại còn bênh vực đệ tử mình nữa!

Bây giờ chúng ta tham thiền, chỉ cần giữ được nghi tình của mình, ngoài ra không biết tới tất cả, đến chừng nào ngộ rồi tự biết.

Hỏi: Thế nào là công phu ít phí sức và thế nào là phí sức?

Đáp: Phí sức là cố gắngtập trung tinh thần, còn ít phí sức là kéo dài nghi tình hỏi cho miên mật thôi, khỏi cần cố gắng, khỏi cần tập trung tinh thần.

Hỏi: Thế nào là Tứ hoằng thệ nguyện? Ví nhu nói “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” là chúng sinh nào? Làm sao độ? Làm thế nào đoạn dứt phiền não vô tận?

Đáp: Tôi thường nói “Tất cả do tâm tạo”, chúng sinh cũng do tâm tạo, chúng sinh chính là tâm của mình. Nói “độ” là độ chúng sinh của tâm mình, như tâm tham, tâm sân, tâm si … đều là chúng sinh. Hễ nói ra thì có số lượng, dù vô lượng vô biên, nhưng cũng bao gồm trong tâm.

Chữ Phật là giác ngộ, muốn giác tha thì trước tiên phải tự ngộ, gọi là chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận cũng là do tâm tạo, pháp môn vô lượng thệ nguyện học cũng là tâm. Nói đến vô lượng, như nay học pháp môn Tổ Sư Thiền đã bao gồm tất cả rồi, chẳng cần học theo từng pháp môn, vì nguồn gốc của nó là tâm. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành cũng là tâm, khi kiến tánh thành Phật thì bàn tâm tự hiện, mặc dầu nói đủ thứ danh từ, nào là Vô thỉ vô sanh, Bồ đề, Niết bàn, giải thoát v.v... nhưng cũng là tâm, ý vốn chẳng khác, nên nói “Tự tánh bất nhị”.

Hỏi: trong một giới đàn, có một lần sau khi thọ giới Sa di xong, các vị Sa di xin thọ luôn giới Bồ tát thì Ban lãnh đạo nói: “Vị nào thọ giới Sa di xong liền thọ giới Bồ tát thì sau này không được thọ giới Tỳ kheo”, vậy có đúng không?

Đáp: Không phải vậy, tại những vị ấy chưa thông suốt giới luật. Trong giới luật có tiệm giới và đốn giới: Tiệm là phải tiến lên theo từng lớp, như giới Thanh văn, phải thọ ngũ giới rồi mới được thọ mười giới, rồi mới đến 250 giới của Tỳ kheo, ấy là cho phái nam; còn phái nữ thọ mười giới rồi còn phải thọ Thức xoa xong mới được thọ giới Tỳ kheo ni, gọi là tiệm thứ.

Còn giới Bồ tátBát quan trai gọi là đốn giới, tức khỏi cần cấp bậc, chưa qui y Tam Bảo cũng thọ giới Bồ tát được, vì trong lúc thọ giới có làm lễ qui y, cư sĩ thọ ngũ giới xong là có thể thọ giới Bồ tát tại gia, thọ giới Bát quan trai cũng vậy. Người chưa thọ ngũ giới vẫn được thọ giới Bát quan trai, chứ chẳng cần phải theo thứ lớp.

Hỏi: Cư sĩ có thể thọ giới Bồ tát xuất gia không?

Đáp: Cư sĩ thọ giới Bồ tát xuất gia phải hành theo hạnh xuất gia, ví như giới dâm. Cư sĩ chỉ cấm tà dâm, còn xuất gia là chánh dâm cũng cấm, nếu chịu thực hành giữ giới xuất gia cứ thọ. Giới Bồ tát là không hạn chế, còn các giới khác phải theo thứ lớp.

Hỏi: Trong Lâm Tế Ngữ Lục có câu “Thân y ghĩa lập, độ y thể luận, do đó pháp tánh thânpháp tánh độ đều là quang ảnh của tự tâm”. Vậy thế nào là thân y nghĩa lập?

Đáp: Nói đến “nghĩa”, trong pháp tứ y có “Y nghĩa bất y ngữ”; chẳng y theo lời nóiy theo nghĩa, nghĩa đúng thì theo, hễ lời nói đúng nhưng chẳng đúng với nghĩa cũng không theo.

Nói “Nghĩa” là nghĩa gì? Nghĩa cao nhất là thắng nghĩa, thắng nghĩa là muốn đạt đến cuối cùng, kiến tánh thành Phật, chứ chẳng phải nghĩa của người đời, mà là siêu việt cái nghĩa của người đời.

Nếu nói theo người đời thì thấy được phải có tướng, ví như đây là tướng của cái tách, tướng của cái bình … cái nghĩa Không của cái tách là nó đựng được sữa, cà phê, nhưng chẳng có khả năng giữ ấm, còn cái nghĩa Không của cái bình thì được giữ ấm, nó khác hơn nghĩa Không của cái tách, khác hơn nghĩa Không của căn nhà … Tất cả đều có cái nghĩa Không khác nhau, nhưng có chung một nguồn gốc là cái nghĩa Không sẵn sàng ấy lại chẳng có nghĩa lý gì!

Đức Phật vì muốn thuyết pháp độ chúng sinh cho dễ hiểu, nên phân biệt tướng và tánh: Tướng với tánh hơi khác; tướng là hình thức, tánh là cái dụng. Lại nữa, đem cái tướng chia thành ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả để mọi người dễ tu: Phá được ngã tướng rồi đến nhơn tướng, phá hết nhơn tướng tiến đến chúng sinh tướng, ba thứ ngã, nhơn, chúng sinh tướng đều nằm trong thời gian, chấp vào thời gian là còn thọ giả tướng, ấy là tứ tướng của phàm phu.

Tứ tướng của bậc Thánh: Phá được ngã tướng là năng chứng sở chứng và có thân ngũ uẩn để chứng đều chẳng thật, tiến thêm một bước là có năng ngộ sở ngộ, ấy là nhơn tướng. Liễu tri năng chứng sở chứng, năng ngộ sở ngộ đều không đúng, nhưng có cái tâm liễu tri, gọi là chúng sinh tướng, rồi tiến thêm một bước nữa là chứng quả Niết bàn. Phá được ba tướng ngã, nhơn, chúng sinh, nhưng chấp tướng tịch diệt Niết bàn, là thọ giả tướng. Tiểu thừa chấp đó là thật, trụ nơi Niết bàn, tức mạng căn chưa dứt, Thiền Tông thì phải cắt đứt mạng căn đó. Chứng đến cuối cùng chẳng phân biệt tánh tướng nữa, lại đặt cho tên gọi là “Thật tướng”, cho nên nghĩa cùng tột là Thật tướng.

Do bốn thứ tướng kia đều chẳng thật, mà thật tướng vô tướng, chẳng có nghĩa lại lập ra đủ thứ nghĩa, nên nói “Thân y nghĩa lập”. Nếu chẳng có nghĩa thì chẳng thể lập, cũng như tất cả nghĩa Không của cái bình, cái tách, căn nhà v.v... đều là từ nghĩa Không của hư không chẳng có nghĩa mới đặt ra được, tức hư khôngthật tướng. Do phàm phu ham chấp tướng, chẳng có tướng thì không chịu, nên hễ nghe nói “cắt đứt mạng căn” là hoảng sợ.

Hỏi: Vậy thế nào là “độ y thể luận”?

Đáp: Thể là bản thể. Nay chỉ biết tâm linh mình gọi là Như Lai, Bồ đề, Niết bàn, Phật tánh … nhưng đối với bản thể thì không biết. Bản thểhư không, là trống rỗng, là tâm linh của mình, tất cả pháp đều y thể này mà lập, tức hiển bày sự dụng. Như Trung Quán Luận nói: “Do có nghĩa Không nên thành tựu tất cả pháp”. Ví như hiện nay thầy hỏi pháp tôi phải nhờ cái Không sẵn sàng này, nếu không thì thầy cũng chẳng thể hỏi và tôi cũng chẳng thể trả lời.

Hỏi: Trong chùa, Ban chức sự bảo đại chúng ta làm ruộng, lỡ cuốc đất phạm phải giới sát sanh thì chúng con phải chịu nhân quả hay người điều hành phải chịu?

Đáp: Chúng ở trong Tòng lâm, gọi là phổ thỉnh thì người nào cũng phải đi làm, chẳng phải trách nhiệm của riêng ai, vì mọi người đều làm chủ Tòng lâm, chứ không phải chỉ có Trụ trì mới làm chủ: ở đậu một ngày làm chủ một ngày, ở mười ngày làm chủ mười ngày, ở một năm năm làm chủ một năm, khi nào đi thì thôi. Cho nên, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, chẳng phải như ở trong gia đình, người gia chủ phải chịu trách nhiệm.

Hỏi: Khi làm ruộng mà phải xịt thuốc trừ sâu, vậy nhân quả thế nào?

Đáp: Cái gì cũng có nhân quả, người đã thọ giới Bồ tát phải chọn đất và nước trong sạch, chẳng sâu bọ mới trồng trọt. Hễ tu đến chứng được sơ quả Tu đà hoàn thì sâu bọ tự lìa, nếu không thì khó tránh khỏi vấn đề sát sanh. Muốn giải quyết triệt để phải kiến tánh mới được, nay chưa kiến tánh, dùng cái lý mình hiểu biết chẳng thể giải quyết vấn đề. Tại sao? Cũng như con vi trùng bệnh, khi chúng ta bệnh là do vi trùng xâm nhập cơ thể, đi khám bệnh, Bác sĩ, phải dùng thuốc diệt trùng, như tôi thường khuyên người ta đừng sát sanh, nhưng đâu thể khuyên người ta không đi khám bệnh! Vi trùng bệnh cũng là chúng sinh vậy! Cho nên, chỉ là tùy duyên mà làm thôi.

Tất cả đều là việc trong chiêm bao, bất kể nhắm mắt chiêm bao hay mở mắt chiêm bao. Muốn giải quyết triệt để là phải rời khỏi chiêm bao, trong chiêm bao thức tỉnh mới lìa khỏi nhân quả, nếu không vẫn phải chịu nhân quả trong chiêm bao.

Ăn cục thịt trả cục thịt, ấy là do mình có tác ý tạo, hoặc giết hại theo sự giận tức như khi bị con muỗi chích, bị con kiến bu ăn thực phẩm, bị mối mọt làm hư hoại đồ vật … thì nhân quả nặng hơn, còn những việc làm không tác ý tạo, không khởi tâm giết hại thì nhân quả nhẹ, như khi bệnh rồi phải đi thầy thuốc chữa bệnh cho mau khỏi. Mặc dầu có ý tạo tác như vậy, nhưng có thể tránh được, ngoài ra còn có những trường hợp mình chẳng tránh, cho nên phải giải quyết nguồn gốc sinh tử.

Như pháp môn tham Tổ Sư Thiền là muốn cho mọi người đạt đến giải quyết vấn đề nguồn gốc sinh tử.

Hỏi: Con làm nghề bán cơm rượu, có một số Phật tử bảo con ngưng bán, chẳng thà họ gởi gạo, rau cải cho con sống qua ngày, nếu cứ bán tiếp tục sau khi chết sẽ có tội, phải vậy không? Kính xin Sư phụ từ bi khai thị?

Tôi đã nói ăn cơm rượu không phạm giới cấm uống rượu, còn bán cứ việc bán, vì người ta không hiểu nên nói vậy.

Hỏi: Từ khi xuất gia, con làm việc thì nhiều, tu thì ít, đến khi con bị bệnh, xin thầy con cho đi tìm thiền đường chuyên tu và trị bệnh, thầy con không cho, bảo con ở lại vừa làm vừa tu, nhưng con chẳng thể vừa làm vừa tu được, nay con định đi tìm một nơi để chuyên tu, nếu không thì mang nợ thí chủ, vậy có phản thầy không?

Đáp: Thật ra trong cuộc sống hằng ngày đều là tu, tôi đã nói: Ăn cơm cứ ăn cơm là tu, mặc áo cứ mặc áo, là tu … tất cả đều là tu, chứ chẳng phải đi đến Thiền đường hay một chỗ nào mới là tu. Pháp môn Tổ Sư Thiềntối thượng thừa, chẳng bị không gian, thời gian, số lượng hạn chế, nếu giữ được nghi tình thì tâm không biết, chỗ nào cũng như chỗ nấy, chỉ tại tâm mình thôi.

Hỏi: Vì chúng con mới tập tu, nếu mệt quá thì khi lên chánh điện chỉ ngồi ngủ gục, thôi chớ tu không nổi!

Đáp: Tôi đã giảng đứa bé ba tuổi chẳng biết gì cả cũng tham thiền được, huống chi mình là người lớn.

Hỏi: Người lớn vừa làm vừa tu không được, làm mệt quá rớt hết!

Đáp: Thế thì cứ ngồi đó ngó lên trời đợi rớt xuống ăn vậy!

Hỏi: Con là người xuất gia, có nhận một đứa bé nuôi từ thuở nhỏ, con nuôi bé bằng tiền của tín thí, lớn lên cho đi ăn học mà nó không có tu, chỉ lo việc ngoài đời. Vậy nuôi như thế có nhân quả không?

Đáp: Có nhân quả. Tệ hại này bây giờ nhiều lắm, nhiều Ni cô ham làm mẹ, đó là đặc tính của người nữ, như con gà ấp trứng. Đã xuất gia là không có nhà, lại nuôi thêm đứa bé, nhiều người nuôi một đứa chưa đủ, nuôi cả ba bốn đứa. Mục đích nuôi để làm gì? Chỉ tăng cường ngã chấp! Đến chừng đứa bé lớn lên, đâu biết tu, cũng đâu có tu? Sự hao tổn của đàn na tín thí, là nợ phải trả, người nuôi phải chịu nhân quả chứ đứa bé đâu biết gì!

Hỏi: Lúc con hành thiền không có tham thoại đầu, mà chỉ là niệm Phật và cũng không nhất định ngồi theo kiểu kiết già, vậy có được không?

Đáp: Niệm Phật phải theo đúng tông chỉ của Tịnh độ, Tông chỉ của Tịnh độ là gì?

Hỏi: Khi con ngồi, chỉ biết niệm Phậttrì chú, tâm con chẳng buông lung cũng chẳng nghĩ ngợi gì cả …

Đáp: Đường lối thực hành còn không biết, làm sao tu! Muốn thực hành pháp nào cũng được, nhưng phải biết rõ cách thực hành. Nếu không biết, như người mù đi đường, bị té vào hố sâu cũng chẳng hay, té xuống hầm cầu cũng không biết. Niệm Phật đâu cần ngồi!

Hỏi: Nếu con không ngồi thì chẳng thể nhất tâm được.

Đáp: Đã nói niệm Phật chẳng cần ngồi, tham thiền cũng chẳng cần ngồi, đi, đứng, nằm, ngồi đâu cần nhất định phải ngồi? Tông chỉ thực hành chẳng phải do ngồi, phải biết rõ con đường đó rồi mới đi được.

Hỏi: Thế nào là “Suy nghĩ cái chẳng thể suy nghĩ được, chẳng thể suy nghĩ thì suy nghĩ làm sao?” Câu này thuộc Tổ Sư Thiền hay mặc chiếu?

Đáp: Ấy là dùng lời nói để hình dung, do bộ óc chúng ta từ lâu đời ham suy nghĩ, nên chiều theo sự suy nghĩ của bộ óc, suy nghĩ đến chỗ nguồn gốc, chỗ phát lên cái suy nghĩ đó. Chỗ này ngài Ngưỡng Sơn ở tông Qui Ngưỡng cũng có dạy:

Có một học tăng tham thiền nhưng ham suy nghĩ, ngài Ngưỡng Sơn hỏi:

- Sư là người gì?

Tăng trả lời nơi quê hương đang ở.

- Sư có nhớ nhà không?

- Dạ có.

- Vậy sư nhớ tất cả nhà cửa đường phố xe cộ v.v... nơi quê hương không?

- Dạ nhớ.

- Trong cái tâm suy nghĩ của sư có cái đó không?

- Dạ không có.

Vì đó chỉ là suy nghĩ của tâm, còn năng suy nghĩ thì không có. Nay ông hãy trở lại suy nghĩ cái tâm năng suy nghĩ đó, tìm xem có gì không? Tìm mãi không thấy gì mới chấm dứt được sự suy nghĩ và ngộ.

Một vị trình công phu: Kính bạch Sư phụ, con có một việc vô cùng phấn khích, biết ơn Sư phụ đã tổ chức đạo tràng cho chúng con được dịp tu học … Con xin trình bày:

Con bắt đầu biết đến pháp môn này cách đây mười năm. Trong quá trình thực hành, công phu của con có lúc đắc lực, có lúc không. Cho đến dịp này dự thất, khi con trình lên câu tham, được Sư phụ sửa lại câu “Trước khi mẹ sanh, mặt mũi con ra sao?” Thế là con đem hết mình tham, luôn cả lúc về nhà.

Đến buổi sáng thất thứ năm, khoảng chín giờ, lúc đó, con chẳng hay biết cũng chẳng khởi tưởng gì cả, bỗng dưng nghe có tiếng trả lời “Thật tướng mà, Thật tướng vô tướng mà! Mặt mũi hình tướng gì!” và con cảm thấy một sự nhẹ nhàng như được cởi trói cho cả thân tâm. Vần không tin đó là một phần giác hay cái gì đó, nên con lại tiếp tục tham, nhưng con tham không được nữa, cứ có sự trả lời như thế. Do đó con tự ý đổi qua câu tham “Không phải tâm, không phải Phật, không phải vật, là cái gì?” Cũng lại được trả lời: “Ấy là vô tướng, vô tâm mà!” Con thử bẻ mạnh ngón tay mình để có sự tỉnh giấckích thích tận xương cốt mà vẫn cảm thấy nhẹ nhàng …

Con cũng có sự mừng mừng vui vui. Tiếp theo con lại nhớ đến một câu “Ba thuở tìm tâm tâm chẳng thấy, dốc lòng kiếm vọng vọng hoàn không”, con tự tra xét lại cũng chẳng thấy có vọng tưởng nào, trong tâm hoàn toàn là một sự vắng lặng rỗng rang.

Khi trên đường về nhà, thấy cảnh vật bên ngoài cũng có phần thay đổi, nhìn lên bầu trời thấy xa khơi mênh mông và có sự rung cảm nào đó …

Đến ngày thất thứ sáu, đi vào thiền thất cũng với câu tham cũ, con lại chợt nhận ra “Theo dòng nhận được tánh, chẳng buồn cũng chẳng vui”. Đến buổi chiều thì con nhận thấy không có lực tham nữa, thế là con lại có một câu: “Khi chưa biết gì, còn đang lo tham thì mặt mũi như là ma mẹ, biết rồi mặt mũi cũng như lo ma mẹ”. Con cảm thấy con đường tu tiến hãy còn xa lắm, chưa được gì đâu, đừng vội mừng.

Với nội dung con trình bày kể trên, xin Sư phụ tra xét tâm con và chỉ dạy cho con.

Đáp: tâm của ông là bị sở tri chướng; do trước kia hiểu biết nhiều quá, chứa đầy trong bụng. Theo ngài Lai Quả nói “Chẳng những phải đổ ra hết, hễ còn cái bụng vẫn chưa được, vì còn có dịp chứa vào, phải quăng luôn cả cái bụng, không cho chứa nữa mới là triệt để”.

Bây giờ tôi hỏi ông: Người biết Thật tướng đó là ai?

- Dạ chính là Thật tướng vô tướng.

Sư phụ: Đã vô tướng thì ai biết vô tướng đó?

- Con thấy như là chính cái đó nó biết chứ chẳng phải con biết.

Sư phụ: Đã nói là vô tướng thì lấy cái gì để biết?

- Dạ, con chịu thua, không biết.

Sư phụ: Cái không biết đó, bây giờ tham đi, nhìn chỗ đó đi, cứ hỏi và nhìn ngay chỗ đó xem, xem là gì, tại sao có cái biết đó?

- Người biết Thật tướng vô tướng đó là ai?

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: