Mục Lục Và Lời Tựa

22/03/201312:00 SA(Xem: 3936)
Mục Lục Và Lời Tựa

THIỀN SƯTƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
Như Hùng
Chân Nguyên xuất bản 1987


MỤC LỤC

Lời tựa
I. Bồ Đề Đạt Magiá trị siêu việt của nền Thiền Học Việt Nam

1. Then chốt quan trọng của Thiền
2. Ai là vị Tổ sư Thiền tông Việt Nam
3. Thiền công án
4. Những Thiền Sư dấn thân đi vào cuộc đời
5. Chấn chỉnh lại nền Thiền Học Việt Nam
II. Huệ Năng với niềm cô đơn không cùng
1. Cuộc trắc nghiệm giữa Ngũ Tổ Hoằng NhẫnHuệ Năng
2. Kinh Pháp Bảo Đàn
3. Cuộc trắc nghiệm giữa Huệ Năng với Huyền GiácThần Hội
4. Ảnh hưởng Huệ Năng đối với nhân loại trong hiện tại
III. Lâm Tế Nghĩa Huyền tiếng hét vang động trong vô cùng
1. Lâm Tếcon đường tìm đến Giác Ngộ
2. Tiếng hét tuyệt kỷ của Lâm Tế
3. Diệu dụng của tiếng hét trong Thiền
4. Giá trị độc đáo những bài pháp của Lâm Tế
5. Tứ liệu giản của Lâm Tế
IV. Vạn Hạnh Thiền Sư con người độc dị của ngàn năm trước và sau
1. Con người Vạn Hạnh và công cuộc cách mạng
2. Sự nghiệp chính trị trong con người Vạn Hạnh
3. Vạn Hạnh người tạo dựng nền triết lý đặc thù cho Dân Tộc
4. Thành Thăng Long công trình suy tư và kiến trúc của Vạn Hạnh
5. Tư tưởng của Vạn Hạnh
V.Thiền và Thi Ca trong thi kệ của Mãn Giác Thiền Sư
1. Con ngườithi ca biên giới của mộng và thực
2. Thiền trong thi ca
3. Sự dung hoà giữa Thiền và Thi Ca trong Mãn Giác
4. Tính chất nghệ sỹ trong con người Mãn Giác
5. Tại sao Mãn Giác để lại cho đời bài thơ
VI.Tuệ Trung Thượng Sĩ hiện thân của Duy Ma CậtBàng Long Uẩn
1. Thượng Sĩ đi giữa cuộc đời
2. Hình ảnh Duy Ma CậtBàng Long Uẩn trong con người Tuệ Trung Thượng Sĩ
3. Thượng Sĩ Ngữ Lục
4. Hình ảnh vô nghĩa trước những Thiền Sư
VII.Thiền Sư Hương Vân Đại Đầu Đà
1. Con ngườisự nghiệp của vua Trần Nhân Tông
2. Trúc Lâm người xây dựng nền Phật Giáo thống nhất và nhập thế
3. Quan niệm về Thiền của Hương Vân Đại Đầu Đà
4. Sứ giả của tình thương và Hòa Bình
5. Những sáng tác của Trúc Lâm
VIII.Thiền Sư Chân Nguyên con người của thế kỷ thứ 18
1. Con đường Giác Ngộ và Thiền của Chân Nguyên
2. Những tác phẩm của Chân Nguyên
3. Những đóng góp trong lĩnh vực Văn Học Nghệ Thuật của Chân Nguyên
4. Sự nghiệp đào tạo người kế thừa và trùng san những tác phẩm đời Lý Trần
IX.Hương Hải Thiền Sư
1. Niên đại và con người của Hương Hải
2. Quan niệm về Thiền của Hương Hải
3. Những tác phẩm của Hương Hải
4. Những bài thơ hay của Hương Hải
X.Thiền Sư Thanh Đàm
1. Hành trình tìm đến Giác Ngộ
2. Tác phẩm Pháp Hoa Đề Cương
3. Công án tham cứu về chân tâm của Thanh Đàm


LỜI TỰA

Khởi nguyên của Thiền Học Việt Nam bắt nguồn từ Khương Tăng Hội đầu thế kỷ thứ 3. Ngài là vị tổ khai sáng nền Thiền Học Việt Nam và cũng là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa.


Khương Tăng Hội đã soạn Lục Độ Tập Kinh, dịch thuật cuốn Tiểu Phẩm Bát Nhã… triển khai thiền học theo tinh thần đại thừa. Sau đó ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt Nam vào năm 580 nên thiền học Việt Nam mới được thiết lập theo hệ thống truyền thừa. Tỳ Ni Đa Lưu được kể như là sơ tổ của Thiền Học Việt Nam. Từ đó lưu truyền mãi cho đến nay qua những thăng trầm biến động như chính cái luân lưu của dòng đời trôi nổi.

Hình ảnh của Thiền Sư Việt Nam, có những nét vô cùng độc đáo không thua bất cứ Thiền Sư ngoại quốc nào. Về tư tưởng, siêu việt, độc dị, đa dạng, phong phú trong mọi khía cạnh tâm linh. Thiền Sư Việt Nam còn có khuynh hướng đi vào cuộc đời hoán chuyển xã hội bằng khả năng tâm linh và phát huy nền Văn Hóa, Xã Hội, Nghệ Thuật, Chính Trị… để cứu dân giúp đời, trong tinh thần siêu thoát của Thiền.

Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo. Bởi lẽ thiền sư đến đi trong cuộc đời không lưu lại dấu vết, nếu có âu cũng là việc chẳng đặng đừng. Thiền vốn bặt hết mọi ngôn từ ý niệm, dùng ý niệm để diễn tả đã là sự sai lầm rồi. Nhưng “không nói cũng không xong” như một câu nói bất hủ của Thiền Sư Chân Nguyên ở thế kỷ thứ 17. Để rồi sau đó còn lại nét chấm phá lửng lơ như chính cái lơ lửng trong Thiền.

Có những Thiền Sư đến giữa trần gian bằng cả tâm linh cao vút, sống trong thâm sâu cùng cốc ở những ngọn núi bặt hết dấu chân người, tự mình quán chiếu chiêm nghiệm nơi tâm linh, làm bạn với muôn thú, ngỏ lời cùng đá, cây, lấy cỏ làm chiếu lấy trăng làm mùng. Tâm tư vẫn thong dong tự tại bao trùm cả hư không lồng lộng. Chỉ có đất trời, cỏ cây mới chứng kiến được sự cô đơn phi thường nầy. Sách vở biết gì mà để ghi chép hình ảnh của những Thiền Sư ẩn thân nầy? Nhưng có ai dám bảo hình bóng và hương sắc ấy không ngả dài theo bước chân của con người, không phảng phất đâu đây với đất trời với muôn hoa với lòng người ?

Cách sốnglối sống nào cũng phải đối mặt với những băn khoăn ray rứt trước ngưỡng cửa tử sinh. Nhưng Thiền Sư đạp tung, phá tan hoang cánh cửa khủng khiếp này. Đâu đó những trận cười từ trên đỉnh cao chất ngất của tử sinh bỗng vọng về chấn động hư không. Một tiếng hét thì thầm vang lên đẩy lùi tất cả, còn lại khoảng không với ánh sáng lung linh tuyệt vời của tâm linh giác ngộ.

Tác phẩm THIỀN SƯTƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ được hình thành cũng từ những ray rứt trước những con người độc đáo nầy. Nhằm ghi lại và tô thêm bóng dáng hùng vĩ của những bậc siêu nhân. Nếu chúng ta khai thác đúng mức những Thiền Sư Việt Nam ta sẽ thấy có những điểm vượt hẳn không thua gì Thiền Sư ngoại quốc. Dù rằng chúng ta mất mát quá nhiều những tư liệu dồi dào phong phú của Thiền, do những cuộc đô hộ xâm lăng của ngoại bang. Người viết đã chọn lựa theo sở thích của riêng mình viết về cuộc đời mười vị Thiền Sư.

Nếu độc giả có được một cảm nhận nào đó thì chính nhờ vào Hương Thiền của những Thiền Sư đã lưu lại, còn nếu không đó là lỗi của người viết. Kính mong chư vị thiện tri thức hoan hỷ phủ chính cho.


Đầu Xuân 1987
Tác giả kính cẩn ghi

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/01/2012(Xem: 58339)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.