- Chương Một: Tôn Giáo Của Chúng Ta Tào Động Tông
- Chương Hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
- Chương Ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa Và Thánh Điển
- Chương Bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
- Chương Năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
- Chương Sáu: Tư Liệu Tham Khảo
- Chương Bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
- Chương Cuối: Lời Cuối Sách
THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008
Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
VI. Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư VI.1 Tổ Tích Của Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư VI.1.1 Nơi Xuất Sanh Diệu Giác Sơn Đản Sanh Tự ở Kyotofu Kyotoshi Fukenku Kogahoncho. Nơi đây, Thiền Sư Đạo Nguyên được sanh ra, dấu tích còn lại là một căn phòng của gia đình Cữu Ngã – Koga. Thời Đại Chánh – Taisho, vì sự ảnh hưởng to lớn của Thiền Sư Đạo Nguyên, Thiền Sư Nhật Trí Mặc Tiên (Hioki Mokusen) đời thứ 66, Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự phát nguyện tái thiết thành một ngôi chùa tưởng niệm nơi Cao Tổ sinh ra. Tại Bổn Đường thờ tượng của Thiền Sư Đạo Nguyên, do Ngài tự khắc di chuyển từ chùa Diệu Giác, huyện Fukui về an trí nơi đây. (Trước khi đến Việt Tiền, Thiền Sư Đạo Nguyên đã ở đây cả một năm, theo sự truyền lại của chùa Chơn Ngôn Tông). VI.1.2 Trải Qua Thời Kỳ Ấu Niên Sơn Trang Mộc Phan – Kohatasansoo, nằm ở Kyotofu Uji Higashiujicho Jikohata là di tích biệt trang của Đằng Nguyên Cơ Phòng. Bây giờ trở thành Tài Đoàn Pháp Nhơn thuộc sơn trang Tùng Điện – Shoodensansoo, hiệu của Cơ Phòng là Tùng Điện, vì Y Tử, con gái Cơ Phòng là mẹ của Thiền Sư Đạo Nguyên. Có thuyết cho rằng Thiền Sư Đạo Nguyên sinh ra trên mãnh đất nầy. VI.1.3 Phát Tâm Tại Thần Hộ Tự - Jingooji Thần Hộ Tự - Jingooji, tại Kyotofu Kyotoshi Migikyoku Umenshata Jakaocho là ngôi chùa thuộc phái Cổ Nghĩa Chơn Ngôn Tông, biệt cách Bổn Sơn, do Hòa Khí Thanh Sàng Cung khai sáng. Hồng Pháp Đại Sư Không Hải, Truyền Giáo Đại Sư Tối Trừng, Vân Giác Thượng Nhơn là những vị đã Trụ Trì nơi đây. Mẹ của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư mất lúc Ngài lên 8. Tang lễ mẹ Ngài có lẽ được cử hành những Phật sự cúng dường tại chùa nầy. Tương truyền rằng Ngài đến tự viện nầy, thấy khói hương bay lên, cảm nhận được cuộc đời vô thường nên quyết chí xuất gia. VI.1.4 Những Chùa Đã Tu Hành Tại Nhật Bản VI.1.4.1 Thiên Quang Phòng – Senkoboo, của Cốc Bát Nhã – Hannyatani, tại Huyện Tư Hạ, phố Đại Tân, Phản Bổn Dinh. Bát Nhã Cốc thuộc Tông Thiên Thai, Tỷ Duệ Sơn, Hoành Xuyên – Yogawa. Mùa Xuân năm 13 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên gặp Thúc Phụ Lương Hiển, một vị Cao Tăng thuộc Tông Thiên Thai xin phép xuất gia. Ngài Lương Hiển gửi Thiền Sư Đạo Nguyên đến Thiên Quang Phòng Bát Nhã Cốc nầy ở đến ngày 9 tháng 4 năm 14 tuổi mới được Tăng Chánh Công Viên, Tọa Chủ đời thứ 70 Tông Thiên Thai thế phát trở thành Tăng sĩ Tông Thiên Thai. Về sau Ngài dựng bia cho Thừa Dương Đại Sư Đắc Độ Linh Tích và xây Tháp cho Thừa Dương Đại Sư tại Giải Thoát Cốc ở Hoành Xuyên VI.1.4.2 Tại chùa Tam Tỉnh – Miidera, thuộc Huyện Tư Hạ, phố Đại Tân, Biệt Sở, Viên Thành Tự Dinh. Chùa nầy là Tổng Bổn Sơn Thiên Thai Tự Mông, gọi là Tây Quốc Quán Âm Linh Trường Đệ Thập Tứ Phiên Lễ Sở cũng gọi là Viên Thành Tự - Onjooji, do Đại Hữu Tả Đa Vương khai sáng. Vì muốn giải thoát khổ đau, Thiền Sư Đạo Nguyên xuất gia cạo tóc tại Tỷ Duệ Sơn năm lên 15 tuổi, khi thăm Ngài Công Dận Tăng Chánh – Koin, tại chùa Tam Tỉnh, được Ngài Công Dận Tăng Chánh khuyến khích sang Trung Hoa du học. VI.1.4.3 Kiến Nhơn Tự - Kenninji, tại Kyotofu Kyotoshi Higashiyamaku Komatsucho. Đại Bổn Sơn của phái Kiến Nhơn Tự thuộc Tông Lâm Tế, do Tướng Quân Nguyên Thắng, Kamakura Bakkufu đời thứ hai, dựng chùa nầy cúng cho Thiền Sư Dinh Tây. Đây là chùa Thiền đầu tiên tại Nhật Bản, một trong 5 núi tại Kyoto. Thiền Sư Đạo Nguyên rời Tông Thiên Thai đến chùa nầy tu học 4 năm, do Hòa Thượng Minh Toàn – Myoozen, Cao Đệ của Thiền Sư Dinh Tây hướng dẫn học theo Tông Lâm Tế. Vào mùa Thu lúc 28 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên ở Trung Hoa được 4 năm trở về. Đầu tiên cởi bỏ hành trình của chuyến lữ hành ở chùa nầy và sống tại đây hai ba năm. VI.1.4.4 Địa Điểm Đi Vào Nước Tống, Bãi Biển Bác Đa – Hakata, Thuộc Huyện Fukuoka Fukuokashi Năm 24 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên theo hầu Hòa Thượng Minh Toàn, cùng với một số bạn đồng hành hương Trung Hoa, bãi biễn nầy là địa điểm thuyền xuất phát, song có thuyết cho rằng Hakatawan, thuộc bãi Tham Giang. VI.1.5 Tu Hành Tại Những Chùa Ở Trung Quốc VI.1.5.1 Danh Sơn Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự - Taihaku Meizan Tendoo Keitoku Zenji Đây là Thiên Đồng Tự, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa, địa khu Ninh Ba, huyện Cần Tiểu Bạch Trấn. Chùa do Nghĩa Hưng thành lập vào đời Tây Phổ, thời Vĩnh Hưng , một trong năm sơn môn của Thiền Tông. Sau khi lên bờ, Thiền Sư Đạo Nguyên đến Tự Viện nầy trước tiên. Năm 26 tuổi, Ngài là học trò của Thiền Sư Như Tịnh đời thứ 31, đã được đại ngộ “Thân Tâm Thoát Lạc” có trở lại chùa nầy thăm. Sau nầy, Thiền Sư Đạo Nguyên kiến tạo chùa Vĩnh Bình mô phỏng theo chùa Cảnh Đức nầy. Thật tế, Thiền Sư Đạo Nguyên chọn chùa Cảnh Đức nơi gốc gác căn bản chánh truyền Phật Pháp. Thiền Sư Như Tịnh là linh hồn ở chốn nầy. Trong vườn chùa, có dựng bia đề là: “Đạo Nguyên Thiền Sư Đắc Pháp Linh Tích Bi”. VI.1.5.2 A Dục Vương Sơn Lưu Phong Quảng Lợi Tự - Aikuoozan Ryuhoo Koriji Chùa A Dục Sơn Lưu Phong Quảng là một ngôi chùa xưa, được xem là một trong năm sơn môn của Thiền Tông, thuộc Ngũ Lang Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa, địa khu Ninh Ba, được xây dựng vào năm Nghĩa Hy nguyên niên , do sắc lệnh của An Đế thuộc Đông Phổ. Mùa Thu năm lên 24 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đến thăm chùa nầy thấy bức họa biến tướng của Lục Tổ Huệ Năng, Tổ thứ 33. Mùa Hạ năm 26 tuổi, Ngài tham vấn Thiền Sư Thành Quế tham vấn tại đây. VI.1.5.3 Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Tự - Kinzan Kooshoo Manjuuji Kính Sơn Hưng Thánh Vạn Thọ Tự thuộc tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, thuộc Hàng Châu, huyện Lâm An. Đầu năm Thiên Bảo, nhà Đường Thiền Sư Đạo Khâm khai sáng ngôi chùa lớn nầy, được xem là một trong 5 núi của Thiền Tông. Thiền Sư Đạo Nguyên có đến chùa nầy vào mùa Xuân năm 26 tuổi để tham vấn Thiền Sư Chiết Ông Như Đạm . VI.1.5.4 Thiên Thai Sơn Bình Điền Vạn Niên Tự - Tendaizan Heiden Manenji Thiên Thai Sơn Bình Điền Vạn Niên Tự thuộc tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, thuộc Đài Châu, huyện Thiên Thai. Thiền Sư Trí Chung khai sơn chùa Vạn Niên vào năm thứ 7 Thái Kiến đời Trần tạo Đạo Tràng trung tâm của Tông Thiên Thai Trung Hoa, một tự viện trong núi Thiên Thai. Năm 26 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đến chùa nầy, được Thiền Sư Nguyên Minh – Kenshi, mến mộ cho xem tự thơ (sách truyền thừa). VI.1.5.5 Tiểu Thúy Nham - Shoosuigan Tiểu Thúy Nham thuộc huyện Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa. Năm 26 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên được Thiền Sư Bàn Sơn Tư Trác giáo huấn tại đây. VI.1.5.6 Đại Mai Sơn Hộ Thánh Tự - Daibaisan Goshooji Chùa nầy ở tại huyện Cẩn, địa khu Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang Trung Hoa, do Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường đời Đường xây dựng vào năm Khai Thành nguyên niên . Năm 26 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên nghỉ tại chùa nầy một đêm, nằm mộng thấy Thiền Sư Đại Mai Pháp Thường cho một cành hoa mai. VI.1.5.7 Phổ Đà Sơn – Fudazan Phổ Đà Sơn nằm tại huyện Định Hải, Phổ Đà, địa khu Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang Trung Hoa, là một hòn đảo trong nhiều đảo của phía Đông Trung Hoa gọi là Chu Sơn. Có ngôi chùa tên là Bổ Đà La Già Sơn Tự còn gọi là Chùa Phổ Tế do Thiền Sư Huệ Ngạc, – Egaku, một vị Tăng người Nhật xây vào đời nhà Đường năm Đại Trung thứ 12 xây dựng, để thờ Bồ Tát Quan Âm. Năm 27 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đến thăm chùa nầy. VI.1.6 Địa Điểm Ngày Trở Về Địa điểm ngày trở về của Thiền Sư Đạo Nguyên là sông Mạch Hậu Hà (Higokawa), Khào (Jiri) , huyện Kumamoto, quận Hạ Ích Thành, phố Phú Hợp, đảo Sam. Năm 28 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đến bờ sông Khào để trở về nước. Tương truyền rằng lúc về, thuyền gặp mưa nhiều, gió lớn nên bị lạc hướng. Thiền Sư Đạo Nguyên vẫn ngồi ngay ngắn tọa thiền, tự nhiên Bồ Tát Quan Âm hiện ra đứng trên hoa sen, gió mưa hết hẳn. Để cảm niệm ân đức Bồ Tát, Thiền Sư Đạo Nguyên khắc tượng Bồ Tát Quan Âm trên ván thuyền làm lễ khai quang điểm nhãn cúng dường. Do vậy, đảo Sam nầy được đặt tên là bãi Khai Nhãn ở trên một chiếc thuyền. Vì lý do đó, có một tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng trên lá là Bổn Tôn thờ tại chùa Quan Âm ở Nam Minh Sơn do Tông Chơn Ngôn lập. Trong chùa còn có chiếc thuyền bằng gỗ có khắc tượng Quan Âm trên ván thuyền. Trong khuôn viên chùa Quan Âm còn có tấm bia ghi là “Đạo Nguyên Thiền Sư Quy Triều Thượng Lục Linh Địa”. Có một thuyết khác cho rằng địa điểm mà lên bờ khi trở về của Ngài là bãi Thầy Tu, tại Hakatawan, phủ Đại Tể, huyện Kagoshima, Gia Tân Xá – Nagasahi, tuy nhiên chưa xác định rõ được. Từ xưa đến nay, có thuyết cho rằng về lại sông Khào – Jiri, được nhiều người biết hơn hết. Còn có nhiều truyền thuyết khác còn lưu lại tại địa phương Kyushu – Cửu Châu, về Thiền Sư Đạo Nguyên, ngày nay vẫn còn một ít. Có một thôn nhỏ tên là Itoshimagun, Nhị Trượng Đinh, thuộc huyện Fukuoka, bên cạnh thôn ấy, còn di tích nơi Thiền Sư Đạo Nguyên sanh ra thuộc gia đình Cửu Ngã – Koga, nơi cư ngụ và di tích về mồ mã nữa. Ở đây, còn có một gia đình đổi tên là Cửu Ngã Long Đảm – Koga Rindo, giữ một cái thước nước mà ngày xưa Thiền Sư Đạo Nguyên sử dụng. Cũng lập một Địa Tạng Đường liên hệ với Thiền Sư Đạo Nguyên, ở làng Thủy Quyển, quận Viễn Hạ, tương truyền có cái mõ gỗ do Thiền Sư Đạo Nguyên tự làm vẫn còn tại chùa Minh Quang, phố Fukuoka. Đa phần tương truyền dân gian tại phố Fukuoka cho rằng Thiền Sư Đạo Nguyên quảy bút từ chùa Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự về đây, hiện nay vẫn còn thơ tích tại nhà An Điền Gia Cửu Thị, ở quận Gia Tuệ, phố Khủng Tuệ. Ngoài ra, còn có chỗ thờ Thiền Sư Đạo Nguyên tại huyện Nagasaki thuộc Gia Tan Tá. Cũng có những địa danh lưu lại cho đến ngày nay như Đạo Nguyên Thủy Cơ, Đạo Nguyên Hạ Cơ. VI.1.7 Sau Khi Về Nước Ở Tạm Các Chùa VI.1.7.1 Kiến Nhơn Tự - Kenninji Kiến Nhơn Tự nằm tại Kyotofu, Kyotoshi, Higashiyamaku Komatsucho, như trước đã giới thiệu, Thiền Sư Đạo Nguyên tạm trú dừng chân và tu tập tại đây từ năm 28 tuổi đến năm 31 tuổi, song mục đích chính là tìm nơi để kiến thiết Đạo Tràng tu Thiền. Ngài cũng đi thăm viếng tất cả 10 nơi thích hợp, một trong những nơi đó là Long Vân Tự ở Kyotofu, quận Chuế Hỉ, Vũ Trị Sơn Điều Đinh, do Thiền Sư Đạo Nguyên khai sơn. Lúc ấy, Ưu Bà Di Minh Trí, bà của Ngài thường đến tham thiền. VI.1.7.2 An Dưỡng Viện – Anyooin An Dưỡng Viện nằm tại Kyotofu, Kyotoshi, khu Phục Kiên, Tây Điều Ốc Dinh nơi mà Thiến Sư Đạo Nguyên an cư lúc 31 tuổi, bây giờ trở thành một ngôi chùa tên là Thanh Lương Sơn Hân Tịnh Tự - Gonjooji. Ở đây có dựng một tấm bia khắc những lời thơ của Thiền Sư Đạo Nguyên, gọi là “Thâm Thảo Nhàn Cư Dạ Vũ Thinh”, nghĩa là trong am thanh nghe tiếng mưa đêm. VI.1.7.3 Hưng Thánh Tự - Kooshooji Hưng Thánh Tự hiện ở Kyotofu, phố Vũ Trị, Vũ Trị Sơn Điền, là ngôi chùa đầu tiên có Đạo Tràng, được xây dựng từ thời Edo – Giang Hộ, thời Khánh An được Sơn Thành Quốc Định Thành Chủ Vĩnh Tỉnh Thượng Chánh kiến tạo, sau đó Thiền Sư Vạn An Anh Chủng trùng tu. Mùa Xuân năm 34 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên xây dựng một Đạo Tràng ngồi thiền đúng cách đầu tiên ở Nhật, tại Sơn Thành Thâm Thảo thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Phục Kiến Khu, Thâm Thảo Bảo Ngọc Tự Sơn Dinh. Chùa Thâm Thảo Sơn Bảo Tháp Tự của Tông Nhật Liên đổi thành Hưng Thánh Tự. Thật ra, Chùa Hưng Thánh ở Thâm Thảo đã bị hư hại phế bỏ, mới xây dựng lại. Bây giờ là chùa Hưng Thánh ở Vũ Trị, không thể sai được. Cũng có một ngôi chùa tên Hưng Thánh tại thôn Hủ Mộc, huyện Tư Hạ, quận Cao Đảo do Thiền Sư Đạo Nguyên Thiền Sư khai sáng, sau đó Ngài được Thiên Hoàng Sai Nga ban cho một tượng Thích Ca Như Lai an trí tại đây (bây giờ trở thành tài sản văn hóa quốc gia). Di cốt của Thiền Sư Đạo Nguyên hiện đang phụng thờ tại tháp khai sơn chùa Hưng Thánh, Vũ Trị. Tại Khai Sơn Đường, có tôn tượng Thiền Sư Đạo Nguyên bằng gỗ thờ ở đó. Chùa Bảo Khánh là một trong bốn chùa chính của Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự, ở huyện Fukui. Chùa Đại Từ ở huyện Kumamoto. Chùa Đại Thừa ở huyện Ishikawa và Chùa Hưng Thánh ở Kyotofu. Thiền Sư Đạo Nguyên có tâm với chùa Hưng Thánh đã sống ở đây 10 năm để hoằng dương giáo lý Phật Đà. VI.1.7.4 Di Tích Nơi Thuyết Pháp Những nơi Ngài thuyết pháp đó là: Ba Đa Dã Nghĩa Trọng, Chùa Lục Ba La Mật, thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Sơn Khu Lộc Lô Dinh và những nơi khác. Tháng 12, năm 42 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên thuyết giảng Chánh Pháp Nhãn Tạng cho Thứ Sử Vân Châu tại Ba Đa Dã Nghĩa Trọng. Ngoài ra, lúc ở tại chùa Hưng Thánh, Ngài cũng đã thuyết giảng rất nhiều cho cư sĩ Phật Tử tại gia. Ngài cũng giảng tại Chùa Lục Ba La Mật, ngôi chùa danh tiếng của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông thuộc phái Trí Sơn và Tây Quốc Quan Âm Linh Trường Đệ Thập Thất Phiên Lễ Sở, nơi Ngài Không Giả Thượng Nhơn khai sáng. VI.1.7.5 Các Chùa Tại Việt Tiền VI.1.7.5.1 Kiết Phong Tự - Hippooji, tại huyện Fukui, Yoshidagun, Thượng Chí Tử Thôn, Tự Kiết Phong. Cuối tháng 7 năm 44 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên đang hành đạo tại Ba Đa Dã Nghĩa Trọng nhận lời mời của ở Việt Tiền, Ngài quang lâm đến đó, trước tiên ở tạm tại chùa Kiết Phong. Lúc bấy giờ Chùa vừa được phục hưng vào thời Minh Trị. Tương truyền rằng tại đây còn sót lại di tích phiến đá Tọa Thiền của Thiền Sư Đạo Nguyên. VI.1.7.5.2 Thiền Sư Phong Tự - Zenjibuji Thiền Phong Tự ở tại huyện Fukui Onoshi, Nishidaigetsucho. Giữa năm 43 đến 44 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên vừa tới lui Chùa Kiết Phong vừa ở tại Chùa Thiền Sư Phong, vì chùa nầy của các đệ tử. Chùa được trùng tu vào thời kỳ Minh Trị. VI.1.7.6 Các Đạo Tràng Căn Bản VI.1.7.6.1 Vĩnh Bình Tự - Eiheiji Chùa Vĩnh Bình ở tại huyện Fukui, Yoshidagun, Ehijicho, Chí Tỉ. Lúc ở Ba Đa Dã Nghĩa Trọng, Thiền Sư Đạo Nguyên nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Tín Đồ vùng nầy cho nên vào tháng 7, năm 45 tuổi Ngài khai sơn Đại Phật Tự về sau đổi thành Chùa Vĩnh Bình vào tháng 6 năm Ngài 47 tuổi. Thiền Sư Đạo Nguyên ở chùa nầy rất lâu khoảng 10 năm, để chăm sóc nuôi dưỡng một số đệ tử, dạy dỗ tín đồ và viết lách, cũng như chỉnh đốn lại quy củ của Già Lam. Phải nói đây là Thánh địa thiêng liêng để lại nhiều di tích lịch sử thời gian 750 năm của một Đại Bổn Sơn cho đến ngày nay. VI.1.7.6.2 Ba Trước Tự - Namitsukidera Chùa tọa lạc tại huyện Fukui, Fukuishi, Thành Nguyện Tự Đinh do đệ tử Thiền Sư Đạo Nguyên đó là: Hoài Tráng Thiền Sư (Đệ Nhị Tổ chùa Vĩnh Bình) và Nghĩa Giới Thiền Sư (Đệ Tam Tổ chùa Vĩnh Bình và khai sơn chùa Đại Thừa) khai sáng thuộc Tông Đạt Ma. Vĩnh Bình Tự là quê hương, là nơi Thiền Sư Nghĩa Giới sinh ra, mà dấu tích cho đến bây giờ vẫn còn. Thỉnh thoảng Thiền Sư Đạo Nguyên lui tới Kyoto trú tại chùa Vĩnh Bình, chắc chắn không sai là lúc ấy Chùa đã xây dựng xong. Còn có Chùa Vĩnh Bình Sơn Chơn Giác Tự tọa lạc Tân Đako, Thượng Trung Đinh, huyện Fukui, quận Viễn Phu thuộc Tịnh Độ Chơn Tông là ngôi chùa mà Thiền Sư Đạo Nguyên nghỉ ngơi. Sơn hiệu Vĩnh Bình Sơn là do Thiền Sưu Đạo Nguyên đặt. Có thuyết cho rằng khi Thiền Sư Đạo Nguyên từ miền Bắc đi xuống đến đây, ở lại một đêm tại nhà của Binh Điền – Hiyota, Tam Phương Dinh Nam Ốc, huyện Fukui, quận Tam Phương. VI.1.7.7 Thuyết Pháp Các Nơi Thời Kamakura Bạch Y Xá – Byakuesha ở Danh Việt – Nagooe thuộc huyện Kangawa, Kamakurashi, Omachi. Tháng 8, năm 48 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên được Bắc Điều Thời Lại mời đến đây và ở lại gần nửa năm để thuyết pháp cho các Đàn Tín Đồ. Tháng 3 năm 49 tuổi, Ngài mới trở về chùa Vĩnh Bình, tuy nhiên, không còn những tư liệu để xác nhận những dấu tích ấy, bởi vì chẳng còn sót lại gì cả. VI.1.7.8 Dấu Tích Nơi Chia Tay Với Nghĩa Giới Thiền Sư Lữ Túc (quán trọ) ở Hiếp Bổn – Wakimoto, tại phố Nam Điền, quận Nam Điền, huyện Fukui. Đêm ngày 5 tháng 8 năm 54 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên bị bệnh, phải đưa về Kyoto để điều trị, nên rời chùa Vĩnh Bình. Trên đường đi, Ngài ở lại đây một đêm, sáng ngày 6 là phiên trực của mình, Thiền Sư Nghĩa Giới nghe được lời dạy sau cùng của Thầy. Tại đây có dựng một tấm bia ghi rằng: “Ngự Cựu Tích Do Lai”, nghĩa là dấu xưa còn đến nơi đây. VI.1.7.9 Việt Tiền Là Nơi Sau Cùng Cầu gỗ Nha Hiệp – Kinome, huyện Fukui, quận Nam Điều, Kim Áp Dinh. Sáng ngày 6 tháng 8 năm 54 tuổi, Thiền Sư Đạo Nguyên được nhiều người hầu theo theo về Kinh Đô – Kyoto cuối cùng đến Việt Tiền, ở độ cao 628 mét, ranh giới giữa Việt Tiền và Nhược Hiệp. Ngày nay, gần đến trạm xe lửa Kim Áp, có bia ghi rằng: “Tào Động Tông Khai Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư Mộc – Nha Kỳ Ngự Linh Tích Tham Bái Dịch. Từ đây cách 2 lý”. VI.1.7.10 Dấu Tích Nơi Nhập Diệt Tư gia của đệ tử tại gia tên Giác Niệm – Kakunen thuộc Kyotofu, Kyotoshi, khu Hạ Kinh, Cao Tuẩn Thông Dầu, Tiểu Lộ Đông Nhập, Vĩnh Bình Tự Dinh 24. Thiền Sư Đạo Nguyên ở tại tư gia tín đồ Giác Niệm trong vòng 20 ngày để chữa bệnh. Đến ngày 28 tháng 8 năm Kiến Trường thứ 5 Ngài viên tịch lúc 54 tuổi, vì bệnh mụt nhọt. Tại đây bây giờ có một tấm bia ghi rằng: “Đạo Nguyên Thiền Sư Thị Tịch Thánh Địa”. VI.1.7.11 Tháp Trà Tỳ - Dabitoo Nơi Trà Tỳ thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Higashiyamaku, Maruyama Kooen, Thứu Vĩ Dinh trà tỳ di cốt Thiền Sư Đạo Nguyên, tại Tây Hành Cốc – Saigyooan, công viên Maruyama, nằm phía sau Ba Tiêu Đường. Hài cốt an trí trong Tháp Ngũ Luân, dựng tấm bia ghi rằng: “Tào Động Tông Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư Trà Tỳ Ngự Di Tích Chi Tháp”. Nơi đây lúc nào cũng đầy ắp hương hoa. VI.1.8 Các Nơi Liên Hệ Về Linh Cốt Của Thiền Sư Đạo Nguyên o Hưng Thánh Tự có an trí linh cốt của Ngài, thuộc Kyotofu, Vũ Trì Thị, Vũ Trị Sơn Điền. o Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự có an trí linh cốt của Ngài, thuộc huyện Fukui, Kiết Điền quận, Vĩnh Bình Tự Dinh, Chí Tỷ. o Vĩnh Quang Tự (có truyền thuyết cho rằng có an trí cốt tại Ngũ Lão Phong thuộc Khai Sơn Đường) thuộc huyện Ishigawa, Vũ Trách Thị, Tửu Tỉnh Dinh. o Đại Thừa Tự có an trí linh cốt của Ngài tại huyện Ishikawa, Kim Trạch Thị, Trường Phản Dinh. o Chánh Pháp Tự có an trí linh cốt của Ngài tại huyện Iwanate, Thủy Trạch Thị, Hắc Thạch Dinh. o Pháp Quy Tự có an trí linh cốt của Ngài tại huyện Aomori, Tam Hộ quận, Danh Xuyên Dinh. o Khả Miên Trai – Kasuisai, có an trí linh cốt của Ngài tại Sizuokaken, Bố Tỉnh Thị, Cửu Năng. VI.2 Tổ Tích Của Oánh Sơn Thiền Sư VI.2.1 Nơi Sinh Ra Oánh Sơn Thiền Sư Ngự Đản Sanh Địa Hiển Chướng Bi – Keizan Zenshi Otanjoochi Kenshohi, tại huyện Fukui, phố Vũ Sanh, Phàm Sơn Dinh. Năm Chiêu Hòa thứ 44 Bác Sĩ Okubo Michitan cùng Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự đề nghị dựng bia nơi sinh ra của Thiền Sư Oánh Sơn, thành lập Hội Oánh Sơn Thiền Sư Hiển Ảnh và các Tông Môn liên hệ tự viện, theo sự hổ trợ của chính quyền đương thời tại thành phố Vũ Sanh. Năm Chiêu Hòa thứ 49 nhân lễ Đại Viễn Kỵ 650 năm Thiền Sư Oánh Sơn, bia “Oánh Sơn Thiền Sư Phụ Mẫu Hiếu Dưỡng” được dựng lên. VI.2.1.1 Ngự Đản Sanh Tự - Otanjooji Chùa Ngự Đản Sanh Tự tọa lạc tại huyện Fukui, Thị xã Vũ Sanh, Phàm Sơn Dinh. Thời Đại Chánh – Taisho, 1911 – 1926, Chùa Chùa Chánh Pháp, huyện Iwate, trực thuộc Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự chuyển về Tân Thành Viện, đổi tên là “Tân Thành Viện Tứ Vân Sơn Ngự Đản Sanh Tự”, cho đến bây giờ. Chùa nầy từ xưa là Phàm Sơn Dinh tiếp tục truyền thừa đây là nơi sinh của Thiền Sư Oánh Sơn. VI.2.1.2 Nơi Sanh Của Oánh Sơn Quốc Sư – Keizan Kokushi Gotanchi Nơi đây thuộc huyện Fukui, quận Phản Tỉnh, phố Hoàn Cương, Sơn Kỳ số 3. Năm Minh Trị - Meiji thứ 31 Thiền Sư Cam Giá Bố Huân – Amatsura, quả quyết rằng đây là nơi Thiền Sư Oánh Sơn sanh ra bên cạnh Thần Xã Đa Nhĩ, cho nên dựng bia “Oánh Sơn Quốc Sư Giáng Sanh Địa”. Về sau, các vị Thiền Sư như Thiền Sư Bạn Thượng Môi Tiên, đời thứ hai của Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, Thiền Sư Lật Sơn Thái Âm đời thứ 8 và Thiền Sư Y Đằng Đạo Hải đời thứ 9 rất quan tâm đến chỗ Đản Sanh của Thiền Sư Oánh Sơn. Đặc biệt, năm Chiêu Hòa – Showa thứ 16 Bác Sĩ Quang Đại Anh Học giám định và xác chứng đúng nơi ấy, không sai. VI.2.2 Tu Hành Tại Các Chùa VI.2.2.1 Vĩnh Bình Tự - Eiheiji Chùa tọa lạc tại huyện Fukui, quận Yoshida, Eikejicho, Chí Tử. Thiền Sư Oánh Sơn được ưu Bà Di Minh Trí, bà của mình dẫn đến chùa Vĩnh Bình vào ngày mồng 8 tháng 4 lúc vừa lên 8, được Thiền Sư Nghĩa Giới thế phát cho đến ngày 18 tháng 2 năm 13 tuổi, nhân lễ tang Thiền Sư Hoài Tráng, mới được chính thức xuất gia hình thức là đệ tử cuối cùng của Thiền Sư Hoài Tráng. Cho đến tháng giêng năm Ngài 18 tuổi, Ngài đã trải qua một thời làm điệu ở Chùa Vĩnh Bình đến 10 năm dài. VI.2.2.2 Bảo Khánh Tự - Hoohyooji Chùa tọa lạc tại huyện Fukui, phố Ono, Bảo Khánh Tự Trúc Tùng, do Thiền Sư Tịch Viên, người Trung Hoa, đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên xây dựng. Sau khi Thiền Sư Đạo Nguyên viên tịch vào năm Hoằng Trường nguyên niên Thiền Sư Tịch Viên rời chùa Vĩnh Bình đến đây mở chùa. Đến đây, Thiền Sư Tịch Viên ngồi yên lặng một mình (cô độc uyên mặc) trong vòng 18 năm và sống ở đây 39 năm, không vào làng ngày nào. Thiền Sư Oánh Sơn theo sự chỉ dạy của Bổn Sư Thiền Sư Nghĩa Giới đến đây tu hành năm 18 tuổi. Mùa Đông năm 19 tuổi nhận chân thể nghiệm quý báu của tâm linh, Ngài nhận trách nhiệm Duy Na của chùa. VI.2.2.3 Đại Thừa Tự - Daijooji Chùa tọa lạc tại huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Nagaitacho. Chùa nầy có do kết quả phân tranh nội bộ của chùa Vĩnh Bình, Thiền Sư Nghĩa Giới hạ sơn lập chùa nầy cho Thiền Sư Oánh Sơn, năm Thiền Sư Oánh Sơn 20 tuổi. Ngài đã ở đây đến 20 năm, vừa làm phụ tá cho Thiền Sư Nghĩa Giới vừa hoằng dương Chánh Pháp và sau đó, kế nghiệp trụ trì thứ 2 sau Thiền Sư Nghĩa Giới. Nguyên Chùa Đại Thừa Tự ở ngoại ô của phố Kanezawa, thuộc phố Nonoichi chuyển đến địa chỉ hiện tại, vào thời Giang Hộ, là ngôi chùa dẫn đầu trong bốn chùa thuộc Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự. Nền chùa Đại Thừa cũ, còn có tháp và trục Cao An được trùng tu rồi. Thiền Sư Oánh Sơn ở chùa Đại Thừa với Thiền Sư Nghĩa Giới như tình Thầy trò, nhưng cũng đến chùa Đông Phước Tự thuộc Lâm Tế Tông ở Kyoto, phái Bổn Sơn thuộc Kyotofu, Kyotoshi, Higashiyamaku Honcho cầu học Thiền với các Thiền Sư như Thiền Sư Đông Sơn Thậm Chiếu và Bạch Vân Huệ Hiểu rồi đảnh lễ Thiền Sư Tâm Địa Giác Tâm thuộc Tông Lâm Tế ở Kỷ Châu, phái Pháp Đăng, độc lập với Bổn Sơn, mà bây giờ những chùa nầy quy thuộc phái chùa Diệu Tâm, cũng như chùa Hưng Quốc tại huyện Wakayama, quận Nhật Cao, phố Do Lương. Ngài hành trì công phu ở những nơi ấy, sau đó đến chùa Đại Từ, truyền thừa của Tông Tào Động, nay thuộc huyện Kumamoto, phố Kumamoto, Notacho cầu học hỏi với Thiền Sư Hàn Nham Nghĩa Y – Gangan Giin khai sơn. Tuy đi tham học nhiều nơi với nhiều bậc thiện trí thức nhưng kết quả thế nào và sự thật tới đâu chưa thể xác định được. VI.2.2.4 Chùa Đầu Tiên Có Đạo Tràng Thành Mãn Tự - Joomanji, tại huyện Tokushima, quận Kaifu, Kaifucho, Yoshida. Trong ba năm từ năm 28 tuổi cho đến năm 31 tuổi Thiền Sư Oánh Sơn được quận ti ở Hải Bộ triệu mời giữ chức Trụ Trì chùa Thành Vạn (Mãn) giáo hóa rất nhiều người ở địa phương. Chùa Thành Mãn chẳng bao lâu bị hoang phế đến thời Đại Chánh, có vị Thầy Hộ Điền Ngộ Hùng đến ở và năm Chiêu Hòa thứ 20 có Thiền Sư Watanabe Huyền Tông cùng Thầy Watanabe Lại Ứng trùng tu lại thành ngôi chùa đến bây giờ. VI.2.2.5 Chùa Của Thầy Mình Đại Thừa Tự tọa lạc tại huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Nagaitacho. Năm 32 tuổi, Thiền Sư Oánh Sơn nhận được Thiền Sư Nghĩa Giới hứa khả và ấn chứng thoại đầu “Bình Thường Tâm Thị Đạo”. Năm 35 tuổi trở thành trụ trì chùa Đại Thừa đời thứ hai. Khoảng năm 49 tuổi Ngài trở thành trụ chức quản lý chùa Vĩnh Quang. Năm Thiền Sư Oánh Sơn 41 tuổi, Thiền Sư Nghĩa Giới viên tịch tại chùa Đại Thừa nầy, thọ 91 tuổi. VI.2.3 Khai Sơn Các Chùa VI.2.3.1 Vĩnh Quang Tự - Yokoji Chùa tọa lạc tại huyện Ishikawa, phố Vũ Trách, Tửu Tỉnh Dinh. Mùa Xuân, năm 45 tuổi Thiền Sư Oánh Sơn được hai vợ chồng Bình Thị hiến cúng đất cho chùa Vĩnh Quang của Hải Dã Tam Lang Tư Dã Tín Trực. Năm sau, Ngài cho xây dựng phòng ốc. Năm 50 tuổi, Ngài trở về chùa Đại Thừa, chuyển chùa Vĩnh Quang về Chánh Vũ. Ngài viên tịch lúc 58 tuổi (cũng có thuyết nói 62 tuổi). Ngài đã chọn Chùa Vĩnh Quang làm nơi chăm sóc giáo dục đệ tử và Đàn Tín Đồ, chỉnh đốn lại quy củ Già Lam, viết pháp ngữ, sau đó làm chỗ nương tựa cho sự phát triển giáo đoàn Tông Tào Động ở Nhật. Ngày nay, chùa Vĩnh Quang còn lưu lại nhiều di phẩm của Thiền Sư Oánh Sơn. Đây là nơi mà Thiền Sư Oánh Sơn nỗ lực cho sự nghiệp phát triển giáo đoàn cho đến cuối đời mình, là một tự viện đáng quý trọng và giữ gìn. VI.2.3.2 Tổng Trì Tự - Soojiji Tổng Trì Tự có hai nơi, một Tổng Trì Tự tọa lạc tại huyện Kanagava, phố Yokohama, khu Hạc Kiến, Hạc Kiến 2-1-1 (Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự) và chùa khác tại huyện Ishigawa quận Phụng Chí, Môn Tiền Dinh (Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự Tổ Viện). Năm 57 tuổi, Thiền Sư Oánh Sơn nhận Chư Khưu Quán Âm Đường của Quyền Luật Sư Đinh Hiền sửa thành chùa Thiền Tổng Trì Tự giao cho đệ tử trụ trì Thiền Sư Nga Sơn Thiệu Thạc – Gazanjooseki, đời thứ hai. Thiền Sư Nga Sơn noi gương ý chí của Thiền Sư Oánh Sơn và Tổng Trì Tự trở thành trung tâm tổ chức cho Tăng Đoàn và 80 phần trăm các chùa thuộc Tông Tào Động thuộc về pháp mạch nhất môn của chùa Tổng Trì, được xếp ngang hàng với Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự mà ngày nay được tôn vinh. Năm Minh Trị thứ 31 bị hỏa tai thiêu cháy. Năm Minh Trị thứ 40 chuyển sang thành phố Yokohama tại Hạc Kiến như bây giờ và chỗ cũ được gọi là Tổ Viện. VI.2.3.3 Tịnh Trụ Tự - Joojuuji Chùa tọa lạc tại huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Thổ Bình Đinh. Năm 51 tuổi, Thiền Sư Oánh Sơn xây dựng chùa nầy, tại đây cũng vào năm nầy thân mẫu Ngài, Hoài Quan Đại Tỷ qua đời thọ 87 tuổi. Chính thân mẫu Ngài sáng lập chùa Tịnh Trụ ở quận Hà Bắc, Thổn Kỵ Sơn. Ngoài ra còn các Chùa, Viện khác như: • Phóng Sanh Tự - Hoojooji, chùa nằm ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Nhật Kiến Đinh. • Phong Tài Viện – Buzaiin, chùa nằm tại huyện Ishigawa, phố Vũ Trách, Bạch Lại Đinh. • Vĩnh Xương Tự nằm ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa. • Đông Quan Viện nằm ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Hạ An Nguyên Đông. • Truyền Đăng Viện ở huyện Ishigawa, phố Kanezawa, Đốc Đinh. • Bảo Ứng Tự nằm ở huyện Ishigawa, Gia Hạ. • Quang Hiếu Tự - Kookooji, nằm ở huyện Ishigawa, Gia Hạ. VI.2.4 Địa Điểm Nhập Diệt Vĩnh Quang Tự nằm ở huyện Ishigawa, phố Vũ Trách, Tửu Tỉnh Đinh. Năm 58 tuổi Thiền Sư Oánh Sơn (cũng có thuyết nói 62 tuổi) viên tịch vào giữa đêm ngày 15 tháng 8 tại chùa Vĩnh Quang. Bệnh không nặng, không có gì đặc biệt. Tháp Ngài là Truyền Đăng Viện. VI.2.5 Những Địa Phương Thờ Linh Cốt Của Thiền Sư Oánh Sơn Vĩnh Quang Tự (Khai Sơn Tháp, Ngũ Lão Phong, an trí tại tháp Xá Lợi) thuộc huyện Ishigawa, phố Vũ Trách, Tửu Tỉnh Đinh. Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, phụng an Xá Lợi tại Truyền Đăng Viện, thuộc huyện Kanagawa, phố Yokokama, Hạc Kiến Khu, Hạc Kiến 2-1-1. Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự Tổ Viện, phụng an tại Truyền Đăng Viện thuộc huyện Ishigawa, quận Phượng Chí, Môn Tiền Đinh. Chánh Pháp Tự, cùng an trí linh cốt chung với Thiền Sư Đạo Nguyên tại Bảo Vật Điện, thuộc huyện Iwate, phố Thủy Trạch, Hắc Thạch Đinh. Thành Mãn Tự, an trí nơi tháp khai sơn, thuộc huyện Tokushima, quận Hải Bộ, Hải Bộ Đinh, Kiết Điền. Linh Thứu Viện, phụng an chung với linh cốt của Thiền Sư Đạo Nguyên và linh cốt của Thiền Sư Vô Đệ Lương Thiệu, thuộc huyện Aichi, quận Aichi, Nhật Tiến Đinh. |