Xương Hư Không

24/03/201412:00 SA(Xem: 13075)
Xương Hư Không

XƯƠNG HƯ KHÔNG 
Bone of space
Thơ Thiền sư Sùng Sơn
Người dịch Thích Giác Nguyên
bone-of-space-poems-by-zen-master-seung-sahn
Bìa ấn bản Anh ngữ

XƯƠNG HƯ KHÔNG
thơ thiền
Nghĩa nông cạn của Xương Hư Không là sự hiểu
biết về Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.

Nghĩa Trung đạo là tiếng hét KATZ! – Đó có phải là
Xương Hư Không chăng?

Nghĩa sâu thẳm đạt tới Xương Hư Không là các
pháp vốn toàn vẹn. Liễu xanh, hoa đỏ.
Thiền sư Sùng Sơn


MỤC LỤC
Lời Bạt
Lời giới thiệu
Chú thích về các bài thơ
Như Hư Không
 I. Xứ tự do
 II. Tóc của răng rồng
 III. Ông đã tỏ ngộ
 IV. Thế giới Hòa bình
 V. Bài tập
 VI. Chú giải

Lời Bạt

Ngài Sùng Sơn là vị Thiền sư Hàn quốc đầu tiên sống và hoằng pháp ở phương Tây. Sau khi tan các ảo mộng theo đuổi về những luận thuyết và chính trị, được xem như phương pháp giúp tìm hiểu trải nghiệm cuộc sống, Ngài quay về Phật giáo. Được Thiền tổ nổi tiếng Cổ Phong truyền thừa khi ngài 22 tuổi, và trở thành Thiền sư trẻ tuổi nhất ở Hàn quốc. Sau ba năm im lặng, ngài đã làm việc cực lực để tái sinh nền Phật giáo Hàn quốc và trở thành trụ trì của năm ngôi chùa ở Seoul. Ngài đã hoằng pháp tại Nhật vào thập niên 1960, thành lập các chùa ở Tokyo và Hong Kong; năm 1972, ngài đến Hoa kỳ và thành lập cộng đồng sinh viên sau này trở thành Trường Thiền Quan Âm Quốc Tế, ngày nay có hơn một trăm trung tâm, gồm những nhóm tu ở Bắc và Nam Mỹ. Châu Âu, châu Phi, châu Á và châu Úc. Ngài là tác giả của năm quyển sách Thiền.

Xương Hư Không là loại thơ Thiền truyền thống xuất sắc bắt đầu ở Trung hoa vào đời Đường, và ngày nay – bằng chứng về những tán thơ Tự do này – sống động chưa bao giờ thấy. Nó lột tả sự hiểu biết sâu sắc trong văn xuôi, những bài thơ này làm người đọc giật mình bởi tính năng rõ ràng, mới mẽ, và trực giác nhạy bén của chúng. Tập thơ này nên được đẩy mạnh tức thời vào gương mặt Thiền ở Hoa kỳ và xa hơn nữa.

Lucien Stryk
Tác giả, Encounter with Zen

Lời giới thiệu

“Xương Hư Không” là tập thơ Thiền do Thiền sư Sùng Sơn sáng tác. Thiền sư là một bậc thầy, và một trong những cách dạy của Sư là thơ.

Cấu trúc của thơ thật trang trọng, phản ánh cách dạy hoàn hảo. Hình thức tập thơ gồm bốn phần, dẫn dắt người đọc qua từng giai đoạn lãnh hội khác nhau. Nó được bắt đầu bằng sự nhận thức vạn pháp là Một và Một này không có Tự tánh.

Tốt và xấu là những vị thầy lỗi lạc,
Tốt và xấu là năng lực quỷ thần.
Bản lai không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Nhưng đây chỉ là sự hiểu biết khái niệm. Bạn có thể vượt qua hạn chế của ngôn ngữtrả lời câu hỏi chính xác, hoặc phải đương đầu với một nghịch lý hoàn toàn mà không cần lưỡng lự được chăng?

Chấp giữ, không thể đạt.
Buông xuống, cũng không đạt.

Ngoài sự thanh tịnh tuyệt đối dẫn đến giải thoát, năng lực vĩ đại, Tâm không chướng ngại này có thể nhận thức cảnh giới kỳ diệuhoàn toàn tự do tự tại, nơi gái đá khóc và gà gỗ gáy.

Bạn muốn đạt Nó không?
Hãy cưỡi xương hư không vào mắt kim cương.

Nhưng cuối cùng chúng ta lại quay về thế giới hàng ngày như chúng ta từng chứng kiến. Đây là tách trà hay không phải tách trà? Không bị đánh lừa bởi một danh xưng, nhãn hiệu, bạn cứ cầm tách trà lên uống.

Cẩn thận! Cẩn thận! Bên ngoài cửa,
Chó con đang rên.
Đừng nhân danh lòng tử tế mà giết nó.

Đôi lúc thơ giữ tính chất nguyên vẹn một trong những bối cảnh như vậy, nhưng sự thay đổi thông thường là một tiền lệ, và sự kết thúc cuối cùng luôn luôn là trạng thái của tâm thường nhật.

Thiền sư Sùng Sơn sinh ra ở Hàn Quốc năm 1927 (Đinh Mão). Sư tỏ ngộ năm 22 tuổi và nhận được sự truyền pháp nơi Thiền sư Cổ Phong thầy mình, trở thành Sư tổ đời thứ 78 của dòng thiền chính thống từ Đức Phật Thích Ca. Sau đó, Sư đã tu trì nhiều nơi tại các chùa ở Hàn quốc, nắm giữ những chức vụ quan trọng trong dòng tu Tào Khê, lãnh đạo trường phái Phật giáo ở Hàn quốc, Sư cũng thành lập các chùa ở Nhật và Hồng kong.

Năm 1972, Sư đến Hoa kỳ và định cư tại thành phố Providence, tiểu bang Rhode Island. Lúc bấy giờ, một nhóm sinh viên đang theo học ở trường Đại học Brown gần đó, đã trở thành các môn sinh phương Tây đầu tiên của Sư. Việc tu tập của họ đã phát triển thành Trung tâm Thiền Providence. Ngày nay là Thiền viện đầu não với trên một trăm chi nhánh Thiền ở Bắc và Nam Mỹ, cũng như châu Âu, châu Phi, châu Á, và Úc.

Thiền sư Sùng Sơn học tiếng Anh sau khi Sư đến Hoa kỳ. Hầu hết các bài thơ trong đây được Sư viết và nói bằng tiếng Anh một cách tự nhiên thanh thoát. Nhưng thường có sự trợ giúp về biên tập và ngữ pháp của các sinh viên Hoa kỳ, những người được Sư đọc cho chép lại. Có lần khi được hỏi về cách làm thơ, Thiền sư Sùng Sơn đáp: “Khi hoàn cảnh xuất hiện thì tôi làm thơ. và điều này đúng với tất cả thơ, thơ Thiền cũng không có gì đặc biệt.”

Vậy thơ Thiền có khác chỗ nào? Nếu bạn nói thơ Thiền khác, tôi sẽ cho bạn ăn gậy. Nếu bạn nói thơ Thiền không khác, tôi cũng sẽ cho bạn ăn gậy.

Tại sao?
Uống trà đi !
Đây là thơ Thiền.

LOUISE SICHEL
STANLEY LOMBARDO

XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: Xương hư không, thơ Thiền PDF


(CÙNG DỊCH GIẢ)


Tạo bài viết
01/09/2015(Xem: 18719)
16/09/2014(Xem: 21142)
01/08/2014(Xem: 12598)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…