Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

25/11/20142:37 CH(Xem: 5730)
Lời Nói Đầu
MUỐN TỎ NGỘ LÀ MỘT SAI LẦM LỚN
Thiền sư Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ
Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt

Lời nói đầu

 

THIỀN SƯ SÙNG SƠN đầu tiên đã đến trong đời tôi vào năm 1971. Lúc đó tôi đang giảng dạy tại Đại học Brandeis. (Waltham, Massachusetts cách phía Tây Boston 9 dặm). Và một trong những sinh viên của tôi đã kể cho tôi nghe, là cô đã tu học với vị Thiền sư người Hàn Quốc này tại một Trung tâm Thiền do ông thành lập ở Providence, Rhode Island. Cô cho biết Đại Thiền sư là một nhân vật khá nổi bật, với phong cách giảng dạy khác thường. Ông không bỏ qua một buổi thuyết giảng nào, nếu khônglý do gì khác. Cô ấy đề nghị tôi thử đến đó tìm hiểu về ông qua kiến thức hiểu biết mãnh liệt về Thiền của tôi. Vì thế tôi đã đi và quả thật đúng như vậy.

Đại Thiền sư, lúc đó được biết đến qua những môn sinh của mình, quả thực là một nhân vật rất thân thiện, khi ông không mặc áo choàng và thường ngồi xung quanh trong những nơi sinh hoạt cùng với các đệ tử. Có thể được mô tả là "một nhà sư thong dong bình dị” (monk – leisurewear).

Ông không biết nhiều về tiếng Anh, nhưng điều đó, dù sao chăng nữa cũng không cản trở sự giảng dạy bằng tiếng Anh của ông. Với quyết tâm tuyệt đối để truyền đạt Giáo phápquan điểm Thiền tông đến với người Mỹ, ông vẫn làm chủ được ở một chừng mực nào đó từ sự thiếu lưu loát tiếng Anh của ông. Thực tếvăn phạm tiếng Anh của ông chưa được rành rọt lắm, khiến cho sự giảng dạy của ông càng nhiệt tình và độc đáo hơn.

Bạn thực sự phải buông xuống những lời nói của ông, để nắm bắt mục đíchý nghĩa chân thực của nó. Nhưng những điều ông nói rất mạnh mẽ và rất độc đáo đó, sau một thời gian, chúng sẽ mang lại sự sống bằng một thứ ngôn ngữ phổ cập riêng, mà hầu như từ từ hoặc bất chợt tìm thấy lối vào trái tim và xương tủy của chúng ta.

 Lối giảng dạy của ông thường tạo ra một cuộc chạy đuổi vòng quanh những ý tưởng suy nghĩ và cả những sự khôn ngoan của chúng ta. Nó vốn đã làm bối rối không ngừng nghỉ bởi những nỗ lực đốn phá của ông, hoặc phủ nhận chúng hoàn toàn. Chẳng khác nào mình đang cố tình nuốt phải một hình ảnh chụp bằng tia le-zơ nổi ba chiều và những vật thể khác. Hoặc cũng giống như bài thơ hay và cảm thấy chúng nở hoa trong tâm, bộc lộ chiều hướng phong phú, mà bằng cách nào đó, chúng ta đã bị thiếu vắng trong cuộc sống thường ngày và trong đoàn thể của chúng ta .
Cuốn sách này là bộ sưu tập đầu tiên trong những bài pháp thoại của Đại Thiền sư và các tài liệu khác được công bố kể từ khi ông qua đời. Rất có thể bởi thế hệ đầu tiên của các môn sinh phương Tây tập hợp chúng lại với nhau theo sự giảng dạy của ông,. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng những cụm từ nhất định và những chủ đề được lặp đi, lặp lại nhiều lần, đó là vì Đại Thiền sư thực sự đã nói rất nhiều trong những bài pháp thoại của mình. Một trong những cụm từ "Bạn phải đạt được cái không đạt." Hoặc "Mở miệng đã là sai lầm”; "Không tạo tác";  "Đừng tạo ra bất cứ điều gì"; “Không  tôi – của tôi – thuộc về tôi ; Tốt – xấu; Tôi – bạn; Khó – dễ; Giác – mê; Phật – chúng sanh”; các thí dụ sẽ qua qua lại lại như thế. Đây là cách ông khai thị Chân lý là "trước khi suy nghĩ". "Chỉ giữ tâm trong sáng, tiến thẳng về phía trước”. “Cố gắng, cố gắng, cố gắng mười ngàn năm không thôi nghỉ” hoặc “Từng khoảnh khắc nhất tâm cho vấn đề đó” – chúng giống như ông, bởi vì ông cũng đã không "tạo ra" thời gian, hoặc: "Chính là như thế!"  "Cái đau này (sau khi đánh thiền trượng vào một thiền sinh tượng trưng) là tâm ban đầu của bạn”.

 Những sự trao đổi giữa ông với những người đến nghe giảng, đã mạnh dạn đặt ra những câu hỏi rồi tham gia vào các cuộc thỉnh vấn với ông, nó đã thu hút trong những cuộc hội thoại về Thiền, đôi khi được sáng tỏ, đôi khi thật khó hiểu, nhưng luôn luôn hấp dẫn.... Khi rời khỏi giảng đường bạn sẽ cảm nhận rằng những công án này được lưu giữ dài lâu trong tâm chúng ta, khám phá ra phương thức mà chúng ta có thể lãnh hội, liên quan đến trải nghiệm nội tại của chúng ta trên đệm ngồi thiền và trong cuộc sống.

 Thí dụ :

Hỏi: –Có một vật như tâm trong sạch không?

Đáp: – Nếu bạn nói có tâm, thì bạn phải làm sạch tâm của bạn. Nếu bạn không tâm thì cần gì phải làm sạch? Vì vậy tôi hỏi bạn, bạn có cái tâm hay không? Và vấn đề đó nó sẽ dẫn đi (trong mọi miền tâm thức). Với điều kiện miễn là chúng ta cố gắng lãnh hội, hoặc là đáp lại bằng suy nghĩ, như thế chúng ta đã gặp phiền toái rồi. Điều đó đúng là “không thể được”. Bởi vì "Nguyên điểm” như ông từng gọi, nó được thể hiện tất cả những trao đổi nghịch lý trong những lời khai thị "Bạn là ai? " "Không–biết". "Bạn phải giữ tâm không biết này". Chỉ khi nào ông nói về nó, nó xuất hiện âm thanh giống như "Donnnnno”.

Những hành động phóng khoáng của ông thật lạ lùng và  kỳ quặc, Tuy nhiên nó mang phẩm tính của một sự tôn vinh hết thảy cho chính nó. Thí dụ từ Tâm Cố Gắng của Thiền sư Cổ Phong trong cuốn sách này. Đây là một câu chuyện “Tâm Cố Gắng” rất thú vị. Nó có nghĩa là từng khoảnh khắc chỉ làm điều đó. Chỉ giữ nhất tâm cố gắng, và thực hiện – với tâm đó. Khi tụng kinh, hoặc ngồi thiền, hoặc lễ bái, thậm chí tu hành dõng mãnh cũng không thể giúp bạn, nếu bạn bị dính mắc với chính suy nghĩ của mình.

Tụng kinh Lão giáo, tụng kinh Nho giáo, tụng kinh Ki-tô giáo, tụng kinh Phật giáo không quan trọng. Tụng "Coca Cola , Coca Cola, Coca Cola..." có thể cũng tốt, nếu bạn giữ nhất tâm sáng suốt. Nhưng nếu bạn không giữ nhất tâm sáng suốt và những lời nói từ miệng bạn, theo sau sự suy nghĩ của bạn, thì ngay cả Đức Phật cũng không thể cứu giúp bạn. Và sau đó ông đã cho phép chúng ta có thể hiểu một cách thoáng đạt hơn:

“Điều quan trọng nhất là, chỉ làm điều đó. Khi bạn chỉ làm điều đó 100 phần trăm, tức thì không có chủ thể, không có đối tượng. Không có bên trong hoặc bên ngoài. Bên trong và bên ngoài trở thành Một. Có nghĩa là bạn và vũ trụ không bao giờ tách rời. Không suy nghĩ ”.

Đại Thiền sư cũng là người kể chuyện thật tuyệt vời. Chúng ta đừng bao giờ tìm hiểu câu chuyện của ông kể là có thật hay không, nó thực sự không quan trọng. Chúng là những mẩu chuyện giáo hóa, vừa tạo ra những định đề bằng cách chỉ vào câu hỏi và hóa giải các giả định ngầm của chúng ta và những phương pháp khả tín, những thấu kính chính xácchúng ta đã cầm giữ để nhìn rõ thực tế. Ông đã sử dụng những câu chuyện kể cho chúng ta biết cách mở rộng tâm hồn thực sự của chúng ta.

Một đêm, Đại Thiền sư ngồi bên cạnh tôi, và tôi đã có cuộc nói chuyện công cộng vào buổi tối thứ Tư tại Trung tâm Thiền Cambridge. Khi buổi nói chuyện kết thúc, Thiền sư đã trả lời các câu hỏi. Đây là cách ông đào tạo môn sinh của mình để trở thành giáo thọ sư. Đó là một chế độ đào tạo khá thú vị và đầy thử thách.

Câu hỏi đầu tiên thực sự đến từ một người thanh niên trẻ ngồi ở khoảng giữa trong hàng khán giả, từ phía bên phải của căn phòng, và trong cách anh ta hỏi những câu hỏi (tôi quên hoàn toàn nội dung quan trọng của nó) đã chứng minh một mức độ anh ta bị rối loạn tâm lý và nhầm lẫn, tạo thành gợn sóng chú ý và tò mò len qua các khán giả. Khi xảy ra tình huống như vậy, tất nhiên có rất nhiều người nhướng cổ lên, như dè dặt càng tốt, để được lắng nghe hai người đang đối thoại với nhau.

 Đại Thiền sư nhìn thẳng xuyên qua vành mắt kính lão của ông chiếu vào người thanh niên này thật khá lâu. Trong căn phòng tỏa ra sự im lặng, Thiền sư xoa đảnh đầu cạo nhẵn của mình, tiếp tục nhìn chằm chằm vào anh ta. Sau đó, Sư chuyển thân mình hơi nghiêng về phía trước hướng tới micro, từ vị trí đang ngồi trên sàn nhà, Đại Thiền sư nói để phá tan sự im lặng: "Bạn điên rồi !"

 Ngồi bên cạnh ông, tôi dường như nín thở, cũng như mọi người trong căn phòng tỏ vẻ ngạc nhiên. Ngay lập tức, sự căng thẳng tăng lên. Tôi muốn nghiêng đầu qua và thì thầm vào tai ông: "Nghe này, Đại Thiền sư, khi ai đó thực sự là điên, thì nó không phải là một ý tưởng tốt để nói ở nơi công cộng như thế. Nó dễ dàng làm cho anh chàng tội nghiệp kia lên cơn, Chúa ôi !” Tôi đã rất áy náy.

Tất cả điều đó được toát ra trong tâm trí tôi và có lẽ tâm trí của tất cả mọi người ở trong thiền phòng, nó lóe lên sự bất mãn tạm thời. Ngôn ngữ âm vang của những gì ông vừa thốt ra đã được treo trong hư không. Tuy nhiên ông còn lấp lửng. Sau một hồi im lặng tưởng chừng như kéo dài, Đại Thiền sư tiếp tục: "Nhưng ... (ngập ngừng giây lát) Bạn không điên đâu!”

 Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm và một cảm giác thư giản lây lan khắp cả căn phòng. Sự trao đổi này không theo một kịch bản dự đoán để đáp ứng nỗi đau khổ với lòng Từ bi, nhưng tôi cảm thấy trong giây phút mà tất cả mọi người đang dự thínhchứng kiến ​​một vòng tay to lớn của đức Từ bilòng Nhân ái qua phong cách của Đại Thiền sư.

 Về phương diện khác của Đại Thiền sư mà hầu như không ai nhìn thấy hoặc hiểu biết liên quan đến cuốn sách này. Nó được biểu lộ nhiệt tình của ông nói lên sự thật với năng lực trong một văn bản được giữ kín gởi đến Tổng thống Toàn Đẩu Hoán (Chun–Du–Hwan) người đã nắm quyền kiểm soát đất nước Hàn Quốc (1980-1988) vào cuối thế kỷ Hai mươi trong một cuộc đảo chánh, lập nên một chế độ quân phiệt độc tài, đã giết chết đi hàng trăm và có lẽ hàng ngàn người bị thương vào thời điểm đó.

 Chương cuối cùng trong cuốn sách này là nội dung văn bản mà Đại Thiền sư đã viết có tựa đề “Thư gửi nhà độc tài", mà chúng tôi là nhân chứng cho một nỗ lực cá nhân đáng chú ý để giao tiếp từ trái tim đến trái tim với sự lãnh đạo tàn nhẫn của nhà độc tài, người mà Đại Thiền sư cũng thừa hiểu vẫn còn mang bản chất phàm phu.

 Đại Thiền sư đã ban tặng cho họ Chun bằng Pháp bất nhị, nhấn mạnh điều cần thiết về sự hiểu biết Tâm và Chân ngã của mình, như con đường duy nhất để gánh vác sự lãnh đạo của một Quốc gia qua phong cách đạo đức, nhân bản, có trách nhiệm hiểu biếtyêu thương dân chúng.

 Nói thẳng từ đầu đến cuối. Đại Thiền sư với tấm lòng thanh khiết. Mặc cho những rủi ro cá nhân đến với mình, ông đã có một phong cách sáng suốt, can đảmrõ ràng. Ông  quan tâm sâu sắc về các vấn đề xã hộinhân đạo, đủ để đưa cuộc sống của ông trên con đường phụng sự. Tôi tìm thấy nó rất sống động với hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật này. Sáu năm sau, từ khi Tổng thống Chun bị lật đổ và nội bộ lưu vong, Đại Thiền sư đã trao tận tay cho ông ta một bản sao của lá thư này, mà Sư cũng đã gửi nó cho ông ta vào những năm về trước, nhưng có lẽ không tới tay. Bây giờ ngồi đó, (tại chùa Bách Đàm),  khi Chun đọc lại lá thư, như là một toa thuốc với loại thuốc cực mạnh mà ông ta chưa bao giờ được bồi bỗ hoặc uống nó.

 Hiện nay Đại Thiền sư đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống cho những ai chưa từng có cơ hội gặp gỡ ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm vào bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong những lời khai thị mà mình không thể bắt chước được, và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình.

 

Jon Kabat-Zinn

Giáo sư Đại học Brandeis,  

Boston, Massachusetts
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 75757)
25/11/2010(Xem: 88459)
30/10/2010(Xem: 24731)
08/10/2010(Xem: 28916)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: