Thư Viện Hoa Sen

Nhân Đọc Bách Trượng Thanh Quy

30/05/20191:04 SA(Xem: 10743)
Nhân Đọc Bách Trượng Thanh Quy

NHÂN ĐỌC BÁCH TRƯỢNG THANH QUY
Thích Trung Hữu

 

bach-truong-thanh-quyTôi vừa có dịp đọc quyển Bách trượng thanh quy do Sa môn Thích Bảo Lạc dịch và Nxb. Phương Đông tái bản lần thứ nhất năm 2009. Đọc quyển sách tôi thấy băn khoăn quá vì không biết có phải toàn bộ nội dung tác phẩm là do ngài Bách Trượng soạn hay chỉ một phần, và phần đó là phần nào?

Tôi có ý muốn đọc quyển Bách Trượng thanh quy là vì hai lý do. Một là biết thêm về thanh quynghi thức thiền môn và hai là muốn biết sinh hoạt Phật giáo thời đó như thế nào. Vì thế mà tính lịch sử vô cùng quan trọng. Thế nhưng khi đi vào từng phần của tác phẩm, tôi thấy quá bối rối vì nó không giống Thanh quy cho một thiền viện của một thiền sư được cho là đã giác ngộ. Nội dung tác phẩm giống như là sự tổng hợp tất cả các quy địnhnghi thức trong chùa từ xưa đến nay. Tôi lật lại phần Lời đầu sách để xem dịch giả có nói gì về điều này hay không. Ví dụ như phần nào là của tác giả, tức Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải và phần nào là chú thích của dịch giả, nhưng cũng không thấy nói gì.

Sở dĩ tôi bối rối là vì trong tác phẩm này có quá nhiều nghi thức, nghi lễchư tăng phải làm trong một năm như: chúc thánh, chúc quốc vương, vía chư Phật, bồ tát, la hán, tổ sư, chư thiên, anh hùng dân tộc, ông công, ông táo, những ngày rằm lớn như tháng giêng, tháng bảy, tháng mười, tết trung thu… Rồi cũng có nghi thức cúng cầu mưa, cầu mưa tạnh, cúng nhật thực, nguyệt thực, trừ sâu bọ…. Chúng ta nên nhớ rằng, đây là một thiền viện nên việc tu thiền phải là việc làm chính yếu. Hơn nữa, Tổ Bách Trượng Hoài Hải là một thiền sư đã giác ngộ thì ngài đâu có tin những chuyện nhật thực, nguyệt thực… có thể cầu cúng mà được. Cho dù ngài có tùy thuận phong tục thế gian thì cũng phải có mức độ. Chứ nếu mà chư tăng phải thực hiện hết những thứ này thì còn thì giờ đâu mà ngồi thiền nữa.

Trong quyển Bách Trượng thanh quy này, các nghi thức hành lễ không khác gì ở các chùa Tịnh độ chúng ta hiện nay. Cũng có tán Lư hương, tụng chú Đại bi, Lăng nghiêm, đọc sớ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà và các vị Phật khác trong Tịnh Độ tôngMật tông. Ngoài ra còn có chẩn tế cô hồn và lập đàn tràng theo nghi thức mật tông rất chi tiết. Những việc này đâu có thể là việc làm của người chuyên tu thiền được.

Trên đây chỉ là nêu ra một số ví dụ tiêu biểu để đặt ra một thắc mắc, rằng những nội dung trong tác phẩm được gọi là Bách trượng thanh quy này thực chất có phải là do thiền sư Bách Trượng soạn ra và chư tăng trong đạo tràng tu thiền của ngài đã hành trì những nghi thức này trong sinh hoạt tu học của họ? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để tìm hiểu lịch sử Phật giáo. Còn nếu như những nội dung trong tác phẩm này không phải hoàn toàn của Thiền sư Bách Trượng thì cũng cần nói rõ phần nào là của Thiền sư và phần nào là của người khác chú thích thêm vào để người đọc có thể nắm rõ là mình đang đọc những lời của ai. Còn nếu như đây là tổng hợp những nghi thứcthanh quy thiền môn thì cần phải để một cái Tựa đề khác để tránh hiểu lầm.

Với tấm lòng tha thiết muốn tìm hiểu lịch sử nên con đã mạo muội nêu lên những chổ chưa hiểu của mình. Đáng lẽ ra con nên trực tiếp liên hệ với Hòa thượng dịch giả để xin được chỉ dạy cho rõ, nhưng con không biết liên lạc như thế nào nên đành phải gửi lên trang Thư viện hoa sen. Cũng có thể tác phẩm đã nói rõ nhưng do con ngu muội mà chưa hiểu rõ. Nếu có điều chi không phải, con thành tâm cúi đầu sám hối.

Thích Trung Hữu

 Bài đọc thêm:
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (Thích Phước Sơn & Lý Việt Dũng dịch)
Bách Trượng Tòng Lâm Thanh Quy (Thích Bảo Lạc)
Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng (Thích Bảo Lạc)

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: