Vô Niệm English-Vietnamese

12/08/20194:00 CH(Xem: 9792)
Vô Niệm English-Vietnamese

The doctrine of 
NO-MIND
The Significance of the Sutra of 
Hui-neng (Wei-lang)
by D. T. SUZUKI
Edited by Christmas Humphreys
Samuel Weiser, Inc. York Beach, Maine

 

VÔ  NIỆM
D.T.  Suzuki
(Pháp Bảo Đàn Kinh)
Thuần Bạch  biên dịch
Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Vô Niệm - bìa sáchTHERE are two significant names in the early history of Zen Buddhism in China. One of them is naturally Bodhi-Dharma1 as the founder of Zen, and the other is Hui-neng (Wei-lang in the Southern dialect, Yeno in Japanese, 638-713), who determined the course of Zen thought as originated by BodhiDharma. Without Hui-neng and his immediate disciples, Zen might never have developed as it did in the early T'ang period of Chinese history. In the eighth century A.D. Hui-neng's work, known as the Platform Sermons of the Sixth Patriarch (Lu-tso T’an-ching, or Rokuso Dangyo in Japanese), thus occupied a very important position in Zen, and the vicissitudes of fate which it has suffered are remarkable. It was through this work that Bodhi-Dharma's office as the first proclaimer of Zen thought in China came to be properly defined. It was also through this work that the outline of Zen thought was delineated for his followers as the pattern for their spiritual discipline. By Hui-neng modern Zen Yogins are linked to Bodhi-Dharma, and from him we may date the birth of Chinese Zen as distinct from its Indian form.  
                                                          
 1 Various authorities give different dates for his coming to China from Southern India, ranging from A.D. 486 to 527. But following Kaisu (Ch'i-sung) of the Sung dynasty, author of An Essay on the Orthodox Transmission of the Dharma, I regard his coming as taking place in 520 and his death in 528.  
  
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Sơ Tổ Bồ đề Đạt-ma2, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Đạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năngmôn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Đường Trung Hoa. Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệpbộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú. Chính qua bộ kinh này mà trọng trách khởi xướng Thiền tông của Tổ Đạt-ma được xác định rõ rệt. Cũng qua bộ kinh này mà tổng quan về Thiền được phác họa cho học nhân như là khuôn mẫu tu tập. Qua Lục Tổ mà thiền giả đời nay gần gũi Tổ Đạt-ma, và từ Lục Tổ ta đánh dấu được ngày Thiền tông Trung Hoa ra đời khác với mô hình Thiền Ấn Độ.  
                                                          
 2 Những thẩm quyền khác nhau cho ngày Tổ Đạt-ma từ Nam Ấn đến Trung Quốc khác nhau, từ 486 đến 527. Nhưng sau thời Kaisu (Ch'i-sung) của triều Tống, tác giả Tiểu luận về Truyền Pháp Chính Thống, xem như Tổ đến năm 520 và qua đời vào năm 528. 

pdf_download_2
Vô Niệm


Xem thêm:
Thiền Vô Niệm (Đỗ Đình Đồng dịch)
Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm - Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh  (Thích Nhuận Châu)
Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng (Nguyễn Thế Đăng)
Vô Niệm (Cao Huy Hóa dịch)
Thiền Và Vô Niệm (Cư Sĩ Nguyên Giác)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2011(Xem: 15597)
14/05/2011(Xem: 104875)
14/05/2011(Xem: 25874)
10/04/2011(Xem: 80262)
25/11/2010(Xem: 74806)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.