Lời Người Dịch

09/02/20213:10 CH(Xem: 2103)
Lời Người Dịch
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020

 

Lời Người Dịch

Tăng Triệu

Tăng Triệu, thiên tài yểu mệnh của Phật giáo Trung Hoa, ngôi sao rực sáng trong khung trời học thuật Trung Hoa bấy giờ, một phương đang ngự trị bởi những tư tưởng Huyền học, và một phương ở núi rừng Lô sơn, với giai thoại văn học Hổ khê tam tiếu, đầy tiếng cười hào sảng của Huệ Viễn và những người bạn đầy dũng khí, từ bỏ phồn hoa danh lợi cùng nhau hướng nguyện Tây phương.

 

 Đến bây giờ, giới nghiên cứu vẫn còn chưa trả lời dứt khoát được, Tăng TriệuĐạo sĩ thuộc hệ tư tưởng Lão Trang hay là một Tăng sĩ Phật giáo, nhưng qua tác phẩm nầy, có thể trả lời được rằng, Tăng Triệu đã mở ra một chân trời mới trong tư tưởng Phật giáo Trung Hoa, người đã đặt những viên đá đầu tiên cho tư tưởng Trung quán, và gợi ý cho nguồn cảm hứng sáng tạo bắt nguồn từ cảnh giới chứng ngộ của Thiền tông sau nầy.

 

Sự chuyển hướng mạnh mẽ trong tâm thức Tăng Triệu bắt đầu khi đọc được bản dịch Kinh Duy-ma-cật (Vimalakīrtinirdeśa- Śūtra) của Chi Khiêm, với lời cảm thán ‘Nay đã thấy được lối về’ Tâm trạng của Tăng Triệu bấy giờ cũng như của giới trí thức trong mọi thời đại, trước những trào lưu tư tưởng triết học, những kiến thức học thuật bao la, nhưng Tăng Triệu thấy rằng ‘Hay thì hay thật, nhưng chưa rốt ráo’ và kể từ đây, Tăng Triệu đã gặp được ngọn đèn sáng giữa đêm dài, lặn lội về Cô Tàng để đến với ngài Cưu-ma-la-thập. Rồi thầy trò về lại Tràng An, cùng với những bậc kiệt xuất khác, gọi là Tràng An tứ triết,[1] trợ thủ cho ngài Cưu-ma-la-thập bắt đầu công trình phiên dịch hoằng vĩ, để lại cho hậu thế những hạt minh châu toả sáng từ tinh tuý Phật học.

          Lúc nầy, Phật giáo Trung Hoa chỉ vừa mới tượng hình thành hai khuynh hướng; một ở Lô sơn với nhóm của Huệ Viễn, một ở Tràng An với Cưu-ma-la-thập, gọi là chúng Nghĩa học. Sinh hoạt tu tập, cũng như nền tảng Phật pháp của hai nhóm được phản ánh rõ qua Thư từ giữa Huệ Viễn và Cưu-ma-la-thập, qua đó, phản ánh phần nào tình trạng Phật pháp lưu hành ở Trung Hoa đương thời. Chúng Lô sơn, với sự dẫn dắt của Huệ Viễn, tu pháp niệm Phật, phát nguyện vãng sinh Tây phương, dù trước đó Đạo An, thầy của Huệ Viễn đã khai mở tư tưởng Bát-nhã, nhưng chúng Lô sơn vẫn thực hành trên nền tảng thiền định Nguyên thuỷ. Còn chúng Nghĩa học ở Tràng An, dưới sự dẫn đạo của Cưu-ma-la-thập, tư tưởng chủ đạo là Bát-nhã và Trung quán. Tăng Triệu là người nhiệt thành với tư tưởng mới mẻ nầy. Bên cạnh Thầy là Cưu-ma-la-thập, vừa học bằng cách lắng nghe, vừa trợ giúp Thầy phiên dịch, Tăng Triệu trở thành người trẻ tuổi tiên phong trong tư tưởng Trung quán, để sau nầy, Cát Tạng hình thành Tam luận tông, đại biểu cho Trung quán tại bản địa, hoàn toàn mang sắc thái Trung Hoa.

 

Đối với Thiền tông, Tăng Triệu là nguồn cảm hứng để văn học, ngữ lục Thiền tông Trung Hoa sau đời Đường thuyên giải về cảnh giới chứng ngộ. Tiêu biểuHám Sơn Đức Thanh, tác giả Mộng du tập, đã dùng bốn câu trong Vật bất thiên luận để nói về cảnh giới nội chứng của mình. [2] Đó là nguồn tư liệu văn học quý báu để người tu thiền tự nhận ra cảnh giới mình đang nếm trải. Từ đó, văn học, ngữ lục Thiền tông trích dẫn Triệu luận, nhắc đến Tăng Triệu khá nhiều, mặc dù trong phả hệ truyền thừa Thiền tông, không có tên Tăng Triệu.  

Về cái chết quá trẻ của Tăng Triệu, vẫn khiến cho hàng hậu học nhiều tiếc nuối, ngỡ ngàng. Trong Truyền đăng lục, ghi lại: ‘Diêu Hưng nộ dục sát Tăng Triệu, Triệu khất thất nhật giả, tác Bảo tàng luận, luận thành nãi thọ hình. [3] Năm đó Tăng Triệu 31 tuổi. Để đời sau còn tán thán:

Đầu rơi dưới dao bạc.
Nhẹ như luồng gió xuân.[4]

 

Đến đời Minh, ngài Trí Húc dẫn Thập lục quốc xuân thu, cho rằng Bảo tàng luận là nguỵ tác. Do khi sắp hành hình, Diêu Hưng thấy tiếc tài năng trẻ, Tăng Triệu mới 31 tuổi, nên lệnh bỏ hình phạt.[5] Sau nầy có thuyết cho rằng Tăng Triệu viên tịch năm 41 tuổi.

Thế hệ Tăng Triệu đã thổi luồng gió mới cho Phật giáo Trung Hoa. Tư tưởng cải cách chắc hẳn phải làm phật ý giới cầm quyền (và nội bộ Tăng đoàn) đương thời. Câu chuyện Trúc Đạo Sinh chẳng hạn, cho rằng nhất-xiển-đề (icchantika)  có Phật tánh mà phải chịu lưu đày vào Hổ Khâu, thuyết pháp cho đá núi nghe:

 

Sinh công thuyết pháp
Ngoan thạch điểm đầu.

 

Thời đại nào cũng vậy, những người nhạy bén với cái mới, muốn đem tinh tuý hoàn mỹ đến cho mọi người, thường gặp những hàm oan nghiệt ngã. Nếu không có những tâm hồn với ý chí bất khuất, tinh thần quật cường, thì làm sao thế hệ sau đón nhận được những tinh anh vi diệu từ Phật pháp.

Với tinh thần đó, chúng tôi dịch tác phẩm nầy với lòng tràn đầy sự ngưỡng mộ tri ân.

 

Về W.Liebenthal, chúng tôi rất trân trọng phương pháp nghiên cứu công phu của tác giả, cũng như sự nghiệp giáo dục, cống hiến trọn đời cho Phật pháp của ông. Tác phẩm nầy đã được xuất bản hai lần ở phương Tây, lại là đề tài nghiên cứu nghiêm túc về đạo Phật, chắc hẳn đã được giới học thuật đánh giá cao. Trong phần giới thiệu, tác giả đã trình bày phương pháp nhận thức của người phương Tây, khiến cho chúng ta ngày nay hiểu sâu thêm về cách tiếp cận của Thiền tông Trung Hoa đối với Triệu luận. Liebenthal đã trích dẫn khá nhiều tư liệu, giúp cách nhìn chúng ta được mở rộng hơn.

 

Về phần phiên dịch luận văn, tác giả đã nỗ lực vận dụng nguyên bản tiếng Hán để chuyển sang Anh ngữ, chắc chắn với văn phong cổ điển của Hán ngữ vốn trang trọng của thể văn biền ngẫu, với nhiều điển cố, ý tưởng rút ra từ cổ thư Trung Hoa như Kinh Dịch, Đạo đức kinh, Nam hoa kinh, v.v… thì Anh ngữ không thể nào diễn tả trọn vẹn được. Nên chúng tôi đã đối chiếu bản tiếng Hán, chỉ sử dụng tiếng Anh để tham khảo. Phần chú thích của tác giả hoàn toàn giữ nguyên. Chú thích của người dịch được đánh dấu (*).

 

Tư tưởng Tăng Triệu quá sâu xa. Công trìnhphương pháp người viết quá kỹ lưỡng. Chắc hẳn việc chuyển ngữ của chúng tôi không sao trọn vẹn được. Những gì còn thiếu sót, kinh mong quý Thiện tri thức lượng thứ, chỉ giáo, bổ sung. Ngõ hầu góp chút phần nhỏ sắc màu cho vườn hoa Phật pháp.

 

Trân trọng,

Thích Nhuận Châu
Suối Từ, Thác Giang Điền, Đồng Nai.
Cuối năm Canh Tý, 2020



[1] Trúc Đạo Sinh, Tăng Duệ, Huệ Quán, Tăng Triệu

[2] Gió bão bay núi mà thường tịnh. Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi. Bụi trần lăng xăng mà chẳng động, Trăng qua bầu trời mà chẳng đi. (Triệu luận lược chú).

[3] 華雨香雲》卷3:「十六 僧肇與寶藏論《傳燈錄》載:姚興怒欲殺僧肇,肇乞七日假,作《寶藏論,論成乃受刑.

[4] 將頭臨白刃,猶如斬春風.

[5] 然《十六國春秋》,傳肇公年三十一卒,姚興惜之,無被刑之事。明智旭亦疑其被殺說之無稽,而未知《寶藏論》之為偽作也。《寶藏論》模擬老子,全不似肇公手筆。舊來目錄,亦無《寶藏論》之名。

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 74767)
25/11/2010(Xem: 86037)
30/10/2010(Xem: 24177)
08/10/2010(Xem: 27965)
04/08/2010(Xem: 71003)
27/06/2010(Xem: 40081)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.